Con số ba - Cập nhật - Lưu An

lyly300100

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
46
Gạo
0,0
Mình mong chương sau sẽ có bất ngờ. :v
 

lynhtynh_qua2014

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
3/5/14
Bài viết
14
Gạo
0,0
CHƯƠNG 5: BẠN THÂN


Tối. Trong khi các bạn được ngồi trong kia ‘giao lưu’ trong buổi sinh hoạt chung, thì chúng tôi (năm người bị phạt) lại phải đứng canh gác tại cổng khu huấn luyện. Khu huấn luyện quân sự này rộng, để quản lí chặt chẽ, mỗi khu đều có canh gác tại cổng, muốn ra vào phải có giấy phép nghiêm chỉnh. Năm người chúng tôi chi làm hai nhóm và canh gác tại cổng của khu kí túc xá và khu hàng ngày chúng tôi học. Tôi, Linh và Phương cùng một nhóm, và dĩ nhiên hai bạn trẻ “trai tài gái sắc” kia một nhóm, chúng tôi gác cổng khu học tập, hai bạn canh khu kí túc, cứ hai tiếng đồng hồ lại đổi chỗ cho nhau.

"Anh ấy hả, không cần học nhiều, những cái này không nhất thiết phải nghe. Nếu có thi, anh chỉ cần đọc qua sách một lượt là ok ngay”

"Wow, anh giỏi thật đấy"
" Có gì đâu, năm ngoái bọn anh phải thi một kì thi quan trọng để phân chia ngành học, anh đâu có học, trước ngày thi amh đọc sách đúng có một đêm, hôm sau đi thi mà vẫn ngon lành, còn được vào ngành hot nữa nhé"


"Ui, anh giỏi thật đấy, vừa rồi trường e cũng có cuộc thi cho sinh viên mới, em cũng có tham gia, phải luyện tập mãi mới được có giải nhì. Mà anh không cần ôn tập gì mà đã được vào ngành hot rồi, thật ngưỡng mộ anh quá!"

….

Tôi và Phương giả giọng của hai bạn, tiến hành cuộc hồi thoại ban chiều. Nói xong, chúng tôi lăn bò ra cười. Cô gái xấu hổ quay mặt đi, anh con trai thì mặt đỏ phừng phừng, hướng chúng tôi quát:

“Các cô có thôi ngay đi không, nếu không phải tại các cô nghe chuyện của chúng tôi rồi cười với nhau thì chúng tôi đâu phải chịu phạt thế này chứ?”

Chúng tôi lại cười ầm lên: “Này, chúng tôi cũng không muốn, nhưng cậu có thấy ai xem phim hài mà chưa cười bao giờ chưa?” Phương đáp trả.

“Cái gì mà phim hài, chuyện của chúng tôi, mấy người nghe làm cái gì, vô duyên thì vừa thôi chứ, đã thế lại còn già mồm”- bạn nam bức xúc nói

“Hầy, sao bạn phải bức xúc thế làm gì, đúng là chúng tôi không nên nghe câu chuyện “lãng mạn” của hai bạn thật, nhưng bạn trẻ à, chúng tôi cũng học kinh tế, và sắp được học ngành hot “quản trị kinh doanh” của bạn đấy” Linh đáp chế giễu.



Bạn nam bị chọc quê, không nói nên lời, cô gái thì vội kéo tay anh bạn đi: “Đi thôi anh, kẻo thầy mà biết lại phạt thêm đấy”.

Nói rồi hai bạn kéo nhau đi, chúng tôi đứng sau cười khúc khích

“Anh học ngành gì mà hot thế ạ?”

“Anh học quản trị kinh doanh”

Bạn nam nghe thấy tức giận định quay lại phía chúng tôi “tính sổ” thì bị cô bạn gái lôi đi, cậu bạn còn quay lại giơ nắm đấm dọa nạt chúng tôi. Tôi vẫy vẫy tay với cậu bạn rồi phá ra cười thật to.


Đang mải cười quên trời quên đất, nghe thấy tiếng thầy Sơn hỏi: “Canh gác gì mà cười tít hết mắt với nhau thế kia, không cẩn thận người ta trốn ra được đấy”

Tắt hẳn nụ cười, cúi mặt, ấp úng: “dạ, chúng em xin lỗi thầy ạ, chúng em sẽ chú ý ạ”

Thầy khẽ mỉm cười rồi nói:

“Thầy dạy bao nhiêu năm, mà chưa thấy có học sinh nữ nào lại nghịch ngợm như các em đấy!”

Chúng tôi khẽ cười mà không dám đáp. Thấy vậy thầy nói thêm:

“Sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất, nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, hãy sống thật vui, dù có khó mấy nhưng có bạn bè bên cạnh là hạnh phúc rồi. Cố gắng nhé!”

“Vâng ạ”, nghe thầy nói, chúng tôi khẽ đáp, rồi thầy mỉm cười bước đi. Thầy đi rồi, không khí bỗng im lặng lạ thường. Lúc này, tôi lại càng quý mến thầy hơn, thầy tuy nghiêm khắc nhưng lại rất ấm áp và dịu dàng.



Sau một lúc im lặng, bỗng Phương phá bầu không khí ngột ngạt: “Sao nghe thầy nói mà im quá vậy, chẳng phải ý thầy là phải quậy nhiệt tình hay sao?”

Nói xong chúng tôi cùng cười. Tôi nói:



“Thôi, hay bây giờ thế này, dù sao chúng ta cũng phải ôn bài, hay lấy sách ra hộc bài đi, khi nào buồn ngủ thì sẽ nói chuyện cho tỉnh ngủ nhé, nhất định chúng ta phải cùng qua nhé!”

Hai bạn đồng ý ngay, Linh nói: “Đúng rồi, chắc chắn phải cùng đậu học cùng một lớp nữa”


Thế là chúng tôi, ba cô gái mỗi người cầm quyển sách đi đi lại lại, mặc quân phục, trông rất giống các cô thanh niên xung phong thời chiến. Nào ngờ, vừa đọc được nửa trang sách, bên trong vang lên những tiếng vỗ tay rồi reo hò thật vui nhộn, cắt ngang sự tập trung của chúng tôi. Tôi ngẩng đầu nhìn qua hai đứa bạn, đúng lúc chúng nó cũng đang nhìn mình. Quyết định ngay, chúng tôi kéo hai chiếc bàn lại với nhau, cùng ngồi “học”. Nói là học chứ, ồn ào vậy, chúng tôi học làm sao, quyết định ngồi tám chuyện.


Người ta bảo, hai người phụ nữ có thể họp thành cái chợ, chúng tôi đây ba đứa con gái, khỏi phải nói tưng bừng đến mức nào. Chúng tôi ngồi nói xấu hết thầy Tuấn lại đến mấy đưa nhóm trưởng, rồi lại các sinh viên trường khác. Phương nói chuyện rất hài hước, cười đau cả bụng. Linh thì ít nói hơn, nhưng khi đã nói đùa thì cũng không kém phần Phương là mấy. Cứ thế chúng tôi chuyển hết chuyện này đến chuyện kia, đến lúc không biết nói chuyện gì thì lại im lặng. Nghe thấy bên trong reo lên, rồi lại tiếp tục nói…


Có chuyện để nói, nên thời gian trôi cũng nhanh. Thoáng cái đã đến 10 giờ đêm, các bạn phải về phòng ngủ, chúng tôi thì đâu có được ngủ phải canh cả một đêm luôn. Lúc tan buổi sinh hoạt là thời điểm lộn xộn, chúng tôi dừng cuộc nói chuyện, đứng trong tư thế canh gác nghiêm túc. Mỗi bạn cùng từng đi qua, lại chỉ chỉ trỏ trỏ chúng tôi rồi lại thì thì thầm thầm. Thật đáng ghét! Có bạn tốt bụng thì cười một cái, hoặc gật gật đầu. Ai ai cũng nhìn chúng tôi như sinh vật lạ, có bạn còn kỳ quặc, nhìn thấy chúng tôi giơ tay chào kiểu đồng đội, chân đứng thẳng, nghiêm chỉnh rồi bật cười chạy đi, cứ như đang đem chúng tôi làm trò cười ấy. Thật bực mình, mà lại không thể làm được gì ngoài cái mặt lạnh và đứng nghiêm! Có ai có thể tưởng tượng được cảm giác ấy nó khó chịu thế nào không, lúc ấy tôi chỉ muốn lao ngay đến mấy tên hết trò nghịch kia, bắt chúng đứng đó rồi chúng tôi chào lại, cho xem cảm giác thế nào gọi là “lực bất tong tâm”.


Sau 15 phút ổn định, các bạn về phòng mình, chúng tôi lại đứng gác. Lúc này, năm người chúng tôi, gộp thành một đội canh gác khu kí túc xá. Hai bạn trẻ kia phụ trách đứng gác, ba chúng tôi đi tuần. Chúng tôi đảo qua từng phong một, xem phòng nào chưa tắt điện hay còn nói chuyện không. Đến các phong nam là chủ đề các hot girl, đến các phòng nữ là những tiếng chuyện trò rì rầm. Phòng nào ồn, chúng tôi gõ cửa nhắc nhở. Cảm giác rất thích thú và mới lạ, giống như mình là một người của quân đội thực thụ, rất có trách nhiệm, thé nhưng cũng rất vui nha, có nhiều bạn nữ sợ ma, chúng tôi gõ cửa cái đã sợ rồi. Chúng tôi im lặng gõ cửa, đến lúc các bạn hoảng hồn không còn dám lên tiếng chúng tôi mới khẽ nhắc nhở:

“Đã đến giờ đi ngủ, đề nghị các bạn không nói chuyện gây ồn”. Nói xong chúng tôi khẽ bước đi mà phải bụm miệng cười với nhau: “chúng mình cũng oách đấy chứ?”


Đi tuần một lượt, chúng tôi qua chỗ thầy Tuấn báo cáo tình hình rồi lại đi gác. Bên trái là hai bạn trẻ đang tâm sự, chúng tôi cũng chẳng buồn phá đám. Quay qua nói chuyện của mình. Phương nói:

“Hôm trước, chúng ta đang nói dở chuyện thì phải dừng, hôm nay nói lại nhé. Giờ tớ mới nhớ. Hì…”

“Chuyện gì nhỉ?” Linh hỏi.

Nghĩ nghĩ một lúc tôi nói: “À, có phải hôm ở phòng sau buổi đi ăn không?”

“Chuẩn luôn” Phương nói.

“À, tớ nhớ rồi, có phải đang đến đoạn, chúng mình là bộ ba, đều phải thi lại, rồi vì sao phải thi lại, đúng chưa?” Linh hỏi

“Đúng” tôi và Phương cùng lên tiếng. Rồi lại nhìn nhau cười.


“Tớ thích thiết kế thời trang, bố mẹ tớ không cho tớ theo đuổi ước mơ, nhưng nên họ bắt tớ phải học ngành kinh tế. Bố mẹ tớ là dân kinh doanh, nói là dễ kiếm việc, sau này về làm cho gia đình. Nhưng chị gái lại rất ủng hộ tớ, chị muốn tớ thay chị thực hiện ước mơ học đại học kinh tế, chị sẽ giúp tớ trong chuyện thiết kế. Cũng vì chị, tớ theo học trường này, cũng vì bỏ học nhiều, đi làm thêm tại các shop quần áo, cửa hàng may để vừa có vốn sắm đồ nghề, vừa học hỏi kinh nghiệm, nên kiến thức tớ học trên lớp chả có bao nhiêu. Vì thế mà tớ thi trượt…” Linh tâm sự.

“Có phải những bộ quần áo cậu mặc là tự thiết kế không?” Tôi hỏi

Linh gật đầu. Tôi đoán không sai, Linh cũng là tiểu thư, nhưng không ngờ lại có hoàn cảnh tương tương tôi như thế. Tiếp đến là Phương:



“Tớ thì bố mẹ không bắt ép, cũng không phải giúp ai thực hiện ước mơ cả. Nhưng tớ thích viết văn, tớ muốn là nhà văn chuyên nghiệp. Còn hồi đó chọn ngành này là vì không biết chọn trường nào khác, ước mơ thì tớ dành thi khối D rồi. Nhưng lại trượt, thôi thì cứ đi học, vừa học vẫn thực hiện ước mơ được mà, không thích tớ có thể thi lại… hì hì”



“Có phải cậu đi học đều, nhưng tâm hồn trên mây nên chẳng tiếp thu gì đúng không” Linh tếu

“Bingo” Phương cười cười trả lời, một cô gái có tâm hồn mơ mộng, đôi mắt luôn mơ mơ màng màng…

“Còn cậu thì sao An?” Phương hỏi.

“Tớ á, tớ không có đam mê thời trang, cũng không có tâm hồn nghệ sĩ, nhưng tớ thích chụp ảnh. Tớ thích chụp ảnh từ hồi cấp ba, lí do tớ học trường này là vì tớ chấp nhận trao đổi với bố tờ một điều kiện. Nếu tớ đỗ, bố tớ sẽ mua cho tớ một chiếc máy ảnh cơ. Và kết quả là… nói đến đây tôi gãi gãi đầu cười cười, năm ngoái số buổi đi học với số buổi nghỉ học xấp xỉ nhau, tớ toàn trốn học đi chụp ảnh thôi..hì”


Tôi nói xong, hai đứa cười ầm lên.

“Thật bá đạo, chỉ vì cái máy ảnh thôi sao?” Linh nói.

“Thật có chí khí có chí khí” Phương nó thêm.

Tôi cúi đầu xấu hổ, rồi lại cười ầm ầm, đúng là ước mơ mỗi người có một, có thể con đường đến với ước mơ không được như mong muốn. Nhưng miễn sao, đến cuối cùng là bạn có thể đạt được ước mơ ấy.


Sau khi tâm sự kể lể chuyện riêng rồi ước mơ của nhau, những thành tích, những sản phẩm cho nhau nghe, chúng tôi lại bắt đầu học bài. Chúng tôi biết chúng tôi không phải là kém, cũng không thua kém ai, nên quyết tâm không cho mọi người khinh thường chúng tôi. Chúng tôi ngồi học cùng nhau, cùng bàn luận rồi lại cũng tám chuyện xua cơn buồn ngủ, cứ thế cho đến tận sáng. Thật sự là hợp nhau mà, chỉ cần nói ít thôi cũng có thể hiểu nhau rồi.


Trước đây tôi chưa bao giờ tin vào chuyện người ta nói, vừa gặp mà đã thân. Nhưng đối với họ, tôi lại cảm nhận thấy điều đó hình như là thật. Bạn bè đến với nhau cũng từ cái duyên, nhưng chơi được với nhau hay không lại là do con người ta mà nên. Đặc biệt, chơi thân dược với nhau thì phải do tính cách hợp nhau mà có. Phải, chúng tôi rất hợp nhau. Có đủ ba tố chất để làm bạn thân rồi nhỉ, có duyên gặp nhau, tính cách tuy không giống nhưng lại rất hợp nhau và chúng tôi trân trọng tình bạn này. Từ trước tới nay, tôi không có nhiều bạn thân, đặc biệt lại là người không dễ thân với người khác. Tôi luôn nghĩ, bạn bè khi đã tin tưởng nhau thì sẽ chia sẻ với nhau những điều thầm kín, và chia sẻ rồi thì sẽ là thân. Và hôm nay, tôi chia sẻ với họ những chuyện cũng coi là thầm kín, như thế tôi có thể coi họ là bạn thân được không?
 

lynhtynh_qua2014

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
3/5/14
Bài viết
14
Gạo
0,0
CHƯƠNG 6: BỘ BA LẬP DỊ



Buổi học thứ hai của thầy Sơn, vẫn có những bạn phải đứng hàng riêng, tuy số lượng không bằng hôm qua nhưng vẫn có những bạn cũ.

Chúng tôi, Linh, Phương và tôi chạy xuống cuối hàng. Cả đêm hôm qua không ngủ, hôm nay chúng tôi trông như người mất hồn. Mắt thì thâm quầng, mặt thì ủ rũ đầy mệt mỏi. Tôi chưa bao giờ thức trắng đêm, dù có những lần đấu tranh suy nghĩ, hay có những lần tranh cãi với bố mẹ đến đỉnh điểm cũng không làm tôi mất ngủ. Vậy mà hôm qua, tôi lại không chợp mắt dù chỉ một phút. Người tôi hôm nay như đang trên mây, lúc nào cũng lơ lửng lơ lửng, đứng mà lảo đảo chỉ toan ngã xuống. Hai mắt thì cố gắng mở lắm vẫn không chống nổi cơn buồn ngủ. Tôi cứ nghe câu được câu không, tí lại gật gù gật gù. Đến là thảm!


Đột nhiên thấy bạn bên cạnh huých mạnh vào tay tôi, tôi mới giật mình mở mắt và ngẩng đầu. Nhìn sang phía Linh và Phương cũng đang ngơ ngác không kém gì tôi. Quay lên nhìn thầy Sơn, thấy thầy nhìn chúng tôi chằm chằm, một nửa tức giận, một nửa thông cảm. Không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi quay sang cô bạn bên cạnh hỏi:


“Có chuyện gì vậy?”
“Thầy bắt quả tang các bạn ngủ gật, thầy gọi lên trên đấy” - bạn ấy thì thầm.
Ngẩng đầu nhìn thầy Sơn, thầy khẽ nói: “Ba em lên đây”

Chúng tôi lật đật đi lên. Thầy nhìn chúng tôi một lượt rồi nói:


“Gác cả đêm vất vả quá nhỉ, vất vả nhưng không phải là được ngủ gật trong lớp. Ra ngoài chạy mỗi người 2 vòng quanh sân cho tôi”.

Giọng thầy đầy nghiêm khắc. Đến đoạn cuối lại càng cao, chúng tôi sợ xanh mặt.

Theo hướng thầy chỉ, chúng tôi chạy ra sân, chạy hai vòng quanh sân rộng lớn ấy. Trời nắng cộng với hôm qua không được ngủ, chạy được một vòng chúng tôi thở không ra hơi, đứng lại nghỉ một hồi.


“Hôm qua thầy còn bảo đẹp nhất là thời sinh viên, còn nói phải biết chơi cho vui mà. Thế mà hôm may thầy lại phạt thế này, thầy đúng là... hai mặt quá đi” - Phương chỉ trích thầy.


“Tớ thấy thế này là thầy vẫn còn lương tay đấy, chứ thầy bắt chạy ngoài sân không một bóng cây kia, hay đứng cả buổi dưới nắng chúng mình còn chết hơn” tôi nói, lại là cái tính chết cũng không đổi, một khi nghĩ tốt cho ai thì không thấy tận mắt thì tôi không bao giờ tin người ta là xấu, và thầy Sơn là một người như thế với tôi.


"Thôi chạy đi, không thầy mà biết lại phạt thêm đấy", Linh lên tiếng.

Chạy thêm một vòng nữa, chúng tôi quay lại chỗ học. Thầy Sơn hỏi:


“Đã tỉnh ngủ chưa?”


Chúng tôi thi nhau gật đầu, mệt đến nỗi không thể nói lên lời.
"Rồi thì quay vào hàng học tiếp"


Chúng tôi vào hàng, đứng thở, nghe thầy giảng phần tiếp theo. Nhưng trớ trêu thay, chúng tôi chỉ tỉnh ngủ được một lúc, khi hết mệt thì cơn buồn ngủ lại ập đến. Ban đầu là ngáp, ngáp ngắn ngáp dài, rồi lắc lắc đầu không biết bao nhiêu lần cho tỉnh ngủ. Chỉ gắng gượng được khoảng 15 phút, chúng tôi lại ngủ gật.

Lại một lần nữa chúng tôi bị gọi lên. Lần này không bị phạt chạy nữa, mà chúng tôi phải đi phụ bếp cho các chị đầu bếp của trung tâm. Trời đất ơi! Vào phụ bếp, trong bếp có bao nhiêu là việc, tuy không phải nặng nhọc nhưng cũng phải chạy ra chạy vào liên tục. Làm sao chúng tôi chịu được đây?! Chúng tôi mặt mày nhăn nhó nhìn nhau, rồi lại quay sang thầy Sơn với ánh mắt van nài. Nhưng thầy không hề động lòng, cũng chẳng còn ánh mắt thông cảm, mà đó là ánh mắt rất lạ, có gì đó vui mừng, có gì đó an ủi.


Đi mãi mới đến được khu bếp, thấy có một cô tầm tuổi mẹ tôi đang đứng ở ngoài, hình như vừa nghe điện thoại xong, nhìn thấy chúng tôi cô ấy nở một nụ cười ấm áp rồi khẽ hỏi:


“Đến chịu phạt phải không?” Sao nghe giọng nói lại trái ngược hoàn toàn với nụ cười kia thế nhỉ, chúng tôi lại lần nữa nhìn nhau mà run rẩy rồi khẽ gật đầu.


Cô ấy nói tiếp: “Vào trong đi, mộ người đang chờ các cháu”.

Nói rồi cô đi trước, chúng tôi đi phía sau, nhìn nhau đầy thắc mắc. Tôi giơ tay làm dấu hiệu gọi điện rồi mấy đứa nhìn nhau gật gật. Quả là thời buổi công nghệ thông tin, hơi tí là điện thoại, chỉ sau một phút gọi điện là nắm được tình hình. Sao khi chúng tôi học không được dùng điện thoại mà thầy cô lại được dùng? Thật quá bất công!

Vào trong khu bếp chúng tôi mới hoàn toàn bất ngờ. Chỉ có khu bếp bé bé chưa đến 30m vuông mà lại phục vụ được cho cả một trung tâm quân sự ăn. Khu bếp không giống như khu bếp của canteen của mọi nơi khác. Mà khu bếp lại nằm cách xa canteen khoảng 20m. Khu bếp có cây bên ngoài, khá mát mẻ và lộng gió. Hơn nữa trong đó còn có cả những thùng chứa nước khổng lồ cùng những chiếc chảo, chiếc nồi to bá đạo mà lần đâu tiên chúng tôi được thấy. Khu bếp được chưa làm hai khu nhỏ, một khu chuyên chế biến và một khu để nấu. Bước vào trong đã thấy mùi thức ăn thơm ngào ngạt. Còn có mấy cô cùng mấy chị nữa đang ngồi nhặt rau, lại có mấy người đang nấu phía bên trong.



Chúng tôi chào hỏi một lượt rồi đứng sững tại chỗ hết nhìn nhau lại nhìn đến cô dẫn chúng tôi vào. Cô ấy thông báo cho mọi người tình hình của chúng tôi. Rồi ai nấy nhìn chúng tôi một cái rồi cùng nhau cười vang. Chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng tôi đần mặt nhìn nhau đến tội. Thấy vậy các cô với các chị còn cười vang hơn.

"Sao mà cái mặt lại nặng nề thế kia, bị phạt thấy ấm ức hả" có cô hỏi chúng tôi.
Chúng tôi hết gật rồi lại lắc đầu, lại càng làm cho họ cười to hơn. Rồi có cô nào đó đang nấu phía bên trong lên tiếng: "Thôi, không đùa các cháu nó nữa, trông cái mặt sắp khóc đến nơi rồi".

Dứt lời, cô quay sang chúng tôi nói:


“Mấy đứa có nhìn thấy cái chõng tre đằng kia không?” Cô chỉ chỉ vào trong một góc gần mấy thùng nước lớn. Chúng tôi nhìn theo hướng tay cô rồi quay lại gật đầu. Rồi cô tiếp:


“Bây giờ ba đứa đến đó nằm ngủ đi, khi nào đến giờ ăn cơm các cô gọi dậy, chứ thức cả đêm thì làm gì có sức mà học, nói gì đến làm. Cứ ngủ đi, không sao đâu, thầy Sơn có nói với bọn cô rồi”

Không thể tin nổi, chúng tôi đồng thanh: “Có thật không ạ?”


“Không nhẽ ngần này tuổi còn nói dối mấy đứa trẻ con tụi bât hả?” Một cô khác lên tiếng, mọi người lại cười, lần này chúng tôi cũng cười theo. Thật là may mắn quá đi, những tưởng vào đây sẽ phải vất vả lắm, ai dè lại được ngủ. Bây giờ thì tôi đã hiểu được ánh mắt của thầy Sơn rồi. Thầy thật tốt quá! Thật không sai với ấn tượng của tôi về thầy, ấn tượng ban đầu của tôi thường rất đúng mà!

"Chúng cháu cảm ơn ạ" - Phương nhanh nhảu nói.


"Ừ, thôi đi ngủ đi, trông mắt đứa nào cũng như gấu trúc rồi, người thì gầy nhom thế kia không khéo mà lại ốm" Một cô nói đầy quan tâm.


Chúng tôi vui lắm, vui muốn chảy cả nước mắt. Cảm giác như được mẹ quan tâm và được bố nhắc nhở ấy. Chúng tôi hí hửng vâng ạ một câu thật to rồi chạy lại cái chõng tre.\


"Nhớ kéo cái rèm cửa sổ xuống không lại chói mắt đấy"


"Vâng ạ". Chúng tôi đồng thanh rồi nhìn nhau mỉm cười. Chúng tôi rất may mắn thì phải?!

"Tí nữa thì tớ hiểu lầm thầy Sơn rồi. May quá còn chưa thể hiện thái độ, hôm sau phải thật nghe loeif mới được". Phương nói đầy vẻ hối lỗi rồi lại mong chờ. Cô ấy thật đáng yêu rất thẳng thắn, lúc nào cũng có gì nói đó, thật thà nói rõ quan điểm. Đặc biệt là cô ấy thích ai hay ghét ai, chỉ cần nghe giọng nói và nhìn nét mặt là có thể biết ngay.

Rồi chúng tôi lại cười, lần nữa lại bị nhắc nhở ngủ đi. Khu bếp trông bé bé thế thôi, nhưng lộng gió lắm, nằm trên chõng nhỏ nhưng rất mát. Chúng tôi ngủ ngay được!

Ngủ được một lúc, thấy có người lay lay người chúng tôi dậy. Mở mắt ra hóa ra là cô ra đón chúng tôi. Cô nói vội vàng: "Nhanh, nhanh dậy đi, thầy Tuấn đến đấy".

Nghe đến tên thầy Tuấn là chúng tôi dựng ngay dậy, hai mắt mở to. Rồi cô tiếp: "Nhanh chạy vào trong kia đi, giả vờ đang làm đi. Ông ấy hay soi lắm". Vừa nói, cô vừa đẩy chúng tôi.

Mắt nhắm mắt mở, chúng tôi chạy ầm ầm vào phía bên trong đang nấu, tim đập thình thịch, tâm trạng căng thẳng vô cùng. Vừa vào bên trong thì nghe thấy phía ngoài có cô nói chuyện với thầy Sơn:


"Sao thế anh Tuấn, hôm nay ại có người phàn nàn gì hả?" Cô nói rõ to, nhằm cho mộ người nghe thấy.


"Có gì đâu, anh đi ngang qua ghé vào thôi mà. Nghe nói có sinh viên vào đây chịu phạt, nên anh qua xem các cháu làm việc thế nào ấy mà".


Nói xong, thầy Tuấn cũng đã đứng ở giữa khu bếp nhìn chúng tôi chằm chằm. Tôi đang rửa rau, nghe thấy giọng lấy hết sức bình tĩnh quay lại rồi đứng dậy chào thầy, trong khi Linh đang lụi hụi nhóm lửa bị tắt, mặt mày lấm lem đỏ phừng phừng, nghe Phương gọi thì ngẩng đầu rồi cũng đứng lên. Còn Phương thì đang cầm chiếc chổi toan quét khu bếp cho sạch.


"Chúng em chào thầy ạ", chúng tôi đồng thanh.

Thầy khẽ gật đầu rồi ngó qua công việc một chút. Khẽ lau mồ hôi, chúng tôi im re như sợ bị phát hiện. Đúng lúc căng thẳng, có cô lên tiếng giải vây cho chúng tôi:


"Ui giời, anh yên tâm đi, mấy đứa nè tuy hơi vụng nhưng biết nghe lời lắm"


Thầy Sơn cười cười. Rồi nói với mấy cô trong bếp mấy câu rồi rời đi, thầy cũng không quên thưởng cho chúng tôi một ánh mắt "trìu mến" trước khi đi, chúng tôi thì đổ mồ hôi lạnh, nuốt nước bọt liên tục.

Sau khi thầy Sơn đi ai cũng thở phào nhẹ nhõm, kể cả mấy cô đầu bếp!


"Ui giời, cái lão này thật là, ngày nào cũng phải soi mới chịu được", có cô bất bình nói.


"Thì công việc người ta có thế thôi mà", cô thứ hai lên tiếng.


"Kệ đi, mình làm tốt là được rồi, vẫn còn tiếng rưỡi nữa mới ăn cơm. Mấy đứa đi ngủ tiếp đi"

"Dạ thôi, các cô cho chúng cháu phụ với ạ, cháu thấy vẫn còn nhiều việc ạ" Linh nói, rồi tôi với Phương đồng thanh

"Đúng rồi ạ".

"Thôi, đi ngủ đi, có việc gì đâu mà làm"


" Đây ạ" vừa nói tôi vừa chỉ vào đống rau các cô đang nhặt, cô thứ ba cười bảo, đấy là việc của buổi chiều. Bọn cô làm dần thôi. Mấy đứa cứ ngủ đi, tí cô gọi."

Đắn đo một hồi, cuối cùng chúng tôi "bị bắt" đi ngủ. Đến giờ ăn, các cô gọi chúng tôi dậy, chuẩn bị vài thứ còn lại đến canteen thì cũng thấy các bạn tan học ùa vào canteen. Đang dở tay chúng tôi gặp thầy Sơn, nở nụ cười rõ tươi rồi cúi đầu chào thầy. Thầy chỉ mỉm cười rồi bước đi.

Canteen càng đông, trong lúc lộn xộn tôi nghe thấy ai đó đang nói chuyện. Bình thường thì không nghe làm gì, nhưng họ lại đang nói về chúng tôi.

Bạn thứ nhất nói:

"Phạt chạy có hai vòng mà cũng gọi là phạt, lại còn được học tiếp, chúng ta còn bị đứng cả buổi"

À hóa ra là đang tị nạnh với bọn tôi. Cô bạn thứ hai tiếp:


"Cái bọn ấy, cứ tưởng làm mấy trò hề ấy thì mọi người chú ý á, hết thi lại rồi lại còn cố ý trêu thầy Tuấn, thầy Tuấn là còn xử nhẹ đấy, phải tao á, với các bọn lập dị thì phải cho chúng nó làm những việc lập dị"

Cái gì cơ? Lập dị á? Họ đang nói chúng tôi lập dị ư? Lúc này tôi mới quay đầu nhìn hai cô bạn kia. Trông modern lắm, tóc xoăn này, móng tay thì sơn đỏ sơn đen này, môi thì tô son đậm màu này. Nhìn cũng biết là các tiểu thư chảnh chọe rồi!

Những người như thế này làm sao mà ưa chúng tôi cho được. Chúng tôi cũng chẳng ưa được đối tượng như này. Đang định quay đi thì bắt gặp ngay Linh, chắc cô ấy cũng đang bức xúc định lao lên nói lý với hai cô bạn kia, nhưng tôi ngăn lại:
"Mình không rảnh mà dính dáng tới tụi nó, coi như không biết đi"

Bữa trưa, chúng tôi lại ngồi ăn với nhau trong vui vẻ xoay quanh câu chuyện "bộ ba lập dị". Nghiễm nhiên chúng tôi có cái tên "bộ ba lập dị", mà lập dị chỗ nào tôi cũng không rõ! Có thể chỉ những người không thích chúng tôi mới cho rằng chúng tôi lập dị. Cũng có thể tình bạn của chúng tôi bắt đầu từ cái duyên rất "dị". Dù cho có là lập dị hay không, thì tôi vẫn muốn giữ vững mối quan hệ ấy một cách thật nghiêm túc. Và tôi bắt đầu yêu con số ba từ đây!

Nhiều người cho rằng, bạn bè chơi 3 với nhau rất khó chơi. Trước kia tôi cũng nghĩ vậy, nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác. Nếu khi bạn thực sự hợp với nhau, thì chơi 3 người lại là hay nhất. Vì sao? Đơn giản vì bạn chỉ có thể chơi với nhau, mà không thể tách cặp tách lẻ được. Cứ vậy, không phải tình cảm sẽ càng gắn bó sao???
 
Bên trên