Máy Mổ Truyện - John Truby - Cập nhật

THE ANATOMY OF STORY: 22 steps to becoming a master storytellers
(Tạm dịch: Giải phẫu truyện: 22 bước để trở thành người viết truyện chuyên nghiệp)

Tác giả: John Truby
Lời của bạn bé dịch:
Bản Anh tui lấy lậu trên mạng :))))). Khuyến cáo mọi người nên đọc bản Anh :))))). Vì tui học tiếng rất dở, đi dịch sách vì quá chán với việc chép từ mới :)))))). Vốn đang đọc tới một phần mười rồi mà lại ngán ngán, nên là vừa đọc vừa dịch cho vui vậy :>>>>.

Tác giả ăn nói như dao mổ lợn :)))), cơ mà cũng khá đáng đọc. Chọc rất căng :))))). Sức rất trâu, băm rất tốt, thịt thành từng khúc, cơ mà đôi khi cũng hơi :))))) gì :))))). Ví như mình thích băm nhỏ cơ mà tác giả thích chặt mông ra mông, lườn ra lườn thì cũng sẽ có trái khác. Dao gọt hoa quả chọc thì bớt đau, mà dao phóng lợn thì :)))). Thế nên bên dưới đều là quan điểm phiến diện một chiều của tác giả về cách để tạo một câu chuyện hay. Rạch ròi, rõ ràng, không nước đôi, nhược điểm là đôi khi thiếu khách quan, và tính nhẹ nhàng.

Lược dịch lời cảm ơn mở đầu của tác giả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.003
Gạo
26,0
Re: Máy Mổ Truyện - John Truby - Cập nhật
Chương 1: Không gian, thời gian truyện

Ai cũng có thể kể được một câu chuyện. Thậm chí ai ai cũng đang làm chuyện đó hằng ngày. “Thật không thể tin nó lại diễn ra ở nơi làm việc!”, “Ê biết gì không?” hay “Có một đứa đi vào quán bar mày ạ…” Chúng ta nhìn, nghe, đọc và kể hàng ngàn câu chuyện xung quanh đời sống mình.


Vấn đề là “làm thế nào để có một câu chuyện hay”? Nếu muốn trở thành một tay kể chuyện chuyên nghiệp, hay viết là nghề kiếm sống, thì bạn cần phải vượt qua hàng tá rào cản khủng khiếp. Để thể hiện lý do hay cách một người nào đó sống là cả một công việc “phi thường” (monumental). Mình cần phải có một cái nhìn sâu sắc về đời sống, một cái nhìn đa chiều, phức tạp. Và sau đó truyền tải những điều muốn nói vào trong dung lượng một câu chuyện. Hầu hết đối với các tay viết, thì đây là điều khó khăn nhất.


Tôi muốn chỉ rõ những trở ngại trong kỹ thuật kể chuyện vì theo tôi đó là cách duy nhất để người viết có hy vọng vượt qua chúng.

Rào cản đầu tiên có lẽ đến từ những thuật ngữ phổ biến mà người viết thường dùng khi nói tới một câu chuyện. Các từ như “cao trào” (rising action), “điểm bùng nổ” (climax), “tiến triển mâu thuẫn” (progressive complication? :)))) ) và “đoạn kết” (denouement), rộng và lý thuyết tới mức vô nghĩa. Thành thực mà nói, chúng không có giá trị thực tiễn đối với một người viết truyện. Ví như bạn đang viết một cảnh mà nhân vật ở tình huống ngàn cân treo sợi tóc, giây phút bị đẩy đến bờ vực cái chết. Đây là tiến triển mâu thuẫn, hay là cao trào, hay đoạn kết, hay là mở đầu một câu chuyện? Cảnh có thể không nằm trong bất kỳ thuật ngữ nào nêu trên, mà cũng có thể là toàn bộ chúng. Tuy nhiên, bất cứ một sự kiện nào, thuật ngữ không nói cho bạn biết cách để viết về cảnh đó hoặc có nên viết nó không.


Những thuật ngữ cũng đem đến một rào cản lớn khi ta muốn tiến tới kỹ thuật viết tốt hơn: câu chuyện muốn nói gì và làm thế nào để thể hiện trọn vẹn ý tưởng đó. Là một người viết truyện đang tìm cách trau dồi, bạn có thể đã đọc “Aristotle’s Poetics” . Tôi tin Aristotle là một triết gia vĩ đại trong lịch sử. Tuy nhiên quan điểm về một câu chuyện của ông, mặc dù có tác động mạnh (powerful), nhưng lại hẹp, và tập trung vào một số những tình huống lẫn thể loại cụ thể. Chúng cũng rất lý thuyết, khó để áp dụng vào thực tiễn, đó là lý do vì sao mà người viết truyện thường cố gắng học các kĩ thuật từ bản nháp của Aristotle.


Nếu bạn là một nhà viết kịch, bạn có lẽ sẽ bỏ qua Aristotle và tìm đến một thuật ngữ dễ hiểu hơn là “cấu trúc ba hồi”. Nó cũng có vấn đề, bởi vì “cấu trúc ba hồi”, tuy có dễ hiểu hơn Aristotle, nhưng cũng thiếu sự đơn giản, trong nhiều trường hợp còn đem đến cách diễn giải sai.

“Cấu trúc ba hồi” diễn tả một kịch bản thường có “ba hồi” chính: một là hồi mở, tiếp là đoạn giữa và cuối cùng là cảnh kết. Cảnh mở đầu sẽ chiếm khoảng 30 trang. Cảnh cuối cùng cũng chừng ấy. Trong khi đó, cảnh giữa sẽ chạy 60 trang. Và một kịch bản ba hồi như thế sẽ ước chừng có 2 hoặc 3 “bước ngoặt” (plot point). Hiểu rồi chứ? Tuyệt. Nào, xách đít lên và làm một nhà soạn kịch chuyên nghiệp thôi :)))))))))

Bên trên tôi đã đơn giản hóa thuyết cấu trúc ba hồi, tuy nhiên không quá nhiều. (khi tác giả ăn nói như dao mổ lợn và phải chạy đi o bế lại :)))) ) Có thể dễ dàng nhận thấy, cách tiếp cận cơ bản còn thiếu tính thực tiễn hơn cả Aristotle. Điều tệ hơn đấy là nó còn tạo ra một cái nhìn về truyện rất máy móc. Ý tưởng về các “cắt cảnh”/ “khoảng nghỉ giữa các hồi” (act break) đến từ các rạp chiếu phim cũ, khi mà họ phải đóng rèm để thể hiện là đã hết một phân cảnh. Chúng ta đâu cần điều đó trong một bộ phim, một tiểu thuyết, hay một câu chuyện ngắn, cũng chẳng có vấn đề gì với bất kì một vở kịch hiện tại nào.


Nói ngắn gọn, khoảng nghỉ là một phần bên ngoài câu chuyện. Còn cấu trúc ba hồi là một công cụ máy móc về việc chồng các cảnh lên nhau trong truyện và không động chạm gì tới logic nội tại - nơi mà truyện nên hay không nên triển khai như thế nào.


Một cái nhìn máy móc về cấu trúc câu chuyện, giả dụ như cấu trúc ba hồi, không thể tránh khỏi dẫn tới việc kể chuyện theo chương hồi. Một câu chuyện như thế thường tập hợp thành nhiều phần, từa tựa như chất các hộp lên. Sự kiện trong truyện sẽ đứng một cách riêng rẽ và chẳng có tính gắn kết hay xây dựng từ đầu tới cuối truyện. Kết quả là câu chuyện khiến người xem chỉ thấy sự rời rạc.


Một rào cản nữa nằm trong quá trình viết truyện. Giống như nhiều tay viết có cái nhìn máy móc về một câu chuyện là gì, cũng có một quá trình máy móc tương tự để xây dựng truyện. Điều này đặc biệt đúng với những tay viết kịch có quan niệm về việc tạo ra một kịch bản có thể bán được dẫn tới viết kịch bản không hay cũng chẳng tiếng tăm ( :)))))) ). Những tay viết kịch bản thường nảy ra ý tưởng truyện là một biến thể nhỏ của bộ phim họ từng coi trong 6 tháng trước. Sau đó họ áp thể loại vào đó, như “trinh thám”, “tình yêu”, hay “hành động”, và điền nốt nhân vật, các điểm mấu cốt truyện (plot beat, hay còn gọi là sự kiện diễn ra, story events) để tạo thành hình. Kết quả ra là: một câu chuyện chung chung, công thức, và không có tính độc đáo nào. (đấy :)))) bắt đầu dao phóng lợn đấy :)))) )


Trong cuốn sách này, tôi muốn đưa cho bạn một cách làm tốt hơn. Mục tiêu của tôi là giải thích cách người ta tạo một câu chuyện hay, đi cùng với những kĩ thuật cần có, vì thế bạn sẽ có khả năng để tạo ra câu chuyện hay của riêng mình như thế. Một số quan điểm cho rằng bất khả thi trong việc dạy một ai đó kể một câu chuyện hay. Tôi tin điều đó có thể làm được, tuy nhiên nó yêu cầu chúng ta, bạn và tôi, cần có điểm nhìn về truyện khác so với quá khứ ta có.


Đơn giản hơn, tôi sẽ đặt ra một số cách làm, điều tiên quyết (practical poetics?) trong việc viết lách nói chung, kể cả đó là viết kịch, viết tiểu thuyết hay là viết truyện ngắn.


  1. Đưa tới một câu chuyện tốt là khiến nó trở nên tự nhiên - không phải như cái máy mà trở thành một cơ thể sống đang phát triển.

  2. Coi việc viết truyện như một nghề thủ công với những kĩ thuật chính xác sẽ giúp ta trở nên tốt hơn, không kể tới phương tiện, hay thể loại mà ta chọn lựa.

  3. Quá trình viết lách là một quá trình tự nhiên, có nghĩa là ta sẽ phát triển nhân vật, cốt truyện biến chuyển, thay đổi tự nhiên so với ý tưởng truyện nguyên bản.

Điểm khó khăn của một tay viết là vượt qua sự mâu thuẫn trong bước 1 và 2. Ta tạo dựng một câu chuyện từ hàng trăm, hàng ngàn các yếu tố mà sử dụng một loạt các kỹ thuật viết. Trong khi đó câu chuyện phải hoàn toàn tự nhiên trước mắt người xem, nó chỉ được là một thể thống nhất cùng phát triển và tạo nên cú bùng nổ/ mâu thuẫn (climax). Nếu như muốn trở thành một tay viết tốt, bạn nên thành thục những kĩ thuật đến mức nhân vật của bạn dường như đang hành động theo cách riêng của họ, như họ phải làm, mặc dù bạn là người khiến họ hành động theo cách đó.


Theo nghĩa đó, một người viết truyện cũng không khác gì vận động viên. Một vận động viên giỏi khiến cho mọi thứ trông thật dễ dàng, như thể các chuyển động là tự nhiên. Tuy nhiên thực tế là anh ta phải thành thục kĩ năng trong môn thể thao đó đến mức các kĩ thuật khô khan biến khỏi tầm nhìn, và người xem chỉ còn thấy vẻ đẹp mà thôi.

A. Người kể chuyện và người nghe:

Giờ thì hãy bắt đầu với một điều đơn giản, một định nghĩa một chiều trong truyện;

“Người nói kể cho người nghe chuyện một ai đó làm gì để có được thứ anh ta muốn và lý do.”


Có 3 yếu tố riêng biệt ở đây: người kể, người nghe, và câu chuyện được kể.

Tay viết là người đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc chơi. Câu chuyện như một trò chơi bằng lời nói mà ở đó tác giả chơi với người xem (họ không giữ điểm - không studios, mạng lưới, hoặc nhà đài nào làm trọng tài). Tay viết tạo ra nhân vật và hành động. Anh ta kể về chuyện gì xảy ra, cũng như đặt ra một loạt các hành động đã được thực thi bằng cách nào đó. Thậm chí nếu anh ta kể câu chuyện trong thì hiện tại (tất cả các động từ chia ở thì hiện tại, không kể quá khứ), thì anh ta cũng đã tổng hợp toàn bộ các sự kiện, vì thế người nghe chỉ cảm thấy đó là một thể thống nhất, một câu chuyện hoàn chỉnh có quá khứ dẫn tới tương lai.


Tuy nhiên, kể một câu chuyện không có nghĩa là tạo dựng hay nhớ lại những sự kiện cũ. Sự việc xảy ra chỉ mang tính mô tả. Người viết truyện phải chọn lọc, kết nối và tạo ra những khoảnh khắc nổi bật. Những khoảnh khắc này khiến cho người nghe cảm thấy hòa mình vào câu chuyện. Một cách kể chuyện tốt không phải nói cho người xem chuyện gì đã xảy ra. Mà là cho họ trải nghiệm được sống thật một cuộc đời khác. Đó là một đời sống, chỉ với những suy nghĩ và sự kiện quan trọng, nhưng nó được truyền tải sự tươi mới đến mức khán giả cũng cảm thấy như một phần của cuộc sống ấy.


Cách dẫn dắt chuyện tốt cũng làm bớt tẻ nhạt sự kiện diễn ra, từ đó khiến người xem có thể hiểu được áp lực, sự lựa chọn, cũng như cảm xúc mà nhân vật phải làm điều anh ta làm. Những câu chuyện đưa cho người xem thêm kiến thức - trải nghiệm cảm xúc - hoặc một điều gì đó mới mẻ mở rộng góc nhìn, tuy nhiên lại theo một phương thức giải trí và thoải mái.


Giống như một trò chơi câu từ để khiến người xem giải trí trong đời sống, người viết cũng tạo ra một câu đó với hai cách chính: anh ta nói những thông tin cơ bản về nền tảng nhân vật, và giữ lại một số thông tin khác. Việc giữ, giấu, đưa thông tin là cách chính để người kể chuyện tạo tin tưởng về thế giới. Nó kéo tò mò của khán giả để đoán xem nhân vật là ai, anh ta sẽ làm gì kế tiếp và đưa người đọc vào trong câu chuyện. Ki người đọc nhận ra toàn bộ, đồng nghĩa câu chuyện dừng lại.


Người xem khoái cả việc có cảm xúc (feeling part) (sống một cuộc đời khác), lẫn việc đấu trí (thinking part) (đoán câu đố) trong truyện. Một câu chuyện tốt sẽ có đủ cả hai phần đó. Bạn có thể thấy những câu chuyện thường đi theo hướng này, kể cả thể loại bi kịch tình cảm hay là thể trinh thám đau đầu nhất.

Có thể thấy John Truby hướng tới một câu chuyện "hay" trên đánh giá của người đọc, tức là dù bắt đầu có thể là anh thấy hay trước (chương sau có nói) thì kết thúc phải khiến người khác cũng thấy hay. Tuy thế, không thiết lúc nào truyện cũng là phải viết cho người khác. Nếu viết cho mình thì mấy lý luận của ổng vứt xó hết. Cơ bản "hay" thế nào cũng khác nhau nữa ~
Các quan điểm về kỹ thuật cũng :)))))))) Thực ra thì cấu trúc ba hồi làm tốt trong phạm vi mà nó cho phép. Nhược điểm thì đúng như những gì ổng nói, tuy thế thì không phải là vô nghĩa vô dụng kiểu đấy :))))))))))))))).
Điểm mình thích ở ổng là ổng dám phá các thuật ngữ chung chung, và :)))) nếu gặp Aristotle thì mình cá ổng dám cãi nhau tay đôi đấy :)))))). Tiếp đó là việc trọng về nội dung truyện, cốt cán điều muốn truyền tải, đồng thời để kĩ thuật là một bàn đạp. Trước giờ thì mình hay sợ việc bị giống và ảnh hưởng bởi kĩ thuật, nên thường tránh, cơ mà việc kiểm soát khuôn mẫu mới là điều nên làm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.003
Gạo
26,0
Re: Máy Mổ Truyện - John Truby - Cập nhật
Chương 1: Không gian, thời gian truyện

B. Cốt truyện:


Có hàng ngàn câu chuyện trên đời. Ừm hứm, vậy thì điều gì khiến ai cũng có thể tạo ra một câu chuyện? Cốt truyện sẽ làm gì, chạy thế nào? Người viết sẽ giấu và tiết lộ điều gì với độc giả?


Chú ý: Mọi cốt chuyện đều là hình thức truyền đạt bằng việc kịch tính hóa (dramatic code? - công thức kịch tính, mật mã kịch, công thức tạo gay cấn, công thức tạo truyện :))))))??? )

Key point: All stories are a form of communication that expresses the dramatic code.


Kịch tính hóa (dramatic code) là cách thức mô tả cuốn hút về việc ai đó phát triển, thay đổi như thế nào. Công thức này thường đặt bên dưới mỗi câu chuyện. Người viết sẽ giấu quá trình thay đổi bằng tính cách nhân vật và chuỗi hành động của anh ta. Dù nằm ẩn tàng, quá trình thay đổi (cấp tiến) này (code of growth) mới là thứ khiến độc giả đánh giá đây có phải là một câu chuyện hay hay không. (quá trình thay đổi = công thức tạo truyện, tạo gay cấn?)


Hãy thử nhìn vào công thức kịch tính hóa một cách đơn giản nhất.


Trong một quá trình cấp tiến bản thân, sự thay đổi được thúc đẩy bằng khao khát. Đối với thế giới truyện, mọi thứ không theo dòng “tôi NGHĨ, vì thế tôi làm” mà “tôi MUỐN, vì thế tôi làm”. Khao khát là cách khiến cho thế giới truyện vận động. Đây cũng là thứ khiến cho mọi tình tiết trở nên rõ ràng, chân thực và đi theo dòng nhất định. Câu chuyện sẽ đi theo ray: điều mà nhân vật muốn, từ đó dẫn tới điều mà anh ta sẽ làm và cái giá mà anh ta phải trả cho việc đó.


Một khi nhân vật có khao khát, câu chuyện sẽ vận động cùng lúc trên hai hướng: hành động (acting) và nhận thức (learning) của nhân vật. Anh ta sẽ thực hiện các hành động để đạt được những gì anh ta muốn, và học những điều mới trên con đường đó. Khi nào anh ta nhận thấy cách sống tốt lành hơn, anh ta sẽ đưa ra quyết định và thay đổi một loạt những hành động của mình.


Mọi câu chuyện đều sẽ vận động theo công thức này. Tuy vậy, thể loại truyện sẽ nhấn mạnh “hướng” nào nổi bật hơn. Thể loại thần thoại và thể hành động thì nhấn vào việc “hành động” (action) của nhân vật. Còn thể loại trinh thám hay drama thì lại thiên hướng về việc “nhận thức” mới (learning).


Mỗi nhân vật khi đi theo ước muốn sẽ được đặt những biến cố và trở ngại nhất định (nếu không thì câu chuyện kết thúc). Và biến cố là thứ khiến anh ta thay đổi. Vì thế, mục tiêu của việc kịch tính hóa, hay bản thân người viết truyện, chính là thể hiện sự thay đổi của nhân vật hoặc diễn tả vì sao sự thay đổi lại không xảy ra.


Những hình thức khác nhau của truyện sẽ định hình sự thay đổi của nhân vật theo cách khác nhau. Ví dụ như:

  • Thần thoại thiên hướng thể hiện vòng đời nhân vật một cách dữ dội nhất (wildest?), từ lúc sống đến lúc chết và từ động vật tới thánh thần.

  • Kịch thì thường tập trung vào khoảnh khắc ra quyết định của nhân vật

  • Phim truyền hình thể hiện một loạt các nhân vật trong xã hội thu nhỏ phải đấu tranh để cùng thay đổi điều gì đó.

  • Tiểu thuyết thể hiện cách nhân vật tương tác và thay đổi trong một xã hội, hoặc thể hiện sự vận động cảm xúc, tâm tình dẫn đến thay đổi của anh ta
(lược dịch một số ví dụ, vì dịch xong thấy tối nghĩa quá :))))) )


Mâu thuẫn là thứ tạo ra sự trưởng thành. Tiêu điểm truyện nằm ở khoảnh khắc thay đổi, thông qua sự tác động bên ngoài, khi nhân vật chính phá vỡ thói quen, yếu điểm cũng như bóng ma trong quá khứ để trở thành một người tốt hơn, hoàn thiện hơn. Công thức tạo truyện (quá trình cấp tiến) thể hiện cho ý tưởng một người có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ, cả về mặt tinh thần lẫn đạo đức. Đó là lý do vì sao người ta thích đọc truyện.


Chú ý: Cốt truyện không thể hiện cho độc giả thấy “một thế giới thực” (real world) mà cho họ thấy thế giới của câu chuyện (story world). Một câu chuyện không phải là bản sao của cuộc sống. Nó là cuộc sống mà người ta tưởng tượng nó sẽ là. Là một cuộc sống con người ở đó phát triển tốt, từ ấy, độc giả có thể hiểu rõ hơn về cách vận hành của thế giới.


C. Thân truyện (story body)

Một câu chuyện tốt sẽ diễn tả hành động của nhân vật thay đổi theo một dòng chảy tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng giống như một cơ thể sống của chúng ta. Kể cả một câu chuyện cho trẻ em cũng cấu thành từ nhiều phần, hoặc một loạt hệ thống, đồng thời kết nối và gắn kết với các phần khác thành một thể.Giống như cơ thể con người có cấu tạo từ hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, xương, một câu chuyện cũng được tạo nên bởi các hệ thống con tương tự như nhân vật, cốt truyện, thông điệp, ý nghĩa, thế giới truyện, nhân sinh quan, hệ thống biểu tượng, chuyển cảnh, hội thoại (những điều này sẽ được giải thích trong các chương sau)


Chúng ta thường ví, tư tưởng, đề tài, hay còn gọi là nhân sinh quan, là bộ não của câu chuyện. Nhân vật là trái tim và hệ tuần hoàn. Trong khi đó thông điệp như là hệ thần kinh. Cấu trúc truyện được coi là xương sống. Các phân cảnh thì là da thịt.


Chú ý: Mỗi hệ thống con của câu chuyện hàm chứa mạng lưới các chi tiết, tình tiết (elements) giúp định nghĩa và phân biệt với các chi tiết khác.


Không một chi tiết riêng biệt nào trong câu chuyện, kể cả nhân vật chính, kết nối với nhau nếu như bạn không tìm cách tạo và đặt chúng trong mối quan hệ đối với các chi tiết khác. (elements)


D. Sự vận hành của truyện: (Story movement)


Để biết thế nào là một câu chuyện có tiến trình mượt mà, hãy nhìn vào thế giới tự nhiên xung quanh. Giống như một người viết truyện, đời sống chung quanh cũng kết nối các yếu tố riêng biệt trở thành dãy liên kết, hoặc một thể thống nhất. Một số biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện khi các yếu tố riêng biệt được kết nối theo dòng thời gian.


Ngoài tự nhiên có những hình dạng để kết nối các thực thể riêng rẽ thành một khối liên kết, như dạng đường thẳng (linear), dạng uốn khúc (meandering), dạng vòng xoắn(spiral), dạng nhánh (branching) hay “cùng một lúc” (explosive). Người viết thường sử dụng những dạng có hình dạng cũng giống như thế để kết nối sự kiện theo thời gian. Dạng xuôi và dạng “cùng một thời điểm” có hình dạng trái ngược nhau. Dạng xuôi là những sự việc nối tiếp nhau xảy ra theo một chiều thẳng. Trong khi dạng “cùng một thời điểm” lại để cho cho các sự kiện cùng lúc xảy ra (như là truyện có hai dòng nhân vật, chạy từ 2 điểm nhìn của nhân vật). Các dạng còn lại thì thường được kết hợp với dạng xuôi và dạng “cùng một thời điểm”. Và dưới đây là cách mà những dạng này vận hành trong truyện:


Dạng truyện xuôi

Một câu chuyện xuôi sẽ đi theo một nhân vật từ đầu cho tới cuối, như một mũi tên.

Dạng này sẽ đưa ra lời giải thích mang tính lịch sử và hợp lý đối với chuyện gì đã - đang xảy ra. Hầu như những bộ phim Hollywood đều đi theo hướng này. Họ tập trung vào một nhân vật chính, người theo đuổi với khao khát đặc biệt mạnh mẽ. Người đọc sẽ tìm hiểu quá trình vì sao nhân vật chính có khao khát như thế và có sự thay đổi sau đó.


Dạng truyện uốn khúc

Dạng truyện uốn khúc đi theo một con đường uốn lượn, không có định hướng rõ ràng. Trong thế giới tự nhiên, hình dạng này bắt gặp ở hình ảnh sông, rắn hay bộ não:

Các thần thoại như Odyssey; truyện như Don Quixote, Tom Jones, Adventures of Huckleberry Finn, Little Big Man hay Flirting with Disaster,... đều đi theo dạng uốn khúc thế này.

Nhân vật chính cũng có khao khát, tuy nhiên không mạnh mẽ. Và phải gặp rất nhiều hạng người khác nhau trong xã hội.


Dạng truyện vòng xoắn

Trong tự nhiên, vòng xoắn xảy ra ở lốc xoáy, sừng, hay vỏ sò

Dòng phim giật gân như Vertigo, Blow - up, The Conversation và Memento thường chuộng dạng vòng xoắn, khi đó nhân vật thường vòng trở lại một sự kiện hay một ký ức nhưng sẽ khám phá chúng ở level sâu sắc hơn.

Dạng nhánh

Dạng nhánh là dạng mà cốt truyện sẽ được mở rộng ở một số tiêu điểm nổi bật bằng cách chia nhỏ và thêm vào những nhánh nhỏ và chi tiết hơn.

Trong tự nhiên, dạng nhánh xuất hiện ở cây, mặt lá, hoặc nhánh sông.

Đối với viết truyện, mỗi nhánh sẽ thể hiện xã hội chi tiết hoặc thể hiện một mặt chi tiết khác của xã hội mà nhân vật chính khám phá ra. Dạng nhánh thường tìm thấy ở những truyện viễn tưởng - giả tưởng, như là truyện kì ảo Gulliver’s Travels và It’s a Wonderful Life hoặc truyện có đa nhân vật chính như Nashville, American Graffiti, và Traffic.


Dạng “cùng một lúc”

Dạng “cùng một lúc” sẽ diễn ra trên đa chiều. Trong tự nhiên có thể nhìn thấy dạng này trong vụ nổ hoặc hoa bồ công anh.


Bạn không cần phải đưa cho độc giả toàn bộ các chi tiết cùng một lúc, trong một phân cảnh riêng biệt, bởi vì bạn phải kể từng thứ theo trình tự; nên, thành thật, không có cái gì gọi là dạng truyện “cùng một lúc”. Tuy nhiên bạn có thể đưa ra thông tin khiến người đọc hiểu rằng những chuyện này xảy ra trên cùng một thời điểm. Trong phim, điều này sẽ được thực hiện bởi công nghệ cắt cảnh, phân cảnh (crosscut)


Truyện mà thể hiện những hành động diễn ra tại một thời điểm sẽ đưa ra những diễn giải mang tính soi chiếu để người đọc có thể tự đưa ra/ kết luận một “sự thật khách quan”. Bằng cách đi theo những tình tiết như thế, độc giả sẽ chắp vá các ý tưởng chính và ghép chúng thành một bức tranh hoàn chỉnh. Những câu chuyện như thế sẽ đặt nặng vào việc khám phá thế giới truyện, thể hiện được tính kết nối giữa những tình tiết tưởng như khác nhau và không liên quan.

Dạng truyện này thường kết hợp với cấu trúc phân nhánh, nằm trong các truyện như American Graffiti, Pulp Fiction, Traffic, Syriana, Crash, Nashville,... Mỗi truyện thể hiện sự khác nhau khi kết hợp giữa cách kể chuyện dạng xuôi và đồng thời , nhưng đều nhấn mạnh các nhân vật tồn tại cùng nhau trong thế giới truyện chứ không phải một nhân vật duy nhất phát triển từ đầu đến cuối


E. Tạo nên câu chuyện của riêng bạn:


Nào, giờ đã đến lúc thực hành: Đâu sẽ là cách viết hiệu quả nhất đối với chúng ta?


Hầu hết các tay viết đều chọn quá trình phóng tác không hề tối ưu. Thay vào đó, họ chọn đi con đường dễ nhất. Có thể miêu tả con đường này bằng 4 tính từ sau: nông hời, máy móc, đứt đoạn, thương mại “mì ăn liền”. Tất nhiên, có rất nhiều những đường hướng khác đi ít nhiều trong quá trình tôi kể đây, nhưng tựu chung nó sẽ kiểu kiểu vậy (ăn nói mổ lợn đấy :))) )


Tay viết sẽ nghĩ ra tiền đề truyện chung chung (generic premise), hay còn gọi là ý tưởng truyện (story idea), thứ mà trông hệt một bản sao mờ nhạt từ câu chuyện nào đó khác đã từng xuất hiện. Nếu không, nó cũng là sự kết hợp của hai câu chuyện mà anh ta (nghĩ là) anh ta đã sáng tạo nối chúng lại. Hiểu được tầm quan trọng của nhân vật chính, tay viết sẽ tập trung toàn bộ tinh thần để xây dựng cho nvc của mình. Anh ta sẽ dành mọi ánh sáng cho nhân vật đó, như là bằng cách thêm thắt vài đoạn miêu tả chân dung nhiều nhất có thể, và tạo cho nhân vật có sự thay đổi bùng nổ ở cảnh cắt cuối. Anh ta sẽ nghĩ tới kẻ thù và những nhân vật phản diện tách rời cũng như ít quan trọng hơn so với nhân vật chính. Lẽ thế, họ sẽ là những dạng mờ nhạt hơn khi xây dựng hình dung nhân vật.


Khi động tới tư tưởng truyện, người viết sẽ gắng tránh hoàn toàn, vì thế chẳng ai có thể nhận ra anh ta được “gửi gắm một thông điệp”. Hoặc anh ta sẽ thể hiện chúng một cách khuôn phép, sáo rỗng thông qua loạt hội thoại. Tay viết cũng sẽ đặt câu chuyện ở bất kỳ thế giới nào có vẻ bình thường đối với nhân vật đó, rất có thể là một thành phố lớn, vì đó là nơi hầu hết độc giả sẽ sống. Anh ta không bận tâm đến việc sử dụng các biểu tượng bởi vì điều đó sẽ dễ nhìn và giả tạo


Tiếp đó, tay viết nghĩ ra cốt truyện, chuỗi các phân cảnh dựa trên một câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra kế tiếp?” Thường thường tay viết sẽ đặt nhân vật chính vào một chuyến phiêu lưu trên dạng vật chất (vật lý). Đồng thời tạo ra cốt truyện sử dụng cấu trúc ba hồi, một công thức hời hợt chia truyện thành ba phần nhưng không có sự liên kết sự kiện dưới các bề mặt. Hệ quả là, cốt truyện đi theo lối chương hồi đứt đoạn, với các phân cảnh và sự kiện tách rời nhau. Anh ta sẽ phàn nàn rằng có vấn đề tại hồi hai của truyện và không hiểu lý gì mà câu chuyện xây dựng lại thiếu một “cú knock - out” bùng nổ và khiến người đọc thực sự được chạm tới cảm xúc. Cuối cùng, tay viết sẽ viết một loạt các đối thoại để dẫn cốt truyện tiếp diễn, với toàn bộ mâu thuẫn truyện chỉ tập trung vào việc “chuyện gì đang xảy ra”. Nếu anh ta là người có tham vọng, tay viết sẽ để nhân vật chính nói tư tưởng truyện một cách trực tiếp ở khoảng đoạn cuối của truyện.


Nếu như hầu hết các tay viết lựa chọn phương án viết rất nông hời “bề mặt”, máy móc, đứt đoạn, thương mại “mì ăn liền” thì quá trình chúng ta cần phải đi theo sẽ ngược lại với các tính từ diễn tả như sau: nội tại, tự nhiên, liền mạch, và độc đáo. Tôi sẽ báo trước cho bạn biết quá trình này không hề dễ dàng chút nào. Tuy nhiên tôi tin chắc cách tiếp cận này sẽ là phương án duy nhất để mọi thứ hoạt động tốt. Hơn hết, quá trình viết cùng cần phải học. Sau đây sẽ là cách tiếp cận mà chúng ta đề cập trong cuốn sách này: Chúng ta sẽ làm việc với một số kĩ thuật viết y hệt những gì mà bạn làm trong việc xây dựng truyện kể trên. Điều quan trọng là, bạn phải xây dựng câu chuyện từ bên trong. Điều đó sẽ đem lại hai điều (1) khiến truyện mang tính cá nhân và độc đáo riêng bạn (2) tìm cũng như phát triển những điều gì là độc đáo nằm trong ý tưởng truyện bạn có. Với mỗi chương trong cuốn sách này, câu chuyện của riêng bạn sẽ phát triển, trở nên cụ thể, cũng như gắn kết với nhau một cách chặt chẽ hơn:


  1. Premise: Chúng ta bắt đầu với một premise (tiền đề truyện/ hay ý tưởng truyện), đây sẽ là nơi cô động, tóm tắt toàn bộ truyện thành một câu. Tiền đề sẽ đưa ra thứ quan trọng nhất trong truyện, và từ đó chúng ta sẽ tìm cách để phát triển nó, tạo ra sự độc đáo, phá bỏ giới hạn của ý tưởng có sẵn.

  2. 7 ý chính tạo ra cấu trúc truyện (7 key story Structure Steps): Bảy bước này là chìa khóa để tạo ra sự phát triển và tính kịch tính của truyện

  3. Nhân vật (Character): Kế tiếp túc ta sẽ tạo hệ thống nhân vật, không phải dùng phép lạ “bùm” ra nhân vật, mà bằng cách vẽ chúng từ ý tưởng truyện nguyên bản. Chúng ta sẽ kết nối và so sách mỗi nhân vật với loạt nhân vật khác và tạo ra tính đặc trưng nhận dạng riêng cho họ. Sau đó, ta sẽ xây dựng các hoạt động nhằm cho nhân vật chính phát triển theo dòng truyện.

  4. Tư tưởng - Quan điểm đạo đức (Theme - Moral Argument): Tư tưởng là cái nhìn về phải trái của bạn, cách nhìn về việc con người nên sống như thế nào. Tuy nhiên thay vì để nhân vật ra rả thông điệp, chúng ta sẽ truyền tải tư tưởng ấy thông qua dư âm của truyện. Ta sẽ thể hiện tư tưởng thông qua cấu trúc truyện và nó sẽ khiến người đọc bất ngờ cũng như thay đổi.

  5. Thế giới truyện (Story World): Sau đó chúng ta sẽ tạo ra thế giới truyện như là sự phát triển bên ngoài của nhân vật. Thế giới - xã hội truyện giúp ta nhận dạng nhân vật chính và cho người đọc thấy sự đánh giá khách quan từ ngoài với sự trưởng thành của anh ta.

  6. Hệ thống biểu tượng (Symbol Web): Biểu tượng là những hình ảnh có ý nghĩa cao được cô đặc lại. Người ta sẽ đoán ra hệ thống biểu tượng nổi bật và chuyển những khía cạnh khác nhau từ nhân vật, thế giới truyện, nội dung sang ý nghĩa mà bạn truyền tài.

  7. Cốt truyện - tình tiết (Plot): Từ nhân vật ta sẽ tìm ra dạng truyện đúng, cốt truyện sẽ phát triển theo tính cách riêng biệt của nhân vật. Với việc sử dụng 22 bước tạo truyện (7 bước chính phía trên cộng thêm 15 bước nữa), ta sẽ tạo ra một cốt truyện mà ở đó các sự kiện liên kết với nhau cả trên bề mặt và xây dựng một cách bất ngờ nhưng lại logic tới cuối cùng.

  8. Chạy cảnh (Scene Weave) bước cuối cùng trước khi viết các phân cảnh, chúng ta sẽ viết ra toàn bộ những cảnh cần có trong truyện, cùng với đề cương truyện (dòng cố truyện) lẫn tư tưởng đi theo trên một tờ giấy.

  9. Xây dựng cảnh và tạo đối thoại mượt mà: Cuối cùng chúng ta viết truyện, xây dựng từng phân cảnh và khiến chúng thể hiện sự phát triển của nhân vật chính. Chúng ta sẽ viết hội thoại thứ mà không đẩy cốt truyện đi khiên cưỡng mà tạo ra sự mượt mà, hòa quyện giữa nhiều nhạc cụ và mọi thứ trong một thể.

Khi bạn nhìn thấy câu chuyện của mình hiện ra trước mắt, tôi có thể đảm bảo với bạn một điều: bạn sẽ rất thích tác phẩm này. Nào, giờ thì bắt đầu thôi.
 
Bên trên