2.
Trong trang phục áo sơ-mi vải thô, quần jean rách, giày boot sờn da, mái tóc dài quá vai lấp ló sau chéo khăn Gypsy, chàng lặng lẽ xốc chiếc ba-lô đồ sộ lên vai, hòa vào dòng người nhộn nhịp, rời khỏi phi trường vào một buổi chiều cuối Hạ căng tràn nắng gió. Sau chuyến triển lãm tranh vòng quanh châu Âu, địa điểm châu Á đầu tiên chàng muốn đến chính là quay về nơi đây - một nửa quê Mẹ chàng và trọn vẹn thuộc về người ấy. Đã hơn bốn năm qua, chàng sống bằng hai cuộc đời; một cuộc đời của danh họa kiêm tác gia nổi tiếng với những hào nhoáng hư vô; cuộc đời khác, chàng dành riêng cho những chuyến rong rủi đường dài, mòn vẹt đế giày để tìm kiếm bóng hình cố nhân qua nét cọ ma quái, qua câu chữ lắng lòng. Nhưng người vẫn bóng chim tăm cá, như đã tan loãng vào hư không. Chàng đi theo từng lời người ấy kể, từng địa danh người ấy muốn đến suốt hai năm dài, vẫn hoài vô vọng. Hai năm kế tiếp, chàng tiếp nhận hầu hết những lời mời từ giới truyền thông, trong mọi cuộc phỏng vấn, chàng chưa từng quên ý tứ nhắc đến một người bằng tất cả trân trọng yêu thương, nhiều đến mức dư luận cho rằng đấy là chiêu trò đánh bóng tên tuổi. Chàng học cách cười nhàn nhạt từ người, im lặng quay đi bởi họ chẳng hiểu rằng, danh vọng hôm nay, chàng đều hiến dâng cho người. Rồi chàng vẫn nhắc đến người, nguyện cầu ở một nơi nào đó, người có đọc được, có nhìn thấy, người sẽ quay về.
Dừng chân trên hè phố, chàng lần tìm gói thuốc lá, điếu thuốc trên tay khẽ run lên như lần đầu, đã gần chín trước. Bóng chàng đổ dài trên mặt đường, lẫn vào bóng cây phía sau lưng, chàng căng mắt tìm làn khói trong ánh nắng, tự hỏi lòng một câu hỏi chẳng biết đến khi nao mới có hồi đáp - "Liệu đôi ta có như làn khói này?"
Bác lái xe thồ trợn mắt nhìn chàng từ đầu đến chân, trông chàng như gã lãng tử thất thế, rồi nhìn căn biệt thự kiểu Pháp tráng lệ sau lưng chàng, ông lại nhìn tờ một trăm đô-la Mỹ trên tay mình. "Tôi đâu có tiền thối lại...", ông ngập ngừng lo lắng. Thời buổi nhiễu nhương này, lắm kẻ lừa đảo dùng tiền giả đổi tiền thật. Đồng nghiệp của ông đã không ít người rơi vào cảnh này nhưng chỉ khác, những kẻ lừa đảo kia không dùng ngoại tệ.
"Không cần!" Chàng cười hiền, quay lưng bước đi.
"Khoan đã..." Bác lái xe thồ vội vàng rút chìa khóa xe, đuổi theo sau chàng, giọng ông gắt gỏng, "tui sao biết đô này thiệt hay giả, cậu cứ trả tui đúng hai trăm đi."
Chàng nhún vai, tỏ ý bảo ông ta chờ. Chùm chìa khóa to nặng trên tay chàng kêu lên leng keng khi một chiếc chìa màu nâu đồng được tra vào ổ. Cánh cổng hoa văn tinh xảo từ từ hé mở, cũng là lúc trong nhà có người hối hả bước ra.
"Cậu Chử, cậu về sao không lệnh tôi đi đón?" Người đàn ông quắt thước, hơn sáu mươi tuổi vận âu phục kiểu cổ điển hơi khom lưng, nhỏ giọng hỏi.
"Bác Đa, tôi cần năm trăm nghìn," trong lúc chờ người tên Đa vào trong lấy tiền, chàng lại đốt thuốc rồi chìa gói thuốc về hướng bác lái xe thồ.
Bác lái xe lập cập chùi tay vào vạt áo cũ của mình trước khi rút một điếu từ bao Texas 5. Mùi thuốc thơm, vị rất đậm đà khiến ông phần nào cảm thấy áy náy với cách cư xử ban nãy. Ông len lén nhìn chàng, "Chuyện hồi nãy, cậu đừng nghĩ gì nghe. Giờ tụi lừa đảo nhiều nên tui phải đề phòng."
Chàng phẩy tay như đã hiểu, vành môi dày vẽ thành nét cảm thông, "Không sao, cẩn trọng như thế là tốt."
Ông Đa đã quay lại với tờ năm trăm nghìn mới cứng trên tay. Chàng tự tay trao tiền cho bác lái xe, "Ông cứ giữ phần tiền thừa, xem như tôi mời ông bữa cơm chiều."
"Cảm ơn cậu! Cảm ơn..." Bác lái xe rối rít nói. Hôm nay, ông đã có thể nghỉ sớm và bữa cơm chiều ắt hẳn sẽ ngon hơn, nghĩ đến đây, nụ cười trên môi ông càng thêm tươi.
Nhìn theo nụ cười ấy, chàng khẽ cười thanh thản nhưng sao mắt càng thêm xót xa. Chàng chợt nhớ đến người, nếu người biết chuyện, ắt hẳn sẽ rất hài lòng. Ngày xưa, người đã từng giấu chàng, ăn mì gói cả tháng, chỉ vì giúp cô gái phòng bên đủ tiền nộp học phí cho con trong dịp tựu trường. Lúc ấy, chàng vừa tự hào vừa xót xa tự trách bản thân mình vô dụng, đã không cho người được cuộc sống sung túc mà nhẽ ra người xứng đáng có được. Nhưng người chỉ cười, hôn phớt lên má chàng rồi nói "khờ quá, có mì gói để ăn là tốt rồi. Em đang đầu tư lâu dài, anh biết không hả? Khi nào anh giàu, em sẽ đòi lại cả vốn lẫn lãi, sợ gì không có thịt cá mỗi bữa." Giờ chàng đã công thành danh toại, chẳng những người chưa từng nhận một cốc nước lọc, huống gì bữa ăn ngon. Nợ người, chàng trả suốt kiếp này, qua nhiều kiếp về sau cũng mãi không thành toàn.
"Cậu Chử, nếu cậu không mệt, tôi có vài vấn đề cần được cậu thông qua", ông Đa quan sát nét mặt thâm trầm của chàng hồi lâu, trước khi mở lời.
"Lại có người đặt hàng?" Chàng nhíu mày hỏi lại, bởi dù được xưng tụng là danh họa nhưng chàng chưa bao giờ nhìn nhận danh hiệu ấy, từ trong sâu thẳm, chàng tự xem bản thân mình là gã thợ vẽ nông cạn. Vì thế, chàng chỉ vẽ theo cảm hứng, theo hình bóng người, chưa từng theo xu thế hay trường phái nhất định nào, càng không nhận vẽ theo yêu cầu khách hàng, bất chấp vị khách ấy có là công hầu khanh tướng đi chăng nữa. Thói đời, càng khó khăn người ta lại càng say nên dẫu chàng có từ chối thẳng người, bằng cách này hoặc cách khác vẫn nhận được những gợi ý đắt giá.
Ông Đa im lặng không trả lời ngay lập tức mà theo chàng vào nhà, chờ cho chàng ngồi xuống trường kỷ, người làm mang trà đến xong mới cất lời, "thưa không, từ sau cậu có lệnh, tôi đã không dám nhận lời yêu cầu của bất kỳ ai." Rồi ông từ tốn châm trà vào chiếc cốc sứ xanh biếc, lễ độ đặt ngay tầm tay chàng và nói tiếp, "vấn đề đầu tiên, Hoàng tử Haddad lại lần nữa trả giá một triệu cho bức "Song Vũ" hoặc cậu có thể định giá nếu mức giá này chưa xứng đáng." Thấy chàng cúi đầu thưởng trà, ý chừng không muốn nghe tiếp, đúng như dự đoán của ông. Đây không phải lần đầu chàng bình thản chối từ những con số khổng lồ, những mối quan hệ danh giá có thể đưa tài nghệ của chàng vươn lên tầm huyền thoại, kể từ sau khi bức "Song Vũ" đăng đàn. "Song Vũ" là tranh lụa nhưng đặc biệt được chàng dùng cọ mềm và sơn dầu, chỉ duy nhất một màu đen trên nền lụa trắng, tả cảnh chiều muộn, những cơn gió cuốn xoáy vào nhau tạo thành nhân ảnh một người phụ nữ mong manh sương khói. Khiến giới phê bình lẫn giới mộ điệu điên cuồng đưa ra những nhận định trái chiều, người cho rằng chàng đã nhân cách hóa làn gió - kẻ lại khăng khăng chàng mượn cảnh họa hình dung, đôi bên chẳng ai nhường ai. Báo giới vào cuộc, chàng chỉ cười nhàn nhạt, bảo người và gió có khác gì nhau.
"Còn vấn đề thứ hai?" Chàng nhịp nhịp những ngón tay thuôn xuống mặt bàn, cắt ngang dòng suy tư của ông Đa.
"Thưa, tôi muốn cậu xem qua một bức tranh," nói xong, ông Đa lập tức bước về hướng thư phòng nhỏ, phía sau sảnh lớn. Dăm phút sau, ông đặt một bìa lớn bằng da lên mặt bàn, trước tầm mắt chàng. Giọng ông đôi phần phân vân, "tôi tình cờ thấy trên một họa đàn trực tuyến và đã mua lại. Bức chân dung đơn giản nhưng rất có hồn, nét vẽ thanh thoát bay bổng, có điều gì đó tương đồng với phong thái của cậu, nhất là cảm giác gợi nhắc đến "Song Vũ", chỉ khác biệt là được vẽ bằng chì than."
"Chì than... Song Vũ...?!" Ánh kỳ dị lướt qua mắt, tay chàng thoáng sững lại, chầm chậm chạm vào bìa da. Bên trong là bức chân dung một người phụ nữ có dung mạo bình thường với đôi mắt u hoài, như thể người thật đang hiện diện, xoáy ánh nhìn buồn bã vào chàng. Tim ngừng đập dăm nhịp, hồn dường đã chết lịm khi hai tay chàng run run áp bức chân dung kia vào lồng ngực. Khá lâu sau, chàng mới qua cơn thảng thốt mà rằng, "tôi muốn gặp người đã bán bức tranh, ông hãy thu xếp trong thời gian nhanh nhất."
Đảm trách cương vị trợ lý kiêm quản gia cho chàng đã hơn bốn năm, biết chàng gần trọn đời, lần đầu ông Đa chứng kiến chàng với tâm thế hỗn loạn như lúc này. Ngày trước, khi mẹ chàng đột ngột dứt áo ra đi, bỏ mặc bố con chàng vẫy vùng giữa vũng lầy mơ hồ, chàng cũng chỉ trốn chạy bằng cách vẽ điên cuồng suốt ba ngày liền. Sau đó là khoảng thời gian chàng và bố mình bất đồng ý kiến, dẫn đến những tổn thương sâu sắc, chàng vẫn bình thản vẽ và bình thản từ bỏ tất cả mà ra đi. Năm năm trước, chàng quay về, quan hệ phụ tử bắt đầu khởi sắc dẫu chẳng còn thân thiết được như xưa, chàng tiếp tục giữ thói quen dùng nét vẽ khỏa lấp tâm trạng chênh vênh nhưng mắt đã thôi biết cười. Chàng thường xuyên biến mất không dấu vết đôi ba tháng, lặng lẽ trở về, nhốt mình vào phòng riêng thêm dăm ngày, rồi ung dung khoác lên người tấm áo danh vọng, cười cười nói nói, đối mặt với đời. Duy chỉ lần này, chàng bất động, mắt đau đáu nhìn vào bức chân dung, môi mím chặt bi thương, nét mặt hằn lên nỗi đớn đau khốn cùng xen lẫn những tia hi vọng hư ảo. Hai tay chàng trân trọng ve vuốt theo từng nét vẽ, người ngồi đây mà hồn lạc tận nơi nao. Càng nhìn chàng, ông càng cảm thấy bất ổn, chợt nhớ đến những lời bố chàng từng nhắc về bốn năm chàng rời xa gia đình, tâm trạng trong ông bỗng gióng lên những hồi chuông cảnh báo kinh hãi.
"Sao ông còn chưa đi?" Chàng đột ngột rít lên, âm giọng lạnh lẽo rờn rợn, mắt vẫn không rời khỏi bức chân dung kia.
"Cậu Chử..." Ông Đã lừng khừng nửa muốn khuyên can đôi lời nửa lại thôi, "vâng! Tôi sẽ cố gắng liên lạc với người đã vẽ bức tranh."
Chàng nhếch môi dường đang tự mỉa mai bản thân hơn là có ý trách cứ ông Đa, "không cần quan tâm ai đã vẽ, tôi chỉ muốn gặp người rao bán. Hủy hết tất cả lịch trình, chỉ đến gặp tôi khi ông có thông tin tôi cần." Chàng cẩn trọng đặt bức chân dung vào bìa da, nhẹ nhàng ôm vào lòng bằng cả hai tay và quay lưng đi. Đầu chàng hơi chúi xuống, đôi vai buông thỏng lạc nhịp, bước chân chừng nặng nề hơn.
Ông Đa căng mắt nhìn theo bóng chàng, thở dài chua xót.
Trong trang phục áo sơ-mi vải thô, quần jean rách, giày boot sờn da, mái tóc dài quá vai lấp ló sau chéo khăn Gypsy, chàng lặng lẽ xốc chiếc ba-lô đồ sộ lên vai, hòa vào dòng người nhộn nhịp, rời khỏi phi trường vào một buổi chiều cuối Hạ căng tràn nắng gió. Sau chuyến triển lãm tranh vòng quanh châu Âu, địa điểm châu Á đầu tiên chàng muốn đến chính là quay về nơi đây - một nửa quê Mẹ chàng và trọn vẹn thuộc về người ấy. Đã hơn bốn năm qua, chàng sống bằng hai cuộc đời; một cuộc đời của danh họa kiêm tác gia nổi tiếng với những hào nhoáng hư vô; cuộc đời khác, chàng dành riêng cho những chuyến rong rủi đường dài, mòn vẹt đế giày để tìm kiếm bóng hình cố nhân qua nét cọ ma quái, qua câu chữ lắng lòng. Nhưng người vẫn bóng chim tăm cá, như đã tan loãng vào hư không. Chàng đi theo từng lời người ấy kể, từng địa danh người ấy muốn đến suốt hai năm dài, vẫn hoài vô vọng. Hai năm kế tiếp, chàng tiếp nhận hầu hết những lời mời từ giới truyền thông, trong mọi cuộc phỏng vấn, chàng chưa từng quên ý tứ nhắc đến một người bằng tất cả trân trọng yêu thương, nhiều đến mức dư luận cho rằng đấy là chiêu trò đánh bóng tên tuổi. Chàng học cách cười nhàn nhạt từ người, im lặng quay đi bởi họ chẳng hiểu rằng, danh vọng hôm nay, chàng đều hiến dâng cho người. Rồi chàng vẫn nhắc đến người, nguyện cầu ở một nơi nào đó, người có đọc được, có nhìn thấy, người sẽ quay về.
Dừng chân trên hè phố, chàng lần tìm gói thuốc lá, điếu thuốc trên tay khẽ run lên như lần đầu, đã gần chín trước. Bóng chàng đổ dài trên mặt đường, lẫn vào bóng cây phía sau lưng, chàng căng mắt tìm làn khói trong ánh nắng, tự hỏi lòng một câu hỏi chẳng biết đến khi nao mới có hồi đáp - "Liệu đôi ta có như làn khói này?"
Bác lái xe thồ trợn mắt nhìn chàng từ đầu đến chân, trông chàng như gã lãng tử thất thế, rồi nhìn căn biệt thự kiểu Pháp tráng lệ sau lưng chàng, ông lại nhìn tờ một trăm đô-la Mỹ trên tay mình. "Tôi đâu có tiền thối lại...", ông ngập ngừng lo lắng. Thời buổi nhiễu nhương này, lắm kẻ lừa đảo dùng tiền giả đổi tiền thật. Đồng nghiệp của ông đã không ít người rơi vào cảnh này nhưng chỉ khác, những kẻ lừa đảo kia không dùng ngoại tệ.
"Không cần!" Chàng cười hiền, quay lưng bước đi.
"Khoan đã..." Bác lái xe thồ vội vàng rút chìa khóa xe, đuổi theo sau chàng, giọng ông gắt gỏng, "tui sao biết đô này thiệt hay giả, cậu cứ trả tui đúng hai trăm đi."
Chàng nhún vai, tỏ ý bảo ông ta chờ. Chùm chìa khóa to nặng trên tay chàng kêu lên leng keng khi một chiếc chìa màu nâu đồng được tra vào ổ. Cánh cổng hoa văn tinh xảo từ từ hé mở, cũng là lúc trong nhà có người hối hả bước ra.
"Cậu Chử, cậu về sao không lệnh tôi đi đón?" Người đàn ông quắt thước, hơn sáu mươi tuổi vận âu phục kiểu cổ điển hơi khom lưng, nhỏ giọng hỏi.
"Bác Đa, tôi cần năm trăm nghìn," trong lúc chờ người tên Đa vào trong lấy tiền, chàng lại đốt thuốc rồi chìa gói thuốc về hướng bác lái xe thồ.
Bác lái xe lập cập chùi tay vào vạt áo cũ của mình trước khi rút một điếu từ bao Texas 5. Mùi thuốc thơm, vị rất đậm đà khiến ông phần nào cảm thấy áy náy với cách cư xử ban nãy. Ông len lén nhìn chàng, "Chuyện hồi nãy, cậu đừng nghĩ gì nghe. Giờ tụi lừa đảo nhiều nên tui phải đề phòng."
Chàng phẩy tay như đã hiểu, vành môi dày vẽ thành nét cảm thông, "Không sao, cẩn trọng như thế là tốt."
Ông Đa đã quay lại với tờ năm trăm nghìn mới cứng trên tay. Chàng tự tay trao tiền cho bác lái xe, "Ông cứ giữ phần tiền thừa, xem như tôi mời ông bữa cơm chiều."
"Cảm ơn cậu! Cảm ơn..." Bác lái xe rối rít nói. Hôm nay, ông đã có thể nghỉ sớm và bữa cơm chiều ắt hẳn sẽ ngon hơn, nghĩ đến đây, nụ cười trên môi ông càng thêm tươi.
Nhìn theo nụ cười ấy, chàng khẽ cười thanh thản nhưng sao mắt càng thêm xót xa. Chàng chợt nhớ đến người, nếu người biết chuyện, ắt hẳn sẽ rất hài lòng. Ngày xưa, người đã từng giấu chàng, ăn mì gói cả tháng, chỉ vì giúp cô gái phòng bên đủ tiền nộp học phí cho con trong dịp tựu trường. Lúc ấy, chàng vừa tự hào vừa xót xa tự trách bản thân mình vô dụng, đã không cho người được cuộc sống sung túc mà nhẽ ra người xứng đáng có được. Nhưng người chỉ cười, hôn phớt lên má chàng rồi nói "khờ quá, có mì gói để ăn là tốt rồi. Em đang đầu tư lâu dài, anh biết không hả? Khi nào anh giàu, em sẽ đòi lại cả vốn lẫn lãi, sợ gì không có thịt cá mỗi bữa." Giờ chàng đã công thành danh toại, chẳng những người chưa từng nhận một cốc nước lọc, huống gì bữa ăn ngon. Nợ người, chàng trả suốt kiếp này, qua nhiều kiếp về sau cũng mãi không thành toàn.
"Cậu Chử, nếu cậu không mệt, tôi có vài vấn đề cần được cậu thông qua", ông Đa quan sát nét mặt thâm trầm của chàng hồi lâu, trước khi mở lời.
"Lại có người đặt hàng?" Chàng nhíu mày hỏi lại, bởi dù được xưng tụng là danh họa nhưng chàng chưa bao giờ nhìn nhận danh hiệu ấy, từ trong sâu thẳm, chàng tự xem bản thân mình là gã thợ vẽ nông cạn. Vì thế, chàng chỉ vẽ theo cảm hứng, theo hình bóng người, chưa từng theo xu thế hay trường phái nhất định nào, càng không nhận vẽ theo yêu cầu khách hàng, bất chấp vị khách ấy có là công hầu khanh tướng đi chăng nữa. Thói đời, càng khó khăn người ta lại càng say nên dẫu chàng có từ chối thẳng người, bằng cách này hoặc cách khác vẫn nhận được những gợi ý đắt giá.
Ông Đa im lặng không trả lời ngay lập tức mà theo chàng vào nhà, chờ cho chàng ngồi xuống trường kỷ, người làm mang trà đến xong mới cất lời, "thưa không, từ sau cậu có lệnh, tôi đã không dám nhận lời yêu cầu của bất kỳ ai." Rồi ông từ tốn châm trà vào chiếc cốc sứ xanh biếc, lễ độ đặt ngay tầm tay chàng và nói tiếp, "vấn đề đầu tiên, Hoàng tử Haddad lại lần nữa trả giá một triệu cho bức "Song Vũ" hoặc cậu có thể định giá nếu mức giá này chưa xứng đáng." Thấy chàng cúi đầu thưởng trà, ý chừng không muốn nghe tiếp, đúng như dự đoán của ông. Đây không phải lần đầu chàng bình thản chối từ những con số khổng lồ, những mối quan hệ danh giá có thể đưa tài nghệ của chàng vươn lên tầm huyền thoại, kể từ sau khi bức "Song Vũ" đăng đàn. "Song Vũ" là tranh lụa nhưng đặc biệt được chàng dùng cọ mềm và sơn dầu, chỉ duy nhất một màu đen trên nền lụa trắng, tả cảnh chiều muộn, những cơn gió cuốn xoáy vào nhau tạo thành nhân ảnh một người phụ nữ mong manh sương khói. Khiến giới phê bình lẫn giới mộ điệu điên cuồng đưa ra những nhận định trái chiều, người cho rằng chàng đã nhân cách hóa làn gió - kẻ lại khăng khăng chàng mượn cảnh họa hình dung, đôi bên chẳng ai nhường ai. Báo giới vào cuộc, chàng chỉ cười nhàn nhạt, bảo người và gió có khác gì nhau.
"Còn vấn đề thứ hai?" Chàng nhịp nhịp những ngón tay thuôn xuống mặt bàn, cắt ngang dòng suy tư của ông Đa.
"Thưa, tôi muốn cậu xem qua một bức tranh," nói xong, ông Đa lập tức bước về hướng thư phòng nhỏ, phía sau sảnh lớn. Dăm phút sau, ông đặt một bìa lớn bằng da lên mặt bàn, trước tầm mắt chàng. Giọng ông đôi phần phân vân, "tôi tình cờ thấy trên một họa đàn trực tuyến và đã mua lại. Bức chân dung đơn giản nhưng rất có hồn, nét vẽ thanh thoát bay bổng, có điều gì đó tương đồng với phong thái của cậu, nhất là cảm giác gợi nhắc đến "Song Vũ", chỉ khác biệt là được vẽ bằng chì than."
"Chì than... Song Vũ...?!" Ánh kỳ dị lướt qua mắt, tay chàng thoáng sững lại, chầm chậm chạm vào bìa da. Bên trong là bức chân dung một người phụ nữ có dung mạo bình thường với đôi mắt u hoài, như thể người thật đang hiện diện, xoáy ánh nhìn buồn bã vào chàng. Tim ngừng đập dăm nhịp, hồn dường đã chết lịm khi hai tay chàng run run áp bức chân dung kia vào lồng ngực. Khá lâu sau, chàng mới qua cơn thảng thốt mà rằng, "tôi muốn gặp người đã bán bức tranh, ông hãy thu xếp trong thời gian nhanh nhất."
Đảm trách cương vị trợ lý kiêm quản gia cho chàng đã hơn bốn năm, biết chàng gần trọn đời, lần đầu ông Đa chứng kiến chàng với tâm thế hỗn loạn như lúc này. Ngày trước, khi mẹ chàng đột ngột dứt áo ra đi, bỏ mặc bố con chàng vẫy vùng giữa vũng lầy mơ hồ, chàng cũng chỉ trốn chạy bằng cách vẽ điên cuồng suốt ba ngày liền. Sau đó là khoảng thời gian chàng và bố mình bất đồng ý kiến, dẫn đến những tổn thương sâu sắc, chàng vẫn bình thản vẽ và bình thản từ bỏ tất cả mà ra đi. Năm năm trước, chàng quay về, quan hệ phụ tử bắt đầu khởi sắc dẫu chẳng còn thân thiết được như xưa, chàng tiếp tục giữ thói quen dùng nét vẽ khỏa lấp tâm trạng chênh vênh nhưng mắt đã thôi biết cười. Chàng thường xuyên biến mất không dấu vết đôi ba tháng, lặng lẽ trở về, nhốt mình vào phòng riêng thêm dăm ngày, rồi ung dung khoác lên người tấm áo danh vọng, cười cười nói nói, đối mặt với đời. Duy chỉ lần này, chàng bất động, mắt đau đáu nhìn vào bức chân dung, môi mím chặt bi thương, nét mặt hằn lên nỗi đớn đau khốn cùng xen lẫn những tia hi vọng hư ảo. Hai tay chàng trân trọng ve vuốt theo từng nét vẽ, người ngồi đây mà hồn lạc tận nơi nao. Càng nhìn chàng, ông càng cảm thấy bất ổn, chợt nhớ đến những lời bố chàng từng nhắc về bốn năm chàng rời xa gia đình, tâm trạng trong ông bỗng gióng lên những hồi chuông cảnh báo kinh hãi.
"Sao ông còn chưa đi?" Chàng đột ngột rít lên, âm giọng lạnh lẽo rờn rợn, mắt vẫn không rời khỏi bức chân dung kia.
"Cậu Chử..." Ông Đã lừng khừng nửa muốn khuyên can đôi lời nửa lại thôi, "vâng! Tôi sẽ cố gắng liên lạc với người đã vẽ bức tranh."
Chàng nhếch môi dường đang tự mỉa mai bản thân hơn là có ý trách cứ ông Đa, "không cần quan tâm ai đã vẽ, tôi chỉ muốn gặp người rao bán. Hủy hết tất cả lịch trình, chỉ đến gặp tôi khi ông có thông tin tôi cần." Chàng cẩn trọng đặt bức chân dung vào bìa da, nhẹ nhàng ôm vào lòng bằng cả hai tay và quay lưng đi. Đầu chàng hơi chúi xuống, đôi vai buông thỏng lạc nhịp, bước chân chừng nặng nề hơn.
Ông Đa căng mắt nhìn theo bóng chàng, thở dài chua xót.
Chỉnh sửa lần cuối: