Chương 4: Duyệt binh
Canh năm. Tiếng trống canh được người hầu trong phủ gõ inh ỏi. Tôi khẽ hé mở hai mắt. Đau đầu quá. Hừm, nếu không tại cái tên Trần Quốc Toản chết dẫm kia thì tôi đâu có bị như thế này. Biết tôi là con gái nhà lành, chả bao giờ đụng vào một giọt rượu nào mà hôm qua mời tôi uống rõ lắm. Phải đi uống nước mới được. Biết đâu uống vào đỡ hơn. Tôi bèn mở hẳn mắt ra rồi lồm ngồm bò dậy. Oái, ai mà dám vào phòng mình sáng sớm thế này? Mới ngủ dậy đầu tóc thì bù xù như con gà mái, còn đâu hình tượng thục nữ yểu điệu mà mình đã cố xây dựng khi đến đây nữa? Tôi chẳng thèm bò trên giường nữa mà leo xuống hẳn khỏi giường để có thể nhìn rõ hơn. Trời ơi, qua tấm rèm tôi có thể nhìn thấy rõ mồn một bóng dáng áo đen đang đứng cách giường tôi không xa lắm, chỉ mấy bước chân thôi. Hơn nữa, lại càng lúc càng tiến đến gần. Hic, từ lúc đến đây tôi có đắc tội với ai đâu? Vì thế tôi vô cùng hốt hoảng nhưng vẫn cố dặn bản thân mình phải bình tĩnh, động não xem có cách nào hay để thoát thân cái đã, không cần biết cái tên áo đen chết dẫm kia đến đây với mục đích là bắt cóc hay cưỡng hiếp. Khoan đã, cưỡng hiếp à? Tôi bèn nảy ra một ý tưởng hay. Lấy sắc dụ hắn, tranh thủ lúc hắn đang chảy nước miếng vì cơ thể tuy không đẹp nhưng nếu khỏa thân thì cũng khiến vô số người chảy máu mũi của tôi? Sau đó lấy bình hoa trong phòng đập vào đầu hắn khiến hắn bất tỉnh rồi bỏ chạy? Gì chứ thân hình cao lừng lững như cái cột nhà thế kia chỉ còn cách tôi có mấy chục cm nữa thôi, nên tôi khẳng định mình không nhìn nhầm, chắc chắn hắn là đàn ông!
***
Trần Quốc Toản lại ngồi thừ ra trong thư phòng. Căn bản hắn đang còn phải suy nghĩ một số chuyện. Trong đó có chuyện về Liên cô nương. Cô nương này lạ thật. Tối qua uống rượu say nói lung tung, giờ lại trốn đi ra ngoài lúc nào không biết. Sáng nay hắn có đến tìm, có đến trước cửa phòng của Liên cô nương, khẽ gõ cửa vài cái nhưng lại thấy im lìm. Sốt ruột, hắn đạp thẳng cửa xông vào. Nhưng ai ngờ, căn phòng trống không! Điều lạ là Ý Nhi cũng chẳng thấy đâu. Có lẽ chuyện này hắn phải tự đích thân tìm hiểu thôi. Nhưng không cho mẹ hắn biết được. Bà sẽ không tránh khỏi lo lắng, mà chuyện này đến tai cha thì chỉ có phiền phức thêm thôi.
***
Trên phố phường tấp nập, có bóng dáng của một cô nương ăn mặc lôi thôi lếch thếch, quần áo như con trai đang vội vã chen vào dòng người tấp nập. Đó chính là tôi – Mỹ Liên đây, nhưng mà che mặt kín mít, bước đi không khỏi thể hiện sự nóng vội. May quá, tên áo đen này quá chi là háo sắc nên tôi mới thoát được. Sau khi đánh hắn bất tỉnh, tôi bỗng nghĩ biết đâu tên này còn có đồng bọn ở trong phủ thì sao, vậy là không kịp suy nghĩ nhiều, bèn lột lấy quần áo của hắn mặc tạm rồi chạy ra khỏi vương phủ trước đã. Do chạy quá nhanh, tôi bèn dừng lại bên đường nghỉ một lát, đang thở hổn hển thì tôi bỗng thấy khá nhiều người đang đi trên đường bỗng dạt hết sang hai bên, tiếp theo tiếng vó ngựa chạy trên đường kêu rầm rập. Trên ngựa là một người đàn ông rất có phong thái của một vị tướng quân, nhưng còn có cả phong thái của một vị thái sư, ung dung mà đĩnh đạc, ẩn sau đó nữa là nét nghiêm nghị mà khiến cho ai vừa gặp cũng không khỏi rùng mình. Mà mãi sau tôi mới nhớ ra đây chính là Hưng Đạo đại vương vô cùng nổi tiếng - người đã có công đẩy lùi ba cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.
Tôii bèn nhanh chóng theo mọi người dạt qua hai bên nhường đường, ngựa của Trần Quốc Tuấn chẳng mấy chốc đã vượt qua, rồi dừng lại ở một nơi giống như đình làng ngày trước, có lẽ là nơi thường được tổ chức các sự kiện cũng như các lễ hội ở kinh thành Thăng Long. Ông nhanh nhẹn xuống ngựa, lấy từ tay của người hầu cận bên cạnh ra một cái gì đó kiểu gần giống như thánh chỉ, trịnh trọng đọc:
“Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?
Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào ? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà đem thành Điếu Ngư (1) nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha (2) đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu ! Cốt Đãi Ngột Lang là người thế nào ? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào ? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt !
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương (3) mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" (4) làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" (5)làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không ?
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược (6). Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.
Vì sao vậy ? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa ?
Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.” (1)
Sau khi nghe Trần Quốc Tuấn đọc xong, đầu tiên đám đông ai cũng im phăng phắc để rồi sau đó tiếng hò dô đã rộ lên. Xung quanh tôi bây giờ có vẻ đã đông hơn khi nãy, đa số là các vị bô lão, đương nhiên không thiếu những chàng trai trẻ khí thế hừng hực, không phân biệt là giàu hay nghèo, còn có cả trẻ con với phụ nữ, những bà cụ đã luống tuổi, tất cả đều hô to: “Quyết tâm đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi giang sơn, bảo vệ non sông bờ cõi của Đại Việt”. Còn tôi nãy giờ sau một hồi ngờ ngợ những điều mà người đàn ông kia vừa nói thì mới nhớ ra đó chính là tác phẩm Hịch tướng sĩ đã được học trong sách Ngữ văn lớp 8. Trời ơi trước mặt tôi là Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo đại vương khí thế lẫm liệt ngút trời đây sao? Chẳng mấy khi gặp được vĩ nhân của lịch sử như thế này, hay là tôi cũng tham gia cuộc duyệt binh để có thể cùng đi đánh giặc với mọi người trong khi vừa hay có thể chiêm ngưỡng một con người vĩ đại trong lịch sử dân tộc như thế. Trở về vương phủ ư, tôi có nhớ được đường đâu mà biết đâu nguy hiểm vẫn đang còn chờ tôi ở đó. Sau một hồi suy nghĩ kỹ càng với tốc độ khoảng năm phút, tôi ba chân bốn cẳng chạy theo hàng ngũ khá là dài - những nam tử hán đầu đội trời chân đạp đất đã bị cuốn hút theo hào khí Đông A và bước ngay sau Trần Hưng Đạo cùng với một tâm trạng vô cùng hứng khởi.
Chú thích:
(1) Mình lấy bài Hịch tướng sĩ này trên trang web vanhaiphong.com. Đương nhiên ở trên mạng có nhiều trang cũng đăng nhưng mình chỉ lấy ở trang mà mình thấy ưng ý. Chú thích trên mạng cũng nhiều nên mình chỉ lấy có một ít, bạn nào thấy chỗ nào chưa hiểu thì bảo mình để mình thêm vào nhé. ^^
(1) Điếu ngư là tên núi, thuộc phủ Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên.
(2) Mông Kha là vua Mông - Cổ, anh Hốt Tất Liệt.
(3) Khi quân Mông - Cổ lấy được đất Vân Nam rồi, Hốt Tất Liệt bèn phong cho con mình là Hốt Kha Kích làm Vân Nam Vương.
(4) Ðặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: Từ câu văn trong Hán Thư (Phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an: Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên).
(5) Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: Xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ (Trừng ư canh nhi xuy tê hề: Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường).
(6) Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này