Mình muốn chia sẻ một chút những vất vả và phiền tóai mà mình đã gặp phải khi cố gắng theo đuổi nghiệp viết. Mình nghĩ rằng những gì mình gặp phải rất phổ biến một khi bạn thực sự đam mê và muốn trở thành một nhà văn thực thụ.
Trước hết phải nói rằng viết văn không phải là nghề theo nghĩa nó có thể nuôi sống được mình mà chỉ là một cái nghiệp mà tự nhiên mình đâm đầu vào, giống như một người hâm đường quang không đi lại chui đầu vào bụi rậm. Thế nên mình không thể dành tòan bộ thời gian cho việc viết, tệ hơn nữa là cái thời gian mình có thể viết thường rơi vào khỏang đầu thừa đuôi thẹo, ví dụ ban đêm, thứ bảy chủ nhật, ít giờ rỗi rãi tranh thủ được lúc ít việc. Viết như vậy rất mệt mỏi và phải có lòng say mê lắm mới có thể theo đuổi một cách kiên trì. Mình thường viết vào buổi đêm khi tất cả các thứ khác đã tạm ổn, nhưng đó lại là giờ rất buồn ngủ. Buồn ngủ và mệt mỏi sau một ngày vất vả với đủ thứ chuyện. Có nghĩa đó là cái giờ sáng tạo kém nhất trong ngày khi mà cơ thể chúng ta có xu hướng biểu tình đòi được đi ngủ. Nhưng biết làm thế nào được nhỉ?
Nghiệp viết thực sự là thứ rủi ro, có lẽ rủi ro nhất trong số tất cả các thứ nghiệp. Thứ nhất là bạn sẽ phải đánh đổi một thời gian rất lớn, có thể là nhiều đêm, nhiều tháng, thậm chí cả năm trời để hòan thành một cuốn sách mà bạn không bao giờ biết chắc chắn được là quyển sách đó có được in hay không. Bạn chỉ biết nỗ lực một cách hết sức có thể, và tin vào năng lực của bản thân, tin rằng truyện mà mình thích thì người khác cũng sẽ thích, và rằng sẽ có ai đó có con mắt xanh cũng tin bạn như thế, đồng ý đánh cuộc vào tương lai của cuốn truyện đó, cũng có nghĩa là tương lai của chính bạn. Tôi tin rằng điều này không chỉ đúng với những người đang chập chững bước vào nghề, mà còn đúng luôn với những cây đa cây đề, cây cổ thụ trong làng văn. Không ai có thể nói rằng sự nghiệp huy hòang trong quá khứ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. Nhiều nhà văn đã trải qua một giai đọan được tôn vinh trước khi năng lực xuống dốc và không còn được chào đón nữa, mà điển hình là Nguyễn Huy Thiệp. Con người từng được xem là nhà văn đã thay đổi nền văn học VN sau đổi mới giờ đây không còn viết được một truyện nào ra hồn nữa và đã hòan tòan biến mất khỏi văn đàn. Tôi vẫn nhớ cảm giác khi đọc tiểu thuyết Tiểu Long Nữ của Nguyễn Huy Thiệp và tự hỏi mình cái của nợ gì thế này ngay sau trang đầu tiên. Trong khi đó đối với những công việc chính của chúng ta, một khi ta đã leo lên vị trí quan trọng, ví dụ như trưởng phòng, giám đốc, thủ trưởng đơn vị, thì đó sẽ là đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống ổn định của chúng ta sau này. Nghiệp viết, tiếc thay, nghiệt ngã hơn rất nhiều, và vì vậy cũng công bằng hơn rất nhiều.
Sự hi sinh của bạn đồng nghĩa rằng bạn phải từ bỏ nhiều thú vui trong cuộc sống. Trong trường hợp của tôi đó là giấc ngủ, những giờ lười biếng nghe nhạc, xem điện thọai, đọc tin tức, đọc truyện vân vân và vân vân. Và sau rốt chúng ta phải tự hỏi mình làm như thế vì cái gì? Rất có khả năng đó là hành động vô nghĩa và ngu xuẩn nhất mà chúng ta đã phạm phải trong đời. Bạn có được xuất bản những tác phẩm mình đã viết không? Những tác phẩm đó có được biết đến không? Và bạn sẽ kéo dài cuộc sống nửa mùa này đến khi nào? Những câu hỏi đó sẽ kéo dài cho đến hết nghiệp viết. Nó dày vò chúng ta và khiến chúng ta mệt mỏi. Vậy đấy, có lẽ chúng ta nên từ bỏ. Tôi nên từ bỏ. Các bạn nên từ bỏ. Đó là một trận đánh với cối xay gió với nhà văn là những Donkihote, cái bút là cây thương, cái máy tính là con lừa và bà vợ, nếu như các bạn có vợ, hoặc bà mẹ, chắc chắn là các bạn có mẹ, sẽ là người phụ tá thực tế và thông minh Sancho Panza luôn nhắc nhở chúng ta về sự vô nghĩa và ngớ ngẩn của điều mà chúng ta đang làm, rằng chúng ta có thể làm được vô vàn điều có ích hơn, ví dụ như đi học tiếng Anh bằng A, học nấu ăn để sau này chăm sóc cho chồng con, hoặc chí ít là nên ngủ sớm để cái mặt không mọc ra một cục mụn to đùng vào sáng hôm sau. Họ có đúng không? Quá đúng ấy chứ. Nhưng viết văn thực sự giống như nghiện, nào có dễ cai.
Người viết văn ham muốn điều gì? Xin đừng nói rằng tôi viết vì thích viết. Hòan tòan đúng khi bạn tự nhiên cầm bút hoặc mở máy tính để gõ những dòng chữ đầu tiên chỉ vì yêu thích viết đơn thuần. Nhưng để hòan thành một tác phẩm thực sự, ví dụ một tiểu thuyết dài vài trăm trang với những tình tiết lôi cuốn, những chi tiết đủ thuyết phục người đọc, thì tình yêu sẽ là không đủ. Khi đó bạn sẽ trở thành một bussinessman chính hiệu, bạn phải tự học hỏi những kiến thức trước nay chưa ai dạy, bạn phải sắp xếp thời gian, bạn phải đầu tư công sức trí tụê. Tình yêu chỉ giúp bạn đi bước đi đầu tiên trên cuộc đua maraton kéo dài hàng cây số. Khi đó bạn phải có một mục tiêu rõ ràng. Các nhà văn phải là người khao khát được công nhận, khao khát được sống vĩnh cữu, những đứa con của mình sẽ được tồn tãi mãi mãi với thời gian. Bạn phải có một mục tiêu to lớn thì mới có thể hy sinh cuộc đời một cách nhiều như thế và dai dẳng như thế.
Trước hết phải nói rằng viết văn không phải là nghề theo nghĩa nó có thể nuôi sống được mình mà chỉ là một cái nghiệp mà tự nhiên mình đâm đầu vào, giống như một người hâm đường quang không đi lại chui đầu vào bụi rậm. Thế nên mình không thể dành tòan bộ thời gian cho việc viết, tệ hơn nữa là cái thời gian mình có thể viết thường rơi vào khỏang đầu thừa đuôi thẹo, ví dụ ban đêm, thứ bảy chủ nhật, ít giờ rỗi rãi tranh thủ được lúc ít việc. Viết như vậy rất mệt mỏi và phải có lòng say mê lắm mới có thể theo đuổi một cách kiên trì. Mình thường viết vào buổi đêm khi tất cả các thứ khác đã tạm ổn, nhưng đó lại là giờ rất buồn ngủ. Buồn ngủ và mệt mỏi sau một ngày vất vả với đủ thứ chuyện. Có nghĩa đó là cái giờ sáng tạo kém nhất trong ngày khi mà cơ thể chúng ta có xu hướng biểu tình đòi được đi ngủ. Nhưng biết làm thế nào được nhỉ?
Nghiệp viết thực sự là thứ rủi ro, có lẽ rủi ro nhất trong số tất cả các thứ nghiệp. Thứ nhất là bạn sẽ phải đánh đổi một thời gian rất lớn, có thể là nhiều đêm, nhiều tháng, thậm chí cả năm trời để hòan thành một cuốn sách mà bạn không bao giờ biết chắc chắn được là quyển sách đó có được in hay không. Bạn chỉ biết nỗ lực một cách hết sức có thể, và tin vào năng lực của bản thân, tin rằng truyện mà mình thích thì người khác cũng sẽ thích, và rằng sẽ có ai đó có con mắt xanh cũng tin bạn như thế, đồng ý đánh cuộc vào tương lai của cuốn truyện đó, cũng có nghĩa là tương lai của chính bạn. Tôi tin rằng điều này không chỉ đúng với những người đang chập chững bước vào nghề, mà còn đúng luôn với những cây đa cây đề, cây cổ thụ trong làng văn. Không ai có thể nói rằng sự nghiệp huy hòang trong quá khứ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho thành công trong tương lai. Nhiều nhà văn đã trải qua một giai đọan được tôn vinh trước khi năng lực xuống dốc và không còn được chào đón nữa, mà điển hình là Nguyễn Huy Thiệp. Con người từng được xem là nhà văn đã thay đổi nền văn học VN sau đổi mới giờ đây không còn viết được một truyện nào ra hồn nữa và đã hòan tòan biến mất khỏi văn đàn. Tôi vẫn nhớ cảm giác khi đọc tiểu thuyết Tiểu Long Nữ của Nguyễn Huy Thiệp và tự hỏi mình cái của nợ gì thế này ngay sau trang đầu tiên. Trong khi đó đối với những công việc chính của chúng ta, một khi ta đã leo lên vị trí quan trọng, ví dụ như trưởng phòng, giám đốc, thủ trưởng đơn vị, thì đó sẽ là đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống ổn định của chúng ta sau này. Nghiệp viết, tiếc thay, nghiệt ngã hơn rất nhiều, và vì vậy cũng công bằng hơn rất nhiều.
Sự hi sinh của bạn đồng nghĩa rằng bạn phải từ bỏ nhiều thú vui trong cuộc sống. Trong trường hợp của tôi đó là giấc ngủ, những giờ lười biếng nghe nhạc, xem điện thọai, đọc tin tức, đọc truyện vân vân và vân vân. Và sau rốt chúng ta phải tự hỏi mình làm như thế vì cái gì? Rất có khả năng đó là hành động vô nghĩa và ngu xuẩn nhất mà chúng ta đã phạm phải trong đời. Bạn có được xuất bản những tác phẩm mình đã viết không? Những tác phẩm đó có được biết đến không? Và bạn sẽ kéo dài cuộc sống nửa mùa này đến khi nào? Những câu hỏi đó sẽ kéo dài cho đến hết nghiệp viết. Nó dày vò chúng ta và khiến chúng ta mệt mỏi. Vậy đấy, có lẽ chúng ta nên từ bỏ. Tôi nên từ bỏ. Các bạn nên từ bỏ. Đó là một trận đánh với cối xay gió với nhà văn là những Donkihote, cái bút là cây thương, cái máy tính là con lừa và bà vợ, nếu như các bạn có vợ, hoặc bà mẹ, chắc chắn là các bạn có mẹ, sẽ là người phụ tá thực tế và thông minh Sancho Panza luôn nhắc nhở chúng ta về sự vô nghĩa và ngớ ngẩn của điều mà chúng ta đang làm, rằng chúng ta có thể làm được vô vàn điều có ích hơn, ví dụ như đi học tiếng Anh bằng A, học nấu ăn để sau này chăm sóc cho chồng con, hoặc chí ít là nên ngủ sớm để cái mặt không mọc ra một cục mụn to đùng vào sáng hôm sau. Họ có đúng không? Quá đúng ấy chứ. Nhưng viết văn thực sự giống như nghiện, nào có dễ cai.
Người viết văn ham muốn điều gì? Xin đừng nói rằng tôi viết vì thích viết. Hòan tòan đúng khi bạn tự nhiên cầm bút hoặc mở máy tính để gõ những dòng chữ đầu tiên chỉ vì yêu thích viết đơn thuần. Nhưng để hòan thành một tác phẩm thực sự, ví dụ một tiểu thuyết dài vài trăm trang với những tình tiết lôi cuốn, những chi tiết đủ thuyết phục người đọc, thì tình yêu sẽ là không đủ. Khi đó bạn sẽ trở thành một bussinessman chính hiệu, bạn phải tự học hỏi những kiến thức trước nay chưa ai dạy, bạn phải sắp xếp thời gian, bạn phải đầu tư công sức trí tụê. Tình yêu chỉ giúp bạn đi bước đi đầu tiên trên cuộc đua maraton kéo dài hàng cây số. Khi đó bạn phải có một mục tiêu rõ ràng. Các nhà văn phải là người khao khát được công nhận, khao khát được sống vĩnh cữu, những đứa con của mình sẽ được tồn tãi mãi mãi với thời gian. Bạn phải có một mục tiêu to lớn thì mới có thể hy sinh cuộc đời một cách nhiều như thế và dai dẳng như thế.