- Tên tác phẩm: Bóng đêm, anh và em.
- Tác giả: Leo Lười.
File của bạn có những lỗi sau:
1.
Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc kép và nội dung bên trong, ví dụ:
“ Hắn… thoát…
rồi! ”
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc kép và nội dung bên ngoài.
SỬA:
“Hắn… thoát…
rồi!”
2.
Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại, ví dụ:
-“Thằng khốn nạn!!”
“Tao đã nói trước với mày rồi! Cũng do mày quá ngu thôi.”
>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là dùng dấu gạch giữa. Không kết hợp cả hai.
3.
Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ:
“Dương Duy Long! Tên khốn! Mày đứng
lại ! ”
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: “Dương Duy Long! Tên khốn! Mày đứng
lại!”
4.
Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ: “Tại sao anh lại bắn hắn ta? ”- Tiểu Vy cằn
nhằn – “Chẳng phải anh đã hứa với em sẽ không dùng cách này mà?”
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA: “Tại sao anh lại bắn hắn ta? ” Tiểu Vy cằn
nhằn. “Chẳng phải anh đã hứa với em sẽ không dùng cách này mà?”
Trong truyện của bạn có những đoạn chat cũng thiếu dấu câu và sử dụng kí tự biểu cảm. Cái này mình không tính là lỗi vì nó là đặc trưng của chat, ví dụ:
HanPhong Lam: Vẫn dậm chân tại chỗ
Tên khốn đó lại thoát!
5.
Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: có 1 không 2, 13 tuổi, 30 phút...
>>> Chúng ta chỉ dùng số ghi nhắc đến thời gian, bao gồm ngày giờ. Còn lại, cố gắng dùng chữ hết.
6.
Viết tắt, ví dụ: STT, pm...
7.
Lỗi đánh máy, sai cính tả, ví dụ: rầ, chuện, tỏ rỏ...
8.
Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ: “Haha ……. Được rồi không làm phiền anh nữa ! Lát nữa tôi sẽ qua đó, anh đang bị thương mọi việc cứ để tôi lo.”
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
9.
Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Đoàng!!!
>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.
10.
Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ:
“Tởm quá! Anh bớt giỡn mặt lại
đi!” – Anh gằn giọng.
>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: “Tởm quá! Anh bớt giỡn mặt lại
đi!” Anh gằn giọng.
11.
Góp ý thêm: Chúng ta không sử dụng dấu ~ để trình bày, ví dụ:
~ Ring ring ring... Ring ring ring ~
Câu này bạn có thể viết bình thường:
Ring ring ring... Ring ring ring...
12.
Không có dấu cách trước/sau dấu gạch giữa, ví dụ:
-“Thằng khốn nạn!!”
“Tại sao anh lại bắn hắn
ta? ”- Tiểu Vy cằn nhằn – “Chẳng phải anh đã hứa với em sẽ không dùng cách này mà?”
>>> Đối với dấu gạch giữa:
- Có dấu cách ngay phía sau, nếu được dùng để mở đầu lời thoại;
- Có dấu cách ngay trước và sau, nếu được dùng để phân biệt giữa lời dẫn và lời thoại.
SỬA: (cái này mình sửa cho trường hợp dùng dấu gạch giữa để đánh dấu lời thoại)
- Thằng khốn nạn!
- Tại sao anh lại bắn hắn
ta? - Tiểu Vy cằn nhằn. - Chẳng phải anh đã hứa với em sẽ không dùng cách này mà?
* * *
Kết: Mỗi lỗi như vậy gặp rải rác. Bạn sửa file và gửi lại để mình xem nhé.