1
-Anh Xiêm này,ngựa đi từ sáng sớm đến giờ chưa được nghỉ,chân bước không còn sức. Ta thấy kiếm chỗ nào dừng chân nghỉ ngơi đi,chiều còn có sức mà đi tiếp !
-Thúc ngựa gắng thêm chút nữa đi,đang là đỉnh đèo,gió máy thế này,lấy đâu ra chỗ nghỉ.qua hết con đèo này là vào đến đất Cao Bằng rồi !
Văn Thái không nói gì,thúc ngựa đi tiếp.Hành trình quả là gian nan dù đã dự liệu từ trước.
Từ lúc xuống núi Bạch Mã đến giờ,đã đi được hơn ba tháng.ba tháng ròng rã trên lưng ngựa,trèo đèo lội suối băng rừng,khổ cực rất nhiều.Không đường đường chính chính mà đi được.Qua mỗi tỉnh quan quân đều kiểm soát gắt gao,lũ lính Pháp không coi người Việt ra gì,lại đang ra sức gây khó dễ,đánh người ,cướp trắng của cải đồ đạc dân lành. Nhất là qua vùng Nghệ An,Hà Tĩnh,nơi đây phong trào yêu nước lên cao,chúng càng làm gắt gao,không qua lại được. Đi lại bình thường đã khó, huống hồ có ” vật báu ’’ thì càng khó khăn.
Đường sông cũng không được .Thời kì này thuyền bè lớn đều của quân giặc,mà thuyền nhỏ thì không đi ngược dòng lên miền núi này được. Đường biển càng khó,cướp biển và các quân đội nước ngoài đang đánh nhau dữ dội,đi đường đấy cầm chắc mất mạng,cũng chả ai dám dong thuyền ra biển luôn.vậy là phải đi vòng qua đất Lào men theo biên giới mà đi tới tận Hòa Bình, là nơi đất đông người mường dễ trà trộn,mới trở lại đất Việt Nam được.Vừa đi vừa phải canh chừng,trông trước ngó sau,đề phòng việt gian thám báo,lại đám thổ phỉ,kẻ cướp lúc này nhiều vô kể.Đang hướng đông mà có khi phải ngoẹo sang tây,lên phía bắc mà có khi phải lùi về phía nam,không thể đường đường chính mà đi được,ăn nghỉ cũng chả được đàng hoàng.Xin được nhà dân ngủ nhờ, hay kiếm được quán trọ thì tốt,không thì miếu hoang ,am chùa cũng được,không có gì kiếm chỗ cỏ cây um tùm kín đáo mà ngủ,thật không khác gì anh hùng hiệp khách trong giang hồ ngày xưa.
Thêm nữa là khí hậu thay đổi liên tục,trong Huế có ngày nắng ngày mưa,sang đất Lào thì ngày nào cũng thấy mưa,mấy lần tưởng ngã ra ốm,may mà cũng là người luyện võ nên có sức khỏe,vẫn gắng gượng được,trở lại đất Việt thì lại đến mùa đông gió rét.Vốn không quen cái lạnh miền bắc,Văn Thái và út hương thay nhau ốm,may mà có ngườ này người kia. Lại được hai người dẫn đường giúp đỡ phần nào.bốn người trước lạ sau quen,lúc mới còn lạ lẫm không nói năng gì nhiều.Dần rà về sau,quen mặt quen tiếng,đường đi cũng thường vắng lặng nên trò chuyện như bạn bè vậy
ba hôm nay,từ lúc ở đất Thái Nguyên đến đây,đường xá gập ghềnh,trắc trở hơn nhiều,lại đúng đợt gió mùa đông bắc,gió lạnh rít từng cơn,nhiều lúc gió muốn bạt người đi,lạnh thì thấu da thấu thịt,không khỏi khiến người ta mệt mỏi hao sức.Gần như chả ai nói với ai câu gì,cứ lầm lũi mà thúc ngựa đi
Đến quá trưa,xuống đến chân đèo,thấy đã có lác đác bóng nhà,bốn người nghỉ chân ở một gốc cây cổ thụ lớn. Bóng cây lớn lại có gò đất chắn trước,vừa kín gió, vừa đỡ bị để ý.
Người tên Xiêm cởi bớt đồ xuống cho ngựa nghỉ,ngắm luôn xung quanh động tĩnh thế nào,yên tâm rồi bảo những người còn lại :
-Hay quá,trời có nắng rồi,bớt được cái rét phần nào ! Anh Dương này,tới cái nhà đằng kia xin ít nước về đi,ta cứ thong thả nghỉ ở đây,phủ Cao Bằng ngay gần đây thôi,chiều tối là đến nơi là có chỗ ngon lành mà đặt lưng ngon giấc rồi.
Anh Dương kia cởi đồ xong thúc ngựa đi xin nước,còn lại ba người nhặt củi khô,cời ngọn lửa cho ấm . Đi từ sáng đến giờ hơi lạnh ngấm vào người,hơ xong mới thấy tỉnh táo hơn phần nào.
Cởi tấm áo choàng lớn kết bằng sợi khô để chống rét ra,ngồi bên ngọn lửa bập bùng,Văn Thái quay sang út Hương ân cần hỏi:
-Em có mệt lắm không Út Hương?
-Dạ không em chịu được mà.
Út Hương kém Văn Thái hai tuổi,đang vươn vai văn bên này vặn bên kia,giọng điệu rõ là mệt lắm rồi nhưng dấu không nói,Văn Thái biết tỏng cô em này,vẫy tay bảo:
-Ra đây chị cho dựa đầu mà nghỉ này.chị biết em mệt rồi mà.
Út hương tuy che mặt nhưng nhìn đôi mắt là biết đang reo vui,cười hì hì mà nói:
-Chỉ có chị Văn Thái là hiểu em thôi.
Rồi bước lại tựa đầu vào vai Văn Thái,được một lúc thì trượt xuống tựa luôn lên đùi mà ngủ ngon lành.Văn thái Vuốt nhẹ mái tóc cô bé.
Út Hương được dì Thanh Mai giới thiệu và gửi đến hầu hạ mẹ Văn Thái sau khi hai mẹ con đi được khoảng nửa năm.Phận là người hầu nhưng được mẹ và Văn Thái quý như người trong nhà,không bao giờ đánh đập,còn dạy chữ,dạy lễ nghĩa cho.Mẹ Văn Thái vẫn nói với út Hương:
-Con theo hai mẹ con ta,chăm lo chu đáo,giờ dạy dỗ con cũng là ấm vào thân,sau này về nhà chồng cũng được tiếng là có giáo dục,người ta coi trọng mà không khinh rẻ.
Con bé khá là xin xắn,đôi mắt lúc nào cũng như reo vui,cái miêng thì cười nói hoạt bát suốt ngày,tóc để ngang vai,có hai cái kẹp tóc bằng bạc mẹ Văn Thái dùng không đến đem cho,nó quý lắm không dám làm rơi đi đâu,đeo suốt ngày.Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ thì ko ai nghĩ chỉ là thân người hầu hạ.Ấy vây mà ba tháng nay đi lại nhiều nó cũng gầy đi,tóc dài ra mà chả có thời gian búi buộc cho ra hồn,giờ lại như tổ chim,Văn Thái nghĩ mà vừa buồn cười vừa thương.
quay sang anh Xiêm,lúc đấy đang lôi bọc bánh trưng hôm trước mua ở làng Bờ Đậu dưới Thái nguyên ra với ít thịt heo rừng nướng ra.Bánh trưng Bờ Đậu có tiếng thơm ngon,không bị lại gạo,lại để được lâu hơn hẳn bánh các nơi khác làm,liền mua đến chục cái để ăn dần.Thịt lợn rừng thì cũng chỉ cần hơ qua lửa cho mềm,cũng coi như có một bữa ra trò.Thời buổi này,dân còn không có cái ăn,được như thế cũng đã là tốt lắm rồi.
-Hôm nay đi đường vất vả quá,mấy lần đã định nghỉ,may có anh thúc giục ta mới đến được đây nhanh như vậy,cảm ơn anh nhiều anh Xiêm ạ.
Anh chàng Xiêm cười xòa:
-Có gì đâu,xét cho cùng cũng là công việc thôi.Đã nhận thù lao rồi thì cố mà làm cho tốt,còn có tiếng tốt mà làm ăn sau này chứ !
-Mẹ tôi trả anh bao nhiêu vậy? Công sức vậy chắc là không ít
Xiêm lại tặc lưỡi tiếp:
-không phải mẹ cô,bà Thanh Mai trả công cho tôi !hơn nữa,bà ấy trước cưu mang cả nhà tôi,tôi không bao giờ quên ơn đấy,báo đáp còn chưa hết ấy.
gia đình Xiêm vốn ở Thái Bình,gia đình vốn khá giả,cha anh làm đến chức tổng sư,nhưng vì bất mãn,làm trái lời đám quan trên và đám quan pháp nên tịch thu hết tài sản,cả nhà bị bắt vào tây nguyên làm trong đồn điền cao su của Pháp,đường đi cực khổ,thấy mịt mờ quá cả nhà trốn đi lang bạt,đến kinh thành Huế,thì gặp bà Thanh Mai lên chùa thắp hương,thấy tội nghiệp quá dẫn về nhà,ban cho làm người hầu,về sau thấy cha mẹ Xiêm nhanh nhẹn tháo vát,lại thật thà không có nửa lời gian dối,tin tưởng,giới thiệu đến chỗ quen biết làm áp tải hàng hóa.Xiêm còn nhỏ nhưng hay theo cha đi đây đi đó,dần già bản lĩnh dạn dày,tuổi còn ít mà sự đời hiểu nhiều,rất được việc cho nhà chủ.Đến khi có thư của mẹ Văn Thái nói cần người tâm phúc cho chuyến đi xa,liền tin tưởng giao ngay cho việc.
-Anh Xiêm này,chuyện hôm trước….
-Chuyện gì vậy-Xiêm hỏi lại,tay vẫn đang quay xiên thịt
-Cái buổi tối hôm kia,lúc tôi trượt chân suýt rơi xuống vách núi,may mà có anh giúp…
Xiêm cười ranh mãnh:
-ha ha,cô cảm ơn tôi chuyện tôi nhảy theo mà cứu phải không
-Phải rồi..Cảm ơn anh nhiều..
Văn Thái vừa nói,lại nhìn cánh tay của Xiêm,vết rách giờ mới khép miệng. hôm đó trời đã nhá nhem tối,cố vượt dãy Tam Đảo để đi tắt cho gần,ai ngờ ngựa của Văn Thái không hiểu sao đang đi đến lưng chừng hai chân trước sụm xuống,cứ thế mà lăn xuống bờ đá phía dưới.Văn Thái hoảng hồn,vướng đai ở chân không trở kịp,lúc buông đai rồi thì người đã dưới bờ đá,hoảng loạn vô cùng, nghĩ phen này bỏ mạng nơi này rồi.Thì vừa may có bàn tay tóm lấy,là Xiêm nhanh nhẹn mà lao theo.Vì cứa phải vách đá sắc mà tay chảy máu rất nhiều.
-Tay anh đỡ đau nhiều chưa?-Văn Thái thì thào hỏi
-Đỡ nhiều rồi,chút này có đáng là bao,đời tôi nhiều phen hoạn nạn hơn nhiều.lên rừng xuống biển có là gì.
Xiêm nói mà phổng mũi lên chút đỉnh,Văn Thái thấy vậy không khỏi thấy vui theo,khúc khích cười nói tiếp:
-Phải rồi, quả là không có anh không biết giờ tôi đang nơi đâu rồi,khi quay về nhất định tôi sẽ bảo mẫu thân và dì tôi thưởng hậu cho anh.
Xiêm được đà trêu chọc:
-Thực ra ngay bây giờ cô có thể đền đáp cho tôi được đấy,có một cách rất đơn giản.
Là cách gì vậy? Văn Thái hỏi,thực tình không biết
-Là cô bỏ khăn che mặt cho tôi chiêm ngưỡng dung nhan của cô,có được không vậy?
Anh chàng này rõ là thích trêu đùa,láu cá nữa.Văn Thái đỏ mặt,giọng nghiêm lại:
-Không được,việc này tôi không làm được.Và từ giờ anh cũng đừng hỏi lại chuyện này nhé,nhất quyết không được đâu.
Tính ra từ ngày xuất hành từ Huế,không hôm nào Xiêm hỏi câu này dưới hai lần…..
Xiêm thấy không thành,bèn quay ra ra châm trọc:
-Tôi thấy người như cô giờ không còn nữa.Thời buổi nào mà ra đường cứ che kín cái mặt như sợ người ta cướp mất vậy?Cô không biết chứ có mấy bận tôi thấy có mấy cô mấy chị mấy ả đi với quan tây ăn mặc mát mẻ ơi là mát mẻ ấy,ha ha ha.
-Đấy là việc của họ,tôi không quan tâm,quân việt gian bán nước-Văn Thái nói ,giọng đanh lại
Xiêm thấy vậy,tự biết chọc nhầm tổ kiến,không nói gì nữa,lại chuyên tâm quay thịt…
Thực ra Văn Thái chả để bụng mấy câu nói của Xiêm.Cô che mặt cũng là có lý do cả,thứ nhất là vì cô…quá đẹp.Vốn dĩ ít gặp người ngoài,nhưng mẹ cô nói với cô như vậy,thì cô biết vậy thôi,thân gái mong manh.với đi làm việc lớn,càng bớt gây chú ý càng tốt.thêm nữa là lúc ra đi cô đã tự nhủ,cố làm cho xong việc rồi về nhà phụng dưỡng mẫu thân đến hết đời,không nghĩ đến chuyện lấy chồng sinh con nữa,thì có cho người ta coi mặt cũng làm gì đâu.thành thử tự cho thành cái luật quyết không bỏ khăn che mặt,chỉ khi đi ngủ,nằm cùng út Hương mới bỏ khăn che mặt ra thôi.Đi cùng mấy tháng trời,lời ăn tiếng nói còn lạ gì.Anh ta tuy có ranh ma láu cá,nhưng thực ra bản tính thì rất tốt,hay giúp đỡ mọi người.Mà phải có cái ranh ma láu cá thì mới làm được cái nghề này.Anh chàng này cũng khá hoạt bát,hay làm trò cho mọi người vui vẻ lúc nào mệt mỏi căng thẳng quá.Nghĩ đến lúc anh ta giả Thị Màu mà tấu hài,lại khúc khích cười thầm.
-À này anh Xiêm,anh kể về nghề của anh cho tôi nghe đi,được không?