Chương 5: Hoàng thành có một Dương Hoán
“Thái tử cố lên!”
“Thái tử chiến thắng!”
Tiếng reo hò xôn xao của đám cung nữ, thái giám vang lên. Bọn họ đâu đó khoảng hai mươi người, chia làm hai bên, bao lấy không gian bên trong là hai nhóm người khác đang cùng nắm một sợi dây thừng. Một đầu dây thừng lại có mười người, trong mười ấy cũng cung nữ và thái giám lẫn lộn. Bên còn lại, cũng là mười người nhưng chỉ có chín thái giám cùng cung nữ, người còn lại là một đứa trẻ béo ú, độ chừng mười tuổi, mặc áo viên lĩnh (áo cổ tròn, dài xuống chân, kèm quần) bằng gấm màu đen, trước bụng thêu cá chép. Tóc cậu búi chuy kế (búi cao trên đỉnh đầu), cố định bằng một cây trâm vàng. Qua lời la hét của đám cung nô, thì đích thị là thái tử Lý Dương Hoán. Thái tử cùng đám cung nhân của mình đang chơi kéo co.
Lý Dương Hoán từ nhỏ được nuôi dưỡng trong cung, ăn ngon mặc ấm, không thiếu bất cứ gì nên vì thế mà cơ thể cứ ngày một phì ra. Cậu có nước da trắng, hai má đầy đặn ửng hồng, giờ thì vì dùng sức kéo dây mà gương mặt phồng ra, sắc hồng chuyển sang đỏ. Sợi dây thừng bị hai bên tranh nhau, nhập nhằng qua lại giữ lần ranh màu đỏ được vẽ dưới nền gạch. Dương Hoán được tung hô càng ra sức kéo, cuối cùng sợi dây nghiêng về phía thái tử, đám cung nhân bên kia bị kéo ngã sóng xoài ra nền.
Hai cung nữ nhanh chóng chạy lại chỗ Hoán, đứa dâng nước mát, đứa dùng khăn lau bớt mồ hôi trên trán chủ nhân. Tụi nó cười tươi như hoa, không ngừng dùng lời ngon ngọt tán thưởng chủ.
“Thái tử thật mạnh mẽ, thật tài giỏi.”
Dương Hoán được tâng bốc, mặt càng đỏ hơn, nghênh ngang ngước lên đắc chí. Đám thái giám cung nữ dù thắng hay thua cũng đều vui vẻ, chẳng qua chúng nghĩ đến mấy đồng tiền chốc nữa thái tử sẽ ban phát cho mình. Chúng tính toán với nhau hết rồi, được xếp bên nào không quan trọng, thắng thua cũng không quan trọng, đến cuối cùng thái tử ban thưởng, chúng chỉ việc gom lại rồi chia đều ra, thế là ai cũng có phần như nhau. Còn về cách thức chơi với thái tử thì thật ra đơn giản lắm, cứ giả vờ dùng hết sức, rồi đến khi thấy thái tử sắp chịu hết nổi thì chịu thua là xong. Thái tử chẳng khi nào nghi ngờ chuyện này, lúc nào cũng tự nghĩ mình là xuất chúng, chơi trò gì cũng dễ dàng thắng bọn nô tài.
Nhưng hôm nay, tụi nó chưa kịp hả hê được lâu đã phải e dè khúm núm quỳ gối ở sân, bởi Thần Anh phu nhân nghe tin liền đi tới. Bà nhìn Dương Hoán, lại ngó qua đám cung nhân nịnh bợ, tức giận mắng.
“Tụi bây là phận bầy tôi, không biết khuyên can thái tử đọc sách mà lại hùa theo, bày ra biết bao nhiêu là trò vô nghĩa. Hôm nay phạt mỗi đứa mười gậy, không cho ăn cơm chiều. Nếu lần sau còn tái phạm nữa, đuổi khỏi đông cung, cho qua phòng giặt, phòng thải làm công việc nặng nhọc.”
Mới đây còn tiếng nói cười vui vẻ, giờ lại đổi thành tiếng gậy quất vào người, tiếng khóc lóc van xin khiến Dương Hoán khó chịu. Cậu tiến về phía Thần Anh, nỉ non.
“Là con bắt bọn chúng chơi, mẹ tha cho chúng đi.”
Đối với Dương Hoán, Thần Anh có phần nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn nghiêm khắc.
“Còn con là thái tử, không noi theo phụ hoàng đọc sách, luyện võ mà suốt ngày bày trò đàn đúm với đám nô tài. Đấy là phụ hoàng con chưa biết, nếu để đến tai người, con nghĩ con sẽ bình an hay sao? Mau quay về cung mình, đóng cửa đọc sách đi.”
“Mẹ…” Dương Hoán vẫn muốn kì kèo.
“Tụi bây còn không mau đưa thái tử về phòng?”
Hai cung nữ vội vã nắm lấy tay Dương Hoán, kéo cậu đi. Dương Hoán bụng đầy ấm ức nhưng chẳng thể nói ra, gương mặt xị xuống đi theo cung nữ. Lúc qua khỏi Thần Anh, thấy Đỗ Anh Vũ đứng đó, còn nóng giận nghiến răng.
“Đồ mách lẻo!”
Đỗ Anh Vũ ấy thật ra là cậu ruột của Hoán. Bốn năm trước được tiến cung để trông nôm thái tử. Vũ hơn Hoán ba tuổi, ngoại hình sáng sủa lại thông minh nên được Sùng Hiền hầu xin vua cho vào cung hầu hạ Hoán. Đằng sau câu chuyện ấy, thật ra chỉ vì Đỗ thị quá thương nhớ con, lại lo lắng con trai bị Thần Anh đối xử tệ bạc nên muốn em trai mình vào cung lấy tin tức. Thần Anh biết việc đó, nhưng cơ bản bà chẳng bận tâm. Ngược lại, Đỗ Anh Vũ tuy là em của Đỗ thị nhưng biết phân biệt lí lẽ, lại một lòng lo lắng cho Hoán nên Thần Anh cũng không nghi ngại gì cậu bé này.
Chỉ có Hoán là không hiểu lòng Anh Vũ. Cậu luôn cho rằng Anh Vũ được cử ở bên giám sát mình, nên mỗi lần cậu là sai là Thần Anh phu nhân liền được báo lại để xuất hiện đúng lúc, trách phạt cậu. Lý Dương Hoàn càng không thích cách bọn cung nữ mỗi lần gặp Anh Vũ. Bọn họ luôn đỏ mặt e thẹn, có khi còn lén lút bàn tán về ngoại hình khôi ngô của y. Một lần Hoán phát hiện cung nữ của mình thêu túi thơm tặng Vũ, lập tức sau đó cậu đuổi ả ấy khỏi đông cung.
Lại nói về ngoại hình của Hoán, có thể do lúc mang thai tẩm bổ quá nhiều và sau đó là nuôi dưỡng trong cung khá tốt nên Dương Hoán bụ bẫm từ lúc sinh ra cho đến hiện tại vẫn béo tròn trắng trẻo. So với những đứa trẻ cùng tuổi khác, chiều ngang Hoán gần như gấp rưỡi, đôi mắt ti hí trên gương mặt chẳng khác nào lấy bút vẽ hai đường lên chiếc bánh dày.
Và dù cho là thái tử bánh dày, thì Hoán cũng không tránh khỏi số kiếp đọc sách viết chữ. Năm lên sáu, Hoán bắt đầu theo học tại Quốc Tử Giám thuộc Văn Miếu trong thành Thăng Long.
*
* *
Văn Miếu nằm ở phía nam thành Thăng Long. Phía trước Văn Miếu là hồ Minh Đường, giữa hồ có một gò đất tên Kim Châu. Trên gò Kim Châu xây dựng Phán Thủy đường, nơi đây cứ mỗi tháng hai lần, các nho sĩ từ các nơi đổ về để bình văn thơ.
Trước cổng Văn Miếu là tứ trụ biếu tượng cho Đông – Tây – Nam – Bắc và hai tấm bia Hạ mã. Sở dĩ hai tấm bia này gọi là Hạ mã là vì khi ai đi ngang đây, dù sang hay hèn, dù xe ngựa hay võng lọng thì cũng phải bước xuống đi bộ từ tấm bia bên này đến hết tấm bia bên kia mới được lên lại võng xe.
Đi vào cổng Văn Miếu, xuyên qua khu nhập đạo là giếng Thiên Quang cùng nơi thờ phụng Tứ Phối: Nhan Hồi, Tăng Sâm, Khổng Cấp, Mạnh Tử cùng Thất thập nhị hiền. Qua hết khu này là cổng Đại Thành dẫn vào sân đại bái với tượng thờ Chu Công, Khổng Tử. Và sau cùng chính là trường Quốc Tử Giám, nơi dạy Hán tự, Nho Giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Quốc Tử Giám được chia thành ba dãy: Nam, Tây và Đông. Dãy Nam là phòng sách và nơi làm việc của các thầy; dãy Tây dành cho con của quan cấp bậc tứ phẩm đổ xuống và những học trò từ bên ngoài thi vào; còn dãy Đông dành riêng cho con vua và con các bậc đại thần quyền quý. Lý Dương Hoán học tại dãy Đông.
Mỗi sáng, xe ngựa chở Hoán sẽ dừng lại trước cổng Văn Miếu, cậu cùng Đỗ Anh Vũ sẽ vào học đến giữa giờ Tỵ lại trở ra xe và quay về hoàng cung. Việc ấy cứ lặp đi lặp lại đều đặn như vậy suốt năm năm nay, đến mức nhắm mắt lại mà đi thì Hoán cũng sẽ không va phải bất kỳ cây cột nào ở nơi này.
Tại đây Hoán làm quen được một người bạn đúng nghĩa, tên là Lý Phụng Ân, là con trai nhập nội Thái phó Lý Công Bình, hơn Hoán bốn tuổi. Phụng Ân dáng cao gầy, gương mặt thanh thoát, lại là con võ tướng nên văn hay võ cậu đều tinh thông. Dương Hoán rất ngưỡng mộ Phụng Ân, ngày nào học xong cũng chờ gặp Ân để nghe cậu kể chuyện. Lý Công Bình chỉ nghiêm khắc với con trai trong việc học hành và luyện võ, còn tất cả chuyện khác ông để con thoải mái, miễn không làm gì quá đáng hay gây phiền phức cho cha mẹ là được nên Phụng Ân khá tự do. Vậy nên mỗi một ngày là cậu lại có một câu chuyện sinh động để kể cho thái tử nghe.
“Hôm qua tôi có đi nghe một vụ án rất thú vị.”
Phụng Ân mở đầu câu chuyện. Cả hai thống nhất với nhau, chỉ khi có người khác mới xưng hô đúng lễ nghi, còn nếu chỉ có hai người, sẽ gọi nhau như những người bình thường, không phân biệt vai vế.
“Nhà ông Thìn có một con chó mực, nuôi được sáu tháng thì con chó ấy biến mất. Ban đầu mọi người trong nhà cũng đi tìm khắp nơi nhưng không gặp. Họ tưởng là con chó ấy chắc đã bị bắt trộm và làm thịt rồi. Bẵng đi một năm, vô tình bà Thìn đi ngang nhà ông Kiệu lại thấy con chó y hệt con mực nên thuận miệng kêu tên, ai ngờ nó lại chạy ra nguẩy đuôi mừng bà. Thế là bà ta la um lên, cho rằng ông Kiệu bắt trộm con mực, cãi nhau qua lại nửa ngày rồi lại dắt nhau đến gặp quan.”
Dương Hoán chăm chú nghe câu chuyện Phụng Ân kể chuyện, đến đây hồ hởi chen vào.
“Ông Kiệu bắt trộm chó của ông Thìn à? Tội này thật đáng xử phạt.”
“Không!” Phụng Ân xua tay: “Ông Kiệu kể cách đây một năm tự dưng có con chó chạy vào nhà ổng, trên cổ có vết thương giống như bị người ta thắt cổ, chẳng hiểu sao lại thoát ra được. Lúc đến được nhà ông thì con chó cũng gần như thoi thóp, người trong nhà vốn thương chó nên cũng tìm mọi cách để cứu chữa. May sao hai hôm nó bắt đầu ăn được cháo loãng, rồi sau đó khỏe dần. Lúc đó cũng không nghe ai báo mất chó, chưa kể chứng kiến lúc gặp con mực thì cũng đủ hiểu nó sắp bị làm thịt nên ông Kiệu quyết định giữ lại và nuôi nó cho đến khi bà Thìn đi ngang qua trông thấy và kiện lên quan.”
Nghe đến đây, Dương Hoán tròn xoe mắt: “Nhà ông Thìn định giết con mực ư?”
Phụng Ân lại lắc đầu: “Không phải, lúc con mực bị mất thì nó khoảng sáu bảy tháng thôi, còn bé lắm nên chắc chắn nhà ông Thìn không có ý định làm thịt rồi. Ông Thìn khai với quan là nó biến mất khoảng mùng bảy, đến mùng mười thì chạy đến nhà ông Kiệu nên có thể là con mực bị bắt trộm và định làm thịt, may sao vùng chạy thoát.”
Câu chuyện càng lúc càng thú vị, hai mắt Dương Hoán bình thường bé xíu nhưng lúc này cũng trở nên tròn xoe.
“Chuyện này căng nhở. Con mực từ đầu vốn là của nhà ông Thìn, nhưng cả năm qua là ông Kiệu chăm sóc. Ông Kiệu cũng chẳng phải bắt trộm nó mà lại còn thương yêu. Vậy cuối cùng quan xử con mực thuộc về ai?”
Lý Phụng Ân mở miệng, định kể cho xong câu chuyện thì lúc này có tiếng Đỗ Anh Vũ vang lên.
“Bẩm thái tử, đã trễ giờ hồi cung rồi.”
“Một chốc nữa thôi, ta phải nghe cho xong câu chuyện đã.” Dương Hoán dùng dằng.
“Bẩm thái tử, phu nhân vẫn chờ ngài về để cùng dùng bữa. Nếu ngài về trễ phu nhân sẽ lo lắng và sẽ trách phạt các nô tài.”
Nghe đến đây Lý Phụng Ân cũng nói: “Thái tử quay về cung để tránh phu nhân chờ lâu. Thật ra là vụ án mới lên quan chiều hôm qua nên vẫn chưa xử xong, tôi sẽ về nhà để hỏi tiếp, khi nào có đáp án sẽ lại kể cho thái tử.”
Vẻ luyến tiếc hiện rõ trên gương mặt bầu bĩnh của Dương Hoán. Cậu đem câu chuyện khi nãy kể cho Anh Vũ nghe, sẵn hỏi ý Anh Vũ: “Ngươi đoán xem, viên quan kia sẽ xử con mực là của ông Thìn hay ông Kiệu.”
Anh Vũ không trả lời mà hỏi ngược Dương Hoán: “Vậy theo ngài thì con chó thuộc về nhà nào?”
Lý Dương Hoán kê cằm lên cửa sổ, vén rèm nhìn ra bên ngoài, chậc lưỡi luyến tiếc: “Ta nghĩ thuộc về ông Thìn chứ, dù gì ban đầu nó cũng là của ông Thìn…”
Anh Vũ không bàn cãi, lặng lẽ nhìn Dương Hoán rồi khẽ gật đầu: “Thái tử luôn sáng suốt!”
Tiếng móng ngựa chạm đất hòa lẫn tiếng xì xào của người dân trong kinh thành tạo thành hỗn hợp âm thanh ồn ào nhưng dễ chịu. Dương Hoán không nói gì với Anh Vũ nữa, chỉ im lặng ngắm khung cảnh bên đường. Đằng kìa là gốc đa to nhất thành, dưới gốc đa là tụi trẻ con đang chơi nhảy lò cò. Dương Hoán không biết ai nhưng cậu có thể nhận ra từng đứa trong lũ trẻ ấy. Đứa bé gái thấp người thường cột hai bím tóc. Hay như thằng bé tròn tròn, áo không cài được cúc lúc nào cũng thò lò nước mũi. Đêm ấy Dương Hoán mơ một giấc mơ dài. Trong mơ Hoán thấy mình dắt theo con chó mực, cùng tụi kia nhảy lò cò dưới gốc đa xanh um.
Trời chiều đổ nắng xuống sân Rồng. Bóng của chuông gác trải dài lên nền gạch. Điện Thiên An buổi sáng đủ mặt bá quan văn võ, nhưng đến lúc này lại vắng lặng như tờ, chỉ có đám lính đứng canh gác một cách nghiêm trang. Thỉnh thoảng, những tốp cung nữ hay thái giám đi ngang, nhưng ngoài tiếng bước chân khe khẽ thì chẳng còn âm thanh nào.
Sau buổi thiết triều ở điện Thiên An, Lý Càn Đức sẽ quay về điện Vĩnh Quang để dùng bữa trưa, nghỉ ngơi một lúc rồi bắt đầu duyệt tấu sớ.
Buổi chiều như thế này Dương Hoán được đến điện Vĩnh Quang để nghe tấu chương cùng phụ hoàng một tuần hai lần và Hoán rất thích việc ấy. Nhất là kể từ khi đã học được kha khá chữ, Dương Hoán được giao nhiệm vụ đọc từng tấu chương cho hoàng thượng nghe. Hoán còn nhỏ nên giọng trong trẻo, tấu chương khô khan cũng sinh động hơn. Căn phòng im ắng từ lúc có cậu cũng trở nên ấm áp hẳn.
Dạo gần đây phát sinh việc dân chúng giết trâu lấy thịt. Chiếu cấm giết trâu ban ra: “Trâu là một vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo (1), không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo pháp luật.”
(1) Tức ba nhà phải đảm bảo cho nhau, một nhà có tội thì hai nhà kia cùng chịu tội chung (trích ĐVSKTT trang 214)
Duyệt chiếu xong, Càn Đức nói với Hoán.
“Tại sao dân chúng lại giết trâu? Heo, gà, vịt ngoài kia không thiếu sao họ phải giết trâu. Việc này cần phải điều tra cho rõ xem những nơi đó chỉ là muốn thỏa mãn cơn thèm hay còn nguyên nhân sâu xa khác. Có đôi lúc vì khó quá, khổ quá nên dân chúng mới phải làm liều. Là vua, phải hiểu rõ tình hình của dân để có tội thì trị, có công thì thưởng, có khó khăn thì phải giúp đỡ kịp thời, con đã rõ chưa?”
Dương Hoán chăm chú lắng nghe, thi thoảng gật đầu. Phụ hoàng thường bảo đạo làm vua phải lấy dân làm gốc, dùng nhân từ đối đãi con dân của mình. Hoán híp mắt nhìn Càn Đức, mơ màng nghĩ đến vài chục năm sau, phải chăng cậu cũng sẽ như phụ hoàng, ngồi đây, phê duyệt tấu chương, uy nghiêm lặp lại từng câu từng chữ cho con trai của mình. Nếu như vậy thật, có lẽ Hoán sẽ cho người làm một cái ghế khác, to gấp đôi cái phụ hoàng đang ngồi!
Hai cung nữ nhanh chóng chạy lại chỗ Hoán, đứa dâng nước mát, đứa dùng khăn lau bớt mồ hôi trên trán chủ nhân. Tụi nó cười tươi như hoa, không ngừng dùng lời ngon ngọt tán thưởng chủ.
“Thái tử thật mạnh mẽ, thật tài giỏi.”
Dương Hoán được tâng bốc, mặt càng đỏ hơn, nghênh ngang ngước lên đắc chí. Đám thái giám cung nữ dù thắng hay thua cũng đều vui vẻ, chẳng qua chúng nghĩ đến mấy đồng tiền chốc nữa thái tử sẽ ban phát cho mình. Chúng tính toán với nhau hết rồi, được xếp bên nào không quan trọng, thắng thua cũng không quan trọng, đến cuối cùng thái tử ban thưởng, chúng chỉ việc gom lại rồi chia đều ra, thế là ai cũng có phần như nhau. Còn về cách thức chơi với thái tử thì thật ra đơn giản lắm, cứ giả vờ dùng hết sức, rồi đến khi thấy thái tử sắp chịu hết nổi thì chịu thua là xong. Thái tử chẳng khi nào nghi ngờ chuyện này, lúc nào cũng tự nghĩ mình là xuất chúng, chơi trò gì cũng dễ dàng thắng bọn nô tài.
Nhưng hôm nay, tụi nó chưa kịp hả hê được lâu đã phải e dè khúm núm quỳ gối ở sân, bởi Thần Anh phu nhân nghe tin liền đi tới. Bà nhìn Dương Hoán, lại ngó qua đám cung nhân nịnh bợ, tức giận mắng.
“Tụi bây là phận bầy tôi, không biết khuyên can thái tử đọc sách mà lại hùa theo, bày ra biết bao nhiêu là trò vô nghĩa. Hôm nay phạt mỗi đứa mười gậy, không cho ăn cơm chiều. Nếu lần sau còn tái phạm nữa, đuổi khỏi đông cung, cho qua phòng giặt, phòng thải làm công việc nặng nhọc.”
Mới đây còn tiếng nói cười vui vẻ, giờ lại đổi thành tiếng gậy quất vào người, tiếng khóc lóc van xin khiến Dương Hoán khó chịu. Cậu tiến về phía Thần Anh, nỉ non.
“Là con bắt bọn chúng chơi, mẹ tha cho chúng đi.”
Đối với Dương Hoán, Thần Anh có phần nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn nghiêm khắc.
“Còn con là thái tử, không noi theo phụ hoàng đọc sách, luyện võ mà suốt ngày bày trò đàn đúm với đám nô tài. Đấy là phụ hoàng con chưa biết, nếu để đến tai người, con nghĩ con sẽ bình an hay sao? Mau quay về cung mình, đóng cửa đọc sách đi.”
“Mẹ…” Dương Hoán vẫn muốn kì kèo.
“Tụi bây còn không mau đưa thái tử về phòng?”
Hai cung nữ vội vã nắm lấy tay Dương Hoán, kéo cậu đi. Dương Hoán bụng đầy ấm ức nhưng chẳng thể nói ra, gương mặt xị xuống đi theo cung nữ. Lúc qua khỏi Thần Anh, thấy Đỗ Anh Vũ đứng đó, còn nóng giận nghiến răng.
“Đồ mách lẻo!”
Đỗ Anh Vũ ấy thật ra là cậu ruột của Hoán. Bốn năm trước được tiến cung để trông nôm thái tử. Vũ hơn Hoán ba tuổi, ngoại hình sáng sủa lại thông minh nên được Sùng Hiền hầu xin vua cho vào cung hầu hạ Hoán. Đằng sau câu chuyện ấy, thật ra chỉ vì Đỗ thị quá thương nhớ con, lại lo lắng con trai bị Thần Anh đối xử tệ bạc nên muốn em trai mình vào cung lấy tin tức. Thần Anh biết việc đó, nhưng cơ bản bà chẳng bận tâm. Ngược lại, Đỗ Anh Vũ tuy là em của Đỗ thị nhưng biết phân biệt lí lẽ, lại một lòng lo lắng cho Hoán nên Thần Anh cũng không nghi ngại gì cậu bé này.
Chỉ có Hoán là không hiểu lòng Anh Vũ. Cậu luôn cho rằng Anh Vũ được cử ở bên giám sát mình, nên mỗi lần cậu là sai là Thần Anh phu nhân liền được báo lại để xuất hiện đúng lúc, trách phạt cậu. Lý Dương Hoàn càng không thích cách bọn cung nữ mỗi lần gặp Anh Vũ. Bọn họ luôn đỏ mặt e thẹn, có khi còn lén lút bàn tán về ngoại hình khôi ngô của y. Một lần Hoán phát hiện cung nữ của mình thêu túi thơm tặng Vũ, lập tức sau đó cậu đuổi ả ấy khỏi đông cung.
Lại nói về ngoại hình của Hoán, có thể do lúc mang thai tẩm bổ quá nhiều và sau đó là nuôi dưỡng trong cung khá tốt nên Dương Hoán bụ bẫm từ lúc sinh ra cho đến hiện tại vẫn béo tròn trắng trẻo. So với những đứa trẻ cùng tuổi khác, chiều ngang Hoán gần như gấp rưỡi, đôi mắt ti hí trên gương mặt chẳng khác nào lấy bút vẽ hai đường lên chiếc bánh dày.
Và dù cho là thái tử bánh dày, thì Hoán cũng không tránh khỏi số kiếp đọc sách viết chữ. Năm lên sáu, Hoán bắt đầu theo học tại Quốc Tử Giám thuộc Văn Miếu trong thành Thăng Long.
*
* *
Văn Miếu nằm ở phía nam thành Thăng Long. Phía trước Văn Miếu là hồ Minh Đường, giữa hồ có một gò đất tên Kim Châu. Trên gò Kim Châu xây dựng Phán Thủy đường, nơi đây cứ mỗi tháng hai lần, các nho sĩ từ các nơi đổ về để bình văn thơ.
Trước cổng Văn Miếu là tứ trụ biếu tượng cho Đông – Tây – Nam – Bắc và hai tấm bia Hạ mã. Sở dĩ hai tấm bia này gọi là Hạ mã là vì khi ai đi ngang đây, dù sang hay hèn, dù xe ngựa hay võng lọng thì cũng phải bước xuống đi bộ từ tấm bia bên này đến hết tấm bia bên kia mới được lên lại võng xe.
Đi vào cổng Văn Miếu, xuyên qua khu nhập đạo là giếng Thiên Quang cùng nơi thờ phụng Tứ Phối: Nhan Hồi, Tăng Sâm, Khổng Cấp, Mạnh Tử cùng Thất thập nhị hiền. Qua hết khu này là cổng Đại Thành dẫn vào sân đại bái với tượng thờ Chu Công, Khổng Tử. Và sau cùng chính là trường Quốc Tử Giám, nơi dạy Hán tự, Nho Giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
Quốc Tử Giám được chia thành ba dãy: Nam, Tây và Đông. Dãy Nam là phòng sách và nơi làm việc của các thầy; dãy Tây dành cho con của quan cấp bậc tứ phẩm đổ xuống và những học trò từ bên ngoài thi vào; còn dãy Đông dành riêng cho con vua và con các bậc đại thần quyền quý. Lý Dương Hoán học tại dãy Đông.
Mỗi sáng, xe ngựa chở Hoán sẽ dừng lại trước cổng Văn Miếu, cậu cùng Đỗ Anh Vũ sẽ vào học đến giữa giờ Tỵ lại trở ra xe và quay về hoàng cung. Việc ấy cứ lặp đi lặp lại đều đặn như vậy suốt năm năm nay, đến mức nhắm mắt lại mà đi thì Hoán cũng sẽ không va phải bất kỳ cây cột nào ở nơi này.
Tại đây Hoán làm quen được một người bạn đúng nghĩa, tên là Lý Phụng Ân, là con trai nhập nội Thái phó Lý Công Bình, hơn Hoán bốn tuổi. Phụng Ân dáng cao gầy, gương mặt thanh thoát, lại là con võ tướng nên văn hay võ cậu đều tinh thông. Dương Hoán rất ngưỡng mộ Phụng Ân, ngày nào học xong cũng chờ gặp Ân để nghe cậu kể chuyện. Lý Công Bình chỉ nghiêm khắc với con trai trong việc học hành và luyện võ, còn tất cả chuyện khác ông để con thoải mái, miễn không làm gì quá đáng hay gây phiền phức cho cha mẹ là được nên Phụng Ân khá tự do. Vậy nên mỗi một ngày là cậu lại có một câu chuyện sinh động để kể cho thái tử nghe.
“Hôm qua tôi có đi nghe một vụ án rất thú vị.”
Phụng Ân mở đầu câu chuyện. Cả hai thống nhất với nhau, chỉ khi có người khác mới xưng hô đúng lễ nghi, còn nếu chỉ có hai người, sẽ gọi nhau như những người bình thường, không phân biệt vai vế.
“Nhà ông Thìn có một con chó mực, nuôi được sáu tháng thì con chó ấy biến mất. Ban đầu mọi người trong nhà cũng đi tìm khắp nơi nhưng không gặp. Họ tưởng là con chó ấy chắc đã bị bắt trộm và làm thịt rồi. Bẵng đi một năm, vô tình bà Thìn đi ngang nhà ông Kiệu lại thấy con chó y hệt con mực nên thuận miệng kêu tên, ai ngờ nó lại chạy ra nguẩy đuôi mừng bà. Thế là bà ta la um lên, cho rằng ông Kiệu bắt trộm con mực, cãi nhau qua lại nửa ngày rồi lại dắt nhau đến gặp quan.”
Dương Hoán chăm chú nghe câu chuyện Phụng Ân kể chuyện, đến đây hồ hởi chen vào.
“Ông Kiệu bắt trộm chó của ông Thìn à? Tội này thật đáng xử phạt.”
“Không!” Phụng Ân xua tay: “Ông Kiệu kể cách đây một năm tự dưng có con chó chạy vào nhà ổng, trên cổ có vết thương giống như bị người ta thắt cổ, chẳng hiểu sao lại thoát ra được. Lúc đến được nhà ông thì con chó cũng gần như thoi thóp, người trong nhà vốn thương chó nên cũng tìm mọi cách để cứu chữa. May sao hai hôm nó bắt đầu ăn được cháo loãng, rồi sau đó khỏe dần. Lúc đó cũng không nghe ai báo mất chó, chưa kể chứng kiến lúc gặp con mực thì cũng đủ hiểu nó sắp bị làm thịt nên ông Kiệu quyết định giữ lại và nuôi nó cho đến khi bà Thìn đi ngang qua trông thấy và kiện lên quan.”
Nghe đến đây, Dương Hoán tròn xoe mắt: “Nhà ông Thìn định giết con mực ư?”
Phụng Ân lại lắc đầu: “Không phải, lúc con mực bị mất thì nó khoảng sáu bảy tháng thôi, còn bé lắm nên chắc chắn nhà ông Thìn không có ý định làm thịt rồi. Ông Thìn khai với quan là nó biến mất khoảng mùng bảy, đến mùng mười thì chạy đến nhà ông Kiệu nên có thể là con mực bị bắt trộm và định làm thịt, may sao vùng chạy thoát.”
Câu chuyện càng lúc càng thú vị, hai mắt Dương Hoán bình thường bé xíu nhưng lúc này cũng trở nên tròn xoe.
“Chuyện này căng nhở. Con mực từ đầu vốn là của nhà ông Thìn, nhưng cả năm qua là ông Kiệu chăm sóc. Ông Kiệu cũng chẳng phải bắt trộm nó mà lại còn thương yêu. Vậy cuối cùng quan xử con mực thuộc về ai?”
Lý Phụng Ân mở miệng, định kể cho xong câu chuyện thì lúc này có tiếng Đỗ Anh Vũ vang lên.
“Bẩm thái tử, đã trễ giờ hồi cung rồi.”
“Một chốc nữa thôi, ta phải nghe cho xong câu chuyện đã.” Dương Hoán dùng dằng.
“Bẩm thái tử, phu nhân vẫn chờ ngài về để cùng dùng bữa. Nếu ngài về trễ phu nhân sẽ lo lắng và sẽ trách phạt các nô tài.”
Nghe đến đây Lý Phụng Ân cũng nói: “Thái tử quay về cung để tránh phu nhân chờ lâu. Thật ra là vụ án mới lên quan chiều hôm qua nên vẫn chưa xử xong, tôi sẽ về nhà để hỏi tiếp, khi nào có đáp án sẽ lại kể cho thái tử.”
Vẻ luyến tiếc hiện rõ trên gương mặt bầu bĩnh của Dương Hoán. Cậu đem câu chuyện khi nãy kể cho Anh Vũ nghe, sẵn hỏi ý Anh Vũ: “Ngươi đoán xem, viên quan kia sẽ xử con mực là của ông Thìn hay ông Kiệu.”
Anh Vũ không trả lời mà hỏi ngược Dương Hoán: “Vậy theo ngài thì con chó thuộc về nhà nào?”
Lý Dương Hoán kê cằm lên cửa sổ, vén rèm nhìn ra bên ngoài, chậc lưỡi luyến tiếc: “Ta nghĩ thuộc về ông Thìn chứ, dù gì ban đầu nó cũng là của ông Thìn…”
Anh Vũ không bàn cãi, lặng lẽ nhìn Dương Hoán rồi khẽ gật đầu: “Thái tử luôn sáng suốt!”
Tiếng móng ngựa chạm đất hòa lẫn tiếng xì xào của người dân trong kinh thành tạo thành hỗn hợp âm thanh ồn ào nhưng dễ chịu. Dương Hoán không nói gì với Anh Vũ nữa, chỉ im lặng ngắm khung cảnh bên đường. Đằng kìa là gốc đa to nhất thành, dưới gốc đa là tụi trẻ con đang chơi nhảy lò cò. Dương Hoán không biết ai nhưng cậu có thể nhận ra từng đứa trong lũ trẻ ấy. Đứa bé gái thấp người thường cột hai bím tóc. Hay như thằng bé tròn tròn, áo không cài được cúc lúc nào cũng thò lò nước mũi. Đêm ấy Dương Hoán mơ một giấc mơ dài. Trong mơ Hoán thấy mình dắt theo con chó mực, cùng tụi kia nhảy lò cò dưới gốc đa xanh um.
Trời chiều đổ nắng xuống sân Rồng. Bóng của chuông gác trải dài lên nền gạch. Điện Thiên An buổi sáng đủ mặt bá quan văn võ, nhưng đến lúc này lại vắng lặng như tờ, chỉ có đám lính đứng canh gác một cách nghiêm trang. Thỉnh thoảng, những tốp cung nữ hay thái giám đi ngang, nhưng ngoài tiếng bước chân khe khẽ thì chẳng còn âm thanh nào.
Sau buổi thiết triều ở điện Thiên An, Lý Càn Đức sẽ quay về điện Vĩnh Quang để dùng bữa trưa, nghỉ ngơi một lúc rồi bắt đầu duyệt tấu sớ.
Buổi chiều như thế này Dương Hoán được đến điện Vĩnh Quang để nghe tấu chương cùng phụ hoàng một tuần hai lần và Hoán rất thích việc ấy. Nhất là kể từ khi đã học được kha khá chữ, Dương Hoán được giao nhiệm vụ đọc từng tấu chương cho hoàng thượng nghe. Hoán còn nhỏ nên giọng trong trẻo, tấu chương khô khan cũng sinh động hơn. Căn phòng im ắng từ lúc có cậu cũng trở nên ấm áp hẳn.
Dạo gần đây phát sinh việc dân chúng giết trâu lấy thịt. Chiếu cấm giết trâu ban ra: “Trâu là một vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo (1), không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo pháp luật.”
(1) Tức ba nhà phải đảm bảo cho nhau, một nhà có tội thì hai nhà kia cùng chịu tội chung (trích ĐVSKTT trang 214)
Duyệt chiếu xong, Càn Đức nói với Hoán.
“Tại sao dân chúng lại giết trâu? Heo, gà, vịt ngoài kia không thiếu sao họ phải giết trâu. Việc này cần phải điều tra cho rõ xem những nơi đó chỉ là muốn thỏa mãn cơn thèm hay còn nguyên nhân sâu xa khác. Có đôi lúc vì khó quá, khổ quá nên dân chúng mới phải làm liều. Là vua, phải hiểu rõ tình hình của dân để có tội thì trị, có công thì thưởng, có khó khăn thì phải giúp đỡ kịp thời, con đã rõ chưa?”
Dương Hoán chăm chú lắng nghe, thi thoảng gật đầu. Phụ hoàng thường bảo đạo làm vua phải lấy dân làm gốc, dùng nhân từ đối đãi con dân của mình. Hoán híp mắt nhìn Càn Đức, mơ màng nghĩ đến vài chục năm sau, phải chăng cậu cũng sẽ như phụ hoàng, ngồi đây, phê duyệt tấu chương, uy nghiêm lặp lại từng câu từng chữ cho con trai của mình. Nếu như vậy thật, có lẽ Hoán sẽ cho người làm một cái ghế khác, to gấp đôi cái phụ hoàng đang ngồi!
Chỉnh sửa lần cuối: