Hoàn thành Hạnh phúc bay cao - Hoàn thành - Tịnh Yên

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
bia-1-neu-mua-ha-ay.jpg


Án văn

Ai đó thường bảo: “Yêu thì yêu thôi đâu có gì khó”… Thế mà trên cung đường tình yêu ấy bao người vẫn bước lạc nhịp. Đường tình cũng giống như con đường đời, chẳng phải lúc nào cũng bằng phẳng và dễ đi. Đôi lần, tự dưng ta lạc nhịp để rồi phải hỏi chính bản thân mình tại sao lại như thế? Đó là vì bản thân của tình yêu phải trải qua hay tại con người ta đã không còn yêu thương thường trực.


Thời gian là loại thử thách nguy hiểm nhất đối với tình yêu; đôi khi vì hiểu lầm hoặc đắm chìm trong những cảm xúc yêu thương khác mà làm lạc mất điều quý giá ở hiện tại.


Anh và cô cũng đã lạc mất nhau cũng chính bởi thời gian và khoảng cách địa lý… Liệu rồi cả hai có thể tìm lại được nhau không?


Mời bạn cùng đoán đọc!



-----------------------


Mục lục
(Hạnh phúc bay cao - Hoàn - Tịnh Yên)
+ Hạnh phúc bay cao (Chương 1)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 2)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 3)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 4)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 5)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 6)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 7)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 8)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 9)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 10)

+ Hạnh phúc bay cao (Chương 11)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 1

Bảo An đang ngồi ung dung trong phòng riêng của mình. Bên ly rượu nhạt khó có thể làm người ta say, anh đưa mắt ra vườn cây xanh mướt, qua khung cửa sổ đang mở rộng. Bên ngoài, bầu trời trong xanh và cao vời vợi, nắng hồng reo rắc nô đùa cùng những khóm hoa dại, vài chú chim sẻ sà xuống rồi bay lên, tạo nên một phong cảnh thiên nhiên vô cùng sinh động. Nhưng lúc này đây, vẻ đẹp của khung cảnh lại là điều vô nghĩa đối với An, tâm trạng anh đang nặng trĩu những rối rắm. Anh mở hộp Ba Số Ba ra, lấy một điếu thuốc rồi châm lửa, điếu thuốc bắt lửa nhanh chóng cháy sáng tỏa ra chất cophin khiến đầu óc con người thả lỏng hơn. Anh miên man nghĩ về một việc xa xôi nào đó rồi thở dài như trút được gánh nặng. Lúc lâu sau, anh quay về với chiếc laptop đang hoạt động, mở hộp thư điện tử của mình lên đọc một lá thư đã được đánh dấu sao quan trọng: “Hoa Kỳ, ngày 16 tháng 10 năm 2013”.


Như đã xem qua rất nhiều lần nên anh chỉ tập trung nhìn vào một đoạn thư quan trọng, anh cau mày khi xem nó:


“Cậu có thể cho tôi biết hiện tại Ân Kỳ thế nào không. Tôi đang rất lo lắng cho em ấy.


Mấy lần trước viết thư hỏi, cậu đều chỉ trả lời những thứ khác mà không nhắc đến chuyện cuộc sống hiện tại của Ân Kỳ. Có gọi điện hỏi thì cậu cũng đánh trống lảng qua chuyện khác hay nói đang bận, không tiện nói. Như thế là thế nào vậy An? Là em ấy đang muốn giấu tôi chuyện gì hay lý do nào khác mà cậu lại như thế?


Bây giờ, tôi nhắc lại câu hỏi của mình một lần nữa: “Ân Kỳ hiện tại ra sao?”


Tôi mong lần này cậu sẽ trả lời câu hỏi này. Đừng để tôi phải thất vọng hay lo lắng gì thêm. Cậu nên nhớ tôi có nhiều cách để biết được cuộc sống hiện tại của cô ấy như thế nào nhưng mà chuyện nhờ người điều tra thì chỉ là cách hạ cấp vậy nên tôi mới năm lần bảy lượt hỏi cậu. Chỉ mong cậu cho tôi biết mà thôi. Nếu có khó khăn cần giúp đỡ thì tôi sẵn sàng giúp; vì Ân Kỳ là em gái tôi còn cậu là em rể tôi.


Vậy nên tôi mong cậu hãy cứ nói hết đi. Đừng để tôi phải bảo người tìm hiểu phía sau như thế thì có gì tôi cũng sẽ không tha cho cậu đâu.


Lá thư này là lá thư cuối cùng tôi viết đàng hoàng với cậu. Nếu cậu cứ lảng tránh tiếp tục thì tôi sẽ bảo người điều tra đó. Nói thêm là, tôi muốn biết cuộc sống của em gái mình không phải để đỗ lỗi mà chỉ để yên tâm ở thực tại thôi. Do tin cậu nên tôi mới chưa bảo thám tử tìm hiểu bất cứ gì về em gái mình.


Thôi tôi cũng đến giờ phải đi học rồi nên không có thời gian để viết thêm với cậu. Chỉ mong cậu và Ân Kỳ sống hạnh phúc, đừng vì những chuyện quá khứ mà làm mệt mỏi ở hiện tại. Tôi tin Bảo An –người bạn học cũ, người em rể hiện tại của tôi là người có trái tim rộng mở và tấm lòng bao dung sẽ là đôi tay dẫn dắt em gái mình đi qua những ngày tuyệt vọng. Hy vọng cậu sẽ không phá vỡ niềm tin của tôi dành cho cậu.


Cuối cùng mong cậu sẽ luôn thành đạt trong cuộc sống, hạnh phúc bên gia đình.


Ân Hồng”


Lá thư làm anh không khỏi nghĩ ngợi và nhớ về câu chuyện ngày cũ…
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 2

Khi xe Bus vừa dừng lại tại trạm Châu Thành, Bảo An vội vàng lao xuống xe, mang theo một chiếc ba-lô con cóc nặng trĩu chạy thật nhanh về phía nhà mình. Chạy một đoạn lộ ngắn, Bảo An đã rẽ vào con hẻm quen thuộc.


Bà Huệ - mẹ của Bảo An- nghe tiếng chó sủa mỗi lúc một lớn thì bước ra xem. Lúc bước đến gần cổng thì bà đã thấy con trai mình đang chạy vào sân. Tuy nhiên, bà không quá bất ngờ bởi mấy hôm trước anh có gọi điện về bảo hôm nay, sau khi lãnh thưởng ở trường xong sẽ về quê ngay. Lúc ấy, bà có nói con mình ở lại trên tỉnh chơi mấy ngày rồi về cũng được, thì anh bảo nhớ mẹ nên về sớm.


- Mẹ… mẹ ơi…


Bà Huệ bước đến cạnh con trai với nụ cười hiền hậu, nhưng cũng không quên mắng yêu:


- Tổ cha mày, vừa về đến sân đã gọi đong đỏng thế hả con.


Anh như đã quen với việc này, nên bị mẹ la cũng không thấy làm khó chịu mà cười hê hê dang đôi tay ôm lấy bà và làm nũng. Nhìn cảnh này, làm bất cứ ai cũng phải thầm cảm thán cái câu người ta thường nói: “con cái dù có lớn thế nào thì vẫn luôn nhỏ bé trong lòng cha mẹ” là rất đúng.


An dùng cái giọng nhõng nhẽo của đứa trẻ lên ba đáp lời mẹ mình:


- Vì người ta nhớ mẹ mà.


Bà Huệ nghe con trai nói thế thấy làm hạnh phúc, nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra không hài lòng rồi còn trách mắng cái thói “nịnh đầm” của Bảo An:


- Anh chỉ biết nịnh là giỏi. Mười lăm, mười sáu tuổi đầu rồi chứ còn bé dại gì đâu mà y như con nít vậy. – Vừa nói tay bà Huệ vừa nhẹ nhàng vuốt đầu con trai – Thôi vào nhà đi, đứng trong sân làm gì cho nắng.


- Dạ! Tuân lệnh ma-mi.


Hai mẹ con vui vẻ cùng nhau vào nhà, trên gương mặt ai cũng là nụ cười hân hoan rực rỡ như nắng Hạ.


Vào đến phòng khách, Bảo An đặt ba-lô xuống, cười bí ẩn khi lấy từ trong túi ra tấm bằng khen nóng hổi vừa mới nhận ở trường cùng một hộp quà nhỏ. Anh đưa bằng hai tay cho mẹ mình:


- Đây là bằng khen học sinh giỏi của con ạ. Con trai mẹ được hạng nhất toàn trường đó. – sau đó anh chỉ vào chiếc hộp bên dưới nói - Còn đây là chiếc áo ấm con mua tặng mẹ. Con mua bằng phần tiền học bỗng con kiếm được.


- Trời! Sao con không để tiền đó lại để sau này muốn dùng gì cho mình thì dùng, mua áo ấm cho mẹ làm chi? Áo lạnh của mẹ vẫn còn tốt chán.


- Có gì đâu ạ, mẹ nhận đi cho con vui. Mẹ không nhận là con đau lòng lắm đó.


Bảo An vừa nói vừa tỏ vẻ buồn tủi như thể sẽ khóc nếu bà không nhận nó. Đến thế này, bà Huệ biết nếu không nhận thì Bảo An sẽ giận bà thật, quả là cha mẹ chẳng thể nào thắng được con cái. Bà nghĩ thế nên chỉ biết thở dài:


- Thôi được rồi, mẹ cảm ơn con nhé!


Bảo An cười hì hì. Rồi lấy ra thêm một hộp quà nữa. Chưa biết là quà gì nhưng bà Huệ hơi cau mày hỏi:


- Con mua gì mà nhiều thế?!


Anh nháy mắt với mẹ mình có vẻ bẽn lẽn:


- Dạ cái này con mua bằng tiền tiết kiệm mỗi tháng… Con mua ít tập sách về làm quà cho Ân Kỳ ạ.


Bà Huệ nghe vậy cười ái muội:


- Thì ra là thế à… Tôi biết chú rồi, mua cho tôi chỉ là phụ, chủ yếu muốn mua cho người ta mà. Nữa nếu thế thì chẳng cần mua cho tôi đâu, tôi đây hiểu mà.


Bảo An chạy qua ôm vai của mẹ mình hôn một cái rõ kêu, xong thì nói:


- Con mua cho mẹ là chính mà. Mẹ đừng nghi ngờ tấm lòng của con trai mình chứ. Như thế con buồn lắm.


Bà gõ nhẹ vào đầu của cậu con lém lỉnh, sau đó bảo:


- Thôi. Không ngồi nói chuyện với con nữa, mẹ vào bếp nấu cơm đây. Con có mệt thì vào phòng nghỉ ngơi. Còn nếu muốn qua tặng quà cho con Kỳ thì cứ đi, chút về nhớ dẫn con dâu tương lai mẹ về theo nhé. Mẹ nấu cháo gà đãi hai đứa.


- Oa… ngon quá. Con đi có chút làm gì mệt ạ. Vậy con vào phòng đi cất đồ rồi qua nhà em Kỳ tí mẹ nhé!


Bà Huệ đứng lên ra sau bếp. Không quên giả bộ than trời trách đất, trêu ghẹo con mình:


- Người ta nói con gái lớn khó mà giữ trong nhà. Thế mà con trai tôi lớn cũng khó giữ trong nhà mới ghê.


Nói là nói thế nhưng bà rất vui khi con mình quen được đứa con gái tốt như Ân Kỳ, bà cũng thật tâm mong muốn con bé làm dâu nhà mình. Chỗ bà và dì Sáu – mẹ của Ân Kỳ là hàng xóm quen biết lâu năm. Lại gần như có hoàn cảnh chung là đều “gà mái nuôi con”. Nhưng số bà may mắn hơn khi chồng mất là vì bệnh lâu năm, lúc sống hai vợ chồng cùng tạo ra ít của cải nên giờ cũng thảnh thơi nuôi con, không phải lo lắng chuyện cơm – áo – gạo – tiền.


Ngược lại, mẹ của Ân Kỳ đau khổ hơn bà nhiều, chồng bà Sáu đi làm ăn xa sau đó quen và lấy vợ khác ở thành phố, để lại mình bà với ít ruộng đất ở quê nhà. Bà Sáu phải làm quần quật để có thể nuôi sống mình với hai đứa con thơ. Ở bà Sáu có một nghị lực phi thường khi chưa bao giờ bà nhận bất cứ một đồng tiền trợ cấp nào của chồng cũ, bà cứ thế quanh năm với ruộng vườn nhưng chưa bao giờ để con mình thiếu thốn gì.


Hai nhà thừơng chia sẻ nhau bữa cơm, tới lui tâm sự. Càng thân nhau hơn khi năm cấp Ba, cả Bảo An và Ân Hồng – chị của Ân Kỳ lớn hơn cô hai tuổi đồng tuổi với Bảo An - đều đậu vào trường chuyên của tỉnh nên phải lên Long Xuyên học. Thế là hai nhà như một, có gì ngon bà Sáu đều kêu con bé Ân Kỳ cũng mang qua một ít cho bà, lâu lâu nó lại sang đây cùng bà làm vườn, cắt cỏ dại.


***​


Sau khi vào phòng cất ba-lô, Bảo An vui vẻ ôm túi quà đến nhà của Ân Kỳ.


Ân Hồng ở lại tỉnh chơi ít hôm, bà Sáu thì đang làm vườn. Phía trong nhà Ân Kỳ đang ngồi chơi cùng chú mèo mướp. Cô đang nở một nụ cười hạnh phúc với chú mèo. Bím tóc hai bên kết một cách nhẹ nhàng, làm tăng thêm vẻ đẹp của gương mặt thanh thoát… Ở tuổi vừa mười bốn nhưng Ân Kỳ luôn khiến cho người đối diện phải động lòng trước vẻ đẹp của mình.


Bà Sáu bước vào nhà nhìn thấy con gái như thế nên nở một nụ cười thỏa mãn, không rõ là vì thấy vẻ xinh đẹp của cô hay vì để tán thưởng cho sự ưu ái của trời đất dành cho con gái mình.


Phía sau, Bảo An bước đến cúi đầu chào:


- Thưa dì Sáu, con mới về ạ.


Cả bà Sáu và Ân Kỳ ở trong nhà đều quay ra nhìn. Bà Sáu cười:


- Ôi! Cháu An về rồi đó à.


Ân Kỳ lúc này đang học lớp tám, không quá đặt lòng tơ tưởng một ai. Nên khi thấy An về, cô tuy có bất ngờ nhưng không quá vui mừng, chỉ như một trẻ vui vì có bạn chơi cùng. Nhưng sau khi nhìn thấy chiếc hộp quà nhỏ anh đang cầm phía sau. Đôi mắt đen láy chưa bị bụi trần làm hoen ố bỗng sáng quắc lên. Cô đứng lên reo hò:


- A! Anh An có quà cho em ạ?


Nghe con gái nói thế, bà Sáu liền quay lại la con gái mình:


- Con gái lớn rồi đó mà sao vô ý vô tứ thế? Cứ có quà là chào đón anh còn không quà thì con không mừng sao?


Ân Kỳ chu môi, mặt có vẻ hơi buồn. Bảo An đứng bên ngoài, nhìn cái mặt làm nũng kia rất muốn đến nhéo cho một cái. Nhưng thôi không tiện làm cô giận nên anh nói đỡ lời giúp:


- Có gì đâu dì, em ấy nói đúng mà ạ - nói xong anh quay sang nói với Ân Kỳ - Quà này của em nè. Anh mua tặng em đó.


Ánh mắt đang buồn xo bỗng cười tươi rực rỡ. Cô ríu rít nói:


- Em cảm ơn, cảm ơn anh ạ. Mẹ thấy con nói đúng chưa.


Chẳng giữ ý tứ như đối với người ngoài. Bởi lẽ từ nhỏ, Ân Kỳ đã xem Bảo An như người trong nhà. Cô cầm hộp quà lên lắc lắc… nghe tiếng “lốc .. cốc” bên trong càng tò mò hơn. Nheo mắt, cô xin phép:


- Em mở quà ra nhé!


Nói là làm, chẳng đợi ai đồng ý. Cô đã đi lại ghế phòng khách, chuẩn bị “khui” hộp. Bà Sáu nhìn mà thở dài, Bảo An cười hì hì chẳng nói gì. Chỉ mình Ân Kỳ vừa mở giấy bọc quà vừa nói:


- Quà chi mà anh gói cận thận thế, làm em tò mò quá.


Bảo An lên tiếng:


- Món quà này anh mua bằng tiền để dành của mình đó. Không có gì đặc biệt chỉ là ít sách tham khảo lớp chín, vài quyển tập và bút viết thôi. Chỉ mong em học tốt để năm sau thi chuyển cấp vào lớp mười sẽ thi tốt, rồi còn vào chung trường với anh và chị Hồng.


Nghe nói đến chuyện học, nghĩ về chuyện sẽ phải thi vào trường chuyên của tỉnh năm sau mà Ân Kỳ tái mặt. Tay ngừng bóc quà, giọng buồn tủi:


- Vậy em không dám nhận phần quà này đâu. Em học dốt lắm sợ phụ lòng anh…


Còn định nói tiếp nhưng mà đã bị mẹ nàng cắt ngang:


- Ân Kỳ! Sao con lại nói chuyện như thế? Anh An có ý muốn động viên cho con học tốt. Sau con không biết cảm ơn ý tốt ấy mà lại quay sang trách anh. Mau xin lỗi anh đi.


Nàng không biết làm thế nào, bỏ đi cũng không được, lại chẳng muốn xin lỗi nên cứ thế ngồi cúi gằm mặt nhìn vạt áo.


Bảo An nãy giờ đứng im, nhìn cơ mặt thoắt vui thoắt buồn, vô cùng sinh động và đáng yêu của Ân Kỳ mà chẳng biết nói gì.


Bà Sáu thì tưởng anh giận nên lên tiếng giải hòa:


- Con coi đó, con bé còn nhỏ chưa hiểu chuyện. Con đừng giận hay buồn phiền gì nó nhé con. Bác cảm ơn món quà con nhớ đến Ân Kỳ mà mua. Nó đúng là học yếu hơn anh chị, nhưng cũng hy vọng hè này con và con Hồng kèm cặp để lớp chín nó tốt hơn. Chứ mà nhìn điểm năm, sáu không lên nổi con tám của nó mà bác phát ốm.


Bảo An gãi đầu gãi tai, cười cười có vẻ lúng túng:


- Dạ, con thấy em ấy cũng thông minh và học rất tốt mà bác. Còn nếu em Kỳ có bài nào không hiểu thì cứ bảo con sẽ qua hướng dẫn em ấy thêm.


Ân Kỳ đứng phía sau mà mặt quỷ với anh, vọt vào giữa câu nói của Bảo An:


- Không thèm anh chỉ bài. Em giận anh rồi.


Sau đó cô bỏ đi vào nhà trong, để lại Bảo An không biết mình bị giận vì lý do gì.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 3

Nắng hạ dịu dàng, cánh gió thổi hồn lãng du nên không thể làm người ta cảm thấy nóng bức. Thế nhưng, không biết vì sao Bảo An đang ngồi nói chuyện với Ân Kỳ, dẫu có quạt điều hòa mà vẫn cảm thấy vô cùng nóng nực. Nó giống như cái cảm giác có điều gì muốn nói nhưng lại nói chưa được. Ân Kỳ từ nhà bếp bước ra, với dĩa trái cây to, toàn cây nhà lá vườn. Cô đặt dĩa lên bàn và tiếp tục ngồi xuống nói chuyện với anh. Nhân lúc này, Bảo An hỏi vu vơ:


- Ân Kỳ có biết Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành không?


- Dạ, biết chứ. Nhưng em chỉ thấy nó qua ti-vi mà thôi, chưa được đi lên đó lần nào.


- Anh cũng có hơn gì em đâu. Mà… đây lên đó xa nhỉ?


- Xa chứ ạ, em nghe chú Mướp lái xe khách nói đi từ đây lên đó cũng phải sáu tiếng cơ.


- Ừ… - Bảo An có chút ngập ngừng, nhưng rồi quyết định nói tiếp - mà anh nói giả dụ thôi nhé… giả tỷ như anh sang năm lớp mười hai anh lên trên đó học, em sẽ đi lên đó thăm anh không?


Cô có vẻ đăm chiêu sau đó cười hề hề, khoác tay anh:


- Ở trên đó xa quá chắc không có dịp em lên chơi với anh như khi anh học trên tỉnh đâu. Nhưng mà mệt anh ghê đang học trường cấp Ba giỏi nhất của tỉnh rồi mà còn mơ mộng nữa.


Bảo An nhìn thẳng vào mắt của Ân Kỳ, nói kiên định:


- Anh nói thật đó, qua hè này mẹ anh sẽ chuyển trường cho anh lên trên Thành phố học.


Ân Kỳ không đáp mà im lặng nhìn anh, rồi lại nhìn ra phía vườn trước mặt. Bảo An lại hỏi tiếp:


- Anh đi học như thế có lẽ chỉ về chơi với em dịp hè được thôi. Thế Ân Kỳ sẽ nhớ anh không?


Cô nghe anh hỏi vậy, quay lại ôm chầm lấy anh, đôi mắt đỏ hoe không biết đã khóc từ bao giờ. Cô nấc thành tiếng và ôm lấy cổ anh, hoàn toàn không nói tiếng nào. Nhưng chiếc cằm nhỏ đang tựa vào vai anh gật lia lịa cố nói cho anh biết là cô sẽ nhớ, rất nhớ anh.


Bảo An đã hiểu nên an ủi:


- Vài ngày nữa anh phải đi lên trên thành phố để lo chỗ ăn chỗ ở trên đó. Anh sẽ theo học ở trường Thực hành Sài Gòn. Mẹ anh có bà con làm trong đó nên đã giúp anh lo hồ sơ cũng như phòng trọ. Mẹ nói học trên đó sẽ tốt hơn cho tương lai anh. Sau này ở trên đó ôn thi vào Đại Học cũng sẽ dễ hơn.


Ân Kỳ quẹt nước mắt, nói trong nghẹn ngào:


- Vậy là anh sắp đi rồi ạ. Nhưng hè anh sẽ về hay rằng không về.


- Anh cũng không dám chắc vì hè năm sau anh vừa phải thi tốt nghiệp phổ thông, vừa phải thi Đại học nữa. Nhưng anh hứa sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về thăm em mà.


Ân Kỳ gật đầu:


- Anh đi cũng đúng thôi, anh học rất giỏi mà đi lên đó học sau này sẽ làm giàu dễ hơn. Mẹ em cũng nói là sau này cho em và chị Ân Hồng lên đó học Đại Học nhưng chắc cũng vài năm nữa lận ạ.


- Vậy em phải cố gắng học nhé. Anh cũng sẽ cố gắng để khi em và chị hai lên đó học, anh sẽ dẫn mấy chị em đi chơi. Có chịu không?


- Chịu ạ.


- Vậy thì móc ngoéo nào. Ở nhà không được buồn rồi khóc nhé! Còn nữa khi nào buồn thì viết thư gửi cho anh. Anh lên đó ổn định nhà sẽ nhờ mẹ anh gửi địa chỉ cho em.


- Anh nhớ phải gửi đó, không là em giận anh luôn đó…


Nói đến tiếng giận thì Ân Kỳ lại khựng người. Nhớ đến chuyện món quà hôm bữa anh đưa…


Ngập ngừng đôi chút, cô dùng hết can đảm lên tiếng:


- Anh An! Anh còn giận em vụ hộp quà hôm trước không. Em xin lỗi anh nhé.


Anh cười cười, xua tay:


- Trời! Chuyện đó có gì mà phải giận em cơ chứ. Anh đã quên lâu rồi… Anh chưa bao giờ giận em và sẽ không bao giờ giận em. Cái điều này em phải nhớ nhé, dẫu trong bất cứ trường hợp nào cũng như thế.


Ân Kỳ mặt vẫn đầy vẻ ngại ngùng:


- Dù anh không giận đi nữa em vẫn cảm thấy có lỗi vô cùng. Nhớ lại đây có lẽ là món quà cuối cùng anh tặng em.


- Sao có thể là món quà cuối cùng chứ. Sau này anh sẽ cố gắng làm có tiền mua nhiều, nhiều món quà nữa về tặng em.


Điều Bảo An nói là thật tâm, không biết vì sao nhưng lúc nói ra những lời nói kia, anh đã tự thề với lòng mình là sẽ như thế. Một cảm xúc chợt dâng lên trong lòng anh…


Ân Kỳ có lẽ còn quá nhỏ để hiểu tất cả tâm tư của người đem lòng yêu đơn phương. Cô nghe Bảo An nói thế, đã quên mất sầu muộn mà vui vẻ:


- Anh nhớ đó nhé!


Bảo An ngập ngừng trả lời:


- Ừ! Anh sẽ nhớ, sẽ nhớ em thật nhiều… Nhớ về những ngày vui vẻ của anh và em.


Nghe thế, trong lòng Ân Kỳ cũng chợt vỡ òa những cảm xúc:


- Anh An nói nữa em sẽ khóc mất. Em sẽ nhớ, nhớ anh An thật nhiều… Chỉ sợ anh An lên đó gặp nhiều bạn mới sẽ quên em thôi.


- Sao lại như thế, sao lại quên em.


- Em thấy ai đi xa quê cũng thế hết, vài năm về là quên hết mọi người ở quê… người ta bảo là cái gì mà “xa mặt… xa lòng” đó…


Bảo An cắt ngang:


- Ân Kỳ đừng nói như thế, anh vẫn sẽ nhớ về em và về quê mình. Bất luận là anh ở đó năm năm, mười năm thì nơi đây vẫn là nơi anh sinh ra, em vẫn là người bạn thân nhất của anh. Anh có quyền quên vài gương mặt người nơi đây, nhưng em sẽ mãi mãi in sâu vào tâm trí anh.


Đang trong lúc cảm xúc dâng trào, thì Ân Kỳ lại dở tánh trẻ con ra:


- Chắc hông ạ? Dám thì ngoéo tay, ai quên lời hứa sẽ làm con sâu nhỏ.


Cái cảm xúc kiểu “nhảy cóc” này chắc chỉ mình Ân Kỳ mới có được thôi. Hỏi thế làm sao anh có thể quên được cô kia chứ. Bảo An phì cười, rồi đưa một ngón tay ra:


- Ngoéo thì ngoéo. Ai sai lời là con sâu nhỏ.


Thế là hai người ngồi đó móc ngón trỏ với nhau, tiếng cười vang trong nắng.


Ngay lúc nỗi buồn tạm vơi đi, cả ai đã hứa với nhau lời hứa đợi chờ thì ngoài cửa cũng phát ra tiếng cười giòn tan. Người thiếu nữ bước vào, giọng trêu ghẹo:


- Hai người lại hứa gì với nhau thế? Cho tôi tham gia có được không?


Một thiếu nữ áo sơ mi trắng tóc xõa dài bước vào. Cả Bảo An và Ân Kỳ đều giật mình, cùng quay ra nhìn, Ân Kỳ thốt lên trước:


- A! Chị Ân Hồng.


- Hi, Hồng mới đi chợ về à, có gì cần An xách vào hộ không - Bảo An cũng nhanh chóng phản ứng theo.


Ân Hồng ném cho hai người đang ngồi ở phòng khách cái nhìn khinh thường:


- Tôi mua có mấy con cá với ít rau thôi, đâu nặng đến nổi không xách được. À, hôm nay mẹ làm cá bông lau kho tộ đó, An ở lại ăn cơm chung nhé.

Không chần chừ Bảo An nhanh chóng gật đầu, vì trước khi sang anh cũng đã xin mẹ sẽ ở lại ăn bữa cơm này với chị em Ân Kỳ.


Rồi bỗng dưng Ân Kỳ reo mừng khi thấy chị hai mình lấy từ trong giỏ đi chợ ra túi bánh Oreo mình thích nhất:


- Ôi, cảm ơn chị ạ. Hihi chỉ có chị là hiểu em nhất thôi.


Ân Kỳ đi lại lấy quà, lén nhìn vào giỏ đi chợ thấy vài hộp bánh nữa nên liền chỉ vào:


- Kìa, còn nữa kìa. Chị hai chơi xấu cho em túi nhỏ mà để phần nhiều cho mình.


Ân Hồng lườm cô em gái nói:


- Cái này không phải là của em, cũng chẳng phải của chị mà là để mẹ làm quà biếu cho dì Huệ và Bảo An, chẳng phải vài hôm nữa dì Huệ dẫn cậu lên trên đó ổn định sao? Nên mẹ tôi tính gửi biếu mẹ và cậu ít bánh lấy thảo lên đó chưa quen đường cũng khó mua gì. Với lộc nhà đem theo lên xe ăn. Đi tận bốn năm tiếng chứ ít ỏi gì.


Ân Kỳ nghe thế, mặt buồn bực hỏi:


- Chị với mẹ biết luôn rồi ạ, có vẻ như em biết sau cùng nhỉ. Anh chẳng báo trước cho em gì cả.


Ân Hồng nghe em mình nói thế, nguýt mắt một cái. Cố ý khiêu khích:


- Bộ chuyện gì cũng phải báo cô biết trước à? Cô là gì của Bảo An? Là chị, là em hay… bạn gái cậu ta?


Ân Kỳ nghe thế, ấm ức, vùng vằng, rồi tự dưng hai má đỏ hoe.


Bảo An nhìn thế uýnh oán giải thích:


- Không phải thế đâu Ân Kỳ, hồi nãy đi chợ chắc dì Sáu với Ân Hồng gặp mẹ Anh nên mới được biết, chứ anh chưa nói cho ai biết cả, em là người đầu tiên đó.


Nghe thế, Ân Kỳ thôi thút thít, không thèm nói chuyện với chị mình mà quay sang hỏi lại Bảo An:


- Có thật không?


- Ừ! Thật.


- Hì hì… - Ân Kỳ nhanh chóng cười vì biết được điều mình muốn biết.


Bảo An cũng cười theo, thở phào nhẹ nhõm. Suýt tí nữa đã làm cô giận rồi. Thế thì vài hôm nữa anh đi sẽ rất buồn. Vô thức anh đưa tay lên đầu xoa nhẹ đầu cô… Và hai người đang ngồi ghế không chú ý đến một đôi mắt đang lảng tránh đi nơi khác, rồi nhanh chóng chiếc bóng ấy mất hút ra sau bếp để lại không gian riêng cho hai người.
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 4

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, mới đó thôi đã gần bốn năm kể từ ngày Bảo An lên Sài Gòn học. Đúng hơn là ba năm và tám tháng. Hơn ba năm qua, anh chỉ về quê được một lần duy nhất, công việc làm thêm, học tập khiến anh chẳng thể về quê thường xuyên được.


Trong lần về quê thứ hai này, anh không khỏi ngỡ ngàng vì những đổi khác. Mà cũng đúng thôi, bởi chính anh cũng rất nhiều đổi khác kia mà. Ngày anh ra đi chỉ là một cậu con trai tuổi mười lăm, mười sáu; một thiếu niên chưa thật sự trưởng thành. Còn giờ thì sao? Anh nghiễm nhiên đã là một thanh niên tự lập trong cuộc sống. Đã đi qua cái tuổi hai mươi để biết mùi đời, thôi làm nũng với mẹ.


Lẽ ra, hằng năm anh cũng có thể về quê một đến hai lần rồi. Nhưng sau khi anh đi lên Sài Gòn được khoảng một năm, thì mẹ anh ở quê đã dùng số tiền bà để dành bao nhiêu năm nay mua một căn nhà ở tại thành phố và chuyển lên sống ở Sài Gòn cùng với anh. Ngày giỗ cha anh hay ông bà thì mẹ anh về vài ngày lại lên, anh còn phải ở lại để trông coi nhà cửa ở Thành phố, rồi tiệm tạp hóa nhỏ nơi đây. Cứ thế chẳng có thời gian để đi đâu cả.


Ngày mẹ anh nói cho anh hay quyết định của bà, anh vừa mừng vừa buồn. Mừng vì mẹ con sum họp anh cũng không phải tiếp tục lo lắng cho mẹ một mình ở quê nhà, còn buồn là như thế anh sẽ có ít dịp về quê vậy thì sẽ không được thăm Ân Kỳ thường xuyên được.


Cái an ủi anh nhất trong ba năm qua, là niềm vui, niềm hạnh phúc của anh; giúp anh thỏa nỗi nhớ quê xưa đó chính là những cánh thư của Ân Kỳ. Qua các lá thư ấy, anh phần nào nhận ra sự thay đổi của làng quê, sự trưởng thành của cô; có lẽ cô đã hiểu đời hơn, đã thôi những ngô nghê của thuở mười hai, mười ba. Và bao lần Bảo An cố nhắm mắt để tưởng tượng ra cô hiện tại sẽ thế nào. Tin rằng cô sẽ vô cùng xinh đẹp trong chiếc áo dài của nữ sinh cấp ba.


Trong cánh thư xa, rất nhiều lần Ân Kỳ hỏi anh là sao không về thăm quê. Bao giờ anh cũng chỉ biết nói là bận học hay rằng phải ở lại trông nhà, muốn về nhưng chẳng về được. Vậy là cô lại tin, lại động viên và khích lệ anh.


Nay nhờ việc phổ biến của điện thoại và hòm thư online nên anh cũng viết nhiều hơn, trò chuyện được nhiều hơn với Ân Kỳ cũng như Ân Hồng. Nhờ thế anh biết rõ về việc Ân Kỳ đã đậu vào trường trung học phổ thông Long Xuyên, tuy không phải là trường chuyên nhưng cũng là ngôi trường tốt nhất nhì ở tỉnh. Còn chị gái cô, Ân Hồng thì đang là sinh viên năm nhất của Đại học sư phạm tỉnh An Giang.


Có dịp nhìn lại, Bảo An cũng không khỏi thở dài cho cái lo lắng ban đầu của mình. Cái suy nghĩ thật nhiều cho chuyện xa mặt cách lòng của hai người. Nhưng nay khi tình cảm trưởng thành ngày một lớn hơn, càng bền chặt hơn của cả anh và Ân Kỳ làm anh càng an tâm.


Những ngày hai người ngồi trò chuyện qua màn hình Yahoo, dòng tin nhắn đi dòng tin nhắn lại mà lòng anh xao xuyến, bồi hồi.


Nhớ, một lần trò chuyện thì Ân Kỳ nói:


- Đường đi để gặp mặt của chúng mình sao xa xôi và cách trở thế. Em không biết bây giờ anh như thế nào nữa, mỗi lần tivi có thời sự nói về Sài Gòn là em lại cố ngồi xem, để tìm trong muôn vạn người xa một gương mặt quen.


Rồi cũng chính trong một lá thư viết cách đây vài tháng Ân Kỳ nói cho anh một chuyện:


- Hôm trước em đi học về nghe mẹ em nói chuyện qua điện thoại với mẹ anh. Hình như hai người nói gì đó đến chuyện tình cảm của em và anh, rồi gì mà sẽ tiến tới nếu hai đứa chịu. Em chỉ vô tình nghe vậy thôi cũng không rõ mọi chuyện. Mà nay em mới qua tuổi mười tám, còn xa lắm để nghĩ đến chuyện lập gia đình nhưng sao mẹ lại lo xa thế…. Haizzz thật là.


Trên chuyến xe về thăm quê, nhớ lại những khoảng trò chuyện của anh với Ân Kỳ mà lòng Bảo An rộn ràng trăm ngả. Còn giờ đây, khi đang đứng trước cổng nhà Ân Kỳ thì tim anh lại đập loạn nhịp.


Anh theo lẽ thường gọi tên người con gái bao ngày anh nhung nhớ:


- Ân Kỳ, Ân Kỳ ơi!.


Trong nhà vắng lặng. Cả Ân Hồng và Ân Kỳ đều như đã đi vắng, chỉ có mình dì Sáu đang nhanh chóng chạy ra mở cửa. Mấy ngày trước lúc nói chuyện với Ân Kỳ anh hoàn toàn không nói cho cô biết vì muốn tạo bất ngờ cho cô. Nên cũng chẳng lạ gì khi bà Sáu bất ngờ:


- Ôi! Cháu Bảo An đấy à! Trời sao cháu về không báo trước thế. Biết thế bác Bảo hai chị em nó ở nhà chơi với cháu rồi đợi dẫn lên Sài Gòn luôn.


Nghe bà nói thế anh cũng thật sự sửng sốt, hoàn toàn không nghe Ân Kỳ nói gì về điều này. Chẳng lẽ cô cũng muốn tạo bất ngờ cho anh? Anh buột miệng hỏi:


- Ủa? Mà Ân Kỳ lên đó chơi hay định lên đó thi Đại Học vậy thưa bác?


- À! Nó đi lên đó thi Đại Học đó cháu, nếu đậu sẽ học trên đó luôn. Chị nó cũng xin chuyển ngành lên Sài Gòn học cho có chị có em.


Trong đầu Bảo An có vô số câu hỏi, muốn liên lạc ngay với Ân Kỳ để hỏi, song nếu cô ở Sài Gòn thì sớm muộn gì cũng gặp thôi. Vậy thôi anh để những câu hỏi đó lại phía sau. Chỉ: “Dạ” một tiếng rồi thôi.


Bà Sáu tiếp tục nói:


- Bác liên lạc được với người em trên đó, cô ấy cho hai chị em nó ở nhờ để ăn học, sau này ổn thỏa chắc bác cũng sẽ lên đó ở chung. Nhà có ba mẹ con mà bỏ hai đứa một mình trên đó bác không yên tâm. À, mà quên, nó đi có cầm theo địa chỉ nhà cháu, chắc không sớm thì muộn nó cũng sẽ đến thăm gia đình nhà cháu thôi. Ngày đi nó vẫn còn nhắc sẽ đến thăm cháu và mẹ cháu mà.


- Dạ.


- Mà sao bác đãng trí quá, cứ nói chuyện con mình hoài. Cháu định sẽ ở đây chơi mấy hôm, hay về thắp nhang cho ba xong lại trở lên.


- Dạ, cháu định sẽ ở lại nhà một ngày, đi thăm ít bà con rồi trở lên trên thành phố ạ.


Bà Sáu gật đầu, nào đâu biết thật ra mới đầu Bảo An định sẽ ở lại đây đến một tuần hơn, nhưng vì vừa nghe tin Ân Kỳ đã lên Sài Gòn nên quãng thời gian ở lại quê nhà mới rút ngắn như thế.
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 5

Cả Ân Hồng và Ân Kỳ đều thi đậu vào trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, tuy nhiên mỗi cô học một ngành khác nhau. Trong khi Ân Hồng chọn khoa Báo chí thì Ân Kỳ chọn khoa Văn hóa học.


Để nhanh chóng có thể bắt kịp tiến độ học của dân Sài Gòn, ngoài việc học ở trường, thì mỗi tối hai chị em còn học thêm Anh Văn tại nhà. Người mà được hai người nhờ dạy riêng cũng không ai xa lạ mà là Tuấn Vĩ - một người quen của gia đình cậu, chỉ hơn chị gái Ân Hồng ba tuổi. Anh chàng học kinh tế Đối ngoại, gia đình cũng khá giả, nhưng thích sống độc lập về tiền bạc nên mới chấp nhận đi dạy thêm thế này.


Mới đầu Ân Hồng chẳng ưa gì vị giáo viên giàu có và đẹp mã bên ngoài này cả. Vì cô nghĩ con nhà giàu ở Sài Thành toàn thích ăn chơi, dạy cái chi mà không hề có giáo trình gì cả. Nhưng rồi vì không có giáo trình; mỗi ngày, cứ dạy những chỗ hai chị em thiếu hụt mà sau bốn tháng theo học khả năng ngoại ngữ của cả hai tiến bộ rõ rệt.


Cái khiến cho Tuấn Vĩ thích thú nhất khi bước vào căn phòng riêng của hai chị em chính là sự ngăn nắp của nó. Dẫu có đồ đạc nhiều đến đâu thì vẫn có trình tự dễ nhìn, dễ tìm. Nhưng chưa có dịp khen vậy là hôm nay, sẵn học xong sớm, lại không có việc vào buổi tối; anh ngồi lại chơi với hai người. Nhìn qua căn phòng một lần, anh cảm thán thật tâm:


- Phòng của hai chị em đẹp thật đó, không lớn nhưng rất gọn gàng.


Được khen ngợi, cả hai vô cùng vui mừng, cũng không tránh được chút ngại ngùng của người con gái. Căn phòng nhỏ, một tủ sách đơn giản đặt cạnh bàn học chung không đủ để chất đầy giáo trình và sách tham khảo nhưng vẫn đâu ra đó. Bàn không học cũng vậy ba chiếc ghế không đủ chỗ cho nhau cùng làm bài tập thế mà khiến cho người ta rất muốn làm bài.


Những tiếng cười khúc khích trong giờ học, làm tiết học trôi qua nhanh hơn người ta nghĩ và cũng chẳng đủ để người ta học.


Đặc biệt hơn việc bàn học đặt cạnh cửa sổ nên bất kể khi nào, dẫu là bất chợt nhìn ra song cửa sổ cũng dễ dàng nhìn thấy mây lớp lớp chầm chậm bay, trôi muôn nẻo, thẫn thờ chẳng phiền muộn… thơ mộng biết bao cho những nhà báo, nhà văn tương lai.


Cũng có lẽ vì thế mà cái ngày đầu đi làm giáo viên cho hai cô, Tuấn Vĩ vô cùng bực mình… Đang học giữa chừng thì đột nhiên cô em nắm tay cô chị chỉ ra bên ngoài:


- Đẹp quá chị nhỉ… màu tím em yêu kìa… Một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.


- Ừ đẹp thật.


Cảm thán xong hai người nhanh chóng lấy điện thoại ra chụp hình rồi sau đó mới yên ổn tiếp tục học.


Lần đầu, anh Thầy bỏ qua. Im lặng dạy tiếp. Sang lần thứ hai thì anh hơi khó chịu, vậy nhưng hai cô chốc chốc lại bàn tán chuyện trời mây. Sau nhiều lần trong một tiết học, anh cũng lên tiếng:


- Nếu các em thấy việc học với tôi nhàm chán hơn chuyện trời mây thì có thể nói tôi sẽ lập tức nghỉ dạy. Còn nếu các em thấy việc học quan trọng hơn thì nay về sau đừng bao giờ lặp lại loại chuyện này nữa.


Lúc ấy, cả hai vị tiểu thư đều cúi gằm mặt xuống, tỏ vẻ biết lỗi rồi yếu ớt lên tiếng:


- Dạ, em xin lỗi thầy ạ. Nhưng mà lâu lâu cũng phải giải trí chứ thầy.


Tuấn Vĩ nghiêm mặt:


- Giải trí của các em là nhìn trời mây ư?


Không chịu thua, Ân Kỳ lém lỉnh đối đáp:


- Dạ ạ, tụi em chẳng còn là con nít để giải trí của chúng em phải là chơi đồ hàng, chơi búp bê. Đừng nói thầy thấy như thế mới là giải trí nhé.


Đương không bị hỏi lại, Tuấn Vĩ có hơi bất ngờ, chưa biết phải trả lời thế nào thì cơ mặt sinh động của Ân Kỳ lại tiếp tục biến hóa, cô tỏ vẻ hơi buồn và ăn năn:


- Thưa thầy, xin thầy cho chúng em xin lỗi ạ, chỉ vì muốn học tốt chúng em mới phải nhờ đến thầy. Vì gia đình chúng em tin tưởng vào khả năng dạy của thầy. Nhưng hơn hai giờ mỗi ngày tiếng Anh và tiếng Anh mãi thì với khả năng chậm chạp như chúng em khó mà tiếp thu hoàn chỉnh. Thay vì đó dạy chậm mà chắc, dạy song song với thư giãn học sẽ tốt hơn phải không thầy?


Rồi không ngờ đôi mắt của Ân Kỳ chợt đỏ hoe, ngồi kế bên Ân Hồng cũng phụ họa sụt sùi theo. Hai “mỹ nhân” làm thế thì Tuấn Vĩ ngồi bên cạnh sao có thể đành lòng mà giận lâu hơn được. Vậy nên anh cũng thở dài rồi từng ngày tiếp tục lại dạy hai cô.


Ngày ngày đúng năm giờ ba mươi anh lại đến nhà hai cô, đến hơn bảy giờ lại ra về. Bên ngoài nhìn vào chẳng có gì thay đổi, nhưng bên trong đôi lần học lại như không học. Anh ngồi cùng hai cô gái khi thì trò chuyện, lúc làm bài, thỉnh thoảng lại nhìn trời mây.


Ngày ngày, mây trời cứ thế trôi, đôi lúc lại hợp thành chú ngựa trắng, cánh én; khi lại mang sắc hoàng hôn buồn man mác… những phút ấy làm con người ta chỉ biết lặng thinh với niềm riêng. Có những hôm, chị Ân Hồng đi làm báo cáo, thế là chỉ mình Ân Kỳ ngồi học, những giờ học của riêng hai người thường bắt đầu trễ hơn để cả hai cùng ngắm ánh hoàng hôn buông. Hai người thích những câu chuyện không đầu lại chẳng cuối, vui vẻ mà cùng nhau học.


Hết giờ học thì Ân Hồng thường làm biếng nên để mình Ân Kỳ xuống nhà tiễn thầy Tuấn Vĩ ra về. Hôm nay cũng thế, một mình Ân Hồng tiễn thầy giáo xuống nhà, như mọi khi vẫn không quên chào tạm biệt:


- Hẹn thầy vào ngày mai ạ.


- Thầy cảm ơn, chúc em một buổi tối vui vẻ.


- Dạ. Thầy cũng như thế nhé!


Chiếc xe SH chầm chậm lăn bánh, như muốn níu kéo những giờ dạy học nơi đây. Nhưng rồi cũng như thời gian, chẳng ai có thể níu kéo được. Xe hòa mình vào dòng người hối hả của Sài Gòn chưa bao giờ ngủ, rồi mất hút trước mắt Ân Kỳ.


Hôm nay, anh không đánh xe đi tụ tập với bạn bè như mọi khi, mà anh đi lòng vòng một mình với cái đầu ngổn ngang triệu câu hỏi:


- Có lẽ ta đã yêu em, còn em sẽ thế nào? Yêu hay rằng không yêu ta? Không phải lần đầu yêu nhưng vì sao tim bồi hồi quá.


Cùng lúc đó, Ân Kỳ không vào nhà mà đi qua công viên đối diện nhà. Cô ngồi lại chiếc ghế đá trống, nhấm nháp chút men say mới lạ vừa mới ló dạng.


Bỗng dưng, mắt nàng nhìn thấy gì đó khác lạ, dáng người quen bên đường. Người đó không ai khác mà là Bảo An, anh đỗ xe trước cửa nhà cậu nàng, rồi vội vàng xuống xe lại cổng và nhìn vào. Vì ở xa quá nên cô cũng không nghe rõ là Bảo An có gọi cổng hay không.


Có một sự lo sợ, cô phản xạ tự nhiên bằng cách chạy đi tìm một góc cây khuất và đứng đó len lén nhìn về bên cổng nhà mình.


Không có ai ra mở cửa, hình như anh chỉ đứng nhìn vào đôi chút rồi lại đi.


Thấy xe anh đã đi xa, Ân Kỳ nhanh chóng chạy về nhà mình. Vì cửa không khóa nên cô dễ dàng vào được trong mà không cần nhấn chuông hay gọi cửa. Vừa lên lầu đã thấy Ân Hồng buông điện thoại xuống, hình như là vừa nói chuyện với ai xong? Cô tự hỏi có phải là nói chuyện với Bảo An không? Trong lòng không khỏi lo lắng nên lên tiếng hỏi:


- Chị vừa nói chuyện điện thoại với ai thế ạ?


Ân Hồng quay lại nhìn em mình, trả lời:


- Chị nói chuyện với bác gái. Bác ấy bảo hôm nào rảnh qua nhà bác ấy chơi. Có một người chú ở nước ngoài mới về nước.…


Ân Kỳ nghe chị hai nói mà say sưa nhưng chẳng thể nào tập trung được. Mắt cứ chầm chầm nhìn chiếc điện thoại đầu giường. Thấy vậy Ân Hồng cau mày, nhéo vai em mình:


- Đang suy nghĩ gì thế nhỏ? Hay… hay đang nhớ nhung chồng tương lai Bảo An đấy?


Ân Kỳ cười trừ, mắt vẫn cố tập trung nhìn về chiếc điện thoại vẫn đang im lìm của mình. Bình thường vào giờ này Tuấn Vĩ vẫn nhắn tin nhắc nàng đừng học bài khuya và chúc nàng ngủ ngon kia mà. Vậy sao hôm nay anh lại chưa nhắn vậy?
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 6

Về đến nhà mình, Bảo An mệt mỏi dắt xe vào với một tâm trạng chán chường. Mẹ anh thấy vậy liền hỏi:


- Con nói là đi gặp Ân Kỳ? Thế nào rồi? Sao hai đứa không đi chơi chút nữa. Tối tí về cũng không sao mà.


Bảo An chưa biết phải trả lời thế nào. Lòng phân vân giữa việc trả lời thật và nói dối. Nếu nói dối thì sẽ không mất lòng mẹ anh về Ân Kỳ, còn nói thật thì… chưa biết chọn đường nào. Thì bà lại hỏi lại:


- Con có qua nhà Ân Kỳ không?


Ít khi nói dối, nhưng hôm nay anh phá lệ:


- Thưa mẹ con mới về. Hôm nay qua nhà cậu Út con có uống ít ly nên thôi con về sớm nghỉ ngơi chứ chưa tiện qua nhà Ân Kỳ ạ.


Bà mặt đầy thắc mắc, hỏi tiếp con trai mình:


- Chưa tiện là chưa tiện thế nào con nói rõ cho mẹ nghe xem.


Mấy lần bảo anh qua thăm Ân Kỳ thì mấy lần Bảo An tìm cách để trốn tránh. Tháng đầu khi hai chị em nó mới lên đây thì y như rằng chiều nào anh cũng qua đó để dẫn hai đứa đi chơi. Nhưng mấy tháng gần đây lại không như thế.


Là người mẹ, từng phải hy sinh rất nhiều vì con, một mình nuôi con nên người, làm sao mà bà không hiểu tánh con trai mình kia chứ. Nên chỉ nhìn qua cách cư xử của con bà đã biết có vấn đề bên trong nhưng vẫn đợi chờ con tự nói ra mà không muốn gặng hỏi. Ngày một ngày hai nó cứ lẫn tránh, không chịu nói. Hôm nay, đã thế thì bà phải hỏi cho ra nhẽ, chứ để thế này mãi khổ con trai bà. Thế nên bà lên tiếng an ủi:


- Con có chuyện gì thì nói cho mẹ nghe, chuyện rồi cũng giải quyết được hết thôi. Con có thiệt thòi gì cứ tâm sự mẹ, mẹ sẽ giải quyết giúp con.


Nghe mẹ mình nói thế, anh như sắp bật khóc ra, cố gắng lắm mới có thể dằn lại được sự đau khổ của mình mấy tháng nay. Anh nói trong nghẹn ngào, chẳng biết nói gì lúc này. Anh lại không muốn phải kể cho mẹ mình nghe những chuyện ấy, nên anh tiếp tục chọn cách im lặng.


Hiểu con, bà Huệ lên tiếng:


- Nếu con không muốn nói thì mẹ không ép. Nhưng chỉ cần con muốn, mẹ sẵn sàng là người bạn giúp con trút bầu tâm sự.


Ban nãy trong đầu anh cũng hiện ra hai tiếng nói thật, nhưng rồi lại không muốn. Anh đấu tranh không ngừng trong tư tưởng mình. Rồi nghe hai tiếng “người bạn” mẹ nói ra thì anh lại chẳng muốn giấu giếm gì cả. Phải rồi, chỉ có mẹ mới là người bạn vong niên của cuộc đời mình.


Bảo An đem toàn bộ câu chuyện bao tháng qua kể lại:


- Con xin lỗi vì mấy tháng nay luôn giấu chuyện này. Con muốn nói nhưng rồi lại thôi… nhưng nay con muốn nói cho mẹ biết. Dường như em Ân Kỳ đã thay lòng rồi ạ. Mà hình như cả dì Sáu và Ân Hồng cũng không thèm qua thăm nhà ta nữa ạ.


- Mày nói gì kỳ thế, dì Sáu vẫn qua rất thường xuyên kia mà. Cứ cuối tuần là qua chơi. Còn hai đứa Ân Hồng và Ân Kỳ thì phải học nên ít qua hơn mà thôi.


- Có thật là bận học hay không thì chỉ có em ấy biết mà thôi.


Bà Huệ cười xòa cho cái vẻ mặt đang ghen của con trai mình:


- Con đang ghen đó hả? Con đã quên rồi hay sao chuyện mấy năm trước lúc hai đứa còn ở quê. Mình có đi thăm nó được như bây giờ đâu? Chỉ một lần duy nhất là con về thăm con bé, vậy mà Ân Kỳ có quen ai đâu vẫn cứ đợi chờ con đó thôi. Còn giờ mới có vài tháng đầu, có lẽ cho lạ nước lạ cái em cũng cần làm quen với việc học chứ.


Biết còn nhiều điều vô lý bên trong, nhưng phận làm con không dám cãi lý với mẹ nên anh chỉ lắng nghe:


- Dạ, mẹ nói phải ạ.


- Còn chuyện Ân Kỳ đã thay đổi là thay đổi thế nào?


- Dạ cô ấy đã yêu người khác.


Bà Huệ hỏi lại:


- Nói một người con gái như thế con không được nói lung tung. Con phải có chứng cứ cụ thể đàng hoàng. Mà vì sao con nghĩ như thế?


- Dạ, dạo này Ân Kỳ luôn lấy lý do là bận để không phải liên lạc với con. Mấy lần con nhắn tin rũ em ấy đi chơi hay rằng đi thư viện đọc sách thì em ấy cũng từ chối. Dường như em ấy có ý muốn lánh mặt con ạ. Hôm trước con qua chỗ gần trường em ấy học vì có hẹn với khách hàng, con tình cờ gặp em ấy đang lên xe của một người đàn ông lạ, định chạy theo nhưng không kịp. Con chỉ kịp ghi lại số xe. Sau đó gọi hỏi em thì em nói hôm đó đang học không có đi với ai cả.


Bà trầm ngâm suy nghĩ giây lát rồi hỏi lại:


- Con có bao giờ nghĩ con đã hàm oan cho Ân Kỳ, hay rằng nhìn lầm thì sao? Chính con còn như thấy mặt con bé kia mà.


Bảo An đáp, không cần suy nghĩ:


- Con có nghĩ đến ạ. Nhưng dáng người em con nhớ rõ, không lầm lẫn với ai được ạ. Còn là bà con hay không thì em đâu cần chối như thế. Có mấy người bạn của con bảo có bạn học bên trường đó bảo Ân Kỳ là hoa khôi của khoa Ngôn Ngữ học. Nhiều anh trong trường cho đến ngoài trường săn đuổi lắm.


Bà thở dài:


- Chuyện này mẹ sẽ giúp con lưu ý, nhưng con nhớ nhà ta và nhà dì Sáu là chỗ quen biết lâu năm. Con có gì cũng đừng khinh xuất, về nói mẹ rồi hai ta cùng tính. – Rồi bà hỏi tiếp – Mà chuyện con và Ân Kỳ đã được giao ước từ nhỏ. Bây giờ con có muốn tiếp tục hẹn ước hay hủy bỏ nó. Con suy nghĩ và nói cho mẹ biết để mẹ còn tính.


Chuyện này, anh cũng đã suy nghĩ lâu rồi; nên cũng chỉ đắn đo thêm vài phút liền nói:


- Dạ thưa mẹ. Con biết đối với con người ta, tình nghĩa là quan trọng nhất. Lời hứa của bậc trưởng bối càng quan trọng hơn. Con cũng thật lòng quý mến Ân Kỳ nên vẫn mong duy trì cuộc hôn nhân này. Tuy nhiên, vẫn muốn nó là sự tự nguyện của hai bên, chứ không phải là ép buộc. Vậy nên nếu em Kỳ quyết định buông tay con cũng sẽ không níu kéo ạ.


Nghe con mình nói vậy bà không khỏi vui mừng. Bà bất ngờ trước sự trưởng thành của con trai:


- Con suy nghĩ được thấu đáo như thế mẹ rất vui mừng. Mẹ cũng nghĩ trong hôn nhân miễn cưỡng không có hạnh phúc. Vậy nên cũng không thúc ép gì con mà chậm chạp đợi chờ cùng con.


- Dạ, con cảm ơn mẹ vì đã hiểu con ạ.


Như sực nhớ ra điều gì đó, bà vội hỏi:


- À quên, con thì công việc cũng đang ổn định. Lễ tốt nghiệp hình như hơn tháng nữa sẽ tổ chức. Còn Ân Hồng với Ân Kỳ thì bao giờ con?


- Dạ, hai em mới học năm nhất thôi, còn đến hơn ba năm nữa lận ạ.


- Chà hơi lâu nhỉ. Nhưng thôi chuyện học hành thì vẫn cứ phải chịu. Chuyện đính hôn thì cứ tiến hành bình thường. Mẹ cũng bàn xong với chị Sáu rồi, cuối năm nay nếu được ngày tốt, hai đứa đồng ý thì gia đình sẽ tổ chức lễ đính hôn cho con và Ân Kỳ, rồi sau khi con bé ra trường sẽ làm đám cưới.


Nghe điều ấy, môi Bảo An bất chợt vẽ nên một nụ cười. Nhưng vẫn không tránh khỏi một số lo lắng:


- Dạ, chuyện ấy con rất vui ạ… Nhưng… nhưng mà…


- Có gì con cứ nói đi. Mà sao hôm nay con ấp úng hoài thế?


- Con chỉ muốn nói là con sẽ dang rộng vòng tay đón em ấy, che chở, bảo vệ em ấy nếu rằng em ấy chấp nhận. Nhưng nếu em ấy yêu người khác, chỉ lấy con vì hôn ước ngày xưa thì con sẽ không chấp nhận ạ. Vì con yêu em ấy và muốn em ấy được hạnh phúc.


- Mẹ hiểu rồi. – Rồi bà cố tình trêu con trai mình – Ái chà con tôi này ông cụ non quá bây ơi.


Nói xong hai má con cười xòa… Nụ cười thổi bay đi tất cả những mệt mỏi trong lòng anh bấy lâu này. Thật tâm anh đợi chờ ngày được đính hôn với Ân Kỳ.
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 7

Một lần thì dễ dàng bỏ qua, nhưng lần nữa sự việc lặp lại thì con người ta chẳng thể nào chịu đựng được. Bảo An đến lúc này thì chẳng còn đủ kiên nhẫn để đợi chờ thêm.


Sáng hôm nay, anh không có việc gì phải làm sau khi đi gặp khách hàng về. Nghĩ vậy anh đánh xe một vòng quanh phố phường. Có ý định sau khi ổn định công việc lấy được bằng tốt nghiệp anh sẽ học tiếp lên hệ Cao Học – vừa học vừa làm. Thế là anh lượn qua nhà sách Nguyễn Huệ ở quận Một. Mong tìm mua được ít sách hay.


Mua sách cũng chẳng ngốn quá nhiều thời gian. Thế là anh ra khỏi nhà sách mà thời gian vẫn quá sớm. Nhưng thôi loanh quanh mãi không là ý hay. Bảo An đánh xe một vòng lại gần trường của Ân Kỳ. Sáng nay em học nên anh tạt vào quán café gần đó ngồi nhâm nhi tách café tiện ngắm phố phường.


Bây giờ trời đang chuyển sang đông, gió heo may cuối Thu khe khẽ. Không đủ làm người ta lạnh run nhưng vẫn khiến người ta cảm nhận thấy sự tồn tại của nó.


Gọi một tách café nóng, anh nhâm nhi nó nhìn ra phố phường, dòng người hối hả, khói xe mịt mù… chợt thèm cái không khí làng quê yên bình và trong lành ngày cũ.


Định chút nữa gần mười một giờ mới gọi điện hẹn Ân Kỳ ra cùng ăn trưa, nên giờ Bảo An vẫn dư chút thời gian. Không biết làm gì, anh lấy chiếc laptop của mình ra chăm chú nhìn vào những đường xanh đỏ của chỉ số chứng khoán trong ngày. Định phân tích và mua ít con để dành. Bỗng sau lưng anh vang lên tiếng nói quen thuộc. Quen thuộc đến độ chẳng thể quen thuộc hơn. Tiếng nói của người con gái mà anh yêu, yêu rất nhiều. Nó vang lên phía sau lưng anh làm anh vội vàng quay lại và nhận ra được ngay bóng kia là của Ân Kỳ. Cô đang ngồi quay lưng lại phía anh nên chẳng nhìn thấy sự tồn tại của anh. Cô đang ngồi bên cạnh một chàng trai. Hai người vui vẻ trò chuyện và chìm đắm trong thế giới riêng tư mà chẳng để ý đến xung quanh.


Chàng trai kia hỏi:


- Mấy hôm rồi anh bận quá không đến dạy em được, cũng chẳng đến gặp em. Vậy em có nhớ anh không?


- Nhớ chứ. Nhưng vì công việc biết làm sao bây giờ.


Thoạt nghe, mà đầu óc của Bảo An rối bời. Anh hoàn toàn không ngờ được đến chuyện chỉ là vô tình đi dạo thôi đã có thể gặp chuyện vui như thế này. Lại bắt gặp tình huống trêu ngươi này.


Hôm nay, nàng mặc một chiếc váy ngắn, chẳng có gì gọi là ra dáng một sinh viên đến trường cả. Trong mái tóc xõa dài, nhìn qua tấm kính phản chiếu, Ân Kỳ vẫn đẹp, vẻ đẹp khiến bao chàng trai phải động lòng.


Chàng trai ngồi kế bên không phải là Bảo An mà là một người con trai khác. Nhìn qua ra dáng một công tử hào hoa, lắm tiền.


Bảo An rất tức giận, muốn lại đánh cho anh chàng kia vài đấm, hỏi ra lẽ với Ân Kỳ nhưng chẳng biết sao dường như chân anh bị chôn kín tại chỗ chẳng thể nhấc nổi, thân người cứ như bị buộc quanh ghế.


Cũng lúc đó, hai người kia đứng lên và nắm tay nhau rời khỏi cửa. Họ cười nói không cần quan tâm tới bất cứ ai bên.


Đến khi Bảo An định hình lại cảm xúc, muốn đi theo làm rõ thì đã quá muộn. Anh chẳng còn kịp nhìn biển số xe hay gì khác. Nhưng vẫn còn mang máng nhớ hướng chạy của họ, nếu anh đoán không lầm có lẽ anh chàng kia sẽ đưa Ân Kỳ về nhà. Vậy là Bảo An nhanh chóng tính tiền nước và lấy xe ra khỏi quán.


Bảo An chạy trên đường lớn mà đầu óc ngổn ngang. Anh muốn đến thật nhanh để hỏi mọi chuyện, muốn la lên một tiếng để phóng thích cảm giác hiện tại của mình nhưng cũng chẳng thể. Lúc xe anh dừng lại bên cửa thì cũng là lúc Ân Kỳ bịn rịn chia tay chàng trai kia bằng một nụ cười. Quay lại, bắt gặp anh, cô cũng không tỏ ra bất ngờ hay bất kỳ thái độ nào khác. Chỉ đến khi chàng trai kia phóng xe đi mất, cô mới gục đầu xuống, luống cuống không biết làm thế nào. Nhưng rồi cô không nói gì mà lặng lẽ đi vào nhà để ngoài sân vẫn là một mình Bảo An với cơn gió heo may.


Bảo An không khỏi tự trách mình vì sao lại nhu nhược thế, những điều muốn nói lại chẳng nói được. Giờ đây cánh cổng sắt lần nữa trở thành bức tường ngăn cánh anh và cô. Lòng muốn lắm việc nhấn chuông nhưng rồi lại chẳng đủ can đảm. Chẳng biết trút cơn giận vào đâu, anh hung hăng đạp mạnh vào chiếc xe của mình, chiếc điện thoại đang cầm trên tay cũng nhanh chóng vỡ vụn thành trăm mảnh. Xong rồi anh bỏ đi một mạch không thèm nhìn lại đống đổ nát phía sau.
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 8

Ở một quá nước gần nhà của Ân Kỳ, Ân Hồng đang ngồi nhấm nháp tách cam ép mới được bưng ra. Bên cạnh, Bảo An đang ngồi chẳng thèm đoái hoài đến tách café trên bàn. Ân Hồng quan sát cậu một lúc rồi lên tiếng:


- Kìa An, sao cậu không uống chút đi rồi chúng ta nói chuyện.


Bảo An tiếp tục im lặng không nói gì. Ân Hồng kiên trì nói:


- Xin lỗi vì phải mời cậu ở quán nước như thế này thay vì là ở nhà. Nhưng có một số chuyện tôi muốn nói rõ để tình cảm hai người thôi bị sứt mẻ.


Biết Ân Hồng đang muốn nói về chuyện gì nên Bảo An không muốn lên tiếng nhưng vẫn chăm chú lắng nghe.


- An này, tôi muốn gặp cậu để có thể nói rõ những chuyện của Ân Kỳ. Nếu phiền cậu thì tôi thành thật xin lỗi. Nhưng vẫn muốn phiền chút thời gian quý giá của cậu.


- Có chuyện gì cậu cứ nói đừng vòng vo nữa. Tôi có thể chấp nhận được mà.


Ân Hồng khẽ gật đầu cho sự thẳng thắn kia. Nên cô hỏi:


- Cậu nghĩ chuyện cắt đứt tình cảm cũng như cắt dây chỉ hay sao? Nói cắt là cắt dễ dàng thế sao?


- Vậy cậu nghĩ cắt đứt phải như thế nào mới đúng?


- An à, từ đó đến giờ gia đình hai bên luôn là chỗ quen biết, tôi và cậu cũng biết nhau lâu rồi. Tôi không nghĩ tất cả những gì ta đã cùng trải qua nói một tiếng là có thể quên sạch. Chuyện cậu và con Kỳ cũng như thế.


- Chẳng hạn như?


- Những ngày tháng ở quê nhà. Ngày ta cùng xé giấy tập dư làm diều thả, chia nhau củ sắn lùi. Bao nhiêu hình ảnh thế làm sao mà quên được. Nó sẽ đi theo suốt cuộc đời tôi, cậu, và cả Ân Kỳ nữa. Tình cảm nói quên chưa hẵng là quên, chỉ là đôi lúc dao động mà thôi. Để rồi đến lúc bình tâm lại hối hận cũng quá muộn.


- Những thứ đó mấy hôm nay tôi đã nghe rất nhiều rồi. Hồng còn có gì mới hơn để nói không? Nếu không tôi xin phép về trước.


Ân Hồng liền gọi với theo:


- Cậu làm gì mà gấp thế chứ. Chẳng lẽ đến tôi cậu cũng không muốn nói chuyện ư? Nếu như thế tôi sẽ nghĩ rằng cậu là người giận cá chém thớt đó.


- Vậy cậu có gì cứ nói tiếp đi.


- Cậu cắt đứt được đoạn tình cảm nhưng cậu có cắt được cái gọi là bổn phận và trách nhiệm của mình hay không?


Nở một nụ cười khinh miệt, Bảo An lên tiếng:


- Cái gọi là bổn phận này lớn lắm nhỉ. Nhưng cái này tôi không phải là người có lỗi trước để rồi phải cảm thấy ăn năn.


Tâm hồn đang chai lì với cảm xúc, có lẽ vì quá đau nên nó chẳng còn nhận biết được giờ thật ra là đang nguội lạnh trong lòng hay đang hừng hực tức giận. Nhưng khi chạm đến cái gọi là Mẹ thì bất chợt cái thứ đang ngủ quên trong mình lại cuồn cuộn dâng trào.


Nó giống như các mạch máu bị tắc nghẹn nay đã thông lại một cách lạ thường. Nhìn ra những chuyển biến đó đến Ân Hồng cũng chẳng kìm nén được mà bật khóc. Mấy hôm nay phải kìm nén đủ đường khi nhìn cảnh mẹ khóc lóc nằm ốm tại nhà, Ân Kỳ cắt tay đòi chết lên chết xuống. Cô phải mạnh mẽ để gánh tất cả, để gọi điện và chủ động trong cuộc gặp mặt hôm nay.


Ân Hồng nói trong nghẹn ngào:


- An! Tôi thành thật đến đây để mong cứu vãn lại được phần nào quan hệ của cậu và Ân Kỳ. Nếu tôi có nói lời sai mong cậu có thể bỏ qua.


Bao nhiêu tức giận của Bảo An khi bắt gặp những giọt nước mắt cùng lời nói của Ân Hồng cũng dịu lại mấy phần. Anh dùng giọng ôn nhu nhất có thể an ủi:


- Tôi thành thật cảm ơn chị đã bỏ công đến đây để hàn gắn cho tôi và Ân Kỳ, nhưng chuyện của chúng tôi chẳng thể nào cứu vãn lại được cả. Mong chị cứ để thế, tôi tin thời gian rồi dì Sáu sẽ dần chấp nhận. Tôi vẫn xem dì như người trong nhà, vẫn xem chị là chị em của mình. Khi có gì cần thì cứ liên lạc với tôi.


Nghe thế, Ân Hồng càng cảm thán cái sự tốt của Bảo An, đồng thời, càng cảm thấy giận Ân Kỳ nhiều hơn. Con bé chưa ra đời chưa hiểu sự đời gì hết đã thế. Lau nước mắt cô nói:


- Mẹ tôi với mẹ cậu thì cũng có những cái khổ riêng để nuôi nấng con cái nên người. họ đã hy sinh rất nhiều cho chúng ta có ngày hôm nay. Điều họ mong ước nhất ở hiện tại chỉ là hai nhà kết thành thông gia để tình thân và thêm thân. Nhà tôi thấy rõ chuyện Ân Kỳ sai, nhưng tôi biết trong đó có một số hiểu lầm, con bé thiếu suy nghĩ, nóng giận nên nhất thời mất khôn. Còn người nó thương thật sự đó là cậu. Tôi nhớ ngày xưa cậu vẫn hứa với nó sẽ không bao giờ giận nó. Về phần lời hứa đó cậu có thể thực hiện được chứ?


- Vâng lời hứa đó luôn có hiểu lực trong bất kỳ trường hợp nào.


- Vậy thì được. Cậu hãy đợi tôi một tuần, tôi hứa với cậu mọi chuyện hiểu lầm sẽ được chính con bé làm sáng tỏ. Nhưng chỉ mong khi ấy, cậu sẽ tiếp tục bên nó được chứ.


- Hồng nói gì mà tôi khó hiểu quá?


- Thì đến đó cậu sẽ biết, chỉ cần cậu hứa với tôi sẽ tiếp tục bên con bé là được.


Hơi đắn đo trước lời nói kia, nhưng rồi nghĩ chính tình cảm của mình Bảo An đã nói:


- Thôi được, nếu cậu nói thế thì tôi vẫn sẽ sẵn sàng làm người bạn đời ở bên cô ấy. Nhưng mong đó không phải là một thủ đoạn nào đó để rồi em ấy nhận ra sẽ oán tránh hai chúng ta cả đời cậu nhé!


- Tôi hiểu mà mong cậu yên tâm.


Nuốt nhanh một giọt nước mắt vào trong. Ân Hồng nở một nụ cười đầy vui vẻ nhưng không kém phần đắng chát.
 

Tịnh Yên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/14
Bài viết
13
Gạo
2.800,0
Chương 9


Dẫu rất ít tiếp khách ở nhà riêng của mình. Dẫu có qua đêm với một em nào đó thì cũng chỉ là ở phòng khách sạn – Đó là nguyên tắc sống của Tuấn Vĩ. Họa chăng chỉ có một số đối tác quan trọng hay là bạn bè thân thì anh mới mời đến không gian riêng của chính mình. Không phải là vì trong nhà toàn đồ quý báu nên anh sợ đánh cắp mà vì anh có những nguyên tắc riêng của chính mình. Không dẫn gái về nhà, không cho người lạ bước vào nhà.


Nhưng hôm nay dường như sự việc đó đã bị phá lệ khi Tuấn Vĩ đã phải tiếp một vị khác tại tư gia của mình từ trưa đến giờ; đúng hơn phải gọi là khách không mời mà tới.


Suốt hơn ba tiếng đồng hồ, người ta thấy Tuấn Vĩ và người thiếu nữ kia ngồi chết trân ở phòng khách, họ đang cùng thảo luận chuyện gì đó. Nói không ngừng, khi thì Tuấn Vĩ cau mày, lúc lại gật đầu. Không khí trò chuyện có phần hơi dị thường. Đôi mắt đỏ hoe của người phụ nữ càng làm cho không khí bên trong trở nên mờ ám.


Có điều sau ba giờ trò chuyện. Họ dần đi đến một quyết định chung, nên gương mặt cả hai dần giãn ra hơn. Đôi khi còn thấy vẻ tươi cười trên gương mặt người đối diện.


Lúc Tuấn Vĩ tiễn Ân Hồng ra xe người ta vẫn còn nghe thấy họ tiếp tục trò chuyện. Tuấn Vĩ nói:


- Chuyện có thế thôi mà em đến nói làm tôi hết cả hồn. Mặt cứ bù lu bù loa mãi… Làm tôi chẳng ngủ trưa được đây nè, bắt đền em một chầu cơm tối mới được. Còn chuyện của Ân Kỳ và Bảo An thì em cứ yên tâm đi, chiều nay tôi sẽ liên hệ với cậu ta để mà nói rõ mọi chuyện. Chỉ là hiểu lầm thôi mà cứ làm quá lên.


- Chầu cơm tối đơn giản thôi mà, nếu chuyện này ổn thỏa thì đừng nói một chầu mà mười chầu em cũng khao anh nữa. Mà thôi em phải về nhà xem tình hình thế nào đây. Rầu quá hà.


Tuấn Vĩ thân mật cười:


- Em đi về cẩn thận… Hy vọng rằng sau chuyện này em sẽ nhớ về tôi hơn, không nghĩ tôi xấu nữa thế là tôi lạy trời rồi.


Ân Hồng bị đọc trúng điều mình suy nghĩ nên đôi má có chút ửng hồng:


- Sao thầy biết ạ?


- Sao tôi lại không biết? Từ bữa đầu dạy em tôi đã biết em nghĩ tôi là hạng công tử ăn chơi và đưa tôi ánh mắt khinh thường rồi. Nhưng cũng nhờ thế tôi có ấn tượng rất sâu đậm về em.


Ân Hồng cười khẽ, chào anh thêm một lần nữa, lên xe ra về. Bắt gặp nụ cười hiện tại của Tuấn Vĩ không biết vì sao tim nàng bỗng rộn rã.


Trong khi đó, Tuấn Vĩ cũng không khỏi hạnh phúc. Càng phải cảm ơn sự hiểu lầm đáng yêu kia đã đưa hai người đến với nhau.


Dẫu xe Ân Hồng đã đi xa, thì Tuấn Vĩ vẫn đứng đó nhìn theo. Sau hôm nay anh sẽ chính thức chinh phục cô.
 
Bên trên