Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Sống, chết tùy theo ngữ cảnh mới biết là danh từ hay không chứ nhỉ? Ví dụ: "Nó vẫn còn sống". >>> Sống ở đây là tính từ chỉ trạng thái chứ?
Bản thân mình thì không quá quan trọng đến việc phải làm theo trật tự, và mình cũng thích cách dùng từ, đặt câu có gì đó điên điên hơn. :)) Làm cái gì cũng mô phạm thì nhàm chán và thiếu cá tính lắm! Văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung là thứ sáng tạo không giới hạn mà. Đó là lý do mình thích nhạc Trịnh với cách đặt lời vượt qua mọi khuôn khổ của ông.
Bởi vậy. Nếu đơn lẻ thì sống là danh từ chỉ mặt dày của một vật. Chết là tính từ chỉ trạng thái. (Vừa nãy Tâm nhầm chút.)
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Bản thân mình thì không quá quan trọng đến việc phải làm theo trật tự, và mình cũng thích cách dùng từ, đặt câu có gì đó điên điên hơn. :)) Làm cái gì cũng mô phạm thì nhàm chán và thiếu cá tính lắm! Văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung là thứ sáng tạo không giới hạn mà. Đó là lý do mình thích nhạc Trịnh với cách đặt l
Nhạc Trịnh là tuân theo thứ tự rất logic nghe Nhâm. Mọi thứ trong tự nhiên đều tuân theo một quy luật muôn thuở không đổi. Trái Đất quay quanh Mặt Trời, từ đó có ngày và đêm chẳng hạn. Muốn học cái cao siêu thì trước tiên phải học cái thấp nhất. Khi học được cái cao siêu thì lúc ấy mới đủ năng lực để sáng tạo ra cái mới, cái vượt qua khuôn khổ cũ. Vị nhạc sĩ huyền thoại chính là đã học được cái cao siêu rồi nên mới sáng tác ra những tuyệt phẩm kinh điển, tuyệt diệu để đời.

Đỉnh cao của cấu trúc ngữ pháp là thơ rồi mới đến nhạc, truyện ngắn, truyện dài.

Khi không hiểu về ngữ pháp, không am hiểu từ vựng thì viết mọi thứ cứ như kiểu ngẫu nhiên mà thành, chẳng có cơ sở gì thì làm sao đạt được kết quả tốt nhất đây?
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Thật ra thì chúng là tính từ cả. Ngay cả xanh trong cây xanh cũng vậy. Chúc mừng Nhâm. ^^

Giờ cho phép Tâm lại hỏi:

1. Vải xanh công nhân
2. Chữ bác sĩ
3. Thái độ trốn tránh
4. Suy nghĩ bay bổng
5. Cuối đường chân trời
6. Nhâm đang viết truyện

Vậy thì những từ in đậm trong câu có vai trò là tính từ hay danh từ, động từ?

Nếu Tâm nói: Tâm đánh giá cao khả năng của Nhâm. Vậy thì từ cao trong câu có còn giữ vai trò là tính từ nữa không?

Hãy trả lời nhé Nhâm và mọi người nữa!
Không tìm ra thánh nên Tâm trả lời luôn.

Các từ in đậm trong câu 1, 2, 3, 4 tuy là danh từ, động từ nhưng trong câu nó chỉ mang nghĩa tượng trưng chứ không phải chỉ thị nên nó được xem là tính từ không tự thân, hay tính từ biến đổi. Từ in đậm trong câu 5 và 6 giữ nguyên giá trị của danh từ và động từ.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Có vẻ như học ngữ pháp khiến các bạn nhàm chán. Vậy nên Tâm xin tạm chuyển sang chủ đề khác.

Có một vấn đề khá là rắc rồi về việc sử dụng số trong văn chương. Có một lần Tâm viết trong truyện của mình có câu "Cách đây mười năm về trước, thời tôi còn học lớp 9, tôi có quen một cô bạn học..."

Có người bảo Tâm dùng số 9 trong trường hợp này là không đúng. Tâm lại không nghĩ vậy. Theo những gì Tâm học được thì trong văn chương nên dùng số thay cho chữ để biểu thị địa chỉ, số nhà, đường, ngày, tháng, năm, ký hiệu. Vậy các bạn nghĩ sao về việc dùng số trong văn chương? Trường hợp nào thì nên và không nên dùng?

Xin được phép tag [USERGROUP=7]Nhóm Tác giả[/USERGROUP]
 

_TA_

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/1/14
Bài viết
760
Gạo
180,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Theo chị lớp thì khi nào viết cùng A B C... hay A1 A2... vd: 12A 9A... thì mình viết số. Vì nó thuộc vào ký hiệu - ký hiệu lớp như em nói ở trên. Còn khi viết bình thường thì viết chữ. "năm lớp mười hai tôi chuyển nhà", "khi học lớp chín tôi đã biết yêu"...
P/s: Mà câu của em viết thành "thời tôi còn học cấp hai" hay "thời tôi còn là đứa học sinh lớp chín" thấy hợp hơn đấy. Chứ "thời học lớp chín" kỳ kỳ sao ấy. Phần này là ý kiến cá nhân, còn em viết sao thấy thuận thì viết. ^^.
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm được in ấn xuất bản hay biên dịch xem tác phẩm nào dùng số trực tiếp hay không trừ những kí hiệu, mà những kí hiệu như vậy cần phải được để trong dấu nháy đơn.

Còn về vấn đề tính từ bạn có thể đưa ra cơ sở luận điểm nào khi bạn cho rằng nó là tình từ tự thân hay biến đổi? Mình chỉ muốn biết rằng bạn tham khảo của ai hay chỉ là bạn tự nghĩ ra.
 

YGinger

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/6/16
Bài viết
223
Gạo
180,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ồ! 3onion24
Anh Tâm đặt ra các câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà hóa ra lại khó nhằn ghê. :))
Em chỉ tạm giải thích thế này:
Những điều đó đều là kiến thức cơ bản chúng ta đã học được ở trường nên biết. Còn để phân biệt được "x", "s" hay "tr", "ch" là nhờ quá trình sàng lọc ngôn ngữ (tiếng phổ thông và tiếng địa phương), cộng thêm chăm chỉ tìm hiểu (tra từ điển), đặc biệt là ĐỌC nhiều!
Khi đọc, não bộ chúng ta đã diễn ra quá trình nhìn nhận mặt chữ, ghi nhớ được chữ nào là đúng chính tả, đúng chuẩn phổ thông... Vì thế nên khi chúng ta viết, các con chữ sẽ tự động hình thành như 1 phản xạ có điều kiện. Bởi vậy, người đọc nhiều luôn luôn vững chính tả hơn người lười đọc.

Xét về từ loại (động/ danh/ tính/... từ) cứ nắm vững đặc trưng cơ bản của chúng thì tự nhiên mà phân biệt được thôi. Mà tiếng Việt ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, nên đối với một số trường hợp, thật đúng là khó nhận dạng. :v

Anh có hỏi về chức năng của dấu câu (dấu phẩy). Phẩy dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu, chia các vế trong câu ghép, để liệt kê hoặc nhấn mạnh.
Eg:
- Ngoài sân, đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi. (Dấu phẩy tách trạng ngữ "ngoài sân" với cụm C-V được gạch chân).
- Diễn đàn GS là nơi các tác giả trẻ đăng truyện do họ sáng tác, nơi các thành viên trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi và góp phần giữ gìn sự trong sáng của TV. (Dấu phẩy chia các vế trong câu ghép).
- Văn học dân gian có rất nhiều thể loại như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ,... (Dấu phẩy dùng để liệt kê).
- Trong thời phong kiến, người tài muốn lập được công danh thì chỉ có một con đường, đó là thi cử! (Dấu phẩy nhấn mạnh cụm từ được gạch chân).
Dựa vào các ví dụ nêu trên, chúng ta có thể hiểu được chức năng của dấu phẩy và vận dụng nó đối với các trường hợp tương tự.

Về phần ghi số hay ghi chữ trong văn bản, cái đó tùy trường hợp.
Nếu số là danh từ thì cứ ghi hẳn số đó ra.
Eg: 12A1, phòng 502, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 1 tháng 1 năm 2011...
Còn khi số mang ý nghĩa là số đếm thì buộc phải dùng chữ.
Eg: con bé đấy sáu tuổi, năm nay tôi học lớp mười hai, anh ấy đã chờ cô ba tiếng rồi, mười năm qua cô đã sống như thế nào?...
Ngoài ra, các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học thì có thể dùng kí hiệu, nhưng văn kể thì không.
Eg:
- Vận tốc trung bình 50km/h.
- Theo thể tích, hồng cầu chiếm khoảng 45% số tế bào máu...


Văn kể: Đồng bằng chiếm một phần ba diện tích, doanh thu tháng này tăng lên không phẩy ba phần trăm...

Đó là vài cái cơ bản mà em biết, mong được các tiền bối chỉ giáo thêm! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Theo chị lớp thì khi nào viết cùng A B C... hay A1 A2... vd: 12A 9A... thì mình viết số. Vì nó thuộc vào ký hiệu - ký hiệu lớp như em nói ở trên. Còn khi viết bình thường thì viết chữ. "năm lớp mười hai tôi chuyển nhà", "khi học lớp chín tôi đã biết yêu"...
P/s: Mà câu của em viết thành "thời tôi còn học cấp hai" hay "thời tôi còn là đứa học sinh lớp chín" thấy hợp hơn đấy. Chứ "thời học lớp chín" kỳ kỳ sao ấy. Phần này là ý kiến cá nhân, còn em viết sao thấy thuận thì viết. ^^.
Dạ! Thật lòng cảm ơn chị. Câu trả lời của chị là tư liệu vô cùng bổ ích cho mọi người ạ. ^^
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ồ! 3onion24
Anh Tâm đặt ra các câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà hóa ra lại khó nhằn ghê. :))
Em chỉ tạm giải thích thế này:
Những điều đó đều là kiến thức cơ bản chúng ta đã học được ở trường nên biết. Còn để phân biệt được "x", "s" hay "tr", "ch" là nhờ quá trình sàng lọc ngôn ngữ (tiếng phổ thông và tiếng địa phương), cộng thêm chăm chỉ tìm hiểu (tra từ điển), đặc biệt là ĐỌC nhiều!
Khi đọc, não bộ chúng ta đã diễn ra quá trình nhìn nhận mặt chữ, ghi nhớ được chữ nào là đúng chính tả, đúng chuẩn phổ thông... Vì thế nên khi chúng ta viết, các con chữ sẽ tự động hình thành như 1 phản xạ có điều kiện. Bởi vậy, người đọc nhiều luôn luôn vững chính tả hơn người lười đọc.

Xét về từ loại (động/ danh/ tính/... từ) cứ nắm vững đặc trưng cơ bản của chúng thì tự nhiên mà phân biệt được thôi. Mà tiếng Việt ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, nên đối với một số trường hợp, thật đúng là khó nhận dạng. :v

Anh có hỏi về chức năng của dấu câu (dấu phẩy). Phẩy dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu, chia các vế trong câu ghép, để liệt kê hoặc nhấn mạnh.
Eg:
- Ngoài sân, đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi. (Dấu phẩy tách trạng ngữ "ngoài sân" với cụm C-V được gạch chân).
- Diễn đàn GS là nơi các tác giả trẻ đăng truyện do họ sáng tác, nơi các thành viên trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học hỏi và góp phần giữ gìn sự trong sáng của TV. (Dấu phẩy chia các vế trong câu ghép).
- Văn học dân gian có rất nhiều thể loại như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ,... (Dấu phẩy dùng để liệt kê).
- Trong thời phong kiến, người tài muốn lập được công danh thì chỉ có một con đường, đó là thi cử! (Dấu phẩy nhấn mạnh cụm từ được gạch chân).
Dựa vào các ví dụ nêu trên, chúng ta có thể hiểu được chức năng của dấu phẩy và vận dụng nó đối với các trường hợp tương tự.

Về phần ghi số hay ghi chữ trong văn bản, cái đó tùy trường hợp.
Nếu số là danh từ thì cứ ghi hẳn số đó ra.
Eg: 12A1, phòng 502, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 1 tháng 1 năm 2011...
Còn khi số mang ý nghĩa là số đếm thì buộc phải dùng chữ.
Eg: con bé đấy sáu tuổi, năm nay tôi học lớp mười hai, anh ấy đã chờ cô ba tiếng rồi, mười năm qua cô đã sống như thế nào?...
Ngoài ra, các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học thì có thể dùng kí hiệu, nhưng văn kể thì không.
Eg:
- Vận tốc trung bình 50km/h.
- Theo thể tích, hồng cầu chiếm khoảng 45% số tế bào máu...


Văn kể: Đồng bằng chiếm một phần ba diện tích, doanh thu tháng này tăng lên không phẩy ba phần trăm...

Đó là vài cái cơ bản mà em biết, mong được các tiền bối chỉ giáo thêm! :D
Cảm ơn YGinger, bài viết của YG rất hữu ích. Đây là tư liệu quý, vô cùng quan trọng. Bởi nó khác hoàn toàn với sự máy móc của sách vở, nên vô cùng dễ hiểu. Tâm đánh giá cao phần góp ý về dấu phẩy, cách dùng số trong văn chương của YG. Một lần nữa cảm ơn YG!
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Bạn có thể tham khảo các tác phẩm được in ấn xuất bản hay biên dịch xem tác phẩm nào dùng số trực tiếp hay không trừ những kí hiệu, mà những kí hiệu như vậy cần phải được để trong dấu nháy đơn.

Còn về vấn đề tính từ bạn có thể đưa ra cơ sở luận điểm nào khi bạn cho rằng nó là tình từ tự thân hay biến đổi? Mình chỉ muốn biết rằng bạn tham khảo của ai hay chỉ là bạn tự nghĩ ra.
Cái này là của cô giáo Tâm truyền lại. Kiến thức này dựa trên cơ sở về sự đa dạng trong ngữ pháp tiếng Việt. Hương không hiểu hả? Nếu có thắc mắc gì Hương có thể đem nguyên văn câu hỏi của Tâm và hỏi lại thầy hoặc cô của mình nha Hương. Tâm không có dẫn chứng vì kiến thức tiền bối truyền lại có thể từ một cuốn tư liệu cổ nào đó chẳng hạn, hoặc từ một hội đồng nghiên cứu ra mà công bố ở đâu đó, cuốn sách nào đó mà Tâm không biết.

Tâm cũng xin nhắn với Hương rằng, không phải mọi kiến thức đều cần có dẫn chứng. Các nghiên cứu sở dĩ được công nhận bởi vì nó có logic.

Ví dụ: Khi nói "chữ bác sĩ." Từ bác sĩ vốn là danh từ chỉ bác sĩ nhưng trong câu nó chỉ mang tính chất tượng trưng cho đặc điểm của một loại chữ viết chứ không phải nói bác sĩ thật. Như vậy, dựa trên cơ sở logic thì nó bị chuyển thành tính từ không tự thân. Mọi thắc mắc Hương vui lòng hỏi lại thầy, cô hoặc những người bạn tin tưởng. Cảm ơn Hương.
 
Bên trên