Ra đường - Cập nhật - cuquayngoc

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Chương 5: Đợi xe

Tôi ra một bến đợi xe buýt gần nhất, ngày mai thôi, à không, chỉ còn mười mấy tiếng nữa là pháo sẽ ngập trời nhưng tôi vẫn đang ở đất phố thị phồn hoa này. Hôm nay, có vẻ đường phố cũng khá vắng vẻ, có lẽ một lượng không nhỏ người cũng đang loay hoay tìm cách để về quê ăn tết giống tôi, tôi dám cá giờ này, đông người nhất cũng chị có chợ và bến xe thôi.

- Sao mày lấy quần của tao?

- Quần của mày? Mày nghĩ mày có khả năng mua nó sao? Đồ nhận vơ vừa thôi.

Tôi lặng yên ngồi trên hai thanh inox tại bến đợi, à mà cũng không lặng yên, tôi đang dỏng tai lắng nghe tiếng của hai vị cô nương đang cãi nhau ở đầu hẻm cách tôi chưa đầy hai mươi mét. Tôi tiến lại gần trong khi cuộc tranh cãi dường như đang càng ngày càng gay gắt, tôi cũng không nghĩ đến người ta chỉ vì một cái quần mà bất chấp tình bạn bè, làng xóm như vậy.

- Mọi người có gì từ từ nói, không nên động thủ.

Tôi cảm thấy một luồng sát khí xung quanh tôi, ngó quanh, tôi dường như không bắt gặp được một đấng mày râu nào, không phải vì đó làm tôi nổi bật chứ. Tôi cảm nhận được một cái kéo nhẹ từ phía sau, một lời thì thầm dễ nghe của một người đẹp vọng vào tai tôi.

- Chuyện con gái, anh không nên tham gia thì hơn.

Rồi tôi thấy cô ta có chút đỏ mặt, những người kia cũng đỏ mặt. Gì đây? Tôi thầm nghĩ trong đầu nhưng nó không cản bước chân tôi mà lại gợi cho tôi sự tò tò mò đến vô hạn.

- Có thể cho tôi xem cái quần một tý không?

Cô nàng áo đỏ đang cãi nhau ngoài kia cũng dừng lại, lôi trong túi ra một chiếc quần. À mà nó có được xem là một chiếc quần không nhỉ. Tôi theo phản xạ đưa tay cầm lấy. Ừ nó rất mềm, như nhung vậy, một mảnh vải hình tam giác còn chưa lọt nửa bàn tay của tôi nối với hai sợi dây dài, cực kỳ đàn hồi, cực kỳ co dãn. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một vật kỳ lạ đến vậy. Tôi ngẩng đầu lên muốn tò mò hỏi về thứ tôi đang cầm trên tay, nhưng hơn chục ánh mắt kia lại đang sặc mùi thuốc súng nhắm vào tôi. Chẳng lẽ tôi đã sai gì sao?

Một tiếng rút dép, một tiếng nữa, và sáu tiếng cũng đã vang lên trong sự chết trân của tôi. Đại não của tôi căng lên như dây đàn cũng chỉ kịp báo cho tôi một chữ "chạy". Tôi rút hết sức lực từ khi bú tý mẹ, vắt chân lên đầu mà chạy, bỏ lại sau lưng những câu mắng chửi:

- Đồ biến thái.

- Đồ lưu manh.

Cũng may là trong đó chỉ toàn nữ nhân, luận về tốc độ mà nói, họ nào có nửa điểm cơ hội bắt được tôi. Cơ mà nói vậy chứ tôi cũng ăn hai cái dép từ đâu phóng vào lưng, cũng khá đau, thậm chí khi tôi đã lọt vào con hẻm, cắt được mấy cái đuôi đạn dí kia mà tôi vẫn cảm thấy hơi nhưng nhức, có lẽ không phải tông lào mà là guốc cao gót của một cô gái nào đó. Tôi thở dốc vài hơi lấy lại sức, rồi đưa chiếc khăn nhỏ lên lau mồ hôi trên trán, à mà hình như tôi không có thói quen mang khăn tay thì phải. Tôi nhìn lại, vẫn mảnh vải mềm màu hồng ấy giờ đã nhem nhép mồ hôi của tôi. "Sao mày lấy quần của tao?" Câu đó lại văng vẳng trong đầu tôi, có nghĩa là thứ tôi đang cầm trên tay là một chiếc quần của con gái, một chiếc quần thiếu vải đến đáng thương. Tôi bất giác đánh rơi xuống nền bê tông mặt đường. Không được, vì cái này họ đã suýt đánh nhau đổ máu, không biết mai mốt mình có xuất hiện ở đây có bị xé xác không nữa, phải trả, phải trả lại.

Tôi lò dò đường quay lại vị trí lúc nãy, nhưng làm sao trả được, trong khi chiếc quần ấy đã thấm không ít mồ hôi của một nam nhân như tôi. Tôi lục chiếc ba lô của mình bóc một tập giấy ghi chú, rồi rút chiếc bút trên túi áo của mình chăm chú viết:

"Xin lỗi vì sự vô phép của tôi, tôi lỡ lau mồ hồi bằng nó rồi, giờ tôi phải bắt xe về nhà gấp để đón tết, nhờ các bạn giặt dùm. Sang năm tôi sẽ quay lại chịu tội."

Tôi cũng đã ở đây được hơn một tháng nên khá rành các con hẻm này, chẳng qua là không quen mấy ai thôi. Nhưng giờ nó cũng giúp tôi không ít, dẫn quay lại vị trí cãi nhau cũng chỉ mất có vài phút là đến. Tôi lẻn ra đằng sau một dãy phòng trọ mà con hẻm dẫn vào.

- Tại sao mày lại đưa quần cho thằng biến thái đó.

- Tao biết đâu nó là thằng biến thái đến vậy, nhìn đẹp trai, ăn mặc thì lịch sự, túi hai bút cao cấp. tao tưởng văn nhân văn hóa lắm chứ, đưa ra thử, ai dè anh chàng cầm chạy luôn.

Tôi lặng người, họ đang nói về một thằng biến thái là tôi sao? Tôi tệ hại đến vậy? Bất qua bây giờ không còn thời gian giải thích, tôi lấy một cái móc không trên dây rồi treo nó lên, nhưng tôi sững người lại, một mảnh vải nữa, à một chiếc quần thiếu vải nữa giống hệt thứ tôi đang cầm trên tay. Không lẽ họ cãi nhau là vì vậy sao? Nếu vậy phải xóa bỏ hiểu lầm này mới được, dù gì thì mình cũng không sống ở đây, bị bọn họ ghét cũng không sao, nhưng họ sống cùng nhau mà ra vào không nhìn mặt cũng không ổn cho lắm.

Tôi lặng lẽ dán tờ ghi chú vào chiếc quần tôi mới cầm, rồi kéo nó đến gần với chiếc kia. Nhưng tôi đang chuẩn bị chuồn thì có một giọng nữ rất lớn làm tôi giật mình không nhấc chân nổi.

- Chị Hai, tên biến thái kìa, nó quay lại.

- Bắt lấy nó.

- Lột quần, thiến nó.

Tôi ù té mà chạy, chạy nhanh nhất có thể để ra khỏi nơi này. Bất quá lại vẫn ăn hai chiếc guốc nữa, lần này thì tôi thấy người ném, tôi nhìn lại đôi guốc kia rồi thì thầm tặc lưỡi: "thiện xạ, không hụt chiếc nào." Nhưng cái đó lại là tai họa cho một kẻ trốn chạy như tôi lúc này.

Tôi lao ra đường rồi phóng lên chiếc xe buýt vừa đỗ lại. Ừ xe đã chạy, còn tôi quay lại cửa kiếng nhìn mấy người đẹp vẫn còn đang dậm chân ở đằng xa xa kia rồi cười mỉm, bốn tiếng nữa thôi, tôi sẽ có mặt ở mái nhà của tôi.

Tôi yên vị trên một chiếc ghế trống rồi mở điện thoại gọi báo gia đình rằng tôi đã lên xe, thì màn hình tôi lại hiện lên một hình ảnh quảng cáo khá là phản cảm. Nhưng tôi không tắt đi mà lại tự vỗ mạnh vào đầu mình, thứ tôi vừa dùng để lau mồ hôi là một chiếc "quần lót".

 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Chương 6: Trả giá


Tôi tìm cho mình một chỗ an tọa rồi cười mỉm, dù gì tôi cũng vừa làm xong một việc cực kỳ thú vị. Giờ công việc mà tôi nên làm lúc này là chờ cho xe đến bến mà thôi.


- Cu.


Tôi ngẩng mặt, hình như là ai đó đang gọi mình thì phải. Một người trong bộ đồng phục màu xanh kia hẳn là tiếp viên xe buýt đến nhắc tôi mua vé đây mà. Là người mới, tôi nghĩ vậy, vì tôi đi khá nhiều trên chuyến xe buýt này mà đây là lần đầu gặp cô ấy, lại nói đến cách xưng hô kỳ cục của xóm quê này thì hẳn nhiên không thể là dân chuyên nghiệp, có thể là nhân viên thời vụ tăng cường dịp tết chăng. Tôi dang rộng hai chân ra rồi nhìn xuống háng mình, rồi liếc mắt quét xung quanh một lượt.


- Cu đã ngủ rồi, không rảnh tiếp chuyện chị đâu.


Ừ có thể tôi đùa hơi quá trớn, nhưng tôi thấy gần như cả xe buýt đang rung chuyển vì những điệu cười bất tận của hành khách trong khi cô nàng mặt bắt đầu đỏ như trái gấc chín vậy.


- Anh nói chuyện với con gái thế à.


- Nói thế nào? Chị nhìn sau lưng chị đi, không phải là thằng cu vẫn đang ngủ ngon sao?


Ừ, không chỉ cô tiếp viên nhìn mà cả khoang hành khách cũng đang im lặng nhìn theo hướng tay tôi chỉ rồi quay mặt cúi đầu. Có lẽ là họ cũng thấy hơi xấu hổ vì tràng cười vừa rồi đây mà.


- Tôi đang nói cậu, mới lên xe mua vé dùm đi.


- À thì ra là nói em, mà hình như em cũng không đến nỗi nhỏ như vậy.


Tôi cằn nhằn rồi móc ví của mình ra.


- Vậy cậu lớn, được chưa? Cậu lớn nhà ta đi đến đâu đây.


- Để em nghĩ đã, về chỗ chui vào chui ra của em ấy. Tới bến luôn.


- Cậu đến đâu!


Cô tiếp viên hét lên như vặn hết loa công suất lớn để át đi tiếng của tôi, nhưng cũng thu hút không ít ánh mắt tò mò nhìn về hướng này sau một hồi trầm mặc.


- Em tới bến luôn. Bến 42* ấy.


- Hai trăm ngàn. – Cô ấy ra sức chém đầu tôi, trời ạ, giá gấp ba gấp bốn lần chứ đâu có ít, làm như tôi là gà mờ lần đầu leo lên xe buýt vậy, hoặc giả cũng có thể là cô ta thù tôi vì trêu chọc.


- Chị có quá tay không vậy, em đi xe này hoài, có bốn mươi lăm ngàn thôi.


- Hôm nay là ba mươi tết, cậu xuống xe đi, thử xem có bắt được chiếc xe nào rẻ hơn không. – Cô tiếp viên khinh khỉnh cười nhìn tôi, có lẽ cô ấy vui vì trả được thù đây mà, tôi dám cá là tập vé cô đang cầm làm gì có tấm nào mệnh giá hai trăm ngàn chứ.


- Chị thông cảm, tết em bị chủ xù tiền, giờ em chỉ còn một trăm ngàn thôi, chị cầm đỡ đi.


- Vậy thì cậu xuống xe luôn được rồi.


- Hay chị cầm ba lô của em đi, bộ cần câu cơm của em chị ném đâu cũng được vài trăm ngàn đấy, xin chị cho em về nhà đi.


Cô ấy mở túi ra kiểm tra, thú thật mà nói thì trong đó chỉ có một cái dùi và mấy chục cái đục đủ loại. Nếu mua được thì tốn tiền triệu, nhưng mà bán thì không biết người ta mang về chắc chỉ mang tông đục của tôi đi nhóm bếp thôi. Còn tôi thì vẫn đang giả vờ đáng thương trong bộ quần áo nhếch nhác sau hai lần trốn chạy kia, giờ so với bang chủ Hồng Thất Công mà nói cũng không khác nhau là mấy.


- Đi mà, năn nỉ chị đấy, em chỉ muốn về nhà ăn tết thôi, xin chị đấy.


Hình như tôi chỉ thiếu mỗi đoạn quỳ xuống khóc lóc cầu xin giống như mấy nhân vật phản diện trong phim Hồng Công thôi.


- Trả bộ đồ cho cậu ta đi, tôi trả cho cậu ta một nữa vé. – Một bác trung niên ngồi dãy ghế bên kia lên tiếng, rồi hòa theo thanh âm của rất nhiều người lên tiếng muốn trả cho tôi nửa vé thiếu kia. Tôi phải gật đầu công nhận là ở Việt Nam, trộm cướp lừa đảo nhiều nhưng long hảo tâm thì đâu đâu cũng có.


- Thôi được rồi, chú cất tiền đi. Tôi sẽ nhận một trăm ngàn này của cậu, nhưng sẽ không có vé, dù sao them bớt một người thì công ty chịu thiệt chứ không phải tôi.


Cô ấy lên tiếng cầm tiền của tôi rồi bỏ lên ghế của tiếp viên ngồi. Tôi vẫn làm ra vẻ tội nghiệp để ngăn nỗi bức xúc của mấy hành khách khi thấy tiếp viên nhận tiền không xé vé. Xe giờ đã yên ắng như những lúc tôi chưa xuất hiện ở đây, tôi ngả mình vào lưng ghế êm ả đánh một giấc nhưng vẫn có người không muốn cho tôi yên. Một bóng hồng, ngồi phía trong của tôi.


- Cậu làm thợ mộc à?


- Làm sao chị biết.


- Thì thấy toàn búa đục cưa chứ sao? Mà nhà cậu ở đâu?


- Nhà em ở Madaguoil.


- Tôi vẫn cảm thấy cậu là lạ, băng thợ mộc Magui có ai tôi chưa gặp đâu ta.


- Nhà chị cũng ở Magui à? Nhà chị cũng làm thợ mộc?


- Nhà thì ở Magui, nhưng không làm thợ mộc, ba chị là người chuyên buôn gỗ. Thợ mộc từ Phương Lâm tới Bà Sa ai mà chị chẳng biết.


- Làm lớn vậy, không lẽ chị là con ông Biên, à nhầm, bác Biên.

Vậy đấy, tôi lại có cơ hội tay bắt mặt mừng với một chị đồng hương, không biết mặt mũi thế nào nhưng dáng và da có lẽ tôi sẽ chấm không dưới điểm mười. Chúng tôi trò chuyện, trò chuyện rất nhiều về câu chuyện miên man mà tôi vẽ ra về một chủ nhà nào đó cố ý quỵt tiền của anh em thợ, rồi lại tỏ ra đáng thương. Nhưng hình như tôi được lợi không ít cũng là nhờ nó thì phải.

- Chị lấy em chai nước suối với lại một bao thuốc lá.

Ở những trạm dừng chân của chuyến xe buýt đường dài này, tôi cũng không muốn bụng mình rỗng, cổ mình khô. Còn cô bé được nhận là chị đồng hương kia thì luôn đi theo tôi từng chập:

- Để chị trả tiền cho, em mua vài món mà về làm quà tết cho gia đình đi. Cứ coi chị là người nhà đi.

- Cũng được ấy nhỉ, em đang muốn làm người một nhà với chị lắm đây này.

- Là sao?

- Là góp gạo thổi cơm chung ấy.

Tôi cười khằng khặc rồi nhận những ân huệ to lớn từ bạn đồng hành. Không biết nếu cô ta biết tôi vừa đi thanh toán về với số tiền trong tay có thể mua một chiếc bốn bánh hạng trung thì thế nào nhỉ. Tôi lại cười mỉm rồi theo đuôi cô lên xe cho kịp giờ chạy.

Thế là trong suốt một hành trình dài hơn một trăm cây số này, tôi lại là người nghèo khổ được một cô bé khá dễ thương chu cấp gần như mọi nhu cầu thiết yếu. Tôi xuống xe với một tâm trạng không vui cho lắm, ít nhất là cái cảm giác mắc nợ này cũng không hề dễ chịu, nhất là khi đối phương còn là một cô gái dễ thương thế này.

- Ê, cậu lớn.

Một tiếng gọi ở sau lưng tôi vang lên, không biết rằng ai đặt tên cho tôi cái tên kỳ cục ấy nữa.

- Đây là tiền của cậu, đây là vé. Lần sau cậu mà như vậy thì tôi sẽ không ngại mà thu nhiều hơn đâu.

Ừ đó là năm mơi lăm ngàn và một tấm vé xe buýt trị giá bốn mươi lăm ngàn của tôi. Tôi liếc nhìn sơ ry trên tập vé còn lại rồi cười, cô tiếp viên này muốn chơi mình mà xé sẵn vé chuẩn bị cho thanh tra luôn. Tôi cũng không dám nhiều lời sợ cô ấy lại đổi ý thu lại, ít nhất thì nó cũng được một vé nữa chứ đùa à. Tôi trực tiếp cầm lấy rồi hướng cổng bến xe đi tới trong khi tay vẫn kềnh quàng từ đồ nghề lẫn quà cáp do mĩ nhân mua tặng.

- Sinh, thế nào, ổn không? Hôm nay ba mươi rồi đấy.

Tôi nhìn ánh mắt sắc lẹm ấy, rồi lại liếc sang người bạn đồng hành của tôi.

- Bác yên tâm, hôm nay ngân hàng nghỉ rồi, không thì cháu đã gửi cho bác từ sáng rồi.

- Tốt, chúng ta về, hôm nay nhà bác làm tất niên, qua làm vài ly nhé, gọi cả đội thợ cho vui.

- Vậy cháu sẽ không khách sáo nữa, nhưng cho cháu ké cái tất niên xưởng luôn nha, cháu góp một nửa.

Rồi tôi bỏ ba lô của mình xuống, cả mấy thứ lỉnh kỉnh kia nữa rồi leo lên chiếc xe của bác Biên.

- Chị trông đồ dùm em một chút nhé, ba phút nữa sẽ có người đến đón chị. Em về với bác Biên. - Tôi ghé tai thì thầm, nở nụ cười bí hiểm. - Chị thử lục trong đó xem có những gì.

- Ba đến đón con mà. - Chị ta giãy nảy lên rồi dậm chân.

- Con bao giờ về mà chả được, còn thằng này mà không đi với ba thì ai mà biết nó có trốn luôn đến sang năm không. Chịu khó chút đi.

Rồi ông khởi động xe lao đi, còn chị ta bực tức cũng chỉ biết dậm chân mà hờn dỗi. Tý nữa về tới nhà sẽ phải thưởng một món quà thật đặc biệt mới được à.

* Bến 42: kilomet 142(cũ) quốc lộ 20.

<< - >>​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên