Thì làm theo hướng dẫn ở #1 (bài đầu tiên của chủ đề) bạn ạ.Muốn gửi bài lên để đăng kí thì gửi thế nào bạn
Mình đã sửa lại, bạn xem giúp mình nhé, mình cám ơn.
Đã chỉnh sửa và bổ sung thêm một đoạn nhiều hội thoại của chương 4. Nhờ bạn kiểm tra lại. Cám ơn.
Bạn đã sửa file rất tốt.
Bạn đọc lại bài NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT về truyện dài (chú ý phần đặt tiêu đề cũng như cách trình bày #1) và bắt đầu đăng truyện của mình ha. Các chương sau của bạn cũng cần trình bày chuẩn như chương này. Mọi chương mới phát sinh lỗi đều có thể bị xóa.
Chim vừa cấp quyền cho bạn rồi đấy.
Chào mừng bạn tham gia nhóm Tác giả trên diễn đàn Gác Sách.
Mình bổ sung lỗi chính tả: hoảng loạng, dậm chân...
Lỗi phát sinh:
2. Sai vị trí dấu kết câu trích, dư dấu câu, ví dụ: Dương hơi cau mày vì câu: “Anh ta cũng là một người chị đã lãng quên”.
>>> Khi dùng cặp dấu ngoặc kép để đánh dấu lời trích, dấu kết câu phải nằm trước dấu ngoặc kép đóng. Mặt khác, dấu kết câu trích được xem như dấu kết toàn câu.
SỬA: Dương hơi cau mày vì câu: “Anh ta cũng là một người chị đã lãng quên.”
Hoặc: Dương hơi cau mày vì câu “anh ta cũng là một người chị đã lãng quên”.
Bạn sửa file lần nữa giúp mình nhé. Hy vọng lần tới mình được cấp quyền cho bạn ha.
Anh, chị xem hộ em với em đợi lâu quá rồiEm đã sửa lại rồi anh, chị xem hộ em ạ
Bạn mới tải file lên à? Sao lúc mình duyệt qua bài ngay trước và ngay sau bài của bạn lại không thấy bạn có gửi file vậy nhỉ?Anh, chị xem hộ em với em đợi lâu quá rồi
File của bạn có những lỗi sau:
1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc và nội dung bên trong, ví dụ: (tại sao? )
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên ngoài.
SỬA: (tại sao?)
2. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
- Không chết người, cho vào menu được! - cô gật đầu cảm thán.
"Tinh Tinh"
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA:
- Không chết người, cho vào menu được! - Cô gật đầu cảm thán.
Tinh tinh...
3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: năm 4...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
4. Lỗi đánh máy, ví dụ: nói chuyên, dứng giữa văn phòng, sao vây, không đnáng kể, quốc tể, lấy đucợ hai bằng, ông bà Triêu, ong bà Triệu...
5. Lỗi chính tả: túi sách...
6. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Cơ hội cho cô ...
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Cơ hội cho cô...
7. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ:
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
8. Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Chị biết rồi. Cô ta vừa nhắn tin cho chị. - Diệp Hân mỉm cười trả lời. Bước đến phòng làm việc của Giám đốc gõ cửa. "mời vào". Diệp Hân mở của bước vào:
- Giám đốc, cô muốn tìm tôi?
>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là dùng gạch đầu dòng. Không kết hợp cả hai. Không dùng dấu gạch dưới.
SỬA:
- Chị biết rồi. Cô ta vừa nhắn tin cho chị. - Diệp Hân mỉm cười trả lời. Bước đến phòng làm việc của Giám đốc gõ cửa.
- Mời vào.
Diệp Hân mở của bước vào:
- Giám đốc, cô muốn tìm tôi?
9. Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 12h15'
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam:
- Dạng dài: 12 giờ 15 phút, mười hai giờ mười lăm phút
- Dạng ngắn: 12:15 (Cách ghi giờ này chỉ nên dùng trong các truyện cần nhấn mạnh mốc thời gian như điều tra chẳng hạn.)
10. Thiếu dấu câu phân biệt các thành phần trong câu, ví dụ: Anh đây là Triệu Diệp Hân bạn em.
>>> Trong một câu có nhiều thành phần thì chúng ta cần dùng thêm dấu câu để ngăn các ý với nhau.
SỬA: Anh, đây là Triệu Diệp Hân bạn em.
11. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: - Tình trạng: Đang sáng tác.
>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối các ý như thế này. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các thông tin thế này đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.
b. Ví dụ: *ghiến răng kèn kẹt*
>>> Chúng ta không dùng cách trình bày này để diễn tả hành động của nhân vật. Bạn nên dùng lời văn thay thế.
c. Ví dụ: ''TT"
>>> Dấu ngoặc kép không phải là hai dấu nháy đơn đứng gần nhau.
* * *
Kết: Các lỗi số 2, 7 và 11b rất nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.
Em đã sửa xong ạ. Chị giúp em xem lại xong còn gì thiếu xót mong chị chỉ cho em. Em cảm ơn chị nhiều ạ.File của bạn có những lỗi sau:
1. Có dấu cách giữa cặp dấu ngoặc và nội dung bên trong, ví dụ: (tại sao? )
>>> Đối với cặp dấu ngoặc kép, ngoặc đơn:
- Không có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên trong;
- Có dấu cách giữa dấu ngoặc và nội dung bên ngoài.
SỬA: (tại sao?)
2. Thiếu dấu kết câu, đầu câu không viết hoa, ví dụ:
- Không chết người, cho vào menu được! - cô gật đầu cảm thán.
"Tinh Tinh"
>>> Mọi câu văn đều cần có dấu kết câu. Tùy trường hợp, đó có thể là dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng.
SỬA:
- Không chết người, cho vào menu được! - Cô gật đầu cảm thán.
Tinh tinh...
3. Dùng số thay vì dùng chữ, ví dụ: năm 4...
>>> Trong các bài viết, thống nhất dùng cách viết chữ "một", "hai", "ba", ... thay cho số "1", "2", "3" trong một câu văn; trừ phi con số có đơn vị đo lường kèm theo sau hoặc con số nằm trong danh sách, bảng số liệu.
4. Lỗi đánh máy, ví dụ: nói chuyên, dứng giữa văn phòng, sao vây, không đnáng kể, quốc tể, lấy đucợ hai bằng, ông bà Triêu, ong bà Triệu...
5. Lỗi chính tả: túi sách...
6. Trước/sau dấu câu có/không có dấu cách, ví dụ: Cơ hội cho cô ...
>>> Với các dấu câu, bao gồm dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng:
- Có dấu cách ngay phía sau;
- Không có dấu cách ngay phía trước.
SỬA: Cơ hội cho cô...
7. Dùng sai dấu chấm lửng, ví dụ:
>>> Dấu chấm lửng chỉ có ba chấm, không có hai chấm hay bốn, năm chấm.
8. Không thống nhất khi đánh dấu lời thoại, ví dụ:
- Chị biết rồi. Cô ta vừa nhắn tin cho chị. - Diệp Hân mỉm cười trả lời. Bước đến phòng làm việc của Giám đốc gõ cửa. "mời vào". Diệp Hân mở của bước vào:
- Giám đốc, cô muốn tìm tôi?
>>> Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta cần thống nhất cách đánh dấu với lời thoại, hoặc là dùng dấu ngoặc kép, hoặc là dùng gạch đầu dòng. Không kết hợp cả hai. Không dùng dấu gạch dưới.
SỬA:
- Chị biết rồi. Cô ta vừa nhắn tin cho chị. - Diệp Hân mỉm cười trả lời. Bước đến phòng làm việc của Giám đốc gõ cửa.
- Mời vào.
Diệp Hân mở của bước vào:
- Giám đốc, cô muốn tìm tôi?
9. Cách ghi giờ chưa đúng, ví dụ: 12h15'
>>> Cách ghi giờ chuẩn của Việt Nam:
- Dạng dài: 12 giờ 15 phút, mười hai giờ mười lăm phút
- Dạng ngắn: 12:15 (Cách ghi giờ này chỉ nên dùng trong các truyện cần nhấn mạnh mốc thời gian như điều tra chẳng hạn.)
10. Thiếu dấu câu phân biệt các thành phần trong câu, ví dụ: Anh đây là Triệu Diệp Hân bạn em.
>>> Trong một câu có nhiều thành phần thì chúng ta cần dùng thêm dấu câu để ngăn các ý với nhau.
SỬA: Anh, đây là Triệu Diệp Hân bạn em.
11. Góp ý thêm:
a. Ví dụ: - Tình trạng: Đang sáng tác.
>>> Bạn không cần đặt dấu chấm vào cuối các ý như thế này. Nếu không phải là một câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, chấm than hay chấm lửng thì các thông tin thế này đều chỉ là mệnh đề, không cần đặt dấu chấm cuối câu.
b. Ví dụ: *ghiến răng kèn kẹt*
>>> Chúng ta không dùng cách trình bày này để diễn tả hành động của nhân vật. Bạn nên dùng lời văn thay thế.
c. Ví dụ: ''TT"
>>> Dấu ngoặc kép không phải là hai dấu nháy đơn đứng gần nhau.
* * *
Kết: Các lỗi số 2, 7 và 11b rất nhiều. Bạn sửa file rồi gửi lại để mình xem nhé.