File của bạn có những lỗi sau:
1. Lỗi đánh máy, ví dụ: nhướm mày...
2. Sai chính tả, ví dụ: hàng tá truyện để nói, nghe bạn bè nói truyện, nghe kể truyện, câu truyện...
3. Không viết hoa tên môn học, ví dụ: bài kiểm tra hóa, mức độ “quay” sử...
4. Dư dấu câu, ví dụ: Mặt khác, cổ nhân có câu: “Tranh cãi với một kẻ ngốc chứng tỏ rằng có hai kẻ ngốc!”.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời trích dẫn, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu trích được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA: Mặt khác, cổ nhân có câu: “Tranh cãi với một kẻ ngốc chứng tỏ rằng có hai kẻ ngốc!”
5. Trình bày thoại chưa đúng, ví dụ: - Tụi bay, câu 3 đề sai phải không? Bu nó chứ, tao làm hoài không ra. – Anh bạn lớp trưởng mặt mũi tím bầm nhẩy dựng giữa lớp, vừa hỏi vừa khẳng định: - Đề sai chắc luôn!
>>> Nếu dùng dấu hai chấm, bạn nên xuống dòng. Nếu không xuống dòng thì bạn nên bỏ dấu hai chấm, thay bằng dấu chấm.
SỬA:
Cách 1:
- Tụi bay, câu 3 đề sai phải không? Bu nó chứ, tao làm hoài không ra.
Anh bạn lớp trưởng mặt mũi tím bầm nhẩy dựng giữa lớp, vừa hỏi vừa khẳng định:
- Đề sai chắc luôn!
Cách 2:
- Tụi bay, câu 3 đề sai phải không? Bu nó chứ, tao làm hoài không ra. - Anh bạn lớp trưởng mặt mũi tím bầm nhẩy dựng giữa lớp, vừa hỏi vừa khẳng định. - Đề sai chắc luôn!
6. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: ... bụng nghĩ: “Chẳng bao giờ... học sinh nói chuyện.”
>>> Lời thầm nghĩ, âm thanh ngoại cảnh không nên đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc gạch đầu dòng). Chúng ta có thể trình bày như mọi lời văn khác, kiểu lời trần thuật, hoặc cần thiết thì in nghiêng (đối với âm thanh ngoại cảnh).
b. Ví dụ: Tôi nhớ ngày trước, Duy Nguyên từng nói với tôi rằng:
- Muốn qua ải kiểm tra dễ dàng... ai cũng làm được.
>>> Đây không phải là lời thoại trực tiếp mà là trích dẫn nguyên văn, bạn nên sử dụng ngoặc kép.
* * *
Kết: Lỗi số 5 khá nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.