Chương 3: Tiếng gọi nơi giếng cổ
Năm đó vào một ngày nắng đẹp, trường của Lê Vy tổ chức một buổi dã ngoại viếng thăm di tích đền Cổ Loa.
Khi bước vào khu di tích, cái không khí cổ xưa độc đáo cùng sự sùng bái sẵn có về lịch sử của nó khiến Lê Vy thực hào hứng. Cô cùng Dạ Thảo hăng hái kéo nhau đi thăm thú, còn dùng máy ảnh chụp lại các kiểu thật đẹp mắt, dự là cô nàng Dạ Thảo sẽ lại “tuôn trào” văn chương, viết một câu chuyện phong phú về chuyến đi này cho xem.
Cả đoàn thăm quan dần tiến sâu vào khu di tích, hướng dẫn viên tiếp tục kể về những sự tích về nơi họ đang đứng, cùng với những vật phẩm được trưng bày nơi đây.
Kỳ thực, những câu chuyện đó Lê Vy cùng những đứa bạn của cô đều biết rõ, vì vậy cũng không có nhiều hứng thú cùng chú ý cho lắm.
Lê Vy mãi mê ngắm nhìn những di vật được trưng bày xung quanh, đảo quanh kiến trúc trôn ốc bền chắc, trong lòng không ngừng ca thán trình độ xây dựng của dân ta xưa kia.
Bỗng chốc thời gian trôi cũng gần giờ trưa, hướng dẫn viên cho phép các bạn trong đoàn có thể tự tách ra để thăm quan, đúng mười giờ tập trung trước cổng khu di tích để lên xe trở về khách sạn ăn trưa rồi sau đó tiến hành thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều này làm Lê Vy cùng đám bạn hào hứng không thôi. Cả đám năm đứa con gái tự tách đoàn tay nắm tay lôi đi thăm thú xung quanh. Thật ra thăm thú Cổ Loa thành ngoài việc có thể nhìn ngắm chung quanh, Lê Vy khá tò mò về cái giếng cổ ấy. Nơi Trọng Thủy táng thân với tình yêu của mình.
Theo tích xưa kể lại, sau khi công chúa bị vua An Dương Vương chém, Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác vợ đem về chôn ở Loa Thành. Trọng Thủy nhớ thương Mỵ Châu, bèn trở lại nơi vợ thường hay tắm gội trang điểm để tưởng nhớ, cuối cùng nhảy xuống giếng chết.
Nhưng đối với Lê Vy, nó cũng chỉ là tích xưa, không ai rõ chuyện Trọng Thủy có thực bỏ mình nơi miệng giếng sâu, hay là có bí mật nào ở đây?
Theo như Lê Vy từng tìm hiểu trên mạng, sử cũ theo cách nói của truyền thuyết về chuyện nỏ thần và việc làm rể của Trọng Thủy nhằm đánh cắp nỏ thần, quyết định việc mất còn của Âu Lạc. Ngoài việc ghi chép y nguyên như truyền thuyết rằng sau khi chiếm được Âu Lạc, Thủy thấy vợ chết bèn chết theo.
Tuy nhiên, cũng dựa trên ghi chép của Đại Việt Sử ký Toàn thư, lại nói rằng Triệu Hồ - con của Trọng Thủy - nối ngôi Triệu Đà năm 137 TCN, Triệu Hồ chết năm 124 TCN thọ 52 tuổi, tức là Triệu Hồ sinh năm 175 TCN, sau khi Thủy chết tới 33 năm!
Như vậy các sử gia phong kiến đã lầm lẫn tình tiết này?
Dù theo thuyết của Sử ký ghi lại Nam Việt diệt phía Tây nước Âu Lạc vào năm 179 TCN đi nữa thì khoảng cách giữa khi Trọng Thủy chết với thời gian Triệu Hồ sinh ra vẫn là 4 năm.
Với giả thiết năm sinh của Triệu Hồ là 175 TCN, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất tới năm 175 TCN chứ không tự sát vì Mỵ Châu; và Triệu Hồ chắc chắn là con người vợ khác, không phải là con của Mỵ Châu.
Mặt khác, qua kết quả khảo cổ lăng mộ Triệu Văn Đế được khai quật ở thành phố Quảng Châu thuộc Quảng Đông, Triệu Hồ được xác định là người qua đời khi 35-40 tuổi, không phải là người ngoài 50 tuổi như ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư. Các sử gia cho rằng có thể Triệu Hồ là con thứ của Trọng Thủy. Còn người cháu nội mà Triệu Đà đề cập trong thư viết gửi cho Hán Văn Đế ("Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi") là người con sinh ra trước Triệu Hồ. Với giả thiết Triệu Hồ mất năm 124 TCN và chỉ thọ khoảng 35-40 tuổi, có thể xác định Trọng Thủy còn sống ít nhất từ năm 164 TCN-159 TCN và mất trước năm 137 TCN (năm mất của Triệu Đà), không phải là người kế vị.
Các nguồn tài liệu có nhắc đến Trọng Thủy (trừ Sử ký) đều nói Triệu Hồ là con của Trọng Thủy nhưng không nhắc đến người con trai nào khác của Triệu Đà. Do đó, việc các nhà nghiên cứu nghi ngờ Trọng Thủy chết theo vợ là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ đó là lý do khiến các sách Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết sau Đại Việt Sử Ký Toàn thư) chỉ nhắc tới việc Trọng Thủy làm rể mà không nhắc tới việc Thủy chết theo Mỵ Châu.
Trong đầu ngẫm nghĩ, chân vẫn tiếp tục bước, thoáng chốc Lê Vy đã đến được nơi giếng Ngọc, xung quanh miệng giếng cỏ đã mọc quanh, nhìn xuống miệng giếng sâu hun hút khiến Lê Vy chợt rùng mình. Cảm tưởng như một đôi mắt đen sâu thẳm cắn nuốt lấy cô, thật sự rất đáng sợ.
Dạ Thảo cùng ba người bạn đang đứng gần đó nói một chút chuyện vui về việc về nhà sẽ viết cảm nghĩ đăng tải lên blog như thế nào, khóe mắt liếc thấy Lê Vy ngẩn người nơi miệng giếng liền cao giọng mà gọi:
“Lê Vy, bà mau lại đây đi!”
Hoàn hồn, Lê Vy cảm giác có thứ gì đó nặng nề vừa thoát ra, cả người đột nhiên thấy bình tĩnh trở lại, vội đáp một tiếng liền chạy lại cùng hội bạn.
Sau khi nói chuyện một lúc, cả đám đều cảm thấy có chút đói liền cùng nhau chuẩn bị rời đi, đột nhiên Lê Vy phát hiện dây giày của mình bị tuột, liền nói mọi người đi trước, cô sẽ nhanh chóng đuổi kịp.
Khi Lê Vy khom người buộc dây giày, cô có thể cảm giác được không khí xung quanh có phần lạnh hơn, lác đác vài người gần đó cũng đi mất hút, không gian trở nên tĩnh mịch đến đáng sợ. Cô liền nhanh chóng buột chặt dây giày rồi đứng lên rời đi!
Nhưng khi cô vừa bước đi, đằng sau cô đột nhiên vang lên tiếng gọi!
“Đừng đi! Thật xin lỗi nàng!”
Nghe đến đây, da gà khắp người cô nổi lên, cảm giác rờn rợn đến dựng tóc gáy chạy khắp người khiến cô thấy tê dại. Cô không quay lại đằng sau, mà bỏ chạy thật nhanh về hướng cổng khu di tích.