Thảo luận Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử

Bí Bứt Bông

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/14
Bài viết
163
Gạo
124,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Theo chị thấy thì có hai con đường em có thể chọn:

1/ Chỉ sử dụng bối cảnh lịch sử: Nhân vật của em không có nhiều liên hệ với triều đình. Những hành động của họ không ảnh hưởng nhiều đến các sự kiện được ghi nhận lại trong Sử ký, nhưng một số sự kiện chính trong lịch sử giai đoạn ấy vẫn được đề cập trong tình tiết truyện và ảnh hưởng đến nhân vật. Nhiều truyện kiếm hiệp của Kim Dung như "Ỷ Thiên Đồ Long ký" thuộc nhóm này, ở Việt Nam thì có "Tiêu Sơn tráng sĩ". Viết kiểu này không đòi hỏi tác giả có kiến thức sâu về lịch sử, chính trị, vì nhân vật đa số là hư cấu, không ảnh hưởng đến dòng chảy lịch sử, chỉ cần biết những biến động chính là được.

2/ Lấy sách sử làm nền tảng: Nhân vật của em có nhiều liên hệ với triều đình và các nhân vật như vua chúa, hoàng thân quốc thích, hậu phi hoặc các đại thần, và các sự kiện ghi nhận lại trong Sử ký có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời nhân vật của em. Những truyện như "Tam Quốc diễn nghĩa", "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc nhóm này. Muốn viết được kiểu này phải có kiến thức sâu về lịch sử, vững về văn hoá, chính trị để phản ánh nhân vật, sự kiện sao cho chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn.
 

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Theo chị thấy thì có hai con đường em có thể chọn:

1/ Chỉ sử dụng bối cảnh lịch sử: Nhân vật của em không có nhiều liên hệ với triều đình. Những hành động của họ không ảnh hưởng nhiều đến các sự kiện được ghi nhận lại trong Sử ký, nhưng một số sự kiện chính trong lịch sử giai đoạn ấy vẫn được đề cập trong tình tiết truyện và ảnh hưởng đến nhân vật. Nhiều truyện kiếm hiệp của Kim Dung như "Ỷ Thiên Đồ Long ký" thuộc nhóm này, ở Việt Nam thì có "Tiêu Sơn tráng sĩ". Viết kiểu này không đòi hỏi tác giả có kiến thức sâu về lịch sử, chính trị, vì nhân vật đa số là hư cấu, không ảnh hưởng đến dòng chảy lịch sử, chỉ cần biết những biến động chính là được.

2/ Lấy sách sử làm nền tảng: Nhân vật của em có nhiều liên hệ với triều đình và các nhân vật như vua chúa, hoàng thân quốc thích, hậu phi hoặc các đại thần, và các sự kiện ghi nhận lại trong Sử ký có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời nhân vật của em. Những truyện như "Tam Quốc diễn nghĩa", "Hoàng Lê nhất thống chí" thuộc nhóm này. Muốn viết được kiểu này phải có kiến thức sâu về lịch sử, vững về văn hoá, chính trị để phản ánh nhân vật, sự kiện sao cho chân thật nhưng không kém phần hấp dẫn.

Em đã viết theo hai kiểu mà chị nêu trên mà em thề là ki ểu gì đi nữa nếu không rõ cái cơ bản thời đại lịch sử mình đang viết, thì chỉ còn mức xóa đi viết lại từ đâu, dù đã viết dài tới đâu đi chăng nữa.
 

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Hôm nọ em cũng lăm le định viết về sử Việt ấy chị, mà sợ lại viết ra cái gì xuyên tạc lịch sử thì... Tại môn Sử em học dở lắm. Nên rốt cuộc em bỏ luôn. :(


Ơ... Bỏ cuộc à?... Tiếc quá! Lịch sử là thể loại hay mừ. b-)
 

nguoikhongtre

Gà con
Tham gia
15/7/15
Bài viết
30
Gạo
0,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Đúng như tiêu đề bài viết, mục đích em lập chủ đề để tìm ra sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử.
Ngoài ra, em luôn có một thắc mắc mong muốn được mọi người giải đáp. Bản thân em thấy lịch sử Việt Nam cũng rất hoành tráng, li kỳ, hấp dẫn không khác gì Trung Quốc, nhưng không hiểu vì sao tiểu thuyết lịch sử Việt Nam lại ít (theo hiểu biết không rộng của em) và kém hấp dẫn. Có nhiều truyện cổ đại rất ổn nhưng lại mang hơi hướng ngôn tình Trung Quốc... Thế nên em muốn mọi người cùng góp ý để có thể cho ra đời một tác phẩm cổ đại hay và hấp dẫn.

Mạn phép tag chị Ivy_Nguyen , bà hyoyoung97 , chị Huyền Nhâm và các bạn khác nữa :<.

Không phải là các nhà văn thờ ơ về vấn đề viết truyện lịch sử đâu, phần lớn các nhà văn Việt Nam đều phải chạy theo cơm áo gạo tiền (làm tay trái nhiều, vì tiền nhuận bút có thể không đủ chi trả cho các nhu cầu cuộc sống) nên các tác phẩm ra đời trong thời điểm hiện tại phải phù hợp thị hiếu thời đại. Cái quan trọng nhất trong vấn đề viết truyện lịch sử là các mốc thời gian, mà hệ thống lịch sử của Việt Nam vẫn còn tranh cãi rất nhiều về các mốc thời gian cho chính xác, điển hình nhất là thời Triệu Đà.
Một phần nữa không kém quan trọng đó là niềm đam mê lịch sử đã dần dần mai một trong thế hệ trẻ, phần lớn chúng ta trong thời điểm bây giờ thông thạo lịch sử Trung Hoa và Quốc tế hơn lịch sử Việt Nam.

Nhân đọc và xem một đoạn phim trả lời của các bé về vị anh hùng áo vải Quang Trung mà giật mình:
"Em mới thấy ông Quang Trung chứ ông Nguyễn Huệ thì chưa thấy" và "Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai bố con".
(Trích trong phim)

Mình nhớ các đây nhiều năm hay mua mấy quyển sách thiếu nhi, phía bìa sau thường có một câu chuyện lịch sử về một vị anh hùng, danh nhân dân tộc. Giờ kiểu sách đó đã đi vào dĩ vãng và nhường chân cho những siêu anh hùng, pokemon.....

Những nhân vật lịch sử Việt Nam không mấy ai quan tâm mà chỉ thấy nói về sử Tàu như là chính sử của mình mà không biết rằng sự hư cấu của sử Tàu đã thành một tiền đề cho các cuộc tẩy não.

Lịch sử Việt Nam phải nói là một trong những lịch sử hào hùng nhất thế giới mà chúng ta cần phải tự hào, điển hình như trong quá khứ phong kiến không một đất nước nào có thể đánh bại nhiều lần một đế chế hùng mạnh như quân Nguyên - Mông và cũng chưa từng có một đất nước nào có thể đẩy lui những cường quốc xâm lược như Pháp, Mỹ ngoại trừ Việt Nam. Cũng vì những mốc lịch sử sáng chói này mà những năm sau chiến tranh khi người dân Việt Nam đi ra nước ngoài thường nhận được sự thán phục của người dân các nước khác với câu nói "a heroic country" (một quốc gia/đất nước anh hùng).

Hiện tại nguoikhongtre đang triển khai dự án làm phim hoạt hình lịch sử Việt Nam dài tập xuyên suốt chiều dài lịch sử như là một món quà cho những người đam mê lịch sử cũng như cho con. Bạn nào cũng có ý nghĩ như thế và muốn góp một phần thì liên hệ nguoikhongtre nhé, nhóm hiện đã có 01 chuyên gia 3D và nguoikhongtre. Và do công việc cũng bận rộn nên nguoikhongtre chỉ làm trong những lúc rảnh rỗi nên dự án có thể kéo dài, nhưng sẽ cố gắng hết sức ra bộ phim tập 1 trong quý cuối của năm 2015.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

booniesummer

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
26/4/15
Bài viết
626
Gạo
62,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Không phải là các nhà văn thờ ơ về vấn đề viết truyện lịch sử đâu, phần lớn các nhà văn Việt Nam đều phải chạy theo cơm áo gạo tiền (làm tay trái nhiều, vì tiền nhuận bút có thể không đủ chi trả cho các nhu cầu cuộc sống) nên các tác phẩm ra đời trong thời điểm hiện tại phải phù hợp thị hiếu thời đại. Cái quan trọng nhất trong vấn đề viết truyện lịch sử là các mốc thời gian, mà hệ thống lịch sử của Việt Nam vẫn còn tranh cãi rất nhiều về các mốc thời gian cho chính xác, điển hình nhất là thời Triệu Đà.
Một phần nữa không kém quan trọng đó là niềm đam mê lịch sử đã dần dần mai một trong thế hệ trẻ, phần lớn chúng ta trong thời điểm bây giờ thông thạo lịch sử Trung Hoa và Quốc tế hơn lịch sử Việt Nam.
Nhân đọc và xem một đoạn phim trả lời của các bé về vị anh hùng áo vải Quang Trung mà giật mình:

"Em mới thấy ông Quang Trung chứ ông Nguyễn Huệ thì chưa thấy" và "Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai bố con".
(Trích trong phim)

Mình nhớ các đây nhiều năm hay mua mấy quyển sách thiếu nhi, phía bìa sau thường có một câu chuyện lịch sử về một vị anh hùng, danh nhân dân tộc. Giờ kiểu sách đó đã đi vào dĩ vãng và nhường chân cho những siêu anh hùng, pokemon.....

Những nhân vật lịch sử Việt Nam không mấy ai quan tâm mà chỉ thấy nói về sử Tàu như là chính sử của mình mà không biết rằng sự hư cấu của sử Tàu đã thành một tiền đề cho các cuộc tẩy não.

Lịch sử Việt Nam phải nói là một trong những lịch sử hào hùng nhất thế giới mà chúng ta cần phải tự hào, điển hình như trong quá khứ phong kiến không một đất nước nào có thể đánh bại nhiều lần một đế chế hùng mạnh như quân Nguyên - Mông và cũng chưa từng có một đất nước nào có thể đẩy lui những cường quốc xâm lược như Pháp, Mỹ ngoại trừ Việt Nam. Cũng vì những mốc lịch sử sáng chói này mà những năm sau chiến tranh khi người dân Việt Nam đi ra nước ngoài thường nhận được sự thán phục của người dân các nước khác với câu nói "a heroic country" (một quốc gia/đất nước anh hùng).

Cách đây nhiều năm khi còn học cấp 2 nguoikhongtre rất thích môn Lịch sử do cô giáo dạy rất hay và ví dụ sinh động về những mốc thời gian nên khi đã ghi nhớ là ghi nhớ rất lâu. nguoikhongtre nhớ mãi năm thi tốt nghiệp cấp 2 có môn Lịch sử mình đạt 10 điểm và lúc đó đề lịch sử đó nói về các chiến dịch, các mốc thời gian đến bây giờ mình vẫn còn nhớ cho dù mình cũng đã U50.

Hiện tại nguoikhongtre đang triển khai dự án làm phim hoạt hình lịch sử Việt Nam dài tập xuyên suốt chiều dài lịch sử như là một món quà cho những người đam mê lịch sử cũng như cho con. Bạn nào cũng có ý nghĩ như thế và muốn góp một phần thì liên hệ nguoikhongtre nhé, nhóm hiện đã có 01 chuyên gia 3D và nguoikhongtre. Và do công việc cũng bận rộn nên nguoikhongtre chỉ làm trong những lúc rảnh rỗi nên dự án có thể kéo dài, nhưng sẽ cố gắng hết sức ra bộ phim tập 1 trong quý cuối của năm 2015.
Nếu con không nhầm thì bác đang nói đến truyện Thần Đồng Đất Việt phải không ạ. Con rất thích nhưng bây giờ dường như côn ty xuất bản sách cũng bắt đầu chạy theo lợi nhuận thì phải...
Con cũng muốn tham gia dự án của bác nhưng rất tiếc là con không có tàn cán gì hết TT^TT.
 

nguoikhongtre

Gà con
Tham gia
15/7/15
Bài viết
30
Gạo
0,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Nếu con không nhầm thì bác đang nói đến truyện Thần Đồng Đất Việt phải không ạ. Con rất thích nhưng bây giờ dường như côn ty xuất bản sách cũng bắt đầu chạy theo lợi nhuận thì phải...
Con cũng muốn tham gia dự án của bác nhưng rất tiếc là con không có tàn cán gì hết TT^TT.

Không phải "Thần Đồng Đất Việt" mà là các tạp chí dành cho thiếu niên giống như "Mực tím", "Áo Trắng"...phía bìa sau thường có một câu chuyện lịch sử. Nhiều năm quá nguoikhongtre cũng không nhớ rõ, nhưng các câu chuyện lịch sử đó được vẽ bằng tranh.
Chỉ cần có ý tưởng là tham gia được hết booniesummer ơi.
P/S: Đây là dự án mở cho mọi người.
 

booniesummer

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
26/4/15
Bài viết
626
Gạo
62,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Không phải "Thần Đồng Đất Việt" mà là các tạp chí dành cho thiếu niên giống như "Mực tím", "Áo Trắng"...phía bìa sau thường có một câu chuyện lịch sử. Nhiều năm quá nguoikhongtre cũng không nhớ rõ, nhưng các câu chuyện lịch sử đó được vẽ bằng tranh.
Chỉ cần có ý tưởng là tham gia được hết booniesummer ơi.
P/S: Đây là dự án mở cho mọi người.
Xin lỗi vì bây giờ con mới trả lời ạ. Con chỉ sợ "nhiệt tình + ngu dốt" lại thành phá hoại thôi ạ. Nếu bác không phiền thì con có thể giúp sức ^_^.
 

nguoikhongtre

Gà con
Tham gia
15/7/15
Bài viết
30
Gạo
0,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Xin lỗi vì bây giờ con mới trả lời ạ. Con chỉ sợ "nhiệt tình + ngu dốt" lại thành phá hoại thôi ạ. Nếu bác không phiền thì con có thể giúp sức ^_^.
Đồng ý cả hai tay. Cứ thoải mái đi vì tuổi trẻ nhiều sáng tạo, đừng nên tự ti bất cứ điều gì. :)
 

booniesummer

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
26/4/15
Bài viết
626
Gạo
62,0
Re: Cổ đại: Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và dã sử
Đồng ý cả hai tay. Cứ thoải mái đi vì tuổi trẻ nhiều sáng tạo, đừng nên tự ti bất cứ điều gì. :)
Vâng ạ, bác cứ liên hệ con, nếu trong phạm vi con có thể làm được thì con xin cố gắng hết sức ạ :).
 
Bên trên