Chương 10: Mạng đổi mạng
Chương 10: Mạng đổi mạng
Lối đi nhỏ hẹp và rậm rạp, không phải đường mòn nhưng đây là tuyến đường ngắn nhất tới chỗ đoàn người phía nam. Men theo bờ sông Phú Lương mà đi, nước sông đỏ lừ, căng phồng mang đầy ắp phù sa. Đất ở đây tốt lắm, sông hai bên bờ rậm rạp cỏ cây, xen giữa là những bãi bồi và vài ruộng lúa, nương dâu.
Đi được nửa đường thì tới trại tây quân Lương. Cây cối nhấp nhô chắn tầm nhìn nhưng dễ nhận ra nơi đó đều đã tan tác cả, vài đám khói xám xị nhập nhằng cuộn bốc lên rồi biến mất giữa khoảng trời âm u. Trương Hống muốn tới đó tra xét thử, Vương gật đầu, toán quân năm chục người tách làm hai hướng tiếp tục hành trình.
Vương xăm xăm một mạch thẳng về hướng nam. Tới nơi đã là gần giờ Ngọ, nơi này cách trại tây của quân Lương chưa tới năm dặm. Những cái lều bạt lụp xụp, tạm bợ và lộn xộn, cứ như vừa trải qua một trận náo loạn vậy. Vương nhảy phắt xuống ngựa đi thẳng vào trong, chẳng biết có nghe thấy hay không những tiếng chào mà không hề đáp lại.
Huệ Nương trên xe ngựa nghe tiếng vội chạy ra trước mặt Vương mếu máo trực khóc, đôi mắt nàng sưng sưng đỏ hoe vì khóc nhiều.
- Chuyện là thế nào, mau nói rõ đầu đuôi ta nghe? – Vương đỡ lấy hai tay vợ, nhẹ giọng hỏi rồi kéo nàng tới ngồi dưới gốc cây bên cạnh.
Huệ Nương nước mắt chảy ròng ròng, giọng buồn buồn, cố bình tĩnh thuật lại sự tình một cách ngắn gọn nhất:
- Tối hôm qua sau khi ăn cơm xong thì con nó đòi đi chơi, nó muốn ra bờ sông, thiếp nghĩ quanh đây đều là người của mình cả, rất an toàn nên để nó đi. Không ngờ mới một lúc mà nó đã bị giặc bắt mất rồi.
Nàng nói xong rồi lấy tay lau nước mắt.
- Sao nàng có thể bất cẩn như thế, cho con đi một mình trong lúc chiến loạn như thế này. Ngoài Cảo Nương còn ai bị bắt nữa không?
Chân Nương vừa lúc ấy lịch bịch đi tới.
- Chàng sao lại nói to với chị ấy như thế, chàng tới đã an ủi chị được lời nào chưa mà đã đổ lỗi trách chị. Chàng lo lắng cho Cảo Cảo một thì chị ấy lo đến mười, chàng có hiểu nỗi lòng của người mẹ không? Chàng không ở đây để mà thấy đêm qua chị đã khóc như thế nào, chị thức trắng tới bây giờ không ăn uống được gì. Cảo Cảo bị bắt đi có phải lỗi của chị đâu.
Huệ Nương liền nhìn Chân Nương một cái ý bảo đừng nói nữa.
- Được rồi, được rồi, chuyện ngoài ý muốn không thể trách các nàng. Nàng đừng lo lắng quá, Cảo Nương sẽ không sao đâu, ta nhất định tìm được nó về. Trương Hát đâu ta muốn gặp anh ta?
- Hữu tướng quân từ đêm qua đã đuổi theo kẻ bắt cóc rồi, vẫn chưa về. – Chân Nương nhanh miệng đáp.
- Vậy còn bọn Tinh Văn đâu?
- Ngài ấy ở phía sau. Đó, ngài ấy đang tới kia kìa. – Chân Nương đưa tay chỉ.
Vương ngồi xổm xuống bên cạnh Huệ Nương, nắm tay nàng đặt vào lòng bàn tay mình, khẽ nói:
- Nàng đừng khóc nữa, mau đi ăn chút gì rồi nghỉ ngơi, ta sẽ sớm đưa con chúng ta trở về an toàn. Nàng mà lo lắng nhiều sinh bệnh càng làm ta thêm lo. – Rồi quay sang nói với Chân Nương. – Nàng đưa nàng ấy về nghỉ ngơi đi, mọi chuyện ta sẽ sắp xếp, các nàng yên tâm.
Huệ Nương và Chân Nương vừa rời đi thì Tinh Văn đến, chào:
- Đại Vương…!
Chưa kịp để Tinh Văn nói hết câu Vương đã hỏi luôn:
- Rốt cuộc chuyện là thế nào? Làm sao mà kẻ gian lẻn vào bắt người ngang nhiên như thế?
Tinh Văn móc trong ngực ra một mảnh vải màu xanh thẫm đưa cho Vương, thở dài:
- Cậu mau xem cái này trước. Không biết là chúng lẻn vào được từ lúc nào và bằng cách nào, nghe nói kẻ ấy thân thủ cũng khá, cô Diên không đánh được nên công chúa mới rơi vào tay hắn.
Vương nhận lấy mảnh vải nhận ra ngay đó là vải áo của Cảo Nương, mấy chữ đỏ sẫm được viết nguệch ngoạc, nét chữ to và đậm nhạt không đều, ướm thử ngón tay thấy vừa, chỉ có ba chữ “Mạng đổi mạng”.
Trong Lương quân ngoài Dương Sàn còn có kẻ khác to gan hơn và đủ sức đối địch với Vương hay sao? Hay đây là kế hoạch của Dương Sàn? Không phải, nếu hắn đã có kế hoạch này trước thì đêm đó hắn không việc gì phải liều mạng như vậy? Hay đây là kế hoạch dự phòng? Nếu thực như thế thì Vương đã đánh giá thấp hắn rồi.
- Rồi sao nữa? Tên đó chạy hướng nào? Hãy kể tường tận tôi nghe.
- Tôi cũng chỉ nghe kể lại, lúc ấy cô Diên đang chơi với công chúa ở ngoài bìa sông thì bất thình lình có kẻ lạ xuất hiện, nhanh như cắt nhảy chồm tới bế công chúa đi, cô Diên cũng bị đánh bất ngờ, cô mới hô hoán gọi người và cố giành lại công chúa nhưng không được, kẻ kia đánh ngã cô Diên rồi lên thuyền chạy trốn.
- Hắn có đồng bọn?
- Có ba người, bắt được người rồi chúng chèo thuyền ra giữa sông chạy mất.
- Cái này cũng là chúng để lại? – Vương dơ tấm vải lên.
- Sau đó một lúc lâu mới có mũi tên bắn tới kèm theo bức thư này, tên bắn tới gốc cây đằng đó. – Tinh Văn chỉ gốc cây to cách đó mấy trượng. – Lúc ấy anh Hát và cô Diên đều đã đuổi theo kẻ bắt cóc rồi. Tôi phải dấu bặt không cho Huệ Nương biết, sợ em ấy càng lo lắng thêm.
Vương nhìn về phía gốc cây Tinh Văn chỉ, hơi nhíu mày.
- Vậy là rõ ràng, chúng đã có kế hoạch trước. Một nhóm tới bắt cóc, xong xuôi mới tới truyền tin. Chuyện xảy ra từ tối sao không báo ngay cho ta biết?
- Ngay lúc bọn nó chạy thì người chúng ta cũng đuổi theo, cả anh Hát và cô Diên đều đích thân đi tìm mong cứu được công chúa ngay trong đêm. Nếu cứu được thì tốt, không cần phải để cậu lo lắng, còn nếu không cứu được thì tạm thời bọn chúng cũng không dám làm hại công chúa, vì người bọn chúng muốn là cậu. Mà chúng tôi đều không muốn làm phiền cậu lúc nửa đêm nên mới cùng thống nhất để tới sáng mới đến báo tin.
Vương ngửa mặt nhắm mắt hít một hơi sâu, định nói gì đó nhưng lại thôi, hỏi sang chuyện khác:
- Tinh Hiệu và Bảo Nương không sao chứ? Mấy đứa lúc đấy đang chơi với nhau à?
- Mấy đứa ấy không sao, chỉ có công chúa bị bắt đi thôi, lúc đấy công chúa chơi một mình chứ không ở cùng hai đứa. Nếu bọn trẻ chơi cùng nhau thì đã có thêm người canh chừng, kẻ gian sẽ không dễ dàng ra tay như thế.
- Vậy thì tốt. Dù sao chuyện cũng đã rồi, không trách ai được. Tôi vẫn biết tính Cảo Cảo nó nghịch ngợm, nếu nó chịu ở yên, bớt chạy nhảy lung tung thì đã không xảy ra cớ sự này. Cứ coi như bài học cho nó biết an phận về sau vậy. – Vương thở dài, buồn buồn ngồi xuống tảng đá to khểnh dưới chân.
- Cậu đừng lo quá, anh Hát đã đi suốt đêm, tới giờ này chưa về chắc chắn là đã theo dõi được manh mối gì đó. Chờ thêm lúc nữa sẽ có tin tức thôi.
Vừa lúc đó có người bưng nước tới, Tinh Văn cầm bát nước đưa cho Vương:
- Này, cậu uống miếng nước đi, miệng khô khốc rồi kìa. – Vương nhận lấy uống cạn, Tinh Văn tiếp – Chắc sáng giờ cậu vẫn chưa ăn gì. Đi, đi ăn với tôi, nãy cậu đến đương lúc tôi ăn.
- Thôi, anh cứ về ăn đi. Tôi phải qua xem Huệ Nương thế nào đã.
- Thế được, có tin gì thì gọi tôi ngay.
Tinh Văn nói xong theo lỗi cũ trở về, Vương vẫn ngồi đó trầm ngâm, hai khuỷu tay đặt lên đầu gối, tay nắm chặt mảnh vải.
Tự nhiên sao mà Vương thấy nhớ con quá. Nhớ tiếng cha nó gọi giọng như con mèo nhỏ. Nhớ mỗi bữa trong mâm ăn, nó lấy cớ không với tới bắt cha gắp cho món này món kia, mẹ gắp cũng không chịu, cứ phải cha gắp cho ăn mới ngon. Nhớ chiều chiều những lúc đang luyện võ, nó cứ sấn vào gần đòi dạy múa quyền múa đao. Vương không cho, nó lén nhặt lấy cành cây bé bé học lỏm, rồi không cẩn thận thế nào mà bị chính cái que ấy quét trúng mắt, nó lạch bạch chạy về mách mẹ vừa khóc tu tu. Nó thích ăn bánh dày, ngày Tết, mẹ và các dì lại nặn mấy cái bánh dày tròn tròn nhỏ nhỏ dành riêng cho nó, nó thích lắm, thích sấn thò tay vào làm, làm thì chẳng thành mà dây mỡ, dính nếp đầy cả tay, lau cả vào mặt vào áo, những lúc như thế chỉ đến khổ mẹ nó. Thỉnh thoảng nó lại làm nũng đòi ăn bánh dày, nhưng hoàn cảnh bây giờ khổ quá, chẳng có gạo tẻ ăn lấy đâu ra gạo nếp. Đột nhiên Vương nhớ ra, sáng hôm chuẩn bị khai chiến, nó phụng phịu đòi cha ôm một cái nhưng Vương đã gạt nó ra, lại còn bảo mẹ nó đưa nó đi chỗ khác chơi. Bây giờ thì tốt rồi, cha con chẳng biết có còn gặp được nhau không. Vương thật muốn quay lại buổi sáng hôm ấy ôm nó một cái thật chặt, thật lâu, hít hà mùi tóc tơ thật thơm của nó.
Lát sau, một người phó tướng đi đến bái kiến, hắn tên Đinh Hào, là người có tài nghệ cùng quê với Trương Hát, đêm qua trước khi đi, Trương Hát đã phó thác lại cho hắn trông coi mọi việc. Hắn quỳ xuống tạ lỗi và nhận trách nhiệm vì đã lơ là cảnh giác khiến công chúa bị bắt cóc. Vương không trách hắn, chỉ hỏi thăm thêm vài chuyện rồi cho lui.
Trưa, trời đã vãn mây hẳn so với hồi sáng, mặt trời mờ mờ ló rạng sau màn mây, hửng ánh nắng nhàn nhạt xuống mặt đất. Vương đứng dậy đi về phía xe của Huệ Nương. Thục Nương và Chân Nương cũng ở đó. Vương gọi người đem thức ăn tới, cả bốn người cùng ăn, không ai nói gì. Huệ Nương không thiết ăn, nhưng có Vương ở đấy, nàng không muốn gây thêm phiền não cho người nên đành cầm đũa, cố bới một miếng cơm nhét vào miệng, chầm chậm nhai, nhai mãi, rồi mới khó khăn nuốt tuột xuống họng. Nàng lại bới thêm miếng nữa, rồi nhai. Vương gắp bỏ vào bát cơm nàng mấy cọng rau cải xanh. Lúc này mà có rau xanh ăn đã là xa xỉ lắm, thường sẽ chỉ có gạo và ngũ cốc khô, thỉnh thoảng có thêm măng và mộc nhĩ.
Vương không nói gì, người rất hiểu tâm trạng của nàng, ngay cả người dù đang tỏ ra bình thản nhưng mỗi miếng cơm, mỗi miếng rau ăn đều nhạt thếch. Nhưng vẫn phải ăn, không ăn sẽ không có sức đi cứu con. Bữa cơm như kéo dài đằng đẵng, vừa buồn vừa căng thẳng, không khí tịch mịch âm u vây bủa lấy bốn con người ngồi đó. Giữa lúc ấy bỗng có tiếng ngựa lẫn tiếng người xôn xao bên ngoài. Có tin báo về.
Cả bốn người không hẹn mà cùng buông bát đũa xuống, Vương vớ vội bát nước súc miệng rồi nhảy phóc ra ngoài, ba nàng ngồi trên xe ngó mặt ra hồi hộp. Người tới là Trương Hống, đi cùng còn có một cô gái trẻ.
Cô gái chừng mười tám, mười chín tuổi, gương mặt sáng, tròn trịa, trông rất hiền hậu nhưng đôi mắt lại ánh lên nét sắc xảo, tinh nghịch. Tóc ngắn buộc cao gọn sau đỉnh đầu, trên trán lơ thơ tỏa xuống mấy sợi tóc ươn ướt như là đẫm mồ hôi. Quần áo nâu giản dị, ống tay áo và ống quần đều buộc gọn theo lối nhà võ, sau lưng đeo một thanh kiếm màu lục. Đó là Lý Thị Diên.
Từ xa Trương Hống đã lên tiếng chào, Thị Diên biết người Trương Hống chào chính là Việt Vương, liền chạy tới quỳ sụp xuống:
- Dân nữ bái kiến Đại Vương…
- Mau đứng lên đi, qua đây rồi nói. – Vương vội cắt lời rồi đi tới một bóng cây.
Thị Diên đứng lên rảo bước theo Vương, tới nơi lập tức lần nữa quỳ xuống, chắp tay ngang trán, cúi đầu, giọng vừa cung kính nhẹ nhàng, vừa rõ ràng nói:
- Khởi bẩm Đại Vương, công chúa bị bắt đi là tội do dân nữ, Đại Vương công minh, chuyện này không liên quan đến ai khác, dân nữ can tâm chịu phạt, lấy công chuộc tội.
Chương 9<< >>Chương 11
Lối đi nhỏ hẹp và rậm rạp, không phải đường mòn nhưng đây là tuyến đường ngắn nhất tới chỗ đoàn người phía nam. Men theo bờ sông Phú Lương mà đi, nước sông đỏ lừ, căng phồng mang đầy ắp phù sa. Đất ở đây tốt lắm, sông hai bên bờ rậm rạp cỏ cây, xen giữa là những bãi bồi và vài ruộng lúa, nương dâu.
Đi được nửa đường thì tới trại tây quân Lương. Cây cối nhấp nhô chắn tầm nhìn nhưng dễ nhận ra nơi đó đều đã tan tác cả, vài đám khói xám xị nhập nhằng cuộn bốc lên rồi biến mất giữa khoảng trời âm u. Trương Hống muốn tới đó tra xét thử, Vương gật đầu, toán quân năm chục người tách làm hai hướng tiếp tục hành trình.
Vương xăm xăm một mạch thẳng về hướng nam. Tới nơi đã là gần giờ Ngọ, nơi này cách trại tây của quân Lương chưa tới năm dặm. Những cái lều bạt lụp xụp, tạm bợ và lộn xộn, cứ như vừa trải qua một trận náo loạn vậy. Vương nhảy phắt xuống ngựa đi thẳng vào trong, chẳng biết có nghe thấy hay không những tiếng chào mà không hề đáp lại.
Huệ Nương trên xe ngựa nghe tiếng vội chạy ra trước mặt Vương mếu máo trực khóc, đôi mắt nàng sưng sưng đỏ hoe vì khóc nhiều.
- Chuyện là thế nào, mau nói rõ đầu đuôi ta nghe? – Vương đỡ lấy hai tay vợ, nhẹ giọng hỏi rồi kéo nàng tới ngồi dưới gốc cây bên cạnh.
Huệ Nương nước mắt chảy ròng ròng, giọng buồn buồn, cố bình tĩnh thuật lại sự tình một cách ngắn gọn nhất:
- Tối hôm qua sau khi ăn cơm xong thì con nó đòi đi chơi, nó muốn ra bờ sông, thiếp nghĩ quanh đây đều là người của mình cả, rất an toàn nên để nó đi. Không ngờ mới một lúc mà nó đã bị giặc bắt mất rồi.
Nàng nói xong rồi lấy tay lau nước mắt.
- Sao nàng có thể bất cẩn như thế, cho con đi một mình trong lúc chiến loạn như thế này. Ngoài Cảo Nương còn ai bị bắt nữa không?
Chân Nương vừa lúc ấy lịch bịch đi tới.
- Chàng sao lại nói to với chị ấy như thế, chàng tới đã an ủi chị được lời nào chưa mà đã đổ lỗi trách chị. Chàng lo lắng cho Cảo Cảo một thì chị ấy lo đến mười, chàng có hiểu nỗi lòng của người mẹ không? Chàng không ở đây để mà thấy đêm qua chị đã khóc như thế nào, chị thức trắng tới bây giờ không ăn uống được gì. Cảo Cảo bị bắt đi có phải lỗi của chị đâu.
Huệ Nương liền nhìn Chân Nương một cái ý bảo đừng nói nữa.
- Được rồi, được rồi, chuyện ngoài ý muốn không thể trách các nàng. Nàng đừng lo lắng quá, Cảo Nương sẽ không sao đâu, ta nhất định tìm được nó về. Trương Hát đâu ta muốn gặp anh ta?
- Hữu tướng quân từ đêm qua đã đuổi theo kẻ bắt cóc rồi, vẫn chưa về. – Chân Nương nhanh miệng đáp.
- Vậy còn bọn Tinh Văn đâu?
- Ngài ấy ở phía sau. Đó, ngài ấy đang tới kia kìa. – Chân Nương đưa tay chỉ.
Vương ngồi xổm xuống bên cạnh Huệ Nương, nắm tay nàng đặt vào lòng bàn tay mình, khẽ nói:
- Nàng đừng khóc nữa, mau đi ăn chút gì rồi nghỉ ngơi, ta sẽ sớm đưa con chúng ta trở về an toàn. Nàng mà lo lắng nhiều sinh bệnh càng làm ta thêm lo. – Rồi quay sang nói với Chân Nương. – Nàng đưa nàng ấy về nghỉ ngơi đi, mọi chuyện ta sẽ sắp xếp, các nàng yên tâm.
Huệ Nương và Chân Nương vừa rời đi thì Tinh Văn đến, chào:
- Đại Vương…!
Chưa kịp để Tinh Văn nói hết câu Vương đã hỏi luôn:
- Rốt cuộc chuyện là thế nào? Làm sao mà kẻ gian lẻn vào bắt người ngang nhiên như thế?
Tinh Văn móc trong ngực ra một mảnh vải màu xanh thẫm đưa cho Vương, thở dài:
- Cậu mau xem cái này trước. Không biết là chúng lẻn vào được từ lúc nào và bằng cách nào, nghe nói kẻ ấy thân thủ cũng khá, cô Diên không đánh được nên công chúa mới rơi vào tay hắn.
Vương nhận lấy mảnh vải nhận ra ngay đó là vải áo của Cảo Nương, mấy chữ đỏ sẫm được viết nguệch ngoạc, nét chữ to và đậm nhạt không đều, ướm thử ngón tay thấy vừa, chỉ có ba chữ “Mạng đổi mạng”.
Trong Lương quân ngoài Dương Sàn còn có kẻ khác to gan hơn và đủ sức đối địch với Vương hay sao? Hay đây là kế hoạch của Dương Sàn? Không phải, nếu hắn đã có kế hoạch này trước thì đêm đó hắn không việc gì phải liều mạng như vậy? Hay đây là kế hoạch dự phòng? Nếu thực như thế thì Vương đã đánh giá thấp hắn rồi.
- Rồi sao nữa? Tên đó chạy hướng nào? Hãy kể tường tận tôi nghe.
- Tôi cũng chỉ nghe kể lại, lúc ấy cô Diên đang chơi với công chúa ở ngoài bìa sông thì bất thình lình có kẻ lạ xuất hiện, nhanh như cắt nhảy chồm tới bế công chúa đi, cô Diên cũng bị đánh bất ngờ, cô mới hô hoán gọi người và cố giành lại công chúa nhưng không được, kẻ kia đánh ngã cô Diên rồi lên thuyền chạy trốn.
- Hắn có đồng bọn?
- Có ba người, bắt được người rồi chúng chèo thuyền ra giữa sông chạy mất.
- Cái này cũng là chúng để lại? – Vương dơ tấm vải lên.
- Sau đó một lúc lâu mới có mũi tên bắn tới kèm theo bức thư này, tên bắn tới gốc cây đằng đó. – Tinh Văn chỉ gốc cây to cách đó mấy trượng. – Lúc ấy anh Hát và cô Diên đều đã đuổi theo kẻ bắt cóc rồi. Tôi phải dấu bặt không cho Huệ Nương biết, sợ em ấy càng lo lắng thêm.
Vương nhìn về phía gốc cây Tinh Văn chỉ, hơi nhíu mày.
- Vậy là rõ ràng, chúng đã có kế hoạch trước. Một nhóm tới bắt cóc, xong xuôi mới tới truyền tin. Chuyện xảy ra từ tối sao không báo ngay cho ta biết?
- Ngay lúc bọn nó chạy thì người chúng ta cũng đuổi theo, cả anh Hát và cô Diên đều đích thân đi tìm mong cứu được công chúa ngay trong đêm. Nếu cứu được thì tốt, không cần phải để cậu lo lắng, còn nếu không cứu được thì tạm thời bọn chúng cũng không dám làm hại công chúa, vì người bọn chúng muốn là cậu. Mà chúng tôi đều không muốn làm phiền cậu lúc nửa đêm nên mới cùng thống nhất để tới sáng mới đến báo tin.
Vương ngửa mặt nhắm mắt hít một hơi sâu, định nói gì đó nhưng lại thôi, hỏi sang chuyện khác:
- Tinh Hiệu và Bảo Nương không sao chứ? Mấy đứa lúc đấy đang chơi với nhau à?
- Mấy đứa ấy không sao, chỉ có công chúa bị bắt đi thôi, lúc đấy công chúa chơi một mình chứ không ở cùng hai đứa. Nếu bọn trẻ chơi cùng nhau thì đã có thêm người canh chừng, kẻ gian sẽ không dễ dàng ra tay như thế.
- Vậy thì tốt. Dù sao chuyện cũng đã rồi, không trách ai được. Tôi vẫn biết tính Cảo Cảo nó nghịch ngợm, nếu nó chịu ở yên, bớt chạy nhảy lung tung thì đã không xảy ra cớ sự này. Cứ coi như bài học cho nó biết an phận về sau vậy. – Vương thở dài, buồn buồn ngồi xuống tảng đá to khểnh dưới chân.
- Cậu đừng lo quá, anh Hát đã đi suốt đêm, tới giờ này chưa về chắc chắn là đã theo dõi được manh mối gì đó. Chờ thêm lúc nữa sẽ có tin tức thôi.
Vừa lúc đó có người bưng nước tới, Tinh Văn cầm bát nước đưa cho Vương:
- Này, cậu uống miếng nước đi, miệng khô khốc rồi kìa. – Vương nhận lấy uống cạn, Tinh Văn tiếp – Chắc sáng giờ cậu vẫn chưa ăn gì. Đi, đi ăn với tôi, nãy cậu đến đương lúc tôi ăn.
- Thôi, anh cứ về ăn đi. Tôi phải qua xem Huệ Nương thế nào đã.
- Thế được, có tin gì thì gọi tôi ngay.
Tinh Văn nói xong theo lỗi cũ trở về, Vương vẫn ngồi đó trầm ngâm, hai khuỷu tay đặt lên đầu gối, tay nắm chặt mảnh vải.
Tự nhiên sao mà Vương thấy nhớ con quá. Nhớ tiếng cha nó gọi giọng như con mèo nhỏ. Nhớ mỗi bữa trong mâm ăn, nó lấy cớ không với tới bắt cha gắp cho món này món kia, mẹ gắp cũng không chịu, cứ phải cha gắp cho ăn mới ngon. Nhớ chiều chiều những lúc đang luyện võ, nó cứ sấn vào gần đòi dạy múa quyền múa đao. Vương không cho, nó lén nhặt lấy cành cây bé bé học lỏm, rồi không cẩn thận thế nào mà bị chính cái que ấy quét trúng mắt, nó lạch bạch chạy về mách mẹ vừa khóc tu tu. Nó thích ăn bánh dày, ngày Tết, mẹ và các dì lại nặn mấy cái bánh dày tròn tròn nhỏ nhỏ dành riêng cho nó, nó thích lắm, thích sấn thò tay vào làm, làm thì chẳng thành mà dây mỡ, dính nếp đầy cả tay, lau cả vào mặt vào áo, những lúc như thế chỉ đến khổ mẹ nó. Thỉnh thoảng nó lại làm nũng đòi ăn bánh dày, nhưng hoàn cảnh bây giờ khổ quá, chẳng có gạo tẻ ăn lấy đâu ra gạo nếp. Đột nhiên Vương nhớ ra, sáng hôm chuẩn bị khai chiến, nó phụng phịu đòi cha ôm một cái nhưng Vương đã gạt nó ra, lại còn bảo mẹ nó đưa nó đi chỗ khác chơi. Bây giờ thì tốt rồi, cha con chẳng biết có còn gặp được nhau không. Vương thật muốn quay lại buổi sáng hôm ấy ôm nó một cái thật chặt, thật lâu, hít hà mùi tóc tơ thật thơm của nó.
Lát sau, một người phó tướng đi đến bái kiến, hắn tên Đinh Hào, là người có tài nghệ cùng quê với Trương Hát, đêm qua trước khi đi, Trương Hát đã phó thác lại cho hắn trông coi mọi việc. Hắn quỳ xuống tạ lỗi và nhận trách nhiệm vì đã lơ là cảnh giác khiến công chúa bị bắt cóc. Vương không trách hắn, chỉ hỏi thăm thêm vài chuyện rồi cho lui.
Trưa, trời đã vãn mây hẳn so với hồi sáng, mặt trời mờ mờ ló rạng sau màn mây, hửng ánh nắng nhàn nhạt xuống mặt đất. Vương đứng dậy đi về phía xe của Huệ Nương. Thục Nương và Chân Nương cũng ở đó. Vương gọi người đem thức ăn tới, cả bốn người cùng ăn, không ai nói gì. Huệ Nương không thiết ăn, nhưng có Vương ở đấy, nàng không muốn gây thêm phiền não cho người nên đành cầm đũa, cố bới một miếng cơm nhét vào miệng, chầm chậm nhai, nhai mãi, rồi mới khó khăn nuốt tuột xuống họng. Nàng lại bới thêm miếng nữa, rồi nhai. Vương gắp bỏ vào bát cơm nàng mấy cọng rau cải xanh. Lúc này mà có rau xanh ăn đã là xa xỉ lắm, thường sẽ chỉ có gạo và ngũ cốc khô, thỉnh thoảng có thêm măng và mộc nhĩ.
Vương không nói gì, người rất hiểu tâm trạng của nàng, ngay cả người dù đang tỏ ra bình thản nhưng mỗi miếng cơm, mỗi miếng rau ăn đều nhạt thếch. Nhưng vẫn phải ăn, không ăn sẽ không có sức đi cứu con. Bữa cơm như kéo dài đằng đẵng, vừa buồn vừa căng thẳng, không khí tịch mịch âm u vây bủa lấy bốn con người ngồi đó. Giữa lúc ấy bỗng có tiếng ngựa lẫn tiếng người xôn xao bên ngoài. Có tin báo về.
Cả bốn người không hẹn mà cùng buông bát đũa xuống, Vương vớ vội bát nước súc miệng rồi nhảy phóc ra ngoài, ba nàng ngồi trên xe ngó mặt ra hồi hộp. Người tới là Trương Hống, đi cùng còn có một cô gái trẻ.
Cô gái chừng mười tám, mười chín tuổi, gương mặt sáng, tròn trịa, trông rất hiền hậu nhưng đôi mắt lại ánh lên nét sắc xảo, tinh nghịch. Tóc ngắn buộc cao gọn sau đỉnh đầu, trên trán lơ thơ tỏa xuống mấy sợi tóc ươn ướt như là đẫm mồ hôi. Quần áo nâu giản dị, ống tay áo và ống quần đều buộc gọn theo lối nhà võ, sau lưng đeo một thanh kiếm màu lục. Đó là Lý Thị Diên.
Từ xa Trương Hống đã lên tiếng chào, Thị Diên biết người Trương Hống chào chính là Việt Vương, liền chạy tới quỳ sụp xuống:
- Dân nữ bái kiến Đại Vương…
- Mau đứng lên đi, qua đây rồi nói. – Vương vội cắt lời rồi đi tới một bóng cây.
Thị Diên đứng lên rảo bước theo Vương, tới nơi lập tức lần nữa quỳ xuống, chắp tay ngang trán, cúi đầu, giọng vừa cung kính nhẹ nhàng, vừa rõ ràng nói:
- Khởi bẩm Đại Vương, công chúa bị bắt đi là tội do dân nữ, Đại Vương công minh, chuyện này không liên quan đến ai khác, dân nữ can tâm chịu phạt, lấy công chuộc tội.
Chương 9<< >>Chương 11
Chỉnh sửa lần cuối: