Hoàn thành Những mùa hoa mãi nở - Hoàn thành - Đan

Magic Purple

Gà BT
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/7/14
Bài viết
1.259
Gạo
7.000,0

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Chương 15:
t580529.jpg

Cây phượng này đã bao lần thay lá, bao lớp học sinh đã đi qua, nhưng nó vẫn ở đó, chứng minh cho sự tồn tại của chúng tôi. Cái ý nghĩ bất chợt ấy khiến tôi giật mình. Nếu nó có cảm giác hẳn phải đau hơn chúng tôi nhiều, vì năm nào nó cũng phải đứng lặng ở đây chứng kiến cảnh chia ly.
Tôi nghĩ mình cũng không phải là ngốc lắm khi vượt qua kì thi tốt nghiệp một cách an toàn.

Vậy mà, tôi ngược lại không cảm thấy sung sướng hơn mà chỉ thấy buồn. Thật sự gắn bó với lớp này ba năm dù không thân thiết với ai (ngoài Phát và Lệ Mai) nhưng tình cảm của tôi với họ lúc nào cũng ổn định. Đối với tôi, họ đã trở thành những người thân bên cạnh nên lúc chia xa không tránh khỏi có chút nuối tiếc.

Sau ngày thi tốt nghiệp chúng tôi còn một tuần bên nhau. Chúng tôi đến lớp, nhận bài thi, sửa bài và chia tay giáo viên. Không buổi tiệc nào mà không tàn. Tôi không biết liệu mười năm, hai mươi năm nữa chúng tôi có được hội ngộ thế này hay không. Thế nên tôi gắng tận dụng thời gian này ở bên họ, mong những giây phút này sẽ vĩnh viễn ở lại cùng chúng tôi.

Chúng tôi bày đủ trò quậy phá chỉ để ngôi trường này ghi dấu ấn của chúng tôi. Mùa này đã bắt đầu lác đác những cơn mưa, có khi cũng nắng đến đáng sợ, đứa nào cũng nghịch trầm mình vào màn mưa đùa giỡn. Chỉ có tôi là phải đứng ở ngoài, làm nhiệm vụ chụp ảnh, Phát cũng ở lại vì cậu ấy sợ tôi lạc lõng. Cậu ấy nói cậu ấy không thể bỏ tôi mà đi một mình mà đi như thế, và tôi cũng đồng ý vì không muốn cậu ấy phải dầm mưa lấm lem bùn đất.

Trường chúng tôi tổ chức buổi lễ tốt nghiệp trưởng thành đánh dấu bước ngoặt lớn của chúng tôi, giống như ngày tổng kết của mấy em khối mười và mười một. Trong sân trường rộn ràng, tôi bồi hồi nhớ lại hồi mình mới đặt chân vào lớp mười.

Hồi ấy mọi thứ với tôi đều bỡ ngỡ, lạ lẫm và tôi sợ ngôi trường rộng lớn này. Tôi sợ lớp, sợ bạn bè, tôi chỉ rụt rè đi bên Phát như cậu ấy là ba dắt tôi đi học. Tôi nhìn lại, bây giờ cậu ấy vẫn ở bên cạnh tôi, chưa bao giờ lơ là hay để tôi chịu bất cứ tổn thương nào ở đây. Chỉ là bây giờ chúng tôi phải rời xa nơi này để thực hiện hành trình mới của mình.

Chưa bao giờ tôi thấy cậu ấy mặc áo sơ mi trắng lại đẹp như hôm nay. Tôi bị ám ảnh bởi chiếc áo này bao năm qua, mười hai năm, lúc nào cậu ấy cũng như vậy không hề thay đổi. Tôi chợt sợ sẽ không còn nhìn thấy cậu ấy mặc chiếc áo này nữa. Tôi nhìn vẻ ngoài của cậu ấy mà thản thốt. Tôi chưa bao giờ nhìn kĩ cậu ấy như bây giờ, cậu ấy có đầy đủ tố chất để làm một người cảnh sát. Chắc cậu ấy mặc ảnh phục sẽ oai hơn là chiếc áo sơ mi này. Không hiểu sao cậu ấy mặc áo sơ mi tôi chỉ nghĩ được hai từ phong trần dành cho cậu.

Tôi quay sang gỡ nút áo đầu tiên trên áo cậu ấy: “Cậu mặc như thế này có vẻ phong trần hơn.”

Không ngờ cậu ấy lại gỡ một nút áo trên chiếc áo dài trắng của tôi rồi trả lại câu y chang như tôi vừa nói.

Rồi chúng tôi cùng nhau cười lớn. Tôi cười để giấu những giọt nước mắt cho nó lăn dài vào trong. Còn cậu ấy cuời, có lẽ để tôi không khóc theo.

Làm lễ sinh hoạt xong chúng tôi về lớp để chia tay giáo viên của mình

Tôi lăng xăng tìm thầy thể dục của mình trước tiên vì thầy là người tôi yêu mến nhất. Không phải vì thầy thiên vị cho tôi, mà thầy lúc nào cũng đối xử với tôi như con ruột của chính mình. Thầy lúc nào cũng bảo vệ cho tôi tránh khỏi những tổn thương không đáng có. Tôi chưa từng được ba mình đứng lớp dạy nên không biết ông sẽ đối xử với tôi như thế nào. Nhưng tôi tin chắc rằng, ba tôi cũng sẽ giống như thầy thể dục vậy. Yêu thương và chở che cho tôi.

“Em cố gắng sống tốt, bất cứ khi nào bị thằng nhóc đó ăn hiếp cứ quay lại tìm thầy.” Thầy nói với tôi, giọng nghèn nghẹn, còn tôi đã khóc từ lâu rồi.

Vậy là không có giờ thể dục cho tôi chơi đùa, không có giờ thể dục an nhàn chỉ phải chạy một vòng sân. Tôi sẽ không bao giờ được học môn thể dục nào trong đời nữa. Dù biết sẽ gặp lại thầy trong tương lai nhưng sao cảm giác đó khác hẳn những ngày tôi đến lớp... Chỉ nghĩ thôi mà tôi vẫn không tin thời gian lại vùn vụt trôi như vậy.

Lớp chúng tôi cả ba mươi sáu đứa đều đậu tốt nghiệp. Cô giáo chủ nhiệm là người vui mừng nhất. Bởi lẽ tốt nghiệp, nghĩa là đánh dấu chúng tôi bước sang chặn đường mới. Có đứa đi học, có đứa đi làm, có đứa lập gia đình, nhưng dù thế nào chúng tôi cũng không thể quên đi người cô đã tận tụy dạy chúng tôi nên người. Nhất là tôi, cô thường lo tôi sẽ không qua khỏi môn toán, nhưng điểm số đối với cô không quan trọng, cô nói quan trọng là tôi đã biết phấn đấu, đặt mục tiêu cho đời mình. Tôi thật muốn làm học trò của cô mãi, dù bị cô la mắng vì cái tính ngốc nghếch tôi cũng chịu.

Cả lớp tôi đứa nào cũng khóc, nhưng đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi thấy Phát khóc. Cậu ấy ôm chặt tôi, và khóc như một đứa con nít. Lúc đó không hiểu sao tôi chỉ muốn cười. Vì dù không chung lớp nhưng đâu phải tôi và cậu ấy không gặp nhau nữa đâu. Người mà cậu ấy nên ôm khóc phải là cô giáo chủ nhiệm mới phải. Nhưng sau này cậu ấy mới nói với tôi rằng, cậu ấy khóc vì sợ vĩnh viễn không còn đứa ngốc như tôi bên cạnh hỏi bài cậu ấy nữa. Cậu ấy muốn tôi cùng đi học đại học, nhưng lo tôi cố sức quá không nổi. Vì cậu ấy cũng sợ mất tôi. Vậy mà giờ phút đó, tôi lại muốn cười trên nỗi đau của cậu.

Liên hoan ở lớp xong tôi còn nán lại chưa chịu về. Giờ trong trường chỉ còn lác đác những cây phượng đầy hoa buông mình trước gió. Phát cởi áo rồi bảo tôi cầm, cậu ấy trèo tít lên ngọn cây hái cho tôi một chùm hoa phượng rực rỡ nhất.Cậu ấy xuống chưa kịp mặc áo thì chú bảo vệ lù lù đi ra. Cậu ấy nắm tay tôi chạy nhanh ra cổng, còn không ngừng quay lại le lưỡi trêu đùa chú bảo vệ tóc đã muối tiêu.

Tôi nắm nhánh phượng trong tay, quả thật đây là lần đầu tiên trong đời tôi không phải đi nhặt phượng dưới gốc mà có hẳn một nhánh phượng trên tay như vậy. Tôi nhìn những cánh hoa đỏ thắm, phượng vĩ, mùa hè. Trong cái góc sân trường này sẽ còn in dấu của chúng tôi. Cây phượng này đã bao lần thay lá, bao lớp học sinh đã đi qua, nhưng nó vẫn ở đó, chứng minh cho sự tồn tại của chúng tôi. Cái ý nghĩ bất chợt ấy khiến tôi giật mình. Nếu nó có cảm giác hẳn phải đau hơn chúng tôi nhiều, vì năm nào nó cũng phải đứng lặng ở đây chứng kiến cảnh chia ly.

Tôi đứng trước cổng trường đợi Phát đi lấy xe. Tôi nhìn toàn cảnh sân trường một lần nữa, những hàng ghế đá, những cánh phượng rơi, những lá bàng, những người bảo vệ, những giáo viên và những lớp học đang im lìm ở đó. Nơi này giờ đối với chúng tôi đã có một tầng chia cắt.

Tôi quay đi, nước mắt rơi lã chã trên mặt tự bao giờ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Chương 16: Hoa lưu ly - Forget me not!

a7f4cc2aa4805c4

Hoa lưu ly - có nghĩa là chia xa. Vì khi chia xa người ta sẽ nói với nhau một câu "Forget me not!"...
~*~

Chưa bao giờ tôi thấy ba Phát giận với cậu ấy như thế, mặc dù bình thường ông khá là nghiêm nghị. Vậy mà hôm nay ông ấy muốn tát vào mặt cậu ấy nếu mẹ cậu ấy không can thiệp.

Tôi sang phòng cậu ấy học bài rồi ngủ quên, lúc tôi đi xuống hai người họ đang nói chuyện khá căng thẳng. Ban đầu tôi cũng không muốn rình mò gì cuộc nói chuyện giữa hai người tôi định bước lên không xen vào nhưng thấy ba cậu ấy đập bàn nên tôi nán lại sợ cậu ấy bị đánh cho bầm dập.

“Con suy nghĩ cho kĩ cho ba, mọi thủ tục ông lo liệu hết rồi, nếu muốn thay đổi con tự đi mà nói với ông.”

Phát hét ầm lên: “Con không đi đâu hết. Con bỏ thi đại học cho ba coi.”

Ước mơ vào đại học Y của cậu ấy lớn lắm mà sao cậu ấy lại suy nghĩ nông nỗi như vậy? Trong tiềm thức của tôi, Phát chưa bao giờ cư xử thiếu suy nghĩ như thế này.

“Con có gan thì bỏ.” Ba Phát nghiến răng phun ra từng chữ trong tức giận.

“Ba đừng có thách con!”

Ba cậu ấy mới vừa giơ tay lên thì mẹ cậu ấy đã chạy đến đẩy Phát sang một bên. Tuy tôi không biết chuyện gì nhưng tôi biết chuyện này lớn, và đáng lí ra tôi không được ở đây chứng kiến những cảnh như vậy.

“Muốn chăm sóc tốt cho con bé thì con phải nghe lời ông, nghe lời ba.” Ba cậu ấy cũng hơi nguôi nguôi vì có mẹ cậu ấy đứng ra thì tôi biết cậu ấy sẽ không nói ra những lời thiếu suy nghĩ nữa.

Mẹ cậu ấy cũng chen vào: “Con nghe lời ba đi. Ông cũng chỉ muốn tốt cho con thôi. Con bé giao lại cho mẹ.”

Theo như hiểu biết của tôi về cậu ấy, cậu ấy sẽ trả lời lại là: Mẹ lo được cho nó (hay gì gì đó) sao? Tôi vẫn chưa biết con bé đó là ai. Nhưng tôi không muốn đoán.

Tôi đi một mạch lên phòng rồi đóng cửa lại đắp chăn vờ ngủ tiếp. Nhưng có nằm thế nào cũng không ngủ được. Phát bị ép đi đâu? Và cô bé trong lời của ba cậu ấy là ai? Tôi biết có hỏi cậu ấy cũng sẽ không nói với tôi, vì chuyện không liên quan đến tôi cậu ấy rất không thích tôi xen vào.

“Mây, con có trong đó không?” Cô Diễm hỏi khi tôi tưởng chừng như mình đã bay lên trần nhà vì nhìn lên đó quá lâu.

“Dạ con đây cô.” Tôi tốc chăn chui vội ra, nào ngờ vướng phải cái mền rồi lăn cái phịch xuống đất. Sao tôi cứ bị té từ trên cái giường này xuống thế nhỉ?

Cô nghe tôi té chạy vội vào thấy tôi nằm lăn lốc trên sàn chân còn vướng cái mền nên mới vấp.

Cô lo lắng hỏi tôi: “Con có sao không?”

Tôi duỗi chân ra. Không đau, may ghê. Tôi té ở đây mấy lần rồi, nhờ thảm dày và giường thấp chứ không bị toi mạng rồi.

“Không sao đâu cô. Té nhẹ thôi mà. Cô tìm con có việc gì vậy?”

Cô xoa đầu tôi, gạt mấy cọng tóc lưa thưa khi nãy tôi túm cột lên mà không gọn. Cô nói: “Con như vậy hèn gì thằng bé không chịu đi.”

“Đi đâu hả cô?”

Cô Phương xua tay với tôi: “Con đi tìm nó đi, nó sẽ nói con nghe.”

Tôi không biết chuyện này có liên quan gì đến tôi. Nhưng tôi biết cậu ấy ở đâu. Chúng tôi có một chỗ bí mật khi buồn. Khu nhà chúng tôi ở là một khu chung cư vừa quy hoạch, có những ngôi nhà lâu đời như nhà chúng tôi, hay những lô đất đang rao bán chưa ai mua, thế nên xung quanh vẫn còn những khoảng đất trống. Lúc tôi còn nhỏ, bên đây là những khu vườn của người hàng xóm già, Phát vẫn hay trèo lên cây ổi, cây xoài hái trái cho tôi và nhóc Huy ăn. Từ khi dãy thể, những mảnh vườn trơ trụi xác xơ, người hàng xóm già cũng đã không còn nữa, nhưng tôi và cậu ấy vẫn không bỏ được thói quen ra đây.

Tôi đã hàng ngày đứng trên cửa sổ phòng cậu ấy cầu nguyện cho đừng ai mua mảnh đất này vì ở đó có cây mận chính tay tôi trồng. Nó xanh ươm, cao hơn cả đầu tôi, và nơi đó giống như là nơi trú ngụ bí mật của cả ba chúng tôi: tôi, Phát và nhóc Huy.

“Ngồi đi.” Phát chìa tay phủi phủi cái ghế cây mà ba tôi đã hì hục đóng cách đây mấy năm, trông nó vẫn còn chắc và xinh xắn mặc gió mặc mưa.

Tôi ngồi xuống, và im lặng. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, cũng không biết hỏi gì khi lòng tôi đang bất an. Tôi biết, hẳn là sau khi tốt nghiệp mọi thứ sẽ đổi thay nhiều. Chúng tôi đều sẽ trưởng thành và có con đường riêng. Nhưng tôi muốn tôi và cậu ấy vẫn giống như trước giờ, tôi không muốn có một sự ra đi nào làm mọi thứ bỗng dưng thay đổi.

Khi sự thay đổi này diễn ra, sẽ kéo theo một sự thay đổi khác nữa. Và mối quan hệ mà chúng tôi vun đắp bao năm qua có lẽ sẽ như vậy mà nhạt dần. Tôi không muốn mất cậu ấy, không muốn cậu ấy trở thành xa lạ với mình. Tôi muốn ngày ngày ở bên cậu, cùng cậu đùa nghịch, được cậu chở che và bảo vệ.

Đến tận lúc này tôi mới ý thức được rằng, thói quen thật đáng sợ. Và thói quen của tôi là ỷ lại quá nhiều vào cậu.

“Mẹ tôi nói gì với cậu vậy?” Phát hỏi, cậu ấy vẫn nhìn đâu đâu và không hề nhìn thẳng vào mắt tôi.

Tôi lắc đầu. Và sợ cậu ấy không nhìn thấy nên tôi nói thêm: “Mẹ bảo cậu sẽ nói.”

Cậu ấy vẫn ngồi như vậy khá lâu. Còn tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Tôi biết cậu ấy sẽ nói, cậu ấy đã hứa là không giấu tôi bất kì điều gì tôi muốn biết, và đây chính là điều tôi muốn và cần được biết.

“Du học. Ông đã làm sẵn mọi thủ tục rồi, trường bên đó cũng đã liên lạc hết rồi. Chỉ đợi điểm thi gởi qua rồi tôi sẽ phải đi. Nhưng tôi không muốn đi, vì quyết định đi lần này phải mất ít nhất tám năm mới hoàn thành xong khóa học.”

Suýt chút tôi đã mở miệng nói rằng tôi cũng không muốn cậu ấy đi. Nhưng cái tin này quá chấn động, quá sốc. Du học, hai từ nhẹ nhàng ấy vậy mà mất ít nhất tám năm. Tương lai của cậu, cố gắng của cậu, tôi phải là người ủng hộ chứ không phải là người phản đối. Tôi phải là người tiễn cậu đi chứ không phải là người cản ngăn bước chân cậu.

Phát vòng tay khoác lên vai tôi. “Tôi không muốn để cậu lại một mình.”

Tôi cố nghĩ đến những chuyện vui, những chuyện vui nào cũng có cậu ấy khiến nụ cười của tôi càng trở nên mặn đắng. Rồi cậu ấy sẽ lại về, nhưng tôi không muốn. Tôi không muốn một khoảng thời gian dài không có cậu ấy cạnh bên. Tôi muốn giữ cậu ấy lại bên mình nhưng làm sao tôi có đủ lý do để thực hiện được điều đó. Tương lai cậu ấy quan trọng hơn. Huống hồ, mọi việc đã nằm trong sắp xếp của ông, của ba cậu ấy, càng cố gắng cưỡng lại càng khiến mọi người khó xử.

Tôi từng nhớ ngày xưa chính mình đã nói với cậu ấy rằng tôi không hề thích hoa lưu ly. Vì nó có ý nghĩa chia xa. Khi chia xa, người ta sẽ buộc lòng nói với nhau câu “forget me not”… Tôi chưa từng cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ xa cậu ấy đến thế.

Thành phố này, có lẽ sẽ còn lặng thầm mình tôi.

Tám năm, không phải ngắn so với một đời người. Nhưng nó không đủ dài để tình cảm của tôi với cậu khác đi. Có lẽ tám năm sau, chúng tôi vẫn sẽ như bây giờ, đùa nghịch, vui vẻ và là những đứa bạn hiểu nhau đến tận xương, tận cốt…

Nhưng tôi đã không biết được rằng, tám năm sau, cậu ấy quay lại, mọi việc đều hết thảy đã bị thay đổi và mỗi người chúng tôi đang đứng ở một trang khác của cuộc đời…
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Chương 17: Hoa oải hương - tình bạn mãi ngát hương.

.bouquet_lavande_super_bleue_-_Copie_m.jpg

Người ta nói rằng, hoa oải hương tượng trưng cho tình yêu, sự đợi chờ và chung thủy. Nhưng với tôi, tình cảm vượt qua ngưỡng cửa tình yêu sẽ trở thành tình bạn thắm thiết nhất. Và, sự thủy chung của hoa oải hương là sự thủy chung của tình bạn, cho những tháng năm đợi chờ và những kí ức êm đềm nhất của cả bốn chúng tôi.
~*~

Có người nói với tôi tám năm là quá dài, cũng có người nói tám năm quá ngắn. Tám năm đủ để cái thành phố này thay da đổi thịt, xa hoa và phù phiếm hơn. Tám năm lại không đủ để tôi dứt khỏi mớ tình cảm hỗn độn đời mình. Cậu ấy nói với tôi, tám năm, không quá dài cũng không quá ngắn, tám năm, đủ để cậu ấy và tôi trưởng thành.

Đúng vậy, tám năm, trong tám năm này từng ngày từng ngày tôi vẫn đang cố đấu tranh để sống vì mình, để không thấy mình đơn độc, lạc lõng.

Cho đến giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao cậu ấy đột nhiên thay đổi ý định kiên quyết ra đi, ngay cả tôi cũng chợt bàng hoàng.

Hôm đó là một ngày mưa ngâu, tôi đang nằm nghe nhạc trong phòng thì Phát rủ tôi đi tắm mưa. Tôi như vớ phải vàng, vội lao ra mưa cùng cậu ấy. Lúc đó tôi đã không nghĩ điều gì khác, có lẽ đến bây giờ ngẫm lại tôi mới nhận ra đó là trò điên rồ nhất của tôi trong những tháng năm bồng bột tuổi trẻ. Và cũng là trò điên rồ cuối cùng tôi còn được làm với cậu ấy khi hai chúng tôi còn chưa chính thức trưởng thành.

Rồi cậu ấy nói với tôi rất nhiều, rất nhiều. Trong đời, tôi chưa bao giờ bắt gặp cậu ấy nói nhiều như vậy. Chúng tôi ngồi tự lưng vào bờ tường, mưa vẫn rơi tí tách và kì lạ là tôi không thấy lạnh.

Cậu ấy nói cậu ấy phải đi, cậu ấy nói tôi phải tự chăm sóc cho mình, cậu ấy nói không có cậu ấy bên cạnh tôi phải khôn ngoan hơn và không được hời hợt, cậu ấy nói nhiều đến mức tôi đã nghĩ là nhiều hơn là cả tháng cậu ấy nói với tôi… Và tôi nghĩ rằng nhờ mưa nên có thể che giấu được những dòng nước mắt lăn dài trên khóe mi tôi, có lẽ cả của cậu nữa.

Tôi bệnh một tuần liền sau đó, và không thể tiễn cậu ra sân bay. Có lẽ việc ấy nằm trong dự định của cậu. Vì cậu chưa bao giờ muốn làm tổn thương tôi. Và tôi hiểu điều đó. Cứ coi như đó là một cơ hội để cậu ấy dứt khoát ra đi mà không ngoảnh đầu nhìn lại.

“Lại mơ tưởng đến anh chàng nào à?”

Tôi chợt hoàn hồn khi Lệ Mai véo má tôi. Cô ấy vẫn xinh đẹp như ngày nào, và chúng tôi vẫn là những đứa bạn thân. Thật không dễ tìm được một người bạn như thế, vì chúng tôi đã gạt bỏ được những ích kỉ cùng đau buồn trong lòng để trở thành những người bạn tốt trong suốt thời gian qua.

“Có, đang mơ đến chồng cậu.”

Mai học đại học chính thành phố này, sau khi tốt nghiệp một năm thì lên xe hoa khi vừa hai mươi bốn tuổi. Không ngờ cô ấy đi lấy chồng trong khi tôi còn không có nổi một mảnh tình vắt vai.

“Nếu cậu ế quá, cho cậu mượn xài đỡ cũng được.” Cô ấy vừa nói vừa kéo ghế ngồi cạnh tôi, nghịch nghịch máy tính của tôi đang để chế độ ngủ trên bàn.

“He he thôi không cần.”

“Thằng bé đó vẫn còn đeo bám cậu à?”

Tôi ngồi dậy, cốc vào đầu cô ấy. “Cậu không gạt cậu nhóc đó qua một bên được à?”

Nói xong tôi vào trong lấy cho cô ấy một ly nước cam. Căn phòng này được chia làm hai gian, gian trước bày biện đồ văn phòng phẩm, đồ handmade và dụng cụ làm tranh của tôi. Gian sau là căn phòng nhỏ, có một cái tủ và giường, đủ cho tôi ngủ khi lười.

Dù thi đậu ngang điểm sàn trong kì thi đại học, nhưng tôi không muốn tiếp tục đi học. Ba thuê cho tôi căn phòng này để tôi có thể bán đồ linh tinh, vẽ tranh hay làm tranh. Tôi cũng cảm thấy mình không đến nỗi tệ khi quán xuyến được cả đống đồ thế này.

“Mới nhắc tào tháo…” Lệ Mai khều khều vai tôi khi tôi đang dọn lại đống tạp chí trên bàn chừa chỗ để ly nước cho cô ấy.

Chính là “thằng bé” trong lời trêu chọc của Lệ Mai. Thật ra cậu ta cũng không còn bé nữa, chỉ nhỏ hơn tôi một tuổi thôi, nhưng lúc đầu quen biết cậu ấy còn là một học sinh cấp ba nên Mai vẫn mặc định cho rằng, cậu ấy so với chúng tôi là quá nhỏ bé.

Có lẽ cậu quá baby để Lệ Mai xem như một người bạn bình thường để đối xử.

“Hey!” Mai chìa những móng tay được sơn dũa cẩn thận ra chào cậu ấy.

“Bà chị!” Khánh cố tình trêu chọc Mai. Trong khi cô gọi cậu là cậu nhóc thì cậu sẽ gọi lại là bà chị. Tôi cố nhịn cười mới không phun ngụm nước đang uống dở vào gương mặt giận dữ của Mai. Vì làm việc văn phòng nên cô ấy phải mặc đồ công sở già dặn chút, bị Khánh chọc như vậy một đứa con gái có chồng nào cũng sẽ thấy bị tổn thương.

Khánh cười giả lả rồi giúp tôi thu dọn mớ tranh còn đang ngổn ngang thành đống.

Khánh năm nay hai mươi bốn tuổi, nhưng nhìn cậu chỉ giống như một đứa con trai mới mười tám, hai mươi. Lúc tôi mới quen biết cậu, cậu còn là một học sinh lớp mười một còn tôi là một đứa lớp mười hai vừa mới ra trường. Thật kì diệu. Cậu thậm chí còn nghĩ tôi là một đứa học sinh lớp mười và gọi tôi bằng em. Cho đến giờ, cậu ấy vẫn không quen gọi tôi một tiếng chị.

“Cậu không phải đi làm à? Sao suốt ngày cứ chạy qua đây thế?”

Lệ Mai vừa cắn hạt dưa vừa hỏi. Lúc còn học sinh thì không nói gì, lúc cậu học đại học cũng vậy, nhưng đến khi ra làm việc rồi cậu ấy vẫn đúng giờ đến giúp tôi dọn hàng. Lúc đầu tôi cảm thấy áy náy, nhưng dần dà thành quen, hôm nào dọn hàng một mình tôi sẽ cảm thấy buồn.

“Giờ này người ta tan ca cả rồi, với lại tôi muốn đi về giờ nào mà chẳng được.”

“Ồ, người ta là con ông cháu cha, chẳng trách.” Mai tặc lưỡi khinh thường. Nhưng Khánh không để tâm, tôi biết vì đã bao lần người ngoài nhìn vào cậu như một thằng dở hơi bám ba bám mẹ, chỉ tôi mới hiểu, cậu cũng có nỗ lực và phấn đấu riêng. Bảy năm qua, tôi đã quen biết với một người như vậy. Bề ngoài có lẽ không thể nói lên tất cả của một con người, và có thể là cậu không muốn ai hiểu được điều đó.

“Chị khinh tôi đi, khinh tôi đi, tiền tôi kiếm được đủ đốt cả căn chung cư cao cấp của chị đó.”

Mai bĩu môi không để ý.

Thật ra cuộc sống cô ấy không tốt lắm. Mai làm việc cho một công ty nhà nước, lương không là bao, vả lại nhà chồng cô ấy cũng không phải thuộc dạng giàu nứt vách như Khánh. Nhưng cô ấy không để tâm, vì tôi biết cô ấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Hạnh phúc, đúng là không phải ngày ngày dùng số tiền mình kiếm được rải khắp đường đi. Hạnh phúc là hàng ngày có thể cười, có thể khóc, có thể ăn no và làm những việc khiến mình cảm thấy hài lòng.

Nếu tôi là Lệ Mai, hẳn tôi sẽ không cảm thấy xấu hổ hay buồn bã gì. Đơn giản là vì cuộc sống như vậy là toàn vẹn.

“Bức tranh hoa oải hương này có thể tặng tôi không?” Khánh cầm bức tranh hoa oải hương lên ngắm nghía mà không để ý đến sắc mặt Lệ Mai đã biến đổi đến độ nào.

Bức tranh đó không thể tùy tiện tặng.

Khi Lệ Mai vừa mới vào đại học tôi cũng có đi học vẽ một khóa ngắn hạn và học làm thủ công. Đó là bức tranh đầu tiên tôi cảm thấy hài lòng. Bức tranh đó có sự hiện diện của cả bốn chúng tôi: tôi, Mai, Phát và Thành. Không biết Mai xem trọng bức tranh ấy đến độ nào, nhưng có lẽ giờ đây đó là sợi dây duy nhất gắn kết bốn con người chúng tôi lại với nhau.

Bức tranh màu tím, màu tím thật của những bông hoa oải hương khô. Tranh gốc là của Phát, cậu ấy đi làm thêm ở một nông trại và chụp được cảnh ấy. Ý tưởng làm những bông hoa thật là của Mai. Thành là người tìm đủ số bông hoa để làm nên bức tranh ấy. Và cuối cùng, tâm huyết vào bức tranh ấy là của tôi.

Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với những người đã trải qua bôn ba năm tháng như chúng tôi. Nhìn vào một bức tranh chứa đựng cả tâm huyết của mọi người, chúng tôi như sống lại những năm tháng đã qua. Những tháng năm chúng tôi vẫn chưa tưởng thành thực sự.

Tôi biết trong lòng Mai vẫn còn một khoảng không dành cho Thành. Cô ấy không nói. Thành cũng hiểu nhưng lặng im. Vì anh ấy quá cố chấp. Anh ấy cố chấp đến độ việc làm bạn bình thường với anh tôi cũng sẽ có áp lực vì không thể tiếp nhận tình cảm của anh.

Trong lòng tôi cũng có một khoảng không quá lớn. Nhưng nó không dành cho anh, dù anh là người ở bên cạnh tôi lúc khó khăn, là anh khích lệ và động viên tôi, là anh hết lòng nâng đỡ tôi, nhưng đối với anh, tôi vẫn không thể dành cho anh thứ tình cảm mà người ta vẫn gọi là tình yêu.

Tôi đã quá trẻ con khi cho rằng mình yêu anh. Giữa tôi và anh không tồn tại thứ tình cảm đó. Tất cả là do tôi ngộ nhận. Tất cả là do tôi quá thần tượng anh, quá xem anh như là một vị thần trong lòng mình. Đến độ, khi anh đến gần tôi, tôi có chút hoang mang và cảm thấy không thật. Ngã vào lòng anh, một là làm anh tổn thương, hai là chúng tôi sẽ đánh mất tất cả những gì đang có. Nếu đã biết trước kết quả tại sao lại cứ phải cố gắng đâm đầu vào?

Kết quả của những năm tháng trưởng thành khiến tôi bận lòng với nhiều thứ hơn.

Trong lúc tôi còn đang suy ngẫm, Lệ Mai đã xắn đến và lấy đi bức tranh trong tay Khánh. “Cậu có biết đây là gì không? Của hồi môn của cô ấy đấy. Lấy cô ấy về, cậu sẽ được bức tranh.”

Tôi choáng váng khi nghe Mai nói hết câu đó. Chẳng lẽ tôi còn thấp giá hơn bức tranh? Muốn có bức tranh phải lấy tôi mới được.

“Sớm thôi.” Khánh phun ra hai từ khiến tôi giật cả mình.

Mình là chị em mà. Tôi lẩm bẩm rồi tiếp tục dọn hàng. Lệ Mai thì cười hô hố như nhận ra cái tin đó là hoang đường lắm vậy. Cô ấy cũng muốn gả tôi đi lắm rồi, nhưng tôi chỉ mới hai mươi lăm. Mà hai mươi lăm tuổi tôi chưa yêu ai thì làm sao mà đi lấy chồng? Đến cả nhóc Huy còn có bạn gái xinh xắn… Hây hây...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chương sau Phát đã về chưa em? 8->
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Ừ, cơ mà 7 năm của em trôi đi nhanh quớ. :))
 

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Ừ, cơ mà 7 năm của em trôi đi nhanh quớ. :))
:) Vì không có Phát nên em cất giữ những năm tháng đó trong hồi ức của Mây rồi. Từ từ cô ấy sẽ nhớ lại...
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Ừm, thế lại hay. Đọc mà không có Phát chị cũng buồn. :v
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Lâu không vào đọc, được một bữa... no nê.
Cơ mà sau chắc không dám vào đọc truyện của bạn nữa đâu.
Mất hết cả tinh thần khi quay về cái máng lợn nhà mình.
Vì bạn... viết hay quá! =((
Tự thấy mình thật kém cỏi. Lủi thủi đi ra...
 
Bên trên