Thề ước Đỗ Quyên - Cập nhật - Sương thủy tinh

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Nguyễn Kim là ông nào?
Ớ, nhưng Nguyễn Kim đặt tên con thứ hai của ông ta là Nguyễn Hoàng mà ông ta có bị gì đâu T_T
Nói chung là ngày xưa các gia tộc không coi vua ra gì mới đặt thế. mà chắc phải đến các triều sau, sau khi cố giãy dụa thoát ra khỏi nho giáo. ^^
 

Tử Ngọc Lan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/6/16
Bài viết
280
Gạo
0,0
Nguyễn Kim là người có công đưa Lê Trang Tông (Lê Duy Ninh) lên ngôi vua và đặt nền móng cho sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Nếu không có ông ta chắc chắn sẽ không có Trịnh Kiểm, cũng không có cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Nguyễn Kim là người có công đưa Lê Trang Tông (Lê Duy Ninh) lên ngôi vua và đặt nền móng cho sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Nếu không có ông ta chắc chắn sẽ không có Trịnh Kiểm, cũng không có cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
Em phân tích cái đại cuộc lúc đó và gia thế của cái gã Nguyễn Kim đã, hai là nó cũng gần chúng ta. Sau khi "giãy dụa" bảy tám trăm năm lẽ nào lại không có chút bất phép.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Thực ra cách nhìn của bạn có thể là đúng. Nhưng xét ở thực tế mà nói, văn hóa Trung Hoa là mẹ của văn hóa Việt. Chúng ta học của người ta làm của riêng mình mà lại cố cãi chày bửa là không phải thì theo quan điểm của mình là không được. Ví dụ đơn giản nhất chính là từ "Văn Hóa" nó cũng là Hán Việt đó bạn.
Thứ hai văn học không phải dạng văn bản đồng nghĩa với văn nói thông thường.

Bạn lấy gì để đảm bảo việc này. Xét chuẩn thực tế văn nói có hai dạng. Ở thời Phong Kiến ngôn ngữ của giới cầm quyền và tri thức có sự khác biệt xa vời với ngôn ngữ quần chúng. Văn học cũng có hai dạng, văn học dân gian do nhân dân sáng tác và văn học của giới tri thức cầm quyền. Việc lấy nguyên văn học dân gian để cãi chày cối chỉ coi là biện chứng của 1 số người thôi.
Ngay cả đến hiện nay trong ngôn ngữ của giới anh chị vẫn có những từ như Huynh, Tỉ, Đại Ca... Có phải họ học lỏm của Trung không. xin thưa với bạn là không phải đâu ạ. Họ dùng vì nó tạo nên sự tôn trọng và khách sáo giữa các con người trong xã hội đó.
Mình xin lấy 1 ví dụ nha: Từ Đại Ca(Hán Việt): là từ Tiếng Việt. Còn tiếng hán là 大哥: phiên âm /Dàgē/.
Nếu đem bỏ hán việt thì phải bỏ rất nhiều đó bạn. Bạn thử lấy bài viết của bạn và bỏ hết từ hán việt đi xem nó sẽ ntn.

Mình đồng ý là Tiểu Tử có thể không có. nhưng mình không nghĩ là bỏ 3 từ bạn ví dụ vào câu văn sẽ xuôi đâu. May ra có thể dùng từ "Nhóc con".
Thứ hai thời ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhiều nhất là trước nhà Lý nha bạn (Mình xin không phân tích dài dòng về chuyện này, vì có thể tra trên google)

"Chủ Tử" có nghĩa là "Cậu chủ con" khi bố(Ông chủ còn sống) thì gia nhân nhà đó có thể gọi cậu chủ nhà mình là "Chủ tử" Và xin bắt lỗi bạn luôn từ "Chủ" là Hán Việt nhé!
Mình cam đoan với bạn là từ "Chủ Tử" ở VN phong kiến có sử dụng, nhưng thường được dành để gọi những nhân vật "cậu chủ" có tầm cỡ Vương, Hầu.
Cuối cùng mình thấy cái tên Tiểu Thiên thật sự là Tàu. Nói cho cùng nó chỉ là cái tên đặt thế nào mà chả được. Ngày nay người Việt đặt đầy ra nhưng suongthuytinh nhé! Ta thấy cái tên này ngày xưa là không có. Lý do nó phạm "Thiên điều". Mà người việt thời đó rất sợ trời. Xét về truyện của nàng thì cô hồ ly tiên này cái tên cũng vi phạm thiên điều. đúng là đổi tên thì hơi sốc nhưng nàng cũng nên nghĩ lại.
Sau cùng ta chỉ nói ý mình. mong là Hà Thái không giận. ^^

Cái này em nghĩ khác chị. Bối cảnh ở đây là trong cung đình chứ không phải ngoài dân gian, nên cách xưng hô mang tính Hán Việt này sẽ được sử dụng chứ không phải dân dã thuần Việt như chị nói, vì đây là hoàn cảnh cần sự trang trọng. Mấy lại văn viết khác hoàn toàn so với văn nói. À, còn nữa, thời này là thời Ngô chứ không phải thời Đinh đâu ạ.

Ta không hiểu lắm vụ này. Chàng giải thích thêm đi.

Tôi không phủ nhận tiếng Việt hay văn hóa Việt có nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (tôi đã có thời từng học tiếng Trung, tiếng Nhật, nên tôi biết lượng từ tiếng Việt mượn từ tiếng Trung (cả biến thể lẫn không biến thể) nhiều như thế nào). Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những gì họ dùng, mình cũng sẽ dùng.

Về cách xưng hô thời cổ đại, đã có rất nhiều tranh luận, không chỉ ở đây mà ở nhiều nơi khác. Bởi vì chúng ta chỉ lưu giữ được ít văn bản Nôm (thứ ngôn ngữ biểu đạt tiếng nói của người Việt), trong khi văn bản Hán thì lại nhiều (thứ chỉ lưu giữ được ý nghĩa, nhưng không lưu được tiếng nói, bởi vì nó là ngoại ngữ), nên phần lớn chúng ta vẫn mông lung không biết thực sự ông cha ta nói năng thế nào.

Theo tôi, muốn biết thì phải nghiên cứu các văn bản chữ Nôm.

Cách đây cũng lâu, ở Gác đã có một chủ đề thảo luận về vấn đề này. Các bạn hay viết truyện cổ đại ở Gác đã tập hợp được kha khá tư liệu (cả về ngôn ngữ, văn hóa, trang phục...) (Các vấn đề gặp phải khi viết truyện cổ đại thuần Việt). Suy nghĩ của các bạn trong đó có nhiều điểm hợp với suy nghĩ của tôi.

:)
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Hình như ở Việt Nam hay có lối đặt tên hay gọi tránh. Ví dụ như Phường Nhật Tân gọi rắn là " Ông dài" vì đền thành hoàng làng thờ bà mẫu và ba ông rắn. Phụng Công thờ thành hoàng làng là Lữ Đường. nên từ "đường" đổi thành "đàng". Nên ngày xưa không ai dám đặt con là Thiên. vì phạm húy "ông trời"( Thiên Đế.^^
Đặt tên tránh phạm húy thì đúng đấy (tránh tên vua, tên cung, họ hàng nhà vua), nhưng tránh chữ Thiên thì chưa nghe thấy bao giờ. Ví dụ như thời Lý vẫn có công chúa Thuận Thiên. :D
Hơn nữa, phạm húy không chỉ ở việc đặt tên đâu, mà ngay cả trong thơ, văn cũng không được nhắc đến những từ đó mà phải dùng từ khác tránh đi, tuy nhiên chữ "thiên" vẫn được dùng tràn lan trong các văn bản (thơ chữ Hán), nên chắc không phải là từ húy. :)

Xin lỗi suongthuytinh : truyện thì không đọc, cứ vào chém lăng nhăng. Nghe cái tên "Thề ước Đỗ Quyên" nó đèm đẹp. :)
 

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
Đặt tên tránh phạm húy thì đúng đấy (tránh tên vua, tên cung, họ hàng nhà vua), nhưng tránh chữ Thiên thì chưa nghe thấy bao giờ. Ví dụ như thời Lý vẫn có công chúa Thuận Thiên. :D
Hơn nữa, phạm húy không chỉ ở việc đặt tên đâu, mà ngay cả trong thơ, văn cũng không được nhắc đến những từ đó mà phải dùng từ khác tránh đi, tuy nhiên chữ "thiên" vẫn được dùng tràn lan trong các văn bản (thơ chữ Hán), nên chắc không phải là từ húy. :)

Xin lỗi suongthuytinh : truyện thì không đọc, cứ vào chém lăng nhăng. Nghe cái tên "Thề ước Đỗ Quyên" nó đèm đẹp. :)
Hi chị, chị vào truyện em chém, em cảm ơn còn không đủ ấy chứ. Em có xem qua mấy điều chị và 2 bạn kia thảo luận rồi, em cũng chưa đọc được mấy chương truyện của chị up lên mà có nhớ tag em vào. Tại cuối tuần này em có lịch thi nên đang dốc sức ôn thi, hu hu. Hẹn chị tuần sau em lên chém cùng ạ. :P
 

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
Đọc lời dẫn truyện, thấy truyện không phải gu của mình nên chị không đọc. Tuy vậy, ngó đằng sau thấy có những cái tên của lịch sử Việt Nam, vì thế chị cũng tò mò ngó qua 1 đoạn (lơ lửng ở giữa, chỉ đọc lướt qua, về cơ bản chỉ để xem mấy nhân vật lịch sử xuất hiện thế nào). :)
Chị có mấy nhận xét thế này. Vì đọc lướt, nếu có gì sai sót, em bỏ quá cho nhé.
Giọng văn của em thì vẫn khá tốt, tuy nhiên ở truyện này, giọng văn mang khá nhiều hơi hướng của văn Trung Quốc.
Với vốn hiểu biết về lịch sử ít ỏi của chị, thử bắt bẻ một vài chỗ thế này.

Chị không nghĩ người Việt trong xưng hô sẽ gọi nhau là "Tiểu tử", thậm chí cả ở thời Nguyễn, hay thời Lê Sơ (thời mà ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa), chứ không nói đến thời Đinh. Có thể là "thằng nhóc", "thằng nhãi", "cậu bé"...

Có thể chị không đọc từ đầu nên không rõ từ này nghĩa là gì (ông chủ?). Thường thì người Việt sẽ gọi là "chủ tôi", "ông chủ tôi". Còn nếu phổ biến và dân dã thì "ông lớn nhà tôi", "cụ lớn nhà tôi" (thường thấy trong trường hợp tôi tớ "cấp thấp" gọi chủ)... Hoặc có những trường hợp gọi theo chức quan của chủ: "ông huyện", "ngài quan huyện"... Chị nghĩ vậy.

Đây hoàn toàn không phải là cách xưng hô của người Việt. Tiểu Thiên là tên riêng? Hay là tên nhưng thêm chữ Tiểu vào khi gọi giống như người Trung Quốc?
Trong văn nói thông thường, thậm chí văn viết (trừ khi phải viết chữ Hán), người Việt không xưng hô với nhau huynh muội, tỉ đệ... Đơn giản: anh em, chị em, cha mẹ...

Chỉ một chút vậy thôi. :)
Hôm nay em mới có thời gian để bào chữa cho mình đây ạ! :D
Nếu nói về việc truyện em mang hơi hướng của văn Trung Quốc, em không phủ nhận, bởi vốn dĩ thời phong kiến của nước mình ở bất cứ thời đại nào, không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng của Trung Hoa. Những từ dân dã chị chỉ ra cho em như "thằng nhóc", "thằng nhãi", "ông chủ tôi", "ông lớn nhà tôi" em công nhận là những từ đặc trưng nhất của đất nước mình, nhưng theo suy nghĩ của em, đó là những từ được sử dụng ở thời phong kiến sau này và thực dân là phần lớn. Còn theo tư tưởng cá nhân của em thì thời phong kiến xa xưa, từ Hán Việt sẽ được sử dụng nhiều, khi viết truyện thời xưa, em lại hạn chế hết sức những từ ngữ hiện đại để truyện em mang dáng dấp cổ đại.
Vấn đề xưng hô của người Việt. Liên quan đến truyện một tẹo: "Tiểu Thiên" là tên riêng, tên gọi thân mật của nhân vật nha chị. Còn vấn đề xưng "huynh, đệ, tỷ, muội, chàng, nàng" hay là "anh, em" thì giống như chị đã nói.
Cách đây cũng lâu, ở Gác đã có một chủ đề thảo luận về vấn đề này. Các bạn hay viết truyện cổ đại ở Gác đã tập hợp được kha khá tư liệu (cả về ngôn ngữ, văn hóa, trang phục...) (Các vấn đề gặp phải khi viết truyện cổ đại thuần Việt). Suy nghĩ của các bạn trong đó có nhiều điểm hợp với suy nghĩ của tôi.
Em cũng đọc qua bài thảo luận đó rồi, suy nghĩ của em lại hơi khác chị một chút. Em thấy cách xưng hô "anh, em" không phù hợp lắm với thể loại cổ trang, huyền huyễn nên em sử dụng "chàng, nàng...", cá nhân em không nghĩ nó là đặc trưng của TQ, cũng không ai dám khẳng định người Việt thời xưa không xưng hô như thế với nhau đâu ạ. :)
Em cảm ơn chị đã ghé qua truyện em và chém nhiệt tình :-*!
 

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
Cuối cùng mình thấy cái tên Tiểu Thiên thật sự là Tàu. Nói cho cùng nó chỉ là cái tên đặt thế nào mà chả được. Ngày nay người Việt đặt đầy ra nhưng suongthuytinh nhé! Ta thấy cái tên này ngày xưa là không có. Lý do nó phạm "Thiên điều". Mà người việt thời đó rất sợ trời. Xét về truyện của nàng thì cô hồ ly tiên này cái tên cũng vi phạm thiên điều. đúng là đổi tên thì hơi sốc nhưng nàng cũng nên nghĩ lại.
Ha ha, không được đặt tên phạm húy thì ta biết, nhưng chỉ là dưới dương gian, liên quan đến hoàng đế, hoàng thượng thôi nha huynh. Truyện của ta là truyện về thần tiên, tư tưởng thoáng hơn nhiều, chẳng câu nệ mấy cái đấy nên Tiểu Thiên của ta không việc gì phải đổi tên cả. :D
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
^^Đùa thui mừ. Thiên là Thiên Đế. ^^K liên quan đến Hoàng Thượng hay Hoàng Đế.
Ha ha, không được đặt tên phạm húy thì ta biết, nhưng chỉ là dưới dương gian, liên quan đến hoàng đế, hoàng thượng thôi nha huynh. Truyện của ta là truyện về thần tiên, tư tưởng thoáng hơn nhiều, chẳng câu nệ mấy cái đấy nên Tiểu Thiên của ta không việc gì phải đổi tên cả. :D
 
Bên trên