[Truyện dài - Đăng ký quyền Tác giả] Thông báo tạm khóa chủ đề

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Tham gia
8/6/14
Bài viết
1.328
Gạo
31,0
- Em hỏi ý trên với ý dưới khác nhau nhé. Chị không hiểu em nói kí tên riêng ở mỗi chương là sao cả.
- Em đăng kí, gửi file để chị xem nhé. Giúp là giúp sao em? Em có thể đọc lại các bài phản hồi của chị cho các bạn. Nó sẽ giúp em tránh không ít lỗi.
- Nếu em hỏi thêm vấn đề gì quá xa chủ đề này thì em qua Hỏi đáp thắc mắc giúp chị nhé
;)
Chị để em tìm hiểu ạ. Còn thắc mắc về sau, có gì không hiểu em sẽ hỏi sau ạ. Thaks chị!>:D<
 

hoa băng

Gà con
Tham gia
10/7/14
Bài viết
3
Gạo
0,0
Bạn có thể chỉ lại cho mình về lỗi số 4 được không? Lần trước bạn chỉ cho mình nhưng mình vẫn chưa hiểu lắm. Còn về file thì cho mình hỏi là mình phải sửa tên file là: Dạ khúc ngày nắng - hoa băng.doc phải không? Chỉ mình với nhé!
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Bạn có thể chỉ lại cho mình về lỗi số 4 được không? Lần trước bạn chỉ cho mình nhưng mình vẫn chưa hiểu lắm. Còn về file thì cho mình hỏi là mình phải sửa tên file là: Dạ khúc ngày nắng - hoa băng.doc phải không? Chỉ mình với nhé!
Mình hướng dẫn rõ ràng rồi bạn, còn kèm ví dụ nữa. Bạn so sánh ví dụ của mình với cách sửa của bạn sẽ thấy sự khác nhau.
Tên file hai lần trước đúng rồi nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Đã xong, rất phiền bạn rồi!
Bạn đã sửa file khá tốt.

Bạn đọc lại bài NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT về truyện dài (chú ý phần đặt tiêu đề cũng như cách trình bày #1) và bắt đầu đăng truyện của mình ha. Các chương sau của bạn cũng cần trình bày chuẩn như chương 1 mà bạn đã chỉnh sửa theo hướng dẫn của Chim. Mọi chương mắc lại những lỗi tương tự đều có thể bị xóa.

Chim vừa cấp quyền cho bạn rồi đấy.

Chào mừng bạn tham gia nhóm Tác giả trên diễn đàn Gác Sách. >:D<

Tái bút: Mình thấy là bạn đã cố gắng tìm và sửa lỗi. Mục đích duyệt file không phải là sửa file này cho sạch sẽ hoàn toàn lỗi mà là để các bạn biết mình sai cái gì, sửa thế nào và biết phải vất vả thế nào để tìm ra lỗi. Vì thế mà mình vẫn cấp quyền cho bạn, mặc dù file vẫn còn lỗi. Mình chỉ ra sẵn đây cho bạn sửa để hoàn thiện chương nhé.

"Ừm!" Cô cũng rít kẽ răng trả lời .
Chương 1 : đột nhập
Hai chỗ này, mình nghĩ là bạn biết cách sửa. Nó là lỗi số 2.


Người đàn ông kia cười lớn "Ôi! Thì ra là con gái của Hồng lão đại, nghe danh đã lâu, không ngờ Hồng đại ca lại sinh ra được một mỹ nữ đẹp tuyệt trần thế này..."
Chỗ này thì bạn cần dấu hai chấm sau chữ “cười lớn” thể hiện nhân vật sắp nói lời thoại tiếp theo. Để thế kia thì chỗ đó thiếu dấu câu nhé.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: [Fanfiction] Black Rose
- Tác giả:Lee Mina
File của bạn có những lỗi sau:

1. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: “Tôi…..À! Chắc cháu nó nói nhảm ấy mà”

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA: “Tôi... À! Chắc cháu nó nói nhảm ấy mà.”

2. Thiếu dấu kết câu, ví dụ:
“Đừng đá con bé nữa, sức khoẻ nó vẫn còn quá yếu”-Dì Trương lao ra can ngăn những bàn chân bẩn thỉu đang dẫm đạp lên con người nhỏ bé, ốm yếu
Dì Trương cười hiền, ấm áp nhìn cô

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

SỬA:
“Đừng đá con bé nữa, sức khoẻ nó vẫn còn quá yếu.” Dì Trương lao ra can ngăn những bàn chân bẩn thỉu đang giẫm đạp lên con người nhỏ bé, ốm yếu.
Dì Trương cười hiền, ấm áp nhìn cô.

3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 2 người, 3 người...

>>> Chúng ta chỉ dùng số ghi nhắc đến thời gian, bao gồm ngày giờ. Còn lại, cố gắng dùng chữ hết.

4. Sai chính tả, ví dụ: nhồm nhàm, chả qua, dẫm đạp, dùm, câu truyện...

5. Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ:
“Ăn từ từ thôi con, kẻo nghẹn đấy”-Dì đưa bàn tay ấm áp của mình vuốt vuốt lưng Cự Giải.

>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại.

SỬA: “Ăn từ từ thôi con, kẻo nghẹn đấy” - Dì đưa bàn tay ấm áp của mình vuốt vuốt lưng Cự Giải.

(Đây là mình ví dụ chứ theo lỗi số 10 bên dưới thì ở đây không dùng dấu gạch giữa. Mình chỉ ra lỗi để nhỡ trường hợp khác bạn có sử dụng dấu gạch giữa thì lưu ý.)

6. Dùng dấu nháy đơn không đúng lúc, ví dụ: ‘người đẹp’...

>>> Chúng ta chỉ dùng cặp dấu này khi câu văn có chứa nó được đặt trong cặp dấu ngoặc kép “ ”.

7. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: không có ai nhận nuôi cô và cô vui vì điều đó….

>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.

8. Chèn lời bình của tác giả vào truyện, ví dụ: (chị còn nhỏ mà thật xảo quyệt a)

>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc thì tác giả nên hạn chế chèn bình luận vào nội dung truyện.

9. Thiếu dấu câu phân biệt các thành phần trong câu, ví dụ: Ngày đó Cự Giải còn rất bé nhưng lại tinh ranh và lanh lợi, ở trong cô nhi viện cô thật không sợ gì hết nhưng vì cô còn quá nhỏ nên không thể chịu được việc bị tra tấn từ các đứa trẻ khác và chủ viện.

>>> Trong một câu có nhiều thành phần thì chúng ta cần dùng thêm dấu câu để ngăn các ý với nhau.

SỬA: Ngày đó, Cự Giải còn rất bé nhưng lại tinh ranh và lanh lợi, ở trong cô nhi viện, cô thật không sợ gì hết nhưng vì cô còn quá nhỏ nên không thể chịu được việc bị tra tấn từ các đứa trẻ khác và chủ viện.

10. Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ: “Gọi Song Nhi ra đây”- Bà ta ra lệnh cho 3 người giúp việc.

>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.

SỬA: “Gọi Song Nhi ra đây.” Bà ta ra lệnh cho ba người giúp việc.

11. Góp ý thêm: Khi diễn tả những âm thanh của khung cảnh, nếu muốn thì bạn có thể dùng định dạng in nghiêng. Không sử dụng dấu sao để đánh dấu, ví dụ:

*Cạch*Cửa xe mở ra, một người đàn ông trung niên tiến vào, theo sau là một quý phu nhân trang nhã, xinh đẹp. Hai người bước vào viện cô nhi, dáo dác nhìn quanh tìm kiếm

Bạn nên trình bày thế này:

Cạch.

Cửa xe mở ra, một người đàn ông trung niên tiến vào, theo sau là một quý phu nhân trang nhã, xinh đẹp. Hai người bước vào viện cô nhi, dáo dác nhìn quanh tìm kiếm.

* * *

Kết: Nhìn chung, file của bạn có rất nhiều lỗi 2 và 10. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.

Tái bút: Bạn vui lòng không sử tiền tố (chỉ thể loại) trong tên file.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Cảm ơn Chim nhiều! Mình đã edit những lỗi trên, bạn xem lại hộ mình nhé :)
Bạn đã sửa file rất tốt.

Bạn đọc lại bài NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT về truyện dài (chú ý phần đặt tiêu đề cũng như cách trình bày #1) và bắt đầu đăng truyện của mình ha. Các chương sau của bạn cũng cần trình bày chuẩn như chương 1 mà bạn đã chỉnh sửa theo hướng dẫn của Chim. Mọi chương mắc lại những lỗi tương tự đều có thể bị xóa.

Chim vừa cấp quyền cho bạn rồi đấy.

Chào mừng bạn tham gia nhóm Tác giả trên diễn đàn Gác Sách. >:D<
 

yunmisaki

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/7/14
Bài viết
5
Gạo
0,0
Bạn đã sửa file khá tốt.

Bạn đọc lại bài NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT về truyện dài (chú ý phần đặt tiêu đề cũng như cách trình bày #1) và bắt đầu đăng truyện của mình ha. Các chương sau của bạn cũng cần trình bày chuẩn như chương 1 mà bạn đã chỉnh sửa theo hướng dẫn của Chim. Mọi chương mắc lại những lỗi tương tự đều có thể bị xóa.

Chim vừa cấp quyền cho bạn rồi đấy.

Chào mừng bạn tham gia nhóm Tác giả trên diễn đàn Gác Sách. >:D<

Tái bút: Mình thấy là bạn đã cố gắng tìm và sửa lỗi. Mục đích duyệt file không phải là sửa file này cho sạch sẽ hoàn toàn lỗi mà là để các bạn biết mình sai cái gì, sửa thế nào và biết phải vất vả thế nào để tìm ra lỗi. Vì thế mà mình vẫn cấp quyền cho bạn, mặc dù file vẫn còn lỗi. Mình chỉ ra sẵn đây cho bạn sửa để hoàn thiện chương nhé.

Hai chỗ này, mình nghĩ là bạn biết cách sửa. Nó là lỗi số 2.

Chỗ này thì bạn cần dấu hai chấm sau chữ “cười lớn” thể hiện nhân vật sắp nói lời thoại tiếp theo. Để thế kia thì chỗ đó thiếu dấu câu nhé.
Rất cám ơn bạn đã vất vả vì mình. :">
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
- Tên tác phẩm: Yêu Em Trọn Kiếp
- Tác giả: Diệp Phong
File của bạn có những lỗi sau:

1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc kép và nội dung bên trong, ví dụ:
“Tống giám đốc, vé máy bay tôi đã đặt sẵn rồi, sáng mai có thể đi.”Hoàng Khải mở cửa phòng bước vào thông báo cho anh.
Nhưng chưa bao giờ anh đến gặp cô có lẽ vì trước khi đi cô để lại lá thư:”…mong anh đừng bao giờ đi tìm em…”

>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên ngoài.

SỬA:
“Tống giám đốc, vé máy bay tôi đã đặt sẵn rồi, sáng mai có thể đi.” Hoàng Khải mở cửa phòng bước vào thông báo cho anh.
Nhưng chưa bao giờ anh đến gặp cô có lẽ vì trước khi đi cô để lại lá thư: “… mong anh đừng bao giờ đi tìm em…”

2. Thiếu dấu kết câu, ví dụ: “Không không, cháu thích chú đẹp trai đón mà, hì hì”

>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.

3. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: Bà Lan nghe thế mừng rỡ vô cùng: "Được được, con yên tâm, lần này là lần cuối cùng, đảm bảo con sẽ thích con bé cho mà xem...."

>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.

4. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Reengggg..!!!

>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.

5. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Những cơn mưa đem theo những mảnh kí ức xa xăm…Sau một ngày dạy mệt mỏi, cô trở về căn phòng nhỏ ấm áp của mình, thưởng thức bữa cơm tối do chính tay mình làm.

>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.

SỬA: Những cơn mưa đem theo những mảnh kí ức xa xăm… Sau một ngày dạy mệt mỏi, cô trở về căn phòng nhỏ ấm áp của mình, thưởng thức bữa cơm tối do chính tay mình làm.

6. Góp ý thêm: Bạn thường xuyên dùng lời dẫn cho lời thoại của nhân vật này để làm lời dẫn cho lời thoại của nhân vật khác, ví dụ:
“Tổng giám đốc, món đồ anh đặt đã được gửi đến rồi đây.” Hoàng Khải nói với người con trai đang ngồi trên ghế chăm chú đọc tài liệu, anh vẫn không hề ngẩng đầu lên chỉ lãnh đạm nói:
“Ừm, để đấy đi.”

>>> Hoặc là tách làm hai lời dẫn riêng biệt, hoặc là đưa lời dẫn thành lời kể.

SỬA:
“Tổng giám đốc, món đồ anh đặt đã được gửi đến rồi đây.”
Hoàng Khải nói với người con trai đang ngồi trên ghế chăm chú đọc tài liệu. Anh vẫn không hề ngẩng đầu lên chỉ lãnh đạm nói:
“Ừm, để đấy đi.”

(Đây chỉ là mình gợi ý, bạn có thể dùng cách diễn đạt khác để tránh tình trạng một lời dẫn dùng chung cho hai lời thoại của hai nhân vật khác nhau.)

* * *

Kết: Lỗi số 6 của bạn gặp rất nhiều. Nó dường như là cách bạn trình bày lời thoại liên tiếp của hai nhân vật khác nhau. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
1.860,0
Hic, mình đã sửa lại ngay nè, đúng là còn lỗi nhìu quá. Thanks bạn Chim nhé. mình gửi lại file vừa sửa cho bạn nè.
Tên tác phẩm: Định Mệnh.
Tác giả: Lâm Diệu Anh.
Tình trạng (hoàn/ đang sáng tác): đang sáng tác.
- Giới thiệu (tóm tắt) tác phẩm:
“ Nếu thời gian có thể quay trở lại.
Nếu có thể lựa chọn thêm một lần nữa,
muội vẫn sẽ chọn huynh.
Bởi trong trái tim muội, mãi mãi chỉ có thể yêu thương một người: là huynh.
Và tình yêu của hai chúng ta chính là Định Mệnh.”
Nhưng liệu lựa chọn ấy sẽ ngọt ngào hay chỉ là đắng chát? Nam tử đó có xứng với tình yêu của cô? Là tình yêu mà cô dành cả cuộc đời để bảo vệ!
 

Đính kèm

  • Định mệnh-Lâm Diệu Anh.doc
    61,5 KB · Xem: 136
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên