Chương 14:
Những ngày đầu tôi trở lại làm việc, bỗng phát hiện ở cơ quan có một bầu không khí lạ lùng.
Mọi người không tụ năm tụ bảy nói chuyện linh tinh nữa, mỗi người đều ngồi ở bàn làm việc của mình. Tôi vốn không thân với ai, dẫu tò mò cũng làm như không để ý, chăm chỉ làm những việc còn tồn từ trước khi được nghỉ tới giờ.
Đầu giờ trưa, khi mọi việc đã tươm tất ít nhiều, tôi bèn mặc áo khoác, đi bộ ra quán cơm bụi ở cách đó không xa. Nào ngờ mới đi được một đoạn, phía sau bỗng có người lớn tiếng gọi tên mình.
My y sĩ đột nhiên muốn đi ăn cùng tôi, việc mà trước nay chưa bao giờ có. Dù lòng không tự nguyện, nhưng trước sự nhiệt tình của My, tôi đành bỏ qua khó xử để đi cùng.
Tôi ít nói, suốt bữa ăn My cũng giữ ý tứ không nói gì nhiều. Mà trên quãng đường về, bỗng dưng My bắt chuyện:
- May cho Như, suýt thì mất chỗ.
Tôi tròn mắt, ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy ạ?
- Như không biết hả? Cô trạm phó thấy Như nghỉ lâu quá, định đưa người của cổ vào thế chỗ Như đấy. Lúc đầu cô trạm trưởng cũng chịu đó, mà sau hai cô gây lộn với nhau nên mới không đưa người kia vô nữa.
- À…
Tôi ậm ừ, trông đầu đang xắp xếp câu chuyện mà My kề.
- Như không biết đâu, đợt trước cô trạm trưởng mượn tiền cô trạm phó dùm người ta, giờ người đó bể nợ, trốn mất rồi. Cô trạm phó đòi tiền không được, bắt cô trạm trưởng chịu, vậy là hai người trở mặt nhau. Cả tuần nay không nói chuyện rồi.
- À.
- Nghe đâu cô trạm trưởng muốn bứng cô trạm phó đi, mà không bứng được.
- À.
- Hai cô gây nhau xong, ai cũng khó tánh, mọi người sợ lắm.
- Ừ.
…
Vậy là trên quãng đường chưa đến năm trăm mét, My vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt về vấn đề trên. Tôi nghe mà chỉ có thể ậm ừ.
Cuộc sống là vậy, ai cũng vậy, dầu lương thiện nhưng mỗi người đều sống cho lợi ích của mình trước nhất. Liên quan đến tiền bạc luôn xảy ra đến những va chạm không hay, lắm khi thấy gia đình từ mặt, bạn bè bỏ thân là chuyện thường tình. Mà tôi, không biết nên vui hay nên thông cảm cho hai nhân vật trong câu chuyện My vừa kể. Chẳng ngờ may mắn giữ lại được công việc này, lại là nhờ sự rạn nứt của cấp trên.
Sau bữa trưa, tôi nhắn tin kể lại cho Bôn. Anh vừa gởi mặt cười vừa nói:
“Sống tốt, trời khắc biết.”
Buổi chiều, khi mọi người lục đục tan ca, bỗng dưng trạm xá xuất hiện một nhóm người. Một vài người trong số đó, dưới bùn đất khắp thân, trên máu me be bét, trông nhầy nhụa vô cùng.
Mấy cái giường trong phòng cấp cứu, bình thường số người bệnh không được quá nửa, mà hôm nay lại chật kín người nằm.
Những người bị thương, nông sâu mỗi người mỗi khác, có người có vết thương hở như bị chém, cũng có người chỉ bầm dập, trầu trụa ngoài da. Nhìn họ, ai cũng đoán được là vừa ẩu đả xong.
Chúng tôi tất bật tẩy trùng, trị thương. Dầu vết thương không nặng, nhưng vì dính đất cát nên việc làm sạch rất lâu. Những người chưa được chữa nằm rên rỉ, réo gọi khiến mọi người càng trở nên tất bật, ai cũng căng thẳng vô cùng.
Khi tôi băng bó xong cho một người, còn đang xác định xem người nào thương nặng hơn để ưu tiên chữa trước thì Bôn xuất hiện.
Anh đứng ở cửa ra vào, mắt dáo dác tìm tôi. Cho đến khi định vị được nơi tôi đứng, anh liền đi đến, vừa nói với tôi vừa nhìn quanh:
- Sao đông vậy?
- Hình như ẩu đả, bị thương hết.
Tôi nói, tay rà rà chỉ những người đang nằm trên những băng-ca trắng.
- Để anh giúp.
Nói rồi, Bôn vội đi rửa tay, sau quay lại, đeo khẩu trang và bao tay y tế vào, toan đến bên bệnh nhân gần đó.
My thấy lạ, chạy đến định hỏi, tôi mới can My:
- Không sao, để ảnh giúp, ảnh cũng là bác sĩ.
Cuối cùng, sau hơn một tiếng đồng hồ, sự hỗn loạn mới dần lui đi.
Tôi cùng mọi người tiếp tục làm thủ tục hành chính và thu tiền, lúc xong xuôi, bầu trời đã đổ một màu đen như mực. Bôn bề tĩnh lặng, chỉ thỉnh thoảng vọng về tiếng bếp núc ban chiều.
Bôn đợi tôi, dưới ánh đèn mờ yếu ớt, anh cứ thế ngồi bệt ở bậc tam cấp trước cửa ra vào. Cả người thu lại, co ro vì lạnh.
- Em xong rồi.
Bôn nghe tôi gọi, bèn đứng dậy xoay người, để lộ ra vạt áo vương đầy máu, tay anh cũng thuận thế đút cái spinner đang quay vào túi. Đôi mắt cười long lanh, nói:
- Xong rồi hả?
- Vâng.
- Ừ, đi thôi.
Tôi ngồi sau xe Bôn, không kìm được, hỏi anh:
- Anh đợi lâu không?
- Cũng lâu.
- Sao anh biết mà vào?
- Anh gọi cho em không được, thấy ở trong ồn ào nên vô thử.
- Vâng.
- Nếu em có tiền thêm giờ hay phụ cấp thì phải chia anh đấy. Không là anh lỗ công rồi.
Tôi không nói, vốn dĩ không biết nói thế nào. Phụ cấp của tôi, trước nay không tính bằng tiền, chẳng hiểu vì sao lại quy ra thành sữa. Mỗi quý một lần, tôi được nhận đến hơn mười hộp sữa. Số sữa đó, tôi mang về làm sữa chua dần dần, đều là Bôn ăn hết. Vậy mà anh còn cho rằng mình lỗ.
Tôi nghĩ đến đó, phì cười.
- Kỳ Như!
- Vâng.
- Có chuyện này…
- Vâng?
- Nếu anh nói với bố… được không?
Nói với dượng. Chuyện gì? Là chuyện của chúng tôi?
Bỗng chốc, cả người tôi run lên, trái tim trong lồng ngực không ngừng co bóp. Lo lắng và quẫn bách vô cùng.
- Sao em không nói?
Nhận ra sự khác lạ của tôi, Bôn chầm chậm dừng xe. Anh không quay lại, tôi cũng không nhúc nhích. Giữa đêm đen tĩnh mịch, chỉ có trăng trên cao chiếu rọi, đổ vạt dài bóng dáng trầm mặc của chúng tôi xuống vệ đường.
Yến từng hỏi tôi: “Thích một người không thể thích là cảm giác gì?”
Là gì? Tôi không rõ. Bởi thực là có quá nhiều xúc cảm, hỗn tạp đan xem. Mỗi ngày, an nhiên có, bồn chồn có, lại lo lắng, cả hoang mang.
Trong không gian yên lặng, Bôn bỗng cất lời, cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:
- Kỳ Như…
Vừa nói, anh bước xuống xe. Đoạn kéo cả tôi xoay người lại, để tôi dựa hờ vào yên xe. Rồi, Bôn nắm cả hai tay tôi, đượm buồn:
- Nếu em sợ thì thôi. Nhưng không được trốn anh. Lo gì cũng phải nói, nghĩ gì cũng phải nói. Được không?
Tôi nhìn anh, nhìn thẳng vào đôi mắt trầm buồn ấy, kiên định trả lời:
- Được.
Bôn nghe tôi nói, hàng chân mày mới chầm chậm dãn ra. Anh nhẹ buông tay, rồi chỉnh lại cái khăn trên cổ tôi, lúc này mới yên tâm, ấm áp nói:
- Về nhà thôi.
***
Dạo gần đây, Trúc Linh thường hay gọi về, khi bảo nhớ nhà, lúc lại khóc hoài không thôi.
Tôi gặng hỏi không được, Bôn đành dỗ ngọt mãi, rút cuộc phát hiện ra, Trúc Linh ở thành phố, ngoài đi học còn làm thêm ở quán ăn nhanh. Nơi đất khách quê người, học hành trong môi trường mới, đi làm lại bị người ta ức hiếp nhiều lần. Tủi thân nhường ấy, chỉ có thể gọi về nhà.
Tôi thương em, bảo Linh nghỉ việc, cũng năn nỉ nó về chơi ít bữa. Thế mà Linh tiếc việc của mình, tiếc tiền của chị, nói bao nhiêu cũng không chịu thuận lời.
Dượng biết chuyện, bèn gọi cho Linh. Khuyên nhủ không được, la mắng không xong. Cuối cùng, dượng xót quá, nhân dịp đi ăn đám cưới gần thành phố, tiện đường xuống thăm Linh.
Trước ngày dượng đi, tôi cùng Bôn lên phố, vào siêu thị trong vùng mua sắm một ít đồ gởi đi.
Siêu thị duy nhất này được xây dựng bên trong một ngọn đồi lớn, đặt giữa lòng thành phố. Ngày thứ sáu, người ra vào tấp nập, đông như kiến. Ở bãi để xe, khách xếp hàng chờ gửi dài vòng vèo cả gần cây số, xe nào xe nấy, nhích từng chút một, chậm chạp vô cùng.
Tôi đợi Bôn, đứng ở cửa chính ra vào siêu thị, mãi rất lâu vẫn không thấy bóng dáng anh xuất hiện.
Lúc này, trời đã về chiều, vạt nắng ở đường giao nhau giữa trời cao và núi vững cũng phai màu, rồi dần dần mờ nhạt. Gió nhè nhẹ thổi, len lỏi qua từng nhành cây, ngọn cỏ. Thổi đi cả những muộn phiền, mệt nhọc của ngày dài.
Giữa xám của trời, nâu của đất, hàng ngàn người tập trung lại ở quãng trường trung tâm, người buôn bán, người vui chơi, náo nhiệt vô cùng.
Có những ngày như thế, từng phút từng giây, những người vội vã, những người chầm chậm sống.
Tôi lơ đãng nhìn quanh, sau cùng bắt gặp một bóng dáng vừa quen vừa lạ. Người đó, dáng cao cao, bước đi thẳng tắp, trên người vẫn mang bộ đồ trên dưới một màu xanh.
Anh bộ đội thấy tôi, không hề làm lơ mà đường đường bước đến. Khuôn mặt tĩnh lặng, nét cười như có như không.
Khi giáp mặt tôi, anh bộ đội rất tự nhiên mà đứng lại, gật đầu:
- Lâu quá không gặp!
- Vâng, chào anh.
- Em đi mua sắm à?
- Vâng. Anh thì sao?
- Anh hẹn bạn trong này.
- À, vâng.
- Em…
Anh bộ đội chưa kịp nói trọn câu, bên cạnh tôi đột nhiên bị một người áp sát vào. Mùi hương ập vào mũi tôi, nhàn nhạt.
- Chào anh.
Bôn chủ động chào anh bộ đội, bên dưới đưa tay phải mình lên.
- A! Chào.
Anh bộ đội cũng vui vẻ đưa tay ra bắt, lắc lắc vài cái liên tục rồi mới buông ra.
Bỗng dưng, tôi lâm vào thế bị kẹp giữa hai người đàn ông, bị ánh mắt tò mò của những người xung quanh làm cho mặt mũi trở nên nóng bừng. Ngoài đưa tay gải cổ, nhìn họ, thì không thể làm gì khác.
- Anh khỏe không?
- Khỏe. Còn anh?
- Tôi khỏe. Anh công tác thế nào?
- Cũng ổn. Còn anh?
…
Hai người nọ dường như không quan tâm đến sự hiện diện của tôi, cứ thế đứng nói xã giao một thôi một hồi, sau mới kết thúc rồi rời đi.
Trước khi mỗi người một ngã, anh bộ đội có lúc nhìn tôi, ánh mắt phức tạp vô cùng. Chấp chứa chút tâm tư tiếc nuối, còn có cả giận hờn. Rút cuộc mãi về sau, tôi vẫn không thể nào hiểu được, anh ta vì sao mà nhìn tôi, u sầu như thế.
Chúng tôi vào trong, đi quanh một vòng, lượng đồ trong xe đẩy ngày một tăng. Cuối cùng, tôi và Bôn dừng lại trước một quầy mỹ phẩm.
Tôi lấy cho mình một hũ kem dưỡng, chọn thêm cho Trúc Linh hộp kem chống nắng, vài cái mặt nạ trắng da. Sau đó còn băn khoăn, không biết chọn cho Linh loại son nào.
Bôn thấy tôi chần chừ, tỏ vẻ không hiểu lắm:
- Anh thấy cái nào cũng giống cái nào, sao em khổ não thế?
Cô nhân viên đứng bên cạnh chúng tôi, như tưởng rằng Bôn mua son tặng tôi, bèn nhiệt tình tư vấn:
- À, không phải đâu anh. Mấy cây son này, nhìn hình thức giống nhau thôi, nhưng thực ra khác nhau hoàn toàn, từ chất son, tác dụng, cả độ lỳ. Đến bảng màu cũng rất rộng…
Vừa nói, cô gái có khuôn mặt được trang điểm kỹ càng vừa lấy từng loại son chỉ dẫn cho Bôn. Anh nghe xong, khuôn mặt đần ra, ú ớ không nói được gì.
Tôi để mặc Bôn bị dày vò, một mình đi đến cái gương đặt trên kệ, thử màu son.
Bình thường, tôi chỉ xài son màu trầm, son phớt lên môi cho đỡ trông nhợt nhạt. Còn Trúc Linh thường xài son sặc sỡ, màu đỏ chót, sành điệu đúng kiểu giới trẻ bây giờ. Tôi mua son cho Linh, tất nhiên phải mua theo sở thích của nó. Đành lấy một cây son đỏ mẫu mới ra, thử lên môi.
Vừa son xong, một nhân viên khác liền khen ngợi:
- Ồ, chị xài màu son này rất hợp, nhìn khá đẹp.
Tôi cười trừ, biết rõ người ta khen mình, cũng là do thói quen bán hàng mà nên.
Có điều, lần đầu tôi xài son màu này, nhìn mình trong gương, cũng có phần là lạ. Hình như có chút chững chạc, có chút sắc sảo, da cũng sáng màu hơn.
Bôn nghe cô kia nói, rất nhanh đi đến bên cạnh tôi, khều khều:
- Đâu? Anh coi.
Tôi lắc đầu, cúi mặt, nhanh chóng dùng bông tẩy trang có sẵn lau đi. Anh thấy vậy, đứng dùng dằng mãi.
Lúc chúng tôi từ quầy son đi ra, vô tình gặp hai ba thanh niên trong xóm, sau đó chỉ chào hỏi qua loa. Bất giác, lòng tôi trở nên sợ hãi. Dù bản thân chẳng làm gì sai, nhưng vì cớ gì đó mà thấy chột dạ vô cùng.
***
Ngày cuối tuần, dượng đi vắng, Bôn có việc ở cơ quan, căn nhà nhỏ bỗng dưng thấy hiu quạnh lạ thường.
Chiều tàn, tôi nấu một nồi bún riêu lớn, mang cho mấy hàng xóm thân thân mỗi nhà một ít. Kết quả nghe ngóng được, hai hôm này, mọi người đang xôn xao vì một vụ đột tử bất thường xảy ra trong xã.
Người tử vong mà một người đàn ông hơn năm mươi tuổi, gia cảnh bị thường, vì nghiện rượu và trai gái nên bị vợ con không mấy quan tâm. Người này được xác định đã tử vong hơn ba ngày trước, khi hàng xóm ngửi thấy mùi thi thể bốc lên thì cùng mọi người phá cửa xông vào.
Ở hiện trường lúc vừa phát hiện, có điện rò rỉ từ đường dây cách chỗ người đó nằm không xa, thi thể có dấu hiệu phân hủy nhiều, khuôn mặt trơ xương biến dạng vì bị chuột ăn hơn một nửa, một bên mắt gần như rớt hẳn ra ngoài. Trên nền nhà, máu me vương đầy thành vết do chuột và các loài côn trùng khác làm chây ra.
Hiện tại, công an vẫn còn điều tra nguyên nhân cái chết trên. Có lẽ, Bôn cũng đang bận rộn giúp sức trong vụ này.
Sau khi trở về nhà, tôi nhìn nồi nước lèo bún riêu lỏng bỏng nước đỏ, váng vàng, lại tưởng tượng về hiện trường máu me kia, đột nhiên thấy cuống họng trở nên nhờn nhợn, muốn ói hết dịch trong bao tử ra ngoài.
Rút cuộc, tôi quyết định chỉ ăn một quả táo đỏ, uống một ly trà đào. Còn bún… thôi thì đậy lại, để Bôn ăn.
Ngày thu, trời tối rất nhanh. Hoàng hôn vừa chớm, bây giờ đã tối mịt rồi. Lúc này, mỗi nhà xung quanh xóm đều đã rạng đèn, trước màn hình tivi nhỏ, cả gia đình quây quần dùng cơm tối, cùng xem thời sự lúc bảy giờ.
Tôi một mình ngồi ở phòng khách, co người quấn mền, ngồi trên ghế sa-long, vừa ăn bắp luộc vừa nhàm chán xem Little forest – bộ phim mà tôi đã coi đi coi lại hơn chục lần.
Tôi ăn bắp xong, lười biếng không muốn mang cùi đi bỏ, bèn lục lọi xấp giấy ở dưới bàn để tạm, không ngờ lại phát hiện cuốn sách của Bôn đặt dưới cùng.
Cuốn sách này nằm trong bộ Pháp y Tần Minh, là tôi mua cho anh vài tháng trước.
Hình như, Bôn đã đọc hết cuốn này. Bên trong những tờ giấy vàng nhám đã tương đối úa màu, chữ anh chi chít, ghi tràn cả ra lề. Có những chỗ, anh khoanh tròn bằng viết mực, cũng có những chỗ được đánh dấu bằng bút dạ nhiều màu.
Cuốn sách nhỏ, tưởng chừng chỉ dùng để đọc và giải trí, chẳng ngờ lại biến thành một cuốn giáo trình kiến thức pháp y phong phú vô cùng.
Tôi buồn cười, cách học của anh thật quá sức lạ kỳ.
Có một lần, tôi hỏi Bôn:
- Có bao nhiêu chuyên ngành tốt thế, sao anh lại chọn pháp y?
Anh vừa đọc sách, vừa lơ đễnh trả lời:
- Giải phẫu người bao năm vẫn thế, kiến thức mới mỗi năm chẳng tăng bao nhiêu. Học cái khác, lúc nào cũng phải đi học, phải cập nhật. Anh lười.
Tôi biết, thực ra anh chỉ đang nói vu vơ. Nghề của anh, vừa thiệt thòi, vừa vất vả. Nếu lười, tuyệt nhiên anh sẽ không chọn nghề này.
Tôi chăm chú đọc mấy ghi chú của Bôn. Trong truyện, có những chi tiết được khoa trương hóa ngôn tình, bị Bôn khoanh vào, ghi bốn chữ “vô cùng vớ vẩn” to đùng.
Những dòng chữ gọn gàng, nhỏ nhắn đó, khiến tôi bất giác mỉm cười. Trong lòng cũng tự hỏi, nếu anh là bác sĩ, ngày ngày kê đơn thuốc, không biết có bị xấu như gà bới hay không?
Tôi mải miết lật từng trang sách, tâm trạng vui vẻ dần tăng lên, đến trang cuối cùng, bỗng thấy một dòng chữ, nhỏ rất nhỏ, khiến tôi kinh ngạc vô cùng. Cả thế giới xung quanh tôi dường như ngưng đọng, tiếng đồng hồ, tiếng tivi, tiếng bơm nước trở nên hòa quyện, mơ hồ. Chỉ còn nhịp tim tôi không ngừng tăng, và tiếng vang dội trong lồng ngực càng lúc càng rõ rệt.Cảm động không nói nên lời,
“Kỳ Như, nothing without you.”
Những ngày đầu tôi trở lại làm việc, bỗng phát hiện ở cơ quan có một bầu không khí lạ lùng.
Mọi người không tụ năm tụ bảy nói chuyện linh tinh nữa, mỗi người đều ngồi ở bàn làm việc của mình. Tôi vốn không thân với ai, dẫu tò mò cũng làm như không để ý, chăm chỉ làm những việc còn tồn từ trước khi được nghỉ tới giờ.
Đầu giờ trưa, khi mọi việc đã tươm tất ít nhiều, tôi bèn mặc áo khoác, đi bộ ra quán cơm bụi ở cách đó không xa. Nào ngờ mới đi được một đoạn, phía sau bỗng có người lớn tiếng gọi tên mình.
My y sĩ đột nhiên muốn đi ăn cùng tôi, việc mà trước nay chưa bao giờ có. Dù lòng không tự nguyện, nhưng trước sự nhiệt tình của My, tôi đành bỏ qua khó xử để đi cùng.
Tôi ít nói, suốt bữa ăn My cũng giữ ý tứ không nói gì nhiều. Mà trên quãng đường về, bỗng dưng My bắt chuyện:
- May cho Như, suýt thì mất chỗ.
Tôi tròn mắt, ngạc nhiên hỏi:
- Sao vậy ạ?
- Như không biết hả? Cô trạm phó thấy Như nghỉ lâu quá, định đưa người của cổ vào thế chỗ Như đấy. Lúc đầu cô trạm trưởng cũng chịu đó, mà sau hai cô gây lộn với nhau nên mới không đưa người kia vô nữa.
- À…
Tôi ậm ừ, trông đầu đang xắp xếp câu chuyện mà My kề.
- Như không biết đâu, đợt trước cô trạm trưởng mượn tiền cô trạm phó dùm người ta, giờ người đó bể nợ, trốn mất rồi. Cô trạm phó đòi tiền không được, bắt cô trạm trưởng chịu, vậy là hai người trở mặt nhau. Cả tuần nay không nói chuyện rồi.
- À.
- Nghe đâu cô trạm trưởng muốn bứng cô trạm phó đi, mà không bứng được.
- À.
- Hai cô gây nhau xong, ai cũng khó tánh, mọi người sợ lắm.
- Ừ.
…
Vậy là trên quãng đường chưa đến năm trăm mét, My vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt về vấn đề trên. Tôi nghe mà chỉ có thể ậm ừ.
Cuộc sống là vậy, ai cũng vậy, dầu lương thiện nhưng mỗi người đều sống cho lợi ích của mình trước nhất. Liên quan đến tiền bạc luôn xảy ra đến những va chạm không hay, lắm khi thấy gia đình từ mặt, bạn bè bỏ thân là chuyện thường tình. Mà tôi, không biết nên vui hay nên thông cảm cho hai nhân vật trong câu chuyện My vừa kể. Chẳng ngờ may mắn giữ lại được công việc này, lại là nhờ sự rạn nứt của cấp trên.
Sau bữa trưa, tôi nhắn tin kể lại cho Bôn. Anh vừa gởi mặt cười vừa nói:
“Sống tốt, trời khắc biết.”
Buổi chiều, khi mọi người lục đục tan ca, bỗng dưng trạm xá xuất hiện một nhóm người. Một vài người trong số đó, dưới bùn đất khắp thân, trên máu me be bét, trông nhầy nhụa vô cùng.
Mấy cái giường trong phòng cấp cứu, bình thường số người bệnh không được quá nửa, mà hôm nay lại chật kín người nằm.
Những người bị thương, nông sâu mỗi người mỗi khác, có người có vết thương hở như bị chém, cũng có người chỉ bầm dập, trầu trụa ngoài da. Nhìn họ, ai cũng đoán được là vừa ẩu đả xong.
Chúng tôi tất bật tẩy trùng, trị thương. Dầu vết thương không nặng, nhưng vì dính đất cát nên việc làm sạch rất lâu. Những người chưa được chữa nằm rên rỉ, réo gọi khiến mọi người càng trở nên tất bật, ai cũng căng thẳng vô cùng.
Khi tôi băng bó xong cho một người, còn đang xác định xem người nào thương nặng hơn để ưu tiên chữa trước thì Bôn xuất hiện.
Anh đứng ở cửa ra vào, mắt dáo dác tìm tôi. Cho đến khi định vị được nơi tôi đứng, anh liền đi đến, vừa nói với tôi vừa nhìn quanh:
- Sao đông vậy?
- Hình như ẩu đả, bị thương hết.
Tôi nói, tay rà rà chỉ những người đang nằm trên những băng-ca trắng.
- Để anh giúp.
Nói rồi, Bôn vội đi rửa tay, sau quay lại, đeo khẩu trang và bao tay y tế vào, toan đến bên bệnh nhân gần đó.
My thấy lạ, chạy đến định hỏi, tôi mới can My:
- Không sao, để ảnh giúp, ảnh cũng là bác sĩ.
Cuối cùng, sau hơn một tiếng đồng hồ, sự hỗn loạn mới dần lui đi.
Tôi cùng mọi người tiếp tục làm thủ tục hành chính và thu tiền, lúc xong xuôi, bầu trời đã đổ một màu đen như mực. Bôn bề tĩnh lặng, chỉ thỉnh thoảng vọng về tiếng bếp núc ban chiều.
Bôn đợi tôi, dưới ánh đèn mờ yếu ớt, anh cứ thế ngồi bệt ở bậc tam cấp trước cửa ra vào. Cả người thu lại, co ro vì lạnh.
- Em xong rồi.
Bôn nghe tôi gọi, bèn đứng dậy xoay người, để lộ ra vạt áo vương đầy máu, tay anh cũng thuận thế đút cái spinner đang quay vào túi. Đôi mắt cười long lanh, nói:
- Xong rồi hả?
- Vâng.
- Ừ, đi thôi.
Tôi ngồi sau xe Bôn, không kìm được, hỏi anh:
- Anh đợi lâu không?
- Cũng lâu.
- Sao anh biết mà vào?
- Anh gọi cho em không được, thấy ở trong ồn ào nên vô thử.
- Vâng.
- Nếu em có tiền thêm giờ hay phụ cấp thì phải chia anh đấy. Không là anh lỗ công rồi.
Tôi không nói, vốn dĩ không biết nói thế nào. Phụ cấp của tôi, trước nay không tính bằng tiền, chẳng hiểu vì sao lại quy ra thành sữa. Mỗi quý một lần, tôi được nhận đến hơn mười hộp sữa. Số sữa đó, tôi mang về làm sữa chua dần dần, đều là Bôn ăn hết. Vậy mà anh còn cho rằng mình lỗ.
Tôi nghĩ đến đó, phì cười.
- Kỳ Như!
- Vâng.
- Có chuyện này…
- Vâng?
- Nếu anh nói với bố… được không?
Nói với dượng. Chuyện gì? Là chuyện của chúng tôi?
Bỗng chốc, cả người tôi run lên, trái tim trong lồng ngực không ngừng co bóp. Lo lắng và quẫn bách vô cùng.
- Sao em không nói?
Nhận ra sự khác lạ của tôi, Bôn chầm chậm dừng xe. Anh không quay lại, tôi cũng không nhúc nhích. Giữa đêm đen tĩnh mịch, chỉ có trăng trên cao chiếu rọi, đổ vạt dài bóng dáng trầm mặc của chúng tôi xuống vệ đường.
Yến từng hỏi tôi: “Thích một người không thể thích là cảm giác gì?”
Là gì? Tôi không rõ. Bởi thực là có quá nhiều xúc cảm, hỗn tạp đan xem. Mỗi ngày, an nhiên có, bồn chồn có, lại lo lắng, cả hoang mang.
Trong không gian yên lặng, Bôn bỗng cất lời, cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi:
- Kỳ Như…
Vừa nói, anh bước xuống xe. Đoạn kéo cả tôi xoay người lại, để tôi dựa hờ vào yên xe. Rồi, Bôn nắm cả hai tay tôi, đượm buồn:
- Nếu em sợ thì thôi. Nhưng không được trốn anh. Lo gì cũng phải nói, nghĩ gì cũng phải nói. Được không?
Tôi nhìn anh, nhìn thẳng vào đôi mắt trầm buồn ấy, kiên định trả lời:
- Được.
Bôn nghe tôi nói, hàng chân mày mới chầm chậm dãn ra. Anh nhẹ buông tay, rồi chỉnh lại cái khăn trên cổ tôi, lúc này mới yên tâm, ấm áp nói:
- Về nhà thôi.
***
Dạo gần đây, Trúc Linh thường hay gọi về, khi bảo nhớ nhà, lúc lại khóc hoài không thôi.
Tôi gặng hỏi không được, Bôn đành dỗ ngọt mãi, rút cuộc phát hiện ra, Trúc Linh ở thành phố, ngoài đi học còn làm thêm ở quán ăn nhanh. Nơi đất khách quê người, học hành trong môi trường mới, đi làm lại bị người ta ức hiếp nhiều lần. Tủi thân nhường ấy, chỉ có thể gọi về nhà.
Tôi thương em, bảo Linh nghỉ việc, cũng năn nỉ nó về chơi ít bữa. Thế mà Linh tiếc việc của mình, tiếc tiền của chị, nói bao nhiêu cũng không chịu thuận lời.
Dượng biết chuyện, bèn gọi cho Linh. Khuyên nhủ không được, la mắng không xong. Cuối cùng, dượng xót quá, nhân dịp đi ăn đám cưới gần thành phố, tiện đường xuống thăm Linh.
Trước ngày dượng đi, tôi cùng Bôn lên phố, vào siêu thị trong vùng mua sắm một ít đồ gởi đi.
Siêu thị duy nhất này được xây dựng bên trong một ngọn đồi lớn, đặt giữa lòng thành phố. Ngày thứ sáu, người ra vào tấp nập, đông như kiến. Ở bãi để xe, khách xếp hàng chờ gửi dài vòng vèo cả gần cây số, xe nào xe nấy, nhích từng chút một, chậm chạp vô cùng.
Tôi đợi Bôn, đứng ở cửa chính ra vào siêu thị, mãi rất lâu vẫn không thấy bóng dáng anh xuất hiện.
Lúc này, trời đã về chiều, vạt nắng ở đường giao nhau giữa trời cao và núi vững cũng phai màu, rồi dần dần mờ nhạt. Gió nhè nhẹ thổi, len lỏi qua từng nhành cây, ngọn cỏ. Thổi đi cả những muộn phiền, mệt nhọc của ngày dài.
Giữa xám của trời, nâu của đất, hàng ngàn người tập trung lại ở quãng trường trung tâm, người buôn bán, người vui chơi, náo nhiệt vô cùng.
Có những ngày như thế, từng phút từng giây, những người vội vã, những người chầm chậm sống.
Tôi lơ đãng nhìn quanh, sau cùng bắt gặp một bóng dáng vừa quen vừa lạ. Người đó, dáng cao cao, bước đi thẳng tắp, trên người vẫn mang bộ đồ trên dưới một màu xanh.
Anh bộ đội thấy tôi, không hề làm lơ mà đường đường bước đến. Khuôn mặt tĩnh lặng, nét cười như có như không.
Khi giáp mặt tôi, anh bộ đội rất tự nhiên mà đứng lại, gật đầu:
- Lâu quá không gặp!
- Vâng, chào anh.
- Em đi mua sắm à?
- Vâng. Anh thì sao?
- Anh hẹn bạn trong này.
- À, vâng.
- Em…
Anh bộ đội chưa kịp nói trọn câu, bên cạnh tôi đột nhiên bị một người áp sát vào. Mùi hương ập vào mũi tôi, nhàn nhạt.
- Chào anh.
Bôn chủ động chào anh bộ đội, bên dưới đưa tay phải mình lên.
- A! Chào.
Anh bộ đội cũng vui vẻ đưa tay ra bắt, lắc lắc vài cái liên tục rồi mới buông ra.
Bỗng dưng, tôi lâm vào thế bị kẹp giữa hai người đàn ông, bị ánh mắt tò mò của những người xung quanh làm cho mặt mũi trở nên nóng bừng. Ngoài đưa tay gải cổ, nhìn họ, thì không thể làm gì khác.
- Anh khỏe không?
- Khỏe. Còn anh?
- Tôi khỏe. Anh công tác thế nào?
- Cũng ổn. Còn anh?
…
Hai người nọ dường như không quan tâm đến sự hiện diện của tôi, cứ thế đứng nói xã giao một thôi một hồi, sau mới kết thúc rồi rời đi.
Trước khi mỗi người một ngã, anh bộ đội có lúc nhìn tôi, ánh mắt phức tạp vô cùng. Chấp chứa chút tâm tư tiếc nuối, còn có cả giận hờn. Rút cuộc mãi về sau, tôi vẫn không thể nào hiểu được, anh ta vì sao mà nhìn tôi, u sầu như thế.
Chúng tôi vào trong, đi quanh một vòng, lượng đồ trong xe đẩy ngày một tăng. Cuối cùng, tôi và Bôn dừng lại trước một quầy mỹ phẩm.
Tôi lấy cho mình một hũ kem dưỡng, chọn thêm cho Trúc Linh hộp kem chống nắng, vài cái mặt nạ trắng da. Sau đó còn băn khoăn, không biết chọn cho Linh loại son nào.
Bôn thấy tôi chần chừ, tỏ vẻ không hiểu lắm:
- Anh thấy cái nào cũng giống cái nào, sao em khổ não thế?
Cô nhân viên đứng bên cạnh chúng tôi, như tưởng rằng Bôn mua son tặng tôi, bèn nhiệt tình tư vấn:
- À, không phải đâu anh. Mấy cây son này, nhìn hình thức giống nhau thôi, nhưng thực ra khác nhau hoàn toàn, từ chất son, tác dụng, cả độ lỳ. Đến bảng màu cũng rất rộng…
Vừa nói, cô gái có khuôn mặt được trang điểm kỹ càng vừa lấy từng loại son chỉ dẫn cho Bôn. Anh nghe xong, khuôn mặt đần ra, ú ớ không nói được gì.
Tôi để mặc Bôn bị dày vò, một mình đi đến cái gương đặt trên kệ, thử màu son.
Bình thường, tôi chỉ xài son màu trầm, son phớt lên môi cho đỡ trông nhợt nhạt. Còn Trúc Linh thường xài son sặc sỡ, màu đỏ chót, sành điệu đúng kiểu giới trẻ bây giờ. Tôi mua son cho Linh, tất nhiên phải mua theo sở thích của nó. Đành lấy một cây son đỏ mẫu mới ra, thử lên môi.
Vừa son xong, một nhân viên khác liền khen ngợi:
- Ồ, chị xài màu son này rất hợp, nhìn khá đẹp.
Tôi cười trừ, biết rõ người ta khen mình, cũng là do thói quen bán hàng mà nên.
Có điều, lần đầu tôi xài son màu này, nhìn mình trong gương, cũng có phần là lạ. Hình như có chút chững chạc, có chút sắc sảo, da cũng sáng màu hơn.
Bôn nghe cô kia nói, rất nhanh đi đến bên cạnh tôi, khều khều:
- Đâu? Anh coi.
Tôi lắc đầu, cúi mặt, nhanh chóng dùng bông tẩy trang có sẵn lau đi. Anh thấy vậy, đứng dùng dằng mãi.
Lúc chúng tôi từ quầy son đi ra, vô tình gặp hai ba thanh niên trong xóm, sau đó chỉ chào hỏi qua loa. Bất giác, lòng tôi trở nên sợ hãi. Dù bản thân chẳng làm gì sai, nhưng vì cớ gì đó mà thấy chột dạ vô cùng.
***
Ngày cuối tuần, dượng đi vắng, Bôn có việc ở cơ quan, căn nhà nhỏ bỗng dưng thấy hiu quạnh lạ thường.
Chiều tàn, tôi nấu một nồi bún riêu lớn, mang cho mấy hàng xóm thân thân mỗi nhà một ít. Kết quả nghe ngóng được, hai hôm này, mọi người đang xôn xao vì một vụ đột tử bất thường xảy ra trong xã.
Người tử vong mà một người đàn ông hơn năm mươi tuổi, gia cảnh bị thường, vì nghiện rượu và trai gái nên bị vợ con không mấy quan tâm. Người này được xác định đã tử vong hơn ba ngày trước, khi hàng xóm ngửi thấy mùi thi thể bốc lên thì cùng mọi người phá cửa xông vào.
Ở hiện trường lúc vừa phát hiện, có điện rò rỉ từ đường dây cách chỗ người đó nằm không xa, thi thể có dấu hiệu phân hủy nhiều, khuôn mặt trơ xương biến dạng vì bị chuột ăn hơn một nửa, một bên mắt gần như rớt hẳn ra ngoài. Trên nền nhà, máu me vương đầy thành vết do chuột và các loài côn trùng khác làm chây ra.
Hiện tại, công an vẫn còn điều tra nguyên nhân cái chết trên. Có lẽ, Bôn cũng đang bận rộn giúp sức trong vụ này.
Sau khi trở về nhà, tôi nhìn nồi nước lèo bún riêu lỏng bỏng nước đỏ, váng vàng, lại tưởng tượng về hiện trường máu me kia, đột nhiên thấy cuống họng trở nên nhờn nhợn, muốn ói hết dịch trong bao tử ra ngoài.
Rút cuộc, tôi quyết định chỉ ăn một quả táo đỏ, uống một ly trà đào. Còn bún… thôi thì đậy lại, để Bôn ăn.
Ngày thu, trời tối rất nhanh. Hoàng hôn vừa chớm, bây giờ đã tối mịt rồi. Lúc này, mỗi nhà xung quanh xóm đều đã rạng đèn, trước màn hình tivi nhỏ, cả gia đình quây quần dùng cơm tối, cùng xem thời sự lúc bảy giờ.
Tôi một mình ngồi ở phòng khách, co người quấn mền, ngồi trên ghế sa-long, vừa ăn bắp luộc vừa nhàm chán xem Little forest – bộ phim mà tôi đã coi đi coi lại hơn chục lần.
Tôi ăn bắp xong, lười biếng không muốn mang cùi đi bỏ, bèn lục lọi xấp giấy ở dưới bàn để tạm, không ngờ lại phát hiện cuốn sách của Bôn đặt dưới cùng.
Cuốn sách này nằm trong bộ Pháp y Tần Minh, là tôi mua cho anh vài tháng trước.
Hình như, Bôn đã đọc hết cuốn này. Bên trong những tờ giấy vàng nhám đã tương đối úa màu, chữ anh chi chít, ghi tràn cả ra lề. Có những chỗ, anh khoanh tròn bằng viết mực, cũng có những chỗ được đánh dấu bằng bút dạ nhiều màu.
Cuốn sách nhỏ, tưởng chừng chỉ dùng để đọc và giải trí, chẳng ngờ lại biến thành một cuốn giáo trình kiến thức pháp y phong phú vô cùng.
Tôi buồn cười, cách học của anh thật quá sức lạ kỳ.
Có một lần, tôi hỏi Bôn:
- Có bao nhiêu chuyên ngành tốt thế, sao anh lại chọn pháp y?
Anh vừa đọc sách, vừa lơ đễnh trả lời:
- Giải phẫu người bao năm vẫn thế, kiến thức mới mỗi năm chẳng tăng bao nhiêu. Học cái khác, lúc nào cũng phải đi học, phải cập nhật. Anh lười.
Tôi biết, thực ra anh chỉ đang nói vu vơ. Nghề của anh, vừa thiệt thòi, vừa vất vả. Nếu lười, tuyệt nhiên anh sẽ không chọn nghề này.
Tôi chăm chú đọc mấy ghi chú của Bôn. Trong truyện, có những chi tiết được khoa trương hóa ngôn tình, bị Bôn khoanh vào, ghi bốn chữ “vô cùng vớ vẩn” to đùng.
Những dòng chữ gọn gàng, nhỏ nhắn đó, khiến tôi bất giác mỉm cười. Trong lòng cũng tự hỏi, nếu anh là bác sĩ, ngày ngày kê đơn thuốc, không biết có bị xấu như gà bới hay không?
Tôi mải miết lật từng trang sách, tâm trạng vui vẻ dần tăng lên, đến trang cuối cùng, bỗng thấy một dòng chữ, nhỏ rất nhỏ, khiến tôi kinh ngạc vô cùng. Cả thế giới xung quanh tôi dường như ngưng đọng, tiếng đồng hồ, tiếng tivi, tiếng bơm nước trở nên hòa quyện, mơ hồ. Chỉ còn nhịp tim tôi không ngừng tăng, và tiếng vang dội trong lồng ngực càng lúc càng rõ rệt.Cảm động không nói nên lời,
“Kỳ Như, nothing without you.”