File của bạn có những lỗi sau:
1. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Viết cái tựa đề gì mà Tô Cảnh Trung được bạn thân nhất Tiêu Tuấn đặt cho biệt danh cú mèo thật dễ thương, thật đáng ngưỡng mộ tình bạn của hai chàng trai này , thiệt là hại danh tiếng quá
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
2. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
“Tôi là chim cánh cụt. Tôi không có cánh, tôi không thể bay, tôi phải dựa vào ý chí để chạy thật nhanh nhưng vẫn không thể thoát khỏi ánh mắt cú mèo”
“Mình đâu có quên lời hẹn ước của chúng ta, mình đã thuyết phục được anh Hữu Thiên đầu tư cổ phần cho cửa hàng hoa tương lai rồi.”- gọi là thuyết phục cho nó ghê gớm chứ thật ra tôi chỉ gọi một cú điện thoại cho lão ấy là xong.
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA:
“Tôi là chim cánh cụt. Tôi không có cánh, tôi không thể bay, tôi phải dựa vào ý chí để chạy thật nhanh nhưng vẫn không thể thoát khỏi ánh mắt cú mèo.”
“Mình đâu có quên lời hẹn ước của chúng ta, mình đã thuyết phục được anh Hữu Thiên đầu tư cổ phần cho cửa hàng hoa tương lai rồi.” Gọi là thuyết phục cho nó ghê gớm chứ thật ra tôi chỉ gọi một cú điện thoại cho lão ấy là xong.
3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: 5 năm...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
4. Lỗi đánh máy, ví dụ: mục đich...
5. Sai chính tả, ví dụ: dày vò, căng teen...
6. Dư dấu câu phân biệt lời dẫn và lời thoại, ví dụ: “Tại sao?”- tôi hỏi lại, vốn dĩ là bạn cùng lớp mà còn bày đặt kết bạn.
>>> Khi sử dụng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại thì không cần dùng dấu gạch giữa để phân biệt lời thoại và lời dẫn.
SỬA: “Tại sao?” Tôi hỏi lại, vốn dĩ là bạn cùng lớp mà còn bày đặt kết bạn.
7. Dùng sai dấu câu đánh dấu lời thoại, ví dụ: *Mình thích Tô Cảnh Trung*
>>> Để đánh dấu lời thoại, chúng ta có hai cách:
- Dùng cặp dấu ngoặc kép;
- Dùng dấu gạch giữa.
Không dùng dấu gạch dưới. Không dùng dấu sao. Không kết hợp in nghiêng.
8. Sai vị trí dấu kết câu thoại, dư dấu câu, ví dụ:
“Muốn biết thì cậu cũng vào đại học đi là biết ngay”.
“Bán đứng bạn bè, quả là bán đứng bạn bè, sao mình có thể tin tưởng cậu được nhỉ?”.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời thoại, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu thoại được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA:
“Muốn biết thì cậu cũng vào đại học đi là biết ngay.”
“Bán đứng bạn bè, quả là bán đứng bạn bè, sao mình có thể tin tưởng cậu được nhỉ?”
9. Góp ý thêm:
a. Các từ như haha... bạn nên viết là ha ha...
b. Các từ như oh, eh, ah... bạn nên viết là ô, ồ, ê, ế, a, à...
c. Ví dụ: *Cúp máy*.
>>> Chúng ta không dùng dấu sao để đánh dâu câu miêu tả hành động. Hãy dùng lời văn để viết ra hành động của nhân vật.
* * *
Kết: Các lỗi số 2, 6, 7, 8 và 9c rất nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.