Vote cho thớt "buồn thê thảm" rồi đấy.
Đằng nào thớt cũng sẽ hỏi lý do nên ta nói luôn:
Thứ nhất, người lấy được nước mắt trong vô thức của độc giả chính là người sở hữu năng lực mà ta thèm muốn bấy lâu nay.
Thứ hai, trong quá trình "đọc" và "xem" ta chịu không ít tác động của thể loại ngược tâm quằn quại cùng rất rất nhiều cái kết SE đến ám ảnh. Từ đó cảm xúc cũng bị "chai sạn" dần, mong được thấy tác phẩm ngược hơn nữa, thảm hơn nữa, mục đích muốn cho trái tim mất hoàn toàn mất cảm giác.
)
Thứ ba, khi đọc những tác phẩm mà từ đầu tới cuối phủ một màu hường, anh A chị B trải qua phong ba bão táp rồi cuối cùng hạnh phúc bên nhau trọn đời... khiến một đứa con gái chưa có mảnh tình nào vắt vai như ta sinh ra cảm giác gato vớ vẩn. Đồng thời nâng "đối tượng" của ta lên một tầm cao mới, cao đến mức ngỡ như không tồn tại (hay còn gọi là ảo tưởng, mơ mộng viển vông). Điều đó thật không hay chút nào.
Không nhưng thế, chủ nghĩa HE có nguy cơ thống trị thế giới quan của bọn trẻ ngày nay. Cần phải bổ sung lực lượng SE vào để cân bằng cuộc sống!
Điều quan trọng nhất, một người độc giả sẽ không chỉ tìm đến niềm vui và sự đẹp đẽ trong nghệ thuật. Bởi "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…" (Giăng sáng, Nam Cao)
Thực lòng rất muốn thông qua tác phẩm, được khóc cùng nhân vật, đau chung nỗi đau với nhân vật, cảm nhận những bi ai, thống khổ cùng cực nhất, tuyệt vọng nhất.
Giả như đến một ngày nào đó, nếu ta cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự thì không chừng ta lại có đủ mạnh mẽ vượt qua tất cả... Vì tác phẩm mang đến sự ám ảnh nghĩa là nó đã khắc cốt ghi tâm. Bất cứ lúc nào cũng có thể khiến ta bỗng dưng nhớ lại và lạc quan: Ngay cả cảm giác đau thương nhường ấy ta cũng nếm trải (gián tiếp thông qua nhân vật) rồi thì còn có gì đau hơn nữa đây?!
Buồn, không hẳn làm con người ta bi lụy. Mà buồn, có thể chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn, cần tài năng và trái tim các tác giả khai sáng!