Chương 8
Vũ cố lôi thân mình về tới phòng. Vừa chạm tới sô pha, anh ngã quỵ. Có trời mới biết đêm nay anh đã trải qua những cảm xúc gì. Anh đã cố gồng mình để tươi cười, mỗi nụ cười như một con dao cắt xẻ từng nhát, từng nhát lên thân thể anh đau đớn.
Nguyên Anh có bạn trai mới, anh đã không hề tính đến điều này. Anh thật ngốc. Cô đâu phải của riêng anh, cô cũng có quyền yêu người khác chứ. Cô ấy không hề nói sẽ đợi anh. Là anh tự bỏ đi. Là tại anh. Nhìn lại căn nhà trống rỗng thiếu vắng hơi người, anh thực sự có ham muốn đập phá hết, anh sắp lên cơn điên rồi. Anh cố điều chỉnh mình, phải kiềm chế, cố gắng kiềm chế.
Tự rót cho mình một ly rượu, anh nằm trên thảm ở phòng khách, vắt tay lên trán và nhấm nháp. Anh hồi tưởng lại cái ôm của người đàn ông kia với cô lúc đứng dưới cổng khu nhà, nhớ cả vòng tay ôm của anh và cô lúc nãy. Cô có vẻ hơi cứng người lại lúc anh ôm, dù cô đã cố tỏ vẻ không có gì nhưng anh đã nhận ra cô không được thoải mái lắm. Giữa hai người không phải chưa từng ôm nhau, chỉ là chưa từng, chưa bao giờ là cái ôm của hai người yêu nhau, họ luôn là anh em. Vũ cười chua chát. Anh đã bắt đầu chán cái danh xưng anh em này, nó ngăn cản anh đến với cô, ngăn anh biến hôn nhân trở thành có ý nghĩa thực sự của nó chứ không phải mối quan hệ ràng buộc bởi giấy tờ.
Nằm mãi không ngủ được, anh lại nhớ đến những chuyện hồi còn nhỏ.
Năm Vũ học lớp chín, được mười bốn tuổi mẹ mới sinh em bé. Đó là một năm thực sự khó khăn với gia đình anh. Mẹ anh bị khó sinh, tưởng như không thể qua khỏi. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Cha anh phải đi chăm mẹ ở bệnh viện trên thành phố, việc nhà và chăm sóc ông ngoại do một mình Vũ cáng đáng. Kì thi vào lớp mười của cậu sắp tới gần. Vì thế mà cô của Vũ, cũng chính là mẹ của Nhật kêu cậu qua ở chung với Vũ, anh em cùng nhau ôn tập, đồng thời phụ giúp việc nhà.
Khỏi nói hai cậu vui vẻ như thế nào. Hai anh em cùng đi học, cùng lo việc nhà, cùng học tập vô cùng náo nhiệt. Tuy nhiên, trái với Vũ luôn nghiêm túc học hành thì Nhật lại rất chểnh mảng. Cậu chàng luôn bị tivi và truyện tranh hấp dẫn, kết quả học tập luôn ở mức trung bình và trở thành tấm gương cho Nguyên Anh. Cứ cuối tuần là Nhật lại đón cô bé tới nhà Vũ chơi. Những ngày tháng tư mát mẻ, trời trong xanh và gió nhè nhẹ thổi, cô bé lớp bốn với mái kiểu tóc ngắn Maruko, quần cộc, áo thun luôn lẽo đẽo theo hai anh trèo cây, bắn chim, bẻ trộm ngô, đào trộm khoai, hái trộm dưa ngoài đồng rồi đào bếp dã chiến để nướng.
Vũ lúc này tự cho mình đã lớn, không còn thích những trò nghịch phá của Nhật nữa nhưng do không yên tâm về hai “thánh phá” nên buộc phải đi theo để “giám sát đề phòng bất trắc”. Chỉ khi nào đồ ăn chín thơm lừng phà vào cánh mũi, cậu mới đành tặc lưỡi: tại Nguyên Anh nài nỉ quá, phải ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự hấp dẫn của mùi khoai nướng, bắp nướng, vị dưa hấu tươi ngọt hay những củ lạc luộc bùi béo. Bộ sưu tập các “chiến tích” mỗi năm cứ dày thêm mãi.
Có một điều Vũ luôn tự hào, đó là chính cậu đã dạy Nguyên Anh những con chữ đầu tiên. Mặc dù bản thân là một cô nhóc hiếu động và quậy phá, nhưng cô bé lại có trí nhớ tốt và bộ óc thông minh. Trước khi vào lớp một, Nguyên Anh đã học thuộc bảng chữ cái, đầu lớp hai đã đọc thuộc bảng cửu chương và có thể tự đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, trong khi bạn bè cùng lớp còn đang tập đánh vần. Tất cả điều do một phần lớn công lao của Vũ chỉ dạy. Tất nhiên, mỗi thành tựu đều phải có phần thưởng.
- Anh ơi, tại sao phải đọc bằng mắt mà không được đọc thành tiếng? – Nguyên Anh phụng phịu.
- Tại vì đọc bằng mắt thì sẽ nhanh hơn. Vả lại, em đọc to ra miệng sẽ làm phiền người khác. – Vũ mỉm cười trả lời.
- Thế lúc ở một mình em có thể đọc to bằng miệng không?
- Được chứ. Nếu như em muốn luyện đọc.
- Nếu em có thể đọc bằng mắt thì anh có thể thưởng cho em không?
- Ổi nhé? – Vũ dụ dỗ.
- Mỗi quả ổi thôi à? Ứ đâu. – Cô nhóc bĩu môi.
- Tặng em một cuốn 5 Sài Gòn của Bùi Chí Vinh nhé. – Vũ hỏi sau một lúc ngẫm nghĩ.
- Ồ dzê… Em đồng ý. Anh Vũ là nhất. – Nguyên Anh nhảy lên sung sướng.
Nếu như nói Nhật là sư phụ bày trò thì Vũ chính là sư phụ dạy học cho Nguyên Anh. Nhờ vậy mà cô nhóc luôn đứng trong top 3 toàn khối, là niềm tự hào của gia đình và Vũ, là nguyên nhân khiến Nhật bực đến nghiến răng. Dù sao, ba người chơi thân với nhau mà trong đó có hai người học giỏi, một người học dốt thì thật chẳng vui vẻ gì cho cam. Điều khiến Nhật ấm ức không phải vì cậu ghen tức với Vũ và Nguyên Anh – hai kẻ luôn đứng đầu mà vì cậu không thấy việc này có gì hấp dẫn. Cậu không muốn bỏ chơi để học, các trò chơi vẫn có sức quyến rũ hơn nhiều.
Vũ biết suy nghĩ này của Nhật nên cậu nghĩ ra kế hoạch dùng Nguyên Anh để đả kích Nhật. Nhật không quan tâm lắm việc người ta nghĩ gì về mình nhưng cậu nhóc rất để tâm những nhận xét, trêu chọc của cô em út. Cô bé Nguyên Anh lém lỉnh cứ thấy anh Nhật bỏ bài tập chạy đi chơi là lại “lêu lêu anh Nhật học dốt” làm cậu chàng tức xì khói.
Tổng kết học kì một, Vũ và Nguyên Anh đem về giấy khen học sinh giỏi, được người lớn trong nhà khen hết lời, Nhật thì bị cô giáo phê bình trong cuộc họp phụ huynh, bị bố mắng xối xả. Không những thế, ngày tết, Vũ và Nguyên Anh được mừng tuổi rất nhiều lì xì, những phong bao đỏ chói cứ vẫy qua vậy lại trước mặt, Nhật thực sự bùng nổ. Nhìn Nhật vật lộn với đống bài tập, Vũ cười thầm, kế hoạch đã thành công, ở một góc nghéo tay với Nguyên Anh, hứa chừng nào thì xong sẽ chơi với cô bé nhiều hơn.
***
Sau khi bố mẹ đưa em bé về nhà, Vũ đỡ bận rộn hơn, có nhiều thời gian học tập hơn. Cậu tự tin kết quả thi của mình rất tốt. Còn Nhật thì như con chim được tháo cũi sổ lồng, thi xong là quăng hết sách vở sang một bên, hăm hở gọt đẽo chạc thun, cần câu, dắt theo Nguyên Anh mở ra một mùa hè huyên náo.
Nguyên Anh mười tuổi vẫn vô cùng hiếu động, nghịch ngợm và cứng đầu. Cô bé vẫn chưa thôi quậy phá, trêu chọc người lớn. Bác Cả thường bảo, chắc tại con bé quậy quá nên không lớn được, mười tuổi vẫn không nhỉnh hơn hồi tám tuổi là bao.
Cuối mùa hè, đủ thứ trái cây như xoài, ổi, thị, doi… chín nục, cũng là mùa đám trẻ rủ nhau đi trộm vườn. Nhật, Nguyên Anh, như mọi khi, bàn nhau xem nên hái trộm vườn nhà ai trước, và tất nhiên, chúng lôi kéo cả Vũ nữa. Hương ổi chín, hương thị thơm nức mũi, chẳng mấy khi chúng từ chối được.
Trẻ con thật kì lạ. Mặc dù trong vườn nhà mình cũng có nhiều loại cây trái, cũng từng ấy thứ quả, cùng to tròn căng mọng như thế, nhưng cũng thứ quả ấy trong vườn nhà hàng xóm, trong mắt chúng lại thấy hấp dẫn hơn nhiều. Đối với chúng, đồ ăn trộm bao giờ cũng thơm ngon hơn đồ của nhà, bởi nó có một thứ gia vị mang tên: kích thích. Vì thế, mặc cho trái cây trong vườn nhà chín rụng, Nhật, Vũ và Nguyên Anh vẫn rủ nhau trốn ngủ trưa đi ăn trộm trái cây nhà hàng xóm, bất chấp hậu quả là trận đòn roi của bác Cả - bố Nhật.
Đội hình thì năm nào cũng như năm nào, Nhật trèo cây hái quả, Vũ đứng dưới xòe áo, mũ hoặc túi để hứng, Nguyên Anh canh chừng chủ nhà. Từng có lần ba anh em mải mê quá, con chó dữ nhà ông Bảy chột chạy tới mà không biết, Nguyên Anh bị nó táp cho rách quần, chảy máu. Thế mà chúng vẫn không sợ, về bôi dầu xong hôm sau lại đi tiếp. Nhiều năm sau nhớ lại, trong hoài niệm vẫn thấy rất vui, tuổi thơ liều lĩnh, hồn nhiên vô lo ấy là những kí ức vô giá.
Kế đến là mùa thị. Đám trẻ trong xóm hò nhau đi hái trộm cây thị nhà ông Thạnh cuối xóm. Thị chưa tới tay, chúng đã đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán. Bất chấp tin đồn thằng Tí khùng ở rìa làng từng nhìn thấy con ma thắt cổ thường tung tăng trên ngọn cây thị vào mỗi buổi trưa, đám trẻ vẫn không cưỡng lại được sự mê hoặc của hương thị. Những quả thị tròn tròn màu vàng ươm thơm nức mũi, vị ngọt mát. Ăn xong có thể lấy hột thị mài cho sạch lớp vỏ ngoài còn lại cái hột trắng tinh rắn đanh như viên sỏi, dùng cái que vót nhọn một đầu, xỏ xuyên vào cái lỗ nhỏ xíu trên đầu hột thị làm thành cái dùi đi gõ đầu nhau, đau điếng.
Cả Vũ và Nhật đều mê ăn thị nhưng Nguyên Anh thì không. Con bé lý sự: trong truyện Tấm Cám, cô Tấm từ trong quả thị chui ra, thị chỉ để ngửi, không phải để ăn. Nghe câu chuyện của Nguyên Anh, Nhật cười bò, lần nào cũng cố ý ăn thị trước mặt cô bé để trêu tức. Vũ thì cười tủm tỉm, coi là trò trẻ con.
Năm ấy Nguyên Anh được mẹ làm cho một cái túi đựng thị gọi là lọng thị. Nó được đan bằng len, chỉ, dây gai hoặc bất cứ loại dây nào cũng được, miễn là đủ mềm và dai. Lọng thị nhìn như cái lưới đánh cá được gút lại ở dưới đáy, phần miệng để vừa đủ rộng có thể cho thị vào đó vào treo lên chỗ nào tùy thích. Nguyên Anh thích lắm, đem khoe các anh, Nhật cười:
- Thị để ăn, không phải để ngửi.
Cô bé hờn dỗi lườm ông anh tinh quái rồi quay sang nhìn Vũ đầy mong chờ. Không muốn để em thất vọng, Vũ buột miệng:
- Bé biết làm không? Đan cho anh một cái nhé.
- Vâng. – Nguyên Anh vui sướng gật đầu như bổ củi.
Vũ tưởng con bé chỉ nhận lời bừa trong lúc hưng phấn vậy thôi. Vì về mặt làm các đồ thủ công khéo tay hay làm, nữ công gia chánh, Nguyên Anh thực sự không giỏi, hơn nữa lại rất hiếu động, ham chơi, thiếu kiên nhẫn không thể ngồi yên một chỗ. Nào ngờ Nguyên Anh tập đan lọng thị thật, thậm chí còn rất chăm chỉ. Nghe Nhật nói mà Vũ cũng khó tin. Đan lọng thị thực ra không khó, nhưng với cô bé Nguyên Anh thì đúng là một thử thách. Vật lộn nhiều ngày với nhiều loại dây, từ chỉ, qua len, rồi tới dây gai, cuối cùng cái lọng thì “Made by Nguyên Anh” cũng đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của mẹ và những lời trêu ghẹo của Nhật.
Nhìn cái lọng thì đan bằng dây gai màu trắng rút từ bao đựng đạm với những mắt lưới không đều nhau, treo lủng lẳng một quả thị vàng ươm lấm tấm vài chấm xanh, Vũ bật cười đón lấy trong sự hồi hộp của Nguyên Anh. Có thể coi đó là món quà đầu tiên cô bé tặng anh. Những mùa thị sau, vẫn là cô bé đan lọng thị cho anh, cái sau đẹp hơn cái trước. Cho tới năm Vũ học lớp 12, cái lọng thị xinh đẹp cùng quả thị vàng ươm thơm lừng đã rơi vào tay cô bạn gái của cậu. Cô nàng thấy là lạ, hay hay, tưởng là do Vũ đan nên tịch thu luôn. Cậu cũng không giải thích.
Những mùa thị sau, Vũ xa nhà, không còn chơi thị nữa, cũng không còn ai đan lọng thị đầu thu.
<< Chương 7 - Chương 9 >>
Vũ cố lôi thân mình về tới phòng. Vừa chạm tới sô pha, anh ngã quỵ. Có trời mới biết đêm nay anh đã trải qua những cảm xúc gì. Anh đã cố gồng mình để tươi cười, mỗi nụ cười như một con dao cắt xẻ từng nhát, từng nhát lên thân thể anh đau đớn.
Nguyên Anh có bạn trai mới, anh đã không hề tính đến điều này. Anh thật ngốc. Cô đâu phải của riêng anh, cô cũng có quyền yêu người khác chứ. Cô ấy không hề nói sẽ đợi anh. Là anh tự bỏ đi. Là tại anh. Nhìn lại căn nhà trống rỗng thiếu vắng hơi người, anh thực sự có ham muốn đập phá hết, anh sắp lên cơn điên rồi. Anh cố điều chỉnh mình, phải kiềm chế, cố gắng kiềm chế.
Tự rót cho mình một ly rượu, anh nằm trên thảm ở phòng khách, vắt tay lên trán và nhấm nháp. Anh hồi tưởng lại cái ôm của người đàn ông kia với cô lúc đứng dưới cổng khu nhà, nhớ cả vòng tay ôm của anh và cô lúc nãy. Cô có vẻ hơi cứng người lại lúc anh ôm, dù cô đã cố tỏ vẻ không có gì nhưng anh đã nhận ra cô không được thoải mái lắm. Giữa hai người không phải chưa từng ôm nhau, chỉ là chưa từng, chưa bao giờ là cái ôm của hai người yêu nhau, họ luôn là anh em. Vũ cười chua chát. Anh đã bắt đầu chán cái danh xưng anh em này, nó ngăn cản anh đến với cô, ngăn anh biến hôn nhân trở thành có ý nghĩa thực sự của nó chứ không phải mối quan hệ ràng buộc bởi giấy tờ.
Nằm mãi không ngủ được, anh lại nhớ đến những chuyện hồi còn nhỏ.
Năm Vũ học lớp chín, được mười bốn tuổi mẹ mới sinh em bé. Đó là một năm thực sự khó khăn với gia đình anh. Mẹ anh bị khó sinh, tưởng như không thể qua khỏi. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Cha anh phải đi chăm mẹ ở bệnh viện trên thành phố, việc nhà và chăm sóc ông ngoại do một mình Vũ cáng đáng. Kì thi vào lớp mười của cậu sắp tới gần. Vì thế mà cô của Vũ, cũng chính là mẹ của Nhật kêu cậu qua ở chung với Vũ, anh em cùng nhau ôn tập, đồng thời phụ giúp việc nhà.
Khỏi nói hai cậu vui vẻ như thế nào. Hai anh em cùng đi học, cùng lo việc nhà, cùng học tập vô cùng náo nhiệt. Tuy nhiên, trái với Vũ luôn nghiêm túc học hành thì Nhật lại rất chểnh mảng. Cậu chàng luôn bị tivi và truyện tranh hấp dẫn, kết quả học tập luôn ở mức trung bình và trở thành tấm gương cho Nguyên Anh. Cứ cuối tuần là Nhật lại đón cô bé tới nhà Vũ chơi. Những ngày tháng tư mát mẻ, trời trong xanh và gió nhè nhẹ thổi, cô bé lớp bốn với mái kiểu tóc ngắn Maruko, quần cộc, áo thun luôn lẽo đẽo theo hai anh trèo cây, bắn chim, bẻ trộm ngô, đào trộm khoai, hái trộm dưa ngoài đồng rồi đào bếp dã chiến để nướng.
Vũ lúc này tự cho mình đã lớn, không còn thích những trò nghịch phá của Nhật nữa nhưng do không yên tâm về hai “thánh phá” nên buộc phải đi theo để “giám sát đề phòng bất trắc”. Chỉ khi nào đồ ăn chín thơm lừng phà vào cánh mũi, cậu mới đành tặc lưỡi: tại Nguyên Anh nài nỉ quá, phải ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự hấp dẫn của mùi khoai nướng, bắp nướng, vị dưa hấu tươi ngọt hay những củ lạc luộc bùi béo. Bộ sưu tập các “chiến tích” mỗi năm cứ dày thêm mãi.
Có một điều Vũ luôn tự hào, đó là chính cậu đã dạy Nguyên Anh những con chữ đầu tiên. Mặc dù bản thân là một cô nhóc hiếu động và quậy phá, nhưng cô bé lại có trí nhớ tốt và bộ óc thông minh. Trước khi vào lớp một, Nguyên Anh đã học thuộc bảng chữ cái, đầu lớp hai đã đọc thuộc bảng cửu chương và có thể tự đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, trong khi bạn bè cùng lớp còn đang tập đánh vần. Tất cả điều do một phần lớn công lao của Vũ chỉ dạy. Tất nhiên, mỗi thành tựu đều phải có phần thưởng.
- Anh ơi, tại sao phải đọc bằng mắt mà không được đọc thành tiếng? – Nguyên Anh phụng phịu.
- Tại vì đọc bằng mắt thì sẽ nhanh hơn. Vả lại, em đọc to ra miệng sẽ làm phiền người khác. – Vũ mỉm cười trả lời.
- Thế lúc ở một mình em có thể đọc to bằng miệng không?
- Được chứ. Nếu như em muốn luyện đọc.
- Nếu em có thể đọc bằng mắt thì anh có thể thưởng cho em không?
- Ổi nhé? – Vũ dụ dỗ.
- Mỗi quả ổi thôi à? Ứ đâu. – Cô nhóc bĩu môi.
- Tặng em một cuốn 5 Sài Gòn của Bùi Chí Vinh nhé. – Vũ hỏi sau một lúc ngẫm nghĩ.
- Ồ dzê… Em đồng ý. Anh Vũ là nhất. – Nguyên Anh nhảy lên sung sướng.
Nếu như nói Nhật là sư phụ bày trò thì Vũ chính là sư phụ dạy học cho Nguyên Anh. Nhờ vậy mà cô nhóc luôn đứng trong top 3 toàn khối, là niềm tự hào của gia đình và Vũ, là nguyên nhân khiến Nhật bực đến nghiến răng. Dù sao, ba người chơi thân với nhau mà trong đó có hai người học giỏi, một người học dốt thì thật chẳng vui vẻ gì cho cam. Điều khiến Nhật ấm ức không phải vì cậu ghen tức với Vũ và Nguyên Anh – hai kẻ luôn đứng đầu mà vì cậu không thấy việc này có gì hấp dẫn. Cậu không muốn bỏ chơi để học, các trò chơi vẫn có sức quyến rũ hơn nhiều.
Vũ biết suy nghĩ này của Nhật nên cậu nghĩ ra kế hoạch dùng Nguyên Anh để đả kích Nhật. Nhật không quan tâm lắm việc người ta nghĩ gì về mình nhưng cậu nhóc rất để tâm những nhận xét, trêu chọc của cô em út. Cô bé Nguyên Anh lém lỉnh cứ thấy anh Nhật bỏ bài tập chạy đi chơi là lại “lêu lêu anh Nhật học dốt” làm cậu chàng tức xì khói.
Tổng kết học kì một, Vũ và Nguyên Anh đem về giấy khen học sinh giỏi, được người lớn trong nhà khen hết lời, Nhật thì bị cô giáo phê bình trong cuộc họp phụ huynh, bị bố mắng xối xả. Không những thế, ngày tết, Vũ và Nguyên Anh được mừng tuổi rất nhiều lì xì, những phong bao đỏ chói cứ vẫy qua vậy lại trước mặt, Nhật thực sự bùng nổ. Nhìn Nhật vật lộn với đống bài tập, Vũ cười thầm, kế hoạch đã thành công, ở một góc nghéo tay với Nguyên Anh, hứa chừng nào thì xong sẽ chơi với cô bé nhiều hơn.
***
Sau khi bố mẹ đưa em bé về nhà, Vũ đỡ bận rộn hơn, có nhiều thời gian học tập hơn. Cậu tự tin kết quả thi của mình rất tốt. Còn Nhật thì như con chim được tháo cũi sổ lồng, thi xong là quăng hết sách vở sang một bên, hăm hở gọt đẽo chạc thun, cần câu, dắt theo Nguyên Anh mở ra một mùa hè huyên náo.
Nguyên Anh mười tuổi vẫn vô cùng hiếu động, nghịch ngợm và cứng đầu. Cô bé vẫn chưa thôi quậy phá, trêu chọc người lớn. Bác Cả thường bảo, chắc tại con bé quậy quá nên không lớn được, mười tuổi vẫn không nhỉnh hơn hồi tám tuổi là bao.
Cuối mùa hè, đủ thứ trái cây như xoài, ổi, thị, doi… chín nục, cũng là mùa đám trẻ rủ nhau đi trộm vườn. Nhật, Nguyên Anh, như mọi khi, bàn nhau xem nên hái trộm vườn nhà ai trước, và tất nhiên, chúng lôi kéo cả Vũ nữa. Hương ổi chín, hương thị thơm nức mũi, chẳng mấy khi chúng từ chối được.
Trẻ con thật kì lạ. Mặc dù trong vườn nhà mình cũng có nhiều loại cây trái, cũng từng ấy thứ quả, cùng to tròn căng mọng như thế, nhưng cũng thứ quả ấy trong vườn nhà hàng xóm, trong mắt chúng lại thấy hấp dẫn hơn nhiều. Đối với chúng, đồ ăn trộm bao giờ cũng thơm ngon hơn đồ của nhà, bởi nó có một thứ gia vị mang tên: kích thích. Vì thế, mặc cho trái cây trong vườn nhà chín rụng, Nhật, Vũ và Nguyên Anh vẫn rủ nhau trốn ngủ trưa đi ăn trộm trái cây nhà hàng xóm, bất chấp hậu quả là trận đòn roi của bác Cả - bố Nhật.
Đội hình thì năm nào cũng như năm nào, Nhật trèo cây hái quả, Vũ đứng dưới xòe áo, mũ hoặc túi để hứng, Nguyên Anh canh chừng chủ nhà. Từng có lần ba anh em mải mê quá, con chó dữ nhà ông Bảy chột chạy tới mà không biết, Nguyên Anh bị nó táp cho rách quần, chảy máu. Thế mà chúng vẫn không sợ, về bôi dầu xong hôm sau lại đi tiếp. Nhiều năm sau nhớ lại, trong hoài niệm vẫn thấy rất vui, tuổi thơ liều lĩnh, hồn nhiên vô lo ấy là những kí ức vô giá.
Kế đến là mùa thị. Đám trẻ trong xóm hò nhau đi hái trộm cây thị nhà ông Thạnh cuối xóm. Thị chưa tới tay, chúng đã đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán. Bất chấp tin đồn thằng Tí khùng ở rìa làng từng nhìn thấy con ma thắt cổ thường tung tăng trên ngọn cây thị vào mỗi buổi trưa, đám trẻ vẫn không cưỡng lại được sự mê hoặc của hương thị. Những quả thị tròn tròn màu vàng ươm thơm nức mũi, vị ngọt mát. Ăn xong có thể lấy hột thị mài cho sạch lớp vỏ ngoài còn lại cái hột trắng tinh rắn đanh như viên sỏi, dùng cái que vót nhọn một đầu, xỏ xuyên vào cái lỗ nhỏ xíu trên đầu hột thị làm thành cái dùi đi gõ đầu nhau, đau điếng.
Cả Vũ và Nhật đều mê ăn thị nhưng Nguyên Anh thì không. Con bé lý sự: trong truyện Tấm Cám, cô Tấm từ trong quả thị chui ra, thị chỉ để ngửi, không phải để ăn. Nghe câu chuyện của Nguyên Anh, Nhật cười bò, lần nào cũng cố ý ăn thị trước mặt cô bé để trêu tức. Vũ thì cười tủm tỉm, coi là trò trẻ con.
Năm ấy Nguyên Anh được mẹ làm cho một cái túi đựng thị gọi là lọng thị. Nó được đan bằng len, chỉ, dây gai hoặc bất cứ loại dây nào cũng được, miễn là đủ mềm và dai. Lọng thị nhìn như cái lưới đánh cá được gút lại ở dưới đáy, phần miệng để vừa đủ rộng có thể cho thị vào đó vào treo lên chỗ nào tùy thích. Nguyên Anh thích lắm, đem khoe các anh, Nhật cười:
- Thị để ăn, không phải để ngửi.
Cô bé hờn dỗi lườm ông anh tinh quái rồi quay sang nhìn Vũ đầy mong chờ. Không muốn để em thất vọng, Vũ buột miệng:
- Bé biết làm không? Đan cho anh một cái nhé.
- Vâng. – Nguyên Anh vui sướng gật đầu như bổ củi.
Vũ tưởng con bé chỉ nhận lời bừa trong lúc hưng phấn vậy thôi. Vì về mặt làm các đồ thủ công khéo tay hay làm, nữ công gia chánh, Nguyên Anh thực sự không giỏi, hơn nữa lại rất hiếu động, ham chơi, thiếu kiên nhẫn không thể ngồi yên một chỗ. Nào ngờ Nguyên Anh tập đan lọng thị thật, thậm chí còn rất chăm chỉ. Nghe Nhật nói mà Vũ cũng khó tin. Đan lọng thị thực ra không khó, nhưng với cô bé Nguyên Anh thì đúng là một thử thách. Vật lộn nhiều ngày với nhiều loại dây, từ chỉ, qua len, rồi tới dây gai, cuối cùng cái lọng thì “Made by Nguyên Anh” cũng đã hoàn thành dưới sự hướng dẫn của mẹ và những lời trêu ghẹo của Nhật.
Nhìn cái lọng thì đan bằng dây gai màu trắng rút từ bao đựng đạm với những mắt lưới không đều nhau, treo lủng lẳng một quả thị vàng ươm lấm tấm vài chấm xanh, Vũ bật cười đón lấy trong sự hồi hộp của Nguyên Anh. Có thể coi đó là món quà đầu tiên cô bé tặng anh. Những mùa thị sau, vẫn là cô bé đan lọng thị cho anh, cái sau đẹp hơn cái trước. Cho tới năm Vũ học lớp 12, cái lọng thị xinh đẹp cùng quả thị vàng ươm thơm lừng đã rơi vào tay cô bạn gái của cậu. Cô nàng thấy là lạ, hay hay, tưởng là do Vũ đan nên tịch thu luôn. Cậu cũng không giải thích.
Những mùa thị sau, Vũ xa nhà, không còn chơi thị nữa, cũng không còn ai đan lọng thị đầu thu.
<< Chương 7 - Chương 9 >>