Giọng văn của em thì vẫn khá tốt, tuy nhiên ở truyện này, giọng văn mang khá nhiều hơi hướng của văn Trung Quốc.
Thực ra cách nhìn của bạn có thể là đúng. Nhưng xét ở thực tế mà nói, văn hóa Trung Hoa là mẹ của văn hóa Việt. Chúng ta học của người ta làm của riêng mình mà lại cố cãi chày bửa là không phải thì theo quan điểm của mình là không được. Ví dụ đơn giản nhất chính là từ "Văn Hóa" nó cũng là Hán Việt đó bạn.
Thứ hai văn học không phải dạng văn bản đồng nghĩa với văn nói thông thường.
Trong văn nói thông thường, thậm chí văn viết (trừ khi phải viết chữ Hán), người Việt không xưng hô với nhau huynh muội, tỉ đệ...
Bạn lấy gì để đảm bảo việc này. Xét chuẩn thực tế văn nói có hai dạng. Ở thời Phong Kiến ngôn ngữ của giới cầm quyền và tri thức có sự khác biệt xa vời với ngôn ngữ quần chúng. Văn học cũng có hai dạng, văn học dân gian do nhân dân sáng tác và văn học của giới tri thức cầm quyền. Việc lấy nguyên văn học dân gian để cãi chày cối chỉ coi là biện chứng của 1 số người thôi.
Ngay cả đến hiện nay trong ngôn ngữ của giới anh chị vẫn có những từ như Huynh, Tỉ, Đại Ca... Có phải họ học lỏm của Trung không. xin thưa với bạn là không phải đâu ạ. Họ dùng vì nó tạo nên sự tôn trọng và khách sáo giữa các con người trong xã hội đó.
Mình xin lấy 1 ví dụ nha: Từ Đại Ca(Hán Việt): là từ Tiếng Việt. Còn tiếng hán là 大哥: phiên âm /Dàgē/.
Nếu đem bỏ hán việt thì phải bỏ rất nhiều đó bạn. Bạn thử lấy bài viết của bạn và bỏ hết từ hán việt đi xem nó sẽ ntn.
Chị không nghĩ người Việt trong xưng hô sẽ gọi nhau là "Tiểu tử", thậm chí cả ở thời Nguyễn, hay thời Lê Sơ (thời mà ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa), chứ không nói đến thời Đinh. Có thể là "thằng nhóc", "thằng nhãi", "cậu bé"...
Mình đồng ý là Tiểu Tử có thể không có. nhưng mình không nghĩ là bỏ 3 từ bạn ví dụ vào câu văn sẽ xuôi đâu. May ra có thể dùng từ "Nhóc con".
Thứ hai thời ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhiều nhất là trước nhà Lý nha bạn (Mình xin không phân tích dài dòng về chuyện này, vì có thể tra trên google)
Có thể chị không đọc từ đầu nên không rõ từ này nghĩa là gì (ông chủ?). Thường thì người Việt sẽ gọi là "chủ tôi", "ông chủ tôi". Còn nếu phổ biến và dân dã thì "ông lớn nhà tôi", "cụ lớn nhà tôi" (thường thấy trong trường hợp tôi tớ "cấp thấp" gọi chủ)... Hoặc có những trường hợp gọi theo chức quan của chủ: "ông huyện", "ngài quan huyện"... Chị nghĩ vậy.
"Chủ Tử" có nghĩa là "Cậu chủ con" khi bố(Ông chủ còn sống) thì gia nhân nhà đó có thể gọi cậu chủ nhà mình là "Chủ tử" Và xin bắt lỗi bạn luôn từ "Chủ" là Hán Việt nhé!
Mình cam đoan với bạn là từ "Chủ Tử" ở VN phong kiến có sử dụng, nhưng thường được dành để gọi những nhân vật "cậu chủ" có tầm cỡ Vương, Hầu.
Cuối cùng mình thấy cái tên Tiểu Thiên thật sự là Tàu. Nói cho cùng nó chỉ là cái tên đặt thế nào mà chả được. Ngày nay người Việt đặt đầy ra nhưng
suongthuytinh nhé! Ta thấy cái tên này ngày xưa là không có. Lý do nó phạm "Thiên điều". Mà người việt thời đó rất sợ trời. Xét về truyện của nàng thì cô hồ ly tiên này cái tên cũng vi phạm thiên điều. đúng là đổi tên thì hơi sốc nhưng nàng cũng nên nghĩ lại.
Sau cùng ta chỉ nói ý mình. mong là
Hà Thái không giận. ^^