Lời của Ban quản trị: Dưới đây là nội dung bài #1 chủ đề Ngôn tình có phải "sách nhũn" hay không? của chị Lá, đã được gộp chung với #1 của chủ đề Ngôn tình lợi hay hại? của bạn NhuMe, và #1 của chủ đề Ngôn tình có đáng bị kỳ thị? của bạn @vuongha1424.
Lâu lắm rồi tôi mới đọc một bộ ngôn tình Trung Quốc.
Dù nhiều người khắc nghiệt liệt ngôn tình Trung Quốc vào dạng “sách nhũn”, người đọc ngôn tình Trung Quốc được ví von như những người “não tàn tro”, ngay cả một vị giáo sư già còn mạnh miệng phát biểu trên báo chí (báo Tuổi Trẻ cách đây vài tháng) rằng ngôn tình Trung Quốc rất nguy hiểm vì ẩn chứa trong những câu chuyện tình yêu sướt mướt đó là tư tưởng đại Hán rất tinh vi. (Tự hỏi, làm sao giáo sư biết nhỉ? Chắc là giáo sư cũng có đọc ngôn tình Trung Quốc, không những đọc mà còn đọc rất kỹ mới nhận ra được cái tư tưởng đại Hán tinh vi trong những câu chuyện tình yêu của các soái ca nhể?), thậm chí gần đây, tôi còn đọc được trên FB tâm sự của một bạn trẻ rằng, bạn ấy đã từng nghiện đọc ngôn tình Trung Quốc như thể nghiện heroine, bạn chẳng còn học hành gì được chỉ vì đọc ngôn tình Trung Quốc. Nghe qua rất chi là đáng sợ nhỉ?
Nhưng, cũng giống như việc đánh giá cái đẹp của các thí sinh thi hoa hậu hay việc thích hoặc không thích một giọng ca nào đó trong các chương trình ca hát lớn bé rầm rầm rộ rộ hiện nay thì đẹp xấu, hay dở còn tùy vào gu sở thích của mỗi người. Sách truyện cũng vậy. Với người này thì “Trời ơi! Hay quá, tuyệt quá, xúc động quá” nhưng với người khác thì “Ui giời, có gì hay ho đâu, thường thôi mà.” Hỏi: “50 sắc thái có hay không?” Người nói “Hay mà” nhưng cũng có người bực bội “Hay cái quái gì, dâm thư còn không đáng”.
Nói dài dòng là như vậy nhưng thật ra ý tôi muốn nói là tôi vừa đọc xong một bộ ngôn tình Trung Quốc và não của tôi không đến nỗi tàn tro dù rằng danh sách các truyện ngôn tình tôi đã từng đọc cũng khá nhiều. Tôi vẫn còn nghe nói đọc viết được, vẫn có thể phản xạ hỉ nộ ái ố, bi ai trần tục được, vẫn có thể phân biệt được đâu là lãng mạn hường phấn của những câu chuyện soái ca và đâu là thực tế hỗn tạp màu sắc của cuộc sống hiện thực.
Giờ thì nói sơ sơ về bộ truyện tôi vừa đọc một chút.
Chuyện là tôi vừa đọc xong bộ Hẹn ước của tác giả ngôn tình Trung Quốc tên là Twentine trên một trang wordpress. Truyện dài 70 chương, bản edit chứ không phải bản dịch nhưng bản edit này cũng khá tốt, ít lỗi chính tả, câu cú cũng trơn tru và thuần Việt hết mức có thể. Bộ này hình như chưa được xuất bản bên kia (Trung Quốc) cũng như bên đây (Việt Nam).
Nội dung của Hẹn ước không có gì có thể gọi là khác biệt so với phần lớn các truyện ngôn tình Trung Quốc khác, cũng là câu chuyện tình yêu nam nữ thường thấy. Chàng nàng gặp nhau, thích nhau, yêu nhau, hẹn hò, lên giường, làm tình, ngọt ngào, một cao trào xuất hiện và cuối cùng là kết thúc. Thật ra, Hẹn ước cũng giống như phần lớn các bộ ngôn tình khác, chẳng có tầng ý nghĩa hay bài học gì, chỉ đơn thuần là một câu chuyện đọc để giải trí. Và nếu xem xét về phương diện này thì Hẹn ước đáp ứng khá tốt cho nhu cầu đọc giải trí. Cũng giống như một người quen trên Diễn đàn này đã từng nói, bạn đã qua rồi cái thời rút ra bài học gì đó từ những cuốn sách, đọc sách truyện để giải trí cũng là một nhu cầu chính đáng và không nên xem thường. Phải nói là tôi vô cùng, vô cùng đồng ý với ý kiến của bạn ấy. Nhưng, nói vậy không phải là vớ gì cũng đọc, “đói quá đọc bừa”. Đọc truyện, dù là giải trí đi chăng nữa thì tôi nghĩ cũng cần có sự chọn lọc để không phải mất thời gian vào những câu chuyện không đâu vào đâu. Hẹn ước, may làm sao, dù là ngôn tình Trung Quốc thật nhưng nó không phải là câu chuyện không đâu vào đâu dù đọc nó đúng là tốn thời gian thật (những 70 chương mà chương nào cũng không nỡ đọc lướt).
Hẹn ước khiến tôi thích thú vì tôi nhận ra tư tưởng bình đẳng giới khá đậm nét của tác giả được thể hiện thông qua nhân vật nữ chính Dương Chiêu. Cô này có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao, có học thức, độc lập, cá tính và có phần cô độc. Nói như anh nam chính nhận xét thì nếu đặt cô này vào truyện cổ tích, cô ta chẳng thể là công chúa được, cô phải là mụ phù thủy hoặc bà hoàng hậu lạnh giá. Dương Chiêu thích hút thuốc và nếu muốn làm tình là cô sẽ thể hiện ngay mong chờ khát khao đó với nam chính chứ không có kiểu e thẹn, cúi đầu, đỏ mặt xấu hổ dù trong lòng luôn kêu gào “Đừng dừng lại” nhưng ngoài mặt cố thể hiện nét đoan trang “Đừng. Dừng lại” như phần lớn các nữ chính trong ngôn tình khác. Dương Chiêu luôn “thẳng thắn, thành thật” trước nhu cầu và khát khao của bản thân nhưng Hẹn ước không vì thế là một câu chuyện về tình dục đâu nhé. Toàn bộ 70 chương truyện, chỉ vẻn vẹn 2 chương được cảnh báo 18+ nhưng với những ai là tín đồ của các tác giả văn học lãng mạn phương tây kiểu Rachel Gibson hay Linda Howard thì 2 chương 18+ này của Hẹn ước chỉ là “đồ bỏ”. Thế nhưng, nghe đâu bên Trung Quốc, 2 chương này bị khóa và bị yêu cầu chỉnh sửa.
Nam chính Trần Minh Sinh (ghép tên đôi này lại nghe rất chi học hành nhỉ? Chiêu Sinh) là một tài xế taxi nhưng anh ta không phải là một tài xế taxi bình thường, mà nói như em trai của Dương Chiêu là “Chị quen biết với thằng cha lái taxi què đó à?”. Chính xác là Trần Minh Sinh bị què, anh ta bị cụt một chân và phải thường xuyên mang chân giả hoặc chống nạng. Nhưng có thật Trần Minh Sinh không phải là một tài xế taxi bình thường không? Chắc chắc. Anh ta không hề bình thường tí nào, anh ta đang che dấu thân phận thật sự của mình qua lớp vỏ của một gã lái taxi nghèo. Mấy fan ngôn tình thích hường phấn chớ vội tưởng tượng mà cho rằng anh này là đại gia như Vương Lịch Xuyên hay đại ca của một băng nhóm tội phạm “xã hội đen” liên tỉnh hay quốc tế kiểu như Tề Mặc gì nhé. Sẽ thất vọng cho mà xem! Trần Minh Sinh quả thật không phải là một gã lái taxi què bình thường nhưng anh ta mang thân phận gì thì đọc truyện rồi hẳn biết. Và chắc chắn là anh ta cũng chẳng thể là anh hùng kiểu như Lục Tử Mặc đâu nhé. Hẹn ước được tác giả Twentine viết khá thực tế.
Dương Chiêu và Trần Minh Sinh gặp nhau tại đồn cảnh sát, sau đó là trong một đêm mưa gió và sau đó nữa thì mọi chuyện bắt đầu. Đường dây dích dắc trong nội dung câu chuyện cũng là lối mòn thường thấy trong ngôn tình thôi nhưng điều khiến tôi thích trong bộ truyện này là tác giả ít khi dùng mấy tính từ mô tả đặc biệt theo kiểu hoàn mỹ nhất để tả hình dáng hay tính cách của nhân vật. Đối đáp giữa các nhân vật cũng chỉ là những câu hỏi đáp bình dân học vụ, anh nam chính cũng chẳng có câu gì “bá đạo hạt gạo” kiểu như “Tôi cho phép em thích tôi” hay “Cô hận tôi. Tôi cũng hận tôi. Tôi hận tôi vì cái quái gì lại yêu cô.”... Và điều tôi thích nữa là tác giả dẫn dắt câu chuyện khá tài tình khiến tôi cũng rất hứng thú muốn biết tiếp theo sẽ như thế nào hoặc họ sẽ nói gì.
Nói dài vậy đó nhưng rốt cuộc tôi chỉ muốn nhắc lại là tôi vừa đọc một bộ ngôn tình Trung Quốc và tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng ngôn tình Trung Quốc là “sách nhũn”. Vấn đề là ta chọn sách truyện như thế nào và “đọc có ý thức” ra làm sao.
Hết rồi đó.
Lời của Ban quản trị: Dưới đây là nội dung bài #1 chủ đề Ngôn tình lợi hay hại? của bạn NhuMe đã được gộp chung với #1 của chủ đề Ngôn tình có phải "sách nhũn" hay không? của chị Lá, và #1 của chủ đề Ngôn tình có đáng bị kỳ thị? của bạn vuongha1424.
"Ngôn tình là gì?" Tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân mình như thế, kể cả khi đang đặt bút viết chương truyện đầu tiên. Một khái niệm không khó để định nghĩa nhưng lại khó thể hiểu hết được.
"Ngôn tình" là những câu chuyện viết về tình yêu: tình cảm học trò trong sáng, tình cảm nam nữ sâu đậm,... Đôi khi lại xen chút tình cảm bên ngoài: tình cảm gia đình, đồng nghiệp, thầy trò,... Ngôn tình hình như chỉ xoay quanh các vấn đề tình cảm con người.
Người ta hay nói ngôn tình có chút không thật. Đó là câu chuyện về người con trai và người con gái yêu nhau sâu đậm, vượt qua rất nhiều rào cản, không quan trọng là HE hay SE hoặc OE, thì người đọc vẫn hâm hộ mối tình đó. Điều mà những cô gái mới lớn luôn mong muốn và cả những người đã từng tổn thương, như tôi.
Nhưng cũng có mặt trái, tôi không chắc câu chuyện đó có thật ở ngoài không. Nhất là khi nhân vật nam chính toàn miêu tả như soái ca, nữ chính không nhỏ bé, yếu ớt thì cũng mạnh mẽ, có nhan sắc lay động lòng người. Vậy nên, nếu những Trạch nữ cứ thích ở nhà đọc ngôn tình, nhất định sẽ ế chỏng gọng. Ông Trời không hứng thú với việc ném hoàng tử xuống nóc nhà cho bạn đâu.
Hừ, bạn đọc ngôn tình từ bao giờ? Lớp 10,11,12 hay sớm hơn. Nhưng chắc chắn lúc đó bạn vẫn chưa đủ 18 tuổi. Hầu hết ngôn tình đều có một vài chi tiết 18+ chỉ khác là nhiều hay ít, và có tinh tế hay phơi ra trước mặt người khác. Và bây giờ, hầu hết truyện đều là quan hệ trước hôn nhân. OK, không sao cả, nhưng liệu nó có làm ảnh hưởng đến những thiếu nữ còn chưa nhận thức được điều gì?
Nhưng nếu không có ngôn tình, có lẽ văn học sẽ khô khan đi nhiều. Bởi những câu truyện đều có sự chau truốt về ngôn từ, hình ảnh,... Và là tâm huyết của những tác giả thực sự yêu nghề.
Vậy ngôn tình có lợi hay hại?
Lời của Ban quản trị: Dưới đây là nội dung bài #1 chủ đề Ngôn tình có đáng bị kỳ thị? của bạn vuongha1424, đã được gộp chung với #1 của chủ đề Ngôn tình có phải "sách nhũn" hay không? của chị Lá và #1 của chủ đề Ngôn tình lợi hay hại? của bạn NhuMe.
Ngôn tình là một thể loại tiểu thuyết, là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ. Không biết có bạn nào đọc tiểu thuyết ngôn tình mà không tìm hiểu xem ngôn tình nghĩa là gì chưa? Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu một khái niệm rất dễ dàng. Chỉ với một chiếc máy tính, hay chiếc di động có kết nối mạng, bạn có thể lên một bộ máy tìm kiếm bất kỳ và gõ từ "Ngôn tình là gì?" vào ô tìm kiếm.
Gõ xong chưa? Các bạn thấy gì? Người ta giải thích ngôn tình như sau: ngôn là ngôn ngữ, tình là tình yêu, ngôn tình là tiểu thuyết miêu tả ngôn ngữ của tình yêu. Miêu tả về tình yêu ư? Đây là một đề tài tuyệt vời, thật vậy, tình yêu luôn là điều tuyệt vời. Tôi không dám tưởng tượng thế giới này sẽ đi về đâu nếu không có sự tồn tại của tình yêu. Nhưng tại sao truyện viết về tình yêu lại bị gắn mác "tiểu thuyết ba xu" vậy? Có phải vì tình yêu trong truyện ngôn tình đã bị biến hóa một cách phi lý, một cách sến sẩm, một cách trào lưu?
- Phi lý: chẳng sao cả, tiểu thuyết vốn là thứ văn chương hư cấu mà.
- Sến sẩm: chẳng sao cả, ai đã từng yêu đều sẽ nói ra mấy câu sến súa thôi.
- Trào lưu: chẳng có gì lạ, khi mà nghề viết truyện ngôn tình đang là nghề hái ra tiền thì chuyện các tác giả thi nhau sáng tác dẫn đến ý tưởng trùng hợp, na ná nhau cũng dễ hiểu.
Thế rồi tôi tìm đến các diễn đàn dành cho những bạn trẻ yêu thích tiểu thuyết ngôn tình và tôi nhận ra điều khiến cái tên "tiểu thuyết ba xu" được ra lò. Đó là cảnh giường chiếu trần trụi, một khung cảnh không thể thiếu trong thể loại tiểu thuyết này. Tôi bật cười và tự định nghĩa lại cái từ ngôn tình như sau: ngôn là ngôn ngữ, tình là...tình dục, tiểu thuyết ngôn tình là truyện miêu tả tình dục một cách chân thật và sống động. Truyện ngôn tình viết về đề tài tình yêu nhưng nội dung thì bị che lấp bởi tình dục. Tình yêu và tình dục tưởng chừng giống nhau nhưng thật ra lại khác nhau hoàn toàn. Tình yêu biểu hiện qua lời nói (sến cũng được, chẳng sao), qua nụ cười, qua cử chỉ, qua các hành động trong sáng còn tình dục biểu hiện qua sự động chạm, sự tìm kiếm, sự ham muốn, sự lấn sân sang thế giới của đối phương. Tình dục không phải một phần của tình yêu mà là góc khuất, góc tối của tình yêu. Xét theo nghĩa đen, đã là tối thì không nên trưng ra cho người ta xem nhưng truyện ngôn tình thì lại phơi bày ra hết.
Các tác giả viết truyện ngôn tình chỉ cần dùng một câu "Tôi và anh nằm bên nhau, cảm nhận nhau tới khi bình minh ló dạng" thế là độc giả hiểu chứ không nhất thiết phải abc rồi xyz, chi tiết từng chút một. Truyện ngôn tình không hề xấu, chính các tác giả là người biến đứa con tinh thần của mình trở nên xấu xa, để đứa con tinh thần của mình bị giới văn học coi thường, để các độc giả thích đọc nhưng lại không dám nói ra sở thích của mình. Biết là điều không tưởng nhưng trong tương lai, tôi mong rằng truyện ngôn tình sẽ trở thành một câu chuyện tình yêu thuần khiết, trong sáng.
Dù nhiều người khắc nghiệt liệt ngôn tình Trung Quốc vào dạng “sách nhũn”, người đọc ngôn tình Trung Quốc được ví von như những người “não tàn tro”, ngay cả một vị giáo sư già còn mạnh miệng phát biểu trên báo chí (báo Tuổi Trẻ cách đây vài tháng) rằng ngôn tình Trung Quốc rất nguy hiểm vì ẩn chứa trong những câu chuyện tình yêu sướt mướt đó là tư tưởng đại Hán rất tinh vi. (Tự hỏi, làm sao giáo sư biết nhỉ? Chắc là giáo sư cũng có đọc ngôn tình Trung Quốc, không những đọc mà còn đọc rất kỹ mới nhận ra được cái tư tưởng đại Hán tinh vi trong những câu chuyện tình yêu của các soái ca nhể?), thậm chí gần đây, tôi còn đọc được trên FB tâm sự của một bạn trẻ rằng, bạn ấy đã từng nghiện đọc ngôn tình Trung Quốc như thể nghiện heroine, bạn chẳng còn học hành gì được chỉ vì đọc ngôn tình Trung Quốc. Nghe qua rất chi là đáng sợ nhỉ?
Nhưng, cũng giống như việc đánh giá cái đẹp của các thí sinh thi hoa hậu hay việc thích hoặc không thích một giọng ca nào đó trong các chương trình ca hát lớn bé rầm rầm rộ rộ hiện nay thì đẹp xấu, hay dở còn tùy vào gu sở thích của mỗi người. Sách truyện cũng vậy. Với người này thì “Trời ơi! Hay quá, tuyệt quá, xúc động quá” nhưng với người khác thì “Ui giời, có gì hay ho đâu, thường thôi mà.” Hỏi: “50 sắc thái có hay không?” Người nói “Hay mà” nhưng cũng có người bực bội “Hay cái quái gì, dâm thư còn không đáng”.
Nói dài dòng là như vậy nhưng thật ra ý tôi muốn nói là tôi vừa đọc xong một bộ ngôn tình Trung Quốc và não của tôi không đến nỗi tàn tro dù rằng danh sách các truyện ngôn tình tôi đã từng đọc cũng khá nhiều. Tôi vẫn còn nghe nói đọc viết được, vẫn có thể phản xạ hỉ nộ ái ố, bi ai trần tục được, vẫn có thể phân biệt được đâu là lãng mạn hường phấn của những câu chuyện soái ca và đâu là thực tế hỗn tạp màu sắc của cuộc sống hiện thực.
Giờ thì nói sơ sơ về bộ truyện tôi vừa đọc một chút.
Chuyện là tôi vừa đọc xong bộ Hẹn ước của tác giả ngôn tình Trung Quốc tên là Twentine trên một trang wordpress. Truyện dài 70 chương, bản edit chứ không phải bản dịch nhưng bản edit này cũng khá tốt, ít lỗi chính tả, câu cú cũng trơn tru và thuần Việt hết mức có thể. Bộ này hình như chưa được xuất bản bên kia (Trung Quốc) cũng như bên đây (Việt Nam).
Nội dung của Hẹn ước không có gì có thể gọi là khác biệt so với phần lớn các truyện ngôn tình Trung Quốc khác, cũng là câu chuyện tình yêu nam nữ thường thấy. Chàng nàng gặp nhau, thích nhau, yêu nhau, hẹn hò, lên giường, làm tình, ngọt ngào, một cao trào xuất hiện và cuối cùng là kết thúc. Thật ra, Hẹn ước cũng giống như phần lớn các bộ ngôn tình khác, chẳng có tầng ý nghĩa hay bài học gì, chỉ đơn thuần là một câu chuyện đọc để giải trí. Và nếu xem xét về phương diện này thì Hẹn ước đáp ứng khá tốt cho nhu cầu đọc giải trí. Cũng giống như một người quen trên Diễn đàn này đã từng nói, bạn đã qua rồi cái thời rút ra bài học gì đó từ những cuốn sách, đọc sách truyện để giải trí cũng là một nhu cầu chính đáng và không nên xem thường. Phải nói là tôi vô cùng, vô cùng đồng ý với ý kiến của bạn ấy. Nhưng, nói vậy không phải là vớ gì cũng đọc, “đói quá đọc bừa”. Đọc truyện, dù là giải trí đi chăng nữa thì tôi nghĩ cũng cần có sự chọn lọc để không phải mất thời gian vào những câu chuyện không đâu vào đâu. Hẹn ước, may làm sao, dù là ngôn tình Trung Quốc thật nhưng nó không phải là câu chuyện không đâu vào đâu dù đọc nó đúng là tốn thời gian thật (những 70 chương mà chương nào cũng không nỡ đọc lướt).
Hẹn ước khiến tôi thích thú vì tôi nhận ra tư tưởng bình đẳng giới khá đậm nét của tác giả được thể hiện thông qua nhân vật nữ chính Dương Chiêu. Cô này có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao, có học thức, độc lập, cá tính và có phần cô độc. Nói như anh nam chính nhận xét thì nếu đặt cô này vào truyện cổ tích, cô ta chẳng thể là công chúa được, cô phải là mụ phù thủy hoặc bà hoàng hậu lạnh giá. Dương Chiêu thích hút thuốc và nếu muốn làm tình là cô sẽ thể hiện ngay mong chờ khát khao đó với nam chính chứ không có kiểu e thẹn, cúi đầu, đỏ mặt xấu hổ dù trong lòng luôn kêu gào “Đừng dừng lại” nhưng ngoài mặt cố thể hiện nét đoan trang “Đừng. Dừng lại” như phần lớn các nữ chính trong ngôn tình khác. Dương Chiêu luôn “thẳng thắn, thành thật” trước nhu cầu và khát khao của bản thân nhưng Hẹn ước không vì thế là một câu chuyện về tình dục đâu nhé. Toàn bộ 70 chương truyện, chỉ vẻn vẹn 2 chương được cảnh báo 18+ nhưng với những ai là tín đồ của các tác giả văn học lãng mạn phương tây kiểu Rachel Gibson hay Linda Howard thì 2 chương 18+ này của Hẹn ước chỉ là “đồ bỏ”. Thế nhưng, nghe đâu bên Trung Quốc, 2 chương này bị khóa và bị yêu cầu chỉnh sửa.
Nam chính Trần Minh Sinh (ghép tên đôi này lại nghe rất chi học hành nhỉ? Chiêu Sinh) là một tài xế taxi nhưng anh ta không phải là một tài xế taxi bình thường, mà nói như em trai của Dương Chiêu là “Chị quen biết với thằng cha lái taxi què đó à?”. Chính xác là Trần Minh Sinh bị què, anh ta bị cụt một chân và phải thường xuyên mang chân giả hoặc chống nạng. Nhưng có thật Trần Minh Sinh không phải là một tài xế taxi bình thường không? Chắc chắc. Anh ta không hề bình thường tí nào, anh ta đang che dấu thân phận thật sự của mình qua lớp vỏ của một gã lái taxi nghèo. Mấy fan ngôn tình thích hường phấn chớ vội tưởng tượng mà cho rằng anh này là đại gia như Vương Lịch Xuyên hay đại ca của một băng nhóm tội phạm “xã hội đen” liên tỉnh hay quốc tế kiểu như Tề Mặc gì nhé. Sẽ thất vọng cho mà xem! Trần Minh Sinh quả thật không phải là một gã lái taxi què bình thường nhưng anh ta mang thân phận gì thì đọc truyện rồi hẳn biết. Và chắc chắn là anh ta cũng chẳng thể là anh hùng kiểu như Lục Tử Mặc đâu nhé. Hẹn ước được tác giả Twentine viết khá thực tế.
Dương Chiêu và Trần Minh Sinh gặp nhau tại đồn cảnh sát, sau đó là trong một đêm mưa gió và sau đó nữa thì mọi chuyện bắt đầu. Đường dây dích dắc trong nội dung câu chuyện cũng là lối mòn thường thấy trong ngôn tình thôi nhưng điều khiến tôi thích trong bộ truyện này là tác giả ít khi dùng mấy tính từ mô tả đặc biệt theo kiểu hoàn mỹ nhất để tả hình dáng hay tính cách của nhân vật. Đối đáp giữa các nhân vật cũng chỉ là những câu hỏi đáp bình dân học vụ, anh nam chính cũng chẳng có câu gì “bá đạo hạt gạo” kiểu như “Tôi cho phép em thích tôi” hay “Cô hận tôi. Tôi cũng hận tôi. Tôi hận tôi vì cái quái gì lại yêu cô.”... Và điều tôi thích nữa là tác giả dẫn dắt câu chuyện khá tài tình khiến tôi cũng rất hứng thú muốn biết tiếp theo sẽ như thế nào hoặc họ sẽ nói gì.
Nói dài vậy đó nhưng rốt cuộc tôi chỉ muốn nhắc lại là tôi vừa đọc một bộ ngôn tình Trung Quốc và tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng ngôn tình Trung Quốc là “sách nhũn”. Vấn đề là ta chọn sách truyện như thế nào và “đọc có ý thức” ra làm sao.
Hết rồi đó.
--- o0o ---
Lời của Ban quản trị: Dưới đây là nội dung bài #1 chủ đề Ngôn tình lợi hay hại? của bạn NhuMe đã được gộp chung với #1 của chủ đề Ngôn tình có phải "sách nhũn" hay không? của chị Lá, và #1 của chủ đề Ngôn tình có đáng bị kỳ thị? của bạn vuongha1424.
"Ngôn tình là gì?" Tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân mình như thế, kể cả khi đang đặt bút viết chương truyện đầu tiên. Một khái niệm không khó để định nghĩa nhưng lại khó thể hiểu hết được.
"Ngôn tình" là những câu chuyện viết về tình yêu: tình cảm học trò trong sáng, tình cảm nam nữ sâu đậm,... Đôi khi lại xen chút tình cảm bên ngoài: tình cảm gia đình, đồng nghiệp, thầy trò,... Ngôn tình hình như chỉ xoay quanh các vấn đề tình cảm con người.
Người ta hay nói ngôn tình có chút không thật. Đó là câu chuyện về người con trai và người con gái yêu nhau sâu đậm, vượt qua rất nhiều rào cản, không quan trọng là HE hay SE hoặc OE, thì người đọc vẫn hâm hộ mối tình đó. Điều mà những cô gái mới lớn luôn mong muốn và cả những người đã từng tổn thương, như tôi.
Nhưng cũng có mặt trái, tôi không chắc câu chuyện đó có thật ở ngoài không. Nhất là khi nhân vật nam chính toàn miêu tả như soái ca, nữ chính không nhỏ bé, yếu ớt thì cũng mạnh mẽ, có nhan sắc lay động lòng người. Vậy nên, nếu những Trạch nữ cứ thích ở nhà đọc ngôn tình, nhất định sẽ ế chỏng gọng. Ông Trời không hứng thú với việc ném hoàng tử xuống nóc nhà cho bạn đâu.
Hừ, bạn đọc ngôn tình từ bao giờ? Lớp 10,11,12 hay sớm hơn. Nhưng chắc chắn lúc đó bạn vẫn chưa đủ 18 tuổi. Hầu hết ngôn tình đều có một vài chi tiết 18+ chỉ khác là nhiều hay ít, và có tinh tế hay phơi ra trước mặt người khác. Và bây giờ, hầu hết truyện đều là quan hệ trước hôn nhân. OK, không sao cả, nhưng liệu nó có làm ảnh hưởng đến những thiếu nữ còn chưa nhận thức được điều gì?
Nhưng nếu không có ngôn tình, có lẽ văn học sẽ khô khan đi nhiều. Bởi những câu truyện đều có sự chau truốt về ngôn từ, hình ảnh,... Và là tâm huyết của những tác giả thực sự yêu nghề.
Vậy ngôn tình có lợi hay hại?
--- o0o ----
Lời của Ban quản trị: Dưới đây là nội dung bài #1 chủ đề Ngôn tình có đáng bị kỳ thị? của bạn vuongha1424, đã được gộp chung với #1 của chủ đề Ngôn tình có phải "sách nhũn" hay không? của chị Lá và #1 của chủ đề Ngôn tình lợi hay hại? của bạn NhuMe.
Ngôn tình là một thể loại tiểu thuyết, là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ. Không biết có bạn nào đọc tiểu thuyết ngôn tình mà không tìm hiểu xem ngôn tình nghĩa là gì chưa? Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu một khái niệm rất dễ dàng. Chỉ với một chiếc máy tính, hay chiếc di động có kết nối mạng, bạn có thể lên một bộ máy tìm kiếm bất kỳ và gõ từ "Ngôn tình là gì?" vào ô tìm kiếm.
Gõ xong chưa? Các bạn thấy gì? Người ta giải thích ngôn tình như sau: ngôn là ngôn ngữ, tình là tình yêu, ngôn tình là tiểu thuyết miêu tả ngôn ngữ của tình yêu. Miêu tả về tình yêu ư? Đây là một đề tài tuyệt vời, thật vậy, tình yêu luôn là điều tuyệt vời. Tôi không dám tưởng tượng thế giới này sẽ đi về đâu nếu không có sự tồn tại của tình yêu. Nhưng tại sao truyện viết về tình yêu lại bị gắn mác "tiểu thuyết ba xu" vậy? Có phải vì tình yêu trong truyện ngôn tình đã bị biến hóa một cách phi lý, một cách sến sẩm, một cách trào lưu?
- Phi lý: chẳng sao cả, tiểu thuyết vốn là thứ văn chương hư cấu mà.
- Sến sẩm: chẳng sao cả, ai đã từng yêu đều sẽ nói ra mấy câu sến súa thôi.
- Trào lưu: chẳng có gì lạ, khi mà nghề viết truyện ngôn tình đang là nghề hái ra tiền thì chuyện các tác giả thi nhau sáng tác dẫn đến ý tưởng trùng hợp, na ná nhau cũng dễ hiểu.
Thế rồi tôi tìm đến các diễn đàn dành cho những bạn trẻ yêu thích tiểu thuyết ngôn tình và tôi nhận ra điều khiến cái tên "tiểu thuyết ba xu" được ra lò. Đó là cảnh giường chiếu trần trụi, một khung cảnh không thể thiếu trong thể loại tiểu thuyết này. Tôi bật cười và tự định nghĩa lại cái từ ngôn tình như sau: ngôn là ngôn ngữ, tình là...tình dục, tiểu thuyết ngôn tình là truyện miêu tả tình dục một cách chân thật và sống động. Truyện ngôn tình viết về đề tài tình yêu nhưng nội dung thì bị che lấp bởi tình dục. Tình yêu và tình dục tưởng chừng giống nhau nhưng thật ra lại khác nhau hoàn toàn. Tình yêu biểu hiện qua lời nói (sến cũng được, chẳng sao), qua nụ cười, qua cử chỉ, qua các hành động trong sáng còn tình dục biểu hiện qua sự động chạm, sự tìm kiếm, sự ham muốn, sự lấn sân sang thế giới của đối phương. Tình dục không phải một phần của tình yêu mà là góc khuất, góc tối của tình yêu. Xét theo nghĩa đen, đã là tối thì không nên trưng ra cho người ta xem nhưng truyện ngôn tình thì lại phơi bày ra hết.
Các tác giả viết truyện ngôn tình chỉ cần dùng một câu "Tôi và anh nằm bên nhau, cảm nhận nhau tới khi bình minh ló dạng" thế là độc giả hiểu chứ không nhất thiết phải abc rồi xyz, chi tiết từng chút một. Truyện ngôn tình không hề xấu, chính các tác giả là người biến đứa con tinh thần của mình trở nên xấu xa, để đứa con tinh thần của mình bị giới văn học coi thường, để các độc giả thích đọc nhưng lại không dám nói ra sở thích của mình. Biết là điều không tưởng nhưng trong tương lai, tôi mong rằng truyện ngôn tình sẽ trở thành một câu chuyện tình yêu thuần khiết, trong sáng.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: