Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Cái này là của cô giáo Tâm truyền lại. Kiến thức này dựa trên cơ sở về sự đa dạng trong ngữ pháp tiếng Việt. Hương không hiểu hả? Nếu có thắc mắc gì Hương có thể đem nguyên văn câu hỏi của Tâm và hỏi lại thầy hoặc cô của mình nha Hương. Tâm không có dẫn chứng vì kiến thức tiền bối truyền lại có thể từ một cuốn tư liệu cổ nào đó chẳng hạn, hoặc từ một hội đồng nghiên cứu ra mà công bố ở đâu đó, cuốn sách nào đó mà Tâm không biết.

Tâm cũng xin nhắn với Hương rằng, không phải mọi kiến thức đều cần có dẫn chứng. Các nghiên cứu sở dĩ được công nhận bởi vì nó có logic.

Ví dụ: Khi nói "chữ bác sĩ." Từ bác sĩ vốn là danh từ chỉ bác sĩ nhưng trong câu nó chỉ mang tính chất tượng trưng cho đặc điểm của một loại chữ viết chứ không phải nói bác sĩ thật. Như vậy, dựa trên cơ sở logic thì nó bị chuyển thành tính từ không tự thân. Mọi thắc mắc Hương vui lòng hỏi lại thầy, cô hoặc những người bạn tin tưởng. Cảm ơn Hương.

Thứ nhất, chính vì mình không hiểu nên mới cần bạn lập luận cũng như đem ra các cơ sở để giải thích như thế nào là tính từ tự thân, và tại sao những từ đó là tính từ tự thân chứ không nên giải thích theo kiểu "nó là thế vì tôi nói nó là như vậy". Dù cho điều này là do bạn tự nghĩ ra cũng cần phải có một lời giải thích hợp lí để thuyết phục mọi người.

Thứ hai, mọi kiến thức không cần có dẫn chứng. Điều này có thể đúng nhưng không phải toàn bộ mọi kiến thức đều không cần có dẫn chứng. Giả như những điều trên cũng cần phải dựa trên một cơ sở lí luận có hệ thống nào đó để phân biệt, liệt kê chứ không phải vì tự nhiên nó là như vậy. Nếu cứ coi nó là tự nhiên là như vậy mà không quan tâm đến bản chất thì chỉ là biết mà thôi, tri thức nhân loại sẽ không được như bây giờ.

Thứ ba, mình muốn hỏi bạn logic là như thế nào, đúng là gì và sự hiển nhiên.

Thứ tư, mình không theo chuyên ngành văn học cũng như không có thể liên hệ nào với những thây cô năm cấp hai, cấp ba nên mình không thể đem đi hỏi họ những câu đó.

Thứ năm, để nâng cao trình độ kiến thức như mục tiêu của bạn, bạn cần phải làm sáng rõ một khái niệm nào đó khi bạn nói. Ví dụ như tính từ tự thân là gì, cấu trúc như thế nào, và đưa ra các cơ sở để chứng minh nhằm thuyết phục người đọc để tin tưởng khái niệm nó là như vậy.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Thứ nhất, chính vì mình không hiểu nên mới cần bạn lập luận cũng như đem ra các cơ sở để giải thích như thế nào là tính từ tự thân, và tại sao những từ đó là tính từ tự thân chứ không nên giải thích theo kiểu "nó là thế vì tôi nói nó là như vậy". Dù cho điều này là do bạn tự nghĩ ra cũng cần phải có một lời giải thích hợp lí để thuyết phục mọi người.

Thứ hai, mọi kiến thức không cần có dẫn chứng. Điều này có thể đúng nhưng không phải toàn bộ mọi kiến thức đều không cần có dẫn chứng. Giả như những điều trên cũng cần phải dựa trên một cơ sở lí luận có hệ thống nào đó để phân biệt, liệt kê chứ không phải vì tự nhiên nó là như vậy. Nếu cứ coi nó là tự nhiên là như vậy mà không quan tâm đến bản chất thì chỉ là biết mà thôi, tri thức nhân loại sẽ không được như bây giờ.

Thứ ba, mình muốn hỏi bạn logic là như thế nào, đúng là gì và sự hiển nhiên.

Thứ tư, mình không theo chuyên ngành văn học cũng như không có thể liên hệ nào với những thây cô năm cấp hai, cấp ba nên mình không thể đem đi hỏi họ những câu đó.

Thứ năm, để nâng cao trình độ kiến thức như mục tiêu của bạn, bạn cần phải làm sáng rõ một khái niệm nào đó khi bạn nói. Ví dụ như tính từ tự thân là gì, cấu trúc như thế nào, và đưa ra các cơ sở để chứng minh nhằm thuyết phục người đọc để tin tưởng khái niệm nó là như vậy.
Vâng. Thật ra thì Tâm sẽ không bao giờ nói rõ ràng tường tận từng chi tiết về các luận điểm của mình. Đây là diễn đàn Gác Sách, Tâm đánh giá cao tinh thần tự học, tự tìm hiểu của mỗi cá nhân. Vì vậy, Tâm sẽ chỉ nêu ra vài gợi ý, từ đó các bạn hãy tự tìm hiểu. Theo quan điểm của Tâm, việc tự nghiên cứu, tìm tòi ra câu trả lời dựa trên một vài dẫn chứng sẽ tốt hơn là ngồi đọc những cái người ta đã giải thích hết rồi. Việc này cũng giống như tìm kho báu vậy.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Hết sức vớ vẩn!
Ồ! Ha ha... Xem quý cô tức giận kìa!

Vớ vẩn ư, đúng vậy. Mọi thứ đối với tôi đều hết sức vớ vẩn. Xã hội quá vớ vẩn, văn hóa lại càng vớ vẩn, tôi là một kẻ vớ vẩn và theo đuổi một thứ văn chương vớ vẩn. Điều duy nhất giúp tôi sống tốt hơn là dựa vào cái xã hội vớ vẩn, công việc vớ vẩn, niềm đam mê vớ vẩn đấy quý cô ạ.

Có một định lý muôn thuở, những đứa sống trong bãi rác, điều đơn giản nhất giúp chúng sống sót là đi nhặt rác. Nếu sống trong cái vớ vẩn thì phải học cái vớ vẩn thôi. Trong cái xã hội khốc liệt này, có những kẻ còn không có quyền được sống, được ước mơ, được làm công việc mà mình muốn, được thực hiện đam mê, được làm theo ý mình... Ồ, hóa ra được sống với những điều vớ vẩn lại tốt hơn vô số người ấy chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vũ Khúc

Gà con
Tham gia
12/12/15
Bài viết
57
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Phân biệt danh từ tính từ động từ thực sự chỉ là bước khởi đầu cơ bản nhất của nghiệp viết.

Thách thức lớn nhất với một nhà văn hiện đại không nằm ở việc lựa chọn ngôn từ - điều đã từng là mục tiêu phấn đấu của vô số thế hệ nhà thơ thời phong kiến - mà nằm ở tình tiết, bố cục, diễn biến, tâm lý và sự độc đáo của thông điệp. Cũng giống như một người bán hàng giỏi, một nhà văn xuất sắc là người truyền tải một thông điệp cũ dưới một hình thức mới, đem lại cho nó ý nghĩa mới. Nói là thông điệp cũ vì sau hàng trăm năm, các nhà văn đã miêu tả đủ hết các khía cạnh đời sống nhân loại. Chúng ta đang làm lại những điều cha ông đã làm trong quá khứ.

Viết một câu truyện trên 100 trang nói dễ thì dễ mà khó thì rất khó. Nội dung của nó phải đủ phức tạp để giữ chân độc giả nhưng phải đủ giản dị để bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Các nhân vật cần có sức sống riêng biệt và dễ dàng nhận biết. Các tình tiết phải sáng tạo. Nhưng khó nhất vẫn là một cái kết. Tất cả ấn tượng của độc giả đc lưu giữ ở một cái kết đẹp - với 3 yếu tố cơ bản: đương nhiên, bất ngờ và sâu sắc.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Phân biệt danh từ tính từ động từ thực sự chỉ là bước khởi đầu cơ bản nhất của nghiệp viết.

Thách thức lớn nhất với một nhà văn hiện đại không nằm ở việc lựa chọn ngôn từ - điều đã từng là mục tiêu phấn đấu của vô số thế hệ nhà thơ thời phong kiến - mà nằm ở tình tiết, bố cục, diễn biến, tâm lý và sự độc đáo của thông điệp. Cũng giống như một người bán hàng giỏi, một nhà văn xuất sắc là người truyền tải một thông điệp cũ dưới một hình thức mới, đem lại cho nó ý nghĩa mới. Nói là thông điệp cũ vì sau hàng trăm năm, các nhà văn đã miêu tả đủ hết các khía cạnh đời sống nhân loại. Chúng ta đang làm lại những điều cha ông đã làm trong quá khứ.

Viết một câu truyện trên 100 trang nói dễ thì dễ mà khó thì rất khó. Nội dung của nó phải đủ phức tạp để giữ chân độc giả nhưng phải đủ giản dị để bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Các nhân vật cần có sức sống riêng biệt và dễ dàng nhận biết. Các tình tiết phải sáng tạo. Nhưng khó nhất vẫn là một cái kết. Tất cả ấn tượng của độc giả đc lưu giữ ở một cái kết đẹp - với 3 yếu tố cơ bản: đương nhiên, bất ngờ và sâu sắc.
Tâm không nghĩ rằng chúng ta thiếu thông điệp, chủ đề để viết đâu Vũ Khúc thân mến. Mọi chủ đề trong xã hội là vô tận, khai thác không bao giờ hết. Viết truyện đơn giản chỉ là kể lại câu chuyện của chính mình hoặc của ai đó - một hoặc nhiều người. Và để làm được điều ấy cần có một phần nhỏ năng khiếu và đa phần là sự trải nghiệm. Suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhất về viết truyện chính là kể lại những gì bạn đã trải qua.

Trải qua ở đây là từ thực tế đi vào tưởng tượng và từ tưởng tượng hóa ra thực tế. ^^
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ồ! Ha ha... Xem quý cô tức giận kìa!

Vớ vẩn ư, đúng vậy. Mọi thứ đối với tôi đều hết sức vớ vẩn. Xã hội quá vớ vẩn, văn hóa lại càng vớ vẩn, tôi là một kẻ vớ vẩn và theo đuổi một thứ văn chương vớ vẩn. Điều duy nhất giúp tôi sống tốt hơn là dựa vào cái xã hội vớ vẩn, công việc vớ vẩn, niềm đam mê vớ vẩn đấy quý cô ạ.

Có một định lý muôn thuở, những đứa sống trong bãi rác, điều đơn giản nhất giúp chúng sống xót là đi nhặt rác. Nếu sống trong cái vớ vẩn thì phải học cái vớ vẩn thôi. Trong cái xã hội khốc liệt này, có những kẻ còn không có quyền được sống, được ước mơ, được làm công việc mà mình muốn, được thực hiện đam mê, được làm theo ý mình... Ồ, hóa ra được sống với những điều vớ vẩn lại tốt hơn vô số người ấy chứ.
Hơi thắc mắc sau khi đọc bài này là Tâm làm nghề gì vậy, nghề gì mà liên quan tới đam mê ngữ pháp vậy?
Định đoán giáo viên dạy văn nhưng hồi trước Tâm nói là chưa đọc Thạch Lam nên chắc không phải.
Nếu cho đoán lần hai thì đoán là người soạn từ điển hoặc biên tập.
Đồng ý là bạn gì đó cũng hơi gây war thật nhưng mình cũng hơi thắc mắc là topic này là gì vậy? Mình đọc trang 1 thấy còn hiểu để làm gì chứ từ trang 2 trở đi mình thấy các kiến thức thật sự khá nâng cao, hơi giống kiểu đang học lớp 5 nâng cao í chứ mình nghĩ viết văn cũng đâu cần tìm hiểu sâu vậy đâu nhỉ?
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Hơi thắc mắc sau khi đọc bài này là Tâm làm nghề gì vậy, nghề gì mà liên quan tới đam mê ngữ pháp vậy?
Định đoán giáo viên dạy văn nhưng hồi trước Tâm nói là chưa đọc Thạch Lam nên chắc không phải.
Nếu cho đoán lần hai thì đoán là người soạn từ điển hoặc biên tập.
Đồng ý là bạn gì đó cũng hơi gây war thật nhưng mình cũng hơi thắc mắc là topic này là gì vậy? Mình đọc trang 1 thấy còn hiểu để làm gì chứ từ trang 2 trở đi mình thấy các kiến thức thật sự khá nâng cao, hơi giống kiểu đang học lớp 5 nâng cao í chứ mình nghĩ viết văn cũng đâu cần tìm hiểu sâu vậy đâu nhỉ?
Ồ, nếu không có kiến thức sợ rằng chúng ta sẽ chẳng làm được gì ra hồn. Kiến thức là vô hạn, không có cái chuyện không cần tìm hiểu sâu nha Dũng. Học cả đời không bao giờ hết. Dũng nói thế khác nào tự nhận mình học đủ rồi ư? Viết văn không cần tìm hiểu sâu ư? Xin lỗi nhưng tôi vừa khóc vừa cười với câu hỏi này của Dũng. Đừng trách tôi khiếm nhã, chỉ là cảm xúc của một người đem việc học lên làm đầu thôi.

Viết văn đơn giản quá! Như thể sinh ra đã biết rồi nên khỏi phải học vậy (!?) Làm nhà văn chắc cũng đơn giản như thằng lượm ve chai, bán vé số (!?) Không đời nào!!! Tôi hoàn toàn phản đối những suy nghĩ đơn giản tới mức hoang đường ấy.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Tâm nhận thấy có rất nhiều bạn chưa phân biệt rõ các thể loại truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tản văn, tùy bút, hồi ký, nhật ký, bút ký. Vậy các bạn hãy nói xem chúng là gì và đặc điểm nhận dạng ra sao? Không thể nào ta cứ viết mà chả biết rốt cuộc mình đang viết tản văn hay tùy bút. Chúng đâu thể nào đặt chung được.
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ồ, nếu không có kiến thức sợ rằng chúng ta sẽ chẳng làm được gì ra hồn. Kiến thức là vô hạn, không có cái chuyện không cần tìm hiểu sâu nha Dũng. Học cả đời không bao giờ hết. Dũng nói thế khác nào tự nhận mình học đủ rồi ư? Viết văn không cần tìm hiểu sâu ư? Xin lỗi nhưng tôi vừa khóc vừa cười với câu hỏi này của Dũng. Đừng trách tôi khiếm nhã, chỉ là cảm xúc của một người đem việc học lên làm đầu thôi.

Viết văn đơn giản quá! Như thể sinh ra đã biết rồi nên khỏi phải học vậy (!?) Làm nhà văn chắc cũng đơn giản như thằng lượm ve chai, bán vé số (!?) Không đời nào!!! Tôi hoàn toàn phản đối những suy nghĩ đơn giản tới mức hoang đường ấy.
Ờ cảm ơn câu trả lời có phần hơi gay gắt của Tâm. Cái đầu tiên là chắc mình phải xin lỗi Tâm vì ghi câu hỏi không rõ nên mới dẫn tới hiểu lầm đáng tiếc :) .
Ý mình muốn hỏi là tại sao Tâm lại muốn tìm hiểu hơi sâu chuyện phân biệt tính từ với danh từ ấy? Bởi vậy nên mới nói chuyện mình đọc các trang của topic, rồi chuyện học lớp 5 đó, tại mình thấy topic đi khá sâu vào chuyện phân biệt tính từ danh từ thôi. Chứ không phải ý mình hỏi học để làm gì.
Mà đọc qua comment của Tâm mình liên tưởng tới một câu của Trang Tử:
"Kiến thức là vô hạn
Đời người là hữu hạn
Lấy cái hữu hạn theo đuổi cái vô hạn
Nguy mất thôi."
Ý câu này là chúng ta nên biết chọn lọc khi học. Mình chỉ thấy việc phân biệt danh tính từ không cần đi sâu quá thôi. Mà cái này không phải Dũng nói suông mà Dũng cũng thấy nhiều bạn cũng theo không nổi với bài tập của Tâm.
Mình đăng comment đó hy vọng Tâm bình tĩnh lại và suy xét lại. Trước giờ mình cũng gặp nhiều comment gây war rồi nhưng mình vẫn cố bình tĩnh vì dù cho người ta trẻ trâu thiệt nhưng mình cho rằng trẻ trâu cũng vì một lí do gì chứ, cũng phải có cái lí riêng của mình chứ. Bạn Đạp Đạp gì đó dù trẻ trâu thật nhưng nhìn lại thì mình thấy bạn đó là một trong những người theo đuổi topic này lâu nhất đó, một số người khác có vài người bỏ rồi. Nên chắc phải có lí do gì đó bạn đó mới nói cái câu nghe trẻ trâu như vậy. Tâm nên bình tĩnh suy xét.
Mà mình thấy Tâm cũng chủ động đổi chủ đề cho topic rồi đúng không?
Tâm nhận thấy có rất nhiều bạn chưa phân biệt rõ các thể loại truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tản văn, tùy bút, hồi ký, nhật ký, bút ký. Vậy các bạn hãy nói xem chúng là gì và đặc điểm nhận dạng ra sao? Không thể nào ta cứ viết mà chả biết rốt cuộc mình đang viết tản văn hay tùy bút. Chúng đâu thể nào đặt chung được.
Cái này theo ý kiến của mình thì câu hỏi nên sửa tí.
Thể loại ví dụ như tình cảm, giả tưởng,... gì đó.
Còn truyện ngắn, truyện dài thì mình nghĩ không phải là thể loại mà là hình thức văn bản thì đúng hơn.
Giống việc người ta nói "nhà văn ấy chuyên viết truyện dài thể loại giả tưởng" ấy chứ đâu có ai nói "nhà văn ấy chuyên viết thể loại truyện dài về thể loại giả tưởng" đâu.
 
Bên trên