[Tản văn] F. Scott Fitzgerald sống tiết kiệm - Hoàn - F. Scott Fitzegarld (conruoinho dịch)

Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài kỷ niệm 90 năm ngày xuất bản lần đầu của tác phẩm Gatsby Vĩ Đại.

Ai chưa từng thử vài cách mới để tiết kiệm tiền nào? Trong bài trích đoạn này từ cuốn Một Quyển Tự Truyện Ngắn, F. Scott Fitzgerald kể lại những chi tiêu và cố gắng xài theo ngân quỹ đã định ra của mình, bản gốc bài viết được đăng trên báo The Saturday Evening Post, ngày 5 tháng 4 năm 1924.

F_Scott_Fitzgerald_1921-1.jpg

(Tác giả F. Scott Fitzgerald vào năm 1921)​

***​
Chẳng còn cách nào khác – tôi phải đi làm. Tôi đã tận dụng hết tất cả nguồn tài lực của mình và chẳng còn có thể làm gì khác nữa. Lúc ở trên tàu tôi liệt kê danh sách những thứ chúng tôi sở hữu, những thứ mà nếu lỡ cùng đường kiệt lối, chúng tôi có thể bán nó lấy tiền. Đây là danh sách đó:

  • 1 bếp dầu, đã hỏng.
  • 9 đèn điện, đủ kiểu dáng.
  • 2 kệ sách có sách hợp kiểu.
  • 1 hộp giữ ẩm cho thuốc lá, được một tên tội phạm làm ra.
  • 2 bức chân dung màu sáp đã đượng đóng khung, vẽ hình tôi và vợ.
  • 1 chiếc xe giá trung bình, đời 1921.
  • 1 trái phiếu mệnh giá $1,000, giá trị thật sự không rõ.
“Chúng ta hãy cắt giảm chi tiêu ngay lập tức,” vợ tôi nói ngay khi tôi bước chân vào nhà. “Có tiệm tạp hóa mới trong khu phố, ở đó mình có thể trả tiền mặt và giá cả mọi thứ chỉ bằng nữa giá ở mấy chỗ khác. Em có thể lái xe đến đó mỗi sáng và…”

“Tiền mặt!” Tôi phá lên cười về việc này. “Tiền mặt!”

Điều duy nhất chúng tôi không thể nào làm được chính là trả tiền mặt. Đã quá muộn để trả tiền mặt. Chúng tôi chẳng còn chút tiền mặt nào để trả. Chúng tôi nên quỳ xuống gối mình để cảm ơn ông hàng thịt đã cho chúng tôi dùng tín dụng. Một sự thật kinh tế lớn lao ngay lúc ấy trở nên hiển nhiên với tôi – sự hiếm hoi của tiền mặt, phạm vi rộng rãi trong chọn lựa mà chúng đã cho phép.

“À,” vợ tôi trầm ngâm nói, “thế thì thật không ổn. Ít ra chúng ta không cần đến ba người giúp việc. Chúng ta sẽ mướn một người Nhật để làm những việc nội trợ chung chung, và em sẽ làm y tá một thời gian cho đến khi anh đưa chúng ta ra khỏi giai đoạn khó khăn này.”

“Cho họ nghỉ?” Tôi hỏi gặng trong sự kinh ngạc. “Nhưng chúng mình không thể để họ nghỉ. Chúng ta sẽ phải trả thêm cho họ hai tuần lương mỗi người. Tại sao, nếu muốn tống họ ra khỏi nhà thì chúng ta phải tốn thêm $125 tiền mặt! Hơn nữa, có một người quản gia cũng được đấy chứ; nếu chúng ta gặp hạn thì chúng ta có thể kêu ông ấy lên New York để giành một chỗ xếp hàng cho chúng ta nơi người ta phát bánh mì.”

“Thế thì, chúng ta tiết kiệm cách nào?”

“Chúng ta không thể làm thế. Chúng ta quá nghèo để có thể tiết kiệm hơn nữa. Sự tiết kiệm là một thứ xa xỉ. Đáng lý ra chúng ta đã có thể tiết kiệm hồi hè năm ngoái – nhưng bây giờ sự cứu rỗi duy nhất cho chúng ta là sự tiêu hoang phung phí.”

“Hay là một căn nhà nhỏ hơn?”

“Không thể nào! Dọn nhà là thứ mắc mỏ nhất trên trần gian; hơn nữa, anh không thể nào làm việc những hỗn loạn. Không,” tôi nói tiếp, “anh chỉ cần phải thoát ra khỏi đống lộn xộn này bằng cách duy nhất anh biết, đó là làm ra nhiều tiên hơn. Rồi khi chúng mình có chút gì trong nhà băng, chúng ta có thể quyết định chúng ta nên làm thế nào.”

Phía trên nhà xe là một căn phòng trống lớn nơi tôi nghỉ ngơi với bút chì, giấy và chiếc bếp dầu, đến năm giờ chiều trưa hôm sau tôi trở ra với một câu chuyện 7,000 từ. Cũng là một thứ đáng giá đấy chứ: nó sẽ giúp trả tiền thuê nhà và những hóa đơn từ tháng trước đã quá hạn. Phải mất mười hai giờ mỗi ngày suốt năm tuần lễ để ngoi lên giới trung lưu từ tình trạng nghèo rớt mồng tơi, nhưng trong thời gian đó chúng tôi phải trả nợ của mình, và lý do cho những lo lắng tức thời cũng biến mất.

Nhưng còn lâu mới đủ để tôi thấy hài lòng với mọi chuyện. Một người trẻ có thể làm việc cật lực hết sức mà không bị ảnh hưởng gì, nhưng thật không may tuổi trẻ không phải là một tình trạng vĩnh hằng trong cuộc sống.

Tôi muốn biết $36,000 đã biến đi đâu hết. Ba mươi sáu nghìn đô là không phải giàu có gì – không phải thuyền buồm hay tiền của kiểu Palm Beach – nhưng với tôi dường như nó đủ để mua một căn nhà rộng rãi đầy đủ nội thất, một chuyến bay đi Châu Âu mỗi năm một lần, ngoài ra thêm một hoặc hai trái phiếu. Nhưng $36,000 của chúng tôi đã chẳng mua được gì.

Thế là tôi lục tìm quyển sổ chi tiêu lặt vặt, và vợ tôi lục tìm tất cả giấy tờ gia đình của năm 1923, và chúng tôi tính số trung bình cho mỗi tháng. Như sau:



Chi tiêu gia đình Vị chi mỗi tháng

Thuế thu nhập $198.00

Thức ăn $202.00

Tiền thuê nhà $300.00

Than, củi, đá, ga, đèn, điện thoại và nước $114.50

Người giúp việc $295.00

Gậy đánh gôn $105.50

Quần áo – cho ba người $158.00

Bác sĩ và nha sĩ $42.50

Thuốc và thuốc lá $32.50

Xe $25.00

Sách $14.50

Tất cả những chi tiêu gia đình khác $112.50

Tổng cộng $1,600.00



“Ôi, cũng không đến nỗi tệ,” khi chúng tôi tính toán đến đây. “Vài món trên này khá tốn kém, nhất là thức ăn và người giúp việc. Nhưng chẳng có thứ nào chưa tính vào, và đây chỉ mới hơn nữa khoản thu nhập của chúng mình mà thôi.”

Rồi chúng tôi tính những chi tiêu có thể được đưa vào khoản tiêu khiển.



Tiền khách sạn – tức nghỉ đêm hoặc ăn tiệm ở New York $51.00

Du lịch – chỉ hai chuyến, nhưng chia đều ra từng tháng $43.00

Vé đi nhà hát $55.00

Đến tiệm làm tóc $25.00

Từ thiện và cho vay $15.00

Taxi $15.00

Cờ bạc – tiêu đề đen tối này bao gồm bài bridge,
chơi crab và đánh cá bóng bầu dục $33.00

Tiệc tùng nhà hàng $70.00

Giải trí $70.00

Lặt vặt $23.00

Tổng cộng $400.00



Vài món trên này khá cao. Chúng có vẻ tốn kém hơn đối với một người phương Tây hơn người New York. Năm mươi đô la cho vé nhà hát có nghĩa chừng ba đến năm show trình diễn mỗi tháng, tùy theo loại show và chúng đã được công diễn bao lâu. Thi đấu bóng bầu dục cũng có cả trong này, và cả ghế ngồi cạnh vòng đấu cho trận đánh giữa Dempsey và Firpo. Còn về khoản được ghi chú “tiệc tùng nhà hàng” – $70 có lẽ cho ba cặp và đi đến chỗ cabaret (hộp đêm có múa hát) nổi tiếng sau một buổi trình diễn – nhưng cái này sẽ khó mà cắt xén đây.

Chúng tôi thêm khoản “tiêu khiển” vào danh sách “chi tiêu gia đình” và cộng sổ để có được con số chi tiêu hằng tháng.

“Được rồi,” tôi nói. “Chỉ $3,000. Ít ra bây giờ chúng ta biết nên cắt khoản nào, bởi vì chúng ta biết tiền được dùng vào đâu."

Nàng nhăn mặt; rồi một biểu cảm khó hiểu, kinh ngạc trôi vụt qua gương mặt nàng.

“Có chuyện gì thế?” Tôi hỏi. “Mọi chuyện không ổn à? Có khoản nào bị sai sao?”

“Không phải các khoản chi,” nàng ngập ngừng nói, “mà là số tổng cộng. Tất cả cộng lại chỉ mới $2,000 mỗi tháng thôi.”

Tôi không thể tin vào điều đó, nhưng nàng gật đầu.

“Nhưng nghe này,” tôi phản đối, “bản sao kê từ ngân hàng của anh có ghi rõ mỗi tháng chúng ta chi ra $3,000. Em không có ý nói mỗi tháng chúng ta mất đi $1,000 chứ?”

“Đây cộng lại chỉ $2,000,” nàng đáp, “nên chắc chắn chúng ta đã mất tiền.”

“Đưa anh cây bút chì.”

Suốt một giờ đồng hồ tôi cộng đi cộng lại trong im lặng, nhưng không có kết quả khác.

“Tại sao, thật không thể nào!” Tôi khăng khăng. “Người ta không thể nào mất $12,000 một năm. Chỉ là… chỉ tự mất đi.”

Có tiếng chuông reo và tôi ra ra mở cửa, vẫn còn choáng váng bởi những con số. Đó là gia đình nhà Bankland, hàng xóm bên kia đường của chúng tôi.

“Ôi trời ơi!” Tôi thông báo. “Chúng tôi vừa mất $12,000.”

Nhà Bankland cảnh giác bước lùi lại.

“Ăn trộm?” Anh chồng hỏi.

“Có ma,” vợ tôi trả lời.

Cô Bankland lo lắng nhìn xung quanh.

“Thật sao?”

Chúng tôi giải thích cho họ nghe tình hình, về việc một phần ba thu nhập của chúng tôi mất tích một cách bí ẩn như như chúng đã biến mất trong không trung.

“À, cách chúng tôi làm,” cô Bankland trả lời, “là, chúng tôi có một ngân quỹ.”

“Chúng tôi có một ngân quỹ,” anh Bankland đồng tình, “và chúng tôi hoàn toàn chỉ chi tiêu trong khoản đó. Nếu trời có sập thì chúng tôi cũng không xài quá khoản đó. Đó là cách duy nhất để sống hợp lý và tiết kiệm được tiền.”

“Đó là điều mà chúng tôi phải làm,” tôi đồng ý.

Cô Bankland gật gù nhiệt tình.

“Đó là một cách rất tuyệt,” cô nói tiếp. “Chúng tôi đặt cọc một khoản nhất định vào ngân hàng hằng tháng, và tất cả những gì tiết kiệm được từ đó thì tôi có thể dùng nó vào bất cứ cái gì tôi muốn.”

Tôi có thể thấy chính vợ mình vui sướng rõ rệt.

“Đó là điều tôi muốn làm,” nàng bỗng lên tiếng. “Có một ngân quỹ. Ai có đầu óc cũng làm thế.”

“Tôi thấy tội nghiệp cho những ai không dùng hệ thống đó,” anh Bankland khoan thai nói. “Nghĩ đến sự kích thích kinh tế – từ những khoản tiền dư ra mà vợ tôi có thể dùng mua quần áo.”

“Vậy đến giờ chị tiết kiệm được bao nhiêu rồi?” Vợ tôi háo hức hỏi cô Bankland.

“Đến giờ?” Cô Bankland lặp lại. “Ồ, đến giờ tôi chưa có cơ hội nào. Chị thấy đó chúng tôi chỉ mới bắt đầu hệ thống này từ hôm qua.”

“Hôm qua!” Chúng tôi kêu lên.

“Chỉ mới hôm qua,” anh Bankland ủ ê đồng ý. “Nhưng tôi ước gì mình đã bắt đầu cách đây một năm. Tôi cũng vừa tính toán sổ sách cả tuần nay, anh biết đó, anh Fitzgeral ạ, mỗi tháng có $2,000 tôi không thể tính ra là nó đã đi đâu để cứu rỗi linh hồn tôi.”

Hướng về con đường dễ đi

Những khó khăn tài chính của chúng tôi đã qua đi. Chúng tôi đã vĩnh viễn rời khỏi nhóm giàu mới nổi và thiết lập một hệ thống ngân quỹ. Nó thật dễ dàng và hợp lý, và tôi có thể giải thích với bạn trong vài từ thôi. Bạn coi thu nhập của mình là một ổ bánh khổng lồ cắt thành nhiều miếng, mỗi miếng tượng trưng cho một khoản chi tiêu. Ai đó đã tính toán kỹ hết rồi; nên bạn biết ngay tỉ lệ thu nhập của mình mà bạn có thể chi cho mỗi miếng. Có cả một miếng để xây dựng các trường đại học, nếu bạn muốn để dành vào khoản đó.

Ví dụ như, khoản chi cho vé nhà hát nên bằng nửa khoản chi cho thuốc men. Điều này sẽ cho phép chúng tôi đi xem một vở kịch mỗi năm tháng rưỡi, hoặc hai vở rưỡi mỗi năm. Chúng tôi đã chọn vở thứ nhất, nhưng nếu chúng không được trình diễn trong vòng năm tháng rưỡi tới, thì chúng tôi đã vượt lên một quãng thời gian cũng bằng thế. Khoản tiền cho phép dùng vào báo chí chỉ nên bằng một phần tư khoản chi cho việc trau dồi bản thân, cho nên chúng tôi đang xem xét có nên mua tuần báo Chủ Nhật một tháng một lần hay nên đăng kí cho quyển niên giám.

Theo ngân quỹ, chúng tôi chỉ được phép có ¾ người giúp việc, nên chúng tôi đang tìm một đầu bếp một chân có thể đến nấu nướng sáu ngày một tuần. Và hình như tác giả của quyển sách ngân sách sống trong khu phố mà bạn vẫn còn có thể đi xem phim với giá năm xu và cắt gội với giá mười xu. Nhưng chúng tôi sẽ từ bỏ những phí tổn mang tên “Phi vụ nước ngoài, v.v.” và thay vào đó dùng nó cho cuộc đời phạm tội. Nói chung, ngoài việc không có miếng nào được dành cho khoản “mất tích” thì nó có vẻ là một quyển sách khá hoàn chỉnh, và dựa trên những lời chứng thực trên bìa sau, nếu chúng tôi có thể kiếm ra $36,000 lần nữa vào năm nay, thì chúng tôi sẽ có cơ hội tiết kiệm được ít nhất $35,000.

“Nhưng chúng ta không thể nào lấy lại $36,000 đầu tiên đó,” tôi càm ràm ở nhà. “Nhưng nếu chúng ta có gì đó để chứng minh thì anh sẽ không cảm thấy điên rồ như thế này.”

Vợ tôi ngẫm nghĩ một lúc lâu.

“Điều duy nhất chúng ta có thể làm,” cuối cùng nàng cũng cất tiếng, “là viết một bài cho tạp chí và gọi nó là Làm thế nào để sống chỉ với $36,000 một năm.

“Đó là một ý tưởng ngớ ngẩn!” Tôi lạnh lùng đáp lại.

Theo Scriber Magazine
Photo Credit: Scriber Magazine (F. Scott Fitzgerald vào năm 1921)
Người dịch: conruoinho
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Starlight

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/5/14
Bài viết
3.149
Gạo
954,0
Re: [Tản văn] F. Scott Fitzgerald sống tiết kiệm - Hoàn - F. Scott Fitzegarld (conruoinho dịch)
“Chỉ $3,000. Ít ra bây giờ chúng ta biết nên cắt khoản nào, bởi vì chúng ta biết tiền được dùng vào đâu.
Thiếu dấu nè chị.
Em cũng đang phải thắt lưng buột bụng đây. T___________T
Phải học tập mới được.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Tản văn] F. Scott Fitzgerald sống tiết kiệm - Hoàn - F. Scott Fitzegarld (conruoinho dịch)
Thiếu dấu nè chị.
Em cũng đang phải thắt lưng buột bụng đây. T___________T
Phải học tập mới được.
Rồi, chị sửa rồi. :D
Coi ra ông F. Scott Fitzegrald này đâu có thắt lưng buột bụng gì... Mỗi tháng tiền tiêu khiển của ông còn nhiều hơn tiền ăn uống. :))
 

Starlight

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/5/14
Bài viết
3.149
Gạo
954,0
Re: [Tản văn] F. Scott Fitzgerald sống tiết kiệm - Hoàn - F. Scott Fitzegarld (conruoinho dịch)
Rồi, chị sửa rồi. :D
Coi ra ông F. Scott Fitzegrald này đâu có thắt lưng buột bụng gì... Mỗi tháng tiền tiêu khiển của ông còn nhiều hơn tiền ăn uống. :))
Ổng chỉ còn cách tiết kiệm là tiêu xài hoang phí hơn kìa chị. :))
Em chỉ ước 1 tháng em xài được $1000 thôi mà còn chưa được, nhà ổng xài $3600 mà còn chê ít. :tho11:
Mà chắc điều kiện sống ở nước ngoài khác mình. =))
Em sẽ phấn đấu để mỗi tháng xài tiền thẳng tay, khỏi tính luôn.:tho1:
 
Bên trên