Chương 7:
Bình thường, dượng hay trồng hướng dương quanh năm suốt tháng, chỉ bán đi một ít, phần lớn là để hoa chín già, nở bung ra, sau đó xay nát, rồi cho bò sữa ăn. Bò cái ăn loại thức ăn này, sữa thu được vừa nhiều vừa thơm, chất lượng tốt hơn khi bò ăn thứ khác.
Vào mùa mưa, hướng dương đặc biệt khó trồng, vì nó là loài hoa không ưa nước, cây mọc cao gặp mưa lớn sẽ bị mềm thân, ngả rạp rất nhiều. Mưa năm nay thất thường, mà số dân trồng hoa cũng ít đi, cho nên hoa tăng giá, so với năm ngoái cao hơn gấp mấy lần.
Vài ngày trước, dượng liên hệ tới vựa thu mua, bán được ba sào hướng dương với giá rất cao. Tiền lời còn nhiều hơn mấy đám cà chua cộng lại.
Lần này thu hoạch một lượng lớn hoa, dượng tìm công hoài không đủ, tôi đành xin nghỉ ở trạm y tế một ngày, phụ công giúp dượng.
Sáng sớm, mặt trời chỉ vừa ló lên khỏi rừng núi điệp trùng, tôi mặc bộ đồ bảo hộ dày, trên đội nón lá, dưới mang ủng nhựa, lẽo đẽo theo dượng ra nông trại cách nhà khoảng hai con đường dài xuyên qua cánh đồng rau.
Khi lái buôn thu mua những bông hương dương, là lúc cây đã cao vượt đầu người, búp to hơn một nắm tay, lá đài chỉ vừa nứt ra một ít, lộ chút sắc vàng của cánh hoa. Hoa phải tuốt hết lá, chặt cả cây, tính từ búp xuống dài năm mươi centimet.
Tôi cầm dao sắc, đưa lưng hứng ánh nắng ban mai, ngẩng cao đầu nheo mắt tìm những bông hoa đã đạt yêu cầu. Tìm thấy rồi, liền vung dao, chặt một phát gọn gàng, sau gom hoa thành từng bó lớn, ôm cả lên bờ. Cây hoa vừa dài vừa nặng, tôi mới chỉ làm xong hai luống đã mệt bở hơi tai, ngồi một chỗ mà thở dốc. Ấy thế mà, dượng vẫn hoàn toàn bình ổn, thong thả, túc tắc làm.
Lúc này, mặt trời đã lên cao, chiếu xiên xiên qua mấy ngọn tre đung đưa lá, mây trắng tách chùm, trên nền trời xanh lãng đãng trôi. Dưới sông, xuồng hút cát cũng bắt đầu chạy lòng vòng trên dòng nước đục, tiếng “tạch, tạch” vang lên khắp chốn.
Tôi lau cái trán lấm tấm mồ hôi, đứng lên chào mấy cô làm công vừa đến, sau uống thêm vài ngụm nước, tiếp tục len lỏi vào đám hoa cao ngút đầu.
***
Quá nửa trưa, việc thu hoạch hoa thuận lợi hoàn thành. Tôi trở về ngủ vùi một giấc, thức dậy đã không thấy dượng cùng xe đâu.
Tôi rãnh rỗi, bèn làm một ly sinh tố bơ, vừa uống vừa chơi xếp hình. Bức hình này tôi xếp mãi chưa xong.
Hôm đầu tháng trực ở cơ quan, vì nhàm chán quá tôi mới lấy giấy viết ra danh sách những việc cần làm trong tháng:
Một, học tiếng anh.
Hai, xếp xong một bức hình.
Ba, đọc xong một cuốn sách chuyên ngành mới.
Rút cuộc, bây giờ đã là đầu tháng tiếp theo, đến một việc cũng chưa hoàn thành.
Lúc tôi đang thực sự tập trung vào những mảnh ghép nhỏ, chiếc tivi đang mở ngoài phòng khách đột nhiên im bặt, tủ lạnh trước mặt tôi cũng ngưng phát ra tiếng rè rè nhỏ.
Hình như là… mất điện. Nếu mất điện, sẽ mất wifi. Mất wifi, coi như tôi mất mạng. Sống, mà mất mạng, giống như ngồi trên đống lửa.
Tôi bỏ bức tranh đang ghép dở, chạy ra hiên, thấy cậu bé hàng xóm đang ngồi bắn bi ngoài sân, bèn lớn tiếng gọi với sang:
- Nhím ơi, nhà con có điện không?
Nghe tôi hỏi, cậu bé mới chạy vào nhà, sau đó ngay lập tức chạy ra, hô lớn:
- Nhà con có điện đó cô Như.
Nói rồi, nó lại ngồi thụp xuống, tiếp tục tự chơi.
Tôi khó hiểu, nhìn sang những ngôi nhà khác, dường như không có bất cứ sự bất thường nào. Có lẽ chỉ mình nhà tôi mất điện.
Dượng không có nhà, cũng không biết bao giờ dượng mới trở về, tôi càng không kiên nhẫn mà chờ đợi. Cuối cùng quyết định, tự mình tìm cách. Nghĩ thế, tôi mới chạy vội xuống sân, khó nhọc khiêng cái thang lớn đặt dưới cột chống đỡ căn nhà. Chỉ cần leo lên gần đến bậc trên cùng, sẽ thấy cầu dao tổng được đặt ngay trước mặt.
Tôi đưa một tay lên, còn chưa kịp đặt bút thử điện vào bên trong đã nghe tiếng ô tô chạy vào sân. Xe lùi một chút, vừa vặn đỗ ngay dưới cái thang tôi đang đứng. Thoắt một cái, hai người đàn ông – một già, một trẻ từ trong xe đã bước ra, mặt mũi tái mét, từ dưới hướng lên nhìn tôi chằm chằm.
Bản thân tôi vốn đang mông lung, đột nhiên Bôn lớn tiếng:
- Em làm cái gì mà leo lên đó?
Tôi nghe giọng anh ta gằn xuống, lo lắng trả lời:
- Thử điện.
- Thử điện làm gì?
- Thì…
- Xuống đây, xuống đây rồi nói.
Bôn đã nhẹ giọng hơn, đi đến cầm cái thang đang chông chênh chực đổ, đầu vẫn ngước nhìn tôi, hàng chân mày bên trên đôi mắt trong veo đã dãn ra hoàn toàn.
Tôi từ từ leo xuống, lột ra đôi bao tay vải, hướng dượng mà nói:
- Điện bị mất rồi, mỗi nhà mình mất. Con định dò xem ở đó có điện không.
Tôi vừa nói, vừa chỉ chỉ cái cầu dao ở trên cao.
Dượng cười, lấy vật dụng từ tay tôi, hiền từ bảo:
- Để dượng!
Sau một hồi mò mẫm, cuối cùng dượng và Bôn cũng tìm được mối đứt ở đoạn dây trước cầu dao. Hai người nhanh chóng nối lại, chẳng mấy chốc mà “mạng” cũng về lại với tôi.
Suốt quá trình đó, tôi luôn đi theo sau họ, tò mò nhìn ngó. Sau đó lại vô thức cùng họ đi vào nhà bếp, không nói một câu.
Bôn vừa ngồi xuống bàn ăn liền than khát. Tôi còn tưởng anh ta sẽ đến tủ lạnh uống nước hạt chia, ai ngờ rằng, Bôn đột nhiên cầm ly sinh tố bơ mà tôi đang uống dở, một hơi hút sạch.
Đầu óc tôi bỗng chốc trở nên phức tạp, quên cả thắc mắc một việc - Bôn về trước ngày kết thúc khóa học hai ngày.
***
Bôn trở về sau nhiều ngày học xa, da dường như bị xạm một chút, khuôn mặt cũng gầy hơn. Chỉ có cái từ “mắc cỡ” là hoàn toàn ở nguyên trong vốn từ vựng của mình.
Sau bữa cơm tối, Bôn lấy ra quả mít Tố Nữ thơm lừng, khoa trương cắt ra. Kết cục, quả mít to chỉ có hai múi nhỏ, còn không đủ để ba người chia nhau. Anh ta lại cười cười gải cỗ:
- Mắc cỡ quá! Thôi em ăn hết đi.
Ừ thì, tôi ăn hết, những hai múi cơ mà.
Tôi dọn dẹp xong, vừa trở về phòng thì liền có điện thoại.
- Én à, hôm nay ngọn gió nào…
Tôi chưa nói hết câu đã bị giọng Yến ở bên kia ngăn lại:
- Như. Bây giờ bà qua đây được không? Hân có chuyện rồi.
Tôi vẫn chưa xác định được tình hình, thư thả hỏi:
- Chuyện gì á?
- Nếu được, bà sang liền được không? Hân chết rồi.
Tôi lặng người, cảm giác như từng lỗ chân lông trên người mình bị khí lạnh xông vào, buốt tận sống lưng, đờ đẫn và trống rỗng.
- Tại sao?
- Bà qua được không?
- Được. Tôi đi bây giờ.
Phải đi chứ. Người đó, chẳng phải là ân nhân kéo tôi ra khỏi vực sâu tăm tối sao. Tại sao có thể không đi?
Nhưng mà đi bằng cách nào đây? Giờ này xe đêm đã chạy rồi. Làm sao có thể qua đó ngay lập tức?
Tôi cố giữ bình tĩnh, gấp vội hai bộ quần áo, nhét vào ba-lô. Đồng thời cũng thay bộ đồ khác, nhanh chóng đi ra ngoài.
Lúc Bôn mở cửa phòng sau tiếng gõ cửa của tôi, trông anh ta hơi ngái ngủ, trên tay cầm tấm khăn lông lớn, hình như đang chuẩn bị đi tắm. Mà khi nhìn thấy khuôn mặt trắng nhợt cùng ánh mắt bàng hoàng của tôi, Bôn hốt hoảng lên tiếng:
- Em làm sao? Đi đâu giờ này?
Tôi vô thức dùng bộ dạng van lơn mà nói chuyện với anh ta:
- Bạn em mất rồi, em phải đi qua đó. Anh giúp em được không? Chở em lên phố, em kiếm xe đò.
Bôn không nói thêm câu nào, ngay lập tức vứt cái khăn lên thảm, với vội cái áo khoác lớn trên giá, mặc vào.
Anh ta đi trước tôi ra đến phòng khách, rồi không biết nghĩ gì mà vòng vô lại. Tôi đứng đợi chưa đầy một phút đã thấy Bôn xuất hiện, cùng một cái áo khoác khác cùng khăn choàng trên tay.
Bôn đưa áo khoác dày của anh ta cho tôi, thật dịu dàng mà dặn:
- Em mặc vào. Đợi anh đi nói với bố.
Nói rồi, Bôn móc điện thoại, đến một góc gọi điện cho dượng vừa rời khỏi nhà ra nông trại.
Tôi ngoan ngoãn mặc áo, sau đến ngồi xuống cái ghế lớn trong phòng, chờ đợi. Giọng Bôn văng vẳng bên tai, nhưng chữ nào tôi cũng không nghe được. Cứ thể ngẩn ngơ.
Bôn gọi hai cuộc, nói không quá lâu. Cúp điện thoại xong liền đến trước mặt tôi, cầm cái khăn len trên tay nhẹ choàng vào cổ tôi hai vòng, ánh mắt kiên định nhìn tôi nói:
- Đi, anh chở em đi.
Tôi vốn nghĩ “anh chở em đi” chính là anh chở em ra phố. Nhưng khi đi ngang qua bến xe liên tỉnh, Bôn không hề rẽ vào, cũng không hề có ý định dừng lại, chân vẫn nhấn ra, tăng tốc mà đi.
Như đoán được thắc mắc của tôi, Bôn không di chuyển ánh mắt đang nhìn chằm chằm con đường tối, nói:
- Giờ này hết xe khách rồi, đi xe dù nguy hiểm lắm, anh đưa em sang đó.
Giữa rừng núi mờ mịt sương, trắng đặc đến nổi tưởng chừng có thể đưa tay ra mà cầm nắm. Chiếc xe nhỏ không ngừng tăng tốc, ngược gió, rẽ sương, lao vun vút mà đi.
***
Hai chúng tôi cả đêm không ngủ, dựa vào trí nhớ của tôi và dò hỏi người dân mà tìm được tới nơi.
Từ xa đi đến, tôi đã thấy một cái rạp lớn dựng ra ngoài đường. Nơi đó, mới lần trước cũng là rạp lớn, rực rỡ cổng hoa. Mà nay lại là cờ trắng cờ đen ủ rũ, trĩu nặng lòng người.
Ngực tôi thắt lại. hô hấp càng lúc càng khó khăn.
Bôn đỗ xe cách đó không xa. Hai chúng tôi song song bước bộ, lên lỏi qua mấy cái xe máy đậu kín xung quanh, sau hoàn toàn bước vào bên trong rạp, mỗi bàn bên trong, đã chật kín người.
Tôi bình tĩnh, bất giác mà nín thở, xuyên qua đám người đang xì xầm, đi thẳng vào trong. Đầu tiên thấy Yến đứng lặng trước cửa ra vào.
Yến vừa lướt mắt, cũng thấy tôi, liền đi đến đón bước, hai tay cầm lấy tay tôi, run run nói:
- Hôm qua, sản phụ bị tai biến, chết sau sinh. Nhưng người nhà đổ lỗi cho bác sĩ nên kêu người vào quậy phá. Hân can ngăn, bị đâm cho một cái vào tim. Không cứu được…
Yến vừa dứt câu, tức thì hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Mắt cô đỏ hoe, sưng húp, tràn ngập đau thương.
Tôi nghe hết từng câu từng chữ, siết tay Yến hỏi:
- Hân đâu?
- Ở trong...
Hân… thực sự ở trong. Trên chiếc giường nhỏ, nằm quạnh quẽ. Khăn trắng che kín từ trên xuống dưới, thẳng tắp một hàng.
Tôi không nhìn nữa, không dám nhìn nữa. Mắt nhắm chặt lại.
Lúc thấy rạp đám ma, lúc thấy cáo phó dán trên tường, lúc thấy ảnh thờ trên bàn cúng linh... tôi vẫn tự trấn tĩnh được mình.
Thế mà lúc này đây, can đảm bước vào, can đảm tìm kiếm một thân ảnh thân thương, để rồi thân ảnh đó khiến cơ thể tôi vốn đang gồng lên bỗng mềm nhũn cả ra. Trái tim trong lồng ngực dường như không ngừng co bóp, rất nhanh. Rút cuộc, tôi không chống đỡ được mà khụy xuống, cả người đổ vào một vòng tay lớn, mất đi hoàn toàn sức lực.
Bôn dìu tôi ra ngoài, tìm một bàn vắng người nhất rồi cùng ngồi xuống. Anh ngồi bên cạnh, một tay đặt đằng sau đỡ lấy lưng tôi.
Qua một lúc lâu, tôi dường như đã tiếp nhận được sự đả kích, bình tĩnh hỏi Bôn:
- Anh vào thắp nhang với em không?
Ánh mắt Bôn nhìn tôi chua xót, anh không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.
Đám ma kéo dài suốt hơn hai ngày.
Hai ngày này, tôi cùng Bôn và Yến chỉ cứ ngồi ngây ra. Mệt quá thì vào xe ô-tô nằm nghỉ, chỉ chốc lát lại quay trở vào.
Chúng tôi biết, ngồi mãi đó, chẳng để làm gì, nhưng tuyệt nhiên không thể rời đi. Vì muốn níu kéo điều gì, cũng không ai rõ được.
Sáng ngày thứ ba, tang lễ xong xuôi, mọi người nán lại để ăn bữa cơm cảm tạ của nhà Hân. Suốt bữa, chẳng ai nói câu nào, chỉ có mấy anh di quan lâu lâu đi qua lại mời rượu xung quanh.
Người nhà Hân ai cũng tiều tụy, xác xơ gầy. Nỗi đau bố mẹ mất con, anh mất em, chồng mất vợ không biết bao giờ mới nguôi.
Người đàn ông cao lớn ngồi một góc, khuôn mặt đẹp hằn nét khổ tâm. Anh ta vì tình yêu mà rời bỏ quê hương đến một nơi xa lạ. Hạnh phúc vừa đơm nụ còn chưa kịp nở hoa đã bị dập cho úa tàn.
Tôi đến gần người đó, ngồi xuống trước mặt anh ta:
- Xin phép anh, em về. Xin lỗi vì không ở lại được lâu hơn.
Người nọ gật đầu, không nói, chỉ vỗ nhẹ vai tôi vài cái, như lời cảm ơn.
Tôi không biết an ủi chính mình, càng không giỏi an ủi người ta, đành đứng dậy, qua quýt chào hỏi những người khác, liền rời đi.
Bôn không nhanh không chậm, trước sau vẫn theo sát lưng tôi. Anh đứng nhìn tôi và Yến ôm chặt lấy nhau, bao lâu cũng không hề nhúc nhích.
Rồi, chúng tôi rời đi.
Xe bon bon chạy, mà lòng tôi hỗn loạn vô cùng.
***
Năm đó, tôi vì đi trễ mà ngồi bàn cuối. Hân vì ham ngủ, chọn bàn cuối mà ngồi. Yến là vì một lớp hai trăm ghế chỉ còn một ghế cạnh chúng tôi, đành ngồi xuống. Ba đứa, từ đó quen nhau.
Năm đó, Hân biết tôi và Yến ở ký túc xá, liền bỏ căn phòng máy lạnh mà ai cũng mơ ước, đùng đùng chạy đến xin vô ở cùng. Ba đứa, buồn vui chưa bao giờ tách nhau.
Năm đó, Hân thấy tay tôi sẹo mới chồng sẹo cũ, chạy đến hỏi Bôn cho bằng được, rồi từ đó dấu hết dao kéo trong phòng, lại tìm mua hàng loạt kem trị sẹo, trưa chiều tối buổi ở cạnh tôi.
Cô gái đó, ít ngày trước nhắn tin hỏi tôi: “Nếu có em bé thì đặt tên là gì?” Còn hỏi: “Bà muốn làm dì hay làm mẹ nuôi?”
Cô gái đó, giờ đã nằm dưới đất lạnh rồi.
Bao nhiêu ký ức đẹp đẽ ùa về, là bấy nhiêu trong tôi vết cắt. Cắt tới bằng ruột nát, tim tan.
Tôi biết rằng cuộc sống này, không ai có thể bên cạnh ai mãi mãi. Tôi rời khỏi cuộc đời ai đó, cũng sẽ có ai đó rời bỏ cuộc đời tôi. Nhưng mà tôi vẫn không thể rèn giũa được bản thân mình, không cách nào sẵn sàng cho bất cứ cuộc biệt ly nào cả.
Chỉ là nếu ở hàng xóm có ai đó chuyển đi, chỗ làm có ai đó thôi việc, hay quán quen không còn duy trì nữa cũng khiến tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Hiện tại, đối với sự mất mát quá lớn này, không biết phải làm sao chống đỡ.
Tôi dựa đầu vào cửa kính xe, dầu cho đầu bị đầu va chạm lớn bao nhiêu cũng kệ. Chẳng đáng là bao!
Bôn để ý thấy, mới quay sang nhắc tôi:
- Đường dòng lắm, em dựa đầu vào ghế đi.
Tôi im lăng̣, không đổi tư thế.
Lớp màng mỏng trên mắt đột nhiên vỡ tan tành, bao nhiêu dòng lệ ấm bị kìm nén ồ ạt chảy ra. Trước mắt tôi mờ mịt, cung đường đèo dài bất tận cùng những hàng cây cao vút bị xóa mờ.
Tôi im lặng khóc, đầu vẫn không ngừng đập vào ô cửa kính, tiếp bộp bộp lúc nhanh lúc chậm, lúc nhỏ lúc to.
Bôn chầm chậm dừng xe, tấp sâu vào mạn rừng cây. Sau đó anh mở cửa, đi xuống. Lại vòng qua đầu xe, đứng trước cửa xe phía tôi ngồi. Anh cúi xuống, chân quỳ, chân chống, đồng thời một tay mở cửa, một tay đưa ra đỡ người tôi. Rồi rất nhanh xoay tôi ngồi tựa một bên vai vào ghế, mặt hướng mặt anh.
Bôn cầm chặt hai bàn tay tôi, đôi mắt anh vừa buồn phiền vừa bức bối, dường như muốn nói gì đó, cuối cùng lại không nói câu nào.
Tôi gục đầu, khóc nức nở, đau thương không nói nên lời. Càng khóc lại càng đau, không cách nào dừng lại. Đau như thể bên trong đang bị ai đó xé rách ra từng mảnh, rồi lấy muối mặn không ngừng chà xát lên.
Đột nhiên, Bôn buông tay, kéo tôi dựa vào vai anh, xoa xoa mái đầu tóc ngắn, xoa bờ vai run, như đang cố vỗ về. Miệng không ngừng thì thầm:
- Kỳ Như. Kỳ Như. Đừng khóc!
Bình thường, dượng hay trồng hướng dương quanh năm suốt tháng, chỉ bán đi một ít, phần lớn là để hoa chín già, nở bung ra, sau đó xay nát, rồi cho bò sữa ăn. Bò cái ăn loại thức ăn này, sữa thu được vừa nhiều vừa thơm, chất lượng tốt hơn khi bò ăn thứ khác.
Vào mùa mưa, hướng dương đặc biệt khó trồng, vì nó là loài hoa không ưa nước, cây mọc cao gặp mưa lớn sẽ bị mềm thân, ngả rạp rất nhiều. Mưa năm nay thất thường, mà số dân trồng hoa cũng ít đi, cho nên hoa tăng giá, so với năm ngoái cao hơn gấp mấy lần.
Vài ngày trước, dượng liên hệ tới vựa thu mua, bán được ba sào hướng dương với giá rất cao. Tiền lời còn nhiều hơn mấy đám cà chua cộng lại.
Lần này thu hoạch một lượng lớn hoa, dượng tìm công hoài không đủ, tôi đành xin nghỉ ở trạm y tế một ngày, phụ công giúp dượng.
Sáng sớm, mặt trời chỉ vừa ló lên khỏi rừng núi điệp trùng, tôi mặc bộ đồ bảo hộ dày, trên đội nón lá, dưới mang ủng nhựa, lẽo đẽo theo dượng ra nông trại cách nhà khoảng hai con đường dài xuyên qua cánh đồng rau.
Khi lái buôn thu mua những bông hương dương, là lúc cây đã cao vượt đầu người, búp to hơn một nắm tay, lá đài chỉ vừa nứt ra một ít, lộ chút sắc vàng của cánh hoa. Hoa phải tuốt hết lá, chặt cả cây, tính từ búp xuống dài năm mươi centimet.
Tôi cầm dao sắc, đưa lưng hứng ánh nắng ban mai, ngẩng cao đầu nheo mắt tìm những bông hoa đã đạt yêu cầu. Tìm thấy rồi, liền vung dao, chặt một phát gọn gàng, sau gom hoa thành từng bó lớn, ôm cả lên bờ. Cây hoa vừa dài vừa nặng, tôi mới chỉ làm xong hai luống đã mệt bở hơi tai, ngồi một chỗ mà thở dốc. Ấy thế mà, dượng vẫn hoàn toàn bình ổn, thong thả, túc tắc làm.
Lúc này, mặt trời đã lên cao, chiếu xiên xiên qua mấy ngọn tre đung đưa lá, mây trắng tách chùm, trên nền trời xanh lãng đãng trôi. Dưới sông, xuồng hút cát cũng bắt đầu chạy lòng vòng trên dòng nước đục, tiếng “tạch, tạch” vang lên khắp chốn.
Tôi lau cái trán lấm tấm mồ hôi, đứng lên chào mấy cô làm công vừa đến, sau uống thêm vài ngụm nước, tiếp tục len lỏi vào đám hoa cao ngút đầu.
***
Quá nửa trưa, việc thu hoạch hoa thuận lợi hoàn thành. Tôi trở về ngủ vùi một giấc, thức dậy đã không thấy dượng cùng xe đâu.
Tôi rãnh rỗi, bèn làm một ly sinh tố bơ, vừa uống vừa chơi xếp hình. Bức hình này tôi xếp mãi chưa xong.
Hôm đầu tháng trực ở cơ quan, vì nhàm chán quá tôi mới lấy giấy viết ra danh sách những việc cần làm trong tháng:
Một, học tiếng anh.
Hai, xếp xong một bức hình.
Ba, đọc xong một cuốn sách chuyên ngành mới.
Rút cuộc, bây giờ đã là đầu tháng tiếp theo, đến một việc cũng chưa hoàn thành.
Lúc tôi đang thực sự tập trung vào những mảnh ghép nhỏ, chiếc tivi đang mở ngoài phòng khách đột nhiên im bặt, tủ lạnh trước mặt tôi cũng ngưng phát ra tiếng rè rè nhỏ.
Hình như là… mất điện. Nếu mất điện, sẽ mất wifi. Mất wifi, coi như tôi mất mạng. Sống, mà mất mạng, giống như ngồi trên đống lửa.
Tôi bỏ bức tranh đang ghép dở, chạy ra hiên, thấy cậu bé hàng xóm đang ngồi bắn bi ngoài sân, bèn lớn tiếng gọi với sang:
- Nhím ơi, nhà con có điện không?
Nghe tôi hỏi, cậu bé mới chạy vào nhà, sau đó ngay lập tức chạy ra, hô lớn:
- Nhà con có điện đó cô Như.
Nói rồi, nó lại ngồi thụp xuống, tiếp tục tự chơi.
Tôi khó hiểu, nhìn sang những ngôi nhà khác, dường như không có bất cứ sự bất thường nào. Có lẽ chỉ mình nhà tôi mất điện.
Dượng không có nhà, cũng không biết bao giờ dượng mới trở về, tôi càng không kiên nhẫn mà chờ đợi. Cuối cùng quyết định, tự mình tìm cách. Nghĩ thế, tôi mới chạy vội xuống sân, khó nhọc khiêng cái thang lớn đặt dưới cột chống đỡ căn nhà. Chỉ cần leo lên gần đến bậc trên cùng, sẽ thấy cầu dao tổng được đặt ngay trước mặt.
Tôi đưa một tay lên, còn chưa kịp đặt bút thử điện vào bên trong đã nghe tiếng ô tô chạy vào sân. Xe lùi một chút, vừa vặn đỗ ngay dưới cái thang tôi đang đứng. Thoắt một cái, hai người đàn ông – một già, một trẻ từ trong xe đã bước ra, mặt mũi tái mét, từ dưới hướng lên nhìn tôi chằm chằm.
Bản thân tôi vốn đang mông lung, đột nhiên Bôn lớn tiếng:
- Em làm cái gì mà leo lên đó?
Tôi nghe giọng anh ta gằn xuống, lo lắng trả lời:
- Thử điện.
- Thử điện làm gì?
- Thì…
- Xuống đây, xuống đây rồi nói.
Bôn đã nhẹ giọng hơn, đi đến cầm cái thang đang chông chênh chực đổ, đầu vẫn ngước nhìn tôi, hàng chân mày bên trên đôi mắt trong veo đã dãn ra hoàn toàn.
Tôi từ từ leo xuống, lột ra đôi bao tay vải, hướng dượng mà nói:
- Điện bị mất rồi, mỗi nhà mình mất. Con định dò xem ở đó có điện không.
Tôi vừa nói, vừa chỉ chỉ cái cầu dao ở trên cao.
Dượng cười, lấy vật dụng từ tay tôi, hiền từ bảo:
- Để dượng!
Sau một hồi mò mẫm, cuối cùng dượng và Bôn cũng tìm được mối đứt ở đoạn dây trước cầu dao. Hai người nhanh chóng nối lại, chẳng mấy chốc mà “mạng” cũng về lại với tôi.
Suốt quá trình đó, tôi luôn đi theo sau họ, tò mò nhìn ngó. Sau đó lại vô thức cùng họ đi vào nhà bếp, không nói một câu.
Bôn vừa ngồi xuống bàn ăn liền than khát. Tôi còn tưởng anh ta sẽ đến tủ lạnh uống nước hạt chia, ai ngờ rằng, Bôn đột nhiên cầm ly sinh tố bơ mà tôi đang uống dở, một hơi hút sạch.
Đầu óc tôi bỗng chốc trở nên phức tạp, quên cả thắc mắc một việc - Bôn về trước ngày kết thúc khóa học hai ngày.
***
Bôn trở về sau nhiều ngày học xa, da dường như bị xạm một chút, khuôn mặt cũng gầy hơn. Chỉ có cái từ “mắc cỡ” là hoàn toàn ở nguyên trong vốn từ vựng của mình.
Sau bữa cơm tối, Bôn lấy ra quả mít Tố Nữ thơm lừng, khoa trương cắt ra. Kết cục, quả mít to chỉ có hai múi nhỏ, còn không đủ để ba người chia nhau. Anh ta lại cười cười gải cỗ:
- Mắc cỡ quá! Thôi em ăn hết đi.
Ừ thì, tôi ăn hết, những hai múi cơ mà.
Tôi dọn dẹp xong, vừa trở về phòng thì liền có điện thoại.
- Én à, hôm nay ngọn gió nào…
Tôi chưa nói hết câu đã bị giọng Yến ở bên kia ngăn lại:
- Như. Bây giờ bà qua đây được không? Hân có chuyện rồi.
Tôi vẫn chưa xác định được tình hình, thư thả hỏi:
- Chuyện gì á?
- Nếu được, bà sang liền được không? Hân chết rồi.
Tôi lặng người, cảm giác như từng lỗ chân lông trên người mình bị khí lạnh xông vào, buốt tận sống lưng, đờ đẫn và trống rỗng.
- Tại sao?
- Bà qua được không?
- Được. Tôi đi bây giờ.
Phải đi chứ. Người đó, chẳng phải là ân nhân kéo tôi ra khỏi vực sâu tăm tối sao. Tại sao có thể không đi?
Nhưng mà đi bằng cách nào đây? Giờ này xe đêm đã chạy rồi. Làm sao có thể qua đó ngay lập tức?
Tôi cố giữ bình tĩnh, gấp vội hai bộ quần áo, nhét vào ba-lô. Đồng thời cũng thay bộ đồ khác, nhanh chóng đi ra ngoài.
Lúc Bôn mở cửa phòng sau tiếng gõ cửa của tôi, trông anh ta hơi ngái ngủ, trên tay cầm tấm khăn lông lớn, hình như đang chuẩn bị đi tắm. Mà khi nhìn thấy khuôn mặt trắng nhợt cùng ánh mắt bàng hoàng của tôi, Bôn hốt hoảng lên tiếng:
- Em làm sao? Đi đâu giờ này?
Tôi vô thức dùng bộ dạng van lơn mà nói chuyện với anh ta:
- Bạn em mất rồi, em phải đi qua đó. Anh giúp em được không? Chở em lên phố, em kiếm xe đò.
Bôn không nói thêm câu nào, ngay lập tức vứt cái khăn lên thảm, với vội cái áo khoác lớn trên giá, mặc vào.
Anh ta đi trước tôi ra đến phòng khách, rồi không biết nghĩ gì mà vòng vô lại. Tôi đứng đợi chưa đầy một phút đã thấy Bôn xuất hiện, cùng một cái áo khoác khác cùng khăn choàng trên tay.
Bôn đưa áo khoác dày của anh ta cho tôi, thật dịu dàng mà dặn:
- Em mặc vào. Đợi anh đi nói với bố.
Nói rồi, Bôn móc điện thoại, đến một góc gọi điện cho dượng vừa rời khỏi nhà ra nông trại.
Tôi ngoan ngoãn mặc áo, sau đến ngồi xuống cái ghế lớn trong phòng, chờ đợi. Giọng Bôn văng vẳng bên tai, nhưng chữ nào tôi cũng không nghe được. Cứ thể ngẩn ngơ.
Bôn gọi hai cuộc, nói không quá lâu. Cúp điện thoại xong liền đến trước mặt tôi, cầm cái khăn len trên tay nhẹ choàng vào cổ tôi hai vòng, ánh mắt kiên định nhìn tôi nói:
- Đi, anh chở em đi.
Tôi vốn nghĩ “anh chở em đi” chính là anh chở em ra phố. Nhưng khi đi ngang qua bến xe liên tỉnh, Bôn không hề rẽ vào, cũng không hề có ý định dừng lại, chân vẫn nhấn ra, tăng tốc mà đi.
Như đoán được thắc mắc của tôi, Bôn không di chuyển ánh mắt đang nhìn chằm chằm con đường tối, nói:
- Giờ này hết xe khách rồi, đi xe dù nguy hiểm lắm, anh đưa em sang đó.
Giữa rừng núi mờ mịt sương, trắng đặc đến nổi tưởng chừng có thể đưa tay ra mà cầm nắm. Chiếc xe nhỏ không ngừng tăng tốc, ngược gió, rẽ sương, lao vun vút mà đi.
***
Hai chúng tôi cả đêm không ngủ, dựa vào trí nhớ của tôi và dò hỏi người dân mà tìm được tới nơi.
Từ xa đi đến, tôi đã thấy một cái rạp lớn dựng ra ngoài đường. Nơi đó, mới lần trước cũng là rạp lớn, rực rỡ cổng hoa. Mà nay lại là cờ trắng cờ đen ủ rũ, trĩu nặng lòng người.
Ngực tôi thắt lại. hô hấp càng lúc càng khó khăn.
Bôn đỗ xe cách đó không xa. Hai chúng tôi song song bước bộ, lên lỏi qua mấy cái xe máy đậu kín xung quanh, sau hoàn toàn bước vào bên trong rạp, mỗi bàn bên trong, đã chật kín người.
Tôi bình tĩnh, bất giác mà nín thở, xuyên qua đám người đang xì xầm, đi thẳng vào trong. Đầu tiên thấy Yến đứng lặng trước cửa ra vào.
Yến vừa lướt mắt, cũng thấy tôi, liền đi đến đón bước, hai tay cầm lấy tay tôi, run run nói:
- Hôm qua, sản phụ bị tai biến, chết sau sinh. Nhưng người nhà đổ lỗi cho bác sĩ nên kêu người vào quậy phá. Hân can ngăn, bị đâm cho một cái vào tim. Không cứu được…
Yến vừa dứt câu, tức thì hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Mắt cô đỏ hoe, sưng húp, tràn ngập đau thương.
Tôi nghe hết từng câu từng chữ, siết tay Yến hỏi:
- Hân đâu?
- Ở trong...
Hân… thực sự ở trong. Trên chiếc giường nhỏ, nằm quạnh quẽ. Khăn trắng che kín từ trên xuống dưới, thẳng tắp một hàng.
Tôi không nhìn nữa, không dám nhìn nữa. Mắt nhắm chặt lại.
Lúc thấy rạp đám ma, lúc thấy cáo phó dán trên tường, lúc thấy ảnh thờ trên bàn cúng linh... tôi vẫn tự trấn tĩnh được mình.
Thế mà lúc này đây, can đảm bước vào, can đảm tìm kiếm một thân ảnh thân thương, để rồi thân ảnh đó khiến cơ thể tôi vốn đang gồng lên bỗng mềm nhũn cả ra. Trái tim trong lồng ngực dường như không ngừng co bóp, rất nhanh. Rút cuộc, tôi không chống đỡ được mà khụy xuống, cả người đổ vào một vòng tay lớn, mất đi hoàn toàn sức lực.
Bôn dìu tôi ra ngoài, tìm một bàn vắng người nhất rồi cùng ngồi xuống. Anh ngồi bên cạnh, một tay đặt đằng sau đỡ lấy lưng tôi.
Qua một lúc lâu, tôi dường như đã tiếp nhận được sự đả kích, bình tĩnh hỏi Bôn:
- Anh vào thắp nhang với em không?
Ánh mắt Bôn nhìn tôi chua xót, anh không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.
Đám ma kéo dài suốt hơn hai ngày.
Hai ngày này, tôi cùng Bôn và Yến chỉ cứ ngồi ngây ra. Mệt quá thì vào xe ô-tô nằm nghỉ, chỉ chốc lát lại quay trở vào.
Chúng tôi biết, ngồi mãi đó, chẳng để làm gì, nhưng tuyệt nhiên không thể rời đi. Vì muốn níu kéo điều gì, cũng không ai rõ được.
Sáng ngày thứ ba, tang lễ xong xuôi, mọi người nán lại để ăn bữa cơm cảm tạ của nhà Hân. Suốt bữa, chẳng ai nói câu nào, chỉ có mấy anh di quan lâu lâu đi qua lại mời rượu xung quanh.
Người nhà Hân ai cũng tiều tụy, xác xơ gầy. Nỗi đau bố mẹ mất con, anh mất em, chồng mất vợ không biết bao giờ mới nguôi.
Người đàn ông cao lớn ngồi một góc, khuôn mặt đẹp hằn nét khổ tâm. Anh ta vì tình yêu mà rời bỏ quê hương đến một nơi xa lạ. Hạnh phúc vừa đơm nụ còn chưa kịp nở hoa đã bị dập cho úa tàn.
Tôi đến gần người đó, ngồi xuống trước mặt anh ta:
- Xin phép anh, em về. Xin lỗi vì không ở lại được lâu hơn.
Người nọ gật đầu, không nói, chỉ vỗ nhẹ vai tôi vài cái, như lời cảm ơn.
Tôi không biết an ủi chính mình, càng không giỏi an ủi người ta, đành đứng dậy, qua quýt chào hỏi những người khác, liền rời đi.
Bôn không nhanh không chậm, trước sau vẫn theo sát lưng tôi. Anh đứng nhìn tôi và Yến ôm chặt lấy nhau, bao lâu cũng không hề nhúc nhích.
Rồi, chúng tôi rời đi.
Xe bon bon chạy, mà lòng tôi hỗn loạn vô cùng.
***
Năm đó, tôi vì đi trễ mà ngồi bàn cuối. Hân vì ham ngủ, chọn bàn cuối mà ngồi. Yến là vì một lớp hai trăm ghế chỉ còn một ghế cạnh chúng tôi, đành ngồi xuống. Ba đứa, từ đó quen nhau.
Năm đó, Hân biết tôi và Yến ở ký túc xá, liền bỏ căn phòng máy lạnh mà ai cũng mơ ước, đùng đùng chạy đến xin vô ở cùng. Ba đứa, buồn vui chưa bao giờ tách nhau.
Năm đó, Hân thấy tay tôi sẹo mới chồng sẹo cũ, chạy đến hỏi Bôn cho bằng được, rồi từ đó dấu hết dao kéo trong phòng, lại tìm mua hàng loạt kem trị sẹo, trưa chiều tối buổi ở cạnh tôi.
Cô gái đó, ít ngày trước nhắn tin hỏi tôi: “Nếu có em bé thì đặt tên là gì?” Còn hỏi: “Bà muốn làm dì hay làm mẹ nuôi?”
Cô gái đó, giờ đã nằm dưới đất lạnh rồi.
Bao nhiêu ký ức đẹp đẽ ùa về, là bấy nhiêu trong tôi vết cắt. Cắt tới bằng ruột nát, tim tan.
Tôi biết rằng cuộc sống này, không ai có thể bên cạnh ai mãi mãi. Tôi rời khỏi cuộc đời ai đó, cũng sẽ có ai đó rời bỏ cuộc đời tôi. Nhưng mà tôi vẫn không thể rèn giũa được bản thân mình, không cách nào sẵn sàng cho bất cứ cuộc biệt ly nào cả.
Chỉ là nếu ở hàng xóm có ai đó chuyển đi, chỗ làm có ai đó thôi việc, hay quán quen không còn duy trì nữa cũng khiến tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Hiện tại, đối với sự mất mát quá lớn này, không biết phải làm sao chống đỡ.
Tôi dựa đầu vào cửa kính xe, dầu cho đầu bị đầu va chạm lớn bao nhiêu cũng kệ. Chẳng đáng là bao!
Bôn để ý thấy, mới quay sang nhắc tôi:
- Đường dòng lắm, em dựa đầu vào ghế đi.
Tôi im lăng̣, không đổi tư thế.
Lớp màng mỏng trên mắt đột nhiên vỡ tan tành, bao nhiêu dòng lệ ấm bị kìm nén ồ ạt chảy ra. Trước mắt tôi mờ mịt, cung đường đèo dài bất tận cùng những hàng cây cao vút bị xóa mờ.
Tôi im lặng khóc, đầu vẫn không ngừng đập vào ô cửa kính, tiếp bộp bộp lúc nhanh lúc chậm, lúc nhỏ lúc to.
Bôn chầm chậm dừng xe, tấp sâu vào mạn rừng cây. Sau đó anh mở cửa, đi xuống. Lại vòng qua đầu xe, đứng trước cửa xe phía tôi ngồi. Anh cúi xuống, chân quỳ, chân chống, đồng thời một tay mở cửa, một tay đưa ra đỡ người tôi. Rồi rất nhanh xoay tôi ngồi tựa một bên vai vào ghế, mặt hướng mặt anh.
Bôn cầm chặt hai bàn tay tôi, đôi mắt anh vừa buồn phiền vừa bức bối, dường như muốn nói gì đó, cuối cùng lại không nói câu nào.
Tôi gục đầu, khóc nức nở, đau thương không nói nên lời. Càng khóc lại càng đau, không cách nào dừng lại. Đau như thể bên trong đang bị ai đó xé rách ra từng mảnh, rồi lấy muối mặn không ngừng chà xát lên.
Đột nhiên, Bôn buông tay, kéo tôi dựa vào vai anh, xoa xoa mái đầu tóc ngắn, xoa bờ vai run, như đang cố vỗ về. Miệng không ngừng thì thầm:
- Kỳ Như. Kỳ Như. Đừng khóc!