Re:
Những bông hồng đầu hạ
Truyện: Những bông hồng đầu hạ
Tác giả: Delly
Dịch giả: Vân Hạ
Chương 10
Tác giả: Delly
Dịch giả: Vân Hạ
Chương 10
Chiếc xe hơi của Công Nguyên lăn bánh trên con đường rộng và được giữ gìn kỹ lưỡng từ nhà ga đến Arnelles. Thiếu Lan hơi mệt mỏi, nhìn lơ là phong cảnh thơ mộng, thỉnh thoảng chàng lại chỉ cho nàng một vài cảnh đặc sắc. Trời hôm nay trong sáng và dìu dịu, không khí trong lành lùa qua cửa xe, Thiếu Lan đã yêu cầu chàng quay kính xuống để cho thoáng, vì mùi thơm kỳ lạ trông xe làm nàng khó chịu.
Công Nguyên đã tỏ ra cực kỳ lịch sự với Thiếu Lan, chàng đã không quên lãng một sự chăm sóc tao nhã nào mà một người đàn ông có giáo dục dành cho vợ. Trong cuộc hành trình, chàng đã mang lại cho nàng xem đủ loại sách báo, nói chuyện với nàng về những vùng đi qua mà chàng biết rõ hết. Khi đến Ba Lê, nơi họ phải dừng chân một ngày trước khi đi Arnelles, chàng đã hỏi nàng xem có muốn lưu lại ở Ba Lê không? Nhưng lúc nào cũng với một sự lễ phép lạnh lùng, một sự dửng dưng hoàn toàn cho thấy rõ tính chất của mối liên lạc giữa hai người.
Thiếu Lan đã từ chối điều chồng đề nghị. Nàng chẳng thiết gì Ba Lê! Giờ đây, nàng chỉ mong chóng đến Arnelles để chàng khỏi phải tự bắt buộc săn đón nàng nữa, để được yên tĩnh một mình. Một mình trước cuộc đời mới và sự an ủi mà có lẽ cô bé mồ côi kia sẽ dành cho nàng.
Rã rời mệt mỏi về tinh thần hơn là thể chất, nàng sống cả ngày hôm đó trong biệt thự của họ Vũ, nơi căn phòng của người vợ trước. Mặc dù thời gian đính hôn tương đối ngắn, nhưng Công Nguyên đã sửa đổi căn phòng cho khác hoàn toàn, trang hoàng những đồ đắt tiền nhưng giản dị và trang nhã. Vì từ trước tới nay, chỉ quen thấy những căn nhà khá thanh lịch của bạn bè gia đình nàng ở Hauts Sapins, nên Thiếu Lan cảm thấy khó chịu lạ lùng giữa nơi xa hoa tráng lệ, nhất là cả một đội quân hầu được huấn luyện thuần phục.
Cô gái trẻ chỉ gặp mặt chồng vào những bữa ăn của hai người. Nếu là một người khác chắc sẽ bị bối rối vào những lúc đó. Nhưng quả thật Công Nguyên đã khéo léo cứu vãn những tình thế căng thẳng nhất, bằng một câu chuyện đáng chú ý hay bằng một sự lịch thiệp, nhưng lúc nào cũng lạnh lùng.
…Chiếc xe hơi rời đường cái, tiến vào một lối đi hùng vĩ, có những cây du thụ già hàng trăm tuổi mọc hai bên đường. Chàng chợt nói:
- Đây là Arnelles, Thiếu Lan à.
Phía sau một khoảng đất rộng trống không có một hàng rào bằng sắt tuyệt đẹp, phía trên có những vũ khí của giòng họ Vũ. Thiếu Lan hớn hở nhìn qua chiếc sân lớn rộng, thấy một toà nhà tuyệt đẹp, và ở bên hông nhà là một hồ nước xanh lơ.
- Sao! Cô vừa ý không? Chàng vừa hỏi vừa kín đáo quan sát Thiếu Lan.
- Thật là tuyệt! Đây đẹp hơn lời ông mô tả nhiều.
- Vậy càng tốt! Tại tôi sợ làm cô vỡ mộng. Chàng nói nửa đùa nửa thật.
Hai người sóng bước lên một bậc tam cấp rộng lớn, phía trên có hai người đầy tớ mặc chế phục nhà họ Vũ đã đứng chờ sẵn. Họ bước vào hành lang cực kỳ tráng lệ, khiến Thiếu Lan choáng váng. Nàng phải nhắm mắt một lúc. Nàng sẽ làm gì trong căn nhà vương giả này? Bất giác nàng xót xa nhớ về vùng Hauts Sapins của nàng, về những công việc khổ cực hàng ngày với những bổn phận nặng nề nhưng thân thiết bên mẹ và các em nàng. Công Nguyên ra lệnh:
- Chú Ba, hãy báo cho bé Lãm Thuý biết là chúng tôi đang chờ ở phòng khách trắng. Và hãy cho dọn trà lên đi.
Chàng đưa Thiếu Lan đi qua nhiều phòng khách huy hoàng, và cô gái trẻ càng lúc càng choáng váng. Nàng chỉ lờ mờ nhận thấy nhiều tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy. Cuối cùng chàng đưa nàng vào một căn phòng nhỏ hơn, có những cửa màn trắng toát, thêm những bông hoa lớn sắc màu nhã nhặn, và bày những đồ đạc đẹp mê hồn, những bức tranh tao nhã tuyệt hảo khiến Thiếu Lan phải tự thú nhận là nàng không bao giờ có thể tưởng là có những đồ vật đẹp đến thế trên đời.
- Nếu em thích thì em có thể dùng phòng này làm phòng khách riêng. Công Nguyên vừa nói vừa giúp vợ cởi áo ngoài – Đây là một trong những căn phòng tráng lệ nhất của lâu đài nhưng cả mẹ và Phương Nam đều rất sợ nó vì họ cho là những bức màn trắng này bất lợi cho nước da của họ. Nhưng tôi chắc em không có những ý nghĩ lẩm cẩm đó?
Nàng thản nhiên đáp giọng lạnh lùng:
- Vâng, tôi chưa bao giờ rảnh rỗi để nghĩ đến vấn đề như vậy.
- Tôi khen em về sự khôn ngoan đó, nhưng em có sợ gặp hồn ma bà Quận công Thục Chinh không?
- Hồn ma bà Quận công? Thiếu Lan vừa hỏi vừa tiến lại lò sưởi, giơ đôi tay giá lạnh lên ngọn lửa bập bùng, mặc dầu đã có những ống dẫn nhiệt giúp căn phòng thêm ấm cúng.
- Đó là một cụ tổ của tôi, chủ nhân xưa kia của Arnelles. Đẹp, thông minh, cương nghị, dáng điệu tao nhã, bà là linh hồn của một chính đảng do chồng bà cầm đầu. Ở đây đã có những cuộc dạ vũ vĩ đại mà bà là nữ hoàng. Trong đám khách khứa thường xuyên có một người em gái họ tên Uyên Phương, trẻ tuổi, không đẹp, lúc nào cũng loè loẹt, tính tình xấu xa chua ngoa. Uyên Phương từ lâu vẫn nuôi hy vọng lấy Quận công Vũ Liệt, nên đã ghen ghét với chị, tuy vẫn khéo léo giấu kín trong lòng. Một hôm Thục Chinh bỗng mất tích. Ông chồng đau khổ hứa sẽ tặng một số tiền khổng lồ cho người nào được tin tức của vợ mình. Nhưng hoàn toàn vô vọng. Không ai thấy bà rời lâu đài. Các lính canh đều thề độc là không hề xao lãng nhiệm vụ. Vả lại, không có lý do nào khiến người đàn bà trẻ được yêu chiều thật sung sướng kia, một người vợ và một người mẹ hoàn toàn tận tâm kia lại tự ý rời xa tổ ấm? Quận công Vũ Liệt cho tìm khắp nơi dưới bờ hồ nước, trong các ngục tối của lâu đài, không sót một chỗ nào. Nhưng bà Quận công trẻ đẹp vẫn biệt tăm.
Vũ Liệt đau khổ điên cuồng, ẩn mình một chỗ không tiếp xúc với ai nữa. Đầu óc rối loạn, ông quả quyết vợ ông không hề rời lâu đài, ông tin là bà đang rên rỉ cầu cứu tại một nơi giam giữ bí mật nào đó.
Mặt khác, một người hầu phòng tin cẩn quả quyết là đã thấy nữ chủ nhân hiện ra ban đêm, mặc chiếc áo gấm thêu bạc của hôm bà mất tích. Bà hiện ra đi lại trong phòng khách trắng mà bà rất yêu thích, đôi khi lại thấy bà trong phòng triển lãm bên cạnh.
Chàng tiến tới mở một cánh cửa, Thiếu Lan thốt ra một tiếng khâm phục. Chàng kể tiếp:
- … Phòng triển lãm này là một trong những kỳ công của thời Phục Hưng, và chứa đựng nhiều kho tàng nghệ thuật vô giá. Nó được trang hoàng theo ý của Vũ Bình, em trai Vũ Liệt. Chính ông này đã cho hoàn tất toà lâu đài do bố mình khởi công xây lắp. Quận công Vũ Bình là một người cứng rắn, tàn bạo và bị đồn là có tà thuật. Dường như ông có tài làm biến mất những người ông ghét và không bao giờ người ta còn tìm được tông tích những người đó.
Thiếu Lan bước vào căn phòng triển lãm đang được soi sáng bởi ánh nắng nhạt tuyệt đẹp xuyên qua các của kính. Nàng dừng bước bức tranh vẽ một người đàn bà trẻ rất đẹp, mặt một chiếc áo lộng lẫy có gắn châu báu kiểu thế kỷ 16. Cạnh đó, trên nền vải xậm, hình ảnh của một vị lãnh chúa trẻ, vẻ mặt kiêu ngạo, trông hao hao giống Công Nguyên.
- Đây là bà Quận công trẻ đẹp Thục Chinh và Quận công Vũ Liệt. Công Nguyên nói.
Thiếu Lan hỏi:
- Thế rồi ông Quận công đáng thương đó ra sao?
Chàng cười chế diễu:
- Sao à! Người đàn ông giả vờ sầu thảm đó rốt cuộc lấy Uyên Phương, người đã cùng ông khóc vợ, và đã tận tình chăm sóc ông và lũ con thơ dại mất mẹ đó. Vài tháng sao đứa con trai đầu lòng, kẻ đã được chỉ định nối nghệp cha, bị đầu đọc chết. Lần này bà Quận công mới không được khéo léo lắm nên bị lộ tẩy. Người tớ thân tín của bà đã phản bội và đưa ra nhiều chứng cớ về tội thủ tiêu người chị họ của bà. Thấy đã bại lộ, bà nhảy xuống hồ tự tử, vì vậy không ai biết số phận của bà Quận công Thục Chinh đáng thương ra sao. Còn Quận công Vũ Liệt đã điên hẳn sao những biến cố đó. Một hôm, không chịu đựng được nữa, ông đã đập đầu vào chiếc lò sưởi bằng đá hoa này mà chết. Em thấy đó, Arnelles có những kỷ niệm bi thảm. Em không sợ hồn ma của người đẹp Thục Chinh hay hồn ma bà Uyên Phương khốn nạn đó lướt trên mặt hồ sao?
- Ồ! Không đâu. Ở Hauts Sapins, chúng tôi còn có nhiều giai thoại kinh dị hơn nữa. Nhưng tôi không hề sợ hãi bao giờ.
- Thế thì thần kinh em rất tốt, như vậy càng hay. Công Nguyên nhẹ nhàng nói.
Họ trở lại phòng khách. Một cô bé mảnh mai với những lọn tóc nâu bao quanh khuôn mặt bệnh hoạn, đôi mắt xanh to nhưng sợ sệt và buồn bã, đang dứng giữa phòng.
- A! Con đấy à Lãm Thuý? Chàng nói – Lại đây và chào dì đi con!
Nhưng Thiếu Lan đã nhanh nhẹn tiến tới ôm lấy con bé và hôn lên trán nó.
- Bé Thuý ơi! Cô rất sung sướng được gặp con. Con hãy hôn cô đi nào.
Đôi mắt to của đứa trẻ ngạc nhiên và kinh hãi, nhìn sững nàng một lúc, rồi đôi môi bé nhỏ nhợt nhạt rụt rè đặt lên má nàng một chiếc hôn.
Trái tim se thắt của cô gái trẻ khẽ nở ra khi nghĩ đến nhiệm vụ cao cả đang chờ đợi nàng cạnh đứa bé mất mẹ này.
Nàng đặt nó xuống đất, rồi dắt tay nó lại chỗ chàng đứng, gần lò sưởi.
- Cô bé Lãm Thuý của ông thật dễ thương và tôi sẽ yêu nó vô cùng… Nhưng mà này bé ơi, con phải nó gì với bố chứ?
Lãm Thuý ngước nhìn cha, Thiếu Lan nhìn thấy trong ánh mắt đứa trẻ một vẻ vừa sợ hãi vừa thương yêu khiến nàng sửng sốt.
- Con xin chào bố ạ. Nó khẽ rụt rè nói.
Chàng lơ đãng đưa tay vuốt tóc đứa trẻ lạnh lùng trả lời:
- Lãm Thuý, con phải cố hết sức lúc nào cũng ngoan ngoãn với dì con. Thôi con về với cô giáo đi.
Người quản gia mang trà vào. Thiếu Lan rụt rè hỏi:
- Xin ông cho phép Lãm Thuý ở lại một tý nữa, được không ạ?
- Nếu em muốn! Chàng dửng dưng đáp.
Trong khi Thiếu Lan cởi bao tay, Chàng ra giấu cho người quản gia rút lui rồi nói:
- Tôi có thể nhờ em rót trà không? Nhưng em hơi mệt mỏi thì phải?
Nàng trả lời không mệt. Nàng không mệt về thể xác nhưng rất mệt mỏi về tinh thần. Nàng thấy không khí toà nhà này quá nặng nề! Và nàng mong muốn biết bao được ở xa vị lãnh chúa uy quyền mà sự lễ phép quá độ của chàng giống như một sự mỉa mai chế diễu!
Nàng rót trà rồi tìm cách gợi chuyện Lãm Thuý. Nhưng vô ích, đứa bé vẫn gần như câm.
Ngồi đối diện nàng, Công Nguyên lơ đãng nhìn chung quanh, Thiếu Lan không thể nào mà không nhận thấy là chàng thật xứng với cái cảnh trang trí xa hoa lộng lẫy này, trong khi nàng với chiếc áo đi đường đơn sơ và sự vụng về của nàng, tạo nên một cảnh thật quái dị.
- Thiếu Lan để kệ con bé ngu đần đó đi. Chàng đột nhiên gay gắt nói – Em không thể làm cho nói được hai câu liền trước mặt tôi đâu. Con nhỏ này mọi rợ ngớ ngẩn lắm.
Nói xong chàng đứng dậy đặt tách nước lên bàn:
- Em cho phép tôi đưa em đi xem phòng dành cho em chứ? Vì tôi còn mấy việc phải làm.
Nàng gật đầu ngay và cầm tay Lãm Thuý dắt lên lầu. Nếu không đang có những chuyện suy nghĩ trong đầu, nàng sẽ phải sững sờ vì cái cầu thang tuyệt đẹp trước căn phòng dành cho nàng. Đây là căn phòng đẹp nhất của lâu đài vì khung cảnh tuyệt diệu được nhìn thấy từ trên bao lơn cũng như sự trang hàng lộng lẫy nhưng tao nhã đầy mỹ thuật.
- Đây là căn phòng của bà Quận công Thục Chinh. Chàng nói – Em hãy nhìn trên các đồ đạc và trần nhà có hai chữ C quấn vào nhau kìa. Đó là để nhắc lại câu châm ngôn “Canditor Candidis” – trắng hơn mọi vật trắng nhất – của Nữ Hoàng Pháp quốc thời đó, cũng tên Chinh, mẹ đỡ đầu của Thục Chinh. Nếu em muốn thay đổi gì trong căn phòng này, hay muốn chọn một căn phòng nào khác thích hợp với em hơn thì tuỳ ý. Em đừng quên đây là nhà em…
Không ai có thể lịch sự hơn và che giấu một lòng ích kỷ tuyệt đối một cách quý phái hơn.
Sao khi chàng đã đi xa, Thiếu Lan thử gợi chuyện với Lãm Thuý.
Lần này con bé nói nhiều hơn. Chàng hẳn có lý khi quả quyết sự có mặt của chàng khiến con bé thành nhút nhát khiếp sợ.
- Sao con không nói gì với bố? Thiếu Lan hỏi.
Đôi môi Lãm Thuý run lên:
- Bố không yêu con!
Nó khẽ nói, giọng sầu khổ thống thiết khiến Thiếu Lan xúc động đến bàng hoàng. Nàng đặt đứa bé ngồi lên đùi và vòng tay ôm nó.
- Sao con lại nghĩ vậy hở con?
- Ồ! Con biết chứ! Bà Phương Đài đã nói cho con biết thế.
- Phương Đài là ai vậy?
- Đó là quản gia người Áo của con. Mà con thấy những ông bố khác đâu có như vậy. Chú Duy Khiêm của con vẫn hay bế mấy đứa con gái nhỏ của chú, ông Bích Nguyên vẫn cho Giang Long và Giang Hải đi xe hơi chơi. Ông ấy đâu có cau mày khi thấy tụi nó vào phòng hay gặp chúng trong vườn như bố con đâu. Ồ! Con biết chắc bố không thương con một chút nào cả.
Nó khẽ thở dài. Thiếu Lan hỏi:
- Còn con, con có thương bố không?
Đứa bé không trả lời, nó bật khóc, gục đầu vào vai Thiếu Lan. Và khi có vẻ nguôi ngoai, nó kể cho nàng nghe bằng những câu ngắt quãng khiến nàng thấu hiểu sự đau khổ trong tâm hồn đứa bé thiếu tình thương này. Nó chỉ tìm thấy nơi người làm thuê ít nhiều tận tâm, nơi bà nội một tình thương hời hợt và nơi người cha một sự dửng dưng hoàn toàn. Tuy vậy, con tim bé nhỏ vẫn dành cho người cha, gần như xa lạ này, một tình thương nồng nàn, bị bóp nghẹt và trở nên sợ hãi trước sự vô tư lạnh lùng và khinh thườngcủa cha.
- Cô bé đáng thương ơi, ta quyết sẽ yêu con hết lòng. Thiếu Lan thầm nghĩ, tay xiết chặt đứa bé khốn khổ vào lòng.
Công Nguyên đã tỏ ra cực kỳ lịch sự với Thiếu Lan, chàng đã không quên lãng một sự chăm sóc tao nhã nào mà một người đàn ông có giáo dục dành cho vợ. Trong cuộc hành trình, chàng đã mang lại cho nàng xem đủ loại sách báo, nói chuyện với nàng về những vùng đi qua mà chàng biết rõ hết. Khi đến Ba Lê, nơi họ phải dừng chân một ngày trước khi đi Arnelles, chàng đã hỏi nàng xem có muốn lưu lại ở Ba Lê không? Nhưng lúc nào cũng với một sự lễ phép lạnh lùng, một sự dửng dưng hoàn toàn cho thấy rõ tính chất của mối liên lạc giữa hai người.
Thiếu Lan đã từ chối điều chồng đề nghị. Nàng chẳng thiết gì Ba Lê! Giờ đây, nàng chỉ mong chóng đến Arnelles để chàng khỏi phải tự bắt buộc săn đón nàng nữa, để được yên tĩnh một mình. Một mình trước cuộc đời mới và sự an ủi mà có lẽ cô bé mồ côi kia sẽ dành cho nàng.
Rã rời mệt mỏi về tinh thần hơn là thể chất, nàng sống cả ngày hôm đó trong biệt thự của họ Vũ, nơi căn phòng của người vợ trước. Mặc dù thời gian đính hôn tương đối ngắn, nhưng Công Nguyên đã sửa đổi căn phòng cho khác hoàn toàn, trang hoàng những đồ đắt tiền nhưng giản dị và trang nhã. Vì từ trước tới nay, chỉ quen thấy những căn nhà khá thanh lịch của bạn bè gia đình nàng ở Hauts Sapins, nên Thiếu Lan cảm thấy khó chịu lạ lùng giữa nơi xa hoa tráng lệ, nhất là cả một đội quân hầu được huấn luyện thuần phục.
Cô gái trẻ chỉ gặp mặt chồng vào những bữa ăn của hai người. Nếu là một người khác chắc sẽ bị bối rối vào những lúc đó. Nhưng quả thật Công Nguyên đã khéo léo cứu vãn những tình thế căng thẳng nhất, bằng một câu chuyện đáng chú ý hay bằng một sự lịch thiệp, nhưng lúc nào cũng lạnh lùng.
…Chiếc xe hơi rời đường cái, tiến vào một lối đi hùng vĩ, có những cây du thụ già hàng trăm tuổi mọc hai bên đường. Chàng chợt nói:
- Đây là Arnelles, Thiếu Lan à.
Phía sau một khoảng đất rộng trống không có một hàng rào bằng sắt tuyệt đẹp, phía trên có những vũ khí của giòng họ Vũ. Thiếu Lan hớn hở nhìn qua chiếc sân lớn rộng, thấy một toà nhà tuyệt đẹp, và ở bên hông nhà là một hồ nước xanh lơ.
- Sao! Cô vừa ý không? Chàng vừa hỏi vừa kín đáo quan sát Thiếu Lan.
- Thật là tuyệt! Đây đẹp hơn lời ông mô tả nhiều.
- Vậy càng tốt! Tại tôi sợ làm cô vỡ mộng. Chàng nói nửa đùa nửa thật.
Hai người sóng bước lên một bậc tam cấp rộng lớn, phía trên có hai người đầy tớ mặc chế phục nhà họ Vũ đã đứng chờ sẵn. Họ bước vào hành lang cực kỳ tráng lệ, khiến Thiếu Lan choáng váng. Nàng phải nhắm mắt một lúc. Nàng sẽ làm gì trong căn nhà vương giả này? Bất giác nàng xót xa nhớ về vùng Hauts Sapins của nàng, về những công việc khổ cực hàng ngày với những bổn phận nặng nề nhưng thân thiết bên mẹ và các em nàng. Công Nguyên ra lệnh:
- Chú Ba, hãy báo cho bé Lãm Thuý biết là chúng tôi đang chờ ở phòng khách trắng. Và hãy cho dọn trà lên đi.
Chàng đưa Thiếu Lan đi qua nhiều phòng khách huy hoàng, và cô gái trẻ càng lúc càng choáng váng. Nàng chỉ lờ mờ nhận thấy nhiều tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy. Cuối cùng chàng đưa nàng vào một căn phòng nhỏ hơn, có những cửa màn trắng toát, thêm những bông hoa lớn sắc màu nhã nhặn, và bày những đồ đạc đẹp mê hồn, những bức tranh tao nhã tuyệt hảo khiến Thiếu Lan phải tự thú nhận là nàng không bao giờ có thể tưởng là có những đồ vật đẹp đến thế trên đời.
- Nếu em thích thì em có thể dùng phòng này làm phòng khách riêng. Công Nguyên vừa nói vừa giúp vợ cởi áo ngoài – Đây là một trong những căn phòng tráng lệ nhất của lâu đài nhưng cả mẹ và Phương Nam đều rất sợ nó vì họ cho là những bức màn trắng này bất lợi cho nước da của họ. Nhưng tôi chắc em không có những ý nghĩ lẩm cẩm đó?
Nàng thản nhiên đáp giọng lạnh lùng:
- Vâng, tôi chưa bao giờ rảnh rỗi để nghĩ đến vấn đề như vậy.
- Tôi khen em về sự khôn ngoan đó, nhưng em có sợ gặp hồn ma bà Quận công Thục Chinh không?
- Hồn ma bà Quận công? Thiếu Lan vừa hỏi vừa tiến lại lò sưởi, giơ đôi tay giá lạnh lên ngọn lửa bập bùng, mặc dầu đã có những ống dẫn nhiệt giúp căn phòng thêm ấm cúng.
- Đó là một cụ tổ của tôi, chủ nhân xưa kia của Arnelles. Đẹp, thông minh, cương nghị, dáng điệu tao nhã, bà là linh hồn của một chính đảng do chồng bà cầm đầu. Ở đây đã có những cuộc dạ vũ vĩ đại mà bà là nữ hoàng. Trong đám khách khứa thường xuyên có một người em gái họ tên Uyên Phương, trẻ tuổi, không đẹp, lúc nào cũng loè loẹt, tính tình xấu xa chua ngoa. Uyên Phương từ lâu vẫn nuôi hy vọng lấy Quận công Vũ Liệt, nên đã ghen ghét với chị, tuy vẫn khéo léo giấu kín trong lòng. Một hôm Thục Chinh bỗng mất tích. Ông chồng đau khổ hứa sẽ tặng một số tiền khổng lồ cho người nào được tin tức của vợ mình. Nhưng hoàn toàn vô vọng. Không ai thấy bà rời lâu đài. Các lính canh đều thề độc là không hề xao lãng nhiệm vụ. Vả lại, không có lý do nào khiến người đàn bà trẻ được yêu chiều thật sung sướng kia, một người vợ và một người mẹ hoàn toàn tận tâm kia lại tự ý rời xa tổ ấm? Quận công Vũ Liệt cho tìm khắp nơi dưới bờ hồ nước, trong các ngục tối của lâu đài, không sót một chỗ nào. Nhưng bà Quận công trẻ đẹp vẫn biệt tăm.
Vũ Liệt đau khổ điên cuồng, ẩn mình một chỗ không tiếp xúc với ai nữa. Đầu óc rối loạn, ông quả quyết vợ ông không hề rời lâu đài, ông tin là bà đang rên rỉ cầu cứu tại một nơi giam giữ bí mật nào đó.
Mặt khác, một người hầu phòng tin cẩn quả quyết là đã thấy nữ chủ nhân hiện ra ban đêm, mặc chiếc áo gấm thêu bạc của hôm bà mất tích. Bà hiện ra đi lại trong phòng khách trắng mà bà rất yêu thích, đôi khi lại thấy bà trong phòng triển lãm bên cạnh.
Chàng tiến tới mở một cánh cửa, Thiếu Lan thốt ra một tiếng khâm phục. Chàng kể tiếp:
- … Phòng triển lãm này là một trong những kỳ công của thời Phục Hưng, và chứa đựng nhiều kho tàng nghệ thuật vô giá. Nó được trang hoàng theo ý của Vũ Bình, em trai Vũ Liệt. Chính ông này đã cho hoàn tất toà lâu đài do bố mình khởi công xây lắp. Quận công Vũ Bình là một người cứng rắn, tàn bạo và bị đồn là có tà thuật. Dường như ông có tài làm biến mất những người ông ghét và không bao giờ người ta còn tìm được tông tích những người đó.
Thiếu Lan bước vào căn phòng triển lãm đang được soi sáng bởi ánh nắng nhạt tuyệt đẹp xuyên qua các của kính. Nàng dừng bước bức tranh vẽ một người đàn bà trẻ rất đẹp, mặt một chiếc áo lộng lẫy có gắn châu báu kiểu thế kỷ 16. Cạnh đó, trên nền vải xậm, hình ảnh của một vị lãnh chúa trẻ, vẻ mặt kiêu ngạo, trông hao hao giống Công Nguyên.
- Đây là bà Quận công trẻ đẹp Thục Chinh và Quận công Vũ Liệt. Công Nguyên nói.
Thiếu Lan hỏi:
- Thế rồi ông Quận công đáng thương đó ra sao?
Chàng cười chế diễu:
- Sao à! Người đàn ông giả vờ sầu thảm đó rốt cuộc lấy Uyên Phương, người đã cùng ông khóc vợ, và đã tận tình chăm sóc ông và lũ con thơ dại mất mẹ đó. Vài tháng sao đứa con trai đầu lòng, kẻ đã được chỉ định nối nghệp cha, bị đầu đọc chết. Lần này bà Quận công mới không được khéo léo lắm nên bị lộ tẩy. Người tớ thân tín của bà đã phản bội và đưa ra nhiều chứng cớ về tội thủ tiêu người chị họ của bà. Thấy đã bại lộ, bà nhảy xuống hồ tự tử, vì vậy không ai biết số phận của bà Quận công Thục Chinh đáng thương ra sao. Còn Quận công Vũ Liệt đã điên hẳn sao những biến cố đó. Một hôm, không chịu đựng được nữa, ông đã đập đầu vào chiếc lò sưởi bằng đá hoa này mà chết. Em thấy đó, Arnelles có những kỷ niệm bi thảm. Em không sợ hồn ma của người đẹp Thục Chinh hay hồn ma bà Uyên Phương khốn nạn đó lướt trên mặt hồ sao?
- Ồ! Không đâu. Ở Hauts Sapins, chúng tôi còn có nhiều giai thoại kinh dị hơn nữa. Nhưng tôi không hề sợ hãi bao giờ.
- Thế thì thần kinh em rất tốt, như vậy càng hay. Công Nguyên nhẹ nhàng nói.
Họ trở lại phòng khách. Một cô bé mảnh mai với những lọn tóc nâu bao quanh khuôn mặt bệnh hoạn, đôi mắt xanh to nhưng sợ sệt và buồn bã, đang dứng giữa phòng.
- A! Con đấy à Lãm Thuý? Chàng nói – Lại đây và chào dì đi con!
Nhưng Thiếu Lan đã nhanh nhẹn tiến tới ôm lấy con bé và hôn lên trán nó.
- Bé Thuý ơi! Cô rất sung sướng được gặp con. Con hãy hôn cô đi nào.
Đôi mắt to của đứa trẻ ngạc nhiên và kinh hãi, nhìn sững nàng một lúc, rồi đôi môi bé nhỏ nhợt nhạt rụt rè đặt lên má nàng một chiếc hôn.
Trái tim se thắt của cô gái trẻ khẽ nở ra khi nghĩ đến nhiệm vụ cao cả đang chờ đợi nàng cạnh đứa bé mất mẹ này.
Nàng đặt nó xuống đất, rồi dắt tay nó lại chỗ chàng đứng, gần lò sưởi.
- Cô bé Lãm Thuý của ông thật dễ thương và tôi sẽ yêu nó vô cùng… Nhưng mà này bé ơi, con phải nó gì với bố chứ?
Lãm Thuý ngước nhìn cha, Thiếu Lan nhìn thấy trong ánh mắt đứa trẻ một vẻ vừa sợ hãi vừa thương yêu khiến nàng sửng sốt.
- Con xin chào bố ạ. Nó khẽ rụt rè nói.
Chàng lơ đãng đưa tay vuốt tóc đứa trẻ lạnh lùng trả lời:
- Lãm Thuý, con phải cố hết sức lúc nào cũng ngoan ngoãn với dì con. Thôi con về với cô giáo đi.
Người quản gia mang trà vào. Thiếu Lan rụt rè hỏi:
- Xin ông cho phép Lãm Thuý ở lại một tý nữa, được không ạ?
- Nếu em muốn! Chàng dửng dưng đáp.
Trong khi Thiếu Lan cởi bao tay, Chàng ra giấu cho người quản gia rút lui rồi nói:
- Tôi có thể nhờ em rót trà không? Nhưng em hơi mệt mỏi thì phải?
Nàng trả lời không mệt. Nàng không mệt về thể xác nhưng rất mệt mỏi về tinh thần. Nàng thấy không khí toà nhà này quá nặng nề! Và nàng mong muốn biết bao được ở xa vị lãnh chúa uy quyền mà sự lễ phép quá độ của chàng giống như một sự mỉa mai chế diễu!
Nàng rót trà rồi tìm cách gợi chuyện Lãm Thuý. Nhưng vô ích, đứa bé vẫn gần như câm.
Ngồi đối diện nàng, Công Nguyên lơ đãng nhìn chung quanh, Thiếu Lan không thể nào mà không nhận thấy là chàng thật xứng với cái cảnh trang trí xa hoa lộng lẫy này, trong khi nàng với chiếc áo đi đường đơn sơ và sự vụng về của nàng, tạo nên một cảnh thật quái dị.
- Thiếu Lan để kệ con bé ngu đần đó đi. Chàng đột nhiên gay gắt nói – Em không thể làm cho nói được hai câu liền trước mặt tôi đâu. Con nhỏ này mọi rợ ngớ ngẩn lắm.
Nói xong chàng đứng dậy đặt tách nước lên bàn:
- Em cho phép tôi đưa em đi xem phòng dành cho em chứ? Vì tôi còn mấy việc phải làm.
Nàng gật đầu ngay và cầm tay Lãm Thuý dắt lên lầu. Nếu không đang có những chuyện suy nghĩ trong đầu, nàng sẽ phải sững sờ vì cái cầu thang tuyệt đẹp trước căn phòng dành cho nàng. Đây là căn phòng đẹp nhất của lâu đài vì khung cảnh tuyệt diệu được nhìn thấy từ trên bao lơn cũng như sự trang hàng lộng lẫy nhưng tao nhã đầy mỹ thuật.
- Đây là căn phòng của bà Quận công Thục Chinh. Chàng nói – Em hãy nhìn trên các đồ đạc và trần nhà có hai chữ C quấn vào nhau kìa. Đó là để nhắc lại câu châm ngôn “Canditor Candidis” – trắng hơn mọi vật trắng nhất – của Nữ Hoàng Pháp quốc thời đó, cũng tên Chinh, mẹ đỡ đầu của Thục Chinh. Nếu em muốn thay đổi gì trong căn phòng này, hay muốn chọn một căn phòng nào khác thích hợp với em hơn thì tuỳ ý. Em đừng quên đây là nhà em…
Không ai có thể lịch sự hơn và che giấu một lòng ích kỷ tuyệt đối một cách quý phái hơn.
Sao khi chàng đã đi xa, Thiếu Lan thử gợi chuyện với Lãm Thuý.
Lần này con bé nói nhiều hơn. Chàng hẳn có lý khi quả quyết sự có mặt của chàng khiến con bé thành nhút nhát khiếp sợ.
- Sao con không nói gì với bố? Thiếu Lan hỏi.
Đôi môi Lãm Thuý run lên:
- Bố không yêu con!
Nó khẽ nói, giọng sầu khổ thống thiết khiến Thiếu Lan xúc động đến bàng hoàng. Nàng đặt đứa bé ngồi lên đùi và vòng tay ôm nó.
- Sao con lại nghĩ vậy hở con?
- Ồ! Con biết chứ! Bà Phương Đài đã nói cho con biết thế.
- Phương Đài là ai vậy?
- Đó là quản gia người Áo của con. Mà con thấy những ông bố khác đâu có như vậy. Chú Duy Khiêm của con vẫn hay bế mấy đứa con gái nhỏ của chú, ông Bích Nguyên vẫn cho Giang Long và Giang Hải đi xe hơi chơi. Ông ấy đâu có cau mày khi thấy tụi nó vào phòng hay gặp chúng trong vườn như bố con đâu. Ồ! Con biết chắc bố không thương con một chút nào cả.
Nó khẽ thở dài. Thiếu Lan hỏi:
- Còn con, con có thương bố không?
Đứa bé không trả lời, nó bật khóc, gục đầu vào vai Thiếu Lan. Và khi có vẻ nguôi ngoai, nó kể cho nàng nghe bằng những câu ngắt quãng khiến nàng thấu hiểu sự đau khổ trong tâm hồn đứa bé thiếu tình thương này. Nó chỉ tìm thấy nơi người làm thuê ít nhiều tận tâm, nơi bà nội một tình thương hời hợt và nơi người cha một sự dửng dưng hoàn toàn. Tuy vậy, con tim bé nhỏ vẫn dành cho người cha, gần như xa lạ này, một tình thương nồng nàn, bị bóp nghẹt và trở nên sợ hãi trước sự vô tư lạnh lùng và khinh thườngcủa cha.
- Cô bé đáng thương ơi, ta quyết sẽ yêu con hết lòng. Thiếu Lan thầm nghĩ, tay xiết chặt đứa bé khốn khổ vào lòng.
Chỉnh sửa lần cuối: