Truyện ngắn Những Mẩu Ngắn

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Xin được phép xóa mẩu truyện này
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Điều cuối cùng có thể làm trong cuộc đời… là gì?

Là gì nhỉ? Giang không biết. Nó hay thấy trong suy nghĩ của những kẻ ở trên kia là sự mưu cầu cho bản thân hoặc người mà họ trân quý. Ăn một bữa ngon, ở cạnh gia đình, làm một việc hữu ích giữa thế giới đang dần trở nên tha hóa… Chung quy, những mong ước như thế này, nó đã thấy nhiều.

“Này”, Giang hỏi một đồng nghiệp đang chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng trong cuộc đời mày, thì mày muốn làm gì?”

Đồng nghiệp lườm đôi mắt đỏ, mặt biểu cảm như vừa nghe được một câu chuyện hài. Chiếc lưỡi hái vác trên vai khẽ đung đưa lên xuống như đang thư giãn trước khi làm công việc chẳng mấy gì vui vẻ này.

“Nếu tụi mình có ngày cuối cùng, tao sẽ kể cho mày biết đầu tiên.” Dứt lời, chiếc áo choàng đen dần trở nên trong suốt rồi biến mất, để lại Giang với vẻ mặt ngơ ngác cùng tiếng cười khanh khách vẫn còn vang vọng.

Điều cuối cùng trong đời... Nhưng ngày cuối cùng của Giang sẽ xuất hiện vào lúc nào? Đó vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Nó đã chứng kiến nhiều sự ra đi của loài người hàng trăm năm qua. Những giọt nước mắt khổ đau của người ở lại, nụ cười nhẹ nhõm của kẻ ra đi, sao họ lại có muôn vàn cảm xúc đến vậy? Giang không ngừng tự hỏi.

Yết - kẻ vào sinh ra tử cùng nó, cũng có biểu cảm chẳng khác gì gã đồng nghiệp kia khi được hỏi về điều cuối cùng có thể làm trong đời. Từng dẫn dắt biết bao nhiêu linh hồn xuống địa ngục, chứng kiến không ít những hỉ nộ ái ố của đời người, Yết cảm thấy may mắn rằng hắn không giống bọn họ, trải qua một vòng luân hồi sống, chết, rồi lại sống, sau đó lại chết rồi quên hết đi những gì thuộc về kiếp trước.

“Chúng ta không có điều cuối cùng để làm trong đời, bởi vì tao và mày đều đã và đang đứng ở phía bên kia cái chết.” Lấy tay phủi phủi chiếc áo choàng rộng thùng thình, Yết nói.

Được rồi, có vẻ như những người ở đây đều không tò mò về câu hỏi của Giang bởi nó vô cùng phi thực tế, ít nhất là đối với tử thần bọn họ. Vậy là, nó quyết định làm một chuyến du hành lên thế giới loài người, nơi mà ai ai cũng có một nguyện ước được hoàn thành trước khi chết để tìm câu trả lời cho chính mình. Đôi lúc Giang tự hỏi, tại sao nó lại thắc mắc vấn đề này đến như vậy? Vì sự tẻ nhạt khi chứng kiến con người cứ hết kiếp này rồi lại đến kiếp khác sống một cuộc đời mới, trong khi bản thân vẫn như vậy xuyên suốt ngần ấy thời gian? Có thể lắm.

Điều đầu tiên mà Giang thực hiện sau khi đến thế giới loài người, chính là tìm một gia đình có người sắp chết. Với cương vị của một thần chết, điều này dường như là bản năng cũng như nhiệm vụ. Chỉ có điều, Giang đến sớm hơn thời gian quy định một khoảng khá dài mà thôi.

Không khó để tìm ra một con người sắp lìa khỏi cõi đời. Tại một giường bệnh ở vùng ngoại ô thành phố, người bố trong trạng thái hấp hối vì cơn ung thư, đang dùng khẩu ngữ nói chuyện với con gái, đứng cạnh là một thanh niên đang khoác vai, trông giống như hai vợ chồng.

“Đừng buồn. Ai rồi cũng phải chết cả.” Bằng những động tác kỳ diệu nơi đôi bàn tay, đây là những gì ông muốn truyền đạt. “Bố đã đưa di chúc cho luật sư. Sau khi bố mất đi, hai con sẽ được một phần tài sản, còn lại sẽ quyên góp cho trại khuyết tật.”

Cô con gái bật khóc nức nở, hai tay ôm lấy mặt. Người chồng thì lấy vạt áo lau lau nơi khóe mắt khiến đôi mắt đang bình thường bỗng chốc đỏ lên, hệt như vừa trải qua một trận nước mắt.

Rõ là một cảnh tượng cảm động của cuộc chia ly sắp xảy đến, nhưng năng lực của một thần chết khiến Giang cảm thấy có gì đó tương phản trong nội tâm từng người. Ông bố mang một cảm xúc nhẹ nhõm lẫn tiếc nuối vì xa lìa người thân. Cô con gái cũng mang một nỗi buồn man mác lẫn sự luyến tiếc có liên quan đến di chúc. Còn anh thanh niên kia lại ấp ủ trong lòng dự định rằng có nên bán đi ngôi nhà của người đang sắp chết này không.

Hơi thở người bố yếu dần, điện tâm đồ bắt đầu chuyển sang hình dạng một đường thẳng. Tiếng bước chân gấp gáp của các bác sĩ lẫn y tá, tiếng khóc nức nở một cách thương tâm, tiếng an ủi giữa người với người khuyên nhau đừng quá đau buồn. Tất cả khiến Giang cảm thấy đây giống như vở kịch với những diễn viên gạo cội, mục đích ra sức dốc lòng tiễn đưa một ông già ra đi trong thanh thản.

Chẳng mấy chốc, linh hồn kẻ trên giường bắt đầu lìa khỏi xác, theo tử thần về địa ngục, kết thúc một kiếp thăng trầm.

Sau vụ việc, Giang chợt nhận ra Yết và gã đồng nghiệp kia có cái đúng của họ. Nó vẫn không hiểu được loài người, về những sinh ly tử biệt như gia đình vừa rồi. Câu hỏi về điều cuối cùng có thể làm, đối với Giang giờ này, cũng khiến nó tự cười bản thân vì sự ngớ ngẩn.
 

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Tiếng dép loẹt xoẹt của bà Bảy ngang qua dãy phòng lụp xụp khiến tụi trẻ phía cuối căn phòng mừng húm, chúng mường tượng trong đầu hôm nay người ta sẽ phát gì cho bà. Kể từ lúc xảy ra nạn khan hiếm lương thực, chưa đứa nào nhìn được hình dáng cái trứng ra sao. Vì vậy, khi người ta bảo bà đi nhận viện trợ, chúng ôm hy vọng sẽ thấy thứ đó trong chiếc túi ni – lông mà bà sắp xách về kia, hoặc nhiều hơn cũng được.

Đến khi bà Bảy sắp vào nhà, tụi trẻ hớn hở như được thấy món đồ chơi mà bản thân yêu thích đang lù lù trước mắt, liền chạy ra đón. Một đứa trong đám lễ phép giúp bà cầm chiếc túi ni – lông trên tay, sau đó chạy ù đặt lên bàn, mắt hấp háy nhìn vào bên trong xem trưa nay chúng sẽ ăn gì.

Nửa lon gạo, vài cọng hành.

Ánh mắt đứa trẻ đang sáng hoắc bỗng chốc tối sầm. Nó không kiềm chế được cảm xúc mà xụ xuống, trông chẳng khác một chiếc bánh đa nhúng nước. Nhìn thấy biểu cảm của nó, những đứa còn lại tự khắc hiểu việc tưởng tượng sáng giờ của chúng đã không như mong đợi. Vẻ thất vọng tràn trề trên từng gương mặt, thậm chí đứa nhỏ tuổi nhất trong đám đã đỏ hoe cái mũi.

Điều này khiến một người già như bà Bảy cảm thấy mình vô dụng trong mắt con cháu, vì không lo cho chúng được một bữa đàng hoàng.
Năm bát cháo được bày ra xếp thành vòng, ở giữa là một phần chín chung nước tương. Mỗi đứa chỉ dám lấy một ít, cho vào thứ thức ăn loãng như nước rồi đưa lên miệng húp cái rột. Sau vài lần như vậy, chẳng mấy chốc bát đã sạch trơn.

“Khi nào mình mới không ăn cháo nữa vậy ngoại?” Thằng nhỏ nhất đám, cũng là đứa sắp khóc khi nãy, giương đôi mắt tròn hỏi.

Bà Bảy nheo đôi mi nát nhàu bởi dấu tích thời gian của mình, tay chậm rãi đưa bát cháo lên miệng, húp lấy những giọt cuối cùng. Xong, bà lấy vạt áo chùi chùi, cười móm mém với đứa cháu:

“Chính quyền hôm nay nói, sắp rồi!”

Lời vừa dứt, lập tức vẻ mặt tụi trẻ trở nên phấn khởi. Sắp rồi! Sắp không phải ăn cháo nữa rồi! Đứa lớn nhất cười tít mắt, tình nguyện ôm lấy phần rửa chén trưa nay. Ba đứa còn lại lôi quyển vở rách mà chúng đã nhặt được ở bãi rác tuần trước ra, tiếp tục nghiên cứu những nét ngoằn ngoèo màu xanh đỏ trên giấy. Bà Bảy nhìn đàn cháu vui vẻ, trong lòng lại thêm nặng trĩu, bởi lời nói dối thì chẳng giấu được bao lâu.

Cách nhà bà một vách ngăn, là tiếng cãi vã của gia đình hàng xóm.

Cũng đúng. Từ ngày nạn đói xảy ra, khi những bát cơm trắng đầy được thay dần bằng cháo loãng, vài nơi trộn thêm những dong, những bobo. Heo, bò, gà thưa rồi cạn dần, đến chó cũng không thể để lại. Thương đấy, nhưng đứng trước sinh tử, đứng trước cái đói, thì biết làm sao! Ba bữa cơm vơi đi còn hai, sau đó thành một, rồi cách gần hai ngày một bữa. Ban đầu còn có cái trứng chiên bỏ thật nhiều muối sao cho mặn để ăn được hai ngày, rồi dần dà cũng không còn. Người ta cáu kỉnh hơn, xấu tính hơn, cái đạo một sự nhịn chín sự lành cũng vứt, vì đói.

Bà Bảy dự tính chạy qua khuyên can, có gì thì bình tĩnh ngồi lại với nhau. Nhưng còn chưa kịp ra tới cửa, thì đã nghe âm thanh bát đĩa vỡ loảng xoảng, rồi một tiếng thét xé toạc cả dãy phòng vang lên.
 

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Đôi mắt em sáng rỡ khi được bà chủ quán trao cho bát mì từ vị khách ăn thừa. Em rối rít gật đầu cảm ơn, tay lem nhem bưng lấy rồi chạy ra phía cột điện gần đó. Mì đã nguội từ lâu, cọng nào cọng nấy đều bở, lớp váng đục đọng lại trên mặt nước, trên thành bát, trông chẳng có vẻ gì là một món ăn ngon lành. Vậy nhưng, em ngấu nghiến từng sợi, vội vàng nuốt đến nỗi không kịp nhai, cổ họng bị nghẹn đến độ trợn cả mắt lên, như thể phải tranh thủ chén hết bát mì này trước khi có kẻ khác đến giành, húp đến cạn cả nước.
Bà chủ quán nhìn cái bát theo đúng nghĩa "cạn tàu ráo máng", bất giác mỉm cười nhẹ nhàng, nét mặt cực kỳ hài lòng. Thật may mắn, vậy là đỡ phải đem qua cho con Vàng nhà bên, đỡ phải nhìn thấy hàm răng sắc nhọn cùng dáng vẻ hăm he của nó.
Vậy là từ đó, mỗi ngày em đều ghé quán mì, được ăn no, âm thầm biết ơn bà chủ tốt bụng. Còn bà thì sung sướng vì đã tìm được cách giải quyết mớ đồ ăn thừa vương đầy nước bọt của các vị khách để lại. Đôi bên cùng có lợi, chẳng mất cọng tóc nào - bà nghĩ.
Cho đến một ngày đẹp trời, khi quán vừa lui cui thu dọn đồ đạc thì đội quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đến kiểm tra theo thông tin được chỉ đạo, phát hiện thịt heo trong bát mì có vấn đề.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Đôi mắt An dán chặt vào quán mì bên kia vệ đường. Từng sợi vàng lần lượt tuồn vào miệng vị khách có bộ râu quai nón, tướng tá ục ịch trước mặt. Sau vài lần nuốt nước bọt, bụng thằng bé phát ra âm thanh ọt ọt, biểu tình cho sự thiếu thốn nơi bao tử đã bốn ngày không có gì. Lần cuối cùng được ăn, cậu đã ẵm trọn một trận đau vì bát cơm có vị chua.

Thật ra cách đây vài tháng, An vẫn như những đứa trẻ khác, quây quần bên mâm cơm gia đình, cho đến khi cha mẹ đột ngột đem cậu giấu dưới hầm, nơi hai người hay ủ những bình rượu gạo, dặn cậu dù có bất cứ chuyện gì cũng không được la lên và ra ngoài. Rồi tốp người lạ mặt đó xuất hiện, chúng nói những điều mà đứa trẻ như cậu nghe không hiểu, cố gắng lắm cũng chỉ tường tận duy nhất một câu:

“Có trách, thì trách dòng máu chảy trong người mày.”

Sau đó là tiếng động kịch liệt phía phòng khách, nghe như một trận đánh nhau rất lớn. Những tiếng thét vang lên, tiếng bước chân rầm rầm ngang qua hầm ủ rượu, ngay phía trên đầu An. Chẳng biết trải qua bao lâu, khi không còn nghe bất cứ tiếng động gì nữa, cậu mới bắt đầu mở nắp hầm, đi tìm cha mẹ, sau đó như pho tượng chết lặng khi thấy hai xác người nằm giữa vũng máu. Rất nhiều. Rất nhiều máu.

Chỉ trong một đêm, An từ một đứa trẻ trở thành một cô nhi. Cậu ôm lấy xác hai người, khóc một lúc lâu.

Đau buồn là cảm xúc vốn có của con người, nhưng xếp sau bản năng sinh tồn. Khi cơn đói kéo đến cũng là lúc đứa trẻ đáng thương buộc phải dẹp đi những giọt nước mắt, tìm thứ gì có thể bỏ vào miệng. Lương thực trong nhà cạn dần rồi hết, cậu bắt đầu lang thang đầu đường xó chợ xin thức ăn thừa từ hàng quán. Những hôm xui xẻo không có đồ dư, An đành ôm cái bụng rỗng của mình chịu trận, lay lắt như vậy mấy tháng trời.

Đó là lý do vì sao An lại phải dõi mắt vào bát mì kia một cách chăm chú đến thế. Nếu may mắn, cậu có thể sẽ vớ được vài sợi từ đó.

Đúng là như vậy thật. Bát mì vẫn còn quá nửa, trong khi vị khách kia đã tính tiền. Phần còn thừa được chủ quán đổ ra gốc cột điện cách đó vài bước chân.

Ý nghĩ muốn ăn thúc giục An chạy qua bên đường, nhanh chóng chộp lấy những thứ chủ quán vừa đổ đi vội vàng cho vào miệng, ngấu nghiến đến nỗi không kịp nhai, phải trợn mắt lên vì nghẹn.

Gâu! Gâu! Gâu!

Con chó với bộ lông vàng từ trong nhà phóng ra bắt đầu nhe răng cảnh báo, gầm gừ như tuyên bố “Đây là lãnh địa của tao”. Nhưng đối với một người đã phải chịu đói bốn ngày đến mức tay chân bủn rủn như An, thì cái ý nghĩ no bụng đã sớm chiếm trọn tâm trí. Sau tiếng sủa, hàm răng sắc nhọn kia hướng mục tiêu về phía cánh tay gầy guộc, hai chân sau lấy đà phóng đến phía trước, cắn phập một cái.

“Á!” An đau đớn kêu lên. Máu từ cánh tay chảy ra, từng giọt tí tách rơi xuống nền đất, hòa lẫn vào những sợi mì.

Đối thủ bốn chân dường như vẫn chưa hả dạ, dự định tặng cho cậu thêm vài dấu tích để đời. Chợt, mũi nó khịt khịt, sau đó lập tức chùn chân, cổ họng phát ra tiếng ư ử sợ sệt.

Sự việc trên được nhóm năm người ngồi gần đó quan sát từ đầu chí cuối, nét mặt bình thản như đang xem một tiết mục tiêu khiển giữa bữa ăn. Đến khi thấy con chó tỏ vẻ e dè, không tấn công thằng bé bẩn thỉu kia nữa, gã thủ lĩnh trong nhóm chợt chuyển sự chú ý về phía cánh tay đang rỉ máu. Rồi như vừa phát hiện được điều gì thú vị, hắn huýt sáo, yêu cầu chủ quán làm một bát mì đặc biệt đem đến cho đứa trẻ rách rưới đang ngồi ở cột điện.

“Mặt trời mọc ở đằng tây rồi!” Một người trong nhóm châm chọc, kéo theo sự phá lên cười của những thành viên còn lại. “Đại ca nhà chúng ta bắt đầu xuất hiện thứ gọi là lòng trắc ẩn.”

Vị đại ca mà chúng vừa nhắc đến ném cho cả bọn ánh nhìn khinh thường kèm theo một cái nhếch mép, cất giọng nhàn nhạt:

“Đó là lý do tại sao tụi bây mãi vẫn là lâu la không ngóc lên được. Để ý cho kỹ vào, có thấy gì đặc biệt không?”

Bị đánh trúng chỗ đau, bốn người liền tập trung cao độ, hướng mắt về phía thằng bé đang sột soạt bát mì vừa được đem ra. Con chó đã co giò chạy vào nhà từ lâu, chỉ còn khối bẩn thỉu kia đang ăn lấy ăn để, có gì đáng chú ý đâu?

“Ma đói.” Kẻ nhỏ nhất đám, có vẻ trạc tuổi An, lên tiếng. “Trước khi thằng nhóc kia bị chó cắn, có một lũ ma đói bay quanh phía trên cột điện.”

“Tốt lắm!” Gã thủ lĩnh gật đầu hài lòng, “Rồi sao nữa?”

“Sau khi máu từ cánh tay nó chảy ra, lũ ma đói đột ngột biến mất. Điều đó chứng tỏ máu của thằng kia có gì đó khiến chúng không dám lại gần.” Được tán thưởng, hắn mạnh dạn tiếp tục.

Hiển nhiên, suy đoán này không lệch đi đâu được, bởi cái vỗ vai hài lòng liên tục từ gã thủ lĩnh đã xác thực thay cho câu trả lời. Lúc này, ba người còn lại mới vỡ lẽ với sự tốt bụng kỳ lạ từ đại ca bọn chúng.

“Nếu tao đoán không sai, máu của thằng nhóc đó khiến đám ma đói sợ mà rời đi.” Gã nhấp một ngụm trà, năm ngón tay phải vỗ nhẹ vào mu bàn tay trái. “Một món quà hiếm có được thượng tế trao cho.”

“Vậy thì càng phải trừ khử nó đi.” Một tên trong nhóm cất giọng trầm trầm, đáy mắt ánh lên vẻ chết chóc, chuẩn bị rút từ trong túi quần ra một con dao nhỏ. Nhưng chưa kịp chạm tay vào túi, hắn đã vấp phải sự ngăn cản từ phía thủ lĩnh.

“Không. Nó phải sống, hơn nữa còn phải đầu quân cho nhà họ Lục.” Gã giải thích, sau đó đứng dậy, tiến về phía cột điện.

Lúc này, An đã chén sạch sẽ phần mì mà theo như chủ quán nói là có một người tốt ban cho. Cậu thấy có người lạ đang đi về phía mình. Người này mặc một cây đen từ đầu đến chân, cả đôi giày thể thao cũng tiệp màu với áo quần. Gã từ trên nhìn xuống, cậu ngước mắt nhìn lên, cứ như vậy một lúc lâu. Chợt, gã cười phá lên một cách sảng khoái và thích thú, sau đó ngồi xuống trước mặt cậu, chậm rãi:

“Này nhóc, mì có ngon không?”

An gật đầu, như đoán ra gì đó, lí nhí hỏi: “Chú là người cho con bát mì này?”

Gã nheo mắt, nụ cười trở nên kỳ dị, hạ thấp giọng với thằng nhóc trước mặt: “Có muốn mỗi ngày đều được ăn giống như vậy không?”

An lại gật đầu.

“Tên gì?” Gã hỏi.

“An. Bình An.” Cậu trả lời thành thật.

Dường như cảm thấy thú vị với cái tên này, gã tiếp tục hỏi: “Mấy tuổi rồi?”

“Mười tuổi.” An đáp.

Đôi mắt đang nheo lại của gã mở to, sau đó quay mặt về phía sau, nói lớn với nhóm người bên kia: “Này Huy, thằng nhỏ này bằng tuổi con đấy!”

Kẻ nhỏ tuổi nhất đám, cũng chính là người khi nãy đã đưa ra suy đoán về việc máu của An có điểm đặc biệt, nhìn theo hướng được gọi. Ánh mắt khinh thường quét qua một lượt vẻ tơi tả kia, rồi lại dời về bát mì trước mặt.

“Đi theo chú, mỗi ngày đều được ăn ngon.” Gã tiếp tục cuộc đối thoại với An.

Vậy là, trong nhóm năm người khi nãy, lúc tính tiền ra về lại mọc thêm một cái đuôi lủi thủi theo sau. Cậu không dám đi ngang hàng với mọi người, vì sợ vẻ bẩn thỉu của mình khiến xung quanh kỳ thị, mà thật ra thì những con mắt đi đường cũng đã ngó nghiêng không ít rồi.

An theo mọi người băng qua mấy con đường, quẹo trái rồi lại phải nơi những con hẻm cứ thế vài lần. Cuối cùng, cả bọn dừng lại trước cổng một dãy nhà được bao xung quanh là lớp tường đá đen xanh cao hơn bốn mét rưỡi trải dài. Nhìn từ ngoài vào, hoàn toàn không thấy được gì.
Gã thủ lĩnh gõ ba cái, cổng lập tửa mở ra. Bên trong hệt như một nhà từ đường với mái ngói và gạch lát đỏ, tường sơn vàng, chính giữa khoảng sân là một bát hương to tướng cắm rất nhiều chân nhang. Người canh gác trông thấy gã, cúi người khép nép. Đến lượt tên nhỏ tuổi nhất đám ngang qua, người canh gác buông ba tiếng “Chào cậu chủ”. Ánh mắt hắn chợt quét qua An không giấu sự khinh thường, rồi làm nhiệm vụ đóng cổng.

Việc đầu tiên An làm sau khi đến nơi lạ mặt này, chính là được phát một bộ quần áo cũ nhưng vẫn ổn chán so với thứ cậu đang mặc trên người, ra hiệu cho cậu tắm rửa, sau đó trình diện ở chánh đường.

Sau khi gột rửa bùn đất, khoác lên người bộ đồ sạch sẽ, An được dẫn đến chánh đường. Đập vào mắt cậu khi vừa bước vào là bàn thờ, trên đó có linh vị và ảnh của nhiều người, cùng bát hương đồng đã được cắm ba cây nhang nâu đỏ sẫm với đường kính to hơn một ngón tay, khói đỏ bốc nghi ngút.

An tuy chỉ mới mười tuổi, nhưng cậu không xa lạ gì với thứ hương thoang thoảng khắp chánh đường này. Đây chính là “huyết hương trầm” – loại nhang trầm làm từ trùn huyết và gỗ quế. Nguồn gốc của trùn huyết chính là ấu trùng của muỗi lắc, loại muỗi có đặc tính không hút máu người. Vì vậy, máu của nó gần như được xem là tinh khiết. Gỗ quế là loại gỗ dùng để chế tạo nhang, nếu không dùng hóa chất thì sẽ có màu nâu đỏ. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau cho ra huyết hương trầm, là thứ nhang trầm cao cấp mà thị trường rất ít bán. Sở dĩ An biết được đây là huyết hương trầm, cũng chính vì mẹ vẫn hay đốt loại nhang này vào mỗi tối. Cha cậu từng nói người sống nhờ thực, kẻ chết nhờ hương. Hương trầm càng quý, đối với người chết tựa như sơn hào hải vị khi còn sống, rất tốt cho việc tu luyện ở thế giới bên kia.

Gã thủ lĩnh chầm chậm bước vào chánh đường, trên tay là một cái hộp nhỏ bằng gỗ đào. Gã nhìn An một lượt, thật chẳng giống thằng nhóc rách rưới khi nãy bên cột điện. Đúng là người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Nghe tiếng bước chân sau lưng, An quay đầu lại nhìn. Trông thấy người đàn ông khi nãy đã đem mình về, liền lễ phép cúi đầu chào. Điều này khiến gã hài lòng, sau khi đóng kín các cửa bèn nở một nụ cười rồi tiến lại phía cậu, cất giọng nhàn nhạt:

“Chú tên Lục Hào, từ nay về sau cứ gọi là chú Hào. Vào nhà họ Lục thì không cần phải lo cái ăn, cái mặc. Nhưng nhập gia tùy tục, bất cứ ai cũng phải tuân theo quy tắc một khi còn ở đây.”

An gật đầu, ra hiệu đã hiểu. Hào lại tiếp tục mở nắp chiếc hộp nhỏ làm bằng gỗ đào trên tay mình, để lộ bên trong con trùn huyết có kích thước độ dày bằng nửa chiếc đũa, chiều dài khoảng ba đốt tay, đang ra sức ngoe nguẩy.

Sống lưng An như có luồng điện chạy dọc, da gà nổi lên vì kinh hãi. Hào thấy vậy liền trấn an đó chỉ là một con trùn, không có gì phải sợ. Gã bảo An đưa cánh tay ra, nhưng cậu ngập ngừng cứ đứng đó mãi, mắt cứ chăm chăm vào loài động vật đang ngọ nguậy trong hộp. Hào cười hà hà, giọng nói hết mực kiên nhẫn:

“Muốn ở lại họ Lục, thì đưa tay ra đây. Không có đau hay làm hại gì con đâu, chú hứa.”

An hết nhìn Hào, rồi lại nhìn con trùn huyết kia. Đứng trước sự sợ hãi vì hình hài một con vật, thì viễn cảnh chết vì đói lại như một động lực khiến cậu quyết định đưa cánh tay về phía trước một cách rụt rè.

Chuyện quan trọng trước mắt bây giờ, chính là phải sống.

Hào lại cười lớn hơn nữa. Một tay giữ chặt bàn tay An, tay còn lại đặt trùn huyết vào lòng bàn tay cậu. Sự chuyển động của nó truyền đến dây thần kinh của cậu một cảm giác ớn lạnh. Chưa đầy ba giây, trùn huyết nhanh chóng chui qua lớp biểu bì rồi biến mất không để lại dấu tích gì, kể cả một vết cắn. Cùng lúc, An cảm nhận được trong người mình có thứ gì đó rất lạ, rất khó chịu, nhưng không thể nào diễn tả được bằng lời.
“Tốt lắm! Từ nay, con sẽ là thành viên của gia tộc họ Lục. Cảnh đâu, mau thu xếp chỗ ở cho thằng nhóc này. Sáng mai đưa nó đến chỗ luyện tập.” Hào hài lòng nhìn An, sau đó hét lớn ra phía ngoài.

Chỉ sau vài phút, một thanh niên áo xám, quần đen xuất hiện, cúi đầu nhận lệnh rồi bảo An theo mình. Cậu cùng người tên Cảnh kia băng qua một khoảng sân rộng, rồi ngang qua căn phòng lớn dán đầy bùa trên cửa. Cuối cùng, cả hai dừng ở một căn phòng nhỏ phía cuối đường. Bên trong chỉ vỏn vẹn một chiếc giường lớn chứa một mền và một gối, gần cửa sổ có một cái bàn.

“Anh với em ở chung phòng này, cứ gọi anh là Cảnh. Hôm nay chắc em mệt rồi, tranh thủ nghỉ ngơi đi. Sáng mai anh dẫn em đến nơi tập luyện.” Cảnh nở nụ cười thân thiện, tay chỉ vào chiếc giường, “Tí anh sẽ mang thêm gối và mền qua.”

“Cảm ơn anh.” An gật đầu. “Mọi người ở đây ai cũng tốt bụng.”

Ánh mắt Cảnh chuyển sang đen kịt khi nghe câu này. Tuy nhiên, sắc mặt không có bất cứ thay đổi nào, chỉ mỉm cười rồi nhanh chóng rời khỏi phòng.

Lúc này, sau khi An rời khỏi, chánh đường xuất hiện thêm một bóng người mang dáng vẻ cau có, không ai khác chính là Lục Huy – con trai của Hào, cũng chính là kẻ nhỏ tuổi nhất trong nhóm năm người khi nãy.

“Con không hiểu?” Huy nhíu hàng lông mày, “Tại sao cha không giết nó đi? Dòng máu chảy trong nó cực kỳ nguy hiểm đối với chúng ta.”

Hào nghe con trai nói vậy, cười thằng bé vẫn còn chưa hiểu hết sự đời, bèn thấp giọng giải thích:

“Thằng nhóc đó, thay vì giết nó, có thể sử dụng như tay chân đắc lực. Khi nãy cha có quan sát ngũ quan lẫn người nó, rất có tư chất huyền học, nếu được đào tạo thì sẽ không uổng phí công sức đem về đâu. Còn việc máu, cha đã đưa vào người nó một con trùn huyết độc. Loại trùn này được lấy từ thi thể thối rữa của người chết, tắm qua máu quạ, niệm phép bốn mươi chín ngày, có khả năng ăn mòn dị năng trong người nó. Chỉ cần một tháng, máu của thằng nhóc đó sẽ chẳng khác gì máu thường. Con không muốn có một tay sai đắc lực sao?”

Huy nghe vậy, mắt nhất thời mở to, lòng thầm thán phục tâm địa của phụ thân mình. Cậu đưa chén trà lên, nhấp một ngụm nhỏ, chợt thấy ngon lạ lùng.
 

Ai_Sherry

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
11/8/15
Bài viết
692
Gạo
9.320,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Bài nhận xét theo yêu cầu của tác giả trong mục Review truyện theo yêu cầu cho các tác giả Gác.

Chào bạn ntct95 ,

Ấn tượng đầu tiên của mình về “Điều cuối cùng” là có vẻ như đây không hẳn là truyện, nếu mình không nhầm thì nó thuộc thể loại ‘philosophical fiction’. Mảng này không phải thế mạnh của mình nên nếu mình ‘chém ẩu’ và không đúng ý thì mong bạn bỏ qua.

Truyện của bạn không phải dạng truyện thông thường nên mình sẽ không đánh giá khía cạnh xây dựng tình huống, mở - cao trào - kết như các truyện khác. Về ưu điểm thì truyện của bạn chỉn chu, lời văn mạch lạc, thông điệp rõ ràng.

Nhưng vấn đề lớn nhất theo mình thấy chính là ở chỗ thông điệp quá-rõ-ràng. Bất kỳ tác phẩm nào viết ra các tác giả đều ít nhiều muốn đưa thông điệp của mình vào đó, chỉ là cách truyền đạt như thế nào. Bạn lồng ghép suy tư trăn trở của mình vào nhân vật thần chết, đưa ra tình huống thần chết có những băn khoăn về nhân tình thế thái nên đến sớm hơn bình thường một chút để có cái nhìn toàn cảnh về thời khắc cuối đời của đối tượng rồi rút ra kết luận. Ý tưởng thì hay, có điều cách đưa ra thông điệp hơi thô. Cá nhân mình vẫn thích truyền tải thông điệp nhẹ nhàng, tinh tế thay vì nói toạc ra. Cùng một ý đó, người đọc sẽ dễ đồng tình, đồng cảm hơn nếu nó được đưa vào câu chuyện tự nhiên hơn và để người đọc tự cảm nhận. Như mình từng nói trong một bài review trước đây, việc bị tác giả ‘hét’ thông điệp vào mặt có thể khiến người đọc cảm thấy bị dắt mũi, hoặc tệ hơn là lên lớp. Nếu bạn từng xem Wonder Woman 2 thì chắc bạn sẽ hiểu ý mình.

Thứ hai, tuy thể loại truyện của bạn không đòi hỏi nội dung, tình tiết thật ‘khủng’ như mấy dòng trinh thám, tâm linh, thriller nhưng vẫn cần có độ khéo léo nhất định. Cụ thể là không nên làm nó trở nên dễ-đoán. Ngay từ đoạn bắt đầu, mình đã mường tượng được trước nội dung câu chuyện, đoạn người cha hấp hối mình cũng đã đoán được diễn biến tiếp theo thế nào, về di chúc, tài sản thừa kế và cuối cùng không hề bị bất ngờ với phần kết. Lý do là vì tất cả đều khá mực thước và có phần khuôn khổ. Chẳng hạn như chi tiết cài cắm đoạn người cha sắp chết (xung quanh khóc lóc nhưng thực tế ai cũng chỉ quan tâm việc của mình: cô con gái buồn vì di chúc, anh con rể tính bán nhà vv) nó ‘cliché’ như tình tiết cô gái nghèo “thật thú dzị” chống đối chàng trai nhà giàu trong ngôn tình vậy đó. Mình tin là không tác giả nào muốn người đọc mới đọc mở bài mà đã biết kết luận và ngược lại thì cũng rất ít độc giả hứng thú với câu chuyện mà đoán được trước phần lớn diễn biến.

Kết luận lại, như mình đã nói trước đó, đây chỉ là cảm nhận của cá nhân mình để bạn tham khảo, có thể bạn đọc khác sẽ có những cảm nhận khác.

Chúc bạn viết tốt và có nhiều độc giả hơn.
 

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Bài nhận xét theo yêu cầu của tác giả trong mục Review truyện theo yêu cầu cho các tác giả Gác.

Chào bạn ntct95 ,

Ấn tượng đầu tiên của mình về “Điều cuối cùng” là có vẻ như đây không hẳn là truyện, nếu mình không nhầm thì nó thuộc thể loại ‘philosophical fiction’. Mảng này không phải thế mạnh của mình nên nếu mình ‘chém ẩu’ và không đúng ý thì mong bạn bỏ qua.

Truyện của bạn không phải dạng truyện thông thường nên mình sẽ không đánh giá khía cạnh xây dựng tình huống, mở - cao trào - kết như các truyện khác. Về ưu điểm thì truyện của bạn chỉn chu, lời văn mạch lạc, thông điệp rõ ràng.

Nhưng vấn đề lớn nhất theo mình thấy chính là ở chỗ thông điệp quá-rõ-ràng. Bất kỳ tác phẩm nào viết ra các tác giả đều ít nhiều muốn đưa thông điệp của mình vào đó, chỉ là cách truyền đạt như thế nào. Bạn lồng ghép suy tư trăn trở của mình vào nhân vật thần chết, đưa ra tình huống thần chết có những băn khoăn về nhân tình thế thái nên đến sớm hơn bình thường một chút để có cái nhìn toàn cảnh về thời khắc cuối đời của đối tượng rồi rút ra kết luận. Ý tưởng thì hay, có điều cách đưa ra thông điệp hơi thô. Cá nhân mình vẫn thích truyền tải thông điệp nhẹ nhàng, tinh tế thay vì nói toạc ra. Cùng một ý đó, người đọc sẽ dễ đồng tình, đồng cảm hơn nếu nó được đưa vào câu chuyện tự nhiên hơn và để người đọc tự cảm nhận. Như mình từng nói trong một bài review trước đây, việc bị tác giả ‘hét’ thông điệp vào mặt có thể khiến người đọc cảm thấy bị dắt mũi, hoặc tệ hơn là lên lớp. Nếu bạn từng xem Wonder Woman 2 thì chắc bạn sẽ hiểu ý mình.

Thứ hai, tuy thể loại truyện của bạn không đòi hỏi nội dung, tình tiết thật ‘khủng’ như mấy dòng trinh thám, tâm linh, thriller nhưng vẫn cần có độ khéo léo nhất định. Cụ thể là không nên làm nó trở nên dễ-đoán. Ngay từ đoạn bắt đầu, mình đã mường tượng được trước nội dung câu chuyện, đoạn người cha hấp hối mình cũng đã đoán được diễn biến tiếp theo thế nào, về di chúc, tài sản thừa kế và cuối cùng không hề bị bất ngờ với phần kết. Lý do là vì tất cả đều khá mực thước và có phần khuôn khổ. Chẳng hạn như chi tiết cài cắm đoạn người cha sắp chết (xung quanh khóc lóc nhưng thực tế ai cũng chỉ quan tâm việc của mình: cô con gái buồn vì di chúc, anh con rể tính bán nhà vv) nó ‘cliché’ như tình tiết cô gái nghèo “thật thú dzị” chống đối chàng trai nhà giàu trong ngôn tình vậy đó. Mình tin là không tác giả nào muốn người đọc mới đọc mở bài mà đã biết kết luận và ngược lại thì cũng rất ít độc giả hứng thú với câu chuyện mà đoán được trước phần lớn diễn biến.

Kết luận lại, như mình đã nói trước đó, đây chỉ là cảm nhận của cá nhân mình để bạn tham khảo, có thể bạn đọc khác sẽ có những cảm nhận khác.

Chúc bạn viết tốt và có nhiều độc giả hơn.

Cảm ơn lời nhận xét của bạn. Mình có một chút mông lung ở khoản truyền tải thông điệp. Không biết bạn có thể gợi ý giúp mình tác phẩm nào có thể tham khảo không. Mình hơi yếu khoản truyền tải nội dung. Cảm ơn bạn
 

Bánh cuốn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/2/17
Bài viết
209
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Cách truyền tải của bạn trong điều cuối cùng là chưa tới. Cách viết văn ngôi 3 miêu tả tâm lí thần chết và nhân vật là một sự dư thừa. Qua đó mình thấy sự đối lập trong suy nghĩ của chính tác giả về cái chết. Với những bài đăng trước đây thì mình thấy bạn không có vấn đề gì ở truyền tải thông điệp. Người viết ko phải vạn năng bản thân còn đối lập thì cũng sẽ truyền tải góc nhìn của mình. Mình định nhận xét dài hơn nhưng đang dùng điện thoại lên thôi.
 

Bánh cuốn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/2/17
Bài viết
209
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Tại sao phải dùng ngôi 3 trong khi ngôi 1 đơn giản hơn. Có phải là sự trốn tránh ko đối mặt của tác giả.....
Qua đó ta thấy......
.....
 

ntct95

Gà tích cực
Tham gia
28/3/21
Bài viết
99
Gạo
0,0
Re: Những Mẩu Ngắn
Đôi chân Tiếu mỏi nhừ sau khi đi bộ quanh khu vực gần nhà cả buổi trời cùng cơn đói đang càn quét bao tử, mắt cứ dáo dác ngó qua lại, nhất là những nơi có hốc kẹt bằng đôi mắt lo lắng. Nó đang tìm con Mập sau nhiều lần mắng chửi, thậm chí cầm roi hăm dọa trong ngày.

Mập là con chó cỏ có bộ lông trắng ngả màu cháo lòng do lăn lộn nhiều ngoài đất, hai tai lúc nào cũng vểnh lên, đôi mắt ti hí chẳng bao giờ chịu mở hết cỡ. Đặc biệt, nó bị chặt mất đuôi, nói đúng hơn là khi Tiếu nhặt sinh linh nhỏ bé kia về từ bãi rác thì hình hài của nó đã như vậy rồi. Đó là một buổi tối, khi gia đình Tiếu vừa chuyển đến trú ngụ nơi con xóm này thì Mập xuất hiện, bằng một cách bất ngờ nhất. Nó nằm kế bãi rác gần con hẻm, lót phía dưới một tấm giẻ lau bốc mùi hôi thối. Hẳn là kẻ vứt bỏ vẫn còn đọng lại chút tình yêu thú vật nơi tâm hồn. Tiếu nhìn nó, một chú chó nhỏ còn chưa kịp mở mắt, nhịp thở thoi thóp cùng tiếng kêu ư ử đặc trưng. Vốn Tiếu không định đem nó về nhà, nhưng suy nghĩ đến việc cuộc đời một con cún sắp phải kết thúc trong đói khát tại một nơi bốc mùi lại khiến nó làm điều ngược lại. Vậy là từ đó, gia đình của Tiếu xuất hiện thêm thành viên bốn chân mang tên Mập.

Lúc đầu tìm thấy, Mập chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay. Mười năm nhìn lại, nó đã thuộc hàng lão làng so với đồng loại trong xóm. Mập là con chó thông minh, đây là điều Tiếu đúc kết được sau một thập kỷ đằng đẵng. Nó không bao giờ ăn vụng dù mâm cơm có bày ra trước mắt, cũng chẳng hay sủa inh ỏi và nhe răng lao vào người ta như con Nâu bị xích nhà đối diện, lại càng không có thói quen phóng uế ngoài đường lộ như thú cưng hàng xóm. Chẳng phải khoe, nhưng Tiếu cực kỳ, cực kỳ tự hào mỗi khi nhắc đến nó.

Nhưng đó là Mập của vài ngày trước, lúc chưa khiến cả nhà Tiếu nổi cơn thịnh nộ.

Năm ngày trở lại đây, Mập hoàn toàn khác. Nếu ví như một con người, thì nó hẳn là có dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt. Thường cắn nhau với đồng loại trong xóm, suýt ngoạm cả cặp giò của ông Hai tạp hóa gần nhà, đột ngột trở nên ham ăn đến mức đĩa cá chiên vừa được đem lên chưa đầy năm phút chỉ còn vài miếng xương. Quan trọng nhất, chính là nó đã đánh dấu lãnh thổ ngay trên chiếc sofa ở phòng khách – một hành động mà Tiếu chưa bao giờ nghĩ xuất phát từ người bạn bốn chân mình đã đem về từ bãi rác.

Điều này khiến tâm trạng Tiếu chẳng khác gì chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” mà nó vừa học tuần trước, lập tức buông hàng loạt những câu mắng chửi động vật mà nhà đối diện vẫn hay dùng để giáo huấn con Nâu mỗi khi nó cao hứng tặng cho ai đó vài dấu răng. Vậy nhưng, con Mập vẫn trơ ra đó, cặp mắt ti hí trông như muốn nằm xuống ngủ trước những lời răn đe cho đến khi Tiếu cầm cây roi, quất một phát mạnh xuống nền gạch nhằm thị uy, cách một bức tường vẫn nghe rõ âm thanh chát chát mỗi khi roi chạm đất.

Việc làm này mang lại một kết quả ngoài mong đợi. Con Mập sau khi chứng kiến cơn tức tối của chủ mình, nhanh chóng co chân chạy đi.

Cảm giác ban đầu của Tiếu khi nhìn thấy cảnh này chính là vô cùng hả hê, bởi lẽ việc khiến một con vật đang trong trạng thái bất trị phải kinh sợ trước mình mang lại cho bản thân sự tự đắc nho nhỏ. Tiếu nghĩ có thể Mập hoảng sợ, chạy trốn vào đâu đó, đến lúc đói sẽ tự vác mặt về rồi trở lại dáng vẻ ngoan ngoãn trước kia. Đến khi nhìn ánh hoàng hôn cùng những tia nắng cuối cùng của ngày lụi tàn, nó mới bắt đầu hoang mang trước những dự đoán đang có hướng đi vào ngõ cụt. Vậy nên, tại sao Tiếu phải đi một vòng quanh xóm rồi lại thêm nhiều vòng khác nữa, tất cả lý do đều ẩn chứa hình ảnh của một chú chó trắng không có đuôi.

Đồng hồ lúc này đã là tám giờ bốn mươi phút tối, sự bất an của Tiếu cũng theo mỗi giây trôi qua mà dâng cao. Tiếu hoàn toàn bất lực trước sự biến mất của Mập, bởi chưa bao giờ nó bỏ đi lâu đến như vậy. Lần gần nhất, khi bố quát lên vì đôi giày bị gặm đến nhàu nhĩ, Mập cũng chỉ bỏ đi một lúc rồi về. Chó nhà người ta bị đánh lên đánh xuống còn không bỏ chủ mà đi, Tiếu chỉ mới nện roi xuống nền nhà ra oai hai cái thôi, vậy mà nó đã biền biệt cả buổi trời.

Tình cờ ngang qua quán nhậu cuối xóm, trong lòng Tiếu bỗng nảy lên một nỗi sợ, sự bình tĩnh trong nó vơi dần đi. Bằng chất giọng run run sắp khóc, nó vừa đi vừa gọi to:

“Mập ơi! Mập!”

“Mập ơi!”

“Mập!”

Đáp lại tín hiệu của Tiếu chính là sự yên tĩnh của màn đêm cùng cơn gió lùa qua những tán cây tạo nên âm thanh lạo xạo lạnh sống lưng. Ánh đèn mỗi lúc một thưa, trong khi đường về cần phải qua hơn hai mươi căn nữa. Tiếng gọi Mập của Tiếu nhỏ dần, cuối cùng im bặt trong sự chết lặng bởi hình ảnh trước mắt.

Thằng Đẹt cùng xóm ngồi quay mặt vào góc tường bên đường, tay phải cầm ống tiêm với đầu kim nhọn, đang dứt khoát đâm thẳng vào cánh tay trái.

Tay chân Tiếu bỗng chốc bủn rủn, bước đi một cách khó khăn, răng cũng va lập cập vào nhau không kiểm soát. Nó biết hành động này gọi là gì, bởi đã từng được tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần. Nhưng con Mập vẫn chưa tìm thấy, vả lại, đường về nhà nhất định phải đi qua đó, mà thằng Đẹt thì đang nhắm nghiền hai mắt trông chẳng có vẻ gì là sẽ rời khỏi. Sau một lúc ngó dáo dác, Tiếu nấp vào bụi cây gần đó, quyết định đợi cho đến khi tên nghiện kia bỏ đi thì mới chui ra.

Mòn mỏi hơn nửa tiếng, cuối cùng thằng Đẹt cũng lảo đảo từng bước, bộ dạng khẳng khiu khuất dần rồi hòa cùng một màu với bóng đêm. Tiếu dù đã bớt sợ và bình tĩnh hơn, nhưng tay nó vẫn run vô điều kiện. Vừa ló người ra khỏi bụi cây, nhanh chóng chuẩn bị ba chân bốn cẳng nhằm hướng trước mặt mà chạy, Tiếu chợt nghe âm thanh ư ử quen thuộc.

Là con Mập!

“Mập ơi! Mập! Mập!” Tiếu khe khẽ cất tiếng gọi. Lòng len lỏi cảm giác vui mừng nhưng không dám đón nhận. Nó sợ mình nghe lầm, sợ vì nôn nóng tìm con Mập mà bản thân sinh ra ảo tưởng. Vậy là nó lùng sục từng bụi cây, từng ngóc ngách gần đó, với hy vọng sẽ tìm thấy một con vật có bộ lông màu trắng ngà và biết sủa gâu gâu.

Sục sạo đến lần thứ ba, cuối cùng đập vào mắt Tiếu chính là con vật cưng đã theo mình mười năm, đang nằm sâu trong bụi cây to nhất, phía dưới còn có thêm một cái lỗ chó, thảo nào tìm cả buổi trời vẫn không thấy đâu, ra là nấp trong này.

“Mập! Ra đây! Ra đây!” Giọng Tiếu nghèn nghẹn, cảm xúc lúc này tựa như núi lửa phun trào, tuôn ra không dứt.

Con Mập vẫn yên tại chỗ nhìn Tiếu, đến lúc hai dòng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt người chủ, nó mới bắt đầu đứng dậy một cách khó khăn, sau đó dần đi về phía vừa có tiếng gọi mình với dáng vẻ mệt nhọc. Khi khoảng cách chỉ còn ba bước chân, Tiếu vươn hai cánh tay, nhanh chóng bắt lấy hai chân trước của con Mập, kéo nó vào lòng mình ôm chặt rồi khóc nức nở. Con Mập gối mặt lên vai chủ, đôi mắt bình thường vốn đã không mở to, nay lại như muốn nhắm nghiền, chốc chốc lại rên lên ư ử.

Sau khi phát tiết hết cảm xúc, Tiếu mới bắt đầu chú ý đến nhịp thở chậm bất thường của con vật mình đang ôm vào lòng, cả âm thanh phát ra từ cổ họng của nó nữa, bởi bình thường con Mập vốn không kêu như vầy. Trừ khi…

Hình ảnh mười năm trước lúc ở bãi rác xẹt ngang qua đầu. Tiếu không nghĩ ngợi, liền bế con chó trên tay, chạy một mạch về phía đầu xóm, gõ cửa phòng khám thú y của chị Thúy.

“Mở cửa chị Thúy ơi! Con Mập không ổn!” Tiếu gào lên, tay không thôi làm hành động quấy rối sự yên tĩnh của cả xóm cho đến khi cửa mở.
“Chị ơi! Nhịp thở nó chậm lắm, còn rên nữa!” Đặt con Mập lên bàn, Tiếu thuật lại những biểu hiện khác lạ của chú chó. Mười năm trước, cũng nhờ chị mà con Mập mới sống được đến tận bây giờ. Bằng một sự tin tưởng tuyệt đối vào chị Thúy, nó hy vọng mọi việc sẽ ổn.

Vậy nhưng, chị Thúy lại trả lời nó bằng một cái lắc đầu.

“Con Mập không bị bệnh gì hết. Nó già rồi, tính theo tuổi đời của chó thì nó đã hơn sáu mươi lăm tuổi.”

“Vậy nghĩa là sao chị?” Tiếu giương đôi mắt ươn ướt nhìn người trước mặt, rồi lại nhìn con Mập đang thoi thóp trên bàn, lòng mơ hồ một dự đoán không hay.

“Cũng giống như người già thì phải đi đó em.” Chị Thúy nói giảm nói tránh, lấy tay đặt lên vai Tiếu. Không phải chị không muốn giúp, mà là không thể giúp. Dù là người hay vật, tất cả đều phải tuân theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử, đến chó cũng không ngoại lệ.

Tiếu trầm mặc, lặng lẽ ôm con Mập vào lòng, cảm ơn chị Thúy rồi đưa nó về nhà. Nước mắt lúc này đã khô, nhưng tiếng sụt sịt cứ vang lên mãi không dứt. Trên đường đi, nó nhớ lại những kỷ niệm đã trải qua cùng con vật mà mình từ lâu đã xem như người bạn.

“Mày nhớ không, năm tao mười tuổi bị tụi con trai trong xóm bắt nạt. Mày liền từ trong nhà chạy ra sủa vài cái, vậy là tụi nó sợ khiếp vía.”

“Lúc tao ăn vụng thịt kho của mẹ, mẹ không biết cứ tưởng là mày. Báo hại mày phải chịu mắng oan.”

“Lúc thằng Đẹt đói thuốc muốn rình rập nhà mình trộm đồ, mày sủa vài cái khiến nó sợ quá chạy mất.”

Tiếu kể rất nhiều, rất nhiều. Con Mập nhắm nghiền mắt, nhịp thở chậm dần, thi thoảng rên lên vài tiếng để chủ biết nó vẫn đang lắng nghe, dù bản thân không hiểu gì.

Sau khi về đến nhà, Tiếu lấy một tấm chăn cũ lót dưới đất, đặt con Mập nằm lên trên rồi kể mọi việc cho bố mẹ nghe. Trên gương mặt hai vị phụ huynh cũng đầy vẻ đau xót và tiếc thương không kém con mình. Xét cho cùng, mười năm trôi qua, làm sao mà không có cảm tình với vật nuôi của mình.

“Có khi nó linh tính được mình sắp chết, nên mấy ngày nay hành động kỳ lạ để mọi người ghét nó. Chắc nó muốn làm điều cuối cùng trước lúc ra đi để chúng ta không thấy đau lòng.” Mẹ Tiếu rưng rưng đôi mắt, bà không kìm được cơn xúc động.

“Dù sao nó cũng sống với nhà mình mười năm rồi. Biết đâu đầu thai, kiếp sau lại làm người, không phải làm kiếp súc vật nữa.” Bố Tiếu là đàn ông nên cứng rắn hơn, dù nét buồn vẫn phảng phất.

Tiếu không nói gì, chỉ ngồi cạnh con Mập, im lặng nhìn nó. Đến khi đồng hồ đã điểm mười một giờ khuya hơn vẫn chưa chịu rời đi, mặc cho bố mẹ khuyên can hết lời.

“Con muốn ở một mình. Bố mẹ cứ đi nghỉ đi.” Nó lạc giọng, tâm trạng như một người đang rơi xuống vực sâu thăm thẳm. Chơi vơi. Tuyệt vọng.

Sau khi nói mãi không được, hai vị phụ huynh đành chiều ý con mình. Tiếu nằm xuống, nghiêng đầu qua phải để nhìn con Mập rõ hơn. Bất chợt, cảm xúc nó như con đê bị vỡ, òa khóc một cách nức nở và thống thiết. Nước mắt cứ thế rơi qua sống mũi, xuống nền gạch lạnh tanh. Tiếu chưa bao giờ nghĩ việc chia ly giữa người với vật nuôi lại đau đớn đến như vầy. Nó ít nhiều đã hiểu vì sao Lão Hạc lại mếu máo, mắt ầng ậng nước, mặt co rúm rồi khóc hu hu khi bán đi Cậu Vàng.

Con Mập từ nãy đến giờ vẫn nhắm mắt, đến lúc Tiếu khóc cũng chẳng khác gì. Đột nhiên, trong vài phút ngắn ngủi, nó giơ năm ngón chân trước chạm vào sống mũi người chủ, quệt nhẹ đi dòng nước còn chưa khô.

Tiếu thấy con Mập đang cố gắng lau nước mắt cho mình, tiếng nấc hòa vào tiếng nói:

“Mày không muốn thấy tao khóc hả?”

Con Mập không biết có hiểu những gì người chủ vừa nói không, rên lên tiếng ư ử đáp lại.

“Vậy tao không khóc nữa.” Lấy tay quệt mắt, Tiếu sụt sịt nhìn nó, miễn cưỡng nở một nụ cười đầy vẻ đau khổ.

Dường như chỉ chờ có thế, con Mập buông thõng bàn chân trước xuống nền nhà, mắt từ từ khép lại, bụng cũng không còn cử động.

Tiếu mới vài phút trước còn hứa hẹn sẽ không khóc, nhưng lúc này, nó lại ngang nhiên trở thành một kẻ nói dối đáng thương.
 
Bên trên