[Truyện dài - Đăng ký quyền Tác giả] Thông báo tạm khóa chủ đề

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Mình đã chỉnh lại rồi, lỗi số 2 thì có lẽ không còn sót nữa... Còn lỗi 1 và 4, do mắt mờ tay run (già rồi) nên không biết có còn sót không... Phiền bạn xem giúp mình nhé, mình cảm ơn lắm lắm. :-*
File của bạn vẫn còn lỗi số 1 và 4.

Mình nhặt thêm lỗi:

6. Dư dấu câu, ví dụ: Tháo kính, cô ấy mỉm cười, và khẽ nói với bản thân: "Đã đến lúc rồi.".

>>> Chúng ta dùng luôn dấu kết câu thoại để làm dấu kết toàn câu.

SỬA: Tháo kính, cô ấy mỉm cười, và khẽ nói với bản thân: "Đã đến lúc rồi."

* * *

Bạn sửa file lần nữa giúp mình.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Đây là file mới của mình, hi vọng là sẽ không còn sót lỗi nào, nhờ bạn xem cho nhé:D.
Bạn đã sửa khá tốt lỗi số 1. Còn số 2 bạn không sửa gì hết. Bạn đọc kĩ lại hướng dẫn của mình và chú ý hơn mỗi chỗ sử dụng dấu chấm lửng nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Cảm ơn bạn với bài nhận xét hôm trước nhá ^^. Tớ đã cố khắc phục lỗi sai :-bd:-bd:-bd . Bạn xem lại file mình sửa và thêm rồi nhá :):)
File của bạn vẫn còn các lỗi 1, 2, 4, 6, và 7.

Riêng lỗi số 8 bạn chưa hiểu ý của mình. Vì thế mà bạn sửa (thêm dấu phẩy) tràn lan khiến câu văn rất rời rạc. Bạn cần hiểu và phân biệt các thành phần trong câu khi nào thì cần dấu ngắt ý. Ngoài ra, cách viết của bạn liên tục sử dụng dấu chấm khi câu văn chưa hết ý. Nói chung là bạn cần rèn luyện và sửa cách hành văn cho tốt hơn.

Lỗi phát sinh:

9. Dư dấu câu, ví dụ: “Ai, ai? ”. Nam Phong, cậu học sinh duy nhất tham gia hội bà tám lên tiếng.

>>> Chúng ta sử dụng dấu kết câu thoại để làm dấu kết toàn câu.

SỬA: “Ai, ai?” Nam Phong, cậu học sinh duy nhất tham gia hội bà tám lên tiếng.

* * *

Bạn sửa file lại giúp mình.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Tên tác phẩm: Dạ khúc ngày nắng.
Tác giả: Hoa Băng.
File của bạn có những lỗi sau:

1. Sau dấu câu không có dấu cách, ví dụ:
Đơn giản nhưng thân thuộc.Đối với cô gái chỉ cần thân thuộc không cần sa hoa, lộng lẫy.
Sống mũi thanh tú khẽ nhếch lên,khuôn miệng nhỏ xinh vẽ ra đường cong thoáng cười.

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA:
Đơn giản nhưng thân thuộc. Đối với cô gái chỉ cần thân thuộc không cần sa hoa, lộng lẫy.
Sống mũi thanh tú khẽ nhếch lên, khuôn miệng nhỏ xinh vẽ ra đường cong thoáng cười.

2. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:

- Tôi biết bà lo lắng điều gì nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. – Dì Mười khẽ vỗ vài bạn mình trấn an - Con bé sẽ bị người khác khinh thường,...

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

SỬA: - Tôi biết bà lo lắng điều gì nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. – Dì Mười khẽ vỗ vài bạn mình trấn an. - Con bé sẽ bị người khác khinh thường,...

3. Lỗi đánh máy, sai chính tả, ví dụ: cật giọng, đứ con, D9a4 hai năm trôi qua,đội nó, bị vhe khuất , vươn lại, mặc khác...

4. Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ:
-Đồng phục của trường quý tộc quả không tầm thường. – Cô gái cật giọng cảm thán – Nếu không phải vì lời hứa với người đó thì...
- Tớ không...– Khuôn mặt thanh tú phút chốc đỏ bừng, cậu ta lúng túng hệt như đứa trẻ bị bắt lỗi oan mà không biết giải thích thế nào cho hợp lí.

>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại.

SỬA:
-Đồng phục của trường quý tộc quả không tầm thường. - Cô gái cật giọng cảm thán. - Nếu không phải vì lời hứa với người đó thì...
- Tớ không... - Khuôn mặt thanh tú phút chốc đỏ bừng, cậu ta lúng túng hệt như đứa trẻ bị bắt lỗi oan mà không biết giải thích thế nào cho hợp lí.

* * *

Kết: Lỗi số 2 gặp rất nhiều lần. Lỗi số 3 chứng tỏ bạn không kiểm tra kĩ file trước khi gửi. Riêng lỗi số 1 và 4 có thể là do bạn dùng Word 2010. Bạn sửa file, lưu Word 2007 và gửi lại giúp mình nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: Dã Vương Sủng Vương Phi
- Tác giả: Điệp Tử Sa Cơ
File này của bạn có những lỗi sau:

1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc kép và nội dung bên trong, ví dụ: Lão ngưng nói rồi nhếch mép nhìn tên trước mặt:" Và ta đang tự hỏi liệu ngươi đứng trước mặt ta bây giờ là chứng minh điều gì "
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên ngoài.

SỬA: Lão ngưng nói rồi nhếch mép nhìn tên trước mặt: "Và ta đang tự hỏi liệu ngươi đứng trước mặt ta bây giờ là chứng minh điều gì."

2. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: " Nhưng...một tên đã phá ổ ta và..."
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA: "Nhưng... một tên đã phá ổ ta và..."

3. Thiếu dấu kết câu, ví dụ: Dứt tiếng vỗ tay khan khốc

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

4. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 20 năm, 1 đứa con gái...

>>> Chúng ta chỉ dùng số ghi nhắc đến thời gian, bao gồm ngày giờ. Còn lại, cố gắng dùng chữ hết.

5. Lỗi đánh máy, sai chính tả, ví dụ: nết da sạm, tán thường, ngiến răng, trãi dài...

7. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ:
Trong một toà nhà cao được phủ bởi sắc trời u tối của màn đêm lạnh lẽo..
Hửm....kẻ phá ổ?

>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.

8. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Sát thủ bảng A saoo ??

>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.

9. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ:
" Rầm ".
" Thưa sếp, tất cả đã được thực hiện theo kế hoạch. Nhưng... ". Một bóng dáng nam nhân cao lớn, đeo kính đen vẻ mặt thận trọng, cúi người nói với người trước mặt sau ghế sofa

>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.

SỬA:
"Rầm."
"Thưa sếp, tất cả đã được thực hiện theo kế hoạch. Nhưng... " Một bóng dáng nam nhân cao lớn, đeo kính đen vẻ mặt thận trọng, cúi người nói với người trước mặt sau ghế sofa.

* * *

Kết: Nhìn chung, file của bạn có mắc khá nhiều lỗi cơ bản. Mỗi lỗi như vậy lặp lại rất nhiều lần. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
 

Sellvi

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Biên tập
Tham gia
30/7/14
Bài viết
402
Gạo
3.763,0
Mình sửa lại rồi, Chim coi dùm nha.
 

Đính kèm

  • Dã Vương Sủng Vương Phi - Sellvi - 1.docx
    24,8 KB · Xem: 160

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Gửi bạn bản sửa lỗi. Bạn kiểm tra giúp mình. Cảm ơn bạn.
 

Đính kèm

  • Hai khoảng thời gian - lee_ryu.doc
    69,5 KB · Xem: 127

Nhã Thuần

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
28/7/14
Bài viết
23
Gạo
0,0
Đầu tiên là file của bạn quá ngắn (dưới 1000 từ). Bạn vui lòng gửi lại file khác dài hơn.

Tuy nhiên, mình nhặt trước vài lỗi để bạn sửa luôn cho lần gửi file sau:

1. Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ:
-Hạ, em cứ về đi. Để đấy chị làm nốt cho.
Nguyệt Hạ đang lúi húi lau bàn ghế trong cửa hàng bán đồ ăn nhanh mà cô làm thêm thì sau lưng vang lên tiếng chị Trang-chủ cửa hàng.

>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại.

SỬA:
- Hạ, em cứ về đi. Để đấy chị làm nốt cho.
Nguyệt Hạ đang lúi húi lau bàn ghế trong cửa hàng bán đồ ăn nhanh mà cô làm thêm thì sau lưng vang lên tiếng chị Trang - chủ cửa hàng.

2. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: -A!!!

>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.

3. Sau dấu câu không có dấu cách, ví dụ: Nhưng bỗng nhiên...cổ chân cô bị một bàn tay lạnh toát nắm lấy, theo sau đó là tiếng nói thì thào,...

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA: Nhưng bỗng nhiên... cổ chân cô bị một bàn tay lạnh toát nắm lấy, theo sau đó là tiếng nói thì thào,...

4. Sai chính tả, ví dụ: truyện gì, túi sách...
Mình đã sửa lại và làm mới file rồi, Chim xem lại nhé!
 

Đính kèm

  • Có khi nào buông tay-Nhã Thuần..doc
    37 KB · Xem: 162
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên