Dã Sử Nữ trạng nguyên - Cập nhật - codinhvan

codinhvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/11/15
Bài viết
74
Gạo
0,0

Phận nhi nữ, đạo cương thường,

Tài tình một chút xem thường trời xanh.

Trời đoạ số kiếp mong manh,

Thương phần nỗi đấy, nỗi này lênh đênh.​


Chương 9

Vào hang hùm

Giang sơn chung một, nhưng triều đình thì chia đôi, đó là những gì mà nhiều người nhận thấy rất rõ khi ở kinh đô, nhưng không dám nói. Chúa Trịnh lộng quyền trong mấy năm nay mà nhà vua không thể làm gì. Bởi vì chúa Trịnh tài ba có thể giành lại Đông Kinh cho nhà Lê, để rồi nhà vua có thể ngồi chễm chệ trên long ỷ.

Thị Duệ tò mò nhiều hơn về phủ chúa. Vì con đường từ hậu cung nhà Lê đi ra, đã đủ khiến nàng choáng ngợp.

Trên đường đến phủ chúa, Thị Duệ được cho ngồi kiệu, mà không cho ngồi võng. Vì Trịnh Khải không muốn nàng tiếp xúc với thường dân bá tánh hay nàng có cơ hội bỏ chạy. Nàng có cơ hội nhìn cuộc sống ở kinh đô nhà Lê, nơi mà nàng đã từng rất muốn đến. Cuộc sống ở kinh đô không như trong tưởng tượng của nàng: nhà nhà vách vách nối nhau, kéo dài đến cây cầu bắt ngang con nước; người dân trông nhàn nhã, cùng nhau dạo phố đêm; bên góc đường, dưới trăng sáng, bọn thư sinh áo vải quần thô cùng nhau ngâm nga thi phú; tiếng cười nói với đủ các nội dung đời thường, những nhóm người tụm lại trò chuyện; bọn trẻ con í a í ới gọi nhau; có phải chăng đó là những người ngoại quốc, trông trang phục của họ thật khác biệt;…

Trong lòng nàng trỗi dậy một câu hỏi: “Không phải hơn mươi năm trước, nơi đây cũng từng là chiến trường?”.

Đã từ lâu nàng đã muốn đến Phụng thành[1], để thử xem cuộc sống của bá tánh thường dân nơi này như thế nào. Có được như Nguyễn Giản Thanh từng miêu tả. Nàng bỗng thấy chột dạ… Đất thần kinh[2], tự bao đời nay trải qua bao cuộc binh biến, vậy mà vẫn không khỏi khiến người phương xa như nàng ngỡ ngàng. Dẫu là khi màn đêm đã buông…

Nàng tự hỏi: “Trong giây phút chuyển mình, nơi này đã cố gắng như thế nào?”.

Từng gốc đào ven hồ to lớn đến không thể tưởng với những tán lá lòa xòa. Cây đứng đấy bao đời nay, chứng kiến bao lần mảnh đất này thay tên đổi chủ. Chẳng biết rằng có vui mừng không trong ngày hôm nay?

Cuộc sống của người dân nhà Mạc không được như vậy… Nàng tự nhủ: chuyến đi này dù nguy hiểm đến thế nào cũng không được tuyệt vọng. Nàng sắp được vào phủ chúa, sẽ được gặp trực tiếp con người mang tên Trịnh Tùng.


Cửa chính phủ chúa cao hơn mặt đường, có mười binh tướng đứng canh gác hai bên. Một vị tướng đến hỏi chuyện Trịnh Khải rồi lập tức chạy vào trong. Bước qua cửa vào phủ lại có bậc tam cấp dẫn xuống. Ở các lối rẽ đều có lính canh gác. Phủ chúa Trịnh rộng lớn, có đèn thắp sáng khắp nơi và dọc theo con đường mà Thị Duệ được dẫn vào. Trịnh Khải dẫn Thị Duệ bước qua bậc tam cấp vào Nghị sự đường. Nàng bị choáng ngợp bởi vẻ nguy nga, lộng lẫy. Đèn được thắp sáng xung quanh. Chếch phía trái là một cầu thang dẫn lên tầng gác trên, có quan quân đứng hầu.

Trên vách tường, xà nhà, rầm nhà[3] đều được trạm khắc nổi rõ hình rồng, hình phượng. Nàng tự hỏi: “Đây cứ như là cung vua…”.

Trịnh Khải ngang qua rất nhiều viên quan và thân sĩ đang quỳ úp mặt xuống đất. Khi đi ngang qua cái ghế rất lớn ở giữa chính điện, chàng có thắc mắc đưa mắt nhìn xung quanh, mà không tìm được người để hỏi. Rồi đi về phía Trịnh Đỗ đang ngồi chếch bên trái.

Trước bối cảnh đó, Thị Duệ không khỏi lo sợ. Nàng hít một hơi sâu, hai hàm răng khẽ đánh vào nhau. Chân nàng vừa bước xuống khỏi bậc tam cấp dẫn vào chính điện, thì những người quỳ ở bên trái khẽ liếc nhìn. Chân nàng vừa đi được vài bước thì những người ở bên phải cũng liếc nhìn. Nàng cảm thấy lo lắng nên dừng lại khi còn cách cái ghế chừng vài bước:

- Bổn cung là...

Nàng xưng hô với tư cách một phi tử của vua nhà Mạc. Trịnh Tùng phát ra một giọng trầm nặng nề cứ như người ta chuẩn bị kéo đàm mà nhổ. Lạ là âm thanh đó không to nhưng khiến một số người quỳ gần chúa lo sợ. Nàng chỉ bị ảnh hưởng bởi cử chỉ của họ, mà chưa cảm nhận được uy quyền của chúa. Trịnh Tùng cướp lời nàng và phẩy tay:

- Ta mời tới đây không phải Tinh phi nhỏ bé của Mạc Kính Cung.

Bỗng có tiếng đồng thanh của các quan và thân sĩ:

- Mời Trạng nguyên thượng tọa!

Thị Duệ bối rối đưa mắt nhìn Trịnh Khải. Chàng khẽ hất hàm bảo nàng đến bên cái ghế lớn. Nàng bắt đầu tò mò về tình huống, sự bối rối ban đầu đã giảm dần. Vì nàng bỗng hiểu ra: nhà chúa muốn trao đổi với Trạng nguyên là nàng. Nàng bắt đầu suy tính sẽ có thể nói gì. Nàng phất tay áo phải sang bên rồi trang trọng ngồi xuống, đối diện Trịnh Tùng.

- Ta cho phép các ngươi ngồi thẳng dậy...- Trịnh Tùng.

Bọn họ khẽ nhìn nhau trước khi nhổm người ngồi thẳng. Một viên quan lớn tuổi mạnh dạn hỏi:

- Thưa Trạng nguyên, tôi có điều muốn hỏi thẳng, điều gì khiến thân gái dấn thân vào quan trường?

Thị Duệ nhìn viên quan ấy rồi nhìn những người khác đang giả vờ hướng về chúa nhưng thật ra đang cố lắng nghe xem nàng sẽ nói gì.

Bỗng chỉ có nàng nghe thấy nhiều tiếng ngựa hí vang, nhiều tiếng vũ khí khua lung tung, tiếng người thở hổn hển từ những ngày xưa vọng về. Thị Duệ định đứng lên thì choáng váng nên tựa vào thành ghế rồi tiếng ồn cũng dừng. Nàng vì giận, mà nói điều mình không suy tính:

- Ngày trước nhà chúa kéo quân đến Hải Dương, quân lính có kẻ cưỡng bức dân nữ, làm nhục vợ người,... có người đáng mặt nam nhi ra tay bảo vệ, lại bị đày đoạ, gia đình tan tác.Ngày ấy tiếng ai oán khắp nơi ở Đại Việt.

Một viên quan khác chen ngang:

- Lệnh trên ban xuống quân đi phải có kỉ luật! Sợ rằng có kẻ mượn danh đại quân làm điều tàn tệ.

- Ngoài vàng bạc châu báu, đàn bà con gái có được tính là chiến lợi phẩm trong trận ấy?

Viên quan ấy bất ngờ trước lí giải của nàng rất đúng. Viên quan bối rối giây lát, khi định nói tiếp thì nàng chen ngang, quay sang hướng bên kia:

- Ngày ấy, nhân dân đói khổ, có người phải ôm cả con đẻ của mình mà tự vẫn, để vẹn toàn nhân phẩm! Thử hỏi khi ấy, vương gia, người ở đâu?

Trịnh Tùng sửa thế ngồi để giấu sự bất ngờ mà nàng tạo ra cho ông. Ở phủ của ông, mọi người phải gọi ông là chúa, thế mà có người lại dám gọi đúng tước vị của ông. Viên quan thứ ba giải vây:

- Những năm tháng binh lửa không thể tránh những cảnh thương tâm.

- Phải… Nên gia đình Thị Duệ đành dắt díu nhau lên Cao Bằng đi theo minh quân, mà trông vào một tương lai tươi sáng cho Đại Việt.

Trịnh Tùng khó chịu nhìn sang hướng Thị Duệ đang nhìn:

- Từ đầu năm nay, trong nước đói to, thóc gạo quá đắt, mỗi nơi mỗi giá, nhiều người chết đói. Phủ chúa đã làm được những gì trước chuyện này?

Viên quan thứ tư nói:

- Đầu năm nay[4] trời tỏ hai lớp quầng báo hiệu một cái nắng chưa từng có.

Viên quan thứ năm giải thích thêm:

- Đoán biết được việc đó. Phủ chúa đã dùng lương thực ở các trấn để chẩn cấp cho các vùng.

Ngay khi đồng liêu giải thích thì viên quan thứ sáu lạy Trịnh Tùng xong mới nói:

- Thần có tội vì chỉ xem được dị tượng không dự đoán được tình huống xấu này.

- Hẳn là trời tỏ sự răn đe! Mà có người chưa biết tỉnh ngộ- Thị Duệ muốn hạ uy phong nhà chúa.

Các quan, thân sĩ rúng người lo sợ cúi người vội. Viên quan thứ hai tiếp tục:

- Trạng Nguyên muốn nói do người bề trên đức chưa tu sửa, chính còn thiếu sót mà dẫn đến cảnh muôn dân lầm than thế chăng? Thật là nực cười! Trạng Nguyên là người nhà Mạc, liệu có quá nặng lòng với người dân nhà Lê?

- Thân là con dân Đại Việt, băn khoăn là chuyện đương nhiên. Ngõ hầu lòng thành cảm thấu trời xanh!

Bất ngờ vì lời lẽ của nàng, Trịnh Tùng cười khà:

- Khen cho câu ngõ hầu lòng thành của Trạng Nguyên. Lôi ra ngoài đánh cho ta!

Thị Duệ kinh hãi nhìn sang Trịnh Khải. Trịnh Khải lắc đầu có ý bảo không phải chúa đang nói về nàng. Binh lính lôi viên quan ấy vội ra ngoài. Nàng đứng phắt dậy vội nhìn theo rồi thả người theo vách ghế, rồi ngước nhìn lên. Lúc này, nàng mới biết lời nói của nàng có trọng lượng như thế nào. Những lời ban nãy nàng nói ra chỉ là lời nói của một người con sống trên mảnh đất yên bình, bị đoàn quân của Trịnh Tùng tràn qua. Nàng giận dữ nói cho hả dạ…

Các quan phía viên quan ấy cúi lạy không dám ngước lên nhìn chúa. Trịnh Tùng từ tốn nói:

- Chỉ có tám chữ, các ngươi có bao nhiêu người mà mãi không thể chứng minh tám chữ ấy là sai hay sao?

Có tiếng “bộp” liên tục khiến Thị Duệ run sợ hít hơi sâu.

- Trạng nguyên đưa ra thuyết ấy nhằm chia rẽ ta và thánh thượng, để bọn tàn dư nhà Mạc có cơ hội trở về đây!

Nàng khẽ giật mình khi hiểu Trịnh Tùng nói gì. Chúa nhận thấy nên phá lên cười khiến Trịnh Khải đứng không vững. Thị Duệ căng thẳng còn các quan, thân sĩ cúi xấp mặt xuống đất.

- Trịnh Tùng ta xuất thân là võ tướng, chữ nghĩa không nhiều, trước thời cuộc hôm nay cũng có quan điểm của riêng mình. Rằng dân là quý, quốc gia là…

- Quốc gia là thứ, quân vương là nhẹ. Không ngờ người lại vịn vào quan điểm của Mạnh Tử[5] mà muốn lật đổ triều đình nhà Lê!- Thị Duệ cướp lời của chúa Trịnh Tùng.

Trịnh Tùng nghiến răng kiềm cơn giận. Nàng đắc ý nói tiếp:

- Có phải chúa thượng đây…

Nàng cố tình gọi Trịnh Tùng là chúa và ngập ngừng, để giáng đòn mạnh mẽ:

- Muốn kiêu binh tạo phản hòng đoạt ngôi vua! Để đẩy trăm họ vào chỗ lầm than!

Trịnh Khải đứng không vững. Chàng bỗng lo cho cái đầu của nàng.

- Trạng nguyên…

Trong lúc Trịnh Tùng nuốt nước miếng lựa lời đặt câu hỏi, mọi người đều vểnh tai lên nghe.

- Đừng buông lời nhục mạ… Người không sợ ta lấy mạng người ngay tại đây sao?

- Nhà chúa dễ dàng lấy đi mạng của ta nhưng không thể thay đổi được cách ta nghĩ. Đã vào hang hùm cũng chẳng mong toàn mạng trở ra. Chỉ mong được nói cho hả dạ!

Trịnh Tùng nhìn nàng đắn đo mà không biểu hiện rõ điều gì, rồi quay người sang bên.

- Người đâu, chuẩn bị phòng ốc cho Trạng nguyên, đối đãi theo lễ thượng khách!

Mấy nô tì vội chạy từ trong ra chỉ đường cho Thị Duệ đi vào lối bên phải dẫn đến nội cung, nơi ở của các vương phi, hay có gian phòng của một vài quận công. Ngoài ra có vài gian phòng dành cho gia quyến của các vương phi, quận công lưu lại. Thị Duệ được sắp xếp nghỉ ngơi tại đây, vì nàng vốn là thân nhi nữ. Trịnh Tùng đã cho người sắp xếp từ trước.

Nhìn theo nàng vào trong, chúa Trịnh bỗng nghĩ đến việc thu nhận nàng dưới trướng nhưng không biết làm cách nào. Chúa cảm tài nàng vì nàng là phận đàn bà, chỉ có tí tuổi mà nhìn thấu tâm can của chúa mấy năm về trước. Đúng là chúa từng muốn chiếm giang sơn cho họ Trịnh mình, nhưng không phải lúc này…

Chúa tiếc cho tài năng bậc ấy lại là thân nhi nữ.

- Dường như khách của bổn Soái tìm được nhiều câu trả lời ở tướng quân?

Trịnh Khải vội quỳ xuống:

- Xin chúa thượng tha tội. Trạng nguyên vốn dĩ là bạn của hoàng hậu, thần và Bình quận công quen biết người cũng bởi vậy.

Trịnh Tùng hiểu chuyện, bỏ vào trong theo lối bên trái đến Tĩnh đường để nghỉ ngơi. Chúa vừa đi vừa nhìn khoảng trời đằng xa, mà tự hỏi ý trời là như thế nào?

Trạng nguyên là một người có học, với khẩu khí ấy nếu chúa giữ lại bên mình làm kẻ tâm phúc, biết đâu chừng sự nghiệp của họ Trịnh sẽ vẻ vang hơn nhiều. Chúa không có ý chê bai những thuộc hạ, văn sĩ theo hầu; nhưng bọn họ đều sợ uy của chúa mà có điều không dám nói. Chỉ tiếc Trạng nguyên lại là con gái… Hay lưu lại bên cạnh nhà vua để khuyên can, nói lời ngay thẳng, âu cũng là một cái hay? Chỉ nghĩ thế thôi, chúa Trịnh đã thấy thêm mệt mỏi.


Trịnh Đỗ đi đến chỗ Trịnh Tùng ngồi ban nãy, ông thở dài rồi nói:

- Các người nên biết xấu hổ…

Nô tì Cát Đằng đưa một phụ nữ quyền quý, trạc năm mươi tuổi, đi ra từ lối bên phải. Trịnh Đỗ và Trịnh Khải chỉ kịp khẽ cúi chào thì bà phẩy tay miễn lễ. Đó là thứ phi của Trịnh Tùng, Đặng thị, mẹ đẻ của Bình quận công Trịnh Tráng. Đặng thị nói:

- Con đứng lên đi. Cả ngày nay mọi người cũng đã mệt mỏi rồi, hãy đứng lên đi.

Các quan nhìn nhau. Trịnh Đỗ thở dài:

- Ra ngoài hết đi.

Các quan, thân sĩ đứng dậy. Có người đứng không vững, có người té. Trịnh Tráng chạy vội vào ngang qua họ đang uể oải đi ra ngoài. Ba thuộc hạ nối gót theo sau chàng. Chàng mừng rỡ:

- Cuối cùng em cũng đã về!

Trịnh Khải rút kiếm vội ngăn khiến Trịnh Tráng ngạc nhiên.

- Ta muốn vào gặp nàng ấy. Tránh ra...

- Lần trước con không làm tròn nhiệm vụ, nửa đường phải về, không có lệnh của cha, con không nên tự tiện vào phủ!- Đặng thị.

- Đây không phải là lúc anh xông vào xin gặp! Người đó bây giờ đã là Tinh phi của nhà Mạc.

Trịnh Khải cố tình đưa thông tin đến Đặng thị. Khải hiểu rằng Đặng thị sẽ ngăn không cho hai người đến bên nhau. Đặng thị ngờ vực:

- Người đâu, đưa Bình quận công ra ngoài. Chuẩn bị phòng cho Thái phó nghỉ lại. Còn con và Cát Đằng theo ta vào trong.

Trịnh Tráng định nói thì Đặng thị quay lưng lại. Ba thuộc hạ Trịnh Tráng liền kéo chàng ra. Trịnh Khải theo hầu, Đặng thị dò hỏi ở chàng. Chàng chỉ cho biết: chúa thượng cho mời Tinh phi của nhà Mạc đến hỏi chuyện và nàng ta lại có tình cảm sâu nặng với Trịnh Tráng. Đặng thị cho Trịnh Khải lui ra.

Khải được đào tạo theo lối khi nào có người bề trên hỏi chàng mới được trả lời. Và ngoài chúa ra, không phải chuyện gì chàng cũng có thể nói cho bất kì ai biết.

Bà băn khoăn suy nghĩ: tại sao chúa thượng lại muốn gặp nàng ta tại phủ chúa? Chẳng lẽ chúa thượng đã tính đến chuyện người thế tập vương vị của người? Vậy thì người sẽ trao hay không trao cho Trịnh Tráng, con trai của bà?

Bà quyết định đi tìm câu trả lời. Bà không muốn mọi chuyện vượt quá giới hạn khi cái ghế thế tử còn trống và Trịnh Tráng không được chúa Trịnh vừa lòng.



[1] Phụng thành: Nguyễn Giản Thanh có làm bài phú là Phụng thành xuân sắc phú, miêu tả vẻ đẹp kinh đô vào thời điểm trước khi Mạc Đăng Dung lên ngôi.

[2] thần kinh: kinh đô lúc này là Đông kinh.

[3] xà, rầm: thanh vật liệu dài tương đối và cứng chắc, đặt ở những điểm tựa- thường là đặt ngang- để đỡ các các bộ phận bên trên của công trình xây dựng, như các loại ngói.

[4] năm nay: tức năm Mậu Thân, Hoằng Định năm thứ 9( năm 1608), theo Đại Việt Sử ký Toàn thư.

[5] Quan điểm của Mạnh Tử: dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
 

codinhvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/11/15
Bài viết
74
Gạo
0,0
Xót lòng đàn đứt ngang dây,

Tình dài đêm ngắn, chau mày rơi châu.

Niềm riêng chất chứa bấy lâu,

Rằng nay hội ngộ, gánh sầu đổ đi.​



Chương 10

Lạc bước

Phòng thượng khách của phủ chúa trang hoàng hơn cung vua nhà Mạc của nàng. Những vật bày trí trên kệ chỉ nhìn sơ đã thấy giá trị vô cùng. Nào là ngọc trạm khắc hình muông thú, nào là các loại gốm sứ. Nàng lại tự hỏi: “Chỉ là phòng thượng khách mà đã thế này rồi sao?”. Phòng được chia làm các gian nhỏ, được phân tách bởi các bức bình phong và kệ.

Thị Duệ vừa thay đổi xiêm y xong. Một nô tì giúp nàng chải tóc lại. Khi nàng nhìn mình trong gương và suy nghĩ mông lung thì có tiếng gõ cửa. Nô tì mở lời:

- Cho hỏi ai đấy?

- Bẩm. Có Thứ phi muốn gặp- Cát Đằng thưa chuyện.

Thị Duệ vuốt tóc sang một bên vai. Nàng vừa chỉnh cho ngay tóc vừa nói: “Mời vào”. Cửa mở, Cát Đằng dẫn Đặng thị vào thì ra dấu cho nô tì kia ra ngoài.

- Đây là thứ phi của chúa thượng, là thân mẫu của Bình quận công Trịnh Tráng- Cát Đằng giới thiệu.

- Xin mời người ngồi...- Thị Duệ bất ngờ trước cuộc gặp mặt này.

Đặng thị vừa ngồi xuống chậm chạp vừa nhìn Thị Duệ dò xét. Bà không tự lí giải được tại sao một người con gái trông thật bình thường, không có gì là nổi trội lại khiến cho chúa thượng phải mời về đây.

- Được biết Tinh phi sắc đẹp hơn người... trăm nghe không bằng một thấy- Đặng thị khen cho phải phép.

Thị Duệ cũng tự hiểu nếu không có việc gì, thì chẳng ai lại đến tìm một người xa lạ vào giờ này.

- Người quá lời... Giờ cũng đã khuya, khẩn xin người đi thẳng vào nội dung buổi gặp mặt này.

Đặng thị ngạc nhiên khẽ cười. Bà chợt nhận ra sự thẳng thắn, thông minh của nàng. Ban đầu, bà không định nói ra đằng lời, chỉ muốn ám chỉ. Nhưng xem ra với nàng, bà phải bày tỏ nỗi lòng.

- Bình quận công đã có hai vị chính phi, một người lại là con gái của Đoan quốc công Nguyễn Hoàng, hiển hách tôn quý, một người lại xuất thân trong danh môn lầu hồng gác tía.

Thị Duệ mím chặt môi khẽ cúi đầu hiểu chuyện bà đến đây giờ này là để dạy bảo. Nàng thầm hỏi trời: “Bẽ bàng chi lắm hóa công[1]?”. Nàng đang rơi vào hoàn cảnh thật đáng xấu hổ… Đặng thị nói tiếp:

- Ta biết hai người có tình ý với nhau. Mà bản thân nàng là phi tử của họ Mạc, ta e rằng chỉ có thể lập nàng làm thứ thiếp, tên nàng vì thế cũng không được nhắc đến trong gia phả họ Trịnh ta.

- Thị Duệ xuất thân bần tiện, ăn học ít nhưng cũng biết thế nào là liêm sỉ...

- Nàng có yêu Bình quận công Trịnh Tráng, con trai ta, thật lòng không?

- Chồng còn đó, nào đâu dám mơ mộng cải giá làm thê thiếp người. Mong lệnh bà đừng lo…

- Nàng đang lẩn tránh câu hỏi của ta?

Thị Duệ vừa ngượng ngùng vừa cố giấu nỗi buồn bực trong lòng. Đặng thị đưa tay sang bên thì Cát Đằng vội đỡ bà dậy. Nàng tiễn Đặng thị. Bà đi được vài bước thì quay lại nhìn nàng. Bà nghĩ mình có thể giải bày tâm sự với người vừa mới gặp này:

- Con trưởng của chúa thượng trong một lần cao hứng đã cưỡi voi đua lội sang sông, rồi bỏ mạng. Chính phi Lại thị vu cho ta có mưu giết người...

Đặng thị nắm chặt tay Thị Duệ khiến nàng bất ngờ nhìn tay bà rồi vội ngước nhìn bà.

- Điều khiến ta đau lòng nhất, là Bình quận công tin đấy là sự thật! Từ đó, mẹ con ruột rà có khoảng cách…

Thị Duệ nuốt nước miếng, cố gắng nuốt trôi dữ kiện này vào trong người. Đặng thị chỉ cho nàng biết tấm lòng người mẹ; mà cố giấu nỗi niềm của một thê thiếp chịu cảnh phòng không quạnh quẽ cũng từ đấy đến nay. Chính sự hắt hủi không rõ ràng của chúa thượng dành cho bà, khiến bà phải luôn lo nghĩ cho con trai của mình.

- Thị Duệ chưa hiểu rõ ý người?

- Chúa thượng có nhiều con trai, tất cả đều tài giỏi và mưu lược. Chúa thượng là người có khát vọng lớn. Nếu quận công quyết lấy nàng, chỉ sợ lòng người nham hiểm... sẽ manh tâm ám hại khi có sơ hở.

Thị Duệ hiểu ra vấn đề.

- Sanh con biết tính con. Tráng không phải là kẻ chỉ vì vài lời nói của ta mà thay đổi ý hắn muốn làm. Chỉ lo ngày Chúa thượng trách tội xuống thì tương lai Tráng sẽ như thế nào? Ta cũng không dám tưởng tượng nữa…

Đặng thị xiết chặt tay Thị Duệ bằng hai tay mình, khiến nàng giật mình. Nàng không nghĩ vương phi lại tỏ ra thân tình như vậy.

- Ta mong nàng hiểu. Chim khôn tránh bẫy tránh giò, người khôn tránh kẻ hồ đồ… mới khôn.

Đặng thị ngập ngừng là để nhấn mạnh cho Thị Duệ hiểu kẻ hồ đồ trong tình ái là Trịnh Tráng. Bà không muốn con trai mình chuốc họa vào thân.

- Thị Duệ biết mình phải làm gì...

Đặng thị vỗ về tay Thị Duệ.

- Sau này Tinh phi có con sẽ hiểu cho những gì ta làm hôm nay.

Đặng thị quay lưng đi ra. Cát Đằng nối gót theo rồi đóng cửa lại. Thị Duệ buông người xuống ghế. Nàng quay nhìn mình trong gương đồng.

Nàng hiểu rõ nỗi lòng người mẹ thương con mình của Thứ phi Đặng thị. Nhưng bà chắc rằng không biết nỗi oán hận trong lòng nàng đối với người họ Trịnh, nhất là Trịnh Tùng… Mặt khác, nàng lại trách ông trời, giá mà mình không phải người Hải Dương thì lòng căm hờn dành cho họ Trịnh sẽ không nhiều đến như vậy. Có lẽ trời trêu ngươi?

Năm đó, chúa Trịnh Tùng sai quân đi dẹp miền Hải Dương. Thánh thượng của nàng, Mạc Kính Cung, bỏ chạy để giữ mạng. Cha nàng cho rằng đó là việc nên làm để tính chuyện lâu dài cho muôn dân thiên hạ. Bấy giờ, nàng vẫn còn nhỏ tuổi đã phải cải nam trang, cùng gia đình đi theo vua Mạc, bỏ lại sau lưng quê hương tan tác bởi binh lửa.

Đã suy nghĩ đến nhường ấy, cớ sao trong dạ nàng vẫn không yên… Nỗi sầu cứ dần đầy theo canh dài trôi qua.

[1] hóa công: quan điểm người xưa cho rằng trời tạo nên muôn vật, với một số phận riêng.
 

codinhvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/11/15
Bài viết
74
Gạo
0,0
Trăng lên như giục cơn sầu,

Cung đàn thổn thức giọt châu vắn dài.

Chuyện mình nghĩ đến ngày mai,

Càng đong cho kĩ càng dài đêm ra!​

Chương 11

Đa mang

Thị Duệ nhận lời nhờ cậy của Đặng thị, giữ kín nội dung cuộc trò chuyện của hai người. Nàng hiểu cho tấm lòng của một người mẹ lo nghĩ cho con của mình. Dù bà có đôi lời hơi quá, nhưng nàng không để trong lòng.

Nàng bần thần mãi từ sau cuộc trò chuyện. Nàng đâu ngờ, chuyện lại ra thế này, làm sao nối lại những lời nước non? Nàng cho rằng mình thật ấu trĩ… Nàng vuốt xương đòn để cố nhớ về điều gì xưa cũ. Nàng vuốt mái tóc của mình cũng chẳng nhớ thêm được gì. Nô tì lúng túng bới tóc cho nàng.

- Bẩm… xiêm y người thay đổi trước đây là của hoàng hậu. Nô tì không biết bới tóc thế nào cho người.

Nàng mỉm cười hiểu chuyện.

- Ta là người đã có chồng.

Nàng lại vuốt xương đòn lần nữa. Nàng đã nhớ ra điều mình cần phải nhớ: nàng là Tinh phi của vua Mạc Kính Cung. Mọi người trong khắp Đại Việt nên biết điều này…


Nàng vừa mở cửa phòng, thì có hai lính, hai nô tì khẽ cúi người chào nàng.

- Ta không ngủ được. Nội phủ có nơi nào để ta có thể nhìn rõ trăng trên cao kia không?

Một nô tì nhanh miệng trả lời:

- Trong phủ có đình Vọng Nguyệt, là nơi các vị lệnh bà thường gảy đàn.

Nàng nhận thấy đó là một gợi ý hay nên sai các nô tì dẫn đường. Đầu óc nàng còn mải nghĩ việc giấu chúa chuyện hai vua liên minh vào lúc nào. Nàng còn băn khoăn về mục đích chính của chúa khi cho người mời nàng sang phủ thế này…

Nội viện phủ chúa với những công trình đang xây dựng. Nô tì dẫn lối cho nàng, đi một đường vòng quanh hồ, để tránh ánh mắt tò mò của quan quân trông coi việc xây dựng. Lối đi được mở ra với hai hàng đào thẳng tắp ở hai bên. Phía bên kia hồ, là nội cung với vài tòa dinh thự cao lớn. Ngay trước lối vào có người canh gác. Bên cạnh là Tĩnh đường, nơi chúa thường nghỉ lại hay bàn chuyện riêng với các quan.

Thị Duệ cảm thấy thật lạ khi bọn nô tì trả lời không chút che giấu. Khi nàng hỏi ra mới biết, chúa đã lệnh cho họ phải trả lời mọi câu hỏi của nàng.

Nàng đi mãi mới ra khỏi khu vườn thì lại gặp thị vệ canh gác ở phía này.

Phủ chúa có lớp lớp người bảo vệ, lại bề thế nhường này! Nàng nhận thấy muốn thoát ra khỏi đây, trừ phi là có cánh…


Trong lúc này, Trịnh Tráng một lần nữa định xông vào phủ chúa thì ba thuộc hạ của chàng rút kiếm ra. Cả ba chống kiếm và quỳ xuống trước cửa phủ để cầu xin chàng đừng liều mạng vào trong, vì có thể phải chịu tội trước chúa.

Trịnh Tráng quay lui đi khỏi. Chàng không thể mặc kệ ba người họ mà vào trong. Họ quá trung thành với chàng.


Đình Vọng Nguyệt là một cái đình nhỏ với tám cột chống, không có vách. Đình được xây ở một mỏm đất cao trong hậu viện. Mái đình uốn cong lên.

Nửa đêm thanh vắng, mà lòng nặng trĩu suy tư. Nàng không thể đãi đằng tâm sự với người của phủ chúa. Nàng nhìn thấy có vài loại đàn còn để ở đây. Nàng đưa tay dạo trên dây đàn bầu. Một nô tì thưa chuyện:

- Thưa Trạng nguyên, tiếng đàn bầu réo rắt như hờn như trách trong đêm thâu, dễ vận vào đời người con gái lắm.

- Cũng phải... đàn bầu ai gảy nấy nghe mà. Ta cho phép các ngươi tạm lui xuống.

Đêm nay sẽ là một đêm đáng sợ nếu chỉ có một mình trong phủ chúa. Biết là được xem như thượng khách, nhưng có thượng khách nào như nàng không? Nhưng có là thượng khách đến ngày mai hay không?

Thị Duệ đưa hai tay lên dây đàn mà ướm thử vài cung. Nàng nén nỗi buồn gảy đàn bầu. Lính và nô tì đứng ở cách đình khoảng dăm bước chân, để khi nàng cần thì có thể sai bảo.


Trịnh Tráng đứng cách xa tường phủ chúa. Chàng nghe ra giai điệu của bài nhạc nàng thích. Chàng vừa định lớn tiếng báo nàng biết, thì một thuộc hạ đứng hầu can ngăn:

- Nửa đêm thế này, quận công mà cất lời có thể làm phật ý chúa.

Chàng tiếp thu bằng vài cái gật đầu. Chàng tiếc ngày ấy không hái liền tay, để nay “hoa rụng” còn cành trơ không. Vẫn tưởng từ ngày ấy là cách biệt mãi, nay xa rồi lại gần bên, thì làm sao con tim khỏi thổn thức?

Chàng lấy sáo giắt bên hông ra thổi. Tiếng sáo chàng cố gắng quyện vào tiếng đàn nàng gảy.

Tay Thị Duệ vuốt búi tóc của mình rồi chạm trúng cây trâm. Thị Duệ ngập ngừng định gảy đàn tiếp rồi thôi, chỉ còn tiếng sáo của chàng. Nàng nhớ lại ngày hai người chia tay.

Lúc ấy, nàng mặc đồ đen, e thẹn đứng trước chàng. Nàng ngước nhìn thì thấy búi tóc của chàng có cài thêm cây trâm gỗ của nàng. Chàng cười đưa tay định nắm lấy tay nàng. Nàng liền bỏ chạy đến bên Ngọc Trinh, Giáng Hương. Nàng chạy nửa chừng quay lại mỉm cười.

Và nụ cười ấy còn vương lại trong lòng chàng.


Hôm nay, đã đến được phủ chúa, vậy mà cũng không thể gặp mặt nhau. Thị Duệ tự thấy như vậy cũng là may mắn. Bởi người thay đổi là nàng… Nàng ngẫu hứng ngâm thơ để bày tỏ nỗi lòng trước trăng sáng đang tàn tạ:

- Khúc ca sum họp dở dang. Tiếc cho chàng, chàng cầm vàng mất công[1]. Làm sao gỡ được tơ lòng. Càng cố gắng càng trăm vòng vò tơ.

Nàng thật lòng muốn níu thời gian lại để phút giây này còn mãi đến ngàn sau. Nàng muốn níu trăng lại để đêm dài ra. Nhưng nàng còn nhiều khó khăn trước mắt cần vượt qua, nàng không thể để bản thân chìm đắm trong tình ái nam nữ có thể làm hỏng đại cuộc. Công cuộc phục quốc của nàng chỉ mới bắt đầu.

Thị Duệ ngừng đàn mà tiếng sáo vẫn còn. Nàng khẽ nói: “Nếu chàng cho phép, xin cho thiếp đèo bồng ở kiếp sau…”. Nàng đứng lên đi ra khỏi đình.

Dẫu biết ở đời buồn vui là tất yếu. Trong chuyện của mình, nàng biết làm sao để vượt qua? Nàng chẳng dám nghĩ cách để vượt qua lễ giáo, vượt qua lời dạy của cha về nỗi thù đối với họ Trịnh, chỉ mong tìm được hướng đi để yên lòng.

Thật khó hiểu phải không? Nàng là người quyết định vượt qua rào cản xã hội Nho giáo của nàng. Nàng quyết thi cử để góp sức mình cho nhà vua mà gia đình nàng và bản thân nàng tôn thờ. Nàng phải chịu tội chết, rồi may thoát nạn. Nay nàng có cơ hội ở bên người mình yêu nhưng lại không dám đến gần bên. Gớm sao có một bức tường mà cao…

Đình Vọng Nguyệt chia đôi mối tình của họ. Nửa này, Trịnh Tráng vừa thổi sáo vừa nhìn trăng sáng. Nửa kia, Thị Duệ bỏ lại tất cả sau lưng. Hai tâm hồn đau khổ vì chưa tìm được hướng đi chung, không thể cùng vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Lúc này có thể khẳng định, hai người như sao mai và sao hôm chẳng bao giờ có thể gặp nhau.

Duyên đôi lứa chỉ có thể trách ông Tơ bà Nguyệt vụng về. Nhưng vẫn không khiến nàng kìm được nước mắt trào ra. Tất cả thương yêu nàng gom lại trả lại cho cố nhân, nên đêm nay trở nên dài lê thê. Chuyện của nàng như một vở tuồng diễn ở hí trường, có thể làm mê mẩn những tâm hồn thơ dại của những thiếu nữ mới lớn chưa bước ra khỏi bậc cửa nhà… Và cùng lắm chỉ có thể như vậy mà thôi.


Thị Duệ đi được một đoạn khỏi đình Vọng Nguyệt thì dừng lại, khẽ cúi chào dò xét. Trịnh Khải đứng đối diện nàng. Nàng cũng không thắc mắc rằng Khải có thấy nàng đàn hay không? Còn tiếng sáo của Trịnh Tráng vẫn còn văng vẳng đâu đây, thật khó lòng giấu được Khải.

- Chúa thượng có lời, Trạng nguyên muốn quay về thì sẽ cho quân đưa người về an toàn.

Nàng ngạc nhiên, vừa định hỏi thì Khải nói tiếp.

- Không thì chúa thượng sẽ tiến cử Trạng nguyên làm nữ học sĩ của nhà Lê. Nếu Trạng nguyên muốn vào Nam về với Đoan quốc công Nguyễn Hoàng, chúa thượng cũng y cho.

- Nhà chúa đã đề cao Thị Duệ...

Khải bước tới một bước để nói nhỏ với nàng, cố không cho lính và kẻ hầu phía sau nghe được.

- Chúa thượng đưa ra các lựa chọn như vậy, vì nhất định sẽ có người đến đặt yêu sách với Trạng nguyên.

Thị Duệ càng bất ngờ hơn. Vì nàng đang ở trong phủ chúa, thì kẻ khác đó là ai?

- Anh Tráng đang ở trong phủ sao?

Thị Duệ đánh trống lảng. Khải nhìn về hướng đình Vọng Nguyệt, nhìn xa hơn phía tường phủ, nơi hình như đang phát ra tiếng sáo.

- Không...

Khải cũng không thể trách sự dò xét của nàng. Vì ngay từ ban đầu, cả hai cũng không thân thiết, nay lại trong tình huống thế này.

- Chúa thượng mong lần sau có thể trò chuyện lâu hơn với Trạng nguyên. Người cũng nên đi nghỉ đi.

Thị Duệ về phòng thượng khách mà lòng không khỏi bận tâm về người đến đặt yêu sách với nàng. Người đó có thể là ai? Không lẽ nào lại là người của phủ chúa? Chỉ nghĩ về lời giải cũng đã làm nàng cảm thấy mệt.


Trên lối cũ trở về phòng, nàng chợt nhìn thấy một dinh thự vẫn còn sáng đèn nên buột miệng hỏi. Nô tì theo hầu cho hay đó là Thư phòng, còn chếch phía bên cạnh là Thái Miếu. Cách Thái Miếu một bức tường cao có Tĩnh đường, là nơi chúa ngủ lại đêm nay.

Nàng dợm bước về phía ấy thì nàng chợt nhận ra một số quan quân túc trực ở lối vào Thái Miếu đang chăm chăm nhìn mình. Giữa bốn bề quân lính canh gác, càng gần bên chúa Trịnh càng có thêm nhiều người đứng gác. Phủ chúa đúng là yếu điểm của kinh thành. Nếu một mai nhà Mạc có tiến về đây, chỉ cần làm chủ được nơi này, chắc rằng ngày thu phục họ Trịnh sẽ không là mơ ước xa vời.

Không thể để họ đoán được việc nàng đang vẽ nên sơ đồ phủ chúa trong trí óc mình, nàng liền đến trước cửa Thư phòng.

Nàng chưa kịp hỏi thì nô tì hầu bên đã mở cửa. Vai trò thượng khách cho phép nàng cái quyền đi lại khắp nơi trong phủ mà không có ai ngăn cản.

Người ngồi bên giá sách là một người đàn ông có tóc đã bạc nhiều. Thị Duệ đoán rằng là một vị lão quan phục vụ cho chúa Trịnh. Ngay khi người đó ngước lên nhìn nhóm người Thị Duệ, bọn người theo hầu có vẻ bối rối không biết người ấy là ai.

Nhìn cách ăn mặc của Thị Duệ, người ấy liền đứng dậy, vội chắp tay rồi khẽ chào để khỏi thất lễ.

- Thần là Lưu Đình Chất, được Chúa thượng lưu lại trong phủ, lo việc… lo việc văn thư và quản lí Thư phòng.

Một nô tì chợt hiểu rõ người vừa giới thiệu cũng là người phủ chúa nên giới thiệu Thị Duệ.

- Còn đây là Trạng nguyên nhà Mạc, là thượng khách của Chúa thượng.

Khi nghe giới thiệu là Trạng nguyên nhà Mạc thì Chất khẽ giật mình, không giấu được sự bất ngờ của bản thân trước Thị Duệ. Nhận thấy đối phương bắt đầu bối rối, nàng cho bọn người theo hầu ra cửa đợi.

Chất vội vàng cầm một cây đèn gần nhất, ra khỏi chỗ rồi nghiêng người mời Thị Duệ ngồi vào bàn tròn ở giữa Thư phòng. Nàng vừa ngồi xuống vừa nhìn xung quanh. Quả thật đáng nể! Nàng chưa bao giờ thấy nơi nào có nhiều sách đến như vậy.

Trông thấy nàng tò mò, Chất giới thiệu thêm.

- Thư phòng có nhiều gian. Nơi này chỉ là gian mà các quan được phép lưu lại qua đêm.

Thị Duệ lúc này nhìn sang người nói chuyện. Trước ánh đèn chập chờn, nàng nhận rõ Chất chỉ khoảng tứ tuần, vậy mà tóc gần như bạc cả.

- Chẳng hay đại nhân đang xem sách gì?

- Bẩm Trạng nguyên, chỉ là một sách về binh thư chiến lược mà quê nhà thần không thể có.

- Ngài đã làm ở phủ chúa lâu chưa?

- Bẩm. Đã gần một năm.

Thị Duệ không thoải mái bởi sự tiếp đón của Chất nên mở lời.

- Đại nhân không cần phải một lời thưa, hai lời bẩm… Thị Duệ cảm thấy không hay.

Nhận thấy tấm lòng cởi mở của nàng, và lần đầu biết tên nàng, Chất cũng thẳng thắn.

- Trạng nguyên quá lời, tôi nào phải đại nhân gì. Cũng chỉ là một hạng quan tầm thường, may mắn đỗ tiến sĩ[2] nên được là một trong những người trông coi Thư phòng.

Thị Duệ nhận thấy sự nhún nhường trong cách nói của Chất. Nàng không biết nên nói gì, bởi chính nàng cũng không chủ đích vào đây khi thấy nơi này sáng đèn. Bỗng nhiên có thêm nhiều ánh đèn rọi từ ngoài vào, cả hai đoán biết được bọn người hầu đã thắp đèn.

- Chúa thượng coi trọng người, đúng là điều đáng quý. Trạng nguyên phải trân trọng, không phải ai cũng là thượng khách của Soái phủ.

Nghe lời Chất nói, nàng không khỏi buồn lòng.

- Tôi là người bị bắt đến đây. Có là thượng khách đến ngày mai hay không cũng chưa phải là điều có thể đoán biết được.

Chất bối rối vì thông tin này. Nàng cũng chợt nhận thấy, hình như không phải ai cũng biết nàng có mặt ở phủ chúa và đến đây bằng cách nào. Chất nói tiếp:

- Chúa thượng không phải là người hú họa giương cung mà bắn. Chắc rằng ở Trạng nguyên có thể có câu trả lời hay giúp ích gì được cho người, mà không phải ai cũng có thể làm được.

Nàng chưa từng nghĩ đến vấn đề này. Có phải chăng Chúa thượng có mục đích sâu xa nào đó nên “mời” nàng về đây.

- Ý của Lưu đại nhân là…?

Chất cũng không muốn lại phải khiêm nhường điều chỉnh cách xưng hô của nàng, mà thật lòng.

- Tôi không dám suy đoán, sợ nhầm thánh ý có thể sẽ phải chuốc họa vào thân. Tuy nhiên, câu trả lời chắc chắn nằm trong lòng bàn tay người. Trạng nguyên đại nhân! Người phải suy nghĩ thật cặn kẽ lại đầu đuôi mọi chuyện để tìm câu trả lời.

Trong lúc bối rối thế này, được nghe lời khuyên của Lưu Đình Chất, thì Thị Duệ như nhìn thấy một lối đi phía trước trong đêm dài vô tận. Nàng vội đứng lên rồi đặt tay lên ấm trà. Nàng cầm ấm lên đoán xem thử còn nước trà hay không.

- Cho phép Thị Duệ mời người một ly trà. Mong rằng chúng ta có dịp trò chuyện lâu hơn ở lần sau.

Chất đứng dậy lễ độ nhận lấy tách trà từ nàng bằng hai tay.

Thị Duệ gặp Lưu Đình Chất ở phủ chúa, đã góp phần hoàn thiện kết mối nhân duyên của mọi người. Nàng không thể đoán biết được chính Chất là người sau này góp phần vào đại nghiệp của Trịnh Tráng. Đó là chuyện của nhiều năm sau này.


[1] cầm vàng mất công: thoát ý câu ca dao:

Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

[2] tiến sĩ: Lưu Đình Chất khi thi đỗ, không được xếp vào Tam khôi.
 

codinhvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/11/15
Bài viết
74
Gạo
0,0
Tự khuyên mình

Ngủ đi em, đừng suy nghĩ,

Đời này vốn dĩ đâu như ta cầu.

Em à, đừng có lo âu,

Hôm nay ta sầu, ngày mai lại thôi.

Ngủ đi, đừng nghĩ xa xôi,

Mấy ai ngăn được mây trôi ngang trời…​


Chương 12

Biển sâu dễ dò, lòng người thì khó

Vua Lê Kính Tông đã tiến hành liên lạc với vua Mạc Kính Cung với mục đích tạo nên liên quân.Từ khi biết Trạng nguyên nhà Mạc bị Thượng phụ Trịnh Tùng bắt, thì ngài như ngồi trên đóng lửa. Ngài sợ mưu kế mình bị bại lộ.

Ngài quyết định phải nhanh chóng đến chỗ hẹn gặp để không vụt mất cơ hội ngàn vàng chống lại Trịnh Tùng. Người là kẻ thù mà khi còn ở trong nôi, ngài đã muốn lật đổ…


Vua Lê Kính Tông đi vội trong đêm. Ngài bận áo màu trắng như thư sinh, khoác bên ngoài áo bào sang trọng. Đi phía trước vua là hai thái giám rọi đèn. Phía sau là một nhóm nhỏ tướng quân trung thành với ngài.

Hai thái giám đi nửa chừng thì dừng lại. Cả hai tản ra hai bên nên thấy Ngọc Thoa cầm đèn cho Ngọc Trinh đang chắn lối. Hai thái giám và nhóm tướng quân đồng thanh:

- Chúng thần tham kiến hoàng hậu.

Ngọc Trinh giả vờ không hay biết:

- Chẳng hay thánh thượng đi đâu, xin cho thiếp theo cùng?

Vua mặc kệ, đi ngang vội qua hoàng hậu. Ngài cũng biết, nếu ngài tỏ ra không thích hay giận dỗi gì thì hoàng hậu cũng sẽ không để trong lòng. Chuyện này thì ngài cũng không muốn hoàng hậu can dự vào.

Ngọc Trinh níu lấy vạt áo bào của vua.

- Thiếp lo cho sức khoẻ người, hay đợi đến khi trời lên hẳn hãy đi?

- Các ngươi lui ra cho trẫm.

Ngay khi những người theo hầu của vua lùi ra xa, chỉ còn lại mình Ngọc Thoa. Chuỗi hạt đeo trên tay nhà vua lấp láp, đó là món đồ rất có giá trị mà không phải ai cũng có thể có. Ngọc Trinh cất lời khuyên giải:

- Thiếp sẽ thường xuyên về phủ khuyên giải cha! Thiếp xin người hãy ở lại với thiếp và Thái tử... Con trẻ cần người!

- Trẫm muốn là một vị vua có thực quyền! Có như vậy, trẫm mới có thể bảo vệ gia đình nhỏ của mình...

Nhà vua vịn hai bờ vai mềm yếu của hoàng hậu. Nàng xúc động vì tấm chân tình của vua, nhưng quyết định của ngài là liều mạng vào chỗ chết. Nàng vịn lấy tay nhà vua, nghẹn ngào muốn nói; thì nhà vua rút tay nàng ra. Bỗng có tiếng Trịnh Xuân cắt ngang câu chuyện của hai người:

- Em đừng lo.

Trịnh Xuân khuyên giải Ngọc Trinh. Xuân đi ra từ lùm cây gần bên, đến đứng cạnh vua.

- Anh sẽ luôn ở bên bảo vệ thánh thượng.

Ngọc Trinh biết không thể ngăn được cả hai:

- Thiếp sẽ báo lại là người đã về hành cung nghỉ dưỡng...

Vua bỏ đi vội. Xuân và nhóm người kia nối gót theo sau. Nàng đau xót nhắm nghiền mắt thì ứa nước mắt ra. Nàng đã thất bại trong việc thay đổi ý định của nhà vua. Nhưng đây không phải là cơ hội cuối cùng của nàng. Nàng phải đến gặp Thị Duệ thêm lần nữa… nhưng lúc này chị đang ở phủ của cha nàng, nơi nàng không có nhiều cơ hội gặp riêng chị…


Thị Duệ vừa về đến trước phòng thì bắt gặp Trịnh Xuân. Nàng không rõ người này là ai. Cho đến khi lính và nô tì cúi chào, thì nàng mới biết vị tướng quân trông thật trẻ là Vạn quận công. Nàng đoán rằng cũng trạc tuổi nàng hoặc chỉ lớn hơn một, hai tuổi. Xuân mở lời trước:

- Rất mong có thể trò chuyện riêng cùng Trạng nguyên.

Xuân liền đưa mắt nhìn, nhóm người theo hầu liền lui xuống và đứng đợi ở một góc. Xuân đưa tay có ý mời Thị Duệ đi theo sự chỉ đường của mình. Nàng đi theo vì tò mò muốn biết nội dung cuộc chuyện trò bí mật này.



Phía bên phải phủ chúa Trịnh có một khuôn viên rộng bằng vài học đường. Nơi đây có hàng chục gian phòng. Có vài nhóm nhỏ đang bàn bạc cùng nhau, già có, trẻ có, ngay cả phụ nữ cũng có vài người. Không khí này thật lạ, khiến nàng không khỏi thắc mắc. Trịnh Xuân tự thấy cần phải giải thích giúp nàng:

- Họ đa phần đều là các nho sinh, dâng sớ trình cho nhà chúa. Nếu may mắn được chúa truyền gọi trình bày, cuộc đời của họ sẽ sang trang mới.

Thị Duệ chợt có suy nghĩ rằng họ thật may mắn, vì chúa sẵn sàng tiếp nhận ý kiến, đề nghị của họ. Nàng liền gạt bỏ đi ngay ý nghĩ của mình. Lúc này, nàng không được phân tâm.

Xuân dẫn Thị Duệ đến bên mấy cây mận trong sân. Tán lá lòa xòa tạo thành một bức màn. Một người thanh niên bận áo thư sinh trắng nhìn trời đêm qua các kẽ lá. Người đó được vài người vây quanh như bảo vệ. Thị Duệ dò xét nhìn từ sau lưng. Đó là vua Lê Kính Tông. Nhà vua quay lại rồi mỉm cười với nàng. Xuân cùng thuộc hạ nhà vua tản ra giúp giữ kín nội dung cuộc trò chuyện của họ.

- Trước nay, trẫm chỉ thấy mây mù, được biết đôi lời của Trạng nguyên mà cởi được tấc lòng, nền trời quang hẳn. Xin Trạng nguyên nhận lấy của trẫm lời cảm tạ!

Kính Tông vừa cúi người thì Thị Duệ liền nâng hai tay nhà vua lên.

- Thị Duệ là phận đàn bà nhỏ bé đã nào làm được gì...

- Trạng nguyên dạy rằng: cùng Mạc phạt Trịnh!

- Ở đây tai vách mạch rừng!- Thị Duệ lúc này không chút nghi ngờ rằng người này không phải là vua Lê Kính Tông.

Nhà vua nhìn sang hướng một nhóm nho sinh.

- Khuôn viên này hằng năm có hàng trăm, hàng nghìn nhân tài khắp Đại Việt đến bày mưu hiến kế cho Thượng phụ... Họ còn phải xếp thứ tự và chờ gọi tên... và chẳng có ai đến tìm gặp trẫm.

Thị Duệ khẽ cúi đầu hiểu chuyện. Nhà vua Lê cũng có hoài bão lớn giống thánh thượng của nàng. Vua Mạc Kính Cung còn có những mơ ước to lớn cho muôn dân thiên hạ. Nghĩ đến người người ấy, nàng thấy xấu hổ vì mình vẫn còn mong gặp lại Trịnh Tráng.

Ngay lúc này, nàng vẫn nghĩ một cánh rừng có thể có hai vua.

- Lần này trẫm muốn nắm lấy thời cơ mà mở vận!

Thị Duệ ngạc nhiên không hiểu.

- Ngày mai trẫm sẽ gặp vua Mạc để bàn chuyện phạt Trịnh! Chúng ta sẽ gặp nhau sớm hơn dự định.

Nhà vua phải làm vậy, vì ngài nhận thấy dường như nhà chúa đã biết được điều gì. Những lần trước, chúa đã cho người khép tội hay trừ khử tâm phúc của ngài rất mau lẹ.

- Thị Duệ có điều băn khoăn... Người thật sự muốn chia đôi sơn hà?

- Giang sơn tuy nói là của trẫm nhưng không nằm trong tay trẫm. Đã có cung vua, lại còn thêm phủ chúa... Ta có thể đưa Trạng nguyên đến gặp vua nhà Mạc.

Thị Duệ hơi bàng hoàng nhưng kịp kiềm chế cảm xúc lại.

- Trạng nguyên hãy chuẩn bị, sau buổi chầu sớm, tại đây sẽ có người đưa Trạng nguyên rời phủ.

Nhìn từ xa thấy Lê Kính Tông đi vội còn Thị Duệ dõi theo. Nàng nhìn sang những chiếc lá đang rủ xuống vì chịu hơi sương.


Ở một góc nhỏ, ngay lối ban nãy Thị Duệ đi ngang qua, dõi theo hai người là Trịnh Đỗ. Ông nhớ lại lời Trịnh Xuân đã nói với mình trong một lần trò chuyện riêng của hai người:

- Trạng nguyên của nhà Mạc đã làm được điều mà chúng ta trông đợi từ lâu.

Ông cũng nhớ rất rõ lời mình từng nói với Xuân trong lần hai người bí mật trao đổi thông tin:

- Nếu hai vua không liên minh, chỉ cần thánh thượng không về nữa. Nguyễn Hoàng sẽ khép tội cha con: thí vua diệt san hà!

Trịnh Xuân đang đứng gần bên Thị Duệ. Chàng ta đang nhìn nàng chằm chằm như một con thú dữ tò mò về con mồi của mình.

Không những chỉ có Trịnh Đỗ nhớ lại buổi trò chuyện lần đó. Cả chàng cũng vậy. Chàng nhớ rất rõ những gì mình từng nói và những gì Trịnh Đỗ nói:

- Thân trai muốn tạo dựng sự nghiệp chỉ có thể ở trong thời loạn thế.

- Cha con đã già thật rồi, không còn quả quyết như xưa. Biết thánh thượng lại có mưu phản, mà không có hành động gì, lại đi bắt một người đàn bà về!

- Chúng ta đành thuận nước đẩy thuyền!

Đuôi lớn khó vẫy vùng. Đó là lí do vì sao Trịnh Xuân phải đẩy cha mình vào thế khó: giữ mạng con mình hay giữ mạng nhà vua. Nếu may mắn chàng có thể trừ khử được anh trai mình. Đó là Trịnh Tráng, người có nhiều cơ hội ngồi thay vào ghế thế tử khi người anh cả của chàng đã chết.

Cả hai đều biết chúa Trịnh Tùng đã lớn tuổi rồi. Sự quyết đoán của chúa không còn như xưa. Cả hai đều thèm khát cơ hội làm chúa Trịnh thứ hai. Nên cả hai bày trò li gián giữa vua Lê Kính Tông và chúa Trịnh Tùng để hòng hưởng lợi đôi bên. Ngay lúc cần thiết, Trịnh Xuân có thể lật ngược vấn đề, đổ cho nhà vua tất cả lỗi lầm. Xuân chắc chắn mình sẽ được bảo toàn tính mạng vì mẹ chàng là ái thiếp của chúa Trịnh Tùng kia mà!



Khi dẫn Thị Duệ về phòng của nàng, Trịnh Xuân tự nhủ thầm lại: “Thuận nước đẩy thuyền!”. Còn nàng thì suy nghĩ cách lôi kéo sự chú ý, để nhà chúa không biết được thời điểm hai vua gặp nhau. Nàng không thể đi cùng vua Lê để về bên vua Mạc…

Đời nàng tưởng chừng như gắn kết với vua Mạc Kính Cung không thôi. Nay nàng có thể về với người nhưng không dám, vì sợ làm hư đại sự. Vậy mới thấy, thật lòng khó đoán được ý trời!
 

codinhvan

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/11/15
Bài viết
74
Gạo
0,0
Chút phấn hương luỵ anh hùng,

Kiếm đâu sợi chỉ giắt ngang lưng trời[1].

Tay đâu mà bịt miệng đời,

Miệng lưỡi thiên hạ toàn lời đắng cay.​


Chương 13

Tình thâm

Ba vị tướng theo hầu vua Lê Kính Tông thật sự đã đến điểm hẹn ở dưới những tán cây mận. Nhưng khuôn viên chỉ toàn nho sinh, một số thân sĩ, người dân thường đang lần lượt nhận lại sớ của mình. Ý kiến của họ không được người ở phủ chúa tiếp nhận. Cả ba lẳng lặng ra về, không muốn để binh lính phủ chúa sinh nghi.


Thị Duệ mệt rũ người nhưng không thể để bản thân chợp mắt lúc này. Nàng gọi nô tì chuẩn bị một ấm trà nóng và đậm rồi còn dặn dò nhớ đánh thức nàng khi có trà. Nàng tựa người vào bàn, khẽ nhắm mắt, cố gắng xua đi những sự kiện trong ngày, mà không được. Nàng đành chắp nối lại các thông tin từ khi nàng đến đây nhưng cũng không được. Nàng đã mệt lắm rồi… Nàng thiếp đi trong giây lát. Lay nàng dậy là hai nô tì khác đến thay cho hai nô tì kia đi ngủ.

Ngay khi uống được mấy tách trà đậm, Thị Duệ cảm thấy tinh thần tạm ổn. Tiếng gà điểm canh, nàng mới nhận ra mình trằn trọc thâu đêm.

Thị Duệ đến tìm Lưu Đình Chất. Nàng muốn biết ở phủ chúa, nơi nào có thể giúp nàng gặp lại nhiều viên quan đã cùng trao đổi vào tối hôm qua. Theo lời hướng dẫn của Chất, Thị Duệ đã ngồi đợi rất lâu nên càng nóng lòng hơn.

Thị Duệ đang ngồi uống trà ở gần nơi hằng ngày tổ chức buổi chầu sớm tại nội phủ. Nơi tối qua nàng có cơ hội gặp mặt chúa Trịnh Tùng. Các quan và thân sĩ rẽ ở lối hành lang chính. Vừa thấy họ đi ngang hành lang thì Thị Duệ vui mừng đứng dậy nên Lưu Đình Chất đứng theo. Mọi người nhìn viên quan lớn tuổi như có ý dò hỏi. Người đó dẫn đường đến bên nàng. Các quan và thân sĩ cúi chào nàng.

- Chào các vị đại nhân. Liệu chúng ta có thể đàm đạo một lát?

Thị Duệ mời họ ngồi thì nô tì liền rót trà. Một viên quan mở lời:

- Trạng nguyên khảng khái bày tỏ quan điểm giữa phủ chúa, thật đáng ngưỡng mộ.

- Đại nhân quá lời.

Viên quan lớn tuổi từng hỏi nàng lí do dấn thân vào quan trường, đặt câu hỏi khác cho nàng:

- Trạng nguyên học rộng hiểu nhiều, sao không về đây mà hiến sức mình cho chúa thượng?

Thị Duệ kinh ngạc bởi lối suy nghĩ của ngài. Người đó nói tiếp:

- Chúa thượng là một người có tuệ nhãn thấy anh tài.

Một thân sĩ giải thích thêm:

- Trần đại nhân nói phải. Chúa thượng có tuệ nhãn thấy anh tài, Trạng nguyên nên trân trọng.

Thị Duệ xấu hổ khẽ lắc đầu. Thân sĩ thứ hai nói thẳng:

- Xin người đừng trách... Xem chừng chỉ có ở phủ chúa, người mới được tôn xưng là Trạng nguyên. Nếu Trạng nguyên làm việc cho chúa thượng thì tương lai ấy rạng rỡ biết nhường nào. Chẳng như ở đất Cao Bằng phải làm thê thiếp người để bảo toàn tính mạng...

Thị Duệ bất ngờ trước lời ngay thẳng. Nàng hỏi lại:

- Thị Duệ xin được phép hỏi thẳng. Cung vua các vị không về hầu mà chịu nhốt mình nơi phủ chúa? Hà cớ gì lại còn một lòng như vậy?

Các quan, thân sĩ ngạc nhiên nhìn nhau. Trần đại nhân khẽ thở dài. Một thân sĩ khác trình bày quan điểm của mình:

- Tiền triều, khi Lý Thánh Tông băng hà, Thái tử Càn Đức mới bẩy tuổi, quân Tống lăm le biên thuỳ. May nhờ Thái Uý Lý Thường Kiệt đánh đòn phủ đầu, bảo vệ giang sơn.

Thân sĩ thứ hai bổ sung:

- Tiền triều, khi Trần Thiếu Đế lên ngôi mới hai tuổi, Hồ Quý Ly lộng hành đoạt ngôi vua. Lợi dụng lòng dân không ủng hộ, Đại Minh kéo quân sang, gây tang thương hai mươi năm.

Thân sĩ thứ ba nói thêm:

- Gặp lúc quốc gia nguy khốn, ấu chúa chưa hiểu chuyện, mà người dẹp loạn có cách cư xử thế nào, thì vận nước cũng biến chuyển theo vậy!

Trần đại nhân hiểu được hướng trình bày của các thân sĩ nên nói giúp:

- Đến nhà Hậu Lê ta, Anh Tông Tuấn Hoàng Đế, bấy giờ được Lượng quốc công Trịnh Kiểm cùng các đại thần đón về, mà mưu cuộc trung hưng. Buổi đầu thiên hạ loạn lạc, anh hùng nổi lên khắp nơi, may nhờ chúa thượng bấy giờ gượng gánh giang sơn.

Thân sĩ thứ ba tiếp tục:

- Nửa đường vua lại ra lòng nghi hoặc, đem ngôi báu xiêu giạt ra ngoài, nguy hại xã tắc. Nên chúa thượng đành bức chết, âu cũng là việc phải làm.

- Thị Duệ lại được nghe kể theo hướng nhà chúa muốn cầm quyền lớn...

Các quan, thân sĩ lắc đầu. Một viên quan khác:

- Tiên Hoàng Thế Tông Nghị Hoàng đế lên ngôi khi ấy mới sáu tuổi. May nhờ chúa thượng khi ấy là Tả tướng thống lĩnh binh tướng tiến chiếm lại nơi này.

- Những năm tháng ấy, may nhờ Nguyên soái gượng gánh giang sơn…

Trần đại nhân có vẻ tiếc nuối:

- Tiên Hoàng mệnh bạc, người về trời khi xã tắc bắt đầu buổi trung hưng... Thánh thượng bấy giờ mới mười hai tuổi. Nghĩ là đã biết suy ngẫm đúng sai lẽ đời, nhưng tuổi nhỏ gánh giang sơn thế nào?

- Những lời trần tình này thật cảm động, nhưng Thị Duệ không phân biệt được thật giả, đúng sai... Mấy mươi năm phò Lê lập nghiệp, không lẽ nào nhà chúa không có lòng riêng?

Trần đại nhân giật mình, giấu biểu hiện của mình bằng cách vờ ho vài tiếng rồi tiếp tục:

- Làm sao mà lại không có lòng riêng! Người không sợ tiếng đời cười chê, chỉ là lo nghĩ cho đại cuộc. Không ít kẻ muốn sinh sự với họ Trịnh, nếu cho chúng cái cớ phù Lê thảo Trịnh thì…

Thị Duệ kinh ngạc nhận ra vấn đề. Thân sĩ thứ nhất bày tỏ suy nghĩ:

- Ta không thể bắt một ngọn núi cúi đầu!

Lời nói của người ấy tuy có khoa trương, nhưng Thị Duệ mơ hồ nhận ra điều ấy cũng không hoàn toàn sai. Trần đại nhân quay sang Chất vẫn đứng hầu từ đầu buổi trò chuyện:

- Còn ngươi nghĩ thế nào?

- Trước cái gọi là lỗi lầm của chúa thượng, và những gì người đã làm, phải đem ra cân đo thật kĩ...- Chất không có ý xu nịnh ai.

Có nguời trong dạ đồng tính, có người khẽ gật đầu. Trần đại nhân chốt lại ý:

- Đến giờ phút này, chúa thượng vẫn còn muốn phò Lê, có lẽ trong lòng người có một bài tính riêng, khiến chúng tôi một lòng phò chúa.

Thị Duệ suy nghĩ đâu đâu, lạc mất phần hồn. Một viên quan nói lớn tiếng:

- Trạng nguyên?

Thị Duệ bừng tỉnh không còn suy tư.

- Thứ lỗi cho Thị Duệ ngu muội…

- Thị phi đúng sai, người đời sau tự có công luận. Trước thời thế loạn lạc này, Trạng nguyên phải có lựa chọn cho mình- Trần đại nhân chân thành khuyên.

Nàng cúi đầu cảm tạ sự chỉ giáo của mọi người. Nàng tò mò muốn biết bài tính của nhà chúa thế nào. Nàng lại càng không thể nghĩ có một ngày phận bèo mây như nàng lại đổi thay đến thế này, tại phủ của người có quyền lực nhất Đại Việt.


Bên ngoài phủ chúa Trịnh, Trịnh Tráng và ba thuộc hạ đứng đợi từ lúc mặt trời vừa lên. Cát Đằng đem theo một giỏ tre chạy đến bên họ.

- Lệnh bà rất mong quận công và các vị ăn một ít gì.

Trịnh Tráng định ăn thì Ngọc Trinh, Ngọc Thoa cưỡi ngựa tới. Hai người xuống ngựa vội thì có một lính chạy đến dắt ngựa đi. Ngọc Trinh khoác áo bào rộng bên ngoài, cố tình che không cho người trên đường biết nàng là hoàng hậu rời cung.

- Cả đêm qua anh ở ngoài đây sao?- Ngọc Trinh.

- Em có vào trong phủ nhắn giúp anh vài lời với người ấy?

- Xin lỗi... Em lửa phiền cháy gan!

Ngọc Trinh, Ngọc Thoa bỏ vào trong vội. Ngọc Trinh trở về nhà cha là muốn tìm sự giúp đỡ, nên không thể giúp gì cho Trịnh Tráng. Việc bảo vệ tính mạng cho thánh thượng, đối với nàng quan trọng hơn. Vì người cha đứa con chưa tròn tuổi của nàng.


Trên con đường mòn chạy ngang cánh đồng. Kính Tông, khoác áo bào trông thật sang trọng, lo lắng dõi nhìn xung quanh. Một viên tướng nhìn hai con đường trước mặt:

- Chúng ta mang tiếng đến hành cung, mà cứ đợi ở đây sẽ không hay thưa thánh thượng.

Bỗng có tiếng một viên tướng khác gọi:

- Thánh thượng!

Người ấy phi ngựa tới cùng hai người khác. Họ đến bên nhóm người của vua.

- Thần đợi mãi nhưng không thấy Trạng nguyên đâu!

- E là đã có biến! Chúng ta phải đi thôi- Lê Kính Tông ra lệnh.

Lê Kính Tông cùng đoàn binh tướng cưỡi ngựa đi. Được một đoạn đường, đoàn người bất ngờ dừng lại.

Cánh đồng lúa vàng ối trước mặt không giấu được bóng dáng uy dũng của một viên tướng. Đầu nhọn mũi thương của người ấy sắt bén vô cùng. Mũi thương với tua vải đỏ bay phấp phới. Khuôn mặt con ngựa được bịt giáp. Giáp ngực của tướng quân với chi chit các vết của các loại vũ khí để lại. Chứng tỏ vị tướng quân này từng ra trận, có kinh nghiệm thực chiến.

Tướng quân cởi nón giáp ra. Nhà vua nhận ra ngay, đó là Trịnh Lâm. Lâm là người theo hầu nhà vua từ rất lâu, chỉ tiếc rằng sự trung thành của chàng không được nhà vua đón nhận. Nhà vua không hoàn toàn tin tưởng chàng.

Một vị tướng của Lê Kính Tông thét lên:

- Xin quận công nhường đường.

Trịnh Lâm liếc nhìn người ấy.

Lê Kính Tông dẫn đoàn người đi vài bước. Trịnh Lâm xoay thương giơ sang ngang khiến tất cả dừng lại. Một viên tướng nuốt nước bọt, vì lo sợ phải đương đầu với Trịnh Lâm.

- Nếu trẫm kiên quyết thì sao?- Lê Kính Tông.

- Thần nguyện liều mình can gián- Trịnh Lâm.

Trịnh Lâm xuống ngựa, đánh nhẹ vào bụng ngựa để sai khiến nó lao tới. Bốn tướng lao qua Lê Kính Tông về hướng Trịnh Lâm. Chàng quăng nón giáp lên. Khi nón rơi xuống thì chàng vung thương đánh vào nón. Nón giáp bị mũi thương đánh mạnh, bay thẳng đến đầu vị tướng thứ nhất, khiến người đó ngã ngựa. Lê Kính Tông giật mình.

Hai tướng cưỡi ngựa vung kiếm, Trịnh Lâm liền sà người xuống né rồi uốn cong thương. Tướng thứ tư cúi người vung kiếm thì Trịnh Lâm bung thương. Đầu thương đánh vào cổ tay tướng thứ tư, làm văng kiếm ra. Người ấy cũng ngã ngựa.

Hai tướng kia quay ngựa lại. Gió thổi những chiếc lá bay nhanh. Bờ môi Trịnh Lâm khẽ mỉm cười. Chàng biết phải làm gì. Chàng chọc thương nghiêng xuống nền cát rồi đưa thương qua lại rất nhanh tạo nên gió cát, khiến hai tướng dừng ngựa. Chàng lao vào gió cát. Gió cát tan ra nhanh thì thấy phía sau chàng là bốn con ngựa, ba tướng nằm bất động và một tướng ôm lấy tay mình quằn quại trên nền cát.

Một cái chuỳ lớn màu bạc bay tới. Trịnh Lâm chợt nhận ra. Trịnh Lâm dùng một tay vung thương đánh cái chuỳ lớn bay lên cao. Tay Trịnh Xuân nắm lấy cán chuỳ. Xuân bay sà xuống đất.

Trịnh Lâm đổi tay cầm thương rồi khoanh tay kia sau lưng. Tay sau lưng run lên vì phải đỡ đòn tấn công ban nãy quá mạnh từ Trịnh Lâm.

- Vạn quận công!- Lê Kính Tông mừng rỡ.

- Đã đến đây rồi không lẽ anh muốn tất cả quay ngựa về?- Trịnh Xuân.

Tay Trịnh Lâm để sau lưng bung mở nhiều lần, để xem còn tiếp tục đánh được hay không. Chàng đổi tay cầm thương rồi chống thương xuống đất.

- Thần muốn biết thánh thượng rời cung, đó là ý của ai?

- Vạn quận công. Trẫm có thể đòi hỏi ở khanh vào lúc này?

Trịnh Xuân hiểu ý nhà vua:

- Anh thứ lỗi cho em, trung hiếu khó vẹn toàn. Tất cả các ngươi mau đưa thánh thượng đi trước!

Trịnh Lâm giận run hạ thương xuống. Chàng xoay ngược đầu, nắm lấy mũi thương rồi chống đầu thương xuống đất. Lê Kính Tông, binh tướng lao tới thì Trịnh Lâm định hất đầu thương về phía nhà vua, để vua biết sợ mà dừng lại.

- Đỡ lấy!- Trịnh Xuân hét lên.

Trịnh Lâm giật mình thu thương lại, né người sang bên. Chàng hất thương rất mạnh. Một tảng đá nhỏ bay rất cao rất xa. Chàng giật mình biết mình bị lừa. Chàng quay lại thì Lê Kính Tông, binh tướng đã chạy xa.

- Ngày thánh thượng lập nên nghiệp lớn. Em sẽ nói tốt giúp anh trước mặt người- Trịnh Xuân tỏ vẻ ta đây.

- Ai mà thèm! Đừng bàn chuyện hưởng chung!

Lâm và Xuân lao vào nhau ẩu đả, nhưng Trịnh Xuân lại luôn ở thế thủ.

- Nghĩ tình anh em nên em chấp anh phen này.

Lâm tức giận nghiến răng. Chàng đánh xuống, thì Xuân vội lấy đầu chuỳ đỡ. Một luồng khí mạnh làm bung tóc và trán Trịnh Xuân bị vết thương nhỏ.

Lâm điên cuồng ẩu đả Xuân.

Cuối cùng, Lâm đè thương xuống; còn Xuân đẩy chuỳ tới mà sà lại gần Lâm. Tay Lâm gồng lại.

Trong tích tắc, không gian trước mắt Lâm tối đen lại. Chàng cảm nhận thấy có một luồng khí đánh vào bên sườn mà nội lực chàng cản không được.

Lâm chống thương xuống, tay phía sườn bị đánh gồng lại.

- Nếu có đối đầu lần sau, em sẽ dùng hết sức bình sinh của mình.

Xuân lên ngựa rồi chạy ngang qua Trịnh Lâm.

Lâm đưa tay vịn vết thương. Chàng bị nội thương khá nặng nên phun ra nhiều máu.


Ở một bên góc phủ chúa, Trịnh Tráng định ăn tiếp thì có tiếng vó ngựa. Chàng giật mình ngước nhìn. Lâm đeo thương cưỡi ngựa đến. Chàng khó nhọc ôm vết thương xuống ngựa thì có lính đến dắt ngựa đi. Tráng định hỏi chuyện gì vừa xảy ra nhưng Lâm giơ tay bảo thôi và bỏ vào trong vội.

- Ngươi có biết chuyện gì đang xảy ra không?- Trịnh Tráng hỏi thăm.

Cát Đằng lắc đầu.

Trịnh Tráng đành về lại chỗ ngồi cũ mà tiếp tục ăn cùng thuộc hạ. Chàng mới lùa được vài đũa cơm thì có tiếng trống liên hồi. Mười lính xếp hai hàng chạy ra ngăn lối đi.

- Chuyện gì đang xảy ra bên trong! Ai đang bị xử tội, nói ta nghe ai đang bị xử tội?- Trịnh Tráng lo lắng.

Hai tướng giữ cửa và lính vung thương, kiếm để ngăn lối, thì có thêm nhiều tiếng trống dồn dập liên hồi.

- Ta có thể nhờ ba ngươi làm một việc đánh đổi bằng cả tính mạng của mình được chứ?

Ba thuộc hạ hiểu chuyện, bỏ chén đũa xuống mà chạy đến đứng ngang hàng với Trịnh Tráng. Bốn người đi đến trước cửa phủ, Cát Đằng lánh sang bên thì bỗng đâu tiếng trống dừng. Một vị tướng coi cửa trần tình:

- Phủ chúa xử việc binh, nếu quận công còn kiên quyết xông vào, chúng tôi đành động thủ với người.

- Các ngươi hãy làm tròn bổn phận của mình!

Bốn người dùng tay không ẩu đả với mười hai người để chen vào phủ. Trịnh Tráng, ba thuộc hạ cố đoạt giáo, kiếm của họ và đánh họ ngã chứ không gây thương tích. Bản thân hai tướng canh cửa cũng không dùng hết sức của mình.

Tướng phủ vung kiếm định chém Trịnh Tráng thì bị một con dao phóng tới đánh bật lại.

- Ngươi dám!

- Ai làm tròn bổn phận người đó, bảo vệ chủ là trách nhiệm của ta!- Cát Đằng không sợ.

Cát Đằng lao tới cùng Trịnh Tráng và ba thuộc hạ ẩu đả những người chưa bị đoạt vũ khí. Trịnh Tráng, Cát Đằng chạy vào phủ. Ba thuộc hạ chắn lối mười hai người kia. Chàng đi nhanh trên hành lang. Ở ngả rẽ, chàng đi được vài bước thì nghe tiếng của một viên quan: “Trạng nguyên mời đi lối này”.

Trịnh Tráng mừng rỡ nhìn sang. Hành lang không có ai. Chàng tiếc nuối: “Thị Duệ...”. Lại có tiếng trống nên, chàng chạy thẳng về trước. Thì bỗng có tiếng hét của Đặng thị:

- Đứng lại!

Đặng Thị, Cát Đằng, Ngọc Trinh, Ngọc Thoa ở ngay phía sau chàng.

- Con có thể vì người mẹ này không chạy vào trong có được không?- Đặng thị lo lắng ra lệnh.

- Người làm anh phải biết bảo vệ em của mình... Xin mẹ hiểu cho con.

- Các anh từng mắc lỗi nhưng chưa bao giờ em nghe một hồi trống trận như vậy...- Ngọc Trinh đồng tình với Trịnh Tráng và cũng ngầm báo cho anh biết là Lâm đang chịu tội.

Trịnh Tráng mãn nguyện, chạy vào trong.

- Chuyện xử phạt này hệ trọng, mẫu phi nên ở lại đây- Ngọc Trinh.

- Đây không phải lần đầu tiên- Đặng thị lo lắng.

Đặng thị nhắc lại những lần chúa thượng xử tội người tại phủ cũng có hồi trống trận thế này. Ngọc Trinh lo lắng nắm lấy tay Đặng Thị.


Ở khoảng sân rộng trước Nghị sự đường, Trịnh Lâm quỳ chịu tội. Hai bên có lính đứng hầu đợi lệnh của Trịnh Tùng. Ngài ngồi trên bục cao có người hầu cầm lộng che. Trịnh Đỗ, Trịnh Khải và một số quan, thân sĩ đang quỳ chếch một bên. Họ cầu xin chúa thượng tha tội cho Lâm.

Trịnh Tráng chạy vào sân liền sà xuống quỳ cạnh Lâm, thì hai hàng lính đứng hầu vung thương thị uy.

Thị Duệ cùng nhóm quan, thân sĩ vừa mới trò chuyện đi vội trên hành lang. Vì một viên quan thắc mắc không biết ai chịu tội, còn nàng bỗng lo lắng trong lòng nên không thể không đến xem. Họ đều mang trong lòng một mối lo cho vị quận công mà mình theo hầu. Còn nàng mơ hồ lo lắng cho Trịnh Tráng.


Trịnh Đỗ rất muốn xem vở tuồng do cha con anh mình đóng. Ông biết Trịnh Tùng luôn xử phạt nương tay với các con mình. Như lần cách nay một năm, Trịnh Tráng bị bắt đưa về kinh, chúa cũng chỉ giam lỏng mà tuyệt không muốn biết nguyên do. Nay Trịnh Lâm chịu tội, cầu xin chúa cứu vua trước mặt các quan, thì khó lòng nương tay.

Đỗ cũng tự biết Lâm là một người dũng cảm, khắc chữ trung với vua lên trán, không thông minh và được việc như Xuân. Trong mơ hồ, ông nhận thấy Lâm cũng là cái gai trong mắt ông.

- Trấn quận công Trịnh Lâm biết thánh thượng đến gặp Mạc Kính Cung sớm hơn dự định ban đầu. Vậy mà khinh suất một mình ngăn vua để nguy hại về sau! Còn Bình quận công sao tự ý vào phủ?- Trịnh Đỗ.

- Trịnh Tráng có lỗi xin chịu phạt. Nhưng Lâm dẫu là gì cũng là người hầu hạ thánh thượng, nay phủ chúa xử trí thì thật không phải. Xin chúa thượng suy nghĩ lại!

Trịnh Đỗ cười nhếch mép. Đỗ biết chúa rất ghét ai thương lượng để đòi hỏi. Tráng cũng biết, nhưng lúc này, chàng không biết vịn vào đâu để cứu em mình.

Còn Trịnh Tùng đang lâm vào thế bưng mắt bắt chim[2], thì bỗng dưng nhìn thấy Thị Duệ và nhóm người ở một góc ngay ngả rẽ. Ngài thấy ngạc nhiên thích thú khi Trạng nguyên còn ở lại phủ mà không trốn theo vua Lê, rõ ràng ngài không có ý định bắt nhốt khi xem nàng là thượng khách. Ngài lại chợt nhớ đến mối quan hệ của Tráng và Trạng nguyên. Tráng luôn cố gắng thân thiết, giúp đỡ các em từ khi con trưởng của ngài qua đời. Ngài quyết định thử đi một nước cờ thí để cứu lấy ván cờ trước mắt. Ngài mong là ơn trên thương xót…

Trịnh Tùng đứng phắt dậy khiến Lâm cúi mặt vội. Do phản ứng đột ngột, Lâm tự tác động đến nội thương của mình, chàng thấy đau đưa tay xoa vết thương.

Trịnh Tùng mong có biến hóa mới trong ván cờ này.

- Lời lẽ khảng khái. Tốt! Lôi Bình quận công ra ngoài đánh trăm trượng. Trấn quận công không biết phân nặng nhẹ... Lôi ra chém!

Các quan, thân sĩ cầu xin tha mạng, bằng những lời lẽ thống thiết, thậm chí là kể công trạng của Lâm với nhà chúa, nhưng chúa bỏ ngoài tai.

- Bất dĩ thành bại luận anh hùng. Xin chúa suy xét!

- Chúa thượng! Người xưa có câu: bát bể đánh con sao lành. Khẩn xin người suy xét.

- Xin chúa cho quận công lấy công chuộc tội.

- Cầu xin chúa giơ cao đánh khẽ…

- Quận công bao năm trung thành với chúa và thánh thượng, không có công cũng có cán.

Lâm dập đầu xuống đất rồi tự nguyện cho lính dẫn đi.

Tim Trịnh Tùng đập liên hồi chờ đợi Trịnh Tráng.

- Khoan đã!- Tráng hét lên.- Thưa chúa thượng!

Trịnh Tùng ngước nhìn, cố nén sự phấn khích trong lòng.

- Thần muốn lập quân lệnh trạng với người!

Lính đang dẫn Lâm đi thì dừng lại, bối rối không biết làm thế nào. Trịnh Tùng phẩy tay rồi thả người ngồi xuống ghế. Ngài cảm thấy nhẹ nhõm vì cứu được đứa con ngu ngốc của mình- Trịnh Lâm. Đáng lí ra, nếu thưa chuyện về vua, Lâm nên nói riêng với ngài chứ không phải nói trước các quan quân trong phủ.

Một viên quan đem văn phòng tứ bảo, chạy đến bên Trịnh Tráng, mà thưa chuyện:

- Thời gian cấp bách. Xin quận công điểm chỉ trước vào chỗ này.

Viên quan chỉ vào một góc nhỏ bên trái của tờ giấy trắng.

Thị Duệ lo lắng định đến bên Tráng thì Trần đại nhân níu tay nàng lại. Trịnh Khải nhận thấy nên ra khỏi chỗ. Trịnh Tùng quay đầu chếch ra sau nhìn thì thấy Trịnh Khải chắn lối Thị Duệ.

Trịnh Tùng suy nghĩ làm cách nào để lôi kéo Trạng nguyên mạnh dạn đứng về phía Trịnh Tráng, thì đồng nghĩa với việc nàng đứng về phía ngài. Ngài quay sang nhìn Trịnh Tráng.

- Trịnh Tráng nghe lệnh. Mau theo nhóm người của thánh thượng, ngăn không cho hai vua liên minh và phải lấy đầu Mạc Kính Cung về đây cho bổn soái. Nếu thất bại thì lấy đầu mình phục mệnh!

Thị Duệ giật mình định đi ra thì Trịnh Khải rút kiếm ngăn.

- Xin chúa thượng cho thần đem theo thuộc hạ và mượn ít binh của phủ chúa để lên đường ngay bây giờ.

- Tất cả các ngươi đi theo Bình quận công.

Hai hàng binh lính quỳ gối tâu:

- Tuân lệnh chúa thượng!

Trịnh Lâm tránh sang bên. Chàng dõi theo anh mình dẫn đầu nhóm người nhanh chóng rời khỏi phủ. Phần cảm kích anh, phần thấy hổ thẹn vì lúc này không góp được phần sức nào. Chàng bất chợt nhìn thấy Đặng thị, Ngọc Trinh, Ngọc Thoa, Cát Đằng đang lo lắng. Đặng thị đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng.

Thị Duệ lúng túng thì Trần đại nhân nhận thấy, nên liền tâu:

- Bẩm chúa thượng!

Thị Duệ cúi đầu cảm ơn ngài. Trịnh Khải tránh sang bên cho nàng cùng nhóm người đến bên Trịnh Tùng.

- Thị Duệ không hiểu... Rõ ràng người biết hai vua muốn liên minh với nhau, tại sao không ngăn cản? Đánh phạt nhà Mạc hay làm khó dễ với vua Lê?

Trịnh Tùng phẩy tay thì một số viên quan và các thân sĩ cúi chào, lui xuống một khoảng. Ngài vừa đi về phía nàng vừa nói:

- Đại Việt xét cho cùng có bốn thế lực lớn. Nhà Mạc ở Cao Bằng có quân lực không mạnh.

Trần đại nhân nói tiếp:

- Nhà Lê ở kinh đô là chủ Đại Việt nhưng không nắm binh lực chủ yếu, thế lực mỏng.

Một viên quan trẻ tuổi:

- Họ Nguyễn chỉ được dải đất thừa ở phương Nam, cố thủ một phương, bấy lâu đều bị họ Trịnh ta kìm lại.

- Đại Việt có bốn con hổ lớn, hai con đánh một, thì cái lợi lớn nhất thuộc về ai?- Trịnh Tùng đặt câu hỏi riêng cho Thị Duệ.

Thị Duệ băn khoăn suy nghĩ rồi chợt như nhận ra điều gì. Chúa Trịnh Tùng ngạc nhiên vì sự thông tuệ của nàng:

- Dường như Trạng nguyên đã tìm ra được câu trả lời.

- Không thể nào... Thị Duệ ngu muội, ngay lúc này rối bời trong lòng...

- Nếu Trạng nguyên đang lo lắng cho một ai đó ở buổi gặp mặt của hai vua, tại sao người còn ở đây?

Thị Duệ lúng túng còn Trịnh Đỗ kinh ngạc.

- Trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ nghe lệnh!

Trịnh Tùng đi vài bước về ghế mình ngồi ban nãy. Trịnh Lâm khẽ cúi chào, bỏ đi ngang qua nhóm người Đặng thị đang theo dõi.

- Nay ta lệnh cho Trạng nguyên người, dùng ba tấc lưỡi của mình cho vời thánh thượng hồi kinh!

Đặng thị kinh ngạc. Lúc này, bà mơ hồ hiểu được lí do vì sao chúa lại lưu nàng ở lại phủ, xem như thượng khách.

- Có lẽ lần sau, con trẻ nán lại trò chuyện lâu hơn.

Ngọc Trinh, Ngọc Thoa cúi chào rồi đi vội. Đặng thị ra lệnh mà mắt dán chặt vào Thị Duệ:

- Cát Đằng mau đi chuẩn bị. Ta muốn ngươi đi theo.

- Nô tì sẽ một lòng bảo vệ Hoàng hậu!

Đặng thị xúc động.

- Ta muốn ngươi bảo vệ người con gái ấy, để Trịnh Tráng của ta còn có thể trở về!

Cát Đằng vâng lệnh đi chuẩn bị. Với thân phận là một nô tì, ít được ăn học, nàng không hiểu được ý nghĩa trong câu nói của Đặng thị. Lệnh bà theo hầu chúa đã nhiều năm, nên bà hiểu rất rõ người có thể khiến chúa tin tưởng là người có thể ra yêu cầu với chúa. Nếu không lấy được đầu của Mạc Kính Cung, Trịnh Tráng chưa chắc là sẽ chết thay, nếu như người con gái ấy về cùng với con trai bà.


Thị Duệ chưa hết bàng hoàng. Vì lẽ nào Trịnh Tùng lại giao phó trọng trách cho một người thuộc quân đối địch. Nàng quá bối rối mà không nghĩ được rằng chúa biết mối quan hệ của nàng và Trịnh Tráng.

- Trịnh Khải nghe lệnh!

- Có thần- Trịnh Khải vội quỳ một chân đợi lệnh.

- Bổn soái lệnh cho ngươi bảo vệ Trạng nguyên đến buổi gặp mặt của hai vua.

Thị Duệ bối rối định nói thì Trịnh Tùng cướp lời.

- Đừng cảm xúc quá! Hãy lí trí phân biệt rạch ròi. Có những sự thật rành rành ra đó.

Thị Duệ tiếp thu lời của chúa mà lòng nàng rối bời như tơ vò.

- Thị Duệ... nhận lệnh.

- Đây là lệnh bài của ta, tướng lĩnh thánh thượng và nhóm người Trịnh Tráng đều phải nghe theo lệnh người. Nếu ai trái lệnh Trạng nguyên thì cứ chém người đó!

Trịnh Khải nhận lấy lệnh bài và nói thay Thị Duệ: “Tuân lệnh!”. Trịnh Tùng đến trước mặt nàng mà khẽ khàng:

- Ta không tiện ra mặt.

Trịnh Đỗ cố gắng tập trung nhưng có vẻ không nghe được.

- Chuyến đi này nếu cho Trạng nguyên kết quả như người vừa nghĩ, thì người phải bảo vệ giúp ta một người. Đó là vua Lê Kính Tông.

Thị Duệ không dám tin vào mọi chuyện đang diễn ra. Chúa Trịnh biết nàng còn hoang mang nhiều điều, nên nói tiếp:

- Ta đã phơi bày ruột gan cho Trạng nguyên rõ… Xin người hãy suy nghĩ và đi tìm lấy câu trả lời chính xác cho mọi chuyện.

Trịnh Khải đến bên cạnh chìa lệnh bài ra. Thị Duệ nhìn lệnh bài. Đắn đo trong giây lát rồi nàng nhận lấy. Nàng quay đi vội dẫn đầu nhóm người rời khỏi phủ.


Trịnh Tùng hiểu vàng ngọc dễ tìm, tiếng xấu khôn chuộc. Ngài không thể tiếp tục nhúng tay vào việc “giáo dục” nhà vua. Sợ rằng thói đời cười chê… Phần cũng vì ngài, khi lựa chọn tân vương kế vị đã không suy tính nhiều đến tính cách của Lê Kính Tông lúc bấy giờ. Nếu ngài uốn măng khi còn non thì bây giờ không cần phải khổ tâm đến như vậy.

Trịnh Tùng đi vài bước về phía Thư phòng thì dừng lại. Trần đại nhân ra dấu bảo Lưu Đình Chất nối gót theo tiễn nàng ra cửa. Bởi không chỉ có lão quan, mà nhiều người cũng nhận thấy nàng là một nhân vật không tầm thường. Bởi một người có thể khiến chúa ngủ không ngon giấc, băn khoăn tính toán mọi đường thì ở Đại Việt chẳng có mấy ai…

Trịnh Đỗ và các quan thắc mắc ngước nhìn theo nàng. Tự hỏi ban nãy chúa vừa nói gì với nàng. Có phải chăng nàng vừa nhận mật chỉ từ chúa?

Khi biết khuất khỏi tầm nhìn của mọi người, Chất nhắn nhủ với nàng:

- Xin Trạng nguyên nhớ giùm: cử túc khinh trọng[3].

Thị Duệ hiểu ý Chất dạy bảo nên cúi đầu cảm tạ.

- Tôi chỉ tiễn đến đây thôi, mong mọi người thượng lộ bình an.

Chất nhìn theo, mà tự hỏi: “Chúa thượng kí thác[4] nơi người là đúng hay là sai?”.


Bên ngoài phủ, có một cây thương chống xuống đất làm điểm tựa. Một đầu gối Trịnh Lâm quỳ cạnh cây thương. Tay chàng cầm thương xiết chặt, vẻ bức bối do đợi chờ. Tóc mai chàng phơ phất bay trong gió.

Trịnh Lâm ôm vết thương vì nó lại nhói đau. Khi nghe tiếng bước chân thì Lâm ngước lên. Chàng thấy Thị Duệ, Trịnh Khải dẫn theo một nhóm người đi ra từ cửa phủ.

- Mạc tướng là Trịnh Lâm theo hầu thánh thượng, nhưng không làm tròn phận sự! Nay xin Trạng nguyên cho phép theo cùng người để đỡ một phần sức...

Thị Duệ nhìn sang Trịnh Khải để dò hỏi. Chàng gật đầu ngay. Không lí nào chàng lại gạt anh mình ra khỏi chuyện này. Hơn nữa, Khải biết theo tính cách của Lâm, thì cho dù nàng không cho theo thì Lâm cũng vẫn lén theo sau. Vì Lâm thật lòng lo lắng cho an nguy của vua Lê Kính Tông.

- Đường đi xa xôi cách trở, rất vui vì sự giúp sức của tướng quân.

Trịnh Lâm vui mừng đứng dậy.

Bỗng nghe tiếng chân của nhiều con ngựa, cả ba quay nhìn. Ngọc Trinh, Ngọc Thoa, Cát Đằng, lính dắt nhiều con ngựa ra.

Thị Duệ đến bên Ngọc Trinh. Nàng xúc động định nói thì Thị Duệ vỗ về tay nàng.

- Nếu em không ngại, chị rất vui nếu có thêm người, thêm được phần sức.

Ngọc Trinh xiết chặt tay Thị Duệ mà nói lời cảm ơn. Nhóm người của Thị Duệ vội lên đường đến điểm hẹn.


Trịnh Tùng còn ngồi đó có Trịnh Đỗ, các quan, thân sĩ đứng hầu. Ngài nhìn ra lối ban nãy Thị Duệ và Trịnh Khải đi ra. Ngài tự vấn: “Nếu ván cờ này có thua, thì cũng là ý trời; xin được đặt hết hi vọng vào Trạng nguyên”. Ngài mong là ngài không nhìn sai về con người Trạng nguyên. Nàng là một người yêu nước Đại Việt và thuần hậu.

- Mong rằng lựa chọn này là đúng, mà không phải bẻ nạng chống trời.

Trịnh Tùng biết nàng sẽ không để Trịnh Tráng gặp nạn, nên chỉ nhờ nàng bảo vệ tính mạng của vua. Ngài hiểu rõ câu tục ngữ “Bồng em thì khỏi xay lúa, xay lúa thì khỏi bồng em[5]”, nhưng lúc này không còn cách nào hơn. Chúa Trịnh đặt cược ở nàng.








[1] sợi chỉ giắt ngang lưng trời: thoát ý câu ca dao:

Chỉ đâu mà buộc ngang trời,

Tay đâu mà bịt miệng người thế gian.

[2] bưng mắt bắt chim: chuyện dễ thì tự làm ra khó; chuyện đã khó thì lại càng khó hơn.

[3] cử túc khinh trọng: có nghĩa là khi ở địa vị trọng yếu, phải biết rằng quyết định như thế nào, đều sẽ có ảnh hưởng nhất định đến toàn cục về sau.

[4] kí thác: gửi gắm vào người khác( vào việc nào đó) cả nỗi lòng của bản thân; mà với bản thân không tiện( không thể giải bày).

[5] Bồng em thì khỏi xay lúa, xay lúa thì khỏi bồng em: không thể bắt một người làm một lúc hai việc khác xa nhau.
 
Bên trên