Chương tám: Mối tình đầu thời đại học.
Bố mẹ Hải Đăng là người Bắc nhưng Hải Đăng lớn lên trong Sài Gòn, đến khi anh học đại học mới chuyển ra Hà Nội. Anh chẳng bao giờ ngờ được anh sẽ yêu một cô gái như Hạ Anh. Lần đầu tiên gặp cô là trong vụ tai nạn nhiều năm trước. Hôm đó anh lái xe đi đón mẹ, đường phố không đông lắm nên anh phóng xe đi rất nhanh. Đi qua ngã tư anh gặp một cô gái nghênh ngang đi sang đường, cô vừa xi nhan đã rẽ ngay, làm anh tránh không kịp mà đâm phải cô khiến cả hai cũng ngã xuống. Anh đứng dậy, nhìn một bên chân mình máu đang chảy xuống. Anh toan đến chỗ cô gái hỏi xem cô có sao không thì đã thấy cô đứng trước mặt mình và lớn tiếng mắng anh đi đứng không cẩn thận, bộ dạng cô lúc đó như con nhím xù lông khiến anh buồn cười vô cùng. Anh nén chịu đau mà trêu cô vài câu, càng khiến cô tức giận hơn mà mắng anh là “đồ biến thái”.
Lần thứ hai gặp lại cô khi anh lên bà ngoại cùng mẹ. Bộ dạng đanh đá của cô không còn nữa mà thay vào đó là sự dịu dàng. Cô đang thẩn thơ nghĩ điều gì đó. Gió thổi làm tóc cô tung bay, chiếc váy dài qua gối cũng bay phất phơ. Ánh tà dương chiếu rọi khiến vẻ đẹp của cô trở nên huyền ảo. Nhìn cô lúc này như một tiểu tiên nữ hạ phàm. Anh đã bị vẻ đẹp của cô lúc đó làm cho ngẩn ngơ mà ngắm nhìn cô hồi lâu.
Nhưng anh đã nhầm, cô gái mang hình dáng của tiểu tiên nữ hạ phàm ấy là một con nhím xù lông, một con nhím lợi hại khiến cảm xúc của anh bị quay như chong chóng. Khi anh mải mê chụp ảnh và chẳng may va phải cô làm chiếc máy ảnh rơi xuống đất, lúc đầu cô còn nhẹ nhàng xin lỗi anh nhưng bị anh trêu mấy câu đã lập tức hiện nguyên hình nhím mà mắng anh. Hải Đăng không hề cảm thấy tức giận mà ngược lại anh thấy cô gái này rất thú vị. Anh lấy lí do cô làm vỡ máy ảnh của anh và tiếp cận cô.
Hải Đăng vốn là hội phó hội sinh viên tình nguyện, anh thường liên kết với sinh viên các trường ở Hà Nội thực hiện các hoạt động tình nguyện, vì vậy mà anh gặp lại Hạ Anh lần thứ ba.
Mùa hè năm đó, Hải Đăng cùng đoàn tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Vì anh đi sớm nên tới địa điểm tập trung mà vẫn chỉ có mấy người. Hải Đăng ngồi ở ghế đá một lúc thì thấy một cô gái tiến lại gần. Cô mỉm cười chào anh nhưng ngay khi nhận ra anh là ai, cô đã lập tức thay đổi thái độ.
“Sao lại là anh?”
“Sao lại không được là tôi? Tôi đi tình nguyện, cô cũng đi tình nguyện. Thật là trùng hợp.” Hải Đăng mỉm cười.
“Đúng là âm hồn không tan.”
Hải Đăng nghe Hạ Anh nói vậy anh cảm thấy buồn cười liền lấy cớ chiếc máy ảnh ra trêu cô.
“Làm sao mà tan được. Tôi phải theo cô để đòi lại chiếc máy ảnh chứ! À đúng rồi hôm trước tôi gọi vào số của cô sao không nghe máy?”
Hạ Anh chau mày lườm anh ta. Con người này sao mà nhỏ nhen đến đáng ghét như vậy? Cô va vào anh ta khiến anh ta làm rơi máy ảnh xuống đất chứ có phải cô vứt máy ảnh của anh ta xuống đất đâu. Hơn nữa chiếc máy ảnh cũng không phải là hỏng hoàn toàn, sao anh ta cứ đổ trách nhiệm lên đầu cô chứ?
“Lúc đó tôi bận không nghe được.” Cô nói.
“Vậy à? Miễn cô không chạy trốn là được.”
Hạ Anh nghe anh ta nói trong lòng thấy buồn cười. Anh chỉ biết tên cô, một số điện thoại, chỉ cần cô thay số thì anh ta làm được gì? Nói gì mà chạy trốn hay không, chẳng qua là cô thấy mình cũng có lỗi nên mới chấp nhận đền cho anh ta thôi. Hải Đăng có vẻ như hiểu cô gái này đang nghĩ gì, anh nói tiếp:
“Cô là Lâm Hạ Anh học năm nhất Đại học Giao thông vận tải khoa kinh tế đúng không? Cô muốn chạy cũng không được.” Hải Đăng nháy mắt nhìn vẻ mặt ngạc nhiên tột độ của cô.
Hạ Anh cố che giấu vẻ ngạc nhiên của mình mà cố gắng nở một nụ cười.
“Anh biết thì sao? Tốt nhất là anh tránh xa tôi ra một chút. Nợ anh, tôi nhất định trả, không thiếu một đồng. Yên tâm đi!” Hạ Anh nói rồi bỏ đi.
Hải Đăng nhìn cô gái vừa đi khỏi, anh khẽ mỉm cười. Không hiểu sao anh thấy rất thú vị khi trêu chọc cô gái này, làm sao anh có thể tránh cô ấy xa một chút chứ. Anh phải lại gần cô ấy, trêu tức cô ấy, khiến cô không thể chịu đựng nổi mà khuất phục mới thôi. Còn lí do tiếp cận cô thì anh có rất nhiều, cô làm vỡ vỏ máy ảnh của anh, anh phải đòi nợ cô. Anh còn là hội phó hội tình nguyện, ít nhất một tháng này cô không thoát được khỏi anh.
Hạ Anh lên xe ô tô ngồi một lúc, khi xe nổ máy chuẩn bị lăn bánh thì một người con trai ngồi xuống ngay bên cạnh cô, miệng toe toét cười, tay cầm chai nước giơ trước mặt cô:
“Uống nước không?”
Hạ Anh gườm gườm nhìn anh ta và gạt tay cầm chai nước trước mặt mình xuống:
“Sao anh lại ngồi đây?”
“Chỗ này trống nên tôi ngồi, có vẫn đề gì không?”
“Chỗ này có người ngồi rồi, anh ra chỗ khác đi!”
“À, cô gái tóc ngắn ngắn ấy hả? Cô ấy bị say xe nên tôi đổi cho cô ấy ngồi lên đầu rồi. Vị trí này ở cuối xe tiện quan sát mọi người.”
Hải Đăng vẫn tỉnh bơ coi như không nhìn thấy vẻ mặt khó chịu của cô. Hạ Anh hậm hực nhìn anh ta rồi ngoảnh mặt ra ngoài cửa sổ không thèm để ý đến anh nữa.
Trên đường đi, mọi người tổ chức chơi trò chơi rất sôi động. Trước mặt cô, Hải Đăng là người đáng ghét như vậy nhưng anh lại rất được mọi người yêu quý. Không khí náo nhiệt kéo dài từ hàng tiếng đồng hồ. Hạ Anh thầm nghĩ, anh ta nói nhiều như vậy không biết có mệt không? Điều hòa mát lạnh mà trên chán anh vẫn lấm tấm chút mồ hôi.
Hạ Anh thường có thói quen ngủ khi lên xe, lần nào về quê bằng xe khách cô cũng ngủ một giấc từ Hà Nội về đến gần nhà mới dậy. Lần này cũng chẳng ngoại lệ, không khí dù vui vẻ đến đâu cũng chỉ lôi kéo cô được một lúc, sau đó cô lại lăn ra ngủ tít. Trong giấc mơ cô mơ thấy mình dựa lên một cái gối tuy không êm lắm nhưng cũng tạm được. Trên một chuyến đi dài như vậy có gối còn hơn không, cô nghĩ vậy và yên tâm dựa vào gối ngủ một giấc cho đến khi cảm nhận thấy xe dừng lại. Hạ Anh khẽ mở mắt ra thấy người con trai ngồi bên cạnh đang chăm chú nhìn mình và đầu cô đang dựa vào vai anh. Hạ Anh ngượng nghịu ngồi thẳng dậy nhìn anh nói:
“Sao anh không đi đi?”
“Cô dựa vào người tôi làm sao tôi đi được.” Anh nói và đưa tay lên xoa bóp vai tỏ vẻ rất mỏi: “Tôi gọi mãi mà có dậy đâu.”
Hạ Anh nghe anh nói vậy ngại quá liền cúi gằm mặt xuống. Anh ta rõ ràng nói điêu, cô có nghe thấy anh gọi bao giờ đâu.
“Cô cũng siêu thật, trên xe ầm ĩ như vậy mà ngủ tít, lại còn mơ được nữa. Chỉ tôi cách với.” Hải Đăng cười nhăn.
Hạ Anh thấy anh càng cố tình trêu mình ngượng quá hóa giận cô đứng bật dậy nói: “Anh có thôi đi…” Chữ “không” bị nuốt vào trong bụng vì ngay sau đó là tiếp cộp một cái rõ to. Cô quên mất rằng cô ngồi ở cuối, ghế hơi cao nên chỉ cần người cao một chút đứng thẳng dậy là có nguy cơ đụng đầu, mà cô thì cũng không hề thấp.
“Aaa…” Hạ Anh kêu lên và ôm lấy đầu mình, mặt mày nhăn nhó vì đau.
Hải Đăng buồn cười lắm nhưng anh không dám cười. Ở bên cô gái này lúc nào anh cũng phải nhịn cười, nhiều lúc anh nghĩ nếu anh cứ nhịn cười như vậy liệu có bị nội thương mà chết không?
“Cô không sao chứ?” Anh dịu dàng hỏi và đưa tay xoa xoa đầu cô.
“Anh tránh ra!” Hạ Anh bực mình đấy anh ra làm anh suýt ngã.
Nơi nhóm sinh viên tình nguyện đến là một vùng nông thôn hẻo lánh, đường đi đầy sỏi đá. Mọi người chia thành từ nhóm và phân công công việc của từng nhóm. Buổi trưa mọi người chia nhau ra đi chợ, nấu cơm rồi nghỉ ngơi để bắt đầu công việc vào buổi chiều. Cuộc sống của người dân ở đây rất khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều những gì cô và mẹ cô từng trải qua. Giờ phút này cô mới cảm thấy thực ra cô rất may mắn.
Người dân ở đây thấy sinh viên tình nguyện các cô đến mới đầu họ còn ngạc nhiên, sau dần dần trở nên thân thiện và rất quý các cô. Họ thường mang đồ ăn đến tặng đội tình nguyện nhằm cải thiện các bữa ăn.
Hoạt động tình nguyện tuy vất vả nhưng đến buổi tối sinh viên tụ tập lại thành một nhóm ca hát, đánh đàn rất náo nhiệt. Ở đây một thời gian cô phát hiện ra Hải Đăng là một chàng trai đa tài, anh đàn ghi-ta rất hay mà hát cũng đỉnh. Tài năng của anh khiến bao cô gái thầm ngưỡng mộ nhưng bản thân cô lại thấy thương cho anh, tài năng thì nhiều thế nhưng tính cách thì đúng là tệ. Đã vậy suốt ngày anh bám theo cô như sợ cô trốn nợ không bằng. Ngoài lúc nấu cơm, đi ngủ hay đi tắm ra thì lúc nào cô cũng thấy anh xuất hiện trong phạm vi mười mét.
“Nhìn cái mặt mà thấy ghét!” Hạ Anh khẽ lẩm bẩm.
“Cậu vừa nói gì á?” Huệ quay lại hỏi cô. Huệ là cô gái học trường Sân khấu điện ảnh cô mới quen, chính là cô gái được xếp ngồi cùng cô nhưng đến phút cuối đổi chỗ cho Hải Đăng. Huệ là sinh viên năm đầu và đây cũng là lần đầu tiên cô đi tình nguyện. Vì có nhiều điểm chung nên hai người nhanh chóng chơi cùng nhau. Nhưng có một điểm khác biệt là Huệ vô cùng thần tượng anh chàng sinh viên năm ba trường Sân khấu điện ảnh đa tài tên Hải Đăng kia còn cô thì cực kì ghét Hải Đăng. Điểm này chính là điểm cực kì khắc giữa hai người nên bây giờ cô mà nói xấu Hải Đăng thì chẳng khác nào tự chuốc họa vào thân.
“À, mình nói anh ta hát cũng không tồi.” Hạ Anh gượng cười.
“Ôi, không phải là không tồi mà là quá đỉnh! Cậu biết không anh ấy là mĩ nam trường tớ đấy. Vừa đẹp trai, học giỏi lại đa tài nữa. Cậu xem anh ấy vừa đàn vừa hát thật là mê hoặc lòng người!” Huệ vừa nói ánh mắt vừa biểu lộ cảm xúc ngưỡng mộ vô cùng, như kiểu cả thế giới này chỉ mình Hải Đăng là nhất, không còn ai hơn nữa.
Trời ơi, có cần thiết phải như thế không? Anh ta đẹp trai bình thường mà. Tài năng thì cô cũng gặp nhiều rồi. Có điều tài ít mà nhiều tật như anh ta thì cô thấy lần đầu. Hạ Anh nhìn biểu hiện của Huệ, trong lòng cô khẽ than thầm. Không biết do Huệ quá tâng bốc Hải Đăng hay do cô nhận xét anh quá cực đoan nữa. Tất cả mọi người hình như chỉ mình cô ghét anh. Bản thân cô đến tận sau này cũng không hiểu vì sao lúc đó cô ghét anh như vậy.
Buổi chiều Hạ Anh được phân công đi chợ và người đi cùng cô xách đồ không ai khác chính là Hải Đăng. Anh ta đang cố tình đây mà, người cầm bảng phân công công việc không phải anh ta thì còn ai nữa. Sao anh ta cứ thích làm âm hồn ám cô thế nhỉ? Cô hậm hực nhìn anh rồi quay đi. Cả đoạn đường ra chợ hai người không nói với nhau một câu. Cô mua đồ rồi đưa cho anh cầm, cô đi đâu anh đi theo đấy. Về nhà cô cũng không thèm nói với anh một lời. Vừa về đến nhà cô đã đặt đồ đấy và lập tức cắt cái đuôi đáng ghét là anh rồi đi nấu cơm. Hạ Anh không biết nấu cơm nên mỗi khi nhóm đến phiên nấu cơm cô đều nhận việc đi chợ, nhặt rau hay rửa bát.
Cơm canh đã nấu xong xuôi mà mọi người vẫn chưa về ăn cơm. Mấy cô gái trong nhóm cô chia nhau người thì đi tắm, người thì gọi điện thoại cho người yêu, mỗi người một việc. Hạ Anh ngồi để ý mấy mâm cơm và tay vẫn ôm chiếc điện thoại buôn chuyện với Lệ Thu, nghe Lệ Thu kể chuyến du lịch của mình với bố mẹ bên Đức. Nghỉ hè, cô đi tình nguyện còn Lệ Thu sang nước ngoài thăm bố mẹ ở bên đấy. Hai người đang mải nói chuyện thì điện thoại báo pin yếu rồi sập nguồn. Hạ Anh thở dài chạy vào nhà sạc pin. Khi cô vừa chạy ra thì thấy một đứa bé mặc quần áo nhàu nhĩ trông có vẻ bẩn bẩn chạy đến mâm cơm và trộm thức ăn đi. Hạ Anh thoáng ngây người trong phút chốc rồi hét lên:
“Trộm! Có người trộm đồ ăn!”
Cô toan đuổi theo thằng bé nhưng thoắt cái nó đã biến mất. Ngay lúc đó cô thấy một bóng người chạy theo thằng bé, đó là Hải Đăng. Hạ Anh quay lại nhìn mâm cơm đầ ăn vương vãi khẽ than. Cô mới vào chưa đầy một phút đã bị trộm mất rồi, lần này mọi người sẽ mắng cô chết mất thôi. Hạ Anh dặn người trong nhóm để ý thức ăn rồi chạy theo Hải Đăng.
Đứa bé có chạy nhanh đến đâu thì cũng không thể chạy nhanh hơn người lớn. Hải Đăng và Hạ Anh chạy theo một đoạn đã đuổi kịp thằng bé. Thấy nó vào một căn nhà lụp xụp, cô định mắng thằng bé một trận nhưng trước mặt cô là hình ảnh một đứa bé nhường đồ ăn cho một bà già, bà cụ cũng không chịu ăn mà nhường lại cho thằng bé. Hạ Anh ngây người ra nhìn cảnh tượng cảm động đến xót lòng đang xảy ra trước mắt mình. Lúc sau khi cô định thần lại, cô nhìn sang Hải Đăng cũng thấy gương mặt xúc động của anh đang nhìn hai người đó rồi quay sang nhìn cô.
Bà cụ và đứa bé dường như cảm nhận được sự xuất hiện của hai người liền ngẩng lên nhìn. Cậu nhóc có vẻ sợ hãi lùi lại phía sau. Bà cụ hình như hiểu ra điểu gì liền nghiêm mặt quay sang hỏi:
“Con lấy đồ ăn ở đâu ra?”
“Con… con…” Đứa bé lắp bắp không dám trả lời, mặt nó cúi gằm xuống đất.
“Con ăn cắp đồ của người ta phải không? Bà dạy con như thế nào mà con làm việc này. Bà không ăn đồ ăn trộm ăn cắp được, con đem trả và xin lỗi họ đi!” Giọng bà vang lên có chút yếu ớt nhưng rất nghiêm khắc.
Đứa bé nước mắt rơm rớm nhìn bà cụ: “Bà ơi đã mấy tháng bà không được ăn một bữa ăn ngon. Bác sĩ bảo bà phải tẩm bổ mới khỏe được.”
“Trời ơi là trời! Bố mẹ mày không còn, tao khổ sở nuôi mày lên người không phải để mày đi trộm cắp. Có đánh chết tao cũng không ăn!”
Hạ Anh nghe vậy trái tim cô trùng xuống. Ngày cô còn nhỏ, cuộc sống thiếu thốn, cô cũng không thường xuyên được ăn ngon. Mẹ cô thường nhường đồ ăn ngon mang về từ nhà hàng mẹ làm cho cô và nói bà đã ăn ở nhà hàng rồi. Nhưng cô biết mẹ chỉ nói vậy thôi, nên cô lại phần đồ riêng ra cho mẹ. Hai mẹ con cô cũng nhường đi nhường lại thức ăn cho người kia như vậy. Nhưng có khổ thế nào cũng không đến mức như hai bà cháu kia. Cuộc sống của mẹ tuy vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng dành cho cô thứ tốt nhất, đồ ăn ngon nhất, tình yêu thương nhiều nhất có thể. Quần áo tuy không mới nhưng lúc nào cũng sạch sẽ thơm mùi nắng. Mẹ cô không lấy chồng mà sinh con nên bị ông ngoại đuổi ra khỏi nhà. Tuy vậy cô vẫn được bà ngoại giấu ông mà đến thăm nom, mua quần áo mới, mua đồ ăn ngon. Bà giấu ông đưa cô và mẹ về sống trong nhà tạm trông ruộng su su của nhà. Ông biết nhưng giả vờ như không biết. Cô không có bố nhưng ít ra được mẹ và bà yêu thương, còn đứa bé kia chỉ có một bà cụ già yếu thân mang bệnh.
“Bà ơi, em ấy không ăn trộm đâu bà. Là tụi cháu cho em ấy.” Hải Đăng lên tiếng.
Bà cụ nghe vậy nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn mỉm cười và cảm ơn không ngừng.
“Đi thôi.” Hải Đăng nói rồi kéo tay cô bước đi. Đi khỏi căn nhà cũ Hải Đăng vẫn thấy Hạ Anh im lặng, vẻ mặt đầy tâm sự, anh liền lên tiếng: “Em sao thế?”
“Tự nhiên em nhớ mẹ em. Ngày còn nhỏ gia đình khó khăn mẹ cũng thường nhường đồ ăn ngon cho em. Ít ra em vẫn có mẹ chăm sóc, có ông bà ngoại yêu thương. Đứa bé kia chỉ có bà nội đã già sức khỏe yếu ở bên.”
Hạ Anh chỉ nói mấy câu ngắn gọn nhưng anh cảm nhận được trong những lời nói đó chứ đựng bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu khổ sở mà cô phải trải qua. Vậy mà anh còn bắt nạt cô. Anh thật là đáng trách.
“Đi thôi, chúng ta đi chợ mua thêm thức ăn không lát mọi người lại kêu ấm ĩ lên đấy!” Anh nhìn cô mỉm cười và kéo cô ra chợ. Anh sẽ lôi cô ra khỏi những nỗi buồn ấy, anh sẽ mang nắng ấm về cho cuộc đời cô. Giây phút đó anh đã quyết định như vậy
Hạ Anh thấy anh mua nhiều đồ túi nọ túi kia lỉnh kỉnh, cô nhìn anh khó hiểu:
“Anh mua làm gì mà nhiều vậy?”
“Mua một ít cho bà cụ lúc nãy nữa” Hải Đăng vừa nói xong đã thấy Hạ Anh đang nhìn mình, nhất thời anh không hiểu được ánh mắt đó có nghĩ gì thì cô đã mỉm cười rất tươi.
“Mua trứng sẽ để được lâu hơn đấy. Tốt nhất nhà nên mua gà, như vậy nó có thể để trứng mỗi ngày.”
Hải Đăng chưa bao giờ nhìn thấy Hạ Anh cười với anh tươi như vậy. Trước đây cô không mặt dày ra với anh thì sẽ là tức giận cãi nhau, thế nên thấy nụ cười ấy anh thoáng chốc trở thành kẻ ngốc đứng như trời trồng một chỗ.
“Anh còn đứng đấy làm gì nữa? Nhanh lên muộn rồi.” Cô quay lại quát anh rồi lăng xăng chạy xuống cuối chợ xem gà.
Hải Đăng bị mắng nhưng trong lòng lại thấy sung sướng. Anh mà cưới được cô vợ như này thì cả ngày anh bị mắng cũng can tâm để cô mắng.
Một tháng tình nguyện nhanh chóng kết thúc, Hạ Anh cùng đoàn trở về Hà Nội. Một tháng hè cô học được rất nhiều thứ. Không biết từ lúc nào ác cảm cô dành cho anh bấy lâu đã trở thành thiện cảm. Cô và anh dần dần trở thành bạn rồi thành người yêu. Lúc đó Hải Đăng nghĩ cả đời này sẽ ở bên cô, bảo vệ cô, dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Vậy mà chỉ sau một cơn sóng gió, cô và anh đã xa nhau.
Bố mẹ Hải Đăng là người Bắc nhưng Hải Đăng lớn lên trong Sài Gòn, đến khi anh học đại học mới chuyển ra Hà Nội. Anh chẳng bao giờ ngờ được anh sẽ yêu một cô gái như Hạ Anh. Lần đầu tiên gặp cô là trong vụ tai nạn nhiều năm trước. Hôm đó anh lái xe đi đón mẹ, đường phố không đông lắm nên anh phóng xe đi rất nhanh. Đi qua ngã tư anh gặp một cô gái nghênh ngang đi sang đường, cô vừa xi nhan đã rẽ ngay, làm anh tránh không kịp mà đâm phải cô khiến cả hai cũng ngã xuống. Anh đứng dậy, nhìn một bên chân mình máu đang chảy xuống. Anh toan đến chỗ cô gái hỏi xem cô có sao không thì đã thấy cô đứng trước mặt mình và lớn tiếng mắng anh đi đứng không cẩn thận, bộ dạng cô lúc đó như con nhím xù lông khiến anh buồn cười vô cùng. Anh nén chịu đau mà trêu cô vài câu, càng khiến cô tức giận hơn mà mắng anh là “đồ biến thái”.
Lần thứ hai gặp lại cô khi anh lên bà ngoại cùng mẹ. Bộ dạng đanh đá của cô không còn nữa mà thay vào đó là sự dịu dàng. Cô đang thẩn thơ nghĩ điều gì đó. Gió thổi làm tóc cô tung bay, chiếc váy dài qua gối cũng bay phất phơ. Ánh tà dương chiếu rọi khiến vẻ đẹp của cô trở nên huyền ảo. Nhìn cô lúc này như một tiểu tiên nữ hạ phàm. Anh đã bị vẻ đẹp của cô lúc đó làm cho ngẩn ngơ mà ngắm nhìn cô hồi lâu.
Nhưng anh đã nhầm, cô gái mang hình dáng của tiểu tiên nữ hạ phàm ấy là một con nhím xù lông, một con nhím lợi hại khiến cảm xúc của anh bị quay như chong chóng. Khi anh mải mê chụp ảnh và chẳng may va phải cô làm chiếc máy ảnh rơi xuống đất, lúc đầu cô còn nhẹ nhàng xin lỗi anh nhưng bị anh trêu mấy câu đã lập tức hiện nguyên hình nhím mà mắng anh. Hải Đăng không hề cảm thấy tức giận mà ngược lại anh thấy cô gái này rất thú vị. Anh lấy lí do cô làm vỡ máy ảnh của anh và tiếp cận cô.
Hải Đăng vốn là hội phó hội sinh viên tình nguyện, anh thường liên kết với sinh viên các trường ở Hà Nội thực hiện các hoạt động tình nguyện, vì vậy mà anh gặp lại Hạ Anh lần thứ ba.
Mùa hè năm đó, Hải Đăng cùng đoàn tham gia chiến dịch mùa hè xanh. Vì anh đi sớm nên tới địa điểm tập trung mà vẫn chỉ có mấy người. Hải Đăng ngồi ở ghế đá một lúc thì thấy một cô gái tiến lại gần. Cô mỉm cười chào anh nhưng ngay khi nhận ra anh là ai, cô đã lập tức thay đổi thái độ.
“Sao lại là anh?”
“Sao lại không được là tôi? Tôi đi tình nguyện, cô cũng đi tình nguyện. Thật là trùng hợp.” Hải Đăng mỉm cười.
“Đúng là âm hồn không tan.”
Hải Đăng nghe Hạ Anh nói vậy anh cảm thấy buồn cười liền lấy cớ chiếc máy ảnh ra trêu cô.
“Làm sao mà tan được. Tôi phải theo cô để đòi lại chiếc máy ảnh chứ! À đúng rồi hôm trước tôi gọi vào số của cô sao không nghe máy?”
Hạ Anh chau mày lườm anh ta. Con người này sao mà nhỏ nhen đến đáng ghét như vậy? Cô va vào anh ta khiến anh ta làm rơi máy ảnh xuống đất chứ có phải cô vứt máy ảnh của anh ta xuống đất đâu. Hơn nữa chiếc máy ảnh cũng không phải là hỏng hoàn toàn, sao anh ta cứ đổ trách nhiệm lên đầu cô chứ?
“Lúc đó tôi bận không nghe được.” Cô nói.
“Vậy à? Miễn cô không chạy trốn là được.”
Hạ Anh nghe anh ta nói trong lòng thấy buồn cười. Anh chỉ biết tên cô, một số điện thoại, chỉ cần cô thay số thì anh ta làm được gì? Nói gì mà chạy trốn hay không, chẳng qua là cô thấy mình cũng có lỗi nên mới chấp nhận đền cho anh ta thôi. Hải Đăng có vẻ như hiểu cô gái này đang nghĩ gì, anh nói tiếp:
“Cô là Lâm Hạ Anh học năm nhất Đại học Giao thông vận tải khoa kinh tế đúng không? Cô muốn chạy cũng không được.” Hải Đăng nháy mắt nhìn vẻ mặt ngạc nhiên tột độ của cô.
Hạ Anh cố che giấu vẻ ngạc nhiên của mình mà cố gắng nở một nụ cười.
“Anh biết thì sao? Tốt nhất là anh tránh xa tôi ra một chút. Nợ anh, tôi nhất định trả, không thiếu một đồng. Yên tâm đi!” Hạ Anh nói rồi bỏ đi.
Hải Đăng nhìn cô gái vừa đi khỏi, anh khẽ mỉm cười. Không hiểu sao anh thấy rất thú vị khi trêu chọc cô gái này, làm sao anh có thể tránh cô ấy xa một chút chứ. Anh phải lại gần cô ấy, trêu tức cô ấy, khiến cô không thể chịu đựng nổi mà khuất phục mới thôi. Còn lí do tiếp cận cô thì anh có rất nhiều, cô làm vỡ vỏ máy ảnh của anh, anh phải đòi nợ cô. Anh còn là hội phó hội tình nguyện, ít nhất một tháng này cô không thoát được khỏi anh.
Hạ Anh lên xe ô tô ngồi một lúc, khi xe nổ máy chuẩn bị lăn bánh thì một người con trai ngồi xuống ngay bên cạnh cô, miệng toe toét cười, tay cầm chai nước giơ trước mặt cô:
“Uống nước không?”
Hạ Anh gườm gườm nhìn anh ta và gạt tay cầm chai nước trước mặt mình xuống:
“Sao anh lại ngồi đây?”
“Chỗ này trống nên tôi ngồi, có vẫn đề gì không?”
“Chỗ này có người ngồi rồi, anh ra chỗ khác đi!”
“À, cô gái tóc ngắn ngắn ấy hả? Cô ấy bị say xe nên tôi đổi cho cô ấy ngồi lên đầu rồi. Vị trí này ở cuối xe tiện quan sát mọi người.”
Hải Đăng vẫn tỉnh bơ coi như không nhìn thấy vẻ mặt khó chịu của cô. Hạ Anh hậm hực nhìn anh ta rồi ngoảnh mặt ra ngoài cửa sổ không thèm để ý đến anh nữa.
Trên đường đi, mọi người tổ chức chơi trò chơi rất sôi động. Trước mặt cô, Hải Đăng là người đáng ghét như vậy nhưng anh lại rất được mọi người yêu quý. Không khí náo nhiệt kéo dài từ hàng tiếng đồng hồ. Hạ Anh thầm nghĩ, anh ta nói nhiều như vậy không biết có mệt không? Điều hòa mát lạnh mà trên chán anh vẫn lấm tấm chút mồ hôi.
Hạ Anh thường có thói quen ngủ khi lên xe, lần nào về quê bằng xe khách cô cũng ngủ một giấc từ Hà Nội về đến gần nhà mới dậy. Lần này cũng chẳng ngoại lệ, không khí dù vui vẻ đến đâu cũng chỉ lôi kéo cô được một lúc, sau đó cô lại lăn ra ngủ tít. Trong giấc mơ cô mơ thấy mình dựa lên một cái gối tuy không êm lắm nhưng cũng tạm được. Trên một chuyến đi dài như vậy có gối còn hơn không, cô nghĩ vậy và yên tâm dựa vào gối ngủ một giấc cho đến khi cảm nhận thấy xe dừng lại. Hạ Anh khẽ mở mắt ra thấy người con trai ngồi bên cạnh đang chăm chú nhìn mình và đầu cô đang dựa vào vai anh. Hạ Anh ngượng nghịu ngồi thẳng dậy nhìn anh nói:
“Sao anh không đi đi?”
“Cô dựa vào người tôi làm sao tôi đi được.” Anh nói và đưa tay lên xoa bóp vai tỏ vẻ rất mỏi: “Tôi gọi mãi mà có dậy đâu.”
Hạ Anh nghe anh nói vậy ngại quá liền cúi gằm mặt xuống. Anh ta rõ ràng nói điêu, cô có nghe thấy anh gọi bao giờ đâu.
“Cô cũng siêu thật, trên xe ầm ĩ như vậy mà ngủ tít, lại còn mơ được nữa. Chỉ tôi cách với.” Hải Đăng cười nhăn.
Hạ Anh thấy anh càng cố tình trêu mình ngượng quá hóa giận cô đứng bật dậy nói: “Anh có thôi đi…” Chữ “không” bị nuốt vào trong bụng vì ngay sau đó là tiếp cộp một cái rõ to. Cô quên mất rằng cô ngồi ở cuối, ghế hơi cao nên chỉ cần người cao một chút đứng thẳng dậy là có nguy cơ đụng đầu, mà cô thì cũng không hề thấp.
“Aaa…” Hạ Anh kêu lên và ôm lấy đầu mình, mặt mày nhăn nhó vì đau.
Hải Đăng buồn cười lắm nhưng anh không dám cười. Ở bên cô gái này lúc nào anh cũng phải nhịn cười, nhiều lúc anh nghĩ nếu anh cứ nhịn cười như vậy liệu có bị nội thương mà chết không?
“Cô không sao chứ?” Anh dịu dàng hỏi và đưa tay xoa xoa đầu cô.
“Anh tránh ra!” Hạ Anh bực mình đấy anh ra làm anh suýt ngã.
Nơi nhóm sinh viên tình nguyện đến là một vùng nông thôn hẻo lánh, đường đi đầy sỏi đá. Mọi người chia thành từ nhóm và phân công công việc của từng nhóm. Buổi trưa mọi người chia nhau ra đi chợ, nấu cơm rồi nghỉ ngơi để bắt đầu công việc vào buổi chiều. Cuộc sống của người dân ở đây rất khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều những gì cô và mẹ cô từng trải qua. Giờ phút này cô mới cảm thấy thực ra cô rất may mắn.
Người dân ở đây thấy sinh viên tình nguyện các cô đến mới đầu họ còn ngạc nhiên, sau dần dần trở nên thân thiện và rất quý các cô. Họ thường mang đồ ăn đến tặng đội tình nguyện nhằm cải thiện các bữa ăn.
Hoạt động tình nguyện tuy vất vả nhưng đến buổi tối sinh viên tụ tập lại thành một nhóm ca hát, đánh đàn rất náo nhiệt. Ở đây một thời gian cô phát hiện ra Hải Đăng là một chàng trai đa tài, anh đàn ghi-ta rất hay mà hát cũng đỉnh. Tài năng của anh khiến bao cô gái thầm ngưỡng mộ nhưng bản thân cô lại thấy thương cho anh, tài năng thì nhiều thế nhưng tính cách thì đúng là tệ. Đã vậy suốt ngày anh bám theo cô như sợ cô trốn nợ không bằng. Ngoài lúc nấu cơm, đi ngủ hay đi tắm ra thì lúc nào cô cũng thấy anh xuất hiện trong phạm vi mười mét.
“Nhìn cái mặt mà thấy ghét!” Hạ Anh khẽ lẩm bẩm.
“Cậu vừa nói gì á?” Huệ quay lại hỏi cô. Huệ là cô gái học trường Sân khấu điện ảnh cô mới quen, chính là cô gái được xếp ngồi cùng cô nhưng đến phút cuối đổi chỗ cho Hải Đăng. Huệ là sinh viên năm đầu và đây cũng là lần đầu tiên cô đi tình nguyện. Vì có nhiều điểm chung nên hai người nhanh chóng chơi cùng nhau. Nhưng có một điểm khác biệt là Huệ vô cùng thần tượng anh chàng sinh viên năm ba trường Sân khấu điện ảnh đa tài tên Hải Đăng kia còn cô thì cực kì ghét Hải Đăng. Điểm này chính là điểm cực kì khắc giữa hai người nên bây giờ cô mà nói xấu Hải Đăng thì chẳng khác nào tự chuốc họa vào thân.
“À, mình nói anh ta hát cũng không tồi.” Hạ Anh gượng cười.
“Ôi, không phải là không tồi mà là quá đỉnh! Cậu biết không anh ấy là mĩ nam trường tớ đấy. Vừa đẹp trai, học giỏi lại đa tài nữa. Cậu xem anh ấy vừa đàn vừa hát thật là mê hoặc lòng người!” Huệ vừa nói ánh mắt vừa biểu lộ cảm xúc ngưỡng mộ vô cùng, như kiểu cả thế giới này chỉ mình Hải Đăng là nhất, không còn ai hơn nữa.
Trời ơi, có cần thiết phải như thế không? Anh ta đẹp trai bình thường mà. Tài năng thì cô cũng gặp nhiều rồi. Có điều tài ít mà nhiều tật như anh ta thì cô thấy lần đầu. Hạ Anh nhìn biểu hiện của Huệ, trong lòng cô khẽ than thầm. Không biết do Huệ quá tâng bốc Hải Đăng hay do cô nhận xét anh quá cực đoan nữa. Tất cả mọi người hình như chỉ mình cô ghét anh. Bản thân cô đến tận sau này cũng không hiểu vì sao lúc đó cô ghét anh như vậy.
Buổi chiều Hạ Anh được phân công đi chợ và người đi cùng cô xách đồ không ai khác chính là Hải Đăng. Anh ta đang cố tình đây mà, người cầm bảng phân công công việc không phải anh ta thì còn ai nữa. Sao anh ta cứ thích làm âm hồn ám cô thế nhỉ? Cô hậm hực nhìn anh rồi quay đi. Cả đoạn đường ra chợ hai người không nói với nhau một câu. Cô mua đồ rồi đưa cho anh cầm, cô đi đâu anh đi theo đấy. Về nhà cô cũng không thèm nói với anh một lời. Vừa về đến nhà cô đã đặt đồ đấy và lập tức cắt cái đuôi đáng ghét là anh rồi đi nấu cơm. Hạ Anh không biết nấu cơm nên mỗi khi nhóm đến phiên nấu cơm cô đều nhận việc đi chợ, nhặt rau hay rửa bát.
Cơm canh đã nấu xong xuôi mà mọi người vẫn chưa về ăn cơm. Mấy cô gái trong nhóm cô chia nhau người thì đi tắm, người thì gọi điện thoại cho người yêu, mỗi người một việc. Hạ Anh ngồi để ý mấy mâm cơm và tay vẫn ôm chiếc điện thoại buôn chuyện với Lệ Thu, nghe Lệ Thu kể chuyến du lịch của mình với bố mẹ bên Đức. Nghỉ hè, cô đi tình nguyện còn Lệ Thu sang nước ngoài thăm bố mẹ ở bên đấy. Hai người đang mải nói chuyện thì điện thoại báo pin yếu rồi sập nguồn. Hạ Anh thở dài chạy vào nhà sạc pin. Khi cô vừa chạy ra thì thấy một đứa bé mặc quần áo nhàu nhĩ trông có vẻ bẩn bẩn chạy đến mâm cơm và trộm thức ăn đi. Hạ Anh thoáng ngây người trong phút chốc rồi hét lên:
“Trộm! Có người trộm đồ ăn!”
Cô toan đuổi theo thằng bé nhưng thoắt cái nó đã biến mất. Ngay lúc đó cô thấy một bóng người chạy theo thằng bé, đó là Hải Đăng. Hạ Anh quay lại nhìn mâm cơm đầ ăn vương vãi khẽ than. Cô mới vào chưa đầy một phút đã bị trộm mất rồi, lần này mọi người sẽ mắng cô chết mất thôi. Hạ Anh dặn người trong nhóm để ý thức ăn rồi chạy theo Hải Đăng.
Đứa bé có chạy nhanh đến đâu thì cũng không thể chạy nhanh hơn người lớn. Hải Đăng và Hạ Anh chạy theo một đoạn đã đuổi kịp thằng bé. Thấy nó vào một căn nhà lụp xụp, cô định mắng thằng bé một trận nhưng trước mặt cô là hình ảnh một đứa bé nhường đồ ăn cho một bà già, bà cụ cũng không chịu ăn mà nhường lại cho thằng bé. Hạ Anh ngây người ra nhìn cảnh tượng cảm động đến xót lòng đang xảy ra trước mắt mình. Lúc sau khi cô định thần lại, cô nhìn sang Hải Đăng cũng thấy gương mặt xúc động của anh đang nhìn hai người đó rồi quay sang nhìn cô.
Bà cụ và đứa bé dường như cảm nhận được sự xuất hiện của hai người liền ngẩng lên nhìn. Cậu nhóc có vẻ sợ hãi lùi lại phía sau. Bà cụ hình như hiểu ra điểu gì liền nghiêm mặt quay sang hỏi:
“Con lấy đồ ăn ở đâu ra?”
“Con… con…” Đứa bé lắp bắp không dám trả lời, mặt nó cúi gằm xuống đất.
“Con ăn cắp đồ của người ta phải không? Bà dạy con như thế nào mà con làm việc này. Bà không ăn đồ ăn trộm ăn cắp được, con đem trả và xin lỗi họ đi!” Giọng bà vang lên có chút yếu ớt nhưng rất nghiêm khắc.
Đứa bé nước mắt rơm rớm nhìn bà cụ: “Bà ơi đã mấy tháng bà không được ăn một bữa ăn ngon. Bác sĩ bảo bà phải tẩm bổ mới khỏe được.”
“Trời ơi là trời! Bố mẹ mày không còn, tao khổ sở nuôi mày lên người không phải để mày đi trộm cắp. Có đánh chết tao cũng không ăn!”
Hạ Anh nghe vậy trái tim cô trùng xuống. Ngày cô còn nhỏ, cuộc sống thiếu thốn, cô cũng không thường xuyên được ăn ngon. Mẹ cô thường nhường đồ ăn ngon mang về từ nhà hàng mẹ làm cho cô và nói bà đã ăn ở nhà hàng rồi. Nhưng cô biết mẹ chỉ nói vậy thôi, nên cô lại phần đồ riêng ra cho mẹ. Hai mẹ con cô cũng nhường đi nhường lại thức ăn cho người kia như vậy. Nhưng có khổ thế nào cũng không đến mức như hai bà cháu kia. Cuộc sống của mẹ tuy vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng dành cho cô thứ tốt nhất, đồ ăn ngon nhất, tình yêu thương nhiều nhất có thể. Quần áo tuy không mới nhưng lúc nào cũng sạch sẽ thơm mùi nắng. Mẹ cô không lấy chồng mà sinh con nên bị ông ngoại đuổi ra khỏi nhà. Tuy vậy cô vẫn được bà ngoại giấu ông mà đến thăm nom, mua quần áo mới, mua đồ ăn ngon. Bà giấu ông đưa cô và mẹ về sống trong nhà tạm trông ruộng su su của nhà. Ông biết nhưng giả vờ như không biết. Cô không có bố nhưng ít ra được mẹ và bà yêu thương, còn đứa bé kia chỉ có một bà cụ già yếu thân mang bệnh.
“Bà ơi, em ấy không ăn trộm đâu bà. Là tụi cháu cho em ấy.” Hải Đăng lên tiếng.
Bà cụ nghe vậy nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn mỉm cười và cảm ơn không ngừng.
“Đi thôi.” Hải Đăng nói rồi kéo tay cô bước đi. Đi khỏi căn nhà cũ Hải Đăng vẫn thấy Hạ Anh im lặng, vẻ mặt đầy tâm sự, anh liền lên tiếng: “Em sao thế?”
“Tự nhiên em nhớ mẹ em. Ngày còn nhỏ gia đình khó khăn mẹ cũng thường nhường đồ ăn ngon cho em. Ít ra em vẫn có mẹ chăm sóc, có ông bà ngoại yêu thương. Đứa bé kia chỉ có bà nội đã già sức khỏe yếu ở bên.”
Hạ Anh chỉ nói mấy câu ngắn gọn nhưng anh cảm nhận được trong những lời nói đó chứ đựng bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu khổ sở mà cô phải trải qua. Vậy mà anh còn bắt nạt cô. Anh thật là đáng trách.
“Đi thôi, chúng ta đi chợ mua thêm thức ăn không lát mọi người lại kêu ấm ĩ lên đấy!” Anh nhìn cô mỉm cười và kéo cô ra chợ. Anh sẽ lôi cô ra khỏi những nỗi buồn ấy, anh sẽ mang nắng ấm về cho cuộc đời cô. Giây phút đó anh đã quyết định như vậy
Hạ Anh thấy anh mua nhiều đồ túi nọ túi kia lỉnh kỉnh, cô nhìn anh khó hiểu:
“Anh mua làm gì mà nhiều vậy?”
“Mua một ít cho bà cụ lúc nãy nữa” Hải Đăng vừa nói xong đã thấy Hạ Anh đang nhìn mình, nhất thời anh không hiểu được ánh mắt đó có nghĩ gì thì cô đã mỉm cười rất tươi.
“Mua trứng sẽ để được lâu hơn đấy. Tốt nhất nhà nên mua gà, như vậy nó có thể để trứng mỗi ngày.”
Hải Đăng chưa bao giờ nhìn thấy Hạ Anh cười với anh tươi như vậy. Trước đây cô không mặt dày ra với anh thì sẽ là tức giận cãi nhau, thế nên thấy nụ cười ấy anh thoáng chốc trở thành kẻ ngốc đứng như trời trồng một chỗ.
“Anh còn đứng đấy làm gì nữa? Nhanh lên muộn rồi.” Cô quay lại quát anh rồi lăng xăng chạy xuống cuối chợ xem gà.
Hải Đăng bị mắng nhưng trong lòng lại thấy sung sướng. Anh mà cưới được cô vợ như này thì cả ngày anh bị mắng cũng can tâm để cô mắng.
Một tháng tình nguyện nhanh chóng kết thúc, Hạ Anh cùng đoàn trở về Hà Nội. Một tháng hè cô học được rất nhiều thứ. Không biết từ lúc nào ác cảm cô dành cho anh bấy lâu đã trở thành thiện cảm. Cô và anh dần dần trở thành bạn rồi thành người yêu. Lúc đó Hải Đăng nghĩ cả đời này sẽ ở bên cô, bảo vệ cô, dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Vậy mà chỉ sau một cơn sóng gió, cô và anh đã xa nhau.