Dã Sử Liệu có kết cục khác cho việc xuyên về thời Trần - Cập nhật - Bách Niên Tâm Ngữ Tâm

Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Hế lô, lâu lắm mới lại thấy một tác phẩm dã sử xuất hiện trên Gác làm mình có hứng "chặt chém" :)), hy vọng một số góp ý của mình sẽ giúp tác phẩm hoàn thiện hơn nha!
1) Vì truyện lấy bối cảnh Việt Nam, nữ chính xuyên không về thời Trần nên yếu tố Việt Nam sẽ được chú trọng hơn cả. Tuy nhiên thì chương 1 mình chưa nhận thấy chất Việt rõ nét lắm. Thậm chí ở phân đoạn bắt tội phạm cũng hơi hướm truyện Trung Quốc, thực tình thì mình cũng có học chuyên ngành liên quan đến tội phạm nên đọc cảm giác không thực tế lắm. Tuy nhiên vì đây là truyện, mà truyện thì phải hư cấu nên mình nghĩ nó cũng không phải vấn đề to tát lắm, tác giả có thể viết theo sở thích của mình cũng được.
2) Như bạn bình luận ở trên, cách xưng "Trần Chu An" lặp lại nhiều lần, mà ở Việt Nam thì thường không gọi cả họ + tên nên đặt trong bối cảnh này sẽ khá kỳ lạ, không phù hợp. Đồng thời nó làm cho câu văn bị rườm rà hơn. Để tên đệm + tên là được rồi á.
3) Có một số đoạn văn thực sự rất rất dài, chắc do bạn muốn viết hết ý rồi mới ngắt đoạn. Nhưng nó sẽ khiến độc giả bị thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, mình nghĩ bạn nên sửa lại một chút cho hài hòa.
Một số lỗi khác mình nhặt được:

=> Đây không phải lời thoại nên không cần dấu "-" ở trước.

=> Mình học chuyên sử mấy năm nhưng Nguyên Phong năm thứ 7 là triều đại nào thì mình cũng... chịu! :)) Thông thường học lịch sử cũng không đào sâu, đề cập tới niên hiệu của từng vị vua phong kiến đâu nên suy nghĩ này của nữ chính là hơi bị sai :)).

=> Thái Tông là miếu hiệu - tên hiệu của các vị vua sau khi họ đã qua đời. Người đời sau có thể gọi là vua Trần Thái Tông, nhưng khi vua đang trị vì thì không thể dùng cái tên này được. Mình có tìm thấy bài viết này, theo mình nghĩ thì dùng tôn hiệu mới chính xác.
Ôi cảm ơn nàng đã nhặt sạn, thật sự thì cách viết của mình một phần bị ảnh hưởng bởi cách hành văn của Tác giả Trung Quốc. Vì truyện mình đọc qua đều là truyện Trung thôi, một phần cũng không chuyên sử gì nghĩ gì viết đó, tới đâu tìm hiểu tới đó. Nhờ bạn mà mình biết sự khác biệt giữa miếu hiệu và tôn hiệu á. Mình sẽ cật lực sửa đổi theo hướng đúng nè. Cảm ơn nhiều nhé bro. ❤️
 

Umio

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/1/14
Bài viết
207
Gạo
1.240,0
Ôi cảm ơn nàng đã nhặt sạn, thật sự thì cách viết của mình một phần bị ảnh hưởng bởi cách hành văn của Tác giả Trung Quốc. Vì truyện mình đọc qua đều là truyện Trung thôi, một phần cũng không chuyên sử gì nghĩ gì viết đó, tới đâu tìm hiểu tới đó. Nhờ bạn mà mình biết sự khác biệt giữa miếu hiệu và tôn hiệu á. Mình sẽ cật lực sửa đổi theo hướng đúng nè. Cảm ơn nhiều nhé bro. ❤️
Mình đọc cũng thấy văn phong của truyện bị ảnh hưởng bởi truyện Trung rồi á, bạn đọc thử coi mấy tác giả dã sử khác để cải thiện (Ví dụ chị Bí Bứt Bông, chị Phương Uyên, hoặc mình cũng đang theo dõi bạn Lê Bình Chi aka Gardenia_Augusta trên Watt có lời văn tương đối hay, gần gũi với thể loại dã sử). Mình thấy truyện có khởi đầu khá ổn, cứ tiếp tục đọc và viết sẽ tiến bộ dần thôi nên không có sao. Trước mình viết dã sử còn củ chuối lắm nên phải xóa vội X_X. À nhân tiện The Zest thích dã sử lắm nè :).
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Thấy chị bên trên giới thiệu luôn cả 1 dàn tác giả dã sử thì tui cũng xin vào bổ sung thêm cho bồ tham khảo: chị Linhduahau trên Gác, Camyen1484 aka Cẩm Yên trên Wattpad, truyện Nắng trên vườn vải của Trí Toàn Minh Đăng (trên Gác có 12 chương nhưng ở Wattpad có đầy đủ quyển 1 và 1 phần quyển 2 rồi),…
 
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Mình đọc cũng thấy văn phong của truyện bị ảnh hưởng bởi truyện Trung rồi á, bạn đọc thử coi mấy tác giả dã sử khác để cải thiện (Ví dụ chị Bí Bứt Bông, chị Phương Uyên, hoặc mình cũng đang theo dõi bạn Lê Bình Chi aka Gardenia_Augusta trên Watt có lời văn tương đối hay, gần gũi với thể loại dã sử). Mình thấy truyện có khởi đầu khá ổn, cứ tiếp tục đọc và viết sẽ tiến bộ dần thôi nên không có sao. Trước mình viết dã sử còn củ chuối lắm nên phải xóa vội X_X. À nhân tiện The Zest thích dã sử lắm nè :).
Cảm ơn nàng, mình sẽ tích cực tham khảo để hoàn thiện hơn nè.
 
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Thấy chị bên trên giới thiệu luôn cả 1 dàn tác giả dã sử thì tui cũng xin vào bổ sung thêm cho bồ tham khảo: chị Linhduahau trên Gác, Camyen1484 aka Cẩm Yên trên Wattpad, truyện Nắng trên vườn vải của Trí Toàn Minh Đăng (trên Gác có 12 chương nhưng ở Wattpad có đầy đủ quyển 1 và 1 phần quyển 2 rồi),…
Cảm ơn nhé bro, iu nàng quá đi mất. ❤️
 
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Liệu có kết cục khác cho việc xuyên về thời Trần
Chương 3: Quy củ người xưa mỗi khi ra đường mệt quá nha.


Nhắc lại chương trước: "Nhìn ra cửa sổ thì thấy một tốp binh lính đang tuần tra quanh phủ, Chu An nhận thức được cô không những xuyên không về quá khứ mà còn đang trải nghiệm lịch sử một cách không thể nào thật hơn nữa. Trời cũng khuya không thể chạy ra ngoài xem bên ngoài thế nào, ngày mai tỉnh dậy phải đi một vòng quanh đây xem mới được."

Trần Chu An ngủ một giấc không mộng mị tới tận khi nghe tiếng gia đinh lục tục bên ngoài thì mới tỉnh dậy, nhìn ra cửa sổ thấy nắng đã chiếu vàng góc cây đinh lan trên bàn, cô đoán ít nhất ngủ cũng đến chín mười giờ trưa rồi. Thế là nhật ký ngày đầu tiên hòa mình vào lịch sử của Chu An là ngủ bục mặt đến trưa.

Trần Yến nghe tiếng cô hai nhà mình dậy thì lập tức bưng chậu nước tiến vào phòng, cúi người định mang giày cho Chu An thì bị cô bất giác rụt chân tránh né.

- Cô hai, có phải cô không thương em nữa, cô muốn đổi người ạ?

Chu An lơ ngơ chưa tỉnh ngủ thì nghe câu này thoáng cái tỉnh hẳn, trong bụng nghĩ gì đây cô bé mới sáng mà đã làm sao nữa. Rồi nhìn Yến đỏ mắt, tay vẫn đang cầm giày chuẩn bị mang vào cho cô. Có trời mới biết thử sáng ra mở mắt tự dưng có người đến mang giày cho, với một người tự thân độc lập từ nhỏ như Chu An dĩ nhiên phản ứng đầu tiên là không quen chứ sao. Chu An hít một hơi, dặn lòng phải thích ứng, nhập gia tùy tục. Sợ cô hầu nhỏ này lại đỏ mắt khóc lên nữa nên đành để yên cho cô mang giày. Sau đó là rửa mặt, súc miệng qua với nước muối, Yến rất chu đáo vừa xong xuôi thì đã có người bưng cơm vào bày biện trên bàn. Chu An nhìn một bàn thức ăn mặn chay có đủ, còn có tráng miệng là bánh ngọt nữa, xong nhìn tới nhìn lui không có ai ăn cùng cô, một mình ăn sao hết.

- Mẹ tôi đâu?

- Dạ, sáng sớm bà đã đến chùa thắp hương, bái tạ thần phật đã phù hộ cho cô hai tai qua nạn khỏi.

Nghe Yến nói mới nhớ, không biết vì sao Chu An của nơi này lại đột nhiên ngã bệnh, vẫn là chỉ có thể nhờ cậy cô hầu này thôi.

- Tôi vì sao lại bị bệnh?

Trần Yến thấy cô hai qua nay biểu hiện hơi là lạ, giống như là mất một phần ký ức, tuy cô không thông minh lắm nhưng hôm qua nghe thầy lang nói với bà Trần có thể là do bị chấn động ở não nên bị thiếu hụt một phần ký ức. Yến chậm rãi kể đầu đuôi sự việc cho Trần Chu An nghe, thì ra trước đó thân thể này là một thiếu nữ tinh nghịch, ra sau núi chơi lần này bất cẩn rơi xuống vách núi. Phu nhân và gia đinh trong nhà tìm cả buổi tối mới thấy cô bất tỉnh dưới gốc cây gần chân núi, Trần phu nhân suýt ngất xỉu khi nhìn thấy con gái bất tỉnh được đưa về. Gọi thầy lang danh tiếng trong quận đến khám, hôn mê 2 ngày trời mới tỉnh dậy. Chu An nghĩ có thể “Trần Chu An” ở thế giới này đã chết rồi nên cô mới có thể mượn xác hoàn hồn? Dù sao thì hiện cô cũng còn sống, phải xem thế giới này thế nào mới được.

Ăn xong thì Chu An đi ra cửa, chuẩn bị ra đường xem phố xá ở đây thế nào, nhưng chân chưa bước ra khỏi tiểu viện thì đã bị Trần Yến ngăn lại.

- Cô hai, cô không thể ra ngoài như vậy được ạ.

Trần Yến nhìn cô hai nhà mình mặt mỗi bộ đồ ngủ muốn đi ra ngoài, còn đâu phong thái tiểu thư khuê các, cô bắt đầu thấy sợ rồi, sao cô hai có thể quên mất việc phải thay đồ trước khi ra ngoài chứ. Nói rồi cô kéo Chu An vào sau bình phong, đầu tiên là lấy một cái yếm màu trắng thay cho Chu An, cô ngượng ngùng bảo để mình tự mặc. Sau đó Yến lại lấy một bộ đồ màu vàng nhạt, áo cổ tròn tay dài, ống tay hơi loe rộng, vạt áo chia làm bốn trước sau dài phủ mông. Váy dài phủ chân cũng màu vàng nhạt nhưng hơi đậm hơn màu áo, lưng váy không có chun được cố định bằng một chiếc đai lưng bằng lụa, Trần Yến buộc chặt cho cô. Chu An mặc cả bộ rồi ngắm mình trong gương tấm tắc khen đẹp, tuy áo quần thời nay không may kiểu vừa vặn tôn dáng nhưng mặc rộng rãi thoải mái, toát lên vẻ đẹp của phụ nữ thời phong kiến, trông quyền quý kiêu sa không gì bằng. Cứ tưởng là xong rồi, thì Trần Yến lại kéo cô đến bên bàn trang điểm, dùng phấn trong hộp nhẹ nhàng thoa lên mặt Chu An, thấy cô tránh né thì Trần Yến lại phải thuyết trình một lượt cho cô nương nhà cô hiểu, đây là phấn bột chiết xuất từ ngọc trai và thảo dược, dùng để dưỡng da và trang điểm. Là một loại xa xỉ phẩm không phải cô nương quý phủ nào cũng có thể mua dùng mỗi ngày, sau đó là lấy một hũ nhìn giống như son dưỡng thoa lên môi cho cô. Sau cùng dùng lược gỗ chải tóc, lấy một phần tóc búi nhỏ lên, cố định bằng một chiếc trâm hoa mai tinh xảo, phần tóc sau tai trở xuống thì thả sau lưng. Xong hết thì Trần Yến lại đưa cô đến gương đồng to, mặt hớn hở nhìn cô hai mặc đồ mình lựa, sau đó được mình trang điểm như là khoe chiếm lợi phẩm. Chu An thấy cô hầu nhỏ như thế thì bật cười, đưa tay vỗ vỗ đầu khen ngợi cô giỏi. Cô hai mươi tám tuổi, ngoài thằng em trời đánh thích chọc cô tức giận thì luôn mong muốn có em gái ngoan ngoãn, thấy Trần Yến vừa giỏi vừa ngoan hay là cứ xem như em gái đi, dù sao hiện cô cũng không rõ lắm về nơi này có Trần Yến bên cạnh giống như NPC phò tá cô đánh phó bản.

Hai người một trước một sau ra khỏi tiểu viện, gần ra đến cổng thì lại bị Yến chặn lại, trong lòng Trần Chu An nghĩ rốt cuộc thì người xưa trước khi ra đường thì phải thực hiện quy trình lòng vòng vậy hả?

- Cô hai, trên phố đông người chúng ta ngồi kiệu chứ không được lộ diện đâu.

Chu An ngơ ra, này là kiểu danh môn khuê nữ thì ngày ngày chết dí trong nhà ra đường phải che mặt à? Vậy ở đây phụ nữ ra ngoài phải che mặt lại à? Như đọc hiểu được suy nghĩ của Trần Chu An, Yến lại giải thích.

- Cô hai, nếu bà biết được em lại để cô lại ló dạng ra đường sẽ đánh gãy chân em mất.

Chu An bất đắc dĩ nghe lời, lên kiệu nhỏ hai người khiên rồi ra khỏi Trần phủ, Yến đi theo kiệu gần bên cửa sổ để khi cô cần thì có thể gọi. Chu An không khỏi cảm khái, sao gia đinh ngày xưa lại trung thành thế này nhỉ, còn ngoan ngoãn lễ phép nữa. Sau đó qua cửa sổ nhỏ của kiệu mà ngó nghiêng ra đường.

Phố xá ở đây không sầm uất như ở hiện đại, nhà ở mặt đường rất to đa số đều kinh doanh buôn bán, chỗ thì mở quán ăn, chỗ thì buôn gạo, nhà thì bán vải, ven đường thì một số tiểu thương gánh hàng rong bày bán dưới gốc cây mát mẻ. Tiếng rao gọi mời ghé mua hàng thánh thót, làm cô bất giác nhớ đến ngày bé, mẹ cũng sẽ chở cô trên con xe đạp đi chợ, lúc đó cũng có thể nghe tiếng rao hàng thế này. Có thể do Trần phủ ngự tại trung tâm huyện này nên vừa ra cửa đã sầm uất, kiệu khiên đi tầm nửa giờ thì người bên đường thưa dần, nhà cửa cũng không gần sát nhau như trước mà thưa dần.

- Cô hai, hay chúng ta rẽ qua phía tây chơi nhé, bên đó có chợ vải, sẵn tiện em mua thêm chỉ về cho cô thêu khăn nha.

Chu An đảo mắt nhìn trời, gì mà thêu thùa, nghe xa xỉ quá chị đây chỉ biết đánh nhau thôi bé ơi. Tuy trong lòng nghĩ như vậy nhưng cô vẫn gật gù nghe theo, dù gì cũng đi dạo xem cho hết nơi này. Tuy ngày nhỏ cũng thường đi mua vải để may đồ mỗi dịp tết nhưng đây là lần đầu tiên Chu An thấy cảnh tượng đẹp như thế, trước khi vào chợ trước cổng là hàng rào tre nứa, vắt trên đó là những sào ngang cao cách mặt đất tầm bảy tám mét, vải vóc sau khi dệt xong được phơi trên sào. Những tấm vải lụa dài, đủ màu sắc phất phơ dưới nắng vàng, kéo dài một mảng xa, một cảnh tượng đẹp không thể nào tả xiết. Chu An nhìn mà mắt lấp lánh, kiệu vừa qua khỏi chợ trong mũi cô đã tràn ngập hương vị mà chỉ có vải vóc mới mang lại, mùi thuốc nhuộm thoang thoảng. Hai bên đường là các xưởng dệt vải, nhuộm vải người ra ra vào vào tấp nập, quầy kệ thì chất đầy những cây vải to đủ màu sắc. Đi một lúc Chu An cũng ngắm đủ, tuy ở đây náo nhiệt thật nhưng trong không khí lượn lờ bụi vải làm cô hắt hơi vài cái. Kiệu dừng trước một cửa tiệm bán vải nhưng cửa hàng này lại đông người lạ thường, Chu An nhìn kỹ thì thấy người đến có dáng vẻ không phải để mua đồ, một số thì hóng hớt, một số thì sắc mặt trầm trọng.

- Bà con tránh đường, để quan binh làm việc, không được quấy nhiễu.

Tiếng một giọng nam, nghe qua còn rất trẻ Chu An đánh mắt nhìn nhìn một lúc thì thấy một tốp người trông giống quan binh đang đứng trong tiệm vải, nói to ba lần bốn lượt người dân xung quanh mới dạt ra hai bên chừa lối đi vào. Chu An hiếu kì lắng nghe mọi người xì xào một lúc thì cũng nghe ra trong nhà có người chết nên mới có quan binh đến và nhiều người hiếu kỳ tụ tập thế này. Chu An nghe có người chết thì mắt sáng rỡ, tò mò cách thức xử án ở đây thế nào, nghĩ thế đưa tay vén vải trước kiệu định bụng bước ra xem. Chân vừa ló ra khỏi kiệu thì Yến đã nhanh tay ngăn cản.

- Cô hai, không được đâu tiệm này có người chết rồi, không vào mua được chúng ta quay lại tiệm khác nha.

- Ta muốn xem người chết thế nào.

Mặc kệ cô hầu ngăn cản, Chu An tò mò chết được, chỉ muốn chạy vào hiện trường xem thế nào thôi. Nhưng mà Yến đã cuốn quít cả lên, cô hai mà để mấy người ở đây thấy được tới tai phu nhân thế nào cô cũng bị đánh đến no, ngăn cản miệng không ngừng lí nhí nói xin cô hai đừng ló mặt ra đường. Nói hết nước miếng ngăn cản nào là lễ nghi, nào là quý nữ hoàng thất không được tùy tiện để người thường nhìn mặt. Thấy cô hầu nhỏ gấp đến mắt cũng đỏ lên, Chu An hơi bực nhưng cũng nghe lời, ngồi nhìn qua cửa sổ một hồi chợt trong đầu lóe lên một ý nghĩ.
P/s: Hôm nay đăng bù chủ nhật tuần trước thất hẹn, hihi.
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Cười sặc nước miếng cười tiếng như giông cười trông như vượn. =)) =)) =)) =))

=> Cuống quýt.
Chương này thì tui bắt đầu tò mò rồi ó, xem xem phá án như thế nào đây. :)
Tối nay tôi sẽ update tiếp á, mà án này chưa phá được trong tối nay đâu nè.
 
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Chương 4: Thị vệ Lý Thường

Nhắc lại chương trước: "Nói hết nước miếng ngăn cản nào là lễ nghi, nào là quý nữ hoàng thất không được tùy tiện để người thường nhìn mặt. Thấy cô hầu nhỏ gấp đến mắt cũng đỏ lên, Chu An hơi bực nhưng cũng nghe lời, ngồi nhìn qua cửa sổ một hồi chợt trong đầu lóe lên một ý nghĩ."

- Yến, em đi đến tiệm kia mua một bộ đồ nam cho tôi mặc.

Yến mở to mắt đứng nhìn cô nương nhà mình, sợ cô hai lại tiếp tục nghịch ngợm lỡ mà có chuyện gì thì bà sẽ mắng nữa cho xem. Thấy Yến cứ đứng nhìn không nghe lời Chu An nhíu mày, bày ra bộ dạng giận dữ.

- Đến lời của tôi nói em còn không nghe à?

Thấy cô hai cơ hồ nổi giận, Yến vẫn là nghe lời đi mua một bộ quần áo nam cho cô hai, lựa một bộ vừa người, màu xanh đậm như đồ đa số thanh niên ở đây mặc. Trước tiệm đông người, Chu An bảo khiêng kiệu qua ngõ nhỏ sau đó ở trong kiệu thay vào bộ đồ nam mới mua, mùi đồ mới làm cô gây cả mũi, chất vải cũng thô hơn không mềm nhẹ như bộ đồ ban sáng. Tháo cây trâm vàng xuống, vấn tóc dài lên và đội khăn đóng, thoạt nhìn cũng ra dáng một thiếu niên, Chu An không khỏi thở phào, thân thể này chưa dậy thì hết nên ngực vẫn đang phát triển, không bị lộ.

Đi ra khỏi kiệu, dặn gia đinh trong ngõ nhỏ chờ, xem xong sẽ quay lại. Yến biết là không thể nào ngăn cản cô hai nhà cô, nên đành lẽo đẽo theo sau, sợ lại lạc mất cô.
Quay lại nơi tiệm vải có người chết kia, chỉ có thể đứng trong đám đông nhìn vào bên trong, quá đông người nên không thể nào nhìn rõ được trong nhà thế nào. Một lúc sau thì thấy có người khiên cán vải ra, bên trên là một thi thể đã được phủ vải trắng, do người khiêng lúc đi vội nên một cánh tay của thi thể lộ ra. Chu An kịp thấy cánh tay trắng trẻo, thoạt nhìn là phụ nữ, trên khớp tay có lốm đốm đỏ, chưa kịp nhìn kỹ đã bị quan binh kéo vải che lại. Khi tốp quan binh đi khỏi tiệm thì dòng người hiếu kỳ cũng tản ra, trong tiếng xì xào bàn tán đa số là tiếc thương cho người mất. Chu An nhìn theo hướng quan binh đi, cũng vội chạy theo họ mặc kệ cho Yến chạy theo sau í ơi gọi cô. Quan binh đi thẳng một đường về phủ, dẫn đầu là một chàng trai cao ráo tầm hai mươi tuổi, mặt mũi dễ nhìn nhưng thần thái nghiêm nghị. Chu An hiếu kỳ theo sau đoàn quan binh, giống như có mắt sau đầu, chàng trai kia quay lại nhìn. Anh ta chỉ thấy một thiếu niên tầm mười hai tuổi lơ đễnh đi theo sau, cũng không để ý, cứ thế đoàn người về đến phủ huyện. Sau khi đoàn người khiêng thi thể đó vào phủ trước cửa là hai lính canh dĩ nhiên là Chu An không thể theo vào được rồi, đành đứng ven đường tiếc nuối nhìn vào trong. Trần Yến chạy tới theo kịp cô nương, lôi lôi kéo kéo bảo cô nên quay về phủ, trưa rồi. Trong đầu Chu An nghĩ nghĩ, mới phát hiện án chắc là đem thi thể về tra, sau đó mới xét xử nhỉ. Trần Yến dắt cô hai về nhà tránh lại chạy lung tung, thì ra phủ của quan huyện chỉ cách Trần gia có bảy tám căn nhà, sau đó hai người đi vào Trần phủ. Yến lo sắp xếp người chuẩn bị cơm trưa cho cô hai, trong đầu nghĩ nghĩ mình đã bỏ sót cái gì rồi nhưng nghĩ mãi không nhớ ra nên vẫn là tiếp tục làm việc, khi nào nhớ ra thì làm.

Ở trong ngõ nhỏ dưới gốc cây bàng, có hai thanh nhiên, một đứng khoanh tay dựa tường, một thì ngồi xổm trong miệng ngậm một cọng cỏ non.

- Tao cá một cái bánh bao là cô hai quên tụi mình.
- Cá vậy cũng cá, cá xem chừng nào cô hai nhớ ra tụi mình còn ở đây.
- Một cái bánh bao, tới chiều.
- Một cái bánh bao, tới tối.

Dường như đã quá quen với tình cảnh này, hai gia đinh khiêng kiệu cho Chu An đứng chờ trong vô vọng nhưng vẫn phải nghe theo, lỡ cô hai quay lại thì ai khiêng về.


Chu An ăn trưa xong thì ra đình viện sau nhà ngồi hóng mát, cây cối ở đây trồng thật có ý tứ, hàng dừa xanh ngát rợp bóng, trời trưa gió nhẹ cũng không đến nỗi oi bức. Nằm trên ghế dựa, kế bên là Yến đang đứng quạt cho cô, có thể đây là buổi trưa thảnh thơi nhất trong mấy năm gần đây của Chu An, nhìn lên bầu trời trong xanh, vài đám mây trắng lơ lửng bay trong đầu trống rỗng. Chu An thiu thiu ngủ một giấc, lục đục đến chiều thì chuẩn bị đi tắm. Cô vừa tắm xong thì nghe mẹ Trần đi chùa về, sau đó là một màn mẹ con nói chuyện luyên thuyên trên trời dưới đất, cùng ăn cơm chiều. Ở đây người ta sẽ tranh thủ dùng cơm trước khi trời tối, trời vừa hửng tối là nhà dân đóng cửa, một số nhà nhìn như có tiền thì chong đèn dầu, có nhà thì tắt đèn sớm lên giường ngủ. Chu An ngồi bên cửa sổ ngắm trăng trên trời, trăng to và tròn sáng cả vùng trời, có thể ở hiện đại, ánh đèn điện đã làm lu mờ ánh sáng của trăng khiến cho người ta quên mất ánh trăng từng đẹp thế nào. Trong màn đêm ở đây, ánh trăng là nguồn sáng duy nhất, sáng hơn cả thảy ngọn đèn dầu kia. Chu An ngồi ngắm trăng một hồi gió hiu hiu thì cũng buồn ngủ, tự cười mình thích ứng nhanh, theo ánh trăng đoán giờ thì mới tầm tám giờ là cùng nhưng mà đã muốn lên giường ngủ. Thấy cô hầu bên cạnh mắt đã díp cả lại, nên Chu An cho Yến đi nghỉ còn mình cũng leo lên giường muốn ngủ.
Trần Yến nằm trên giường nhắm mắt thiu thiu ngủ, chợt nhớ ra gì đó mở bừng mắt, lật đật xuống giường chạy ra cửa sau vừa mở cửa thì đúng lúc gặp hai gia đinh khiêng kiệu ban trưa đang lững thững đi về. Yến nhỏ giọng xin lỗi hai người vì đã quên đi báo, còn hai gia đinh kia cười ha hả, dường như cũng đã quen cảnh này rồi chỉ là trong bụng hơi tiếc là không có ai thắng cuộc, một cái bánh bao cũng không giành được.

Sau đó Trần phủ chìm vào trong yên lặng của buổi đêm, lâu lâu có thoáng có tiếng bước chân của binh lính tuần phủ.

Tiếng gà gáy mở đầu cho một ngày mới.

Hôm nay Chu An “dậy sớm” hơn hôm qua, vì muốn biết giờ nên Chu An đã hỏi cô hầu Yến và lĩnh hội được cách tính giờ của người xưa, biết được hiện đang là giờ Thìn, cô đoán là tầm tám giờ mấy. Đoán thôi cũng biết được là người ở đây dậy rất sớm, có thể do hiệu quả hôm qua ngủ sớm mang lại mà tờ mờ sáng cô đã nghe có gia đình lục tục dậy làm việc rồi nhưng mà bản thân Chu An dậy sớm như vậy làm gì chứ, ngồi nhìn trời sáng hẳn à? Thế là ngủ tiếp đến tám giờ mới dậy, vẫn là chu trình thức giấc giống hôm qua, không có gì khác lạ. Hôm nay ăn sáng với mẹ Trần, lại được nghe bà giảng dạy nào là con gái đã lớn không được tinh nghịch chạy nhảy nữa, không được tùy tiện chạy ra sau núi nguy hiểm, nghe đầy cái lỗ tai cho đến lúc có một gia đinh vào nói nhỏ bên tai bà gì đó mới ngưng, sau đó mẹ Trần rời đi. Chu An quay về phòng ngồi ngẩn người tiếp, thật sự thì giờ đây thấy hơi chán rồi, sinh hoạt ở đây không có trò tiêu khiển, không có điện thoại lên mạng không có ti vi xem. Chợt nhớ ra vụ án chết người hôm qua, Chu An nhớ tới cánh tay rơi ra khỏi vải trắng kia, những đốm đỏ ở khuỷu tay trông rất quen, ngồi nhớ lại lúc trước tra án đã đọc kết quả giám định của pháp y, nhớ một hồi cũng nhớ ra. Lần đó phát hiện một thi thể người đàn ông chết trong nhà, sau khi đọc kết quả khám nghiệm của pháp y thì ra người đàn ông kia uống say ngủ dưới sàn nhà vào mùa đông nên bị cóng mà chết. Lúc phát hiện đã là hai ngày sau, những thi ban đỏ đỏ ở khuỷu và khớp chân rõ nét hơn vết ban hôm qua cô thấy, có thể thi thể này được phát hiện sớm hơn nên lúc đó Chu An chưa nhận ra được. Nghĩ đến thế cô liền thay bộ đồ nam hôm qua mua được, chạy ra ngoài, hôm nay cô hầu Yến chắc bị giao việc gì rồi nên không thấy lẽo đẽo theo cô nữa, như vậy càng được quá chứ, tự do.

Chu An không đi cửa trước mà ra ngõ sau, sau đó nhớ đường mà lần đến nha môn, trước cửa vẫn là hai binh lính canh cửa, ngõ này nhất định không vào được. Chu An nghĩ nghĩ, đi vòng một vòng quanh phủ nha, một mặt tường nha môn giáp với căn nhà, nên chỉ còn 2 mặt là trống, cô liền kiếm một nơi vắng sau đó nhảy một cái muốn trèo lên tường nhìn vào bên trong. Không được, thân thể này còn chưa phát triển hết, không nhảy lên tường được, một lúc cố bám níu vẫn không chạm được đến đầu tường. Cô đảo mắt tìm kiếm một lúc thì thấy góc tường đằng xa có hai viên gạch bể, liền lấy lại kê lần này thì có thể với tới rồi. Hai tay cô bám trên tường, ló đầu nhìn vào sân, trong phủ nha có nhiều gian nhà xây, còn có chuồng ngựa, có một người đang đứng cho ngựa ăn nên cô không dám trèo hẳn lên, chỉ hé mắt nhìn quanh. Không có tiếng bàn tán, cũng có ai trao đổi người nào người nấy nghiêm nghị ai làm việc đó, một chút tin tức cô cũng không hóng được. Đang lúc tính về thì thấy thanh niên hôm qua bước ra khỏi gian nhà chính, tay cầm đao bước ra ngoài.

- Thường thị vệ lại ra đường à?

Người đang cho ngựa ăn thấy thanh niên kia đi ra khỏi nhà chính thì cất tiếng chào, thanh niên kia cũng gật đầu chào hỏi rồi ra hỏi huyện nha. Lúc gần ra khỏi cửa, hắn lại quay đầu lại phía Chu An nấp, may mà trực giác cô nhạy bén biết hắn sẽ liếc về phía này lên lật đật buông tay thả người khỏi tường, ở đây mà bị bắt gặp rình mò quan phủ chắc không bị phạt đánh đâu nhỉ. Chu An nghĩ, đã là thị vệ chắc là đi tra án nên bắt đầu lẽo đẽo theo sau, ban đầu sợ tên thị vệ kia phát hiện nên Chu An đi chậm cách thật xa nhìn theo, nhưng dần hắn đi nhanh quá nên cô hai bước đi ba bước chạy theo mới kịp. Đến ngả rẽ thì lại chẳng thấy hắn đâu, ngó nghiêng nhìn quanh chợt bên tai nghe tiếng gió.

- Đi theo làm gì?

Thị vệ kia - Lý Thường đã phát hiện ra có người đi theo từ lâu, hắn còn biết người này lúc nãy còn rình mò bên tường phủ huyện nhưng nhìn người này ốm yếu, mặt mũi cũng nhìn không giống mấy tên xấu nên mới không lôi về phủ. Nhưng mà cứ đi theo hắn như vậy thì đâm ra cũng bực bội. Chu An bị bắt tại trận lén lút theo người ta cũng xấu hổ, dù gì đó giờ tra án ít khi bị phát hiện, chỉ tại tên này lợi hại. Cô hắng giọng một chút cho giọng trầm trầm rồi trả lời.
- Tôi, tôi chỉ thuận đường thôi.

Ờ ừm, Chu An trợn mắt nói láo nhưng mà đúng rồi cô cũng đâu có làm gì hắn đâu, đường cũng đâu phải có mình cô và hắn. Chỉ thấy thị vệ kia nheo mắt nhìn cô một cái, thanh đao đang giơ cao ngang đầu cũng hạ xuống, sau đó xoay người tiếp tục đi. Trong mắt Lý Thường thì thằng nhóc này không những ốm yếu, còn trắng bệch ẻo lả, giọng nói chưa bể giọng, nói chuyện eo éo, bất chợt thấy chả có mối nguy hại nào, hắn chả thèm quan tâm cứ thế bỏ đi. Về phần vì sao hắn không nhận ra Chu An là con gái thì có trời mới nghĩ tới con gái nhà nào rửng mỡ giả trai đi lòng vòng còn đi theo con trai như vậy, chứ hắn không nghĩ vậy. Với lại ở nhà hắn cũng có đứa em trai mười hai tuổi cũng chưa lớn, nhìn cũng tương tự Chu An hiện tại nên hắn chả hề nghi ngờ. Chu An lỡ miệng nói tiện đường rồi thì quang minh chính đại mà đi theo hắn luôn.

Đi một hồi Chu An cũng thấy mỏi chân, cũng phải thôi hồi ở hiện đại đi lại bằng xe đâu có đi bộ nhiều như vậy đâu. Đi một lúc thì Thường thị vệ cũng ghé vào một gian hàng bán nước, Chu An cũng quẹo vào hàng chè trôi nước đối xéo bên kia đường. Để tiện quan sát nên cô chọn góc hơi khuất song ngồi hướng ra cửa, vừa vặn có thể nhìn thấy toàn cảnh quán trà bên kia.

- Cho con một phần trôi nước.

- Con muốn chén lớn hay nhỏ.

- Chén nhỏ thôi nha cô.

Người bán chè trôi là một cô trung niên, trông hiền lành tảo tần lắm. Trong lúc chờ chè, cô nhìn sang phía đối diện thấy Lý Thường đã gọi trà, đang ngồi uống trà mắt nhìn về phía đầu thôn. Chu An nghĩ nghĩ, muốn thêm thông tin thì chắc nên hỏi người dân ở đây.

- Cô ơi, con nghe nói bên chợ vải có người chết, cô có biết không ạ?

Đúng lúc người bán chè cũng bưng một chén chè trôi nước đặt lên bàn của cô, thấy đứa nhóc sạch sẽ đáng yêu không khỏi nhớ đứa con của mình cũng tầm tuổi, hiện chắc đang ở ngoài ruộng phục cấy lúa. Trong lòng không khỏi khen con nhà ai khéo đẻ, con trai sạch sẽ nhìn cách ăn mặc là biết con nhà giàu. Hàng chè lúc này không đông người, nhìn đứa nhỏ thuận mắt người phụ nữ kia cũng nói lại mấy câu.

- Con đang nói hàng vải của nhà thầy Trần đúng không, chậc thấy thương lắm con ạ. Thầy giáo Trần thì dạy ở chùa, xa nhà nên lâu lâu mới về lại nhà. Chẳng ngờ trong lúc thầy vắng nhà thì vợ ở nhà xảy ra chuyện. Nghe nói đã có người chạy đi báo rồi, thầy Trần đang trên đường về.

Người bán chè nói trong thương tiếc sau đó có khách vào bà quay lại bán hàng, Chu An nghe qua cũng hiểu được một chút tình hình trong nhà của nạn nhân. Nhìn về phía quán trà đối diện lúc này có một người nam thân hình vạm vỡ đang ngồi nói chuyện với Thường, ngồi quá xa Chu An không nghe hai người nói gì đoán chắc hẳn đang nói về vụ án. Nói chuyện một lúc Thường đứng dậy tính tiền và đi ra khỏi thôn, khóe mắt không khỏi liếc về nơi Chu An đang ngồi, dĩ nhiên hắn biết Chu An đang theo dõi hắn. Chu An thấy vậy kế hoạch theo sau hắn không thể tiếp tục thực hiện, cô ngồi lại quán chè không vội về, một lúc sau ánh mắt chợt lóe. Còn lâu chị đây mới theo cưng nhé, chị có hướng xử lý khác, nghĩ thế rồi Chu An cười mỉm, đứng lên tính tiền. Lấy trong tay áo có một xâu tiền đồng, thật sự Chu An hơi rối rắm cô chưa biết sử dụng tiền tệ ở đây thế nào đâu.

- Cô ơi, của con hết bao tiền ạ?

- Hết thảy hai văn.

Chu An nghĩ nghĩ song tách hai đồng tiền tròn trong xâu tiền đưa cho cô bán chè, sau đó quay lưng đi nhưng chưa ra khỏi quán chè thì đã bị gọi lại, cô chủ quán trả lại cho Chu An một đồng tiền tròn của cô sau đó còn đưa thêm ba đồng tiền tròn nhỏ hơn. Chu An lập tức hiểu mình đã đưa dư tiền, ai bảo cô nhìn không hiểu cơ chứ. Kết quả phải đứng nghe cô chủ quán dặn dò kỹ càng là tiền không được dùng cẩu thả như vậy, phải biết tiết kiệm các thứ sau đó mới được tha cho đi. Cô chủ quán nhìn theo đứa nhỏ lắc đầu nghĩ con cháu nhà giàu thật phung phí, tiền đưa đi không thèm nhìn.

Chu An không để ý, xoay lưng đi về hướng chợ vải, đi bộ gần nửa giờ thì tới đoạn đường không xa không gần, nhưng mặt trời trên đầu đã bắt đầu lên cao cô biết cũng gần giữa trưa phải đi nhanh kẻo người trong phủ phải đi tìm. Cô đứng trước tiệm vải hôm trước có người chết, cũng không thể trực tiếp xông vào nên đi lòng vòng xem một chút, sau tiệm là một khoảng sân trống đón nắng dành để phơi vải, hàng rào quanh nhà là một hàng hoa dăm bụt cao lưng chừng ngực, hoàn toàn có thể quan sát. Đang định tìm đường vào nhà thì có người đi từ ngõ sau, mắt người nọ láo liên nhìn quanh, dáng vẻ khá là khả nghi. Chu An lập tức nép người xuống dõi theo hắn, chỉ thấy hắn ta lén lút đi vào nhà không bao lâu sau thì đi khỏi đó, vẻ lo lắng trên mặt không có rút đi, cô đoán hắn chưa đạt được mục đích của mình. Đợi người nọ đi một lúc lâu, Chu An đến ngõ sau nhìn thử, cửa có khóa tên kia có chìa khóa chắc chắn là người quen của chủ nhà. Len lỏi chỗ hàng rào hoa thưa thớt, Chu An vào được khoản sân trống, cửa nhà đóng kỹ càng cô không thể vào nhà được. Chu An lại đi một vòng quanh nhà, may mắn có một cửa sổ bên hông chỉ khép chứ không cài then, qua cửa sổ cô phần nào nhìn được nội thất bên trong. Sát cửa sổ là một cái bàn dài để một số đồ vật, còn có một ly trà đường còn đầy, bên trên đã nổi bọt trắng, đối xéo cửa sổ là một một căn phòng, càng nhìn Chu An càng muốn vào nhà xem thử.

Tên kia đi ra vào như chốn không người làm Chu An yên tâm phần nào, cô leo lên cửa sổ vào trong căn nhà. Nhìn qua nội thất trong nhà là rõ đây là một gia đình khá giả, cô đi lại một hồi thì biết được căn phòng từ ngoài nhìn vào lúc nãy là phòng ngủ, đi về hướng cửa chính thì có một thư phòng nhìn qua đồ đạc hẳn là phòng của một nhà nho, tranh sách được để gọn gàng chỉnh tề. Nhìn qua bố cục trong nhà cực kỳ chặt chẽ có vẻ không bị mất cắp gì, Chu An quay lại chỗ chiếc bàn bên cạnh cửa sổ dưới đất khu vực này có vết vẽ do phía quan phủ để lại cô phần nào biết được thi thể được phát hiện tại chỗ này. Cô nghĩ trong bụng, tên kia quay lại không thấy đem đồ vật gì giá trị đi ra có thể hắn quay lại tìm thứ không thuộc về nơi này. Chu An đi đi lại lại quan chiếc bàn, ngó tới ngó lui cũng không phát hiện được gì thêm cô chán nản chuẩn bị leo ra khỏi cửa sổ thì thấy bên góc tường có gì đó lóe lên, cô quay lại nhặt thứ kia lên là một mảnh vỡ không biết của thứ gì nhưng màu xanh ngọc, sắc ngọc khá tối màu. Cô nhìn ngó xung quanh, chắc hẳn phải có ẩu đả thì mới vỡ mảnh ngọc này nhưng mà rõ ràng nơi này mọi thứ không có dấu vết di chuyển hay đồ vật lộn xộn, duy trì tư thế ngồi xổm bên tường mà ngó nghiêng, cô nhìn thấy dưới mép bàn có một vết lõm khá mới. Quan sát một hồi cô đúc kết được vật tạo nên vết lõm này phải là hình cầu nhưng vẫn chưa mường tượng ra được là thứ gì. Chu An gói mảnh vỡ vào khăn tay, cất vào túi rồi quen cửa nẻo leo cửa sổ ra về, mảnh ngọc này có liên quan đến tên kia hay không cô không chắc nhưng mà nếu chưa tìm được thứ mình muốn tên kia nhất định phải đến một lần nữa. Mấy ngày liên tiếp Chu An cứ đến bên hông căn nhà chầu chực nhưng không thấy tên đó ,mà là chồng của người phụ nữ đã chết từ trường học quay lại, theo sau ông ta là một thư đồng. Vào nhà ông ta chỉ ngồi thừ ra, cầm trên tay là khăn tay Chu An đoán là của vợ ông, người đàn ông kia không nói gì chỉ ngồi im mắt đỏ hoe, nhìn không nổi nữa nên cô đành ra về. Chiều hôm đó thì có gia đinh trong nhà theo sự sắp xếp của cô đến báo là có người nghe nói quan phủ đã bắt được hung phạm giết người phụ nữ ở chợ vải, ngày mai sẽ thăng đường xử án. Chu An nghe tin thì mắt sáng rỡ, ngày cô chờ cũng tới rồi.


Đôi lời của mình: Xin lỗi vì đã lặn lâu và lặn sâu như thế, sau tất cả các sự việc gặp phải trong cuộc sống đôi phần ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Mình quay trở lại rồi đây, hứa sẽ viết và update đều đặn.
 
Tham gia
20/5/22
Bài viết
18
Gạo
144,0
Chương 5: Đi xem xử án
Nhắc lại chương trước: Mấy ngày liên tiếp Chu An cứ đến bên hông căn nhà chầu chực nhưng không thấy tên đó ,mà là chồng của người phụ nữ đã chết từ trường học quay lại, theo sau ông ta là một thư đồng. Vào nhà ông ta chỉ ngồi thừ ra, cầm trên tay là khăn tay Chu An đoán là của vợ ông, người đàn ông kia không nói gì ngồi im mắt đỏ hoe, nhìn không nổi nữa nên cô đành ra về. Chiều hôm đó thì có gia đinh trong nhà theo sự sắp xếp của cô đến báo là có người nghe nói quan phủ đã bắt được hung phạm giết người phụ nữ ở chợ vải, ngày mai sẽ thăng đường xử án. Chu An nghe tin thì mắt sáng rỡ, ngày cô chờ cũng tới rồi.

Sáng hôm sau Chu An rất hào hứng mà dậy sớm, ăn sáng do cô hầu Yến chuẩn bị rồi mặc bộ đồ nam chuẩn bị đi đến phủ quan huyện xem thế nào. Cô hầu Yến biết cô nương nhà mình chuẩn bị lại đi, hôm nay bà Trần cũng không có giao việc gì cho cô nên cô đi theo hầu Chu An. Cả hai chủ tớ liền đi đến trước cổng phủ nha, quan phủ hiện tại xử án công khai, người dân hiếu kỳ hóng hớt đúng đông thật đông, dù gì cũng hiếm khi có án mạng xảy ra mà. Đúng giờ thì huyện lệnh thăng đường, Chu An nhìn nghi thức thăng đường không khỏi tấm tắc, thật là uy nghiêm. Bỏ qua nghi thức rườm rà thì cũng không khác thủ tục khởi tố hung thủ ở hiện đại bao nhiêu, nói chung thì cái hình thức cũng ăn vào máu con cháu sau này mà.

Chỉ thấy sau làm xong thủ tục thăng đường thì huyện lệnh cho mời thầy Trần vào chầu, hỏi các câu hỏi thủ tục như tên gì, tuổi, các thông tin trong hộ nhân đinh để gia sư ngồi cạnh ghi lại bản án.

- Cho mời Trần Tiền Hiện vào công đường.

Sau khi quan xướng tên, Chu An thấy gã đàn ông hôm trước cô bắt gặp khi đến nhà thầy Trần, lúc này mặt mày hắn hoảng loạn, rặc một bộ dáng tôi đây có tội. Chân hắn mềm nhũn quỳ trước công đường, mở miệng lắp bắp trả lời các câu hỏi của huyện lệnh. Hắn là em họ bên nhà ngoại của thầy Thiện, tuổi trẻ không cố gắng học hành cho tốt, lại lười biếng trốn lao dịch nên mẹ hắn trước khi mất xin thầy Thiện cho nhập sổ gia đinh nhà ông, có thể tránh được lao dịch. Có hắn phụ trách quản lý số đất, đồng thu đồng ra cũng đỡ đần cho vợ ông, nên ông không từ chối mà cho hắn nhập sổ gia đinh. Lâu dần hắn làm việc cho gia đình ông không có công lao cũng có khổ lao, thầy Thiện mới cho hắn một miếng đất cách đây 3 ngõ.

- Trần Tiền Hiện, anh có tội còn không mau khai báo.

Quan huyện gõ thước trong tay vang thật lớn, doạ hắn giật mình lắp bắp trả lời.

- Tôi không biết, thưa huyện lệnh tôi không có giết người.

- Bổn quan có nói ngươi giết người sao? Hay là ngươi có làm mà không dám nhận.

- Quan tha tôi, tôi không giết người, tôi giết chị dâu làm gì cơ chứ, chị dâu đối xử rất tốt với tôi.

Quan huyện nhìn hắn thật lâu, sau đó cho truyền nhân chứng, chỉ thấy quan binh dẫn một người dáng vẻ thô kệch vào công đường. Tra hỏi thì biết người này sống bằng nghề săn bắt, chiều tối hắn thường lên rừng bẫy thú, sáng thì đi sớm để thăm bẫy.

- Thưa quan, hôm đó tôi đi đặt bẫy về thì thấy ông Hiện đang đi vào nhà thầy Thiện. Là do bà chủ Lan mở cửa, trùng hợp thay đến gần sáng tầm canh 4 tôi đi thăm bẫy thú thì thấy ông Hiện đang đi từ cổng nhà thầy Thiện trông có vẻ hối hả, lúc đó tôi không nghĩ nhiều, sáng hôm sau biết tin bà chủ Lan mất, lại nghe binh lính tuần tra hỏi thì mới sinh nghi. Việc này tôi không hề đặt điều.

Người dân ngoài công đường vây xem bắt đầu xì xào chỉ trỏ, lời lẽ như là khẳng định tên Hiện này giết người. Chu An đứng giữa đám người, mặt mày nhíu chặt chăm chú nghe mọi thứ diễn ra trong công đường, trong lòng có chút nghi hoặc, vẻ mặt tên Hiện thoạt nhìn giống như là sợ tội nhưng nghĩ kỹ nếu hắn đã muốn thoát tội thì phải trấn tỉnh hơn, sau bốn năm làm cảnh sát hình sự tội phạm giết người Chu An gặp không ít. Nếu một hung thủ tàn nhẫn giết người thì hắn không thể nào có tố chất tâm lý kém cỏi đến như v. Rốt cuộc tên này đang che giấu điều gì, hắn đang sợ cái gì.

- Tiền Hiện, có phải mày giết chị dâu không hả?

Thầy Thiện trong mắt hoang mang hỏi, đôi mắt toàn là tơ máu do thức trắng mấy đêm liền khiến bộ dạng ông càng thêm thương tâm.

- Anh tư, em không có, em không có giết chị dâu, mọi người phải tin em.

-To gan, nhà ngươi luôn mồm nói mình không phải là hung thủ, vậy ngươi nói thử đêm hôm tối muộn ngươi đến nhà thầy Thiện làm gì? Vì sao lại vội vã rời đi vào sáng sớm hôm sau? Có phải ngươi đã giết chị dâu rồi sợ tội bỏ trốn hay không?

Quan huyện nhíu mày hỏi hàng loạt câu hỏi, trong lời nói như là chắc chắn Tiền Hiện là hung thủ. Chỉ thấy hắn ta sợ sệt nhìn xung quanh, rồi đánh mắt nhìn thầy Thiện trong mắt gã hiện lên vẻ thống khổ.

- Tôi, tôi không có giết chị dâu, khi tôi phát hiện thì chị dâu đã chết rồi.

- Dưới ót nạn nhân có vết bầm do vật cứng đập vào, ngươi dám nói không phải ngươi sát hại.

Nghe quan huyện nói thế cộng với những vết lốm đốm thấy trên khuỷu tay nạn nhân, Chu An có thể phần nào suy đoán được nguyên nhân cái chết. Đang mãi suy nghĩ cô không chú ý đến diễn biến trên công đường, bỗng nghe người dân kinh hô. Chỉ thấy Tiêu Hiền đập đầu xuống sàn nhiều lần, máu trên trán bắt đầu chảy xuống mặt gã, hoàn toàn hôn mê. Lý Thường đứng gần nhất chạy đến đỡ hắn cùng gia sư, quan huyện sai gia đinh mời thầy lang. Xem ra buổi xét xử hôm nay phải hoãn lại nguyên nhân này rồi. Trong thời gian chờ thầy lang đến, Chu An lo lắng, y học thời kỳ này đã phát triển thế nào rồi cô không hề biết, suy đoán khả năng nếu cô phân tích nguyên nhân cái chết của nạn nhân thì huyện lệnh này có nghe hiểu được không. Mãi nghĩ thì nghe tiếng Lý Thường xuýt xoa.

- Không xong, hắn chảy quá nhiều máu.

Khoảng chừng gần 20 phút mà thầy lang vẫn chưa tới, bên trái trán Tiền Hiện vỡ lớn một mảng toàn là máu có thể bị vỡ động mạch thái dương rồi, với lượng máu đang chảy kia nếu không kịp cầm máu có thể dẫn đến mất máu quá nhiều mà chết.

- Để tôi xem

Chu An lách qua đám người chạy vào công đường.

- Anh đỡ đầu anh ta cao lên, cho người chuẩn bị 1 chậu nước ấm, một thau nước lạnh, lá trầu hoặc rễ cây đinh hương gì cũng được, mau.

Huyện lệnh nhìn Chu An thấp bé, lại nhỏ tuổi song thấy bộ dáng điềm tĩnh kêu người chuẩn bị các vật dụng thì gật đầu với đám lính cho người chuẩn bị. Khăn và nước ấm được đưa lên, Chu An nhẹ nhàng thấm ướt vải mềm lau vết thương trên trán một lượt, lại thấm nước lạnh lau lại, máu vẫn chảy không ngừng. Lá trầu được chuẩn bị rửa sạch, Chu An nhìn qua Thường thị vệ đang nâng Tiền Hiện nửa ngồi rồi nhìn lá trầu trong tay. Lá trầu này có đồ để giã nhuyễn ra thì tốt, nhưng hiện tại không có, đồ vật trong bếp bình thường thì không đủ sạch sẽ để dùng.

- Sáng nay anh đã ăn gì?

- Một chén cháo trắng với chút hột vịt muối, uống chút trà.

Lý Thường tuy thắc mắc vì sao đang cứu người mà tên này còn có hứng thú hỏi chuyện hắn sáng nay ăn gì nhưng vẫn trả lời An.

- Tốt, há miệng.

Thường tuy khó hiểu nhưng vẫn há miệng như yêu cầu, chưa kịp hỏi làm gì đã thấy Chu An đút cho nắm lá trầu bắt hắn nhai. Hắn trợn trắng mắt lên nhai được một lúc thì Chu An bảo hắn nhả ra băng vải, dùng lá trầu nhai nhuyễn đắp lên vết thương rồi thuần thục động tác băng chặt vết thương trên trán. Chu An thở phào một hơi, tuy hồi trước trong trường cảnh sát học được nhiều kiến thức sơ cứu nhưng đa phần là có thuốc, kháng sinh cầm máu, số kiến thức dân gian ít ỏi được bà nội truyền thụ vẫn là áp dụng được, máu không có dấu hiệu chảy thấm ướt vải, coi như thành công. Huyện lệnh cũng cảm ơn Chu An, bảo người khiêng Tiền Hiện về đại lao chờ thầy lang đến xem, chuẩn bị bãi đường thì nghe Chu An lại nói.

- Huyện lệnh cho rằng Tiền Hiện giết bà chủ Lan sao?

- Mọi chứng cớ điều hướng về hắn, bổn huyện không thể không coi hắn là thủ phạm.

Chu An nghe ngữ điệu của huyện lệnh có thể thấy được huyện lệnh này không chắc chắn nhưng do ngoài mặt thì Tiền Hiện quá khả nghi nên nếu không có kỹ thuật xét nghiệm tử thi như hiện đại, chắc chắn án này sẽ chụp lên đầu Tiền Hiện.

- Người này tôi e rằng không phải chết do có kẻ mưu hại như quan nói, nếu quan cho rằng hắn bị giết hại thì có chứng cứ gì để buộc tội phạm nhân hay chưa?

Không ai trả lời câu hỏi của An, một vài lính gác cũng nhìn cô như nhìn một đứa trẻ chưa hiểu chuyện đến gây rối công đường.

- Nếu học trò có thể chứng minh hắn không phải là hung thủ thì quan tính sao?

- Nếu ngươi có thể minh oan cho hắn thì bổn huyện cho ngươi 20 lượng vàng, còn nếu gian dối thì phạt 30 hình trượng tội quấy nhiễu công đường.
Thiếu niên nhỏ tuổi đứng trước công đường, lời nói có hơi to gan nhưng ngữ khí cung kính, thần thái kiên định như nắm chắc mọi thứ khiến huyện lệnh khơi lên hứng thú muốn nghe người nọ nói nhiều thêm.

- Thưa quan, có phải thi thể nạn nhân trên khuỷu tay và khuỷu chân xuất hiện những vết đỏ lốm đốm, quần áo trên người chỉ có đồ ngoài, không có nội y?

Quan huyện nghe xong thì hơi trợn mắt, trong lòng nghĩ hôm qua ông có đi qua xem thi thể nạn nạn, cũng có cho gia sư ghi chép những điều bất thường. Nhìn vẻ mặt của quan huyện Chu An biết rằng mình nói đúng.

- Có phải khu vực gần gáy nạn nhân có vết thương do ngoại lực tác động, nhưng chưa tìm thấy hung khí?

- Sao nhà ngươi biết?

Quan huyện là người quý trọng nhân tài, nhác thấy thiếu niên trước mặt một hai câu đều gãi vào chỗ ngứa của ông liên mỉm cười hỏi lại.
*Theo nguồn Đại Việt Sử ký toàn thư thì vào năm 1257, huyện Định Nguyên có quan huyện là Nguyễn Công Mại. Tính đến dòng thời gian của truyện thì Nguyễn Công Mại lúc này được 27 tuổi, sử sách không ghi nhiều thông tin nên một số chi tiết là tác giả viết thêm để khắc hoạ nhân vật này. Trong sử ký có viết Mại là một quan huyện tài giỏi, thông minh, mưu trí, có công trong công cuộc chống giặc Mông Nguyên.

- Nếu quan không muốn xử oan vụ án này thì hãy cho tôi được xem thi thể, tôi sẽ có kết luận chính xác hơn.

Quân sư phía sau có việc muốn thưa, Mại liền cho người mời Chu An vào phòng tiếp khách, chuẩn bị trà bánh cho cô ngồi chờ. An chờ tầm nửa tiếng thì thấy huyện lệnh thay một bộ thường phục đi tới, trông có vẻ trẻ ra vài tuổi và nhân từ hơn khi ngồi trên công đường nhiều. Mại không đề cập đến việc sẽ cho An xem qua thi thể, mà hỏi một số thông tin cá nhân của cô. Dĩ nhiên cô cũng biết được quan huyện đang điều tra xem cô có nói thật không. An nói mình là học trò của thầy lang Trần, quan nghe thì nhướng mày khẽ mỉm cười, sau đó mới cho người dẫn cô đi về phía nhà xác. Nhà xác là một hầm trú đào sâu xuống, hiện tại không có điện không thể làm lạnh để bảo quản thi thể, tuy dưới lòng đất nhiệt độ có phần lạnh hơn nhưng vẫn khiến thi thể phân huỷ bình thường, chỉ là không nhanh như để ở nơi nhiệt độ cao. Mùi thi thể hôi thối đã bốc lên ngay khi mở nắp hầm, mũi của Chu An khá nhạy mùi, dù đã che 3 lớp vải vẫn ngửi được mùi thi thể, trong lòng không khỏi tưởng nhớ công nghệ khử mùi thi thể trong viện pháp y. Vừa đi hết bậc thang dẫn xuống hầm An đã không chịu nổi, cô chạy vội lên trên, nhớ buổi sáng chạy đi trong tay áo vẫn còn mấy quả quýt bèn bóc vỏ, lấy vỏ chèn vào vải, đeo lên mũi, khử được mùi hiệu quả. Mại lại nhướng mày, thật ra khi trao đổi riêng với gia sư thì Mại đã biết trước mặt là cô con gái nhà Thái Úy, tuy chưa gặp lần nào nhưng có nghe qua danh tiếng cô nương này có chút tinh nghịch, lần này có dịp trò chuyện mới thấy ngoài tinh nghịch còn thông minh nhanh nhẹn. Trong lòng Mại không khỏi cảm thán nhà Thái Úy thế mà dạy ra được nhân trung long phượng.
 
Bên trên