- Tên tác phẩm: Mối tình đầu gì chứ, có anh là được rồi!
- Tác giả: Mèo đội mũ đỏ.
File của bạn có những lỗi sau:
1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc và nội dung bên trong, ví dụ: “ hợp phong thuỷ ”
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên ngoài.
SỬA: “hợp phong thuỷ”
2. Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ: “Chà, đúng là nam thanh nữ tú nha, nhìn cứ như phim Hàn ấy…nhưng mà có hơi quá không nhỉ, đây là nơi công cộng mà, lại còn hẹn ra chỗ đó ngồi nữa chứ” - Diệp Anh không nhịn được mà cảm thán.
>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: “Chà, đúng là nam thanh nữ tú nha, nhìn cứ như phim Hàn ấy… nhưng mà có hơi quá không nhỉ, đây là nơi công cộng mà, lại còn hẹn ra chỗ đó ngồi nữa chứ.” Diệp Anh không nhịn được mà cảm thán.
3. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Hé nhìn vào phòng họp…gay rồi…thủ lĩnh đầu hói của nó có vẻ như tâm trạng không được tốt lắm, ngồi kế là con bạn thân với tình trạng cũng không khá khẩm hơn là mấy.
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Hé nhìn vào phòng họp… gay rồi… thủ lĩnh đầu hói của nó có vẻ như tâm trạng không được tốt lắm, ngồi kế là con bạn thân với tình trạng cũng không khá khẩm hơn là mấy.
4. Thiếu dấu kết câu, ví dụ: “À…à vâng” Di nhìn không chớp mắt, đẹp thật đó, đó giờ nó chưa thấy ai nhìn “đã” vậy nha…
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA: “À… à vâng.” Di nhìn không chớp mắt, đẹp thật đó, đó giờ nó chưa thấy ai nhìn “đã” vậy nha…
5. Không viết hoa sau dấu hai chấm, ví dụ: Quay sang nhìn Diệp Anh, cô dùng ánh mắt thương hại quẳng cho nó, ý bảo: mày ngu thế thì chết đi là vừa.
>>> Sau dấu hai chấm, có thể viết hoa, có thể không viết hoa, tùy thuộc từng trường hợp.
- Viết hoa trong trường hợp liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ "là", hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ "sau đây", "như sau", "để".
- Không viết hoa trong trường hợp cần giải thích, thuyết minh cho một phần trong câu.
6. Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: thuỷ...
>>> Bạn nên đọc lại Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.
7. Lỗi đánh máy, ví dụ: thuyêt giáo...
8. Sai chính tả, ví dụ: giơ tay, công ti, tằng hắng...
9. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Con kia!!!
>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.
10. Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 7:00 sáng
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam: bảy giờ sáng, 7 giờ sáng. Cách ghi giờ 07:00 chỉ nên dùng trong các truyện cần nhấn mạnh mốc thời gian như điều tra chẳng hạn.
11. Không thống nhất khi dùng từ, ví dụ: công ty, công ti...
12. Sử dụng các kí tự biểu cảm, ví dụ: ***$%^&*(*&!!!!
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc, chúng ta tránh sử dụng những biểu tượng này (trừ khi trong tác phẩm có đoạn chat).
13. Chèn lời bình của tác giả vào truyện, ví dụ: (mê trai giống tác giả)
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc thì tác giả nên hạn chế chèn bình luận vào nội dung truyện.
14. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: Một tràng cười khả ố vang lên ngay giữa căn tin công ti, nó nhìn Diệp Anh bằng ánh mắt khinh bỉ “ Mày mà là con gái à, con lừa thì có” , và tất nhiên sau bao nhiêu năm chơi chung, Di dư thừa thông minh để không nói câu đó ra.
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc gạch đầu dòng). Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Ví dụ: BẢY GIỜ RƯỠI!!!!
>>> Tránh viết hoa hoặc in đậm toàn bộ một từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh ý. Muốn nhấn mạnh ý diễn đạt, tác giả cần dựa vào cách hành văn, cần thiết thì sử dụng dấu gạch nối giữa một cụm nhiều từ.
* * *
Kết: Lỗi số 3 thường gặp với dấu chấm lửng. Lỗi số 4 rất nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.
1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc và nội dung bên trong, ví dụ: “ hợp phong thuỷ ”
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên ngoài.
SỬA: “hợp phong thuỷ”
2. Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ: “Chà, đúng là nam thanh nữ tú nha, nhìn cứ như phim Hàn ấy…nhưng mà có hơi quá không nhỉ, đây là nơi công cộng mà, lại còn hẹn ra chỗ đó ngồi nữa chứ” - Diệp Anh không nhịn được mà cảm thán.
>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: “Chà, đúng là nam thanh nữ tú nha, nhìn cứ như phim Hàn ấy… nhưng mà có hơi quá không nhỉ, đây là nơi công cộng mà, lại còn hẹn ra chỗ đó ngồi nữa chứ.” Diệp Anh không nhịn được mà cảm thán.
3. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Hé nhìn vào phòng họp…gay rồi…thủ lĩnh đầu hói của nó có vẻ như tâm trạng không được tốt lắm, ngồi kế là con bạn thân với tình trạng cũng không khá khẩm hơn là mấy.
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Hé nhìn vào phòng họp… gay rồi… thủ lĩnh đầu hói của nó có vẻ như tâm trạng không được tốt lắm, ngồi kế là con bạn thân với tình trạng cũng không khá khẩm hơn là mấy.
4. Thiếu dấu kết câu, ví dụ: “À…à vâng” Di nhìn không chớp mắt, đẹp thật đó, đó giờ nó chưa thấy ai nhìn “đã” vậy nha…
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA: “À… à vâng.” Di nhìn không chớp mắt, đẹp thật đó, đó giờ nó chưa thấy ai nhìn “đã” vậy nha…
5. Không viết hoa sau dấu hai chấm, ví dụ: Quay sang nhìn Diệp Anh, cô dùng ánh mắt thương hại quẳng cho nó, ý bảo: mày ngu thế thì chết đi là vừa.
>>> Sau dấu hai chấm, có thể viết hoa, có thể không viết hoa, tùy thuộc từng trường hợp.
- Viết hoa trong trường hợp liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ "là", hoặc trong thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ "sau đây", "như sau", "để".
- Không viết hoa trong trường hợp cần giải thích, thuyết minh cho một phần trong câu.
6. Bỏ dấu thanh trên nguyên âm chưa đúng, ví dụ: thuỷ...
>>> Bạn nên đọc lại Quy định chính tả của Gác Sách, đặc biệt là phần Vị trí dấu thanh để biết cách sửa lỗi.
7. Lỗi đánh máy, ví dụ: thuyêt giáo...
8. Sai chính tả, ví dụ: giơ tay, công ti, tằng hắng...
9. Lạm dụng dấu câu, ví dụ: Con kia!!!
>>> Một lần chỉ sử dụng một dấu chấm hỏi, một dấu chấm than, hoặc kết hợp một dấu chấm hỏi và một dấu chấm than.
10. Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 7:00 sáng
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam: bảy giờ sáng, 7 giờ sáng. Cách ghi giờ 07:00 chỉ nên dùng trong các truyện cần nhấn mạnh mốc thời gian như điều tra chẳng hạn.
11. Không thống nhất khi dùng từ, ví dụ: công ty, công ti...
12. Sử dụng các kí tự biểu cảm, ví dụ: ***$%^&*(*&!!!!
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc, chúng ta tránh sử dụng những biểu tượng này (trừ khi trong tác phẩm có đoạn chat).
13. Chèn lời bình của tác giả vào truyện, ví dụ: (mê trai giống tác giả)
>>> Trong một tác phẩm nghiêm túc thì tác giả nên hạn chế chèn bình luận vào nội dung truyện.
14. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: Một tràng cười khả ố vang lên ngay giữa căn tin công ti, nó nhìn Diệp Anh bằng ánh mắt khinh bỉ “ Mày mà là con gái à, con lừa thì có” , và tất nhiên sau bao nhiêu năm chơi chung, Di dư thừa thông minh để không nói câu đó ra.
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc gạch đầu dòng). Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Ví dụ: BẢY GIỜ RƯỠI!!!!
>>> Tránh viết hoa hoặc in đậm toàn bộ một từ hoặc cụm từ để nhấn mạnh ý. Muốn nhấn mạnh ý diễn đạt, tác giả cần dựa vào cách hành văn, cần thiết thì sử dụng dấu gạch nối giữa một cụm nhiều từ.
* * *
Kết: Lỗi số 3 thường gặp với dấu chấm lửng. Lỗi số 4 rất nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.