Truyện Kiều phiên bản xuyên không - Cập nhật - Cỏ Ngu Mỹ

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 11: Chuyện xưa kể lại.

Ta thật sự rất thích Thúy Vân muội ấy không những là một tiểu muội rất tâm lý mà còn luôn hiền hòa, dịu dàng cái gì cũng muốn nhường cho ta và Vương Quan. Ta thầm nghĩ có bao giờ muội ấy lớn trước tuổi không vì trừ những lúc ngây thơ ra thì muội ấy đã ra dáng một con người lớn rồi. Giống như Vương Quan muội ấy ngoại trừ hỏi một số câu hỏi ngốc nghếch của đứa trẻ lên bốn thì phong thái đã là một tiểu thư đài các dịu dàng lắm rồi. Ta nhiều lúc trêu đùa thì Thúy Vân và Tô Lan bảo trước đây ta còn ra dáng hơn cả muội ấy. Phụ thân ta vì muốn cho các nhi tử của mình trở thành những người xuất sắc nhất nên đã mời các vị ma ma già đã xuất cung về dạy bọn ta tác phong , lễ nghi. Mẫu thân ta trước đây cũng là Giang Nam đệ nhất mỹ nữ. Gái Giang Nam vốn xinh đẹp dịu dàng mà mẫu thân ta lại là đệ nhất nên không có điểm gì có thể chê. Ta thầm nghĩ chắc do có một mâu thân quá xinh đẹp mà phụ thân cũng anh tuấn nên Thúy Kiều ta mới có một nhan sắc “Hoa ghen, liễu hờn” như thế.

Ta nghe mẫu thân ta kể lại tên mẫu thân ta hồi còn con gái là Trình Tranh. Con gái của một gia đình quan thất thế. Cũng bởi vì thế ngoại tổ mẫu ta luôn muốn con gái trở thành tài nữ bậc nhất Giang Nam nên cái gì tốt cũng mời thầy về dạy cho mẫu thân ta. Năm bà được mười lăm tuổi triều đình có tổ chức tuyển tú nhưng khôn hiểu vì sao chính năm ấy mẫu thân ta bị đậu mùa đến lúc khỏi thì kì tuyển tú đã qua đi mẫu thân ta nghe lời ngoại tổ mẫu đợi thêm ba năm nữa. Thời gian cứ thế trôi đi. Ba năm sau tiếng đồn mẫu thân ta là đệ nhất mỹ nữ giang nam cũng đã bay tới tận kinh thành. Bỏi vậy nên gia đình ngoại tổ mẫu đã chắc chắn rằng mẫu thân ta đương nhiên trở thành phi tần của hoàng đế. Nhưng một sự kiện lại xảy ra. Năm đó nước chư hầu sang xin muốn được hòa thân với triều đình. Mà cả triều đình năm đó chỉ có đại công chúa Minh Văn Vân là đủ tuổi hòa thân. Nhưng đại công chúa lại là bảo bối tâm can của hoàng hậu Mục Cẩm vậy nên cuộc tuyển tú năm ấy chẳng qua cũng là để tuyển quận chúa đi hòa thân thôi. Nghe được tin này người người, nhà nhà đều tìm một mối tốt cho nữ nhi của mình. Gia đình ngoại tổ mẫu ta cũng không ngoại lệ. Tuy nói mẫu thân ta đẹp nghiêng nước nghiêng thành, là đệ nhất mĩ nhân Giang Nam nhưng lại không có một công tử con nhà quan lại nào dám cầu thân bởi ở vùng Giang Nam luôn tương truyền câu “hồng nhan họa thủy” bởi vậy nên những mĩ nhân như mẹ ta chỉ có thể chờ tuyển tú vào cung. Năm ấy phụ thân ta là một tử sỹ tuy đẹp trai, phong độ nhưng chưa có tương lai cũng được các bà mối đến chật cửa. Phụ thân ngưỡng mộ mẫu thân đã lâu nhân cơ hội này đến cầu thân với ngoại tổ mẫu. Dù không bằng lòng với gia cảnh và tương lai mịt mù của phụ thân nhưng ngoại tổ mẫu không còn cách nào khác. Chẳng thà gả nữ nhi cho một tử sỹ còn hơn phải đi hòa thân đất khách quê người. Dù sao mẫu thân cũng là nữ nhi tâm can bảo bối mà ngoại tổ mẫu dày công dạy dỗ trở thành phi tần nên người cũng không đành lòng nhìn nữ nhi của mình sống trong cảnh nghèo hàn vất vả. Bởi vậy nên chỉ cho phụ thân cùng mẫu thân đính ước chờ phụ thân đỗ đạt mới cho kiệu hoa rước mẫu thân về nhà. Nghe mẫu thân kể lại phụ thân ra sức học đến nỗi chảy máu cam, người gầy khô như que củi nhưng trời không phụ lòng người. Phụ thân năm ấy đạt bảng nhãn nhưng do lời gièm pha của một số kẻ khi thấy phụ thân cưới được đệ nhất mĩ nhân Giang Nam nên phụ thân chỉ được phân làm chức viên ngoại trông coi sổ sách nhỏ nhoi nhưng như vậy cũng đủ điều kiện để ôm mẫu thân về nhà. Ngày mẫu thân vu quy trời đổ mưa ngâu, phong cảnh hữu tình bởi vậy nên chỉ sau một tháng. Khụ. Sau một tháng mẫu thân mang thai ta. Chuyện xưa kể lại mới đó hơn năm năm rồi. Mẫu thân ta vẫn đẹp như ngay nào còn thêm chút phong trần từng trải. Nhiều người vẫn hối tiếc năm đó không can đảm để cưới mẫu thân. Trong số những người đó. Khụ. Có hoàng thượng. Bởi vậy nên sau năm năm lăn lộn trên chốn quan trường phụ thân ta vẫn không thăng chức được. Ta từng hỏi mẫu thân tại sao hoàng thượng lại biết được mẫu thân mà tiếc nuối. Mẫu thân kể năm đó. Đúng ngày mẫu thân lên kiệu hoa, trời đổ mưa ngâu ấy hoàng thượng xuống Giang Nam dạo chơi. Do đoàn rước dâu gặp mưa nên phải trú chân tại một đình nghỉ mát. Trong đình ấy không ngờ cũng có hoàng thượng và hộ vệ thân cận của ngài đang trú mưa. Cơn gió vô tình thổi chiếc khăn đỏ trên đầu của tân nương bay mất và khoảnh khắc ấy đủ để hoàng thượng thấy nhan sắc của mẫu thân. Mẫu thân không rõ lắm nhưng hình như sau này hoàng thượng có cho người điều tra và biết được thân phận của mẫu thân cùng phụ thân. Từ đó con đường thăng quan của phụ thân ta trải một màu đen tối. Mẫu thân từng hỏi phụ thân có hối hận không phụ thân trả lời chắc nịch rằng không. Với phụ thân người xinh đẹp, tài năng như mẫu thân lấy phụ thân là một thiệt thòi lớn. Bởi vậy nên suốt năm năm qua cả hai người càng yêu nhau thắm thiết. Cả hai đều cảm thấy không đủ để bù đắp cho người kia.
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 12: Chương 12


Từ sau khi trở lại Mẫu Đơn viện ta bị cấm hết thứ này đến thứ kia. Nào là không được vào thư phòng của phụ thân, nào là không được đi đâu một mình. Nhiều lúc quá nhàm chán ta hay nghĩ đến những vấn đề vớ vẩn. Ví dụ như tên nơi ta ở là Mẫu Đơn viện ta thắc mắc thì mẫu thân cười rồi bảo trước đây tỷ tỷ của người rất thích hoa mẫu đơn. Cả khu vườn nàng ở chỗ nào cũng trồng hoa mẫu đơn. Nhưng năm tỷ tỷ của mẫu thân được mười lăm tuổi bị hái hoa tặc làm nhục mà tên hái hoa tặc ấy cũng lấy nhũ danh là Mẫu Đơn. Vì quá đau lòng nên tỷ tỷ đã tự sát. Mẫu thân rất vương vấn tình cảm tỷ muội mười lăm năm nên đặt nơi của ta ở là Mẫu Đơn viện để mỗi lần gọi tên đều nhớ đến tỷ tỷ. Ví dụ như nơi ở của Thúy Vân và Vương Quan tên lần lượt là Vân Uyển viện và Đại viện. Nghe tên không cần hỏi thì ta cũng hiểu ý nghĩa của mỗi tên viện. Nhìn Thúy Vân và Vương Quan tung tăng đi khắp phủ rồi lâu lâu được dẫn ra ngoài làm lòng ta có chút buồn bực. Mọi việc ta làm đều phải chịu sự giám sát của Tố Lan. Tố Lan tuy không xinh đẹp bằng Tiểu Thúy nhưng nàng thông minh và nhanh nhẹn hơn Tiểu Thúy.

Hôm nay là một ngày đẹp trời. Nắng vàng nhè nhẹ trải dài khắp khoảng sân nhỏ bé trong Mẫu Đơn viện. Gió hiu hiu thổi đưa một vài chiếc lá. Phong cảnh hữu tình động lòng người là thế nhưng tâm trạng ta thật sự rất nhàm chán. Giờ ta hoàn toàn thấu hiểu tâm trạng của các khuê nữ chốn phòng the quanh năm làm bạn với bốn bức tường.

Nếu là trước đây ba tháng hiện giờ ta đang cùng Thúy Vân học cầm, kỳ, thi, họa với các ma ma từng dạy cung nữ ở trong cung nhưng hiện giờ thì gần như bị cấm túc hoàn toàn. Không chỉ có không phải học lễ nghi lẫn cầm, kỳ, thi, họa như các cô nương cùng tuổi mà ngay cả việc đọc sách, ra ngoài cũng bị hạn chế.

Mấy hôm cứ buồn chán ngồi xích đu đọc sách trong vòng một canh giờ ta lại phải nghỉ ngơi để Tố Lan chỉ dạy việc thêu thùa, hoặc vào bếp nhìn mọi người nấu ăn học hỏi chút kinh nghiệm. Mẫu thân bảo ta: “Con nay sức khỏe yếu không nên học mấy môn cầm, kỳ, thi, họa chi bằng con hãy học nấu ăn vừa chế biến được thức ăn ngon mà lại phù hợp với tình trạng sức khỏe của con.” Mà điều làm ta buồn hơn cả là phụ than trước đây luôn muốn ta và Thúy Vân trở thành những cô nương đệ nhất Giang Nam thành nay lại nghe lời mẫu thân bắt ta tĩnh dưỡng cái gì cũng không cho học. Nói thật lòng thì ta cũng chẳng ham học mấy cái món được gọi là cầm, kỳ, thi, họa của các cô gái thời xưa cho lắm vì trông nó rất nhàm chán. Nhưng xuất phát từ sự tò mò thì thật ta cũng muốn thử học một lần. Nhiều lần muốn học lén hoặc đứng bên ngoài xem mọi người học nhưng có muốn trốn khỏi con mắt của Tố Lan cũng khó. Ta nghĩ Tố Lan không ngủ luôn đi. Bởi vì nửa đêm dậy đi nhà xí nàng vẫn thức đứng bên ngoài cửa đợi ta. Thôi thì vì nàng cũng vì thân thể này ta đành nghe lời ngoan ngoãn trong Mẫu Đơn viện nhàm chán dạo chơi. Nhưng dù có cố gắng thuyết phục bản thân đến thế nào ta cũng không thể chịu cảnh tù túng này mãi được. Vì vậy nên ta quyết định đi tìm phụ thân ta.

- Phụ thân ta đang ở đâu? – ta hỏi Tố Lan

- Để nô tì đi hỏi, tiểu thư đợi một lát ạ.

Ta gật nhẹ đầu Tố Lan liền rời đi. Một lát sau nàng quay lại trả lời ta:

- Tiểu thư, lão gia đang ở trong thư phòng.

- Được. Chúng ta đến thư phòng.

Tố Lan là một a hoàn ít hỏi chuyện. Trừ những lúc nàng theo dõi ta sát sao thì phần lớn thời gian nàng đều im lặng làm việc, lâu lâu kể chuyện ta nghe chứ ít khi hỏi việc ta muốn làm. Nên khi ta nói đến gặp phụ thân thì nàng chỉ lẳng lặng đi theo chứ không hỏi thêm nhiều. Ta nghĩ nếu Tiểu Thúy còn là a hoàn bên cạnh ta nàng chắc chắn sẽ hỏi không tha. Dù Tiểu Thúy ngây thơ dễ lừa hơn nhưng nếu xét về đại cục thì ta nghĩ Tố Lan mới thích hợp làm đại a hoàn của ta.

Trông thấy ta đến thư phòng người hầu thân cận chả phụ thân ta là Đại Lộc chặn ngay ở cửa:

- Thưa lão gia không cho phép tiểu thư vào thư phòng ạ.

- Vậy ngươi đi thông báo với phụ thân là ta muốn gặp người.

- Vâng tiểu thư đợi ở đây một lát để nô tài vào bẩm báo.

- Mời tiểu thư vào ạ.

Lúc thân ảnh nhỏ bé của ta bước vào thư phòng thì phụ thân ta cũng buông cuốn sách trên tay xuống nhìn ta cười dịu dàng:

- Sao hôm nay lại rảnh rỗi đến thăm phụ thân thế?

Ta trưng ra bộ mặt làm nũng:

- Con lúc nào chẳng rảnh rỗi. Từ ngày người cấm con bước vào thư phòng, cấm con đi ra khỏi cửa, không cho con đi học nữ công với muội muội thì con đã rất rảnh rỗi rồi.

Phụ thân cười lớn sảng khoái:

- Ha ha ha. Nay còn biết dỗi cơ đấy. Nào đến đây với phụ thân.

Ta nghe lời ngoan ngoãn bước đến. Phụ thân bế ta đặt ta ngồi lên đùi của người. Nếu nói không ngại thì là dối lòng nhưng ta đã dần xem họ là người thân của ta rồi nên chút ngại ngùng thoáng qua ban đầu đã bay mất. Ta giờ tìm lại được cảm giác ấm áp lúc ta còn bé. Bố ta vấn thường ôm ta vào lòng, để ta trên vai rồi mang đi chơi khắp xóm. Phụ thân lên tiếng cắt ngang suy nghĩ của ta:

- Sao thế? Vẫn giận phụ thân sao? Ta làm thế cũng chỉ vì tốt cho con mà thôi.

- Vâng. Con hiểu mà. Nhưng người không nhận thấy một đứa trẻ như con mà suốt ngày phải vào ra một khoảng sân nhỏ bé thì sau này sẽ không có tiền đồ sao? Người muốn nữ nhi của người trở thành đệ nhất Giang Nam thành đúng không? Người cho con ra ngoài được không?
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 13: Chương 13

- Chà. Cái miệng nhỏ bé mà cũng khéo ghê nhỉ. Nhưng phụ thân nói rồi. Cho dù con có nói gì ta cũng không đồng ý đâu. Đệ nhất mỹ nữ Giang Nam thành thì được gì. Rồi chẳng phải sẽ vào cung trở thành một mỹ nhân trong ba ngàn giai lệ của hoàng thượng sao? Ta không nỡ để hạnh phúc của nữ nhi bị chôn vùi trong chốn cung cấm.

Nghe phụ thân nói ta thật bất ngờ. Từ trước tới nay ta đac đọc trong sách, xem trong phim có biết bao người bồi dưỡng nữ nhi tâm can bảo bối để trở thành phi tần của hoàng đế. Vậy mà phụ thân lại có suy nghĩ thật tiến bộ. Nhưng ta nào có thể bỏ qua dễ dàng như vậy:

- Ai bảo cứ phải đệ nhất mỹ nữ là phải vào cung làm phi tử của hoàng thượng. Mẫu thân của con là một ví dụ cực kì nổi bật.

Phụ thân vuốt vuốt mái tóc của ta:

- Hài nhi ngốc của ta. Mẫu thân con năm đó là do bị bệnh bất ngờ. Nếu con dùng cách đó bị điều tra ra sẽ tru di cửu tộc tội lừa dối vua. Hơn nữa nếu nữ nhi bảo bối của ta mới mười lăm tuổi đã phải gả cho nhà người ta thì chẳng phải là thiệt thòi sao. Vậy nên con ngoan ngoãn học nấu nướng, thêu thùa đơn giản. Những việc đó phù hợp với sức khỏe của con. Ta không muốn mất đi một đứa con ngoan ngoãn. Con biết không. Ba tháng trước con đổ bệnh tưởng chừng không qua khỏi mẫu thân của con sắp không sống nổi. Mỗi ngày túc trực bên giường con không rời. Nắm tay con vì sợ con không tỉnh lại. Dù ta có bảo nàng đi nghỉ ngơi nhưng nàng nhất quyết không chịu. Đến lúc mệt quá mà thiếp đi thì ta mới đưa mẫu thân con về phòng nghỉ ngơi được. Ta không muốn điều đó lặp lại lần nữa con hiểu không.

Ta gật đầu ngoan ngoãn nhưng vẫn không quên nói mục đích của mình:

- Nhưng phụ thân phải hứa có việc vừa với sức con phải cho con làm. Người hứa đi.

- Được ta hứa. – Phụ thân vui vẻ đồng ý. Không biết nếu người biết được điều ta sắp xin có hối hận vì đã đồng ý quá nhanh không. Bởi vậy không để cho người suy nghĩ quá lâu ta lập tức nói luôn:

- Phụ thân cho con đi học với tiểu đệ nhé.

- Ta...

- Người đã hứa chỉ cần có việc vừa sức với con người sẽ cho con làm rồi đấy thôi. Hơn nữa việc học này rất phù hợp với người có thể chất yếu như con. Phụ thân người đồng ý đi mà. – Ta vừa nói vừa kéo tay phụ thân lắc lắc.

- Không được hài nhi của ta. Con thân là nữ nhi làm sao có thể đi học? Dù ta có muốn cho con đi học nhưng mà trường sẽ không cho con vào học nhất là các sư phụ chưa chắc đã đồng ý để một nữ nhi như con làm học trò con biết không?

- Vậy có phải chỉ cần có cách cho các sư phụ nhận con vào học thì người sẽ cho con đi học phải không? – ta không bỏ qua cơ hội.

Phụ thân trầm ngâm một lát rồi gật gật đầu. Có lẽ người không nghĩ đến cách giả trai của ta. Ta từng xem Chúc Anh Đài giả trai đi học trong phim “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” hay như trong phim Hàn “Chuyện tình ở Sungkyunwan” Kim Jun Hee cũng giả trai đi học. Hơn nữa bọn họ phải ở chung với nam nhân nhưng ta thì học xong là có thể về nhà lập tức nên nghĩ rằng giả trai đi học cũng không khó. Người ta có câu “Rèn sắt khi còn nóng" vậy nên ta đề nghị với phụ thân ngay:

- Vậy người cho con cải trang thành thư đồng của đệ đệ đi hai chúng con cùng đi học là được mà.

- Ta... ta... ta... – phụ thân tỏ ra bối rối. Ngay lúc đó tiếng nói của tiểu đệ vang lên:

- Phụ thân, người cho đại tỷ đi học với con đi. Con cảm thấy đại tỷ nói đúng đó. Giờ tỷ ấy không được học nữ công như nhị tỷ lại còn cấm đủ điều con sợ tỷ ấy không bị bệnh về sinh lí cũng phát bệnh về tâm lý mất thôi. Mà đại tỷ cải trang thành thư đồng của con chắc không ai phát hiện ra đâu. Phụ thân người đồng ý với đại tỷ đi.

Nghe Vương Quan cầu xin cho ta làm ta vừa bất ngờ vừa nắm chắc phần thắng trong lòng. Nhưng ta biết phụ thân trước giờ vẫn luôn hỏi ý kiến mẫu thân rồi mới quyết định mọi việc vậy nên khi người trầm ngâm chưa trả lời vội ta cũng không lo lắng lắm. Phụ thân gật gù vẻ mặt khó xử rồi nói với ta và Vương Quan:

- Chuyện này để ta hỏi mẫu thân các con đã. Dù sao thì...

- Nếu Kiều Nhi đã muốn đi học thì chàng hãy đồng ý đi. Thiếp cũng cảm thấy nữ nhi của thiếp không thể thua kém bất kì nữ nhân nào trong thiên hạ. – Mẫu thân chẳng biết đứng ngoài từ lúc nào đã bước vào phòng nhìn ta và Vương Quan sau đó nói với phụ thân ý kiến của người. Đến lúc này chẳng còn lí do thoái thác nữa nên phụ thân gật đầu đồng ý.
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 14

Thời gian cứ thế trôi đi, thấm thoắt ta đã ở đây được hơn mười năm. Bây giờ ta không phải là một đứa trẻ yếu ớt nữa mà trở thành một cô nương xinh đẹp văn hay chữ tốt. Vì sao ta lại nói như vậy? Là bởi vì mười năm nay ta cùng Vương Quan hai tỷ đệ cùng nhau học tập. Nếu luận về chữ viết chữ ta đương nhiên không phóng khoáng, mạnh mẽ, dứt khoát bằng chữ của đệ ấy nhưng lại mảnh mai, dịu dàng, bay bổng. Nếu luận về học vấn tỷ đệ ta kẻ tám lạng người nửa cân. Bởi vì thời đại ta đang sống người ta coi trọng văn chương hơn tình toán. Mà ta từ ngày còn ở thế kỉ hai mốt đã là môt kẻ văn chương tầm thường. Thơ của các bậc vĩ nhân thì có thể thuộc lòng đến cả dấu chấm phẩy nhưng cách hành văn của ta lại kém hơn so với Vương Quan. Tuy nhiên về mặt tình toán thì cả khóa học này không ai có thể hơn ta. Dù không thể cứ động vào một phép tình nào là đều có thể lôi máy tính ra bấm bấm hai giây là có kết quả nhưng dựa vào việc lập phương trình của người hiện đại cộng với bàn tính của người Trung Quốc thời này thì ta được gọi là “thiên tài”. Vương Quan văn hay chữ tốt nổi tiếng thì thư đồng Văn Vũ thiên tài số học. Bởi vậy khắp Giang Nam thành tiếng tăm của nhà Vương viên ngoại tuyệt đối không ai sánh bằng. VÌ sao ư?

Bởi vì như ta đã nói ở trên. Vương Quan với Văn Vũ là đệ nhất về mặt học vấn. Văn hay không qua nổi Vương Quan. Tuy Văn Vũ chỉ là một thư đồng nhưng từ bé Vương viên ngoại đã nói: “Thư đồng của hài nhi nhà ta tuyệt đối không thể kém hơn so với công tử nhà quyền thế.” Vậy nên ông đã cho thư đồng tên gọi Văn Vũ được đi học cùng với công tử Vương Quan. Thư đồng Văn Vũ đã không phụ lòng mong đợi của ông đã cố gắng học tập và trở thành “Thiên tài số học” trong mắt mọi người. Những bài toán trước nay chưa ai giải được chỉ cần lâu là nửa canh giờ, nhanh là một nửa của nửa canh giờ đã có đáp số. Hai người một công tử hào hoa, phong nhã, khí thế hơn người, một thư đồng mảnh mai đẹp hơn cả đệ nhất mỹ nhân Giang Nam Thúy Vân là mơ ước của biết bao cô gái tuổi trăng tròn thành Giang Nam. Không chỉ thế nhà Vương viên ngoại còn có một hòn ngọc được người ta gọi là “Đệ nhất mỹ nhân Giang Nam thành” Thúy Vân. Nàng có khuôn mặt tựa trăng rằm, mắt én, mày ngài. Môi cười chúm chím như hoa nở mùa xuân. Một điệu múa “Nghê Thường” kèm theo khúc hát “Non sông” đã đưa danh tiếng của nàng vang danh khắp thành Giang Nam phồn hoa.

- Nhưng ta nghe nói nhà Vương viên ngoại còn có một đại tiểu thư tên gọi Vương Thúy Kiều sao không bao giờ xuất hiện vậy? Ông có biết nàng ta ở đâu? Tướng mạo như thế nào không? – một vị quan khách ngồi nghe dưới đài cất tiếng hỏi ông lão đang kể chuyện trên lầu.

Rồi mọi người xôn xao:

- Đúng đó. Đúng đó. Ta cũng chưa bao giờ được nghe ai kể về đại tiểu thư nhà Vương viên ngoại hết. Thật là tò mò quá đi. – nho sinh áo trắng nói.

- Ta cũng vậy. Chắc là xấu lắm nên mới không dám xuất đầu lộ diện đây mà – quan khách áo xám nói theo.

- Các người cũng thật là. Không nghe câu “Kim ốc tàng Kiều” sao? Nói không chừng nàng ấy còn đẹp hơn cả muội muội nhưng làm nương tử nuôi từ bé của nhà ai rồi cũng nên. Ha ha ha. – một kẻ tự cho mình là hiểu biết phát biểu.

- Ai da. Ngươi nói cũng là có lí quá đi. Theo ta thấy những lời ngươi nói là phù hợp nhất đó. Vì ngay cả đến thư đồng còn đẹp hơn cả mỹ nhân như thế thì chẳng lẽ đại tiểu thư nhà Vương viên ngoại lại xấu đến mức không dám xuất hiện sao?- một nho sinh cầm quạt xanh lam phe phẩy phụ họa.

- Nói vậy cũng chưa chắc. Ta nghe nói năm đại tiểu thư nhà Vương viên ngoại được năm tuổi có bị bạo bệnh một lần. Nói không chừng lần đó bị bệnh xong nàng ta bị hỏng mất đầu thì sao? – Kẻ ra dáng thư sinh nho nhã học rộng biết nhiều phát biểu.

Hắn vừa nói xong mọi người lại ồn ào một trận:

- Chuyện ngươi nói là thật sao? Ta còn nghe...

- ..

Kẻ câu nọ người câu kia làm cho câu chuyện của ông lão trên lầu đi càng xa chủ đề. Không ai chú ý trong góc của quán trà còn có hai vị thư sinh nhàn nhã uống trà. Nam tử mặc áo trắng lên tiếng:

- Thật không ngờ tỷ lại trở thành đề tài cho người ta. Kẻ thì kiếm miếng cơm manh áo, người thì kiếm niềm vui trên chuyện xoi mói người khác.

Nam tử mặc áo xanh lam cười nhạt:

- Đây cũng không phải là lần đầu. Xã hội mà không xoi mói, bàn tán thì đâu phải là xã hội nữa. Đem chuyện nhà người ta ra làm thú vui, kiếm miếng cơm cũng là chuyện thường tình thôi chúng ta làm sao ngăn cấm.

- Nhưng đệ lại rất muốn nghe ông lão kia đối đáp ra sao về tình hình của tỷ hiện giờ. – Nam tử áo trắng nhấp chén trà khuôn mặt hứng thú.

Nam tử áo xanh lam đưa cái quạt gõ nhẹ đầu đệ đệ của mình một cái:

- Đệ lại muốn trêu chọc tỷ rồi. Coi chừng tí nữa về ta kêu Thúy Vân không cho đệ ăn bánh hoa quế.

Nam tử áo trắng xịu mặt:

- Đại tỷ lại bắt nạt đệ rồi. Chẳng phải tỷ cũng hứng thú nên mới ở lại đây sao?

- Được rồi. Kìa ông lão trả lời rồi kìa.
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 15

Nam tử áo xanh lam cười nhìn đệ đệ mình rồi hướng mắt lên lầu nơi ông lão đang nói kể chuyện. Nam tử áo trắng cũng nhanh chóng chú ý đến ông lão đang kể chuyện kia.

Đúng vậy. Nam tử áo trắng chính là Vương Quan tiểu đệ của ta. Còn nam tử áo xanh lam chính là ta Vương Thúy Kiều. À không. Nên gọi là thư đồng Văn Vũ. Ta và tiểu đệ đang ngồi bên bàn trà của một trà lâu khá nổi tiếng để thưởng thức trà và nghe người ta đàm tiếu chuyện nhà ta. Ông lão kể chuyện thấy mọi người ồn ào bàn tán. Kẻ câu nọ, người câu kia thì cảm thấy rất vừa lòng vì nhờ có những câu chuyện như thế này mà trà lâu của ông trở nên đông khách. Nhưng ông cảm thấy mình cần phải cho những người phía dưới một câu trả lời thích hợp nếu không ngày mai đảm bảo mất đi một lượng lớn khách nên ông lên tiếng:

- Các vị quan khách. Các vị quan khách. Xin hãy yên lặng. Về chuyện mà các vị thắc mắc là đại tiểu thư Vương Thúy Kiều nhà Vương viên ngoại thì ta có biết một ít. Ta nghe một nô tỳ thân cận Vương phu nhân tên gọi Tiểu Hoa kể lại. Năm đó sau khi bạo bệnh Vương đại tiểu thư tỉnh lại nhưng sức khỏe suy yếu, đại phu nói nàng không thể sống quá mười tuổi. Một vị cao nhân tình cờ ghé nhà Vương viên ngoại chơi gặp Vương đại tiểu thư thân thể yếu ớt nên đã nhận làm đồ đệ. Đưa nàng lên núi tu luyện như vậy mới giữ được mạng của nàng. Đã mười năm nay chưa thấy vị cao nhân ấy đưa nàng trở về nhưng luôn gửi thư về nói là nàng nay đã rất khỏe mạnh. Là một trong những đồ đệ xuất sắc nhất của ông.

Bên dưới nghe xong không ít kẻ ồn ào:

- Là như vậy sao? Là như vậy sao? Thật là hồng nhan bạc mệnh mà.

- Nếu vậy chắc nàng còn đẹp hơn cả đệ nhất mỹ nhân Giang Nam nữa.

- Ai mà biết có thật hay không. Chẳng qua cũng chỉ là ông ta kể không có bằng chứng mà.

- Ta nói...

Mọi người trong trà lâu không vì lời giải thích của ông lão kể chuyện trên lầu mà bớt đi bàn tán về đại tiểu thư nhà Vương viên ngoại là Thúy Kiều ta. Không những thế lại còn càng ồn ào, bàn tán càng hấp dẫn hơn. Ta và Vương Quan đều cảm thấy nhàm chán nên đứng dậy tính tiền và định đi khỏi quán. Nhưng lúc tỷ đệ ta trả tiền một tên thư sinh học chung với bọn ta trông thấy chúng ta liền gọi:

- Vương Quan, Văn Vũ huynh! Hai người đến đây từ lúc nào? Sao về vội thế?

Phải nói ta cực kỳ ghét tên này. Hắn tên là Chu Vũ Hằng, con trai yêu quý của Tổng đốc đại nhân thành Giang Nam. Dáng người mập mạp, học lại không giỏi nhưng luôn ra vẻ hống hách ta đây với mọi người. Với Vương Quan hắn có thể suốt ngày hì hì theo đuôi để lấy lòng nhưng với ta thì suốt ngày lên mặt bắt nạt. Lý do hắn muốn lấy lòng tiểu đệ của ta đơn giản chỉ vì hắn cực kỳ mến mộ Thúy Vân nhà ta. Có một lần Thúy Vân đến trường thăm ta và Vương Quan hắn thấy được nên đã động lòng. Từ mọi người hắn biết Thúy Vân là nhị tỷ của Vương Quan nên suốt ngày bám theo chúng ta để hỏi chuyện Thúy Vân. Nhưng Thúy Vân lại thân với ta, chăm sóc ta hơn cả Vương Quan bởi vậy mà Chu Vũ Hằng ghi hận trong lòng. Chỉ cần thấy ta ở đâu là hắn tìm mọi cách gây khó dễ. Dù không bao giờ thắng nổi ta nhưng hắn lại thuộc dạng người càng thua càng tìm cách gây sự. Nghe tiếng hắn ta và Vương Quan đều biết lại dính phải rắc rối. Hình như mọi người trong quán cũng nghe Chu Vũ Hàng gọi bọn ta nên đều ngoái đầu nhìn lại. Ta và Vương Quan định làm lơ Chu Vũ Hàng để đi tiếp nhưng hắn lại nắm lấy cánh tay ta:

- Sao? Thiên tài tính toán hôm nay điếc rồi à?
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 16


Ta lúc này đã bị chọc giận nên quay lại quắc mắt nhìn chỗ bàn tay béo ú của hắn đang nắm chặt cánh tay ta:

- Buông bàn tay chuối mắn của ngươi ra.

Không biết hắn cố ý không nghe hay không nghe thật vẫn nắm thật chặt cánh tay ta làm ta đau nhói. Vương Quan đứng bên cạnh đánh một chưởng vào cánh tay hắn:

- Ngươi còn chưa đủ tư cách nắm tay của hắn.

Hắn bị trúng chưởng của Vương Quan lúc này mới buông cánh tay ta ra. Nhưng hắn lại lớn giọng ra vẻ:

- Chỉ là một tên thư đồng mà ngươi lại dám đánh ta. Vương Quan ta nói cho ngươi biết nếu không nể tình sau này ngươi sẽ trở thành tiểu cửu của ta thì ta đã cho người bắt ngươi lại rồi. Ta đã nói ngươi rồi. Đừng vì một tên thư đồng vô danh mà phải đối đầu với ta. Sau này ta sẽ đối tốt với đệ. Đệ cần gì bảo vệ tên thư đồng ái nam ái nữ này.

- Ta là huynh đệ với ngươi từ khi nào? Hơn nữa ta nói lại lần cuối, trong mắt ta ngươi còn không bằng Văn Vũ.

Chu Vũ Hằng thuộc dạng đầu to óc bé nên khi nghe Vương Quan nói vậy hắn chỉ biết tức giận trừng mắt chỉ vào Vương Quan và ta:

- Ngươi... ngươi... các ngươi...

- Chúng ta làm sao? – Ta hỏi lại. Sau đó quay sang Vương Quan- Chúng ta về thôi. Chắc Vân muội đang đợi.

Hai tỷ đệ chưa kịp bước phía sau đã có người nói:

- Thì ra đây là công tử Vương Quan nổi tiếng văn hay chữ tốt và “Thiên tài số học” Văn Vũ. Không ngờ hôm nay Đường Bá ta có cơ hội được gặp hai vị thật hân hạnh.

Ta biết Vương Quan là người không thích nói nhiều nên ta ra mặt:

- Đường công tử đây quá khen rồi. Ta chỉ là hơn người ta chỗ biết cách sử dụng bàn tính thôi chứ chẳng phải thiên tài gì cả. Còn công tử nhà ta cũng chỉ là đọc sách nhiều hơn người ta một chút, luyện chữ chăm chỉ hơn người ta một chút mà thôi. Đường công tử đây mới thực kỳ tài trong thiên hạ. Có thể vừa vẽ tranh lại vừa múa kiếm. Văn Vũ xin bái phục.

Vừa nói ta vừa chắp tay lại nhằm thể hiện sự thán phục của mình. Nhưng mà ta không ngờ tên Đường Văn này thuộc loại mặt dày siêu cấp. Vừa nghe ta khen hắn đã hí hửng:

- Văn Vũ huynh cũng quá khen rồi. Ta không muốn nói nhưng quả thực vừa vẽ tranh vừa múa kiếm trong thiên hạ này không ai có thể thắng nổi ta. Hôm nay gặp mặt đây cũng coi như là có duyên, những người tài giỏi trong thiên hạ thường cùng nhau kết bái huynh đệ hay chúng ta cũng cùng nhau kết bái huynh đệ đi.

Mọi người xung quanh im lặng chờ nghe phản ứng của ta và Vương Quan. Thấy bản mặt kiêu căng của Đường Văn ta ghét kinh khủng thì còn chút nào hảo ý mà kết bạn. Ta mới lên tiếng:

- Đường công tử có chắc rằng không ai trong thiên hạ này thắng nổi song nghệ của huynh không?

Hắn đắc ý:

- Ta dám chắc ta số hai không ai số một. Nếu có người hơn ta ta sẽ về nhà đóng cửa luyện ba tháng và gọi người đó một tiếng sư phụ.

- Được. Các vị ở đây làm chứng nếu có người có thể vượt qua được song nghệ của Đường công tử thì Đường công tử sẽ về nhà đóng cửa tu luyện và quỳ xuống gọi người đó một tiếng sư phụ đồng thời Đường công tử không được gây khó dễ cho ta và công tử Vương Quan nhà ta. Còn ngược lại nếu không ai có thể thắng Đường công tử đây thì tại hạ xin chịu mọi yêu cầu của Đường công tử đây đặt ra.

- Được. Chúng ta làm chứng.

- Vậy xin mới Đường công tử thể hiện tài nghệ cho mọi người ở đây xem được không? – Ta vừa nói vừa giơ tay ý bảo mời thể hiện trước.
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 17 : Tài năng

Hắn không nói hai lời liền bước lên, chủ quán hiểu ý đã bày ra một giá vẽ tranh cho hắn. Một vị công tử có vẻ là dân học võ rút kiếm đưa cho hắn mượn. Sau nửa nén nhang mọi thứ đã chuẩn bị xong. Đường Văn thật sự là một người có tài nhưng chưa đủ. Hắn tay phải cầm bút vẽ bức tranh thủy mặc một màu nhưng nhìn vào đó người ta có thể thấy rõ nét bố cục hài hòa của cảnh vật xung quanh. Tay trái cầm thanh kiếm múa một bài kiếm đơn giản duy chỉ có đôi chân đứng vững không hề dịch chuyển dù tay múa kiếm vẽ tranh. Hai nén nhang sau Đường Văn cũng hoàn thành xong bức tranh thủy mặc và bài múa kiếm. Tiếng vỗ tay vang lên, Đường Văn với khuôn mặt đắc ý:

- Thế nào Văn Vũ huynh?

- Quả nhiên không hổ danh là vị công tử có thể cùng một lúc biểu diễn song nghệ. Vậy được ta đây cũng cùng một lúc xin được biểu diễn tam nghệ Đường Văn huynh thấy thế nào?

Không chỉ mọi người mà ngay cả Vương Quan có vẻ cũng rất ngạc nhiên. Đệ ấy kéo nhẹ tay áo ta nói nhỏ;

- Tỷ có làm được không đấy?

- Đệ yên tâm. Lát nữa đệ lấy mấy cái ly và nhớ gõ mấy nhịp ta đã dạy đệ và Thúy Vân rồi nhé. – Ta vừa nói vừa nháy mắt với Vương Quan. Đệ ấy thấy biểu hiện này của ta lại biết ta sắp dở thủ đoạn trêu chọc người khác nên chỉ có thể giúp ta.

Đường Văn ồn ào:

- Thì ra Văn Vũ huynh đây không chỉ là thiên tài số học mà còn mang trên mình một thân tuyệt kỹ sao? Ta nói huynh nhận thua đi danh hiệu “Thiên tài số học” ta vẫn sẽ giữ cho huynh.

Ta không thèm liếc mắt nhìn hắn nửa cái liền đem tóc buộc lên cao, cởi ra ngoại sam bên ngoài, lấy dây bó lại chỗ ống quần để lộ đôi chân và một phần chân từ bắp chân trở xuống. Ta kêu chủ quán chuẩn bị một giá vẽ tương tự như Đường Văn lúc nãy. Lấy từ chỗ Vương Quan cây sáo ngọc mà phụ thân tặng sinh nhật lần thứ mười của ta. Mọi thứ đã chuẩn bị xong. Lúc Vương Quan gõ tiếng nhạc đầu tiên ta liền cho bàn tay trái vào trong tàu mực đã mài sẵn rồi lập tức đưa ra vẽ năm vết ngoằn nghèo trên trang giấy. Mọi người xung quanh vô cùng ngạc nhiên không biết ta đang làm gì. Ta không để ý. Tay phải liền cầm sáo lên thổi một khúc hòa nhịp với tiếng nhạc gõ của Vương Quan. Đôi chân bắt đầu nhảy những bước theo kiểu nhạc hiện đại. Tay trái lúc này rút từ chỗ vị công tử học võ một thanh kiếm thể hiện môn múa kiếm hiện đại. Lúc gần cuối bản nhạc đôi chân từ đang nhảy hiện đại ta kết thúc bằng cách múa xoay vòng của điệu múa bale. Nếu mọi người vỗ tay rần rần sau màn thể hiện tài năng của Đường Văn thì dường như đứng hình trước màn thể hiện tam nghệ của ta. Vương Quan là người đầu tiên lên tiếng:

- Thế nào Đường công tử? Ai là người thắng chắc hẳn mọi người ở đây và Đường công tử đã rõ. Bây giờ Đường công tử không mau mau đến bái sư đi.

Đường Văn lúc này đã hoàn hồn liền chỉ vào bức tranh của ta và nói:

- Đây rõ ràng không phải là một bức tranh. Tam nghệ cái gì? Rõ ràng chỉ có song nghệ mà thôi.

- Vậy thì Đường công tử lại không biết rồi. Đây mới gọi là tranh vẽ. Đây là tranh vẽ động vật Đường công tử và mọi người không biết là con gì sao?

Mọi người trưng lên một bộ mặt khó hiểu. Đúng lúc này một vị công tử lên tiếng:

- Đấy là giun đất*.

(Dựa theo chuyện trạng Quỳnh cùng với sứ thần Trung Quốc thi vẽ. Trong vòng ba tiếng trống ai vẽ đẹp nhất thì người đó thắng. Tiếng trống thứ nhất vừa vang lên sứ thần đã nhanh chóng bắt tay vào vẽ còn trạng Quỳnh vẫn ung dung ngồi uống trà. Đến lúc trống điểm lần thứ ba trạng Quỳnh mới đứng dậy cho mười đầu ngón tay vào nghiên mực và vẽ ra mười hình thù ngoằn nghoèo trên giấy. Trống dứt thì sứ thần cũng vẽ xong. Sứ thần quả thực vẻ một con gà trống rất đẹp rồi liếc bức tranh của trạng Quỳnh khinh bỉ. Trạng Quỳnh liền bảo là ông vẽ mười con giun đất thử hỏi mọi người xem ai thắng. Sứ thần bẽ mặt chịu thua.)
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 18: Cố nhân

Ta nhìn lại người vừa nói. Hắn mặc một thân quần áo màu trắng, trên tay cầm cây quạt nhẹ nhàng quạt khe khẽ dù ta thấy trời không có nóng lắm. Khuôn mặt của hắn trác tuyệt, ngũ quan tinh xảo tựa như một tác phẩm điêu khắc . Quả là cực phẩm mỹ nam. Đôi môi mỏng nhàn nhạt nói tiếp:

- Văn công tử quả là cho ta mở rộng tầm mắt. Trong vòng chưa đầy một nốt nhạc đã hoàn thành một bức tranh không chỉ vẽ một mà vẽ tới năm con vật. Không những thế những điệu nhảy của công tử tại hạ thật chưa có thấy qua. Các động tác múa kiếm tuy không phải tuyệt trác nhưng nhanh chậm phù hợp lại không hề rối loạn qua thực là thiên tài hiếm gặp. Tại hạ xin bái phục.

- Công tử quá khen, cho hỏi quý danh công tử là gì? – Ta cảm thấy hắn quen quen nhưng không biết là đã gặp ở đâu. Hơn thế hắn chỉ một lát đã phân tích được tài năng của ta thì quả thực là một nhân vật đáng nể.

- Tại hạ Vân Bá Luật. Văn công tử cứ gọi Vân công tử là được rồi.

Oành. Một tiếng nổ nhỏ vang lên trong đầu ta. Chả trách hắn nhìn quem mắt như vậy thì ra chính là Vân đại ca ngày trước từng giúp đỡ khi ta gặp nạn. Giờ hắn đã là một người trưởng thành, trên mặt không mang theo ý cười của ngày xưa nữa mà mang đậm vẻ thành thục và hiểu đời. Ta thật công ngờ sau hơn mười năm lại gặp lại hắn. Đảo qua suy nghĩ trong đầu ta hướng hắn mỉm cười:

- Vậy theo Vân công tử thì ta hay Đường công tử đây là người thắng cuộc?

- Câu trả lời chắc chắn đã nằm trong suy nghĩ của mọi người ta quả thật không cần nói ra.

- Vậy đa tạ các vị đã bỏ chút thời gian làm trọng tài cho ta và Đường công tử. Ta nghĩ giờ đã đến lúc Đường công tử nên thực hiện lời hứa của mình.

Mọi người xung quanh lập tức ồn ào:

- Đúng đấy. Thua rồi thì thực hiện lời hứa ban đầu đi.

- Chắc trong vòng ba tháng ta sẽ không gặp lại Đường Bá rồi. Thật tiếc! Thật tiếc – một giọng nói châm chọc nào đó vang lên.

- Đường Bá huynh đâu rồi mau quỳ xuống gọi Văn Vũ huynh một tiếng sư phụ đi. Phải thành tâm thì sư phụ mới nhận đấy nhé. Ha ha.

Tên Đường Bá lúc nãy còn lén lút định trốn chạy nhưng bị mọi người lôi ra giữa đám đông. Hắn nhìn ta với con mắt đầy giận giữ:

- Một ngày ta sẽ đòi lại mối nhục này.

- Là do công tử tự chuốc lấy có liên quan gì đến ta. Nhưng mà theo ta biết ngày công tử có thể gặp lại ta ít nhất cũng phải là ba tháng sau nữa thì phải. Không biết Đường Bá công tử có lên kinh dự thi không? Ta rất mong được gặp lại công tử ba tháng sau. Còn bây giờ thì…

- Ngươi có biết ông ngoại ta từng làm thượng thư bộ hình không hả? Ngươi thực sự dám để ta quỳ xuống trước ngươi sao?

- Ta không quan tâm thân phận của công tử. Ta chỉ biết công tử đã hứa nếu thua ta thì phải thực hiện lời hứa của mình.

- Ngươi…

- Ta làm sao? Chả nhẽ cháu ngoại của thượng thư bộ binh lại là một kẻ lật lọng ư? Nếu thế thì thượng thư có một đứa cháu quá mất mặt rồi

- Được xem như hôm nay ngươi thắng ta. Thù này không báo không là quân tử. Hừ. – Nói xong hắn nhanh chóng quỳ xuống chuẩn bị gọi ta hai tiếng sư phụ nhưng ta lại phẩy nhẹ tay:

- Ta không có phúc nhận một lạy của Đường Bá công tử. Dù sao thì tính ra công tử vẫn hơn ta ba bốn tuổi. Coi như ta đã nhận lạy vậy. Ách. Đường Bá công tử mau đứng lên nào. Ta không chịu nổi một lạy của cháu ngoại thượng thư bộ binh đâu.

Hắn lúc này ức chế lắm nhưng không thể làm gì được ta một phần vì ngại thân phận cháu ngoại thượng thư bộ binh một phần vì biết rõ hiện tại hắn không phải là đối thủ của ta. Vì vậy hắn lập tức đứng dậy khuôn mặt lộ rõ vẻ tức giận:

- Đấy là do ngươi không nhận không phải do ta nhé. Quân tử báo thù mười năm chưa muộn. Hừ bất quá chỉ ba tháng nữa ta bắt ngươi phải quỳ xuống liếm đế giày cho ta.

Ta nghĩ hắn cũng chỉ là một đứa trẻ hiếu thắng nên lấy quạt che miệng lại cười duyên một cái còn nháy mắt với hắn:

- Hi vọng ba tháng nhanh trôi để lại được gặp Đường công tử.

Hắn hừ lạnh một tiếng rồi phất tay áo rồi khỏi ta còn cố nói với theo:

- Đường công tử đi thong thả nhé.

Sau đó ta quay sang Vân Bá Luật đứng đó nãy giờ xem trò vui:

- Văn Vũ xin đa tạ Vân công tử giải thích giúp.
 

Hoamuadong

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/3/14
Bài viết
30
Gạo
0,0
Chương 19: Đoạn nhạc cổ

- Nhấc tay chi lao. Ta cũng là lần đầu tiên đến Giang Nam nhiều chỗ còn chưa biết không biết Văn Vũ công tử và Vương Quan công tử có thể tìm giúp tamột nhà trọ được không?

- Vân công tử không cảm thấy điều công tử nhờ ta có vẻ hơi buồn cười ư? Quán trọ Giang Nam thành này trước cửa đều treo bảng hiệu chẳng lẽ còn cần ta tìm giúp sao? – ta cảm thấy hắn có âm mưu gì đó nên hỏi lại.

- Văn Vũ công tử đề phòng rồi. Ta nói thế chẳng qua cũng chỉ là biết Giang Nam thành này hiếm có quán trọ nào vượt qua được quán trọ Nam Vô của nhà Vương viên ngoại. Mấy năm nay Vương vien ngoại cáo bệnh hồi hương đã mở ra không ít cửa hàng kinh doanh trong đó có quán trọ Nam Vô. Không biết ta nói thế có đúng không nhỉ Vương Quan công tử? – Vân Bá Luật nheo mắt nhàn nhã trả lời.

- Vân Bá Luật công tử quá khen. Chẳng qua cũng chỉ vài cửa hiệu nhỏ bé làm sao có thể so với kinh thành sầm uất. Hơn nữa quán trọ Nam Vô cũng chẳng có gì hơn người chẳng qua nó có kiến trúc khá độc đáo mà thôi. Vân Bá Luật công tử nói lần đầu đến đây mà mọi thứ đều hiểu rõ tại hạ ngưỡng mộ.

- Chẳng qua cũng chỉ nghe người ta rỉ tai nhau thôi. A. Ta nhớ hình như hai vị bảo có việc mà vẫn đứng đây sao?

Hắn nhắc ta mới nhớ liền lập tức quay sang Vương Quan:

- Chúng ta nhanh chóng về thôi. Đại tiệc chắc sắp bắt đầu rồi. Cũng tại mấy người kia. – Rồi quay sang Vân Bá Luật – Đa tạ Vân công tử nhắc nhở. Có duyên gặp lại.

Vương Quan cũng chào một tiếng:

- Vậy ta và đại … à Văn Vũ đi trước Vân công tử không ngại có thể đến quán trọ Nam Vô để nghỉ tạm. Có duyên gặp lại.

Nói xong cũng không kịp để hắn chào lại liền lập tức chạy theo bóng ta đã sắp khuất sau mấy người bán hàng.

Hôm nay là ngày mười lăm tháng hai cũng chính là ngày sinh của phụ thân ta. Hằng năm đều tổ chức sinh thần cho người nhưng năm nay có vẻ lớn hơn một chút bởi vì chỉ còn ba tháng nữa là đến kì thi tuyể chọn quan cho triều đình nên phụ thân muốn mở một bữa tiệc dựa trên danh nghĩa sinh thần để cho ta và Vương Quan chuẩn bị vào kinh dự thi. Bên cạnh đó nhiều nhà quan lại cũng như các thương nhân lớn cũng nhân cơ hội này muốn được ngắm đệ nhất mỹ nhân Giang Nam. Dạo này còn nghe nói đệ nhất mỹ nhân Giang Nam thành Thúy Vân đã đến tuổi cập kê bởi vậy nên bà mối đạp gãy cửa muốn vào làm mai cho các công tử trong thành. Nghe nói còn có một vị công tử tận thành Tô Châu còn mang cả nửa gia tài đến để cầu hôn nhưng đều bị Vương viện ngoại cho gia nhân đóng cửa không cho vào. Mặc kệ Vương Quan cùng cha tiếp đãi khách bên ngoài đại sảnh ta đến Vân Uyển viện của Thúy Vân. Vừa bước chân vào Vân Uyển viện ta đã nghe thấy tiếng đàn bay bổng của Thúy Vân. Nghe tiếng đàn này quả thực ta thấy câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng thác mới sa nửa vời” rất phù hợp để miêu tả tiếng đàn của Thúy Vân. Trong lòng ta cảm thán nhẹ. Thấy ta bước vào Thúy Vân dừng hẳn tiếng đàn đang dang dở gọi:

- Tỷ đến rồi à. Muội lúc nãy vào phòng tỷ thấy khúc nhạc này liền cầm về đàn thử tỷ không giận muội chứ? Tên của khúc nhạc này là gì?

Khúc nhạc này ta tiện tay vẽ ra theo trí nhớ làm gì có tên mà trả lời cơ chứ. Hồi ở hiện đại ta có sở thích là xem phim cổ trang nên có lần thấy khúc nhạc phổ này giờ vẽ lại. Ta mỉm cười nói với Thúy Vân:

- Tỷ viết cho muội mà chưa kịp đưa sang giờ muội lấy cũng là chuyện bình thường thôi có gì đâu. Ta quả thực chưa biết đặt tên cho đoạn nhạc này hay là để muội đặt tên cho nó nhé.

- Cảm ơn tỷ tỷ. Khúc nhạc này đoạn đầu nhẹ nhàng phiêu dật cảm giác như đang nói về cuộc dạo chơi nhân gian của một tiên tử. Ở giữa là khúc nhạc khoan thai như đang miêu tả cuộc sống thái bình của dân chúng dưới con mắt của tiên tử ấy. Đến gần cuối là khung cảnh hỗn loạn chém giết lẫn nhau và tâm trạng dằn vặt nửa ở nửa đi của tiên tử. Muội thật khâm phục tỷ. Tỷ có thể viết ra một đoạn nhạc hay đến như thế. Nhưng tại sao cuối cùng tỷ không viết tiếp kết cục xem vị tiên tử ấy đi hay ở?
 
Bên trên