Hoàn thành Bản sắc anh hùng - Hoàn thành - Kim Lưu

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản Sắc Anh Hùng
Tác giả: Kim Lưu
Thể loại: Phiêu lưu - Võ thuật
Giới hạn độ tuổi: không giới hạn

bs.jpg


Giới thiệu truyện
Huỳnh Gia Võ Quán tại Long An kể từ lúc khai môn dưới thời Huỳnh Tưởng Đức, triều nhà Nguyễn, trải qua hơn 200 năm, luôn là thái sơn bắc đẩu trong giới võ thuật Miền Nam và cả nước, cùng với Liên Hoa Bang và Thanh Long Bang tạo thành thế chân vạc trấn giữ giang hồ.

Sóng gió xảy ra khi một bí mật về một huyệt mộ có chôn giấu bảo vật của phủ họ Huỳnh, vốn được giữ kín tới tận ngày nay, bị lọt ra bên ngoài, bay đến tai của các thế lực hùng mạnh nhất do những kẻ nham hiểm nhất cầm đầu, đánh dấu một trường tranh đoạt liên miên bất tận.

Giữa cơn phong ba bão táp đó, bản chất thiện ác, vốn là thứ rất khó định đoạt, dần bộc lộ rõ nơi những con người tham gia vào cuộc tranh đấu. Liệu trong hoàn cảnh đó, người nắm giữ vận mệnh của Huỳnh phủ có giữ được vững được danh tiếng của môn phái. Liệu khi bị cuốn vào cơn sóng của những âm mưu, những thủ đoạn, những cám dỗ bủa vây trùng trùng, người đó có giữ được bản sắc của dòng tộc. Mời các bạn theo dõi cuốn tiểu thuyết để tìm câu trả lời, cũng là tìm cho mình một cái nhìn về cuộc đời đầy ngang trái. Để chúng ta, đứng trước những trái ngang của cuộc đời, biết giữ lấy bản sắc con người mình.
Mục lục
Chương 1 *** Chương 11 *** Chương 21 *** Chương 30 *** Chương 39 ***
Chương 2 *** Chương 12 *** Chương 22 *** Chương 31 *** Chương 40 ***
Chương 3 *** Chương 13 *** Chương 23 *** Chương 32 *** Chương 41 ***
Chương 4 *** Chương 14 *** Chương 24 *** Chương 33 *** Chương 42 ***
Chương 5 *** Chương 15 *** Chương 25 *** Chương 34 *** Chương 43 ***
Chương 6 *** Chương 16 *** Chương 26 *** Chương 35 *** Chương 44 ***
Chương 7 *** Chương 17 *** Chương 27 *** Chương 36 *** Chương 45 ***
Chương 8 *** Chương 18 *** Chương 28 *** Chương 37 *** Chương 46 ***
Chương 9 *** Chương 19 *** Chương 29 *** Chương 38 *** Chương 47 ***
Chương 10 *** Chương 20 ***
...
Chương 48 *** Chương 52 *** Chương 56 *** Chương 60 *** Chương 64 (Hết)
Chương 49 *** Chương 53 *** Chương 57 *** Chương 61 ***
Chương 50 *** Chương 54 *** Chương 58 *** Chương 62 ***
Chương 51 *** Chương 55 *** Chương 59 *** Chương 63 ***
 
Chỉnh sửa lần cuối:

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản sắc anh hùng

Chương 1: Bức chiến thư

Đức là người - sống sao đừng thẹn
Đạo là đường - chớ lạc bến mê
Thiền là tâm - chớ sinh ma chướng
Y giúp đời - võ tráng kiện nhân thân.​

Đức - Đạo - Thiền - Y - Võ, bài thơ bốn câu đó được khắc lên một tấm bia đá lớn dựng sừng sững trước cổng Võ Quán Huỳnh Gia tại tỉnh Long An, miền Tây Việt Nam. Phủ Huỳnh Gia, truyền từ bao đời nay, là một tòa phủ đệ rộng lớn có kiểu kiến trúc cung đình cổ xưa, chính xác là từ thời nhà Nguyễn, nằm trên một con đường đất nhỏ tại một làng quê đậm chất miền Tây Nam Bộ. Nổi lên sừng sững giữa một cánh đồng lúa bạt ngàn của một làng quê thanh bình, sau có núi, trước có sông, tòa phủ thoạt trông tựa một hòn đảo giữa biển lúa xanh trập trùng, dáng dấp vừa thâm trầm mà cũng vừa cổ kính. Bài thơ do chính tay Vua Gia Long Nguyễn Ánh đề tặng cho tổ sư khai môn là Huỳnh Tường Đức.


Huỳnh Tường Đức nguyên là mãnh tướng dưới trướng vua Nguyễn Ánh. Nhớ năm xưa khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ đích thân dẫn quân vào nam tiêu diệt vua quan nhà Nguyễn. Nguyễn Phúc Ánh là hoàng thân duy nhất giữ được mạng sống mà trốn thoát. Kể từ đó ông bắt đầu một cuộc sống lang bạt, trốn chạy khắp nơi để tránh sự lùng bắt của nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lòng mang hùng tâm, tuy sống cuộc đời lưu vong, phải cậy dựa vào đủ các thế lực ngoại bang, nhưng không ngừng mưu đồ dựng lại cơ nghiệp, chiếm lại giang sơn, rửa mối nhục mất nước. Huỳnh Tường Đức là chiến tướng theo vua Nguyễn Ánh, không ít lần cùng vua vào sinh ra tử, thân với vua như ruột thịt. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực lẫn gian truân, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì cảm cái sự trung thành của tướng quân Huỳnh Tường Đức nên vua đã ban cho ông quốc tính, gọi là Nguyễn Huỳnh Đức, lại phong cho ông làm quan trấn thủ Bắc Thành và sau là cả thành Gia Định phồn hoa. Người đời gọi là Hổ Tướng Thành Gia Định.


Nguyễn Huỳnh Đức trong giới võ thuật ngày đó danh chấn bốn phương, người trong giang hồ nghe qua danh ông chẳng khác gì sấm động bên tai. Được như vậy là do dòng họ Huỳnh Gia có truyền thống võ học lâu đời, tinh hoa tích tụ nhiều không sao kể xiết. Luận về võ công không ai là không công nhận rằng võ Huỳnh Gia cao thâm khôn lường, ảo diệu khôn tả, gia số trùng trùng. Người học võ ai cũng phải ngả mũ kính phục, xem Huỳnh gia là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ học Việt Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huỳnh Đức lại là nhân tài trăm năm khó gặp, văn võ toàn tài khó ai sánh kịp, không những kế thừa triệt để tinh hoa võ học của dòng họ mà còn không ngừng nghiền ngẫm, cải biên để đưa nó phát triển lên một tầm cao mới.


Ông thân là thượng quan của triều đình, vinh hoa phú quý tột đỉnh, nhưng lại mang tấm lòng vô cùng quảng đại và gần gũi với quần chúng nhân dân. Lòng ông ngày đêm mang nỗi trăn trở phải làm được gì đó để giúp đỡ cho bá tánh, vốn còn đang sống trong cảnh nghèo nàn và mê muội. Nghĩ rằng những tinh hoa võ công mà dòng họ gầy dựng được không phải chỉ là tài sản riêng của dòng tộc, mà còn là tài sản chung của văn hóa đất nước, là kết tinh của tinh thần dân tộc, cần phải truyền bá rộng rãi cho quần chúng nhân dân. Cuối cùng ông bèn đăng đàn khai môn, mở ra Huỳnh Gia Võ Quán làm nơi dạy dỗ võ công cho tất cả mọi người, ai muốn học thì vào học. Mục đích cũng không ngoài việc cường thân kiện thể, nâng cao tố chất của người Việt Nam.


Tôn chỉ lớn trong việc tập luyện võ công Huỳnh Gia, là yếu chỉ tập luyện mà mọi môn sinh đều phải thấm nhuần, đó là: “Đức - Đạo - Thiền - Y - Võ”. Đây chính là đường hướng luyện tập mà tổ tiên các đời Huỳnh gia đã di truyền lại cho con cháu. Chữ Đức ý bảo người học võ trước hết phải rèn luyện nhân đức, cốt cách cho xứng đáng. Sau đến là chữa Đạo, tức phải sống có lý tưởng, hướng đến chân lý ngay thẳng. Tiếp theo là chữ Thiền, là rèn luyện tinh thần cho vững, tấm lòng cho sạch. Sau cùng mới là chữ Võ và chữ Y, tập võ là để cường thân, đẩy lui bệnh tật. Các đời trưởng môn Huỳnh Gia luôn dùng tôn chỉ đó để răn học trò rằng: võ công nhất thiết phải đi kèm với một tấm lòng quân tử, nếu không thì tất gây họa. Võ càng cao thì họa gây ra càng lớn.


Ngày lễ khai môn tưng bừng cờ hoa, đích thân vua Gia Long đại giá quang lâm, ngựa xe rầm rập tới tận cửa chúc mừng, trong lúc cao hứng đã ban một bài thơ làm quà, chính là bài thơ trên.
Bài thơ nêu bật con đường tu tập của người học võ, được Huỳnh Gia lưu giữ như một ân điển quý báu. Đến đời chưởng môn thứ tư là Huỳnh Thái, ông cho khắc bài thơ lên một phiến đá lớn lấy từ Đông Hải rồi cho dựng lên trước cổng môn phái, lưu truyền tới tận ngày nay.
Các đời chưởng môn của Huỳnh Gia nhìn chung ai nấy đều văn võ song toàn, danh vang thiên hạ, rất được nể phục không chỉ trong giới võ thuật mà còn cả ở những người dân bình thường. Phủ Huỳnh gia vì thế từ lâu đã trở thành một biểu tượng sừng sững cho nền võ đạo cả nước.
Truyền đến nay thì đã là đời chưởng môn thứ bảy, Huỳnh Tiết. Huỳnh chưởng môn kế thừa tinh hoa võ học, y học, nho học của dòng tộc nên trên thì thông hiểu sâu sắc Văn - Nho - Lý - Triết -Số, dưới thì lại đạt tới cảnh giới tối cao của võ học, trở thành một vị chưởng môn hết sức lỗi lạc đương thời. Thông qua võ thuật giao lưu với khắp các môn phái trên thế giới danh tiếng ông lại càng lẫy lừng.


Lúc đó là vào trung tuần tháng chín, lão bộc trong phủ Huỳnh gia theo thông lệ sáng sớm ra mở hòm thư thì thấy ở bên trong có hơn chục cái phong bì. Nhìn sơ qua thì lão thấy ngoài những phong bì của các đệ tử cũ phương xa gửi đến thì có hai cái hơi lạ, liền đem cả vào đặt trên bàn của chưởng môn, để sau khi ông luyện công buổi sáng xong sẽ đọc. Buổi sáng sớm ở võ đường hết sức nhộn nhịp, có đến hơn trăm môn sinh chia thành nhiều tốp đứng chật một bãi sân rộng tập luyện. Việc tập luyện buổi sáng bắt đầu từ lúc tinh mơ, đến khi trẻ con cắp sách đi học mới xong. Lúc đó thì tất cả ra về, trong võ quán chỉ còn lại Tứ Đại Quản Gia, những người hầu và gia đình Huỳnh chưởng môn. Lại nói thêm Tứ Đại Quản Gia là bốn đại đệ tử của môn phái, theo học với chưởng môn từ bé, đương nhiên võ công cũng xếp vào hàng cao nhất. Trong số bốn quản gia thì có hai người là con trai của Huỳnh chưởng môn, người anh tên là Huỳnh Võ Đức, là đại đệ tử, xếp hàng thứ nhất, người em tên là Huỳnh Võ Tài, là tứ đệ tử, xếp hàng thứ tư.


Cơm sáng xong chưởng môn cùng các quản gia, tức là hai người con cùng hai đại đệ tử uống trà đàm đạo trong sảnh lớn, chính là lúc ông sẽ chỉ điểm về những tinh yếu võ công cho họ. Chuyện vãn ông xem qua các bức thư trên bàn. Thư của các đệ tử ông đều tạm bỏ qua một bên mà chú ý đến một phong thư màu vàng rất sang trọng. Xem qua tên người gửi mắt ông hơi nheo lại, điều ít thấy ở ông. Các đệ tự đều lập tức chú ý. Ông liền xé phong bì ra coi, thấy bên trong là một tờ giấy màu đỏ như máu. Cả bốn đệ tử đều giật mình ngạc nhiên, vì theo quy củ lâu đời trong giới võ thuật thì phong bì màu vàng, viết trên giấy màu đỏ chính là chiến thư. Chiến thư hoàn toàn khác với các thư giao hữu võ thuật thông thường, nó hàm ý muốn tranh hùng, quyết đấu, thậm chí là tử đấu. Nếu có xảy ra án mạng cũng quyết phải chấp nhận, không được dính líu đến chính quyền và người nhận thư cũng không được phép từ chối. Ngày xưa những hình thức thách đấu như thế này rất thường xảy ra, nhưng từ khi giải phóng tới giờ, giới võ dần đi vào cộng đồng, không còn hùng bá như xưa nữa thì ít thấy. Từ trước đến giờ, đây là lần thứ hai chưởng môn nhận được một bức thư như thế, lần đầu cách đây đã rất lâu chỉ có hai đại đệ tử lâu năm mới biết. Ông xem xong bức thư thì gấp lại cho vào trong phong bì, nét mặt hơi đăm chiêu. Các đệ tử đều tò mò lắm nhưng chưa ai dám mở miệng hỏi. Một lúc sau ông mới nói:
“Đây là chiến thư, chắc các ngươi cũng đã nhận ra cả?”
Con chưởng của ông, Huỳnh Võ Đức, cũng là đại sư huynh liền nói:
“Có người thách đấu với cha sao? Họ có thù oán thì với chúng ta không mà lại gửi chiến thư?”
Chưởng môn đứng lên rảo bước quanh phòng chậm rãi nói:


“Chuyện này dài dòng, liên hệ tới cả đời cha ta là Huỳnh Nhậm. Khi ông mới lên nhậm chức chưởng môn thì vào hồi mới giải phóng, việc trùng chấn bổn phái gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cha ta tài giỏi hơn ta gấp mười lần nên sự vụ của bổn môn cũng nhanh chóng được sắp đặt đâu ra đấy. Hồi đó vùng Cửu Long phía nam có một thứ tà phái gọi là Phục Long Phái. Phái này bất đồng chính kiến, hành tung lại cực kì thần bí, chuyên nghề đi sách nhiễu quần chúng kêu gọi đứng lên chống chính quyền. Các nhà chức trách cũng nhiều lần định đánh dẹp nhưng thủy chung vẫn không biết nắm đầu chúng ở đâu nên mãi mà vẫn chẳng làm gì được. Đứng đầu giáo phái này lúc bấy giờ là tên Thiết Thủ Lưu Quang Hổ, nghe nói là một tay võ nghệ cực cao, luyện được môn công phu Thiết Thủ, tay cứng như thép, thậm chí có thể dùng tay không mà giao đấu với binh khí như thường.
Ngoài ra nội công của y có thể nói xếp vào hàng đệ nhất. Lúc bấy giờ ngoài cha ta, thì chỉ có rất ít người mới có thể sánh được với y. Nhà võ có cách giải quyết của nhà võ, cha ta thấy kẻ đó làm nhiều điều xằng bậy thì quyết ý dạy cho hắn một bài học, liền hạ chiến thư gửi cho hắn. Tên Thiết Thủ này tuy là phường phản loạn, nhưng xét ra cũng là người rất khẳng khái, có thể gọi là một bậc hào kiệt thật sự. Hắn chấp nhận chiến thư của cha ta và hứa sẽ đích thân đến võ quán của chúng ta tỉ thí.”
“Hắn mạo hiểm quá!” Huỳnh Võ Tài, là con thứ hai của chưởng môn và là tứ đệ tử, thốt lên. “Nếu chẳng may chúng ta có mai phục, hoặc báo cho chính quyền biết thì chẳng phải hắn bị bắt sống sao.”
“Sao có thể nói thế được!” Chưởng môn đáp. “Võ lâm có quy củ của võ lâm, chẳng lẽ chúng ta lại là hạng người đó sao. Điều đó đến hắn cũng hiểu được mà lẽ nào ngươi không hiểu.”
Võ Tài bị cha quở trách, liền im bặt, thầm thấy hối hận vì phát ngôn bừa bãi.
Huỳnh chưởng môn ngồi lại vào ghế, nhắp một ngụm trà, ánh mắt nhìn về xa xăm rồi bắt đầu thuật chuyện xưa.


Một tháng sau ngày nhận được chiến thư, Lưu Quang Hổ dẫn theo bốn tên đệ tử đến võ quán Huỳnh Gia. Chưởng môn đương nhiệm lúc đó là Huỳnh Nhậm dùng lễ tiếp đãi rất ân cần, chẳng khác gì một vị thượng khách. Lưu Quang Hổ cũng là kẻ rất biết lễ độ, trong lúc đàm đạo với gia chủ hắn thể hiện rất rõ lý tưởng là phải làm lên một sự nghiệp thật hiển hách không uổng sống một đời. Hắn cũng là kẻ rất tự phụ, tự cho rằng mình tài trí không thua kém ai nên tuy có nghe danh Huỳnh Gia từ lâu mà cũng chẳng hề e ngại. Huỳnh chưởng môn hết lòng khuyên bảo hắn rằng đất nước phải trải qua bao đau thương mới giành lại được hòa bình độc lập, sao còn muốn gây thêm phiền phức. Người có tài sao không ra giúp nước mà lại dùng tài đấy đi gây họa.

Hắn chỉ mỉm cười đáp:
“Thật có thể ra giúp nước sao, việc ta làm chính là đang giúp trăm họ tìm thấy được đường sáng mà đi cho đúng hướng, sao có thể bảo là gây hại cho đời. Ta tuy bây giờ bị coi là phản loạn, nhưng sau này người đời nhìn lại khắc sẽ thấy việc ta làm rất chính đáng. Chúng ta hôm nay tỉ thí võ công, xin chưởng môn đừng nghĩ tới chuyện khuyên giải ta nữa, ý tốt của ông ta xin nhận.”

“Được lắm!” Huỳnh chưởng môn nói. “Vậy không cần nhiều lời nữa. Nhưng trước khi tỉ thí chúng ta phải ra hẹn một điều kiện, không thể đánh nhau như bọn du côn ngoài đường được.”

“Điều kiện thế nào?” Quang Hổ hỏi.

Huỳnh chưởng môn đáp: “Kẻ thua nếu chết thì thôi không nói làm gì, nếu sống thì phải lập tức tháo biển giải tán môn phái, vĩnh viễn không được xuất hiện trong giới võ thuật nữa.”

Lưu Quang Hổ nghe thế thì giật mình, không ngờ Huỳnh Nhậm dám đem sự nghiệp mấy đời nhà họ Huỳnh ra để đánh cuộc. Hắn tuy biết võ công Huỳnh Gia trước giờ rất nổi tiếng, nhưng cũng tự biết mình đã là cao thủ khó ai địch nổi, giao đấu thắng thua thật khó mà biết trước. Mà việc này cũng có nghĩa là hắn cũng phải mang cả lý tưởng với sự nghiệp ấp ủ ra để đánh cuộc, hoàn toàn công bằng.


Lưu Quang Hổ lưỡng lự hồi lâu, Huỳnh chưởng môn lại giục:
“Nếu ông không dám, thì có thể ra về ngay lập tức, Huỳnh mỗ quyết không làm khó.”

Lưu Quang Hổ ngần ngừ thêm một lúc nữa rồi đập bàn quát lớn:
“Hay lắm! Cứ quyết định vậy đi. Lưu mỗ đã không đến thì thôi, đã đến thì không sợ gì. Chúng ta dùng chân công phu tỉ thí với nhau, kết quả thế nào sẽ phải tự chịu lấy.”

“Tốt lắm! Quả không hổ là chưởng môn một phái.” Huỳnh chưởng môn gằn giọng nói. “Riêng chuyện đó ta đây thật khâm phục ông.”

“Quá khen rồi, vậy ông muốn tỉ thí thế nào đây?”

Huỳnh chưởng môn trầm ngâm nói: “Chúng ta là con nhà võ, chuyện tỉ thí võ công là điều đương nhiên. Nhưng ông mang hùng tâm lớn như thế ắt không phải chỉ là kẻ chỉ hữu dũng. Vậy ngoài việc tỉ võ chúng ta sẽ văn đấu. Ông thấy thế nào?”

Lưu Quang hổ đáp luôn:
“Được, vậy văn đấu ra sao?”

“Ta nghe nói ông kỳ nghệ cực cao, từng theo danh sư mười mấy năm ròng. Lại nói người ôm chí lớn mưu đồ đại sự thì thuật dùng binh và dùng người phải tinh thuần. Nói đến những điều đó thì chỉ có cờ mới chứng minh được khả năng thực sự. Vậy chúng ta kỳ đấu. Được hay không?”


Lưu Quang Hổ vốn xuất thân trong một gia đình nho gia, lấy sự học làm gốc. Ông nội và cha của y đều là những học giả uyên bác về Nho, Y, Số, Lý, Binh Pháp, Võ Thuật, là một dòng tộc danh giá bậc nhất ở vùng Cửu Long. Tất cả những tinh hoa trong gia đình đều được gom lại truyền cả cho y. Y lại vốn thông minh, hiếu học từ nhỏ nên mới tuổi thiếu thời kiến thức đã vô cùng uyên thâm. Năm y hai mươi tuổi cha y cho mời hai danh sư, một võ, một cờ về ở hẳn lại nhà để truyền thụ cho y. Quang Hổ thật có thể nói là một kỳ tài, học một biết mười, chỉ mấy năm sau kỳ nghệ của y đã vào hàng bậc nhất, thêm mấy năm nữa thì đã đánh bại cả thầy, người mê cờ khắp miền nam không ai là không biết tiếng y.


Võ công y tu luyện đến năm bốn mươi tuổi thì đã đạt đến cảnh giới, xếp vào hàng ngũ đệ nhất cao thủ thời bấy giờ, hùng bá khắp miền Cửu Long, cùng với Huỳnh Nhậm Huỳnh Đại Chưởng Môn ở Long An, và võ sư Năm Đồng Tử ở Sài Gòn thống lĩnh giới võ thuật khắp miền nam. Nhưng Lưu Quang Hổ lòng ôm chí lớn, bất bình thời thế, hồi xảy ra chiến sự giữa hai miền Bắc Nam, hắn không theo bên nào cả. Hắn tự nghĩ với tài sức của mình có thể dấy lên được đại nghiệp. Nên hắn mở môn phái, quy tập lực lượng dưới trướng mình để mưu đồ đại sự.



Nói đến cờ Lưu Quang Hổ rất tự tin vào bản lãnh của mình. Hắn tuy không biết kỳ nghệ của chưởng môn Huỳnh gia thế nào, nhưng thiết nghĩ mình đã đạt tới cảnh giới tối cao của cờ thì cùng lắm là hòa chứ chẳng thể thua. Hòa là hắn đã đánh giá rất cao Huỳnh Nhậm rồi, chứ tuyệt không có ý xem thường.


Nghĩ tới đó hắn liền nói:
“Được, chưởng môn đã có nhã hứng như thế thì chúng ta tỉ cờ một phen. Vậy võ trước hay cờ trước đây?”

Huỳnh chưởng môn nói: “Võ và cờ toàn thắng thì là kẻ thắng cuộc. Hòa một thắng một cũng là thắng. Mỗi người thắng một thì là hòa. Nếu hòa sẽ đấu tiếp. Vậy tôi đây xin ra ý kiến tỉ cờ trước, tỉ võ sau.”

“Được, mang cờ ra đây.”Quang Hổ khẳng khái nói.

“Nhưng tôi lại có ý thế này.” Huỳnh chưởng môn nói. “Chúng ta sẽ đấu với nhau bằng cách phá kỳ trận. Chúng ta mỗi người ra cho nhau một thế cờ, ai phá được trước là thắng. Như thế sẽ không có chuyện đấu hòa được.”

Lưu Quang Hổ nghe thế thì cũng chẳng sợ, kỳ trận là thứ hắn tinh thông hơn cả. Hắn bèn nói:
“Huỳnh chưởng môn quả là người tài trí, chuyện như thế cũng nghĩ ra được. Ta đồng ý.”

Lúc đó thì trong ngoài sảnh đệ tử đã vây kín theo dõi cuộc tỉ đấu. Hai người hầu bưng ra hai bàn cờ lớn đặt lên hai cái bàn kê giữa sảnh. Huỳnh Nhậm chưởng môn và Lưu Quang Hổ mỗi người một bàn bắt đầu xếp kỳ trận. Vì cuộc đấu có can hệ cực lớn nên không cần nói cũng biết hai người tính toán tỉ mỉ đến mức nào, bản lĩnh cả đời đều dốc cạn, mồ hôi trên trán nhanh chóng chảy ròng, chứng tỏ họ đang phải hao tổn tâm lực như thế nào, nửa giờ trôi qua mà thế trận vẫn chưa giàn xong.



Hai đại cao thủ tuy chưa trực tiếp đấu với nhau, nhưng phải tính toán đến từng nước phá giải của đối phương thật còn căng thẳng hơn cả giao đấu. Trong sảnh chật người nhưng không một tiếng động, ai cũng chăm chú theo dõi cách bày trận của hai tôn sư, tuy phần đông là không hiểu gì. Hai người lúc thì lắc đầu nhăn mặt, lúc thì gật đầu mỉm cười đắc ý, cứ như thế thêm nửa tiếng nửa thì thế cờ mới xếp xong. Người hầu liền đem hai tấm khăn lụa màu đỏ phủ lên hai bàn cờ. Huỳnh chưởng môn và Lưu Quang Hổ cùng quay về ghế uống một tách trà để lấy lại tinh thần. Trong lòng họ lúc này đã thầm cảm phục tài nghệ lẫn nhau, tuy chưa bước vào phá kỳ trận nhưng chắc chắn sẽ còn phải hao tổn tâm lực hơn cả lúc vừa rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản sắc anh hùng
Chương 2: Kỳ phùng địch thủ
Sau một tuần trà thì cả hai cùng tiến lại bàn cờ đối phương tự tay lật tấm vải đỏ che kỳ trận lên. Cả hai đều thoáng nhăn mặt.

Huỳnh trưởng môn cung tay nói: “Người nào giải ra được trước thì thắng. Thế cờ tôi ra yêu cầu là quân đỏ thắng.”

Lưu Quang Hổ cũng cung tay gật đầu đồng ý rồi nói: “Còn thế cờ của tôi là hòa.”


Tiếp theo sau đó là một quảng thời gian dài tất cả chìm trong im lặng. Không khí căng thẳng hơn lúc xếp kì trận gấp bội. Đám đệ tử vòng ngoài đều cố căng mắt nhìn cho thấy thế trận mà hai đại cao thủ bày bố, nhưng không một ai dám có lời bàn tán. Phía bên trong, Huỳnh trưởng môn cùng Lưu Quang Hổ đứng bất động nhìn vào bàn cờ, mồ hôi túa ra từng dòng, gân xanh đều nổi lên trên mặt. Thật hiếm khi thấy những cao thủ bậc nhất phải dụng tâm tới mức như thế.


Qua gần một giờ, không khí ngột ngạt tưởng như không thở nổi. Cả hai cao thủ vẫn bất động trước bàn cờ, nét mặt căng như da trống.

Bỗng Huỳnh trưởng môn khẽ nhắm mắt thở ra một hơi thở dài rồi nói, tiếng nói của ông xua tan bầu khí trầm lặng trong phòng: “Tôi đã giải xong!”

Lưu Quang Hổ thôi không nhìn vào bàn cờ nữa, ánh mắt của y hơi khó hiểu. Y quay sang nói với Huỳnh trưởng môn: “Quả không hổ danh Huỳnh đại trưởng môn. Vậy là ông đã giải ra trước. Vậy xin mời.”

Thế cờ của Lưu Quang Hổ thoạt trông khá đơn giản, nhưng thế trận bày ra lại vô cùng hung hiểm. Tướng đỏ đã bị song xe, pháo mã đen hợp công vây vào góc chết, sĩ tượng đã bị phá sạch, chỉ còn một nước cuối cùng là sẽ phân thắng bại. Trong khi đó, song pháo đỏ nằm hai góc rời rạc ở sân nhà, công không được mà thủ cũng không xong, chỉ còn mã xe là có thể chiếu được tướng đen, nhưng cả hai lại nằm hai góc riêng nên việc phối hợp rất khó. Quả thực bên đỏ gần như không thể cứu vãn được nước chết cuối cùng của mình, thế thẳng thua dường như đã định. Ấy thế mà yêu cầu Lưu Quang Hổ đưa ra là phải đánh hòa, những người ở ngoài có chút hiểu biết về cờ tướng đều lắc đầu bó tay. Theo quy củ chơi cờ thế, người ra thế cờ sẽ bày trận kèm theo yêu cầu hoặc phải đánh thắng, hoặc phải đánh hòa. Nếu người giải trận làm được như yêu cầu xem như thắng cuộc, nếu làm không được thì người ra thế cờ phải giải tự mình giải thế thì mới tính là thắng. Trong bộ môn này, điều quan trọng nhất là người ra thế cờ cần phải nắm vững, tính trước được tất cả mọi biến hóa của trận thế. Vì vậy nên việc sáng tạo ra được một thế cờ mới, ngoài những cao thủ bậc nhất ra thì khó ai có thể làm được.


Huỳnh trưởng môn từ tốn nói: “Quả thật Lưu trưởng môn kỳ nghệ hơn người, tôi đây bái phục. Có thể xếp ra được thế cờ như vầy, thật trong đời tôi khó có thể gặp được người thứ hai.”

Lưu Quang Hổ đáp: “Người có kỳ nghệ như Huỳnh trưởng môn, quả thật tôi cũng không thể gặp được người thứ hai. Thế trận mà ông bày ra, tôi quả chưa giải được, sao còn dám nhận bốn chữ “kỳ nghệ hơn người”. Nếu ông quả thật đã giải được thế “Dụng Binh Cứu Chúa” này của tôi, thì tôi thua tâm phục khẩu phục.”

Nói rồi y bước về phía quân đen. Huỳnh trưởng môn cung tay tỏ ý bắt đầu rồi đi nước đầu tiên, đưa Mã xuống chiếu tướng.


Bên ngoài gian phòng đám đệ tử bu đen bu đỏ, ráng căng mắt để nhìn cho rõ diễn biến bên trong, nhưng tất nhiên cũng không ai dám phát ra một tiếng động nào, đến thở cũng ko dám thở mạnh. Nên biết cao thủ đối cờ, hạ thủ bất hoàn, nếu sơ sẩy một nước, hay thậm chí chỉ là chạm nhầm vào một quân cờ thì không gì cứu vãn được. Lưu Quang Hổ nhiu mắt một cái rồi thoái tướng tránh thế công của Mã. Thế cờ này y khổ công nghĩ ra, đã tính được mọi dạng biến hóa, trong số muôn dạng biến hóa đó, y đã sắp đặt để chỉ có một dạng đúng mới có thể phá thế cầu hòa được, nếu sai một nước thì chỉ có thua. Cái nheo mắt vừa rồi của y chứng tỏ nước đi đầu của Huỳnh trưởng môn đã đúng. Nếu không phải là đưa mã chiếu, mà dùng xe chiếu, hoặc lui quân về cố thủ cho tướng thì chắc chắn thắng bại đã định.


Huỳnh trưởng môn chậm rãi đẩy Mã đi nước kế tiếp chiếu tướng. Tướng đen lại lùi thêm một bước. Mã đỏ tiếp tục chiếu thêm hai lần thì đã chuyển đến vị trí khác. Cả hai người mồ hôi đều đã rỏ từng giọt, rõ ràng thế cờ đang vào hồi căng thẳng.
Huỳnh trưởng môn lại tiếp tục điều xe chiếu tướng thêm hai lần, rồi dùng tả pháo phối hợp chiếu thêm hai lần nữa, tiếp tục dùng hữu pháo chiếu thêm một lần nữa thì đã tạo thành được thế chiếu tướng bắt xe đen. Lưu Quang Hổ bình tướng tránh thế công thì Xe lập tức bị hạ thủ, nhưng pháo của bên đỏ cũng vì thế mà bị xe đen còn lại ăn mất, bổ khuyết vào vị trí xe trước, vẫn tạo thành thế tuyệt sát trong một nước. Nguy hiểm với quân đỏ vẫn chưa qua.


Pháo mất, quân đỏ lại tiếp tục phối hợp Xe Mã chiếu liên hoàn. Nên biết tuy nhìn vào chỉ là những nước chiếu tướng đơn giản, nhưng nếu không phải là cao thủ có tầm bao quát hết cục diện tuyệt đối không thể chiếu đúng được. Nếu phối hợp Xe Mã không đúng, thì chỉ sau vài nước chiếu tất sẽ bí cờ, để cho quân đen hạ sát.


Những người đứng ngoài quan sát tuy im lặng, nhưng vẻ mặt cũng không giấu được sự thán phục đối với những nước đi của Huỳnh trưởng môn. Ông sử dụng Xe Mã tung hoành như hai đại cao thủ phối hợp với nhau làm một. Bàn cờ tuy chỉ còn lại vỏn vẹn chưa đầy chục quân, nhưng khí thế của song xe mã bao trùm mọi góc trên bàn cờ. Tướng đen liên tục thoái lui tránh thế chiếu, sau hơn mười nước nữa thì bên đỏ thí pháo bắt Mã đen, thế tuyệt sát của đen lập tức bị phá vỡ. Tuy nhiên điểm quân thì đen vẫn hơn một pháo và vẫn còn ở thế chủ động.

Trận cờ tiếp tục diễn ra căng thẳng. Bên đỏ lúc này không thể chiếu tướng liên hoàn được nữa, không những thế song Xe Mã còn phải kiêm thêm nhiệm vụ giữ tướng, cho nên tấn thoái liên hồi đối phó với bộ ba Xe Pháo Mã mạnh mẽ bên đen. Trận thế lúc này đã chuyển sang giống như một ván cờ tàn. Những nước đi trong cờ tàn thiên biến vạn hóa tưởng chừng như khó có thể tính trước được khi ra thế cờ. Nhưng thật ra Lưu Quang Hổ đã sắp đặt sẵn tất cả, thế trận chuyển sang cờ tàn là điều tất yếu.

Trong cuộc cờ tàn này, ngay cả những nước đi của Xe Mã thế nào y cũng đã dự liệu trước, nếu bên đỏ đi sai dù một nước, thì sẽ thua không còn đường cứu vãn. Chỉ có một hướng đi duy nhất thì Xe Mã mới có thể cầm hòa với Xe Pháo Mã được. Cờ thế trước giờ vốn chỉ vỏn vẹn trong khoảng mười nước, ít có thế cờ nào kéo dài tới được hai mươi nước. Nhưng thế cờ “Dụng Binh Cứu Chúa” của Lưu quang Hổ đã trải qua hơn ba mươi nước, trước mắt có lẽ phải vài chục nước nữa mới kết thúc. Vậy mới thấy kỳ nghệ của hắn cao thâm tới mức nào, có thể tính ra được một thế cờ kéo dài đến gần trăm nước đi như thế.

Thoáng cái mà trận cờ đã trải qua hơn một giờ. Đánh thêm nửa giờ nữa thì lúc đó trời đã quá trưa, nhưng không ai rời đi, ván cờ sắp vào hồi chung cục. Hai bên đỏ đen rượt đuổi dồn ép nhau kịch liệt. Nhưng bên đen mạnh hơn hẳn một pháo nên luôn nắm thế thượng phong. Những người đứng xem bên ngoài mồ hôi giàn giụa. Bởi vì ai cũng hiểu chuyện thắng thua trong trận cờ này quan hệ lớn đến như thế nào, không ai là không run sợ. Quân đỏ nhiều lúc bị ép vào thế tưởng chừng như phải mất Mã, tệ hơn là mất Xe. Nhưng Huỳnh trưởng môn vẫn khéo léo giải nguy thành an, luôn tìm cơ hội phản kích.


Hai bên giằng co kịch liệt, đánh thêm mười nước nữa thì đã đến giai đoạn cao trào nhất, thắng thua sắp phân. Huỳnh trưởng môn trong một nước đi quyết định, điều Xe chiếu tướng đen, ép Tướng tiến lên một nước, tiếp đến để Mã chiếu liên hoàn hai lần, bắt được song Pháo Mã bên đen, rồi mới bị Xe đen hạ thủ. Thế trận lập tức quân bình, hai bên đều chỉ còn một Xe một Tướng, kỳ nghệ hai người lại tương đương nhau nên dù có đánh thêm trăm nước nữa cũng không thể phân thắng thua được. Thế cờ hòa đã định. Những người thuộc võ phái Huỳnh gia lập tức òa lên vỗ tay chúc mừng.


Lưu Quang Hổ buông cờ cung tay cười nhạt nói: “Huỳnh trưởng môn quả thật mới là kỳ nghệ hơn người. Tôi đây thua tâm phục khẩu phục.Vậy kỳ đấu xem như ông đã thắng.”

Huỳnh trưởng môn cũng cung tay đáp lễ nói: “Thắng thua là chuyện nhất thời, sao có thể lấy đó để nói ai hơn ai kém được.”

Rồi hai người lại lui về bàn uống trà. Đám đệ tử nhanh chóng giải tán. Huỳnh trưởng môn vui vẻ nói: “Chúng ta hãy dùng bữa trưa với nhau. Rồi nếu ông muốn thì chiều nay chúng ta võ đấu luôn cũng được, hoặc là ông cũng có thể hẹn một ngày khác.”

Lưu Quang Hổ nhấp một ngụm trà rồi nói: “Không nên để dài dòng mất thời gian. Chiều nay chúng ta giải quyết cho xong. Vinh nhục chí hướng một đời, hoặc ông hoặc tôi sẽ mất.”


Bữa trưa hôm đó hai người dùng cơm vui vẻ với nhau. Họ tuyệt không nói gì đến chuyện tranh đấu, mà chỉ thảo luận về cờ và võ công. Họ chuyện trò cực kỳ hợp ý, nếu không kể đến chuyện khác nhau trong chí hướng, chắc chắn họ sẽ là một đôi tri kỷ.


Hết bữa cơm hai người lại ngồi uống trà đàm đạo. Vừa dứt một tuần trà thì từ phía ngoài sân có người hầu chạy vào cúi người thưa với Huỳnh trưởng môn:
“Thưa trưởng môn, có người tự xưng là Năm Đồng Tử từ Sài Gòn xuống có chuyện cầu kiến, hiện đang đợi phía ngoài.”

Huỳnh trưởng môn nghe xong thì lập tức bỏ chén trà xuống bước ra cửa. Lưu Quang Hổ cũng bước theo ngay sau.


Phía bên ngoài một chiếc ô tô Nissan bóng lừ của Nhật chễm chệ đậu trước cửa. Khi Huỳnh trưởng môn cùng Lưu Quang Hổ vừa bước ra đến cổng thì người tài xế cũng mở cửa sau xe, một người đàn ông bước từ bên trong ra. Người này cao to vạm vỡ, tóc bạc trắng như cước, bóng mướt chải ngược về phía sau, trông ra thì rõ là một người đã lớn tuổi, nhưng da dẻ lại hồng hào như da một đứa trẻ. Ông ta vận một bộ đồ giản dị màu xanh bích, bước xuống xe với một cây ba toong, có lẽ bằng gỗ lim, bên tay phải. Huỳnh trưởng môn lập tức cung tay hành lễ nói:
“Ngài Năm Đồng Tử bất chợt ghé thăm tệ phái, không biết có điều gì gấp gáp?”

Người kia cưới lớn cũng cung tay đáp lễ rồi vui vẻ nói:
“Đường đột làm phiền thật ngại quá. Danh tiếng Huỳnh trưởng môn vang xa, lòng tôi nhiều ngưỡng mộ, ít khi có dịp được xã giao. Nay nhân thời gian rảnh rỗi nên mạo muội tới hỏi thăm, sẵn dịp xin được đàm luận về võ học. Lại nghe nói ở nơi này còn có cả Thiết Thủ Lưu Quang Hổ lừng danh vùng Cửu Long ghé đến, nếu ta nghe không nhầm thì hình như hai người có nhã ý trao đổi võ nghệ với nhau. Cho nên Lão đây dù đã già, cũng ráng xuống tới nơi để được mở mang tầm mắt. Mong hai vị đừng chê cười.”

Lưu Quang Hổ, đứng song song với Huỳnh trưởng môn cũng cung tay xã giao nói:
“Nghe danh bang chủ Thanh Long Bang uy chấn đất Sài Gòn mười mấy năm nay, tại hạ vốn đã ngưỡng mộ từ lâu. Thật không ngờ đến hôm nay lại có dịp diện kiến.”

“Không dám không dám!” Năm Đồng Tử cũng đáp lễ. “Chúng ta là người học võ, lão đây thiết nghĩ có lẽ không cần rườm lời, không biết ta có đến chậm trễ không?”

“Quả thật hai chúng tôi đang có ý trao đổi võ nghệ với nhau.” Huỳnh trưởng môn đáp. “Thật may mắn có lão bang chủ ghé đến, vậy thì còn gì bằng, mong lão bang chủ chỉ giáo giúp cho.”

Năm Đồng Tử cười xều xòa. Thế rồi Huỳnh trưởng môn và hai người cùng bước vào trong võ đường.

Năm Đồng Tử tên thật là Giang Văn Năm, người gốc Hoa, là con nhà võ. Võ nghệ gia đình nhà lão lẫy lừng khắp vùng Quảng Đông, Trung Hoa và cả những vùng lân cận. Tổ tông ba đời nhà lão từng là tướng dưới thời Từ Hi Thái Hậu. Sau khi Trung Quốc Quốc Dân Đảng thất bại tại lục địa, gia đình lão di cư về Nam vào miền Bắc Việt lúc đó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sinh sống. Được ít lâu thì giữa Trung Quốc và Bắc Việt lại xảy ra rắc rối về chính trị, gia đình lão là một trong số hai trăm ngàn người Hoa sống tại Bắc Việt lúc bấy giờ. Sự tình là chính Phủ Trung Quốc ngày càng cố mở rộng ảnh hưởng lên giới Hoa Kiều tại Bắc Việt trong khi chính phủ Bắc Việt thì nghi ngờ và đàn áp họ, khiến cho cuộc sống của giới Hoa Kiều trở nên ngột ngạt vì xung đột giữa hai bên. Thế là lão lại lục tục kéo cả nhà rong rủi vào nam, rồi định cư tại vùng Chợ Lớn, Sài Gòn lúc bấy giờ, lấy võ làm kế sinh nhai. Nhà lão mở võ đường lấy tên là Thanh Long.


Sài Gòn lúc đó là một mảnh đất màu mỡ. Trong mấy năm đầu thanh thế võ đường nổi như cồn, không biết bao nhiêu võ sư tại Sài Gòn lúc bấy giờ tìm tới tỉ thí đều thất bại dưới tay lão. Trong giới võ thuật lão dần dần trèo lên được vị trí cao nhất. Từ đó lão bắt đầu phát triển võ đường của mình thành một bang, gọi là Thanh Long Bang, và thu thập ngày càng nhiều đám tay chân.Thanh Long Bang của lão càng ngày càng bành trướng, thao túng cả thế giới ngầm ở Sài Gòn Chợ Lớn. Mọi hoạt động bảo kê tại bến cảng, rạp hát, sòng bạc, chợ búa... đều do tay chân của lão lo liệu. Lão còn lấn sân sang cả lĩnh vực kinh doanh, mở một lúc cả chục cái khách sạn ở Sài Gòn. Lão giàu nứt đố đổ vách, tiền bạc giúp lão vươn đến mọi ngóc ngách của xã hội, không chỗ nào là không có dấu ấn của lão, kể cả trong giới quan chức bấy giờ.


Lão không có con. Ấy là bởi vì môn công phu mà lão theo luyện từ hồi còn trai trẻ không cho phép lão được làm cái chuyện nam nữ, có cái tên là Đồng Tử Công. Cha lão vốn không định truyền lại cho lão, vì môn công phu này là tuyệt đường nối dõi. Nhưng môn nội công này lại cực kỳ kén người luyện, trong vạn người khó tìm được người thích hợp. Xui rủi thế nào lão ta lại hợp với nó, thế là việc nối dõi đành để lên vai đứa em trai của lão. Chính nhờ môn công phu thượng thặng này mà lão độc bộ trong giới võ thuật, khó tìm được địch thủ. Cũng chính vì thế mà người ta mới gọi lão là Năm Đồng Tử. Tính khắp cả miền nam lúc ấy cũng chỉ có Huỳnh Nhậm Huỳnh đại trưởng môn của võ Phái Huỳnh Gia tại Long An, Thiết Thủ Lưu Quang Hổ của phái Phục Long tại vùng Cửu Long là có thể xếp ngang hàng với lão được. Tai mắt của lão dày đặc khắp nơi, nên cái chuyện động trời hôm nay là hai đại cao thủ kia quyết đấu với nhau lão không thể nào không biết, và cũng không thể nào không góp mặt. Chính vì thế lão mới tới đây.

Ba người vào trong sảnh, chia ghế chủ khách ra ngồi. Năm Đồng Tử uống một ngụm trà rồi thẳng thắn nói: “Ta nghe nói đây không phải là trận tỉ võ bình thường?”

Huỳnh trưởng môn đáp: “Quả là như thế, cũng chẳng giấu gì tiến bối. Hai chúng tôi quyết tỉ võ hôm nay không đơn giản chỉ là giao lưu. Tôi có ra điều kiện với Lưu huynh đây rằng người thua sẽ phải lập tức giải tán môn phái, không được xuất hiện trong giới võ thuật nữa.”

Năm Đồng Tử nghe xong thì mặt hơi biến sắc nói: “Ta thiết nghĩ chúng ta là người học võ, chuyện trao đổi võ thuật là việc nên làm. Miễn cưỡng mà nói thì ba chúng ta cũng có thể xem là những người đứng đầu trong giới võ thuật hiện nay, mỗi người yên vị ở một nơi, không ai xâm phạm đến ai, hà cớ gì mà phải sát phạt nhau đến thế.”


Lão tuy hỏi thế nhưng thật ra đã biết rõ rằng Huỳnh trưởng môn do không bằng lòng với việc Lưu Quang Hổ sách nhiễu quần chúng nổi loạn nên mới có cuộc quyết đấu này. Đối với lão, bớt được một đại cao thủ ngang hàng cũng là một điều rất tốt. Huỳnh Gia ở Long An tuy nổi tiếng, nhưng thế lực không mạnh. Sự nổi tiếng ấy là do tài nghệ siêu quần của Huỳnh Nhậm Huỳnh đại trưởng môn và truyền thống lâu đời của Huỳnh Gia. Còn như Lưu Quang Hổ, phái Phục Long của y có quy mô to lớn phủ sóng khắp vùng Cửu Long bao gồm các tỉnh từ Tiền Giang xuống tới Bạc Liêu, đâu đâu cũng có người của y, thanh thế nếu đem so ra với Thanh Long bang của lão cũng không nhỏ hơn bao nhiêu. Cái khác là ở chỗ bang của lão là một tổ chức xã hội đen chính cống, còn phái Phục Long lại là một tổ chức phiến loạn, mưu đồ đảo chính. Cho nên giữa hai bên trước giờ vẫn chưa có xung đột gì đáng kể.

Huỳnh trưởng môn thong thả đáp: “Cái lý do bên trong thiết tưởng chẳng cần nói ra thì hơn. Chuyện tỉ thí thế nào thì hai chúng tôi đã thống nhất với nhau. Nhân tiện có Năm tiền bối ở đây thì xin đứng giữa làm trọng tài, như thế càng hay.”

Lưu Quang Hổ cũng lên tiếng: “Sau khi trao đổi với Huỳnh Đại Trưởng môn xong rồi, nếu Năm tiền bối không chê, Lưu mỗ đây xin một cái hẹn để được chỉ giáo.”

Năm Đồng Tử bật cười ha hả nói: “Đương nhiên, đương nhiên. Thơ hay cần có tri kỷ, học võ nếu tìm được người xứng tầm để so tài thì còn gì bằng.” Rồi lão lại đổi giọng từ tốn. “Ta lại hay tin buổi sáng hai người đã luận cờ với nhau, chẳng biết là phần thắng đã về ai thế. Lão đây già cả, đi lại chậm chạp mất một cơ hội mở mắt, thật đáng tiếc, đáng tiếc.”

Lưu Quang Hồ cười đáp: “Huỳnh Trưởng Môn kỳ nghệ hơn người, tại hạ đây sánh không bằng, nên đã cam đành thất bại. Hai chúng tôi kỳ đấu và võ đấu, Huỳnh Trưởng Môn xem như đã thắng một trận.”


Năm Đồng Tử nghe xong thì tỏ vẻ ngạc nhiên nói: “Ta đã biết từ lâu kỳ nghệ của Lưu trưởng môn đã đạt tới cái tinh túy trong kỳ thuật, khắp miền nam không ai là đối thủ. Ngay cả những danh thủ đỉnh cao bên Tàu cũng phải nể mặt.Thật không ngờ Huỳnh đại trưởng môn đây cũng là một kỳ tài trong giới cờ, đúng là chân nhân bất lộ tướng.”

Huỳnh trưởng môn vội xua tay nói: “Cũng là một chút may mắn thôi. Còn nếu so về chân tài thực học, quả tôi chưa sánh được với Lưu huynh.”

“Huỳnh trưởng môn khiêm tốn quá rồi!” Lưu Quang Hổ liền đỡ lời.

Năm Đồng Tử liền hỏi, giọng trở nên trịnh trọng: “Không biết trận còn lại hai người định thời gian khi nào, ta nghĩ trận cờ ban sáng nhất định hai người đã phải phí rất nhiều tâm lực.”

“Cứ như hai chúng tôi đã nói trước,” Huỳnh Trưởng Môn đáp lời, “thì sẽ ngay bây giờ. Tránh rườm rà.

“Được lắm!” Năm Đồng Tử nói lớn. “Người học võ không cần nhiều lời. Vậy lão xin được ở ngoài quan chiến vậy.”


Ba người nhấp thêm một ngụm trà rồi đứng cả dậy đi ra ngoài sân lớn trước cửa. Đó là một cái sân khá rộng , lát gạch, chung quanh xếp dày đặc các chậu cây cảnh đủ kích thước, xen lẫn vào đó là những giá để vũ khí gồm đao, thương, tiêm, kích, kiếm, côn... Sân này là nơi tập luyện cho các môn sinh trong phái. Bên ngoài sân đám đệ tử đã nhanh chóng chen chúc nhau đứng kín mít, đông hơn hẳn buổi sáng. Ai cũng biết đây là cơ hội mở mắt hiếm có. Tuy vội vã nhưng ai nấy cũng võ phục chỉnh tề và đứng thành hàng lối trật tự vây quanh sân, không hề giống cảnh đi xem một cuộc ẩu đả bình thường. Năm đồng Tử ngồi ghế ngay chính giữa cửa. Huỳnh Trưởng Môn và Lưu Quang Hổ tiến ra giữa sân. Không khí bắt đầu trở nên căng thẳng.


Lúc đó đương vào hồi tháng chín, trời mưa nhiều. Đã ba giờ chiều, bầu trời kéo mây nặng trịch và gió thổi lớn, khí trời rất âm u. Huỳnh Trưởng Môn có dáng người to lớn, đầy đặn, khuân mặt trông chất phác, nhưng đôi mắt tinh anh, năm ấy đã trạc ngũ tuần. Trong giới võ thuật không ai là không biết đến, không ai là không kính nể ông. Phần vì võ công của ông cao siêu khôn lường, kiến thức rất uyên bác, phần vì phong thái của ông rất thượng võ. Trước giờ trong các cuộc tỉ thí ông chưa bao giờ có lấy một câu nói tỏ ý kiêu ngạo, nhưng cũng không bao giờ chịu nhún nhường, lập trường cực kỳ vững chắc, một lời nói ra là như đinh đóng cột. Cuộc tỉ thí hôm nay ông đã mở lời, Lưu quang Hổ dù muốn dù không cũng buộc phải chấp nhận. Nếu từ chối tức là đã nhận thua và tỏ ý khiếp sợ. Như thế sẽ bị cả giới võ thuật chê cười, sẽ chẳng còn mặt mũi nào để làm gì nữa. Đó là điều tốt kỵ của người học võ.


Sấm chớp bắt đầu vần vũ nổ vang, gió thổi lớn hơn và mưa rơi lả tả. Huỳnh Trưởng Môn cung tay nói, tiếng nói của ông vang hơn cả sấm, át cả tiếng gió mưa:
“Xin chỉ giáo!”

Lưu Quang Hổ cũng cung tay đáp lễ, rồi hai người cùng lùi về sau ba bước, đứng bất động tụ thần nhìn nhau.

Năm Đồng Tử ngồi trên ghế hút xì gà, tên lái xe một tay cầm ô che cho lão, một tay dâng cho lão một ly rượu. Lão nâng lên uống cạn rồi đập mạnh cái ly xuống nền khiến nó vỡ tan tành. Đấy chính là dấu hiệu cho cuộc đấu bắt đầu, một ly rượu vỡ tan tức là một trận sinh tử đấu, nếu mất mạng cũng tuyệt không được có điều phàn nàn hối hận. Theo quy củ bấy lâu, nếu một trận sinh tử đấu không có trọng tài thì hai người sẽ cạn ly với nhau rồi cùng đập vỡ chén, còn nếu có trọng tài thì trọng tài sẽ làm việc đấy.


Ly rượu vừa vỡ, Lưu Quang Hổ thét lên một tiếng, âm thanh chấn động đám đệ tử vây quanh sân. Y giậm mạnh chân phải xuống mặt sân làm vỡ tan một viên gạch rồi tung mình nhảy vọt về phía Huỳnh trưởng môn, thế tới như mãnh hổ, mới chiêu đầu hắn đã tung sát chiêu vận hết mười thành kình lực mà tấn công. Nếu là những người có nội công chưa cao, chỉ cần dính phải một chưởng hoặc một quyền của y thì không mất mạng lập tức cũng tàn phế suốt đời.


Huỳnh Trưởng Môn tuy kinh nghiệm lâm trận phong phú, nhưng cũng hiếm thấy ai vừa xuất thủ đã tung hết lực như thế. Điều này rất nguy hiểm, vì làm như thế là buộc đối phương cũng phải vận hết nội lực chống đỡ. Nếu chẳng may công lực đối phương cao hơn thì mình sẽ bỏ mạng tức thì. Lưu Quang Hổ làm thế rõ ràng y rất tự tin vào khả năng của bản thân, muốn một chiêu định thắng bại, không hề có chút dung tình. Huỳnh Trưởng Môn tức khắc trầm vai, bám mã bộ đóng chặt thân mình xuống đất, vận kình lực tung chưởng lên đấu nội lực. Vừa lúc bóng chưởng của Lưu Quang Hổ phủ xuống, hai chưởng chạm nhau huỵch một tiếng, cả hai cùng bị chấn động dữ dội. Lưu Quang Hổ lộn ngược người về sau, lui liền ba bước, Huỳnh trưởng môn cũng phải lui về sau bốn bước.


“Huỳnh trưởng môn quả thật danh bất hư truyền!” Lưu Quang Hổ nói. “ Lưu mỗ đây bái phục.”


“Lưu Huynh quá khen rồi!” Huỳnh trưởng môn đáp.


Lưu Quang Hổ bỗng trầm mình xuống, gầm lên một tiếng rồi nhún chân nhảy xổ tới, hai tay câu lại thành chảo liên tiếp ra đòn chộp xuống. Đấy chính là Hổ Hình Quyền trứ danh của y. Huỳnh trưởng môn vội lui lại hai bước, hai tay câu hạc dùng Hạc Hình Quyền chống đỡ. Hai người một Hổ một Hạc ra đòn chớp nhoáng, thoáng chút đã qua lại mấy chục chiêu. Hổ quyền cương mãnh, từng chảo như xé gió đánh thẳng vào những khu vực yếu hại trên cơ thể. Nếu như để trúng một chảo thì hậu quả khôn lường. Hạc quyền linh động phiêu diêu, thoắt ẩn thoắt hiện vừa chống đỡ vừa nhằm vào các yếu huyệt điểm tới. Hai môn hình quyền được hai đại cao thủ thi triển quả thật đã đến được cái tinh túy cốt yếu của nó. Những người bên ngoài được một phen đại khai nhãn giới, thấy được cái uy lực vô song của mỗi môn quyền. Hai người một nhu một cương quấn vào nhau, bóng hổ, bóng hạc mịt mù trong mưa trông đẹp mắt vô cùng, cứ mỗi chiêu xuất ra là cuốn theo gió theo mưa mà ào tới. Cả hai chính là đang tỉ thí quyền pháp.


Qua lại gần hai trăm chiêu mà chưa thấy bên nào giành lợi thế, trân sân nhiều chỗ đã bị đánh vỡ vụn do hai người phát lực. Lưu Quang Hổ tung ra một chảo nhằm vào Thiên Linh Cái đối phương bổ từ trên xuống. Tay hạc của Huỳnh trưởng môn lập tức vươn lên cuộn vào hổ trảo gạt ra ngoài. Tức thì Lưu Quang Hổ chuyển trảo thành chưởng thi triển Ảo Ảnh Chưởng Pháp gia truyền mà y đã dày công luyện tập suốt ba chục năm nay, đây chính là môn công phu y tâm đắc nhất và lợi hại nhất của y, trong gần chục năm nay y chưa từng dùng đến.


Môn Ảo Ảnh Chưởng lợi hại ở chỗ biến ảo khôn lường, gồm có tám thức, mỗi thức lại bao gồm tám chiêu khác nhau. Người luyện được đến thức thứ tám thì khi một chưởng xuất ra có thể cùng lúc nhắm đánh vào tám điểm khác nhau trên cơ thể đối phương, giống như có tám bàn tay vậy. Đối phương sẽ rất khó đón đỡ, tránh được chưởng thức nhất thì không tránh được chưởng thứ hai. Chính vì thế mới có cái tên là Ảo Ảnh Chưởng.Trong tám chưởng đó thì một chưởng là chủ lực, khi chưởng chủ lực đánh vào vị trí nào thì bảy chưởng còn lại sẽ phong tỏa những khu vực xung quanh để đối phương không còn đường thoát. Lợi hại hơn ở chỗ Lưu Quang Hổ đã luyện được công phu Thiết Thủ, tay cứng như thép, chưởng của hắn đánh ra thật có thể đập tan cả một tảng đá lớn. Hơn mười năm trước y đã dùng bộ chưởng pháp này làm mưa làm gió khắp vùng Cửu Long, nhưng nhiều nhất y cũng chỉ phải dùng đến thức thứ tư. Cha của y cũng chỉ luyện được đến thức thứ năm, tức là một chưởng bao hàm năm chưởng khác nhau. Y là nhân vật kiệt xuất của dòng họ, mới bước vào tuổi bốn mươi đã luyện thành Ảo Ảnh Chưởng.


Lưu Quang Hổ thét lớn, người lơ lửng trên không, tay xếp chưởng đỉnh chẩu về phía sau chuẩn bị đánh xuống, thế công dũng mãnh phi thường. Y vừa xuất chưởng đã dùng luôn đến thức thứ tám, thức lợi hại nhất trong môn chưởng pháp này. Chưởng chưa đánh xuống mà thế đã bao trùm địch thủ, không chừa ra một đường nào né tránh. Nếu là kẻ bình thường thì chưa cần đánh đã ngộp thở mà chết. Huỳnh Trưởng Môn ngưng thần vận lực, hai tay xoay hình bát quái, chính là đang vận Âm Dương chưởng lực huyền thoại của võ công Huỳnh Gia, là công phu trấn môn của Huỳnh Gia Võ Quán, chỉ truyền lại cho đời trưởng môn kế nhiệm.


Tương truyền ngày trước, Vua Nguyễn Ánh bại trận, bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường, nguyên là vùng đất mà nay là tỉnh Tiền Giang, thì sa lầy. Võ tướng lừng danh thời đó là Nguyễn Huỳnh Đức, tức là Huỳnh Tường Đức, ông tổ bảy đời Huỳnh Gia, đã một mình quay lại cứu chúa. Khi đó chính là ông dùng môn chưởng pháp này mà tả xung hữu đột trong quân Tây Sơn, một chưởng có thể đẩy lui cả trăm tên địch, mở đường máu đưa vua chạy thoát. Từ đó môn chưởng pháp này trở thành huyền thoại trong giới võ thuật.


Tổ tiên Huỳnh Gia ngày trước là Huỳnh Châu đã giành hơn mười năm cuối đời để nghiền ngẫm cái đạo âm dương của trời đất, thấy rằng mọi sự trong vũ trụ đều không ra khỏi cái lý âm dương, quân bình, có trên thì phải có dưới, có đen thì phải có trắng, có đau khổ tất phải có hạnh phúc, có sinh tất phải có diệt. Cái đạo trong võ học cũng thế, có phát ra phải có thu vào, có cương mãnh phải có nhu hòa, có ngoại thì phải có nội. Nếu chỉ có một mặt thì tức là khập khiễng. Người luyện võ nếu chỉ có mạnh mà không có nhẹ hoặc ngược lại thì tất đi đến chỗ tự hủy hoại bản thân mình, là trái với đạo trời. Từ đó cái đạo Âm Dương đi sâu vào trong võ công Huỳnh Gia. Huỳnh Châu trước khi mất đã kết hợp được cái lý Âm Dương đó và những bộ chưởng pháp mà ông đã từng luyện qua, sau cùng tạo nên bộ Âm Dương chưởng pháp. Truyền đến đời con là Huỳnh Lương thì bộ chưởng pháp được cải biến lại đôi chút, truyền tiếp đến đời cháu chính là Huỳnh Tường Đức thì mới được hoàn thiện.


Bộ chưởng pháp này được xây dựng dựa vào đạo của trời. Đạo trời là đạo hiếu sinh nên người luyện trước hết là phải có cái đức của người quân tử, cái tâm vì thiên hạ, tiếp đến là phải có căn cơ nội công thâm hậu, và sự điềm đạm kiên nhẫn của người từng trải sự đời. Sự hấp tấp hay hiếu chiến đều sẽ dẫn đến việc tự hủy hoại mình. Chưởng pháp chia thành tám chương được đặt theo tên của bát quái gồm: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Mỗi chương có cách thế tung chưởng khác nhau, uy lực cũng rất khác nhau. Người thông minh tuyệt đỉnh phải mất hai chục năm khổ luyện mới thành.


Năm đó Huỳnh Châu sáng tạo nên chưởng pháp vào lúc tuổi đã xế chiều, nên mới đạt được bốn chương Càn, Đoài, Ly, Chấn, các chữ còn lại ông chỉ có ý, không thể luyện tiếp. Mãi đến đời Huỳnh Tường Đức khi về già mới luyện thành đủ tám chữ. Các đời trưởng môn về sau cao nhất cũng chỉ luyện được sáu chương. Huỳnh Nhậm là người kiệt xuất, tuy tuổi mới tứ tuần nhưng đã luyện được tám chương. Trước giờ ông cũng chưa bao giờ dùng đến, chỉ có đôi lần ấn chứng cho các đồ đệ xem. Đến mãi bây giờ, khi bước vào cuộc chiến sống còn với Lưu Quang Hổ ông mới thi triển bộ môn công phu huyền thoại này.

Tất cả những người bên ngoài đều há hốc mồm, trợn mắt bất động mục kiến sự lợi hại của hai chưởng pháp có thể nói là đỉnh cao của võ học Việt Nam trong suốt mấy trăm năm qua. Cả Năm Đồng Tử cũng không còn để ý đến mưa gió, đứng bật dậy để được xem rõ hơn. Lão đã từng nghe nhiều về hai môn công phu này, nhưng đây mới là lần đầu được tận mắt trông thấy.


Đôi tay của Huỳnh trưởng môn xoay tròn trước ngực, uyển chuyển như một dòng nước cuốn cả mưa gió vào trong, đấy chính là chiêu Càn Khôn Chưởng, là sự kết hợp giữa chương chữ Khôn và chữ Càn, chiêu thức lợi hại nhất trong Âm Dương Chưởng Lực, thâu tóm cả trời và đất trong lòng bàn tay, uy lực vô song. Đơn chưởng trên không của Lưu Quảng Hổ phóng xuống, kình phong ào ạt, mạnh mẽ tới mức cả mưa cũng không rớt vào được. Song chưởng Càn Khôn của Huỳnh Trưởng Môn lập tức đưa lên hứng trọn chưởng của Lưu Quang Hổ vào trong, giữ chặt nó trong đó. Nội công thâm hậu của Lưu Quang Hổ cuồn cuộn như sóng cả tuôn vào trong túi Càn Khôn do song chưởng của Huỳnh trưởng môn tạo ra, nhằm phá tan cái thế cân bằng Âm Dương của nó. Huỳnh Trưởng Môn cũng dốc trọn công lực tu tập cả đời của mình để hứng chịu sự công kích mãnh liệt của đối Phương, bất kỳ ai trong hai người đuối sức một chút thì lập tức kinh mạch sẽ đứt lìa, xương cốt vỡ vụn, bỏ mạng tại chỗ.


Thế đối công của hai người ví cũng giống như lũ lớn đang muốn công phá con đê, người giữ đê không ngừng gia cố, lũ cao tới đâu đắp đê cao tới đó, nếu chậm một chút hoặc đuối sức sẽ lập tức bị lũ phá tan. Hai người từ đấu quyền pháp, sang chưởng pháp, giờ đã thành thế đấu nội lực một mất một còn khó có thể dừng lại.Cả hai đứng bất động trong mưa, da đỏ lên như gấc cho thấy nội công đang vận tới mức cực điểm. Nhiệt lượng tỏa ra ngoài mạnh tới nỗi mấy hàng đệ tử đứng quanh sân đều thấy nóng ran cả người dù là đang đứng dưới mưa. Năm Đồng Tử đứng ngoài quan chiến mà cũng toát mồ hôi, lão thầm tự đem bản lĩnh của mình ra so sánh với hai vị cao thủ kia, thầm cảm thấy nếu mà lâm vào hoàn cảnh như thế thì chắc sẽ kém hơn một phần. Giờ trong hai người rất có thể một sẽ mất mạng, một sẽ bị trọng thương trong vòng mười năm khó có thể hồi phục, vậy xem ra trong giới võ lão sẽ leo lên hàng chí tôn sau cuộc đấu này.


Huỳnh Trưởng Môn và Lưu Quang Hổ càng đấu càng tự biết cả hai công lực đều ngang bằng nhau, nếu cứ tiếp tục thì nhất định sẽ đi đến chỗ cạn kiệt nội công, ví như đèn hết dầu sẽ tắt, cả hai sẽ cùng bỏ mạng. Nếu thật như thế thì cục diện sẽ trở nên rất bế tắc, đại cuộc sẽ không có người chủ trì, tất sẽ loạn. Hai đại môn phái mất tôn sư tất sẽ sinh ra thù hận mà chém giết lẫn nhau. Cả hai ngoài võ công, trí lực cung tương đương nhau, đều hiểu rõ dù thắng hay bại cũng phải giữ lại mạng sống. Lưu Quang Hổ đưa mắt nhìn Huỳnh trưởng môn, trong thoáng chốc tâm ý tương thông. Cả hai cùng thét lớn một tiếng đồng thời thu chưởng về. Tức thì cả hai đều bị dư lực công phá tâm mạch phụt ra một búng máu tươi, loạng choạng ngã xuống đất trọng thương tức thì, không thể đấu tiếp được nữa. Đệ tử hai bên cùng dìu hai người về ghế ngồi.


Năm Đồng Tử thấy trận đấu đã kết thúc mà không có ai mất mạng, tuy cùng bị nội thương nhưng cũng chỉ vài tháng sau là hồi phục thì lão có phần hơi thất vọng, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra bình thường. Ở vị trị trọng tài, lão đứng lên nói ngắn gọn:
“Vậy là trận đấu kết thúc, kết quả xem như hòa.”

Lưu Quang Hổ nói, giọng thều thào xem ra rất mệt mỏi: “Kỳ đấu thua, Võ đấu hòa, vậy ta đây hôm nay nhận thua trước Huỳnh Trưởng Môn, những gì đã thỏa thuận sẽ y vậy mà làm theo.”

Nói tới đó lão cố đứng lên cung tay về phía Năm Đồng Tử và Huỳnh Trưởng Môn nói:
“Huỳnh trưởng môn quả thật danh bất hư truyền, ta đây tâm phục khẩu phục. Xin cáo biệt, không hẹn ngày gặp lại.”

Huỳnh Trưởng Môn vội vã đứnglên cung tay đáp lễ nói:
“Lưu huynh cần gì phải vội vã như thế, xin lưu lại tệ gia mấy ngày cho vết thương bình phục, nhân tiện cho Huỳnh mỗ được dịp thỉnh giáo.”

Lưu Quang Hổ cười gượng nói:
“Thật không dám làm phiền. Từ nay cái tên Phục Long phái sẽ không còn trong giới võ thuật nữa. Lưu mỗ cũng sẽ rửa tay gác kiếm từ đây. Xin cáo biệt!”

Nói rồi đệ tử dìu y ra ngoài cửa rồi bỏ đi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản sắc anh hùng
Chương 3: Cuộc trò chuyện của chưởng môn


Huỳnh Tiết Huỳnh chưởng môn kể tới đó thì đã đi hết mấy vòng quanh sảnh, liền ngồi lại xuống ghế uống một ngụm trà rồi nói tiếp:
“Lưu Quang Hổ biệt tăm từ đó, không còn nghe nhắc tên y trong giới võ thuật nữa. Chuyện xảy ra cách đây cũng đã hơn ba mươi năm, khi đó ta gần hai mươi tuổi, cũng đứng trong hàng ngũ các đệ tử quan chiến. Cha ta cũng vì trận đấu đó mà trọng thương ba năm liền.”

Cả bốn đệ tử ngồi dưới đều im lặng chăm chú. Huỳnh Chưởng Môn giơ bức chiến thư lên nói:
“Người ra chiến thư này chính là con trai của Lưu Quang Hổ. Khi đó y cũng là một trong bốn đệ tử tháp tùng theo cha. Trong thư y tự xưng là Lưu Bạch Phong.”

Nói rồi ông đưa bức thư cho Huỳnh Võ Đức, là đại đệ tử rồi bảo: “Cùng đọc cho mọi người nghe, thiết tưởng các ngươi cũng nên biết những chiến thư là như thế nào”.


Huỳnh Võ Đức nhận thư mở ra xem, rồi đọc lớn:
“Kính gửi: Huỳnh Tiết - Chưởng Môn Huỳnh Gia Võ Quán.
Từng nghe danh võ công Huỳnh Gia danh chấn thiên hạ, độc bộ võ lâm, kẻ học võ không ai là không đem lòng ngưỡng mộ, không ai là không muốn được lĩnh giáo một lần. Tại hạ đây tên gọi Lưu Bạch Phong, năm ấy có theo cha là Lưu Quang Hổ đến thọ giáo Cố Đại Chưởng Môn là Huỳnh Nhậm, đã được mục kiến tinh hoa võ nghệ của Huỳnh Gia, lòng rất ái mộ.
Tuy nhiên nếu đem so ra, trận đấu năm ấy vốn chưa phân thắng bại, chưa thể biết được võ công của Lưu Gia và Huỳnh Gia ai hơn ai kém. Nhưng cha tôi, vì lòng nghĩa hiệp, lại phải cúi đầu nhận thua, thoái ẩn về hưu, công danh sự nghiệp một đời trôi như dòng nước. Lòng tôi đây là kẻ làm con tuy có bổn phận vâng lời giáo huấn của cha nhưng không thể chấp nhận được chuyện ấy.
Cái hận cho cha canh cánh cả đời, nên hôm nay quyết hạ chiến thư gửi đến Huỳnh Tiết Đại Chưởng Môn lời mời thách đấu. Trước là để trao đổi võ nghệ, sau là phân thắng bại trận đấu dở dang năm ấy. Rằm tháng chạp cuối năm, mạn phép quấy rầy chưởng môn.
Thọ bút ký tên: Lưu Bạch Phong.”

Huỳnh Võ Đức đọc xong thì gấp thư lại trao lại cho cha. Huỳnh chưởng môn đặt thư lên bàn, lại thư thả nói tiếp: “Ý hắn đã rõ. Hắn muốn báo thù cho cha nên mới hạ chiến thư như thế. Tay Lưu Bạch Phong ta cũng không rõ nhiều về hắn. Tên của hắn ta ít nghe nhắc trong giới võ thuật, nhưng nghe đâu hắn sống ở Sài Gòn, thế lực cũng không nhỏ.”

“Vậy sư phụ tính thế nào?” Trần Hãn, nhị đệ tử, cũng là người lớn tuổi nhất lên tiếng hỏi.

“Còn tính thế nào nữa, đây là lá thư ta không thể từ chối. Vậy đành đợi đến rằm tháng chạp năm nay thôi.”

Huỳnh chưởng môn nói thế rồi đưa cái phong bì cho người hầu, dặn cất vào nơi kĩ lưỡng, rồi ông trở lại ngồi vào bàn lấy cái phong bì còn lại xem. Xem xong ông trao cho Huỳnh Võ Tài, là tứ đệ tử, nói: “Đây là giấy báo nhập học gửi cho con.”

Huỳnh Võ Tài nghe thế thì khuôn mặt thoáng rạng rỡ, vội đưa hai tay đón lấy.

Huỳnh chưởng môn nói: “Các người lui về lo việc của mình đi, riêng thằng Tài thì ở lại đây với ta.”

Các đệ tử y lời lui ra. Lúc đó huỳnh chưởng môn mới nói: “Con xem khi nào thì đi học?”

Huỳnh Võ Tài xé phong bì ra xem, rồi đáp:
“Đầu tháng mười thưa cha.”

Huỳnh chưởng môn gật đầu đáp:
“Huỳnh gia ta trước nay rất chú trọng chuyện học hành, ngoài việc đến trường, thì đa phần là gia truyền. Con muốn đi học đại học điều đó đương nhiên ta khuyến khích, nhưng những tinh hoa của dòng tộc về Nho, Y, Lý, Số thì con cũng nhất định phải học. Mỗi năm vào những tháng hè, con phải về để học những môn đó. Đích thân ta sẽ dạy.”

Huỳnh Võ Tài cúi đầu vâng lời, Huỳnh chưởng môn lại nói tiếp: “Khẩu quyết Âm Dương Chưởng Pháp ta truyền cho con, con nắm hết chưa?”

Võ Tài khẽ rùng mình, cúi đầu đáp: “Đồ nhi đã thuộc.”

Huỳnh chưởng môn khẽ gật đầu, rồi từ từ giải thích:
“Bộ chưởng pháp đó là pháp môn trấn phái của Huỳnh Gia ta, là tinh hoa võ thuật của nước Việt ta, xét về cả giá trị lẫn uy lực đều có thể sánh ngang với thái cực quyền của Võ Đang, Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm ở bên Tàu, trước nay chỉ truyền cho các đời chưởng môn. Nhưng quy củ không phải là không thể thay đổi, nay ta phá lệ truyền cho cả anh con là Võ Đức và con. Con cứ theo đúng khẩu quyết và phương pháp mà chuyên cần luyện tập hàng ngày. Với tư chất của con, theo ta thấy thì sau ba năm sẽ luyện xong chương thứ nhất.”

Võ Tài im lặng, kính cẩn nghe cha dạy bảo. Huỳnh chưởng môn vẫn tiếp tục nói:
“Bộ chưởng pháp này uy lực kinh người, luyện mười năm một chưởng có thể đập tan được cự thạch, luyện hai mươi năm có thể tạo thần công hộ thể, ngăn được cả súng đạn thời bây giờ. Nó chia làm ba thành. Thành thứ nhất gồm tám chương: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Chính là xuất phát từ trong kinh dịch, thâu tóm biến hóa của đất trời. Người có tư chất tốt phải hơn mười năm chuyên cần mới xong. Thành thứ hai chỉ có một chương, đó là pháp quyết để kết hợp những biến hóa của thành thứ nhất tạo thành một thực thể trời đất sống động, khi tiến thì thế công như gió như sấm, khi thủ thì vững chắc như sơn, tĩnh lặng như hồ, khi vận thì dựa đất, khi phát thì tỏa trời. Người có tư chất cực tốt phải mất hai mươi năm khổ luyện mới xong. Còn riêng về thành thứ ba thì không phải ai cũng có thể luyện được, điều cốt lõi là phải có cái duyên với bộ chưởng pháp này, không những thế phải là người có tấm lòng trượng nghĩa, thuận theo ý trời, tâm không vướng tà niệm, lòng không tham sân si. Khi luyện đến độ chín mùi, thiên – địa – nhân hòa làm một, có thể hô phong hoán vũ, vận sơn điều thủy, uy lực vô ngần. Cơ duyên như thế trăm năm mới có một người. Huỳnh gia ta từ hồi khai môn tới giờ chỉ có tổ sư Huỳnh Tường Đức là đạt tới cảnh giới này mà thôi. Ông nội con lúc trước cũng chỉ luyện được hết thành thứ hai. Ông biết mình không có duyên nên không thể miễn cưỡng luyện thành thứ ba được, nếu cố nài ép, sẽ tự tìm đến sự diệt vong.”

Võ Tài nghe cha giảng giải mà không khỏi thất kinh, lắc đầu ngao ngán, tự nhiên cảm thấy con đường học nghệ phía trước xa thăm thẳm. Huỳnh chưởng môn nói xong thì im lặng một lát, uống một ngụm trà rồi lại từ tốn bảo:
“Xã hội bên ngoài rất nhiễu nhương, con sống làm sao cho khỏi hổ thẹn là bậc nam nhi. Ta chỉ nói với con như thế. Ngoài ra chuyện học hành của con trong năm đầu tiên ta sẽ hỗ trợ tất cả. Từ năm thứ hai thì ta chỉ hỗ trợ một phần, sang đến năm thứ ba thì con phải tự lo liệu lấy mọi chuyện. Con có thể tự lo lắng được thì tốt, bằng không thì đi về.”

Huỳnh Võ Tài lại gật đầu vâng lời.

Võ Tài trò chuyện với cha xong thì đi ra ngoài tìm hai đứa bạn thân của mình để báo tin. Bao quanh phủ Huỳnh Gia là cánh đồng lúa bao la bạt ngàn, một nét đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ. Phía trước cổng phủ có một con đường chạy qua đồng lúa dẫn ra ngoài đường lộ. Cách phủ không xa về mé trái có một gò đất nhỏ cây cối xanh tốt nổi lên giữa đồng. Võ Tài men theo một con đê nhỏ dẫn tới đó. Trời đang độ mùa mưa nên nặng mây, ánh nắng yếu ớt, gió nhẹ lay động biển lúa, trông tựa như một màn nhung xanh dập dìu.

Đúng như nó nghĩ, hai thằng bạn thân của nó đang ở trên gò. Chúng ngồi vắt vẻo trên một cành cây lớn.

Thấy nó tới một thằng lên tiếng: “Tưởng sáng nay bố không ra chứ. Sao! Biết kết quả thi chưa, tụi tao là đậu hết rồi đấy”. Thằng đó tên là Long, dáng người vừa to vừa mập, khuân mặt phúng phính, làn da nhẵn nhụi với cái mũi to và đôi mắt tròn khiến nhìn nó có cảm giác giống như một đứa bé to xác. Nhưng hai hàng lông mi lại vừa dài vừa rậm, cộng thêm với cái môi dày hớt lên trên khiến cho khuân mặt trẻ con ấy lại có phần xấc láo. Đã thế nó lại ở trần, mặc độc cái quần cộc phơi bày trọn vẹn những tảng thịt ục ịch trên người nó, nhất là cái bụng béo cứ chảy xệ cả xuống, trông vừa khôi hài mà cũng vừa vô duyên.

Võ Tài vui vẻ đáp: “Chẳng lẽ tao lại thua hai đứa mày. Giấy báo nhập học gửi tới tận cửa rồi đây này. Sao, chúng mày tính thế nào, bao giờ thì đi đây?”

Thằng còn lại lên tiếng: “Còn tính thế nào nữa, phải lên trước một tuần để còn lo kiếm chỗ ở. Hơi căng đấy”. Thằng này tên Điệp, vẫn được gọi là nghệ sĩ bởi vì có dáng hình lãng tử. Hắn ta có khuân mặt trái xoan khá cân đối, được tô điểm bởi đôi mắt đen mơ màng nép mình dưới hai hàng lông mi cong gợn sóng. Cái mũi thì vừa cao vút và cặp môi thon gọn. Ai cũng bảo hắn nửa giống tây, nửa giống Hàn Quốc, có nét đẹp khá lạ. Và cái nét đẹp khá lạ ấy, cộng với cái tài đàn hay hát giỏi cũng đã làm không ít em trong trường phải điêu đứng.

Võ Tài nói: “Cũng căng thật, tìm phòng cũng phải mấy hôm, vậy mấy hôm đấy ở đâu?”

Thằng Long nói: “Cái đấy mày đi hỏi sư nương thử đi. Đệ tử môn phái mình dưới thành phố đâu có ít. Sư nương mở lời thì thế nào mà chẳng xong.” Thằng Long và thằng Điệp đều tập võ trong Huỳnh Gia, xét ra cũng đã là đệ tử lâu năm. Thằng Long nói sư nương là ý chỉ vợ của Huỳnh đại chưởng môn.
Võ Tài nói: “Không có được đâu, cha tao không cho phép nhờ vả bất kì ai hết. Mọi sự đều tự phải liệu lấy.”

Thằng Điệp nói: “Cái đấy khỏi lo đi, mẹ tao gọi cho gì tao dưới thành phố rồi. Tạm thời bọn mình cứ ở tạm đấy. Vấn đề nan giải nhất vậy là xong.”

Võ Tài cười nói: “Có bà con dưới thành phố mà trước giờ không thấy nói năng gì cả, đúng cái thằng.”

Thằng Long nói: “Thời gian ở nhà không còn được bao lâu, tranh thủ chơi cho sướng thân đi bọn mày. Hôm nay đi tắm sông xong bắt cá, tối ra đồng nướng ăn, mở một cái paty nhỏ nhỏ mừng thắng lợi. Chúng mày thấy sao. Rủ thêm bọn thằng Nhắt con Nhít xóm trên nữa, bọn đấy mà nghe có tiệc là vọt xuống liền.”

Võ Tài và thằng Điệp ủng hộ ngay, mỗi đứa một câu nói: “Ngon đấy, vậy cơm trưa xong thì đi. Tranh thủ có chiều nó mưa thì hỏng hết.”

Ba thằng túm tụm tán phét hết nửa ngày, gần đến giờ cơm trưa mới tan, hẹn chiều đến cùng đi tắm sông bắt cá.

Võ Tài về phủ, định tìm mẹ báo tin đỗ đại học, nhưng vừa ngang qua phòng Huỳnh chưởng môn thì nghe thấy tiếng người quát lớn: “Huynh bảo sao, hắn còn gửi cả chiến thư cho huynh ư!”

Vừa nghe nó nhận ra ngay là tiếng của mẹ, không biết vì cớ gì mà bà lại lớn tiếng như vậy. Nó cũng biết mẹ là người nóng tính, nhưng trước giờ hai ông bà vốn kính nhau như bạn, không bao giờ có lời qua tiếng lại kiểu cãi vã, mà nghe giọng nói vừa rồi, thì hình như là vì hốt hoảng chứ không phải vì nóng giận. Vậy nó liền đứng lại ghé tai sát vào vách tường nghe xem chuyện gì. Nghe lén chưởng môn nói chuyện trước giờ là điều tối kị trong môn phái, nhưng tính hiếu kỳ đã nổi lên nên nó cũng gạt bỏ cái lo lắng ấy qua một bên.

Bên trong phòng Huỳnh chưởng môn ôn tồn nói:
“Tên Lưu Bạch Phong này ta cũng có biết một chút. Năm ấy cha hắn vì bại dưới tay cha ta nên ôm hận mà về, vì lời giao ước nên buộc phải giải tán môn phái. Những tưởng cái họa nội loạn này sẽ theo đó mà tan. Nhưng ai ngờ đâu hắn lại đứng sau chỉ đạo cho con trai mình là Lưu Bạch Phong ngấm ngầm xây dựng thế lực khác. Bình mới rượu cũ, cái danh xưng Phục Long Phái tuy không còn nữa, nhưng thay vào đó là Liên Hoa Bang. Những bè phái dưới trướng ngày xưa của Lưu Quang Hổ giờ đều do con trai hắn thống lĩnh. Bọn chúng không đóng đô ở An Giang vùng Cửu Long nữa mà lại chuyển lên vùng đất Sài Gòn đầy thị phi xây dựng sào huyệt. Ta còn biết khi lên Sài Gòn, bang này không ngừng tranh đấu với Thanh Long Bang của Năm Đồng Tử, chém giết nhau suốt mấy năm trời. Nhưng Liên Hoa Bang người đông thế mạnh, lực lượng trải khắp các tỉnh miền nam cho nên cuối cùng Năm Đồng Tử cũng phải nhượng bộ, chia một nửa giang sơn cho Lưu Bạch Phong làm ăn.”

Huỳnh Chưởng môn nói tới đó thì hừ nhẹ một tiếng, nâng chén trà hớp một ngụm. Phu nhân ông hằn học tiếp lời: “Muội nhớ chưa đầy mười năm trước, hắn mò đến tìm huynhm giọng điệu rõ ràng là muốn kiếm chuyện. Gần mười năm nay lại không thấy tăm hơi đâu. Không ngờ hôm nay lại gửi chiến thư tới.”

Huỳnh chưởng môn lại nói:
“Lần trước hắn tới, tuy giọng điệu có phần xấc láo, nhưng trước sau cũng không có ý khiêu chiến. Ta đoán có lẽ là vì hắn còn chưa luyện thành môn công phu đó. Mục đích chủ yếu của hắn là muốn dò hỏi về Trấn Quốc Huyệt nhà ta.”

Huỳnh phu nhân nghe vậy thì thoáng giận nói:
“Hắn đúng là muốn thứ bảo bối đó, nên không thể không quay lại.”

Huỳnh chưởng môn nói:
“Cái đấy tất có lí do bên trong. Cái tên Lưu Bạch Phong này tuy bên ngoài là thủ lĩnh một băng đảng Mafia chính cống nhưng ta biết không phải chỉ như thế. Hắn kế thừa hoài bão của cha hắn là muốn làm nên chuyện đại sự, hay nói trắng ra là muốn lật đổ chính quyền, xây dựng nhà nước mới. Mục đích cực kỳ ghê ghớm. Ta không biết là hắn đã làm được những gì, nhưng chắc chắn trong ngần ấy năm hắn ra sức xây dựng lực lượng, chắc cũng không ngoài mục đích đó. Nghe đâu hắn còn nỗ lực cấu kết với các thế lực khắp nơi trên đất nước và cả ở hải ngoại. Thế lực của hắn lớn tới đâu ta cũng không thể nắm hết được. Chỉ biết hắn thực sự là một cái họa âm thầm cho đất nước, sớm muộn cũng sẽ gây chuyện tày trời.”

Huỳnh phu nhân nghe thế thì nóng lòng hỏi:
“Vậy cớ gì hắn phải hạ chiến thư quyết đấu với huynh. Chuyện này thì có liên quan gì?”

Huỳnh chưởng môn thở dài đáp:
“Cái đấy thì ta cũng chưa rõ. Nhưng chắc chắn không chỉ đơn giản là báo thù rửa hận cho cha hắn đâu. Hẵng cứ đợi xem sao đã.”

Võ Tài đứng ngoài nghe được những chuyện đó thì bất ngờ vô cùng, trong lòng thấy bấn loạn. Thì ra cái kẻ gửi chiến thư lúc sáng cha nó đã biết rõ nhưng có ý giấu các đệ tử.
Còn đang muốn gióng tai nghe ngóng thêm thì bỗng nó thấy bên trong im lặng như tờ. Rồi cánh cửa phòng bật tung, một thứ gì đó trăng trắng phóng vút ra ngoài như tên bắn. Thứ đó vướng vào cành cây liễu mỏng manh trước sân khiến cành cây cong vút như cung rồi bật ngược trở lại đánh trúng đầu gối của nó khiến nó quỵ ngay xuống đất. Lúc nhìn ra thì là một tách trà. Trong lòng nó kinh hãi, tự hiểu là cha đã biết nó nghe lén bên ngoài nên mới dùng tách trà để đánh ngã. Còn chưa kịp bỏ chạy thì đã thấy Huỳnh chưởng môn cùng phu nhân bước ra, mặt ông trông rất không vui.

Ông gằn giọng nói:
“Sao con dám đứng ngoài nghe lén ta và mẹ nói chuyện. Thật không còn phép tắc gì nữa!”
Võ Tài run lên bần bật, toát hết mồ hôi lạnh. Xưa nay cha nó rất ít lời, nhưng mỗi lời nói ra đều nặng như núi, bị ông khiển trách thử hỏi sao không run lên cho được.

Phải mất một lúc nó mới lắp bắp được thành lời: “Dạ thưa cha, mẹ, con chỉ tình cờ đi ngang qua, tuyệt không có ý nghe lén. Con… con chưa nghe được gì ạ. Xin cha mẹ thứ tội.”

Huỳnh chưởng môn nét mặt càng sa sầm hơn nói: “Lại còn dám nói dối!”

Võ Tài tim như bắn ra ngoài vội vàng thưa: “Dạ thưa cha, con biết lỗi, từ nay con không dám nữa.”
Huỳnh chưởng môn nói: “Theo môn quy, nghe lén chưởng môn nói chuyện sẽ bị phạt thế nào?”

Võ Tài cúi đầu đáp: “Thưa cha, lần đầu phạt ba mươi gậy, lần thứ hai phạt năm mươi gậy, lần thứ ba sẽ bị trục xuất khỏi sư môn.”

Huỳnh phu nhân đứng bên thấy con sắp sửa bị phạt đòn thì hoảng sợ. Bà tuy trước nay tính tình nóng nảy nhưng lại rất cưng chiều con cái. Nhưng bà cũng chỉ dám kín đáo đưa tay lắc lắc chồng tỏ ý xin tha chứ không dám mở miệng nói.

Huỳnh chưởng môn rất kính vợ. Tuy vợ ông chưa bao giờ dám có một lời chen vào việc ông làm, nhưng trước sau ông cũng luôn lắng nghe ý kiến của bà. Thấy vợ đã có ý xin cho con, lại thêm sự việc cũng chưa đến mức nghiêm trọng nên ông nói:
“Lần này ta tha cho, tuyệt đối không được tái phạm lần sau. Nhưng những chuyện nghe được không được phép kể với bất kì ai. Nếu để ta biết, thì chớ có trách. Con thân là tứ sư huynh trong môn phái, hành động lời nói không thể cứ mãi giống một đứa con nít, phải biết tự răn lại mình. Nhớ chưa!”

Võ Tài dập đầu đáp: “Dạ! Con đã nhớ”

Rồi nó vội vã cáo lui.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản sắc anh hùng
Chương 4: Chuyến xe đò


Cứ đến hẹn lại lên, thời điểm đầu tháng mười là lúc sinh viên khắp mọi nơi nô nức tựu trường. Tại các bến xe lớn nhỏ đâu đâu cũng thấy cảnh sinh viên tay xách nách mang, hành lí đùm đuề từ các tỉnh xa lên thành phố chuẩn bị vào năm học mới.

Thành Phố Hồ Chí Minh, hay người ta vẫn quen gọi bằng cái tên Sài Gòn, là tụ điểm sầm uất nhất nước. Mỗi năm lượng người đổ về nơi đây đông không sao kể xiết, tựa như muôn sông đổ bể, đủ các hạng người trên đời từ tốt đến xấu, từ côn đồ cho tới trí thức, từ nghèo khổ cho đến giàu có, tất cả đều tụ lại kiếm miếng ăn, tìm chỗ đứng cho tương lai. Điều đó biến thành phố trở thành một nơi vừa phồn hoa đô hội, vừa nhiễu nhương thế sự. Minh chứng rõ nhất cho sự xô bồ của đô thị này là đường phố lúc nào cũng ngập trong một biển người hỗn loạn, đông đến nghẹt thở.

Sài Gòn như một con rối mang hai cái mặt nạ, một cái mặt nạ hào nhoáng, xa hoa của thế giới những kẻ tiền dư bạc thừa, đi mây về gió, sống cuộc đời xa hoa nhàn hạ. Cái mặt nạ giàu sang ấy phủ lên cái mặt nạ tồi tàn của thế giới những con người mạt hạng, nghèo khổ vô văn hóa phía đằng sau. Hầu hết họ đến từ khắp các miền quê. Lý do là bởi tình hình kinh tế ngày nay đẩy cuộc sống của dân quê vào tình thế mỗi lúc một khó khăn, ngày tháng nông nhàn càng lúc càng dài, vụ mùa càng lúc càng thất bát, lượng công việc không thể đáp ứng nổi số lao động mỗi lúc một tăng, cho nên giới thanh niên nhàn rỗi những ai đi được thì đều đi hết, kiếm một công việc xa nhà, trang trải nỗi lo cơm áo. Họ tản vào khắp các xí nghiệp, nhà máy, chợ búa, công trường trong thành phố để tìm việc. Những ai may mắn có được việc thì phải nai lưng ra mà làm với tiền công không bõ tiền ăn. Những người xui xẻo không tìm được việc thì lại cặm cụi đi bán vé số, đi mò rác. Số còn lại trở thành bọn đầu trộm đuôi cướp, hút chích xì ke, thể loại này nhan nhản khắp nơi. Tại đây, một phương châm sống bất thành văn mà ai cũng đều hiểu: “Hãy tự lo đi, không ai thèm quan tâm đâu!”

Võ Tài cùng với hai đứa bạn thân là Long và Điệp hôm ấy cũng nô nức xuống thành phố đi học. Sáng tinh mơ gà chưa gáy ba đứa đã thức dậy. Trời mưa rả rích, là dư âm của trận mưa lớn đêm qua. Ba thằng đều ngủ cả ở nhà Võ Tài đêm đó để sáng sớm cùng đi cho tiện. Những người ở quê khi lên thành phố thường cố gắng đi chuyến sớm nhất để tối còn kịp về. Trong số ba thằng chỉ có Võ Tài là hay theo cha đi xa, chủ yếu là đi giao lưu với các môn phái khác, còn lại hai đứa kia cũng chỉ thỉnh thoảng mới có dịp đi, nên thành phố vẫn còn là một nơi xa lạ với hai người. Huỳnh phu nhân dậy còn sớm hơn bọn chúng, Võ Tài vừa thay đồ xong thì đã thấy bà gõ cửa rồi bước vào.

Nó vội nói: “Mẹ à, trời còn chưa sáng mẹ sao không ngủ đi dậy làm gì?”

Thằng Long và thằng Điệp vội vàng thưa gửi. Huỳnh phu nhân trước giờ cũng coi hai đứa này thân thiết như con cái, nên không hề câu lệ, liền nói: “Mẹ qua xem mấy đứa tụi mày chuẩn bị có đầy đủ không, lần đầu tiên sống xa nhà, nhất thiết mọi thứ phải chu đáo, ra đường phải cẩn thận. Thành phố không giống thôn quê chất phác chúng ta đâu.”

Bà nói một tràng dài, cũng không ngoài đại ý dặn dò con cái phải cẩn thận. Nói một hồi thì nước mắt đã rơi lã chã. Huỳnh phu nhân tuy tính nóng như lửa nhưng đối với con cái rất mực thương yêu chiều chuộng, khác hẳn với sự nghiêm khắc của chồng. Nên giờ phải để đứa con trai sống xa nhà, bà không khỏi cảm thấy buồn bã lo lắng trong lòng. Bà đã định là sẽ theo con lên thành phố để sắp xếp nơi ăn chốn ở cho bọn chúng. Huỳnh chưởng môn quen biết cực rộng, nếu bà mở lời thì việc ăn ở hoàn toàn chẳng phải vấn đề gì, chỉ tính riêng giàn đệ tử đã xuất sơn không thôi thì cũng đã cả trăm người, rất nhiều người thành đạt.

Đệ tử Huỳnh Gia trước nay lấy chữ Sư làm trọng, chữ Sư trong chữ Tôn Sư, cực kỳ kính trọng sư phụ. Đấy cũng là truyền thống lâu đời trong giới võ thuật Việt Nam. Ngày xưa, chữ thầy thậm chí còn lớn hơn chữ cha. Cái nét Tôn Sư độc đáo ấy đến ngày nay dường như chỉ có Huỳnh Gia Võ Quán là giữ lại được. Đệ tử khắp trên dưới, dù đã xuất sơn hay còn đang tập luyện, mỗi lần nhắc tới Sư Phụ đều hết sức kính ngưỡng. Đừng nói Huỳnh Chưởng môn có lời nhờ vả, chỉ cần họ biết Võ Tài xuống thành phố học thì sẽ lập tức cung phụng, chăm sóc như anh em ruột.

Nhưng Huỳnh chưởng môn nhất định không cho phép, bắt Võ Tài tự lo liệu lấy mọi sự, không được cậy nhờ bất cứ ai. Võ tài thấy mẹ khóc thì liền nói: “Mẹ khóc cái gì vậy, rảnh rỗi con về thăm mẹ liền. Từ đây lên thành phố có chút xíu thôi mà.”

Huỳnh phu nhân lau lau nước mắt rồi bảo:
“Thì tao nói vậy thôi, mấy đứa bọn mày đi đi, nhanh không trễ xe đấy.”

Ba đứa dạ một tiếng rồi xách vali hành lí bước ra ngoài. Vừa ra tới cửa thì Võ Tài đứng khựng lại.

Ngay đó là một giọng trẻ con trong trẻo cất vang:
“Anh ba đi học hả, chừng nào anh ba mới về?”

Võ Tài bất giác cảm động, ra là đứa em gái út mới năm tuổi đầu, bộ dạng ngái ngủ, tay ôm con gấu bông nhỏ đứng nhìn nó. Bình thường con bé có bao giờ dậy sớm thế này, vậy mà hôm nay biết nó đi xa lại dậy sớm vậy tiễn nó.

Nó liền cúi xuống bế con bé lên, nựng nựng mấy cái rồi nói: “Ở nhà ngoan, chừng nào sinh nhật em anh ba mua quà về cho hen.”

Con bé cười cười, lắc lắc cái đầu nói: “Anh ba nhớ đấy nhé, không được gạt em đâu đấy.”

Võ Tài cười rồi hôn chụt một cái vào má con bé nói:
“Ừh, anh ba nhớ rồi, em vào đi ngủ tiếp đi nhé. Ở nhà là phải ngoan đấy!”
Vừa nói nó vừa chuyền con bé sang cho Huỳnh phu nhân.

Bên ngoài đã có xe chờ sẵn đưa cả ba ra bến. Huỳnh Gia có xe hơi riêng, nhưng Huỳnh chưởng môn muốn Võ Tài cũng phải đều giống những người khác, nên ông không cho xe chở nó lên thành phố mà bắt phải đi xe ngoài.

Ra tới bến xe thì gà vừa gáy sáng. Đây là một bến xe khách nhỏ chỉ có vài ba chiếc. Bọn Võ Tài nhanh nhẩu lên chiếc xe ba chục chỗ ngồi đã mua vé sẵn. Trên xe người đã ngồi chật, đa phần cũng đều là sinh viên giống nó. Nhìn ngó mãi thì mới thấy băng ghế cuối mới có một người ngồi, cả ba cũng chạy xuống an vị, vừa lúc xe chuyển bánh.

Đây là lần đầu tiên sống xa nhà, nên cả ba đứa trong lòng đều cảm thấy xao xuyến, cứ nhìn nhìn ngó ngó ra ngoài đường, mặc dù bên ngoài trời vẫn còn tối mịt, đầu óc theo đuổi những suy nghĩ khác nhau.

Võ Tài quay sang thì thấy người đàn ông bên cạnh đang ngồi nhắm mắt dưỡng thần. Người này mũi cao, mày rậm, trán nổi gân xanh, người tỏa hơi nóng, tuổi khoảng trung niên. Khi nãy bước vào, nó vừa nhìn thấy đã biết là người học võ, không chỉ thế mà còn là một cao thủ. Thấy cách ông ta ngồi thiền định cũng đủ hiểu không phải hạng tầm thường. Dưới chân ông ta mang theo một cái balo to tướng, mình mặc áo khoác đen. Võ Tài trước nay không phải kẻ hiếu kì, nên biết thế cũng không để ý nhiều lắm, chỉ có suy nghĩ thoáng qua là một cao thủ như thế, không hiểu tới Long An này làm chuyện gì.

Bỗng thấy ông ta nhẹ nhàng mở mắt, rồi cất tiếng hỏi:
“Cậu cũng học võ à? Không biết sư phụ là ai?”

Giọng nói người này trầm ấm âm vàng, nói nhỏ mà tiếng to, hơi thở như thúc lên từ đan điền. Võ Tài theo cha học võ từ nhỏ, đã có chút ít căn cơ, trình độ thẩm định cũng không phải hạng xoàng, nghe tiếng liền biết ngay nội công người này rất thâm hậu. Thấy thế nên nó không dám có ý thất kính, liền dùng lễ tiết trong giới võ thuật mà đáp:
“Tiểu bối nông cạn, chỉ biết mấy chiêu thức phòng thân. Tên tuổi gia sư cũng không tiện nhắc đến. Không biết tiền bối đây là cao nhân phương nào?”

Những người ngồi ở hàng ghế trên thấy kiểu nói chuyện của Võ Tài sặc mùi kiếm hiệp thì đều bất giác quay lại nhìn, một số thậm chí còn cười khúc khích. Nhưng Võ Tài không hề để ý, bởi đó là cách nói chuyện giữa những người học võ với nhau, cũng khó trách người ngoài lấy làm lạ.

Người đàn ông kia mở miệng đáp, nói mà như không nói, nhưng tiếng lại như xoáy thẳng vào tai nó: “Cậu tuổi còn trẻ nhưng nội công không phải tầm thường, nhất định là có cao nhân dạy dỗ. Theo ta thấy ở đất Long An này chỉ có thể là Huỳnh Tiết Huỳnh đại chưởng môn của Huỳnh Gia Võ Quán, danh chấn thiên hạ mà thôi.”

Võ Tài thầm thấy kinh hãi, không ngờ người này mới nhìn một cái đã ra lai lịch của mình, liền vội cúi đầu thưa: “Tiền bối quả thật nhãn lực kinh người, tiểu bối là môn hạ của Huỳnh Chưởng Môn, cùng với hai người bạn đây là sư huynh đệ đồng môn với nhau – vừa nói vừa chỉ tay về phía thằng Long và thằng Điệp - bọn chúng tôi lên thành phố đi học.”

Người kia gật đầu nói: “Ta đoán chắc không phải môn hạ tầm thường. Cỡ như cậu thì có lẽ đã luyện công từ nhỏ, theo đúng con đường tu tập, lại có danh sư tận tình chỉ bảo thì mới được như hôm nay, nhất định phải có mối quan hệ thân thiết với Huỳnh Gia. Có phải cậu là người nhà của Huỳnh chưởng môn?”

Cả ba đứa Võ Tài đều tròn mắt nhìn nhau. Cái người này như quỷ ma, cái gì cũng nhìn ra được. Võ Tài liền đáp: “Tiền bối nói thật không sai, tiểu bổi là con thứ hai của Huỳnh chưởng môn.”

Người kia ủa lên một tiếng tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi mỉm cười nói: “Không ngờ lại là con trai của Huỳnh chưởng môn, hèn chi…”

Võ Tài thấy dáng vẻ của người này hơi kì quặc, liền hỏi: “Tiền bối có quen biết với gia phụ sao.”

Người kia cười cười nói: “Không quen, không quen. Nhưng đại danh của Huỳnh chưởng môn vang khắp thiên hạ, ta đây lẽ nào không biết.”

Võ Tài nghe người lạ mặt kia khen cha mình thì trong lòng cũng rất vui, liền có ngay mấy phần thiện cảm đáp: “Gia sư lâu nay chỉ chú tâm dạy dỗ học trò ở nhà, trước nay ít ra ngoài. Không biết tiền bối là ai?”

Người kia xua xua tay nói: “Không đáng nhắc đến, không đáng nhắc đến. Chỉ có điều nhân tiện đây ta cũng có lời với cậu thế này.”

Võ Tài vội cúi đầu nói: “Xin tiền bối cứ chỉ dạy.”

Người kia gật gật đầu nói tiếp: “Huỳnh Gia Võ Quán nhà cậu nổi danh tại đất Long An này đã mấy trăm năm nay. Người học võ ai nghe qua cũng phải gật đầu ngưỡng mộ. Nhưng ta chỉ e Huỳnh Gia sắp vướng phải kiếp nạn diệt môn tới nơi rồi.”

Võ Tài cùng hai người bạn nghe vật thì rùng mình kinh hãi. Lời nói của người kia nghe nửa như đùa, nửa như hù dọa, cứ như trong phim. Võ Tài thoáng im lặng rồi đáp:
“Lời tiền bối đây không biết là có ý gì?”

Chỉ thấy người kia lại nhắm mắt dưỡng thần, chỉ nói nhỏ một câu:
“Khi việc đến, tất sẽ biết.”

Võ Tài thấy vậy thì thôi không hỏi nữa, chỉ nghĩ là người này có ý muốn trêu đùa.

Bên ngoài trời đã bắt đầu tờ mờ sáng, cảnh vật hư hư ảo ảo. Chiếc xe cua gấp rồi chạy vào một đoạn đường hai bên cây cối um tùm, khung cảnh vắng vẻ. Xe đang lao nhanh trên đường vắng, bỗng tài xế thắng xe đánh “két” một tiếng, cả xe rung lên dữ dội, theo đà lao vút lên phía trước. Chiếc xe to bị thắng gấp quay liền mấy vòng trên đường, bánh xe ma sát với lòng đường rít lên chói tai. Đám hành khách trên xe được một phen chấn động kinh hoảng, những tưởng đã xảy ra tai nạn tông vào thứ gì đó rồi. Mấy người còn đang mơ màng ngủ trở tay không kịp va đập liên hồi vào ghế rồi té bổ nhào xuống sàn xe. Có mấy người bất tỉnh ngay tại trận.

Võ Tài võ công cao cường, chỉ một tay bám nhẹ vào chiếc ghế bên trên là giữ được thăng bằng, mắt tập trung quan sát phía trước. Còn người đàn ông bên cạnh thậm chí còn không thèm bấu víu vào đâu mà người vẫn không hề chao động. Ông ta chỉ mở bừng mắt như chợt phát giác điều gì đó.

Chiếc xe xoay vòng lướt tới trước mấy chục mét rồi mới hết đà dừng lại, nằm chắn ngang giữa đường. Võ Tài phóng mắt qua cửa kính quan sát, thấy phía trước cách chừng chưa đến mười bước chân là ba chiếc ôtô đen sang trọng đậu giữa đường. Nếu chiếc xe này thuận đà lao thêm một tí nữa thì chắc chắn sẽ lôi theo luôn ba chiếc xe đó theo. Đứng phía sau ba chiếc xe là một toán người chừng chục tên đeo kính đen, đủ các hình thù, béo có, gầy có, cao có, thấp có, mặt mũi nhìn chung đều bặm trợn. Duy chỉ có một tên mặc vest rất lịch sự, ra dáng cầm đầu. Hắn phất nhẹ tay kèm theo một câu lệnh ngắn gọn: “Tóm cổ tên phản gián ấy cho ta.”

Nguyên một đám đồng loạt rút vũ khí từ sau lưng, tên cầm búa tên cầm đao, dậm chân đạp vào nóc những chiếc ôtô tung người mà nhảy đến chiếc xe khách. Hành khách trong xe phần đã bất tỉnh, phần còn đang nôn thốc nôn tháo, những người kịp nhìn thấy sự việc thì trợn mắt kinh hãi. Đám giang hồ kia mà chui được vào trong xe thì tất bị vạ lây. Cảnh tượng trong xe lập tức trở nên nhốn nháo, chen chúc nhau định tháo chạy. Nhưng càng cuống càng hỗn loạn, rốt cuộc cũng chỉ ngồi chết dí trên xe.

Võ Tài nheo mắt quan sát thì đã biết bọn người đeo kính đen kia toàn là những tay hảo thủ chứ không phải loại cướp đường bình thường, cứ theo cách nói của tên cầm đầu thì có vẻ chúng cần bắt ai đó trên xe. Vừa nghĩ tới đó nó bất giác quay lại nhìn người đàn ông bên cạnh. Vừa lúc nhìn thấy ông ta dùng một tay phát chưởng đánh bể cửa kính, tung chiếc va li đen ra ngoài rồi phóng mình ra theo.

Sự việc diễn ra chớp nhoáng. Đám người kia vừa vây lấy chiếc xe thì phát hiện mục tiêu đã thoát ra ngoài. Người đàn ông áo đen thân thủ đã nhanh, nhưng vẫn không chạy kịp, chớp máy đã bị mười mấy tên hảo thủ vây lại vào giữa. Ông ta đeo gấp chiếc vali lên lưng, ngưng thần quan sát cục diện. Võ Tài quan sát nét mặt ông ta ngưng trọng, như đang toan tính gì đấy, chắc đến tám phần là đang tính cách tháo chạy.

Tên cầm đầu mặc vest sang trọng từ trên nóc chiếc xe khách nhún người hai cái đã đứng đối diện với người mặc áo đen, vẻ mặt hết sức khinh bỉ nói:
“Ta xem ngươi còn trốn được tới khi nào, muốn sống thì mau giao hàng ra rồi theo ta về gặp bang chủ chịu tội. Người khoan hồng đại lượng, không chừng sẽ mở cho ngươi con đường sống.”

Người áo đen đứng giữa vòng vây vẫn hết sức bình tĩnh, dáng vẻ đường đường, không có chút khiếp sợ, chỉ nhếch mép cười khinh khỉnh nói: “Đây cũng không phải lần đầu tiên ta bị mấy tên culi bọn mày vây bắt, nên tốt nhất là đừng rườm lời. Hàng ở đây, giỏi thì đến mà lấy.”

Nói rồi ông ta ngoặc tay ra sau rút phăng hai thanh kiếm sáng lóa đã giấu sẵn hai bên vali ra thủ thế.

Tên đeo kiếng sắc mặt lập tức sa sầm, lui về sau ba bước phất tay ra lệnh: “Phanh thây nó ra cho ta.”

Bốn tên đàn em, hai tên cầm đao, một tên cầm búa, một tên cầm côn lập tức múa tít vũ khí chia thành bốn hướng xông vào giáp công người áo đen. Số còn lại cũng lăm lăm vũ khí, sẵn sàng ứng chiến.

Người áo đen múa song kiếm, tung người lên không xoay hai vòng đồng loạt đón lấy bốn mũi công, kiếm khí sáng lóa, kiếm thanh oong oong, sau ba chiêu đã đẩy lui được kẻ địch.
Bốn tên này vừa thối lui, bốn tên khác từ phía sau liền nhào lên tiếp chiến, kẻ từ trên bổ xuống, kẻ từ dưới đánh lên, hai tên còn lại từ trái phải đánh tới, khí thế thập phần hung hãn, nhất định ép người áo đen vào tử lộ. Lần này người áo đen phải xoay chuyển qua lại tới năm chiêu. Hắn tung người lên không, đôi song kiếm hoa lên như quạt máy mới gạt được thế công của kẻ địch. Vừa tiếp đất chân hắn đã có phần hơi loạng choạng, rõ ràng đám người tập kích kia võ công rất khá.
Chưa kịp lấy lại thăng bằng thì bốn tên còn lại cũng ra chiêu đồng loạt xông tới, bức người áo đen phải lui liền ba bước mới xuất được kiếm chống đỡ. Lần này thì thật sự vất vả, hắn ra liền bảy chiêu vẫn không giành lại được cục diện, có vẻ những tên càng về sau võ công càng cao.

Đám người tập kích dường như tỏ ra sốt ruột, chưa đợi bốn tên kia đánh xong thì bốn tên lúc đầu liền nhảy vào vây công. Bọn này tuy đông nhưng không loạn, các chiêu thức tiến thủ phối hợp rất nhịp nhàng, tám người như một, thế trận dạt dào không ngớt. Người áo đen kia tuy lợi hại, nhưng nhanh chóng rơi vào thế hạ phong, trên người đã bị đả thương mấy chỗ, máu tuôn xối xả, chỉ e chẳng bao lâu nữa sẽ gục tại trận.

Những người trong chiếc xe khách đều trố mắt quan chiến, không khỏi thấy thú vị. Giang hồ chém nhau từ trước tới giờ vốn là một đề tài rất thu hút, huống chi còn diễn ra ngay trước mắt. Lại thêm toàn cao thủ đánh nhau, cảnh tượng thật tưởng chỉ có trong phim mà thôi.
Võ Tài quan sát một chập, thầm biết người áo đen kia không thể nào đương cự nổi nữa, chỉ trong giây lát nữa ắt sẽ tử trận. Cái vali đeo trên lưng hắn kia chắc chắn sẽ bị tên mặc vet thâu tóm. Trong lòng Võ Tài bỗng trào lên cảm giác muốn xông ra ứng cứu, cũng may thằng Điệp ngồi bên cạnh ý tứ tinh tế, đã kịp đưa tay đặt lên vai nó, lắc lắc đầu tỏ ý bảo đừng xen vào chuyện thiên hạ.


Trận đánh phía trước bỗng nhiên sinh biến cố bất ngờ. Chiếc vali người mặc áo đen đeo trên lưng bỗng bật mở, mấy mũi ám tiễn nhỏ bị kích động phóng ra vút vút. Mấy tên kia đang máu đánh không hề để ý, hai tên liền dính phải độc thủ gục ngay tại chỗ, không rõ sống chết. Những kẻ còn lại liền định thần thì lại thấy thêm chục mũi tên nữa đồng loạt phóng ra, nhưng lần này chúng đã có sự đề phòng nên đều gạt đỡ được hết. Chúng toan quay đầu lại hạ sát người kia thì chỉ thấy trong vali phun ra một tràng khói trắng mù mịt, dày đặc. Làn khói nhanh chóng tỏa ra xung quanh, cộng thêm với sương mù buổi sáng che khuất tầm nhìn trong chu vi tới cả chục mét. Chẳng biết tên nào lo lắng vội la toáng lên: “Cẩn thận có độc!”

Võ Tài ngồi trong xe thấy thủ đoạn ra tay của người áo đen quả nhiên xuất thần, rõ ràng là đã toan tính đường tháo lui từ trước. Lại thấy từ trong đám khói trắng hỗn độn một bóng đen phi nhanh ra ngoài, không ai khác chính là người áo đen đó. Hắn ta chạy vội trở lại chiếc xe khách, chớp mắt đã lại lao đến chỗ cửa sổ bị hắn đập vỡ khi nãy, thò tay vào trong lôi ra dưới ghế một vật gì đó đen đen vuông vuông, thoáng thấy là một chiếc hộp bằng gỗ. Người áo đen đút vội cái thứ đó vào người rồi lẩn nhanh vào vườn cây rậm rạp bên đường, thoáng cái đã mất tăm mất dạng. Sự việc diễn ra nhanh chóng, bọn người kia đến lúc lập lại được trật tự thì bóng dáng người áo đen chỉ còn là những lay động mờ mịt trong khu vườn. Bọn chúng vội vã tri hô đuổi theo.

Chẳng bao lâu sau thì con đường đã trở lại vắng vẻ bình thường như chưa hề có gì xảy ra, ngoài vết máu loang lổ để lại trên đường. Người tài xế nãy giờ còn mải xem đánh nhau cũng vội quay xe chạy tấp vào lề đường, đoạn đường này vắng vẻ, lại đương lúc sáng sớm nên nãy giờ cũng không có chiếc xe to nào chạy qua. Chỉ có mấy người dân đi xe máy lúc ấy cũng kinh sợ mà đứng từ xa không dám lại gần sợ chuốc lấy họa. Mãi sau khi cuộc đấu kết thúc, họ đứng bàn luận một lúc rồi mới từ từ giải tán hết. Sự việc kinh động tới cả chính quyền. Nửa giờ sau thì thấy công an lũ lượt kéo đến khám xét hiện trường, thu hồi tang vật, lấy lời khai, đưa những người bị thương trên xe đi cứu chữa. Loay hoay đến lúc mặt trời lên cao như con sào mới xong, chiếc xe khách lại tiếp tục lăn bánh xuống thành phố.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Bạn giãn cách dòng đi. Chương của bạn dài mà sát quá làm mấy đứa cận như mình hoa hết cả mắt, không theo nổi.^^
 

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bạn giãn cách dòng đi. Chương của bạn dài mà sát quá làm mấy đứa cận như mình hoa hết cả mắt, không theo nổi.^^
Ok bạn, từ những chương sau mình sẽ giới hạn độ dài lại, bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ mình nhé ^^
 

luukim

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
2/5/15
Bài viết
167
Gạo
0,0
Bản sắc anh hùng
Chương 5: Phòng trọ mới

Sài Gòn, thành phố của những ước mơ, mỗi năm lại thêm chật chội, người xe ngày đêm chen chúc đi lại ngợp đường như ngày hội. Trời nắng thì khói bụi mịt mù, trời mưa thì nước dâng lênh láng. Gần mười triệu con người từ thập phương thiên hạ tập trung về đây kiếm sống giữa thời buổi kinh tế khó khăn. Dân tình vì đó ngày một phức tạp, thế sự mỗi lúc một thêm nhiễu nhương. Bọn Võ Tài xuống tới nơi thì trời đã ngả chiều. Ba đứa ở cả trong nhà người dì của thằng Điệp.

Đó là một căn nhà nhỏ một lầu nằm lọt thỏm trong một con hẻm chật chội, nhà cửa san sát. Ở thành phố này, có được một căn nhà là niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của không biết bao nhiêu người. Nhà không đông người, nhưng vì diện tích eo hẹp nên ba đứa chỉ được phân cho một căn phòng nhỏ trên gác, vừa đủ nằm và kê một ít đồ đạc, có thể ở tạm một thời gian. Cũng may đương lúc mùa mưa nên không khí tương đối dễ chịu, không ngột ngạt và nóng bức kinh khủng như mùa nắng. Nhưng đối với Võ Tài mà nói, cứ như ở quê thì đất đai rộng rãi phòng ốc thoáng mát, tha hồ tung hoành, giờ ở trong một không gian chật hẹp vậy thì cũng không khỏi cảm thấy có chút khó chịu và gò bó. Nhưng vốn là người học võ, một chút cảm giác ngượng ngập ban đầu ấy cũng nhanh chóng biến mất, chỉ sau hai ngày là đã thích nghi được với cuộc sống mới.

Gia đình dì của thằng Điệp cũng hết sức thân thiện và thoải mái, thêm người ở trong nhà trái lại còn cảm thấy đông vui náo nhiệt chứ không hề phiền toái. Nhất là thằng nhóc con trai duy nhất mới lên năm tuổi, trong nhà bỗng dưng có thêm mấy người để chơi thì cực kỳ thích thú, suốt ngày hết đeo thằng Long lại nhảy qua Võ Tài, tha hồ quậy phá. Lại thêm chồng của dì thằng Điệp là người mê đàn hát, rất hợp gu với đứa cháu vợ, thế nên tối đến cơm nước xong xuôi là cả nhà lại ra hè ngồi hóng mát, chuyện trò râm ran. Mấy ngày đầu ở Sài Gòn cũng êm ả, thuận lợi. Võ Tài cũng nhanh chóng quên biến cố lạ lùng xảy ra trên chiếc xe khách.

Còn một tuần nữa mới đến ngày nhập học, bọn Võ Tài tranh thủ mấy ngày rảnh rỗi mượn chiếc xe wave còn thừa trong nhà đi kiếm phòng trọ, cũng là tranh thủ dạo phố cho biết đường biết xá. Lại nói thời buổi ngày nay internet đã trở nên quá phổ biến và đắc dụng. Thiên hạ cần gì thì chỉ lên mạng lục lọi một lúc tất sẽ kiếm được thông tin. Người ta nói chuyện với nhau cũng qua mạng, muốn chơi gì cũng lên mạng, nghe nhạc, xem film, đọc báo cũng mạng tuốt. Đặc biệt từ lúc bùng nổ phong trào facebook thì thôi rồi, già trẻ lớn bé tối ngày đều online tìm vui, kẻ có máy tính thì dùng máy tính, người có điện thoại thì dùng điện thoại, gặp nhau thì toàn hỏi face của chú là gì, nick của bác là chi. Kể ra hay thì cũng có cái hay, nhưng cái dở thì cũng không ít. Người ta có gì hay ho, thú vị cũng đem up tuốt lên mạng cho thiên hạ chiêm ngưỡng. Hằn học tức tối điều gì cũng lại lên mạng chửi bới dọa nạt cho bàn dân nghe. Rồi lọc lừa, dối trá nhan nhản. Tất cả tạo nên một cộng đồng mạng nhốn nháo không kém gì đời thật.

Bọn Võ Tài giờ kiếm phòng trọ đương nhiên cũng lên mạng tìm. Thằng Long lại là con mọt máy tính, đặc biệt ưu thích với cái lĩnh vực công nghệ thông tin này nên ngay từ hồi mới lên lớp 11 đã ki cóp dành dụm, đến gần cuối năm mười hai cũng mua được một cái laptop, mà theo quảng cáo của nó thì là cấu hình cực đỉnh, chơi game cực mướt, bọn làm đồ họa thì thấy lại càng phải mê tít. Từ đó ngoài chuyện học hành, đa phần thời gian rảnh rỗi nó đều cắm đầu vào máy tính mày mày mò mò không biết là luyện cái gì, nên giờ nói tới chuyện mạng miếc thì nó là rành hơn cả.

Thế nhưng mọi chuyện lại có vẻ không suân sẻ cho lắm, đã đi hai ngày rồi vẫn chưa tìm được chỗ nào vừa ý, phòng rẻ thì lại chật chội quá, phòng rộng rãi ở được thì giá lại quá cao. Ba đứa tiền cũng không có nhiều, nên tiêu chí đầu tiên luôn luôn là rẻ trước.

Chiều hôm nay Võ Tài với thằng Điệp lại xách xe đi. Lúc sáng cả ba đứa đã chụm đầu vào máy tính tìm được một chỗ mà theo mỗ tả thì đã khá là vừa ý, liền bốc máy hẹn ngay với chủ nhà chiều nay sẽ đến. Thằng Điệp ngồi phía sau mở to mắt coi bản đồ, dù lúc ở nhà đã xem đi xem lại rồi những lúc ra đường vẫn lớ ngớ. Đường xá mù mịt, người ngợm chen chúc, nhìn lên bản đồ thì kẻ chằng kẻ chịt. Hai đứa dừng ở một cái ngã tư đông đúc bên quận Gò Vấp, mãi một lúc thằng Điệp mới tìm ra lối, hai đứa lại tiếp tục đi. Cứ như thế, loay hoay gần hai tiếng đồng hồ thì mới đến được con hẻm đăng trên mạng. Nó nằm trên một con đường to vừa phải, hai bên trồng cây xanh um mát rượt.

Con hẻm không rộng lắm, từ ngoài nhìn vào thì nhà cửa chi chít, đương lúc buổi chiều nên người trong nhà đều bắc ghế cả ra trước cửa mà ngồi, con nít thì nô đùa chạy nhảy nên lại có cảm tưởng con hẻm chật chội hơn. Hai thằng quặt xe chạy vào, đến cuối hẻm lại lòi ra một con hẻm nhỏ khác, căn phòng kia chính là nằm trong này. Bên trong con hẻm này thì nhà cửa không khang trang như con hẻm ngoài, nhìn một hồi thì Võ Tài cũng nhận ra đây là nơi chuyên cho thuê phòng trọ giá rẻ, dành cho sinh viên và người lao động thu nhập thấp. Chỉ thấy những căn phòng nho nhỏ xây dính vào nhau, tầng trên chồng lên tầng dưới tạo cảm giác bức bối khó chịu. Quần áo phơi ngổn ngang trên ban công và trước cửa nhà, rất mất mĩ quan. Thằng Điệp ngồi phía sau đã sớm lắc đầu thất vọng, liền nói với Võ Tài: “Rút thôi mày ơi, kinh quá!”
Võ Tài cũng cùng chung tâm trạng, thấy chắc chẳng cần phải coi phòng nữa, liền đảo xe quay ra giông thẳng. Ra tới đường lớn thằng Điệp mới ngao ngao văng một câu hơi tục nói: “Má! Có cái phòng mà tìm khó thế không biết.”

Võ Tài thì có phần bình tĩnh hơn nói: “Cứ từ từ, còn cả tuần nữa lo gì.”

Hai thằng thấy rằng trời vẫn còn đang sớm nên quyết định dạo phố một chập mới về, nghĩ vậy nên liền đổ thêm một ít xăng rồi cứ chọn những đường lớn mà chạy, vừa đi vừa tán phét kịch liệt. Lòng vòng một hồi thì đã đi khá xa, bất chợt lại quẹo vào một con đường nhỏ, nhưng sạch sẽ. Đang đi bỗng thằng Điệp hô lên, tay chỉ vào một con hẻm: “Dừng, dừng! Trong kia có cho thuê phòng kìa.” Võ Tài nhìn theo thì đúng là đầu hẻm có cái bảng ghi “Cho thuê phòng” chĩa thẳng vào trong.

Thằng Điệp tiếp: “Vào coi sao mày.”

Vậy là hai thằng chạy vào trong, các con hẻm ở thành phố này đa phần đều hao hao giống nhau, hẻm nào cũng nhà cửa san sát, nên rất dễ nhầm lẫn. Chạy vào một đoạn ngắn thì đã tới chỗ cho thuê phòng. Đó là một căn nhà rộng hai tầng, được tái thiết lại để xây phòng trọ cho thuê, trông bên ngoài cũng khá khang trang sạch sẽ. Thấy trước cửa có một ông già bày hàng vé số ngồi bán, bên cạnh là một tiệm tạp hóa bán nước có mấy người đang ngồi uống. Ông già này tóc đã bạc phơ, nhưng da dẻ vẫn hồng hào, tướng tá vẫn cứng cáp, trông rất khỏe mạnh.

Võ Tài cập xe sát vào lề, bước xuống cúi đầu lễ phép hỏi: “Dạ bác! Bác cho con hỏi chỗ này cho thuê phòng phải không ạ?”

Ông già nhìn thấy hai thằng thì hình như cũng đoán được đến làm gì, liền cười cười nói, giọng miền tây: “Ờ có! Hai cậu thuê phòng hả, vẫn còn phòng đấy.”

Võ Tài liền đáp: “Dạ! Chủ nhà đâu vậy bác?”

Ông già liền đứng dậy, vẫn giữ nét tươi cười nói: “Tôi chủ nhà đây, hai cậu theo tôi lên xem phòng nhá.”

Nói rồi ông già quay sang hàng tạp hóa nhờ bà chủ quán trông hàng giúp rồi dẫn đường đi vào nhà trước, lại dặn Võ Tài dắt xe vào trong nhà. Võ Tài và thằng Điệp y lời dắt xe theo sau. Bên trong nhà có một sảnh lớn dùng để xe, giờ này mới hơn bốn giờ, mọi người bận đi làm đi học chưa về nên nhà cửa vắng vẻ. Võ Tài dựng xe rồi cùng với thằng Điệp theo ông già đi vào trong. Có một hành lang tương đối rộng, hai bên ngăn phòng cho thuê, cũng rất sạch sẽ. Võ Tài trong bụng đã thấy ưng ý. Cuối hành lang có một cái cầu thang dẫn lên lầu hai, vừa lên ông già vừa bảo: “Mấy hôm trước mới có người dọn đi nên còn trống đúng một phòng. Hai cậu may là đến trước đấy, chứ để đến sáng mai chắc không còn đâu.”

Võ Tài và thằng Điệp liền dạ dạ mấy tiếng đáp lời, ông già lại hỏi: “Thế mấy cậu quê ở đâu, là sinh viên hay đi làm rồi?”

Võ Tài thành thật thưa, trong ý tứ lại có mấy phần tội nghiệp: “Dạ bọn con nhà ở Long An, mới vào năm nhất, mấy bữa nữa mới nhập học. Mấy ngày nay toàn chạy tìm phòng không bác ạ, mà mắc quá tụi con không thuê được.”

Ông già cười cười không nói gì. Vừa lúc lên tới lầu hai, căn phòng còn trống nằm ngay đầu cầu thang, rất rộng rãi sạch sẽ, nền lát gạch men, trần có gắn quạt, ngoài cửa còn có ban công nhìn ra đường, đặc biệt là có cả toa-let riêng, một tiêu chuẩn khá sang trọng của phòng trọ. Võ Tài và thằng Điệp nhìn nhau cười khổ, phòng cỡ này chắc giá không rẻ rồi.

Ông già vừa cười vừa giới thiệu: “Cái phòng này là tốt nhất ở đây đấy, tôi sống ngay phòng bên cạnh. Sao, phòng này mấy cậu ở được không?”

Võ Tài thầm biết không xong, nhưng vẫn đáp: “phòng vầy tốt quá rồi bác, không biết bác cho thuê giá bao nhiêu ạ, bọn con sinh viên, tiền chẳng có nhiều!”

Không ngờ ông già cười lớn nói: “Không đắt, không đắt. Hai cậu ta vừa gặp đã quý, thôi thì thế này: các cậu được ở tối đa ba người, mỗi tháng có tiền thì trả cho ta triệu rưỡi là được rồi. Nhưng các cậu đừng có nói với những người chung quanh, kẻo họ phân bì.”

Võ Tài nghe vậy thì ngơ ngác, sau là mừng rỡ, không hiểu sao ông già này cho thuê giá rẻ như vậy, liền vội đồng ý rồi cám ơn rối rít. Tiếp đến ba người lại trao đổi về giờ giấc, nội quy, ăn ngủ, đi đứng, nói chung là đều rất thoải mái. Gần năm giờ hai đứa mới xin phép ra về, hẹn trong ba hôm sẽ dọn tới. Ông già tỏ ra rất niềm nở đưa ra tới cổng.

Võ Tài và thằng Điệp ra về, lòng tràn đầy vui sướng. Vấn đề chỗ ở như vậy là đã quá chuẩn. Thẳng Điệp ngồi sau xe vừa cười vừa nói: “Ông già đấy sao tốt gớm mày, cái phòng đấy mấy chỗ khác ít nhất phải hai chai mới xong.”

Võ Tài đáp: “Ai biết! Chắc tại thấy bọn mình sinh viên vượt khó nên thế, nhưng kệ, có phòng ngon là tốt rồi.”

Về tới nhà thì đã chập choạng tối, cơm nước đã bày sẵn. Trong bữa ăn hai đứa đem chuyện thuê nhà ra thuật lại một lượt, rồi xin phép chú dì của thằng Điệp mấy hôm nữa sẽ chuyển đi.

***

Những ngày nhàn rỗi cũng trôi qua nhanh chóng, đến mai là đã tới ngày nhập học. Ba đứa Võ Tài đã chuyển về nơi ở mới được mấy ngày, cũng đã làm quen với môi trường nơi đây, trong lòng đều cảm thấy rất vừa ý. Mọi sinh hoạt đều rất thuận tiện, khu nhà cũng yên tĩnh. Ông chủ nhà thì lại rất vui vẻ, sáng đến chiều chỉ ngồi bán vé số trước cửa. Mọi người trong nhà hình như đều là người đi làm. Võ Tài thỉnh thoảng mới thấy họ. Họ đi làm từ sớm, tối mù mới về, gật đầu chào hỏi mấy câu qua loa là xong.

Ba đứa suốt ngày chỉ đóng cửa trong phòng. Sáng sớm và chiều tối là giờ luyện công theo pháp môn của môn phái. Phàm là đệ tử của Huỳnh Gia thì mỗi ngày hai cữ đều phải dụng công luyện tập, chủ yếu là luyện khí, còn quyền cước thì có thể tạm miễn được. Ngoài thời gian đó ra thì là các cuộc tán phét hoặc ai làm việc nấy. Thằng Long thì cắm đầu vào máy tính, thằng Điệp thì chơi đàn, còn Võ Tài đọc sách. Phương tiện đi lại chưa có, đến bữa thì ra quán cơm đầu hẻm, ngoài ra cũng chưa đi đâu xa. Cuộc sống vì thế không khỏi có chút tẻ nhạt, tất cả đều mong tới ngày đi học để tìm chút hương vị mới.

Chiều đó, sau khi đã đọc liền tù tì một mạch hết cuốn truyện và đánh một giấc tương đối no, Võ Tài trở mình dậy thì thấy thằng Điệp đang ngồi ngoài ban công ôm đàn từng tưng ngắm phố xá. Trời mưa rả rích càng làm tăng thêm cái vẻ nghệ sĩ của nó. Thằng này nói ra thì cũng có năng khiếu thật, chẳng ai chỉ bảo mà vẫn đàn hay hát giỏi như thường. Lúc còn đi học là cây văn nghệ cứng của lớp, đảm nhận hết mọi thứ liên quan đến đàn ca hát xướng. Hết lớp mười hai thì cũng đã qua mấy cuộc tình, nhưng chủ yếu là vu vơ chóng vánh, chưa để lại ấn tượng gì trong đời hắn. Gia cảnh nhà hắn thì khó khăn nhất trong bọn: cha mẹ làm mướn quanh năm suốt tháng, lại thêm một nhỏ em gái đương hồi vào cấp ba, cộng với cái suốt đại học của mình thì tình hình kinh tế gia đình lập tức trở nên khó khăn tứ bề. Đấy là chưa kể đến ông ba nay ốm mai đau, một tuần bảy ngày thì chỉ làm được ba ngày, uống thuốc hết hai ngày. Cho nên cái khuân mặt lãng tử của hắn sớm đã đượm nét u buồn suy tư. Lên Sài Gòn lần này hắn đã mang một quyết tâm ghê ghớm là làm giàu, sớm đưa gia đình ra khỏi diện xóa đói giảm nghèo triền miên.

Võ Tài bước ra ban công hóng gió. Mưa nhè nhẹ, nó cất tiếng hát theo nhịp đàn. Trước giờ vẫn thế, nó tuy không biết đàn đúm gì, nhưng giọng ca thì rất được, vẫn thường hay ăn rơ với thằng Điệp. Tiếng đàn du dương, tiếng hát trầm bổng, hòa quyện vào nhau lan đi trong chiều mưa, thật thi vị hết sức. Cả cơn mưa cũng tăng thêm mấy phần lãng mạn.
Đang lúc bay bổng thì thằng Long từ phía sau bước đến vươn vai ngáp một hơi rõ dài phá tan cái không khí tràn đầy âm nhạc bằng một câu tả thực trần trụi: “Buồn ngủ quá..!” Xong rồi bước tới vịn tay lên ban công nhìn xuống đường, không hề để ý gì đến đôi song ca kia. Võ Tài quay sang bảo: “Chơi cho cố vào giờ còn kêu buồn ngủ.”

Thằng Long dường như không để ý mấy nói: “Mai bọn mày tính lên trường bằng cái gì đây?”

Võ Tài đáp: “Thì đi xe bus chứ còn cái gì nữa, chẳng lẽ đi bộ. Hai đứa mày cùng trường thì khỏe hơn tao rồi, tao phải ra tút quận 1.”

Thằng Long lại tiếp, cũng nói thêm là thằng này trước giờ bản tính vốn có chút hàm hồ, thẳng tưng như ruột ngựa, nên lắm lúc không tránh khỏi bị nói là vô duyên: “Khỏe quái gì mày! Mày ra quận 1 nhiều gái đẹp thích gần chết còn bày đặt.”

Võ Tài cười cười không nói gì, rồi bỗng rống lên một câu hát to, xong mới nói: “Gái gú quái gì, lo học còn chưa xong.”

Bỗng thằng Điệp ngồi sau cất tiếng hỏi: “Ê Tài! Mà mày đang luyện cái môn Âm Dương Chưởng Pháp hả, tới đâu rồi?”

Thằng Long nghe vậy liền hưởng ứng ngay: “Ừ ừ! Tao nghe mấy huynh nói bộ chưởng pháp đó là công phu trấn môn của phái ta phải không. Chắc ghê vãi ra nhẩy?”

Võ Tài ậm ừ mấy cái rồi bảo: “Cha tao muốn tao tập, nhưng mà không dễ. Tối nay tao mới bắt đầu này. Mấy tháng nay là nghiềm ngẫm pháp quyết với phương pháp hành công thôi.”

Thằng Long và thằng Điệp tuy là bạn thân với Võ Tài, nhưng trong môn phái vẫn là vai sư đệ, những chuyện liên quan đến môn phái đều hết sức kính nể và nghiêm túc, nên cũng không dám hỏi nhiều về chuyện luyện công của nó. Ba đứa chuyện phiếm một hồi, xoay đủ đề tài, bỗng thằng Điệp hỏi:
“Hai đứa mày có thấy mấy người trọ trong cái nhà này kì kì không?”

Thằng Long không nghĩ ngợi gì hỏi luôn: “Kì là kì cái gì?”

Thằng Điệp đáp: “Không biết là người trong nhà này làm cái gì mà ai cũng đi sớm về trễ y như nhau, chẳng thấy ai về đúng giờ hành chính cả. Mà lâu lâu tao nhìn thấy họ thì toàn là những người ăn mặc bảnh bao, đóng thùng đeo cavat đàng hoàng, lại đi xe sang, quyết không phải là công nhân hay phải tăng ca tối. Tao thấy kì kì!”

Võ Tài nghĩ nghĩ rồi nói: “Ờ! Tao cũng thấy vậy, nhưng chắc cũng bình thường mày ơi. Mình ở quê lên đâu biết người ta ở đây làm ăn kiểu gì.”

Thằng Long chen vào: “Ui giời! Chuyện thiên hạ chúng mày rảnh quá hả?”

Thằng Điệp cụt hứng thôi không nói nữa, lấy điện thoại ra bấm bấm. Võ Tài bảo: “Thôi chuẩn bị ăn cơm, tao xuống dưới chơi tí, lát hai đứa mày đi hú tao nhá.”

Nói xong thì nó quay vào trong mở cửa phòng đi ra ngoài. Cửa phòng vừa mở thì nó chạm mặt ngay một người vừa từ dưới cầu thang đi lên. Do cái cầu thang và cửa phòng cách nhau chỉ chưa tới hai bước chân, nó thì lại đang thuận đà, nên hai người đứng trực diện, tí nữa là va luôn vào nhau. Võ Tài hơi giật mình nhìn lên thì ra là một cô gái. Cô ta ăn mặc giản dị, da trắng mặt trơn, tóc đen láy xõa ngang vai, nhất là đôi mắt long lanh như mưa, đôi môi hồng gợn lên như sóng, nhan sắc hơn người. Không chỉ thế nó còn nghe được mùi hương thoảng thoảng phả ra từ người cô ta, tuổi dường như còn rất trẻ. Nó thoáng thấy bối rối, nhưng cũng vội nở nụ cười tỏ ý xin lỗi, xong rồi tránh sang nhường đường cho cô gái kia.

Cô gái dường như cũng có chút giật mình, cũng vội vàng cười đáp lễ rồi bước qua. Tay cô ta kéo theo một cái vali lớn, hình như mới đi xa về. Cô ta tới mở cánh cửa phòng sát bên phòng Võ Tài rồi đi vào, sau đó nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại. Võ Tài thầm cảm thấy khó hiểu, cái phòng đó hình như là phòng của ông chủ nhà, không lẽ giờ ông cũng lấy ra cho thuê luôn. Nhưng nó cũng chẳng bận tâm gì mấy, liền rảo bước xuống cầu thang.

Trước cửa nhà ông già vẫn đang ngồi bán vé số, trời vẫn mưa rả rích. Nó liền tiến lại, hỏi mua một chai nước ở quầy tạp hóa kế bên rồi ngồi xuống cạnh ông già. Ông ta rất vui vẻ, mà lúc nào cũng thế, nở nụ cười nói: “Thế hôm nay thế nào?”
Nó cũng cười đáp: “Như mọi ngày bác ạ, mai là bọn cháu nhập học rồi.”

Kỳ thực mấy bữa nay nó hay xuống ngồi chơi với ông già này. Lúc đầu thì là vì rảnh rỗi vô sự nên xuống chơi. Nhưng càng chơi càng thấy ông già học vấn rất rộng, tinh thông sự đời, lại hình như cũng thích nó nên chuyện trò rất cởi mở. Thế là nó hay xuống ngồi tán chuyện với ông luôn. Luận thế sự, bàn thiên hạ là chủ yếu, đều là những đề tài mà nó ưa thích.
Ông già cười cười nói:
“Thanh niên các cậu ngày nay có trường nọ trường kia, nghành nọ ngành kia để mà đua nhau học. Còn như thời của ta ngày xưa, muốn học thì phải tự đi kiếm sách kiếm vở mà học lấy. Vớ được cái gì thì đọc cái đấy, hiếm khi có người chỉ bảo, việc học khó khăn vô cùng. Mà như bây giờ thì còn có cái internet gì đấy, mấy cậu chẳng mất tí sức nào là đã có cái để đọc rồi. Còn ngày xưa có được một quyển sách hay với đám trí thức thì thật quý như vàng, trọng như tính mạng. Ấy thế mà ta xem ra cái gì càng dễ dàng thì lại càng chẳng được tích sự gì. Đám trẻ bây giờ bằng nọ bằng kia mà không làm được cái trò trống gì cho ra ngô ra khoai. Đã vậy lắm kẻ còn mang danh trí thức mà đầu óc không ra gì, đi làm chuyện tầm bậy tầm bạ hại dân hại nước.”

Võ Tài liền nói: “Vậy là ngày xưa ông cũng là một trí thức ạ, ông có đi học đại học không?”

Ông già bật cười ha hả, một lúc sau mới bảo: “Đại học cái gì, ta còn chưa học hết lớp 10. Nhưng mà theo hệ đào tạo ngày trước đó, thì lớp 10 là ngang với lớp 12 bây giờ rồi. Kể như cỡ ta học hết lớp 10 là được tính là học cao rồi đấy. Nhưng ta nói cậu biết, chứ cái lớp mười hồi đấy so với lớp 12 bây giờ của cậu thì đúng là một trời một vực. Thanh niên học hết lớp 10 là đã thành người lớn lắm rồi, đâu như bọn trẻ bây giờ, học hết lớp 12 mà vẫn cứ như một đứa con nít vậy, không hiểu cái sự gì cả.”

Võ Tài lại hỏi: “Sao hồi đấy bác không học cho xong?”

Võ Tài trông dáng vẻ đượm nét phong trần của ông già, phảng phất có chút gì đó bất mãn với thời thế. Ông ta trầm ngâm, nét mặt như có phần hồi tưởng: “Thời đó chiến loạn liên miên, hết đánh lại hòa, rồi lại đánh. Ta bị bắt xung quân đi lính, đánh nhau với những người cộng sản. Đánh mãi cuối cùng cũng không thắng được. Về sau lại bôn ba lăn lộn khắp nơi, cuối cùng may mà giữ được cái nhà này nên mới có chỗ để sống, không thì chắc chỉ còn nước đi lượm ve chai thôi.”

Ông già nhìn mưa luận thế sự một hồi nữa. Bỗng Võ Tài nhớ cái gì đó lên tiếng hỏi: “Ủa mà nhà mình có người mới tới thuê phòng hả bác?”

Ông già hơi ngạc nhiên hỏi lại: “Có ai đâu, sao cậu hỏi thế?”

Võ Tài đáp: “À! Nãy cháu đi xuống gặp một cô gái đi vào trong phòng của bác đấy, cháu tưởng người mới tới thuê.”

Ông già bật cười nói: “Con bé đó là cháu gái ta đấy. Ba mẹ nó chết cả rồi, nó sống với ta từ nhỏ. Nó vừa học xong năm nhất. Mấy hôm rồi nó đi chơi xa nên mấy cậu không có thấy. Hôm nay mới về đấy.”

Võ Tài nghe vậy thì ớ ra, không ngờ ông già này lại có đứa cháu xinh đẹp đến vậy. Chỉ thấy ông ta cười ha hả nói tiếp: “Nó vẫn chưa có bạn trai đâu, các cậu đứa nào giỏi thì cứ thử. Nhưng nói trước là tính tình của nó kì lạ lắm đấy nhé!” Nói xong rồi ông vẫn còn cười. Võ Tài tỏ ra bối rối, thật sự thì nó không mấy để ý tới chuyện đó. Vừa hay thì lúc đó thằng Long với thằng Điệp xuống đi ăn cơm, liền kéo nó đi theo.

Ba đứa đi khỏi, ông già nhìn theo nở một nụ cười khó hiểu.

Quán cơm nhỏ trước hẻm chỗ bọn Võ Tài trọ cứ đến bữa lại chật người, nhất là buổi chiều tối mưa lâm râm thế này. Người người ra vào vội vã để tránh mưa, nên khung cảnh có vẻ tấp nập hơn bình thường. Bà chủ quán mập mạp tay gắp đồ ăn liến thoắng, miệng không ngừng hỏi khách muốn ăn gì. Ba đứa Võ Tài chen chúc một lúc cũng lấy được ba đĩa cơm. Vừa định quay vào trong chọn một bàn trống để ngồi bỗng Võ Tài bị một người đàn ông cao to va vào người, loạng choạng xém rớt đĩa cơm. Người kia không nói tiếng nào, lẳng lặng bỏ đi. Võ Tài cũng không để ý, quán xá lại đông nên cũng không nhìn rõ là ai. Nhưng nó chợt có cảm giác rất quen thuộc, dường như đã gặp người này ở đâu đó. Nhưng cảm giác đó cũng chỉ thoáng qua, nó cũng quên ngay. Cơm nước xong xuôi ba đứa về nhà ngay, quanh quẩn thêm một hồi nữa thì quyết định đi ngủ sớm để mai lên đường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên