Tứ hoàng tử - Cập nhật - A Thụy

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 25: Gió lại nổi


Buổi tối ở chỗ lều của Tứ Thụy rất náo nhiệt. Ban ngày nghe nói hắn muốn đãi rượu, Gia Luật Sảo đã sai tùy tùng của mình đi săn thú. Hiện tại một đám nam nhân quây quần bên đống lửa. Bọn họ uống rượu bằng vò, ai nấy đều mang nét phóng khoáng, tự do tự tại. Lúc này đây không có chủ tớ, chỉ có huynh đệ. Tứ Thụy và Gia Luật Sảo kể cho nhau nghe những chuyện thú vị trước kia. Tiếng cười hào sảng vang xa dưới bầu trời đêm đầy sao.


Chỉ là, sau đêm nay, Tứ Thụy còn có thể tiếp tục vui vẻ thế này nữa không? Ngày mai tất cả sẽ nhổ trại hồi kinh.


Thương thế trên người Gia Luật Sảo đã hồi phục, tay Tứ Thụy cũng đã tháo băng. Hai người cưỡi ngựa, theo sát bên cạnh là Tiểu Ngũ, Minh Ỷ và hai mươi mốt tùy tùng. Buổi đi săn kết thúc, huynh muội Gia Luật Sảo đúng ra nên trở về Liêu quốc. Nhưng dù Tứ Thụy nói gì, hai người cũng quyết ý ở lại. Thế là Thụy phủ của hắn vốn vắng vẻ, giờ một lúc tăng thêm hai mươi mấy người.


Chuyện Tứ Thụy bị ám sát cho dù muốn che giấu thế nào cũng không thể không đến tai hoàng thượng. Trên đời này làm gì có bức tường nào không lọt gió? Hắn đã chuẩn bị sẵn một bài “diễn văn” để trấn an phụ hoàng mình. Không ngờ hoàng thượng cũng không truy cứu, chỉ nhìn hắn mà thở dài. Bởi vì hiện tại có một chuyện cấp bách khác cần ưu tiên giải quyết: Hạn hán ở miền Bắc!

Năm nay mưa ít nắng nhiều, lượng nước không đủ để cung cấp cho nông dân canh tác. Năm năm trước đã có một đợt hạn hán kéo dài ở miền Bắc. Hoàng thượng hạ chỉ lệnh cho quan viên cả nước huy động lương thực, vật tư để cứu trợ. Mà vùng Giang Nam kinh tế phát triển nhất đồng thời cũng là vùng bỏ ra nhiều nhất. Hiện nay miền Bắc lần nữa xảy ra hạn hán mà đồng thời phía Nam cũng xảy ra khô hạn, tuy không nghiêm trọng như phía Bắc nhưng không thể đào đâu ra lương thực cứu trợ. Các thành, trấn nhỏ vốn luôn trông chờ vào nguồn lương thực của Giang Nam, nay chẳng biết kiếm đâu ra cái ăn. Nếu không nghĩ ra được biện pháp xử lý, cả nước sẽ thiếu lương thực trầm trọng. Không đủ ăn thì sang năm lấy đâu ra hạt giống để gieo trồng vụ mùa mới?


Hoàng thượng ngồi trong Ngự thư phòng bóp trán, hạn hán xảy ra chậm nhưng hậu quả để lại sẽ cực kì nghiêm trọng. Nhị hoàng tử chỉ giỏi mỗi việc cầm quân đánh trận, không có khả năng đảm đương cứu đói cho dân. Tam hoàng tử đúng là có bản lĩnh. Nhưng nếu chuyện này giao cho tam vương gia giải quyết, cục diện trên triều sẽ nghiêng hẳn về một bên. Triều thần khẳng định nhân cớ dâng tấu đòi lập thái tử!


“Thụy nhi, chuyện này trẫm giao cho ngươi giải quyết!”.


Tứ Thụy đang quỳ nghe vậy ngẩng phắt đầu, mở miệng phản đối.


“Không được, phụ hoàng! Người cũng rõ suy tính của hai hoàng huynh, thế này có khác gì một đòn đả kích đối với bọn họ”.


Hơn nữa, nếu hắn hoàn thành nhiệm vụ, xử lý thỏa đáng một việc lớn, giành lấy công trạng. Vậy mười năm qua hắn giả vờ vô dụng sẽ vì ngày hôm nay mà mất sạch tác dụng.


Hoàng thượng lần này lại có vẻ rất cương quyết, không nghe theo ý hắn nữa.


“Quốc sự hệ trọng, ý trẫm đã quyết. Trẫm phong ngươi làm Khâm sai. Ngươi lập tức tới sáu tỉnh tra rõ tình hình, thống kê cụ thể thiệt hại mỗi vùng. Trẫm sẽ huy động bạc để thu mua lương thực từ kinh thành vận chuyển đến các vùng chịu hạn cho ngươi”.


“Xin phụ hoàng để hai vị hoàng huynh cùng nhi thần giải quyết hạn hán. Nếu cả ba người chúng thần đồng thời tham gia, sẽ không ảnh hưởng tới…”.


“Tuyệt đối không được! Đây là mệnh lệnh! Không phải trẫm đang hỏi ý kiến ngươi. Lui ra đi”.


Tứ Thụy không còn cách nào khác, đành dập đầu lĩnh chỉ. Bóng hắn vừa khuất sau cánh cửa, hoàng thượng đột nhiên ôm ngực thổ huyết. Ông không còn nhiều thời gian nữa. Nếu hai người kia đã động thủ, chứng tỏ Thụy nhi có tiếp tục giả ngốc nhịn nhục cũng chẳng còn tác dụng. Không bằng ông giúp hắn kế vị! Trước tiên phải khiến bá quan văn võ nhận ra, tứ vương gia mới là hoàng tử tài năng và đức độ nhất!


Rời hoàng cung trở lại trong phủ, Tứ Thụy vẫn ôm tâm trạng lo lắng, nghĩ ngợi không thôi. Huynh muội Gia Luật Sảo trông thấy vẻ mặt đó của hắn liền quan tâm hỏi. Nghe Tứ Thụy kể xong, Minh Ỷ đứng dậy nói:


“Nhị ca đừng lo lắng quá, muội đi lên phía Bắc với huynh”.


“Hạn hán là quốc sự, muội dù sao cũng là quận chúa Liêu quốc. Việc này muội không tiện tham dự. Hai người cứ ở lại đây tham quan kinh thành. Nếu ta không thể trở lại sớm, đại ca với Minh Ỷ về Liêu quốc trước. Ta sẽ đến thăm hai người sau”.


Vương gia và quận chúa nước khác đến ở trong phủ riêng của hắn là không hợp quy tắc. Nhưng Tứ Thụy lấy cớ báo đáp “ân nhân cứu mạng” nên chẳng quản quy tắc hay quy củ. Dù sao tứ vương gia tùy tiện, không chịu gò bó bởi lễ nghi phép tắt, là chuyện chẳng lạ lẫm gì. Chỉ là hạn hán quả thật nằm trong phạm vi “nội bộ”, Bình Vương cùng quận chúa Liêu quốc tham dự vào, kẻ khác sẽ vin vào cái cớ này mà gán tội cho hắn. Hơn hết là, Tứ Thụy không muốn hai người Gia Luật Sảo lại vì mình mà lần nữa chịu liên lụy.


Gia Luật Sảo không hài lòng với sự sắp xếp của hắn, mày kiếm nhăn lại.


“Đệ nói gì vậy? Để đệ đi giải quyết khó khăn, còn bọn ta ở lại nơi này an nhàn thoải mái. Thế thà đệ chớ gọi ta là đại ca nữa, để tránh cho ta sau này không dám ra đường nhìn mặt người khác”.


Hắn vội vàng phân trần:


“Đại ca nặng lời rồi! Đệ không có ý đó…”.


Minh Ỷ mỉm cười.


“Nhị ca yên tâm, muội với đại ca không công khai lộ diện, chỉ âm thầm ở bên cạnh giúp huynh thôi. Trừ khi huynh trói bọn muội nhốt lại trong phủ, còn không muội với đại ca nhất định phải đi theo bảo vệ huynh”.


Tứ Thụy không khuyên được hai người, đành gật đầu đáp ứng. Trong lòng thở dài, trước kia ai cũng đều “ngoan”, sao hiện tại không chỉ phụ hoàng của hắn mà đến đại ca và Minh Ỷ đều chẳng ai nghe ý hắn vậy?


Một người nữa không nghe lời Tứ Thụy, chính là phu nhân thường ngày luôn hiểu chuyện nay đột nhiên trở nên cứng rắn, nhất quyết muốn cùng hắn đi lên phía Bắc. Mặc kệ hắn nói gì cũng không lay chuyển được quyết tâm sắt đá của nàng.


Hắn nói, lần này việc cứu hạn gấp rút phải cưỡi ngựa tốc hành, bôn ba đường xa, sẽ rất vất vả. Nàng là nữ nhi sao chịu đựng nổi?

Nàng đáp, nếu nàng làm liên lụy hắn cứ vứt nàng lại dọc đường!

Tứ Thụy nhìn ánh mắt đen láy tràn ngập khí thế “không sợ hi sinh” của nàng mà tay run run. Vứt nàng lại? Lời này mà nàng cũng nói ra được…

Hắn lại nói, trong phủ không thể không có người lo liệu.

Nàng ôn tồn đáp, nàng là vợ thì phải theo bên cạnh hắn!


Nguyên văn lời nàng là: “Ta gả cho chàng, một lòng muốn chăm sóc chàng thật tốt. Vậy mà trước giờ đều là chàng thay ta giải quyết hết khó khăn. Từ hôn lễ đến tương lai của Phách đệ, ta đều chẳng giúp được gì. Chuyện ở bãi săn cũng thế. Nay chàng lại muốn ta ở yên trong phủ, mặc chàng bôn ba vất vả nơi xa? Chàng không giống hai vị vương gia kia có lắm thuộc hạ. Tĩnh nhi không giúp được gì nhiều, nhưng thêm một người thì chàng sẽ có thêm một phần trợ lực. Chàng không đồng ý để ta đi cùng, ta sẽ nghĩ rằng chàng không xem ta là vợ”.


Hắn giật giật chân mày, nghi hoặc hỏi:


“Lúc nãy nàng có gặp đại ca và Minh Ỷ không?”.


Sử Tĩnh lắc đầu.


Không gặp sao lại nói chuyện ăn ý như vậy… Hắn còn tưởng huynh muội và thê tử của mình “thông đồng” với nhau nữa đấy! Chiêu bài “nói dỗi” của hắn từ khi nào bị bọn họ học xong lấy ra đối phó với chính chủ rồi? Chẳng còn cách nào khác, ngoài hai mươi mốt tùy tùng phải ở lại để tránh tai mắt người ngoài, hắn chỉ đành mang theo một thân vệ, một thái giám cùng một nha đầu.


Gia Luật Sảo trong vai thân vệ, tên gọi A Bình.


Minh Ỷ cải trang thành tiểu thái giám, gọi: Tiểu Lục Tử. (Đáng thương Tiểu Lục Tử thật vì ai đó cướp mất thân phận mà bị vứt lại ở nhà).


Sử Tĩnh mặc trang phục của nha hoàn. Nàng xinh đẹp, đáng yêu. Đi theo bên cạnh hắn sẽ không ai nghi ngờ. Tứ vương gia nổi danh háo sắc, đi xa đương nhiên phải mang theo một nha đầu… làm ấm giường rồi!


Trong phủ có Lý quản gia, Ngô ma ma và A Hạnh lo liệu. Hắn cũng không quá lo lắng.


Ngày hai mươi lăm tháng tư, tứ vương gia cùng hai viên quan tam phẩm theo thánh chỉ của hoàng thượng, xuất phát lên đường giải quyết hạn hán. Đoàn khâm sai toàn bộ đều cưỡi ngựa, không mang đồ đạc rườm rà, dùng tốc độ nhanh nhất tiến lên phía Bắc.


Sử Tĩnh không biết cưỡi ngựa, Tứ Thụy để nàng ngồi cùng một con ngựa với Minh Ỷ. Gia Luật Sảo lại giao Tiểu Nhung cho các nàng, hai người vốn nhẹ cân mà Tiểu Nhung lại là bảo mã nên không sợ tụt lại sau đoàn người.


Chuyện Tứ Thụy mang theo nữ nhân, hai viên quan kia cũng không thấy khó chịu. Đừng nói vương gia, chỉ riêng thân phận quan khâm sai tất nhiên phải có nô tài hầu hạ việc ăn mặc cẩn thận. Tứ vương gia lại vì muốn nhanh chóng nắm được tình hình vùng hạn hán mà bỏ lại hết tất cả nha hoàn. Đoàn khâm sai chỉ còn hai người bọn họ và mấy chục thân vệ theo hầu. Riêng điểm này đủ để bọn họ nhìn tứ vương gia bằng con mắt khác, không như trước kia xem hắn là một “vương gia bao cỏ”. Huống chi bọn họ làm quan xuất phát từ tấm lòng lo cho bách tính, không giống những quan lại khác ủng hộ nhị vương gia hoặc tam vương gia tranh ngôi thái tử. Thái độ của hai người này là trung lập. Chính vì lẽ này mà hoàng thượng mới hạ chỉ để hai người đi cùng Tứ Thụy.


Với người chưa từng cưỡi ngựa như Sử Tĩnh mà nói, chuyến đi này chẳng khác gì cực hình. Liên tục di chuyển bằng tốc độ tối đa trên lưng ngựa xóc nảy, hai đùi nàng sớm đã bị mài tróc mấy lớp da. Nhưng nàng cắn răng nhịn đau, không than một lời. Lúc dừng chân ở dịch trạm thì mới bôi thuốc, mặc dày thêm một chút. Minh Ỷ đồng hành cùng nàng, dĩ nhiên đều nhìn thấy. Trong lòng đối với vị nhị tẩu này, càng có thêm nhiều thiện cảm và an tâm.


Tất cả những người đi cùng Tứ Thụy đều đồng lòng với hắn, dốc sức cùng hắn. Nhờ có điều này, hắn có thể tập trung đối phó với hạn hán, và cả những khó khăn chờ đợi hắn phía trước…
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Đọc truyện này mình thích nhất là mối quan hệ khắng khít của Tứ Thụy và những người xung quanh. Có anh em Gia Luật cùng Sử Tĩnh đi cùng thế này thì có gì mà không giải quyết được. :x

Phải nói cậu kể rất tốt. Chương không có nhiều hội thoại mà đọc vẫn rất cuốn hút. Thích cả những chi tiết nhỏ như Sử Tĩnh phải bôi thuốc, thể hiện tính cách chí khí của nhân vật rất tốt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 26: Tô Châu


Điểm đến đầu tiên Tứ Thụy đặt chân tới là Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô. Đây không phải vùng chịu thiệt hại hạn hán nghiêm trọng nhất. Ngược lại, cả tỉnh Giang Tô vốn là địa phương có nền kinh tế rất phát triển. Địa hình nơi này không chỉ giáp biển, có hai sông lớn chảy qua, mà trên toàn tỉnh còn có gần ba trăm hồ lớn nhỏ. Nhưng đến nơi rồi mới thấy tình hình không khả quan như Tứ Thụy mong đợi. Hắn còn hi vọng có thể nhờ Giang Tô cứu trợ cho các tỉnh khác, giờ xem như không có khả năng đó rồi.



Tri phủ Tô Châu là Ngô Giang, cũng được xem là một vị quan tốt. Ông ta sau khi đón tiếp tứ vương gia cùng đoàn khâm sai, sắp xếp chỗ ở cho đoàn người xong liền theo lệnh Tứ Thụy đem toàn bộ tình hình báo lại.


Tứ Thụy càng nghe mày càng nhíu chặt. Nguyên do chung gây hạn hán là mùa đông năm ngoái lượng mưa quá ít, tuyết rơi nhẹ khiến nguồn nước dự trữ bị thiếu hụt. Tuyết đọng không dày làm đất thiếu độ ẩm, mọi người đều chờ mùa hạ năm nay sẽ có mưa bù, chẳng ngờ lượng mưa so với năm trước không những không tăng mà còn giảm. Nước đã thiếu lại càng thiếu. Riêng tỉnh Giang Tô tuy có nhiều sông, hồ nhưng phần lớn lại bị các đầm lầy chia cắt, số đất canh tác gần sông không đáng kể. Cả một vùng rộng lớn trước nay lại chỉ dựa vào tự nhiên, không chú trọng mở rộng kênh, rạch. Tứ Thụy biết tầm quan trọng của hệ thống kênh nhân tạo, nhưng mười năm qua hắn không hề tham dự triều chính. Tam vương gia có hiểu biết trị thủy, xong anh ta ở xa không nắm được hết tình hình các địa phương trong cả nước. Các quan lại bên dưới thì ai lo việc người nấy, không muốn ôm vào người cái khổ đào kênh hao tốn nhân lực vật lực.


“Ngô đại nhân, tình hình lương thực cụ thể thế nào?”.


Ngô Giang nghe hắn hỏi vội đứng dậy, lo lắng nói:


“Bẩm vương gia, lương thực trong thành có thể duy trì cho dân chúng trong hai tháng tới. Nhưng nếu mở kho lương, chỉ giải quyết được cái khó trước mắt. Mùa vụ sau sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.


Hai người đi cùng tứ vương gia lần này một người là Lý Ngư, người còn lại là Quách Hà. Lý Ngư quay sang Tứ Thụy đề nghị:


“Hạ quan thấy trước tiên phải nắm rõ tình hình cả sáu tỉnh chịu hạn hán lần này. Biết được cần bao nhiêu lương thực mới có thể đưa ra phương án bổ cứu chuẩn xác nhất”.


Tứ Thụy cũng có ý này, liền gật đầu.


“Ta sẽ viết thư cho các quan lại địa phương. Lý đại nhân, Quách đại nhân! Hai vị đem theo thư, thay ta điều tra tình hình các vùng khác. Đợt hạn hán này diễn ra trên diện rộng, không thể chậm trễ nữa!”.


Ngô Giang thấy tác phong làm việc của vị khâm sai này nhanh gọn thì trong bụng cũng thấy yên tâm hơn. Lúc đầu thấy hắn đến hai tay không, chẳng mang lương thực thì còn thất vọng không nhỏ. Nhưng ông ta cũng biết, lương thực từ kinh thành muốn chuyển tới cũng không dễ dàng. Hơn nữa, chỉ e là có phân tới rồi chia cho từng vùng cuối cùng chẳng còn được bao nhiêu.

Tứ Thụy viết xong mấy phong thư, đóng dấu rồi giao cho Lý Ngư và Quách Hà. Sau mới cười nhẹ trấn an Ngô Giang.


“Ngô đại nhân mời các quan viên trong thành đến cả đi, chúng ta bàn bạc chi tiết. Ngài đừng chỉ trông chờ vào lương thực cứu trợ của triều đình. Tô Châu không phải mảnh đất yếu ớt, lại có Ngô đại nhân ngài ở đây. Ta cùng mọi người đồng tâm hiệp lực, tuyệt đối không để dân chúng phải chịu đói”.


Ngô Giang đi tới trước mặt hắn, vái một cái thật sâu.


“Hạ quan cùng dân chúng Tô Châu xin đa tạ vương gia”.


Hắn suy tính rồi nói với Gia Luật Sảo và Minh Ỷ đứng bên cạnh.


“A Bình, ngươi đi cùng Quách đại nhân. Tiểu Lục Tử đi giúp Lý đại nhân. Ở đây có ta lo liệu. Mang Tiểu Hắc theo, đi nhanh một chút”.


Huynh muội Gia Luật Sảo không hỏi nhiều, theo lời hắn cưỡi Tiểu Hắc, Tiểu Nhung đi giúp hai vị quan kia.


Ba ngày sau đó, Tứ Thụy cùng quan lại lớn bé của thành Tô Châu bận đến đầu tắt mặt tối. Nếu ngồi một chỗ đợi lương thực cứu trợ, rồi lại ngửa cổ ngóng mưa thì cho dù hạn hán qua đi, vấn đề nan giải vẫn còn đó, chịu khổ vẫn sẽ là dân chúng. Dựa vào người khác hay dựa vào ông trời, không bằng dựa vào chính mình!


Tối ngày thứ ba, Tứ Thụy ở trong thư phòng đến tận giờ Sửu. Sử Tĩnh mang đồ ăn khuya đặt lên bàn, choàng thêm áo cho hắn. Nàng vừa giúp hắn mài mực vừa ôn tồn hỏi:


“Chàng đã vất vả mấy ngày liền rồi, tình hình không khả quan sao?”.


Hắn lắc đầu thở dài.


“Tình hình cụ thể sáu tỉnh, hai vị đại nhân báo về ta đã nắm được. Kế hoạch khôi phục kinh tế sau cơn hạn, ta cũng nghĩ xong. Ngày mai sẽ dâng tấu cho phụ hoàng phát chẩn lương thực. Chỉ là… không phải thành nào cũng có thanh quan. Ta ở đây xem như thuận lợi, còn Lý đại nhân và Quách đại nhân lại có không ít kẻ muốn gây khó dễ cho bọn họ. Chúng ta phải nhanh chóng đi Hồ Bắc một chuyến”.


Sử Tĩnh đặt tờ giấy đã kín chữ trước mặt hắn sang một bên, đem bát mì tới, dịu dàng nói:


“Ta tin chàng có thể xử lý mọi chuyện ổn thỏa. Nhưng chàng cũng phải chú ý sức khỏe bản thân mới được”.


Hắn vuốt tóc nàng, mỉm cười.


“Ta biết rồi”.


Sáng hôm sau, Tứ Thụy gọi quan viên trong thành tới. Vừa nghe nói hắn muốn rời đi, bọn họ liền đứng ngồi không yên. Nhưng biết khâm sai đại nhân không thể ở mãi nơi này, các vùng khác so với Tô Châu, so với Giang Tô đều chịu thiệt hại hơn hẳn. Mà mấy ngày vừa rồi, Tứ Thụy hết lòng hết sức vì dân chúng, bọn họ đều thấy rõ. Chỉ có Ngô Giang vẫn lo lắng tình hình vụ mùa sau, nhìn Tứ Thụy với vẻ mặt ngập ngừng.


Tứ Thụy đem bản kế hoạch đã viết chi tiết, đưa cho ông ta, dặn dò.


“Ngô đại nhân cứ yên tâm mở kho, cho dù tình hình khó khăn thế nào cũng không được tăng giá lương thực. Đừng để nông dân đói đến mức phải ăn lúa giống. Ta vốn định tự mình đi gặp thương nhân trong thành thuyết phục bọn họ góp lương thực, nhưng giờ chỉ có thể phiền các vị ở đây thay ta vất vả. Trong này ta đã viết đầy đủ những việc cần làm để phát triển nông nghiệp Tô Châu sau cơn hạn. Tin tưởng các vị đại nhân sẽ hoàn thành tốt”.


Hắn dựa trên tình hình đặc thù của mỗi vùng mà đề ra những phương án thay đổi khác nhau. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề không chỉ phân phát lương thực cứu đói là đủ. Mà phải làm cho nông nghiệp cả nước phát triển, đồng thời các ngành công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ cũng cần một bước tiến mới. Năm năm trước lẫn hiện nay, hạn hán vốn không đáng sợ lại có thể uy hiếp tới vận mệnh đất nước là do triều đình không đủ quan tâm, quá phụ thuộc vào cái gọi là “ý trời”. Đúng là mưa nắng do trời, thế nhưng chỉ cần kinh tế phát triển thì hạn hán cũng không gây ra được nhiều hệ lụy đến vậy.


Về nông, khu vực phía Bắc rộng lớn vốn có điều kiện thuận lợi để canh tác. Nhưng quá nhiều thứ làm chưa tốt, quá nhiều thứ lại bị bỏ qua. Ví như chuyện đào kênh dẫn nước để tưới tiêu bị xem nhẹ. Hay trồng không đủ vụ mùa, không đúng giống cây. Chiêm Thành có một loại lúa gạo chịu hạn, thích hợp trồng ở nơi thiếu nước. Mà triều đình lại chẳng có lấy một người tìm hiểu những việc như vậy. Hình thức ruộng đồng cũng không có phân chia cụ thể. Vùng núi thích hợp làm ruộng bậc thang, vùng ven biển thích hợp làm ruộng cát, vùng đầm lầy cũng cần khai thác theo cách khác. Vậy mà từ trước đến nay, dân chúng không hề biết, quan lại "phụ mẫu" không hề để tâm. Thậm chí nông cụ cũng thô sơ, nếu cứ như thế mỗi mùa thu hoạch đều chỉ đủ ăn trong năm. Lấy đâu ra dư dả?


Về thương nghiệp hầu như chỉ chú trọng buôn bán giữa các vùng trong nước. Trong khi tài nguyên khoáng sản, tơ lụa, lá trà là những thứ “hái ra tiền” nếu có thể mở rộng giao thương với Liêu quốc và Tây Hạ. Chỉ cần thương nhân có thể được quan tâm hơn, kinh tế sẽ không trì trệ đến mức một vương gia như Tứ Thụy muốn bọn họ góp sức cũng thấy khó thành.


Cả thủ công nghiệp, hàng hải, giao thông… Tứ Thụy đều cảm thấy triều đình đang rất thiếu trách nhiệm! Quan lại chỉ nhìn thấy cái lợi riêng, cái lợi trước mắt. Hắn tự hỏi, tam hoàng huynh tài trí hơn người, đáng lẽ phải nhìn ra những điểm ấy. Tại sao anh ta lại chẳng đoái hoài gì tới?


Hắn không muốn tranh giành, cũng không muốn thể hiện tài năng gì cả. Nhưng mắt nhìn dân chúng đáng ra nên được hưởng cuộc sống sung túc, lúc này lại đang vì mất mùa thiếu lương thực mà ăn chẳng đủ no. Hắn sao có thể ngoảnh mặt làm ngơ?


Ngô Giang cầm xấp giấy hai mặt kín chữ, nét bút mạnh mẽ mà cẩn thận, thông tin ghi trên đó lại càng khiến ông ta vui mừng khôn xiết! Tứ vương gia không chỉ có tài mà còn có tâm. Ngô Giang có lòng, nhưng hiểu biết lại không đủ sâu. Nay có bản kế hoạch này của Tứ Thụy, mọi chuyện sẽ không như trước kia nữa. Tay ông ta run run. Nếu có thể hoàn thành những việc Tứ Thụy giao phó, không chỉ Tô Châu mà cả vùng phía Bắc vốn cằn cỗi nhất định sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng, kinh tế sẽ phát triển gấp hàng chục, hàng trăm lần, không hề kém cạnh Giang Nam!


Ngô Giang quỳ gối dập đầu hô lớn:


“Hạ quan nhất định không phụ tín nhiệm của vương gia!”.


Các quan lại khác cũng quỳ theo, sau bao ngày lao tâm khổ tứ vì hạn hán, cuối cùng bọn họ đã có thể nhìn thấy hi vọng. Dân chúng được cứu rồi!


Tứ Thụy đỡ đám quan lại dậy, dặn dò lời cuối.


“Vài ngày nữa lương thực của triều đình sẽ được phát xuống. Ngô đại nhân, ngài liên lạc với tri phủ các thành khác, kiểm soát tốt tình hình. Việc của Giang Tô, ta giao lại cho các ngài”.


Thu xếp xong, hắn cùng Sử Tĩnh tới Hồ Bắc hội họp với Lý Ngư và Minh Ỷ. Mà tình hình Hồ Bắc, lại hoàn toàn trái ngược so với Tô Châu. Lữ Hách - tri phủ Hồ Bắc có thể xem là người của nhị vương gia! Kẻ như vậy sao có khả năng ông ta một lòng phối hợp với Tứ Thụy? Cho dù trước mặt phục tùng, sau lưng nhất định sẽ giở trò gây khó dễ…
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Mình phải thú thực chương này đi sâu vào các phương pháp giải cứu, mình thấy hơi khô (vì mình thường thích các phân đoạn tình cảm hơn;))). Nhưng ít nhất cách kể của cậu suôn sẻ dễ theo dõi.
 

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 27: Hồ Bắc

Trên đường phố của Kinh Châu, mỗi đợt gió thổi qua lại cuốn theo đám bụi đất bốc lên mù mịt, không có lấy một người để tâm quét dọn. Ngay cả các hàng quán ven đường cũng đóng cửa kín bưng giống như nơi này đã bị bỏ hoang hàng năm trời. Không phải không có người, nhưng những thân ảnh chậm chạp lê bước trên đường chả khác gì đám u linh vất vưởng. Bọn họ không phải khất cái, cũng chẳng phải nạn dân lưu lạc đến đây. Tất cả những người này đều là dân chúng của Kinh Châu. Chỉ là quang cảnh nơi này nào có dáng vẻ một thành thị lớn của Hồ Bắc? Dân chúng trong thành từ già đến trẻ ai nấy mặt mũi tái xanh như mắc phải ôn dịch, ánh mắt lờ đờ như người chết.


Minh Ỷ nghiến chặt quai hàm, tức giận đấm mạnh vào bức tường bên cạnh.


“Chúng ta không thể cứ khoanh tay đứng nhìn thế này được. Cứ để ta đi giết quách cái tên họ Lữ khốn kiếp kia đi”.


Qua mấy ngày đồng hành, Lý Ngư không còn ngạc nhiên với bộ dạng dễ nổi nóng của tiểu thái giám bên cạnh. Ông ta cũng ít nhiều đoán ra được, tiểu thái giám này cũng không phải là một tiểu thái giám bình thường. Nhất định là người thân tín của tứ vương gia. Lý Ngư cau mày, lắc đầu nói:


“Cứ cho là ngươi có bản lĩnh đó, cũng không thể hành động khinh suất như thế được. Tội của Lữ Hách không thể không trừng trị, nhưng lúc này giết hắn thì bách tính vẫn phải hứng chịu tai ương”.


Minh Ỷ không đồng tình. Từ lúc nàng cùng Lý Ngư đến đây, tri phủ của Hồ Bắc là Lữ Hách ngoài mặt giả vờ giả vịt, ngược lại ở trong tối giở trò ngăn không cho bọn họ nhúng tay điều tra tình hình thực trạng nơi này. Để một kẻ như thế nắm quyền quyết định thì dân chúng sớm muộn cũng chết đói hết cả.


“Hắn chính là nguyên do khiến những người này lâm vào cảnh đói không còn hạt thóc, cả một hộ gia đình chia năm xẻ bảy một cái bánh nướng sống qua ngày. Hắn chết rồi, bọn họ sẽ không còn bị ức hiếp nữa. Đợi triều đình phát xuống lương thực thì nạn đói sẽ chấm dứt. Ngài không cho ta đi giết hắn, vương gia đến, ta phải ăn nói với ngài ấy thế nào đây?”.



Lý Ngư không phải không tức giận. Thân là mệnh quan triều đình lại chỉ có thể trơ mắt nhìn dân chúng đói khổ. Nhưng chính vì nghĩ cho những bách tính này, ông ta càng không thể hành động lỗ mãng. Lữ Hách là kẻ không dễ đối phó. Tên cáo già đó ngoài mặt vẫn làm ra vẻ vô tội, thực chất lại không xem đám người Lý Ngư bọn họ ra gì. Còn lấy lý do tình hình hạn hán diễn ra nghiêm trọng, không cách nào đón tiếp chu đáo. Đừng nói ngày ba bữa, ngay cả chỗ ở còn không hề bố trí thu xếp cho họ. Bản thân Lý Ngư thế nào cũng xong, nhưng ông ta mang thư tay của tứ vương gia mà đến, ấy vậy lại bị đối xử như thế này. Chẳng khác nào Lữ Hách cáo mượn oai hùm, muốn tỏ rõ thái độ xem thường tứ vương gia.


“Ta tin vương gia nhất định có biện pháp giải quyết. Chúng ta nên đợi lệnh của ngài ấy. Hiện tại ngươi đi giết Lữ Hách, những kẻ khác sẽ nhân cơ hội xóa sạch chứng cứ. Lương thực cứu trợ từ kinh thành không đủ để phân phát cho tất cả, chỉ là hạt muối bỏ bể mà thôi. Mà lương thực muốn đến được cũng mất không ít thời gian. Hơn nữa…”.


Minh Ỷ càng nghe càng sốt ruột, vội giục Lý Ngư nói tiếp:


“Hơn nữa thế nào? Ta vẫn cứ cảm thấy giết Lữ Hách mới là cách giải quyết vấn đề nhanh nhất”.


“Ngươi có biết dân chúng trong thành này vì sao lại đói không?”.


“Còn không phải vì hạn hán nên thiếu lương thực ư?”.


Lý Ngư lắc đầu.


“Hạn hán chỉ mới diễn ra. Những thành trấn chúng ta đi qua không có nghiêm trọng như ở đây. Dân chúng Kinh Châu là bị cướp nên mới đói. Thương nhân bị cướp sạch vốn liếng, tiền của. Bọn họ muốn tiếp tục mở cửa buôn bán cũng không có cái để bán. Nông dân bị cướp trắng lương thực, lúa giống. Cho dù bây giờ trời lập tức ban mưa xuống cũng không cứu được những người dân này”.


Minh Ỷ trợn mắt hô lên:


“Tại sao bọn họ không báo quan?”.


“Ý ngươi bảo bọn họ chạy đến kêu oan với chính những kẻ vừa cướp của mình?”.


Minh Ỷ lập tức hiểu ra. Kẻ cướp bóc dân chúng không phải tặc, không phải phỉ, mà là quan lại phụ mẫu của bọn họ. Cho dù bọn họ có đánh trống kêu oan cũng không có ai đứng ra bênh vực bảo vệ, thay những người này đòi lại công đạo. Tiếng than khóc của dân chúng ở xa không đến được tai hoàng thượng, khung cảnh ảm đạm chết chóc nơi này không chỉ vì cơn hạn mà hơn hết là sự tuyệt vọng của bách tính bần cùng. Quan lại Hồ Bắc kéo bè kết cánh, ỷ thế làm càn. Minh Ỷ lo lắng nhìn Lý Ngư:


“Lý đại nhân, chúng ta cứ để yên cho đám người Lữ Hách như vậy sao?”.


Thấy tiểu thái giám không còn nóng nảy mà đã hiểu ra vấn đề, Lý Ngư thở phào. Người này không ngốc, chỉ là có chút nóng tính mà thôi. Ông ta thấp giọng nói:


“Trước khi chúng ta đến, bọn chúng đã ra tay rồi. Của cải lương thực cướp được từ bách tính đã bị Lữ Hách mang đi giấu, không ai khác biết được tên lang sói đó giấu lương thực ở đâu. Thế nên ta mới không cho ngươi đi giết hắn. Muốn cứu bách tính Kinh Châu, bắt buộc phải tìm ra nơi cất giấu số của cải bị cướp. Vương gia sắp đến rồi, ta tin ngài ấy nhất định có biện pháp”.



Nhớ đến người kia, Minh Ỷ liền cảm thấy yên lòng. Phải, nếu là nhị ca của nàng, huynh ấy khẳng định sẽ cứu được bách tính, trị tội đám tham quan coi trời bằng vung. Chẳng qua chỉ là một tên họ Lữ, cậy thế của nhị vương gia. Minh ỷ hừ lạnh, nói không chừng chính nhị vương gia hạ lệnh cho bọn Lữ Hách gây khó dễ, muốn một lần nữa làm hại nhị ca. Khiến huynh ấy không hoàn thành chức trách, bị đám quan lại trên triều hạch sách. Còn số bạc lấy từ xương máu của bách tính, ai cũng dễ dàng đoán ra được, phần lớn sẽ chui vào túi của nhị vương gia. Nàng tuyệt đối không để kẻ khốn kiếp kia được như ý. Nếu Lữ Hách đã là tay chân của nhị vương gia, nàng sẽ chặt phăng cánh tay thối này đi. Đòi lại mối hận ở bãi săn lần trước.



Lý Ngư nhìn sắc mặt người bên cạnh lúc tức giận, lúc đắc ý mà cảm thấy toát mồ hôi. Chỉ là “tiểu thái giám” này có vẻ vô cùng tin tưởng vào năng lực của tứ vương gia. Lý Ngư dõi mắt về phía cổng thành, ngay cả ông ta cũng không kiềm được sự mong đợi. Chính tứ vương gia đã cho người đưa thư, ngài ấy rất nhanh sẽ đến đây, dặn ông ta không được bứt dây động rừng. Tứ vương gia muốn quăng một mẻ lưới duy nhất hốt trọn không chừa sót con cá nào.


“Mọi người sẽ không phải đợi lâu nữa đâu”. Lý Ngư lẩm bẩm.
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Lâu rồi mới thấy truyện này lên sóng. Thích mạnh! 2onion18
Thả tim cho Minh Ỷ và Lý Ngư! <3 <3 <3 :x:x:x
Mong chờ xuất hiện của Tứ Thụy. 2onion35
 

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 28: Kim thiền thoát xác

Trong một căn phòng đóng kín cửa của Lữ phủ, mười sáu vị quan "tai to mặt lớn" cai quản Hồ Bắc chia làm hai hàng ghế ngồi đối diện nhau. Trên ghế chủ vị là mông của viên quan quyền lực nhất nơi này - tri phủ Hồ Bắc: Lữ Hách.


Lữ Hách đặt chung trà vừa nhấp xong một ngụm xuống bàn gỗ sơn đen bóng loáng, cất giọng ồm ồm:


"Có tin tức gì của kẻ đó không? Khi nào thì hắn sẽ đến Kinh Châu này?".


Người ngồi ở vị trí gần phía bên trái của Lữ Hách nhất rụt cổ bẩm lại:


"Hạ quan nhận được tin của bọn nô tài theo dõi người đó... Chỉ phát hiện hành tung của hai thị vệ rời khỏi Tô Châu, tiến về hướng này. Còn... chủ nhân của bọn họ thì... không thấy đâu cả".


Lữ Hách vỗ bàn.


"Cái gì? Đúng là một đám ăn hại. Còn không mau phái thêm người đi tìm!".


Viên quan nọ giật mình gật đầu như mổ thóc:


"Vâng, vâng. Hạ quan đi làm ngay ạ".


Lữ Hách mặt mày hầm hầm. Ông ta vốn có ý định ra tay khi kẻ kia ở cách xa nơi này, như vậy cái chết "ngoài ý muốn" đó sẽ không liên quan gì đến ông ta. Nếu để kẻ đó tiến vào địa phận Hồ Bắc, muốn động thủ e là không đơn giản.


Trông thấy sắc mặc khó coi của cấp trên, một viên quan lên tiếng lấy lòng:


"Đại nhân đừng lo. Cường long bất áp địa đầu xà*, huống hồ người đó chẳng qua chỉ là một bao cỏ mềm, cho dù hắn đến đây thì sao, chẳng phải cũng như tên Lý Ngư kia, không gây ra được sóng gió gì".


Lữ Hách lim dim cặp mắt ti hí vì khuôn mặt thừa mỡ của mình, tay vân vê hai hàng ria mép ra chiều hài lòng mãn ý, lại nâng chung trà nhấp mấy ngụm rồi dặn dò:


"Nói thì nói thế nhưng phàm là làm việc lớn không thể không phòng xa. Chúng ta đều là người của nhị gia, kẻ địch của ngài ấy đương nhiên cũng là kẻ địch của chúng ta. Thay ngài ấy làm việc là bổn phận của kẻ làm tôi làm tớ. Bản quan nói có chỗ nào sai không?".


Cả mười sáu viên quan lập tức hưởng ứng rối rít, trong bụng ngược lại đều giống nhau, rủa Lữ Hách là con cáo già chết tiệt. Từ khi ông ta nhậm chức tri phủ Hồ Bắc đến nay, hễ là việc phải dốc tiền dốc sức đều sai phái bọn họ đi làm, công bao bổng lộc hay món lợi bên ngoài thì chẳng đến lượt bọn họ hưởng. Nhưng những viên quan này, ai cũng như ai, chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt. Ai bảo bọn họ không có họ hàng với một vương gia.


Lữ Hách rất hài lòng với thái độ phối hợp của những người trong phòng, phất tay áo ra lệnh:


"Bố trí người mai phục, không được để cái bao cỏ đó toàn thây vào thành".


Bao cỏ đó đích xác là một bao cỏ, nổi danh tham tiền háo sắc, không có chỗ dựa nhà mẹ đẻ, trong triều cũng không có tiếng nói. Lấy mạng một kẻ như vậy, Lữ Hách tin chắc chỉ là vấn đề thời gian, sớm hay muộn mà thôi. Trong đám quan lại dưới quyền cũng có người đưa ra phương án dùng bạc mua chuộc kẻ đó. Nhưng Lữ Hách lập tức bác bỏ, "trung thần không thờ hai chủ". Quan trọng hơn là, tại sao ông ta phải hi sinh món lợi lớn vốn nằm gọn trong túi mình để dâng cho một kẻ không quyền thế không uy hiếp được ai như kẻ đó? Trừ khử hắn ta mới là biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất.


Vài canh giờ sau, trong thư phòng của Hạ phủ. Chủ nhân nơi này là Hạ Phi Nguyên, một trong mười sáu vị quan ở Hồ Bắc có chức quan chỉ đứng sau Lữ Hách. Hạ phu nhân bê khay thức ăn đi vào, giọng nói êm ái dịu dàng quan tâm chồng:


"Lão gia sao vẫn chưa đi nghỉ, canh gà này thiếp vừa hầm xong vẫn còn nóng, là món lão gia thích nhất. Chàng nếm thử xem có vừa miệng không".


Hạ Phi Nguyên thở dài vẻ bất đắc dĩ, gương mặt vẫn nhuốm vẻ mệt mỏi song ánh mắt nhìn người bên cạnh lại dịu đi nhiều.


"Đã nói nàng những việc thế này cứ để bọn hạ nhân làm. Nàng gả cho ta nhiều năm, cùng ta trải qua quãng thời gian khốn khó nhất. Nay vi phu đã công thành danh toại, nàng chỉ cần hưởng phúc là được".


"Chỉ là xuống bếp một chút, thiếp không thấy vất vả. Ngược lại lão gia chưa đến bốn mươi đã có tóc bạc, chàng phải chú ý tới thân thể của mình chứ. Từ lúc hồi phủ đến giờ, chàng đều ở đây, cơm tối cũng không màng. Có phải lại có chuyện khiến lão gia nhọc tâm hay chăng?".


Khác với những nam nhân phong kiến khác có tư tưởng nữ nhân không được quản chuyện đại sự của chồng, Hạ Phi Nguyên và phu nhân của ông ta tình cảm rất tốt. Hạ phu nhân không chỉ đem của hồi môn giúp Hạ Phi Nguyên có cơ hội trau dồi đèn sách từ thuở hàn vi, mà người vợ của ông ta còn thông minh, hiểu biết sâu sắc. Thế nên ông ta hầu như không giấu giếm phu nhân của mình việc gì. Hạ Phi Nguyên đem những suy nghĩ trong bụng nói ra:


"Lữ đại nhân muốn ám sát tứ vương gia".


Hạ phu nhân khẽ giật mình, sau lại nhanh chóng lấy lại bình tĩnh vừa múc canh cho chồng vừa đáp:


"Tri phủ đại nhân trước nay đều hành sự như vậy, cũng không lạ gì. Đây chính là việc khiến lão gia hao tâm?".


"Phải. Vị tứ vương gia đó nổi danh vô năng, không có thực quyền, không người ủng hộ, còn lắm tật xấu: mê tiền, háo sắc, cả ngày chơi bời lêu lổng. Chính vì vậy mà Lữ đại nhân bọn họ mới xem thường người này".


"Lão gia phải chăng nghi ngờ tứ vương gia... hạc giả làm kê**?".


Hạ Phi Nguyên hai mắt lóe sáng, mỉm cười:


"Quả nhiên vẫn là phu nhân hiểu ta nhất. Giữa tình hình hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên diện rộng, liệu thánh thượng có phái đến một kẻ tốt mã dẻ cùi*** để xử lý? Nếu ngoài tứ vương gia không còn hoàng tử trưởng thành nào khác thì còn có thể cho là chó cày thay trâu; nhưng nhị vương gia, tam vương gia đều được quần thần ủng hộ, chẳng lẽ lại không có lấy một viên quan nào đứng ra dâng tấu đề cử hai vị ấy? Hiển nhiên là có, song thánh thượng vẫn quyết ý phái tứ vương gia đi. Ắt hẳn là thánh ý khó dò. Mà vị vương gia này, không có mẫu phi, không một chỗ dựa lại có thể bình an trưởng thành trong cung cấm. Người này... tuyệt đối không phải là bao cỏ như Lữ đại nhân nhận định".


"Chàng định về phe tứ vương gia?".


Hạ Phi Nguyên lắc đầu:


"Vi phu chỉ là một quan địa phương nhỏ nhoi, có muốn tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt hoàng quyền cũng không có cái tư cách đó. Ta chỉ cảm thấy Kinh Châu, không, là Hồ Bắc sắp có biến lớn. Là họa hay là phúc còn chưa biết chắc được".


"Lão gia tài trí hơn người, vị trí tri phủ kia nên là của chàng, chứ không phải là kẻ chỉ biết dựa vào quan hệ nhà ngoại với người trong cung để vơ vét túi tham".


Lữ Hách đúng thật là cáo mượn oai hùm, ngoài chút mưu mẹo của kẻ tiểu nhân thì chẳng có tài cán gì. Nhưng thế sự ở đời chính là vậy, một người làm quan cả họ được nhờ. Hạ Phi Nguyên tự biết bản thân không đầu thai vào nhà tốt nên chỉ có thể từng bước tính toán cẩn thận. Việc ám sát tứ vương gia lần này, ông ta không tham dự mà để cho những người khác thay nhau lấy lòng Lữ Hách đi làm. Bởi vì Hạ Phi Nguyên cho rằng việc ám sát ngu ngốc kia sẽ không thành, nếu tứ tương gia quả thật không đơn giản thì những kẻ kia sẽ không có kết quả gì tốt, bao gồm cả Lữ Hách. Hạ Phi Nguyên có thể nhân cơ hội, đợi Lữ Hách ngã ngựa, dùng khả năng của mình để thay thế Lữ Hách, ngồi vào chiếc ghế tri phủ. Chỉ là muốn yên bình rời khỏi vũng nước đục này, e là không dễ...


Tối ngày hôm sau, Lữ Hách đang ở trong phủ mình dùng cơm. Trên bàn trải dài mười mấy đĩa thức ăn tinh mỹ, xa hoa chẳng hề có liên hệ gì với tình hình hạn hán bên ngoài. Ông ta vừa gắp một đũa cá tuyết, còn chưa kịp cho vào mồm, bên ngoài có tiếng chân lộp bộp vang lên, liền sau đó một nô tài hốt hoảng chạy vào thông báo:


"Lão gia, có chuyện rồi...".


Lữ Hách tức giận đập đôi đũa xuống mặt bàn.


"La hét cái gì? Không thấy lão gia nhà ngươi đang dùng bữa à? Đồ nô tài chết giẫm...".


"Không phải nô tài la hét, mà là tứ vương gia ạ. Ngài ấy đang ở công đường của phủ nha, la hét ầm ĩ đòi lão gia tìm kiếm người gì đấy!".


Lữ Hách trợn mắt đứng bật dậy. Sao có thể? Ông ta đã cho người bố trí thiên la địa võng, cả mười mấy cái bẫy, chẳng nhẽ lại không có lấy một cái có tác dụng hay sao?


"Toàn là lũ vô tích sự, một lũ chết giẫm. Còn ngây ra đó làm gì, gọi phu kiệu cho ta. Bản quan muốn xem xem cái bao cỏ kia la hét cái khỉ gió gì".


"Lão gia, vậy còn đồ ăn...".


"Để nguyên đấy cho ta, kẻ nào dám ăn vụng ta chặt tay, nghe chửa?".


Đám nô tài hầu hạ bên cạnh ỉu xìu đáp vâng, cái tính bủn xỉn keo kiệt của chủ nhân, bọn họ chẳng lấy làm lạ nữa.


Bên trong công đường uy nghiêm, có một người toàn thân đỏ rực, y phục sang trọng, chỉ có điều... trông hơi tơi tả, chỗ bị mài rách, chỗ thì lấm đầy bụi bẩn. Mà người này đang rất mất hình tượng, nằm lăn lộn dưới đất... ăn vạ. Hắn chính là "tứ vương gia" vừa tới đã la hét náo loạn công đường mà nô tài lúc nãy nhắc đến. Người nọ còn đang giậm chân đấm ngực gào toáng lên, nhác trông thấy Lữ Hách mang theo thuộc hạ đi vào, lập tức phóng tới túm cổ áo ông ta la lên:


"Ngươi là tri phủ địa phương này? Cái địa phương chết toi của ngươi làm hại bản vương rồi, còn không mau phái người của nha môn tìm ái thiếp về cho bản vương. Nàng ấy mà ngọc nát hương tan**** ta sẽ cách chức hết toàn bộ quan lại cái thành phải gió này".


Lữ Hách há hốc mồm kinh ngạc, hít lấy mấy hơi liên tục ổn định lại tinh thần, nheo mắt nhìn kĩ người trước mặt. Nghe đồn tứ vương gia diện mạo như tiểu bạch kiểm, mà người đang huơ tay huơ chân đối diện mặt như Phan An, trắng trẻo khả ái, so với mấy bà vợ của ông ta còn... mê người hơn. Tứ vương gia mới mười sáu, còn chưa vỡ giọng, mặc dù la hét cứ như đám lưu manh ngoài chợ, nhưng thanh âm vẫn không tệ chút nào... Lữ Hách thở phào trong lòng. Trên đường đến đây ông ta còn lo lắng nghĩ cách đối phó, hiện tại trông thấy bao cỏ này quả nhiên là bao cỏ, danh xứng với thực thì mới yên tâm. Lữ Hách gỡ bàn tay nhỏ nhắn đang túm lấy mình ra, vẻ mặt lo lắng chân thành hỏi:


"Vương gia đại giá quang lâm sao không cho người thông báo để hạ quan nghênh đón từ xa...".


Người họ phồng mang trợn má gào lên, nước bọt phun như mưa, bắn thẳng vào mặt Lữ Hách:


"Nghênh đón cái của nợ nhà ngươi, còn không mau tìm ái thiếp cho bản vương!".


Lữ Hách giật giật khóe miệng, đưa tay áo lau nước bám đầy mặt, hắng giọng khuyên nhủ:


"Vương gia cứ bình tĩnh đã. Không biết người mà vương gia nói là...".


"Hừ, là ái thiếp bản vương sủng ái nhất, ta lạc mất nàng rồi. Cũng tại ngươi làm quan vô năng, tắc trách để cho lũ thổ phỉ hoành hành ngang ngược. Bản vương vì muốn cùng ái thiếp du ngoạn nên bí mật vi hành... e hèm, vì muốn điều tra dân tình nên cố tình đi thị sát. Tóm lại là ta không mang theo thị vệ, trên đường gặp phải thổ phỉ. Khó khăn lắm bản vương mới thoát được, nhưng ái thiếp của ta bị bắt đi mất rồi. Lữ đại nhân, ngươi mau phái người tìm nàng ấy về cho ta. Tìm được, bản vương sẽ trọng thưởng!".


Lữ Hách suýt chút nữa đã không kìm được mà cười to. Tin tức đúng là không sai mười mươi, tứ vương gia chỉ biết rượu chè gái gú, chẳng có dáng vẻ vương gia tôn nghiêm gì cả. Sao so bì được với nhị vương gia. Lữ Hách liếc mắt hỏi dò:


"Vương gia, vậy còn việc trị hạn...?".


"Ngươi còn ở đây lắm lời cái nỗi gì. Hạn hán không gấp, cứu người quan trọng hơn. Lũ dân đen kia sao có thể sánh với ái thiếp xinh đẹp, ngoan ngoãn của bản vương".


"Hạ quan hiểu rồi, sẽ lập tức phái người đi tìm kiếm. Nhờ vương gia miêu tả chân dung quý nhân cho sư gia".


"Ừ".


Tứ vương gia ừ hử rồi theo chân sư gia của phủ nha đi phác họa chân dung. Đi được mấy bước còn rất không yên tâm ngoái đầu dặn dò lần nữa:


"Nhớ phái nhiều người một chút, bản vương trông cậy vào Lữ đại nhân cả đấy!".


"Vương gia cứ yên tâm".


Lữ Hách nhìn dáng vẻ nhếch nhác kia mà cảm thấy vô cùng hài lòng, lại không hề hay biết, người vừa náo loạn công đường kia nào có phải là tứ vương gia. Hắn đúng là người của Thụy phủ, nhưng không phải là Tứ Thụy. "Hắn", thực ra là nàng - tứ trắc phi: Hà Sử Tĩnh!

Chú thích:

( * ): Cường long bất áp địa đầu xà: rồng mạnh không áp chế được rắn bản địa.
(**): Hạc giả làm kê: (kê: gà). Xuất phát từ câu: hạc giữa bầy gà. Ý Hạ phu nhân là tứ vương gia tài năng xuất chúng, phẩm cách vượt trội người khác nhưng lại giả vờ làm kẻ tầm thường, vô hại.
(***): Tốt mã dẻ cùi: Tốt mã là vẻ đẹp bên ngoài. Dẻ cùi là loài chim có bộ lông đẹp, nhất là đuôi rất đẹp. Tiếc rằng chúng lại hay ăn phân chó (Dẻ cùi tốt mã dài đuôi/ Hay ăn cứt chó ai nuôi Dẻ cùi?).
(****): Ngọc nát hương tan: chỉ người con gái đẹp nhưng mệnh yểu. Ngọc nát hương tan nôm na là: chết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Chương mới này dễ thương quá:x. Đọc truyện khác xem phim vì không thể nhìn được mặt mũi nhân vật, nên độc giả chỉ có thể thấy được cái tác giả muốn cho thấy. Đến đoạn cuối đúng là làm mình ngạc nhiên.
 

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 29: Phỉ

Trên đỉnh tòa thành cao nhất Kinh Châu, một người đứng bất động đưa mắt nhìn xuống quang cảnh bên dưới. Gió lớn thổi tới, vạt áo đen của hắn bay phần phật nhưng đôi mắt kia lại không chớp lấy một cái. Hơi lạnh trên người hắn bao phủ cả khoảng không xung quanh. Tứ Thụy siết chặt nắm đấm, cơn giận trong lồng ngực hắn vẫn chưa nguôi ngoai chút nào.


Sau lưng hắn phía đằng xa có mấy người mặc y phục dạ hành, trong bóng đêm không nhìn rõ gương mặt. Một người trong số bọn họ lên tiếng:


"Đúng là đáng chém. Một thành trì lớn lại có cái dáng vẻ này. Tiêu điều, hoang phế chả khác gì địa phương không người sinh sống. Không có kẻ đánh kẻng phòng hỏa hoạn thì cũng thôi, đến binh lính đi tuần tra, canh phòng cũng chẳng thấy đâu. Phủ riêng của bọn tham quan ngược lại đều được bảo vệ đến mấy lớp. Đừng nói tứ gia tức giận, ta cũng sắp nhịn hết nổi rồi!".


Một người khác gật mạnh đầu hưởng ứng: "Đúng đúng. Ông đây cũng không ngồi yên được nữa". Nói rồi quay đầu hỏi bóng người đứng riêng lẻ đang khoanh tay dựa lưng ẩn mình trong tối: "Lão Thập Thất, ngươi nói xem bao giờ thì chúng ta mới hành động? Tứ gia đứng đấy cũng được một lúc lâu rồi, hay để ta đi hỏi ngài ấy?".


Đối phương dùng ánh mắt xem thường ném trả lại một câu:


"Ngươi muốn được đầu thai sớm thì cứ đến đấy đi".


Người kia liếc nhanh về phía Tứ Thụy, nuốt nước bọt lúng túng nói:


"Võ công ta không bằng ngươi, không đỡ nổi ba phần sát khí của tứ gia. Trong chúng ta, bản lãnh của ngươi cao cường nhất, ngươi đến hỏi đi".


"Lúc tứ gia mười tuổi, ta dốc toàn lực chỉ đỡ được bảy, tám phần sát khí của ngài ấy. Ngươi bảo ta đến đấy? Não ta còn chưa có bị hỏng! Ngươi cũng bớt nóng nảy đi. Tứ gia bảo đợi, chúng ta chỉ cần đợi là được. Hay ngươi không tin tưởng tứ gia?".


"Nói bậy. Ta đương nhiên tin tứ gia rồi. Ta chỉ thấy lo lắng cho vương phi, lỡ như...".


Một người trạc tứ tuần, nãy giờ vẫn im lặng, ôn tồn nói:


"Vương phi sẽ không có chuyện gì. Chúng ta biết tứ gia tài cao hơn người, nhưng kẻ khác không biết. Tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa. Tứ gia tạo dựng hình tượng một hoàng tử ẻo lả, vô năng lắm tật không phải là không có ích. Mà hiện tại vương phi đóng vai ấy sẽ rất thuận lợi".


Những người khác nghe vậy đều chuyển ánh mắt, trở nên nghiêm túc. Bọn họ ở cạnh Tứ Thụy đã sáu năm, đương nhiên biết việc hắn cố ý che giấu tài năng. Vốn dĩ ban đầu tất cả bọn họ đều có cùng suy nghĩ, rằng tứ hoàng tử muốn lấy lui làm tiến, giấu giếm năng lực đợi thời cơ tranh đoạt vương vị, làm nên đại nghiệp. Thế nhưng sát cánh bên hắn càng lâu, đi theo hắn trị ôn dịch, hành thiện cứu dân; bọn họ mới rõ ràng được một điều: nam nhân kia chưa từng tính toán tranh đoạt cái gì với ai. Những công lao của nhị hoàng tử mà triều thần lớn tiếng ca tụng, thật ra đều là tứ gia của bọn họ âm thầm thực hiện ở trong bóng tối. Đáng tiếc ngoài bọn họ, chẳng một ai hay biết điều đó. Mà bọn họ, bởi vì biết, nên lòng càng lo lắng cho hắn. Chỉ còn cách duy nhất là ra sức làm việc, bảo vệ hắn an toàn.


Người lớn tuổi nhất vừa lên tiếng lúc nãy là Trương Khanh, cha của A Hạnh. Ông ta và mấy chục người đi theo Tứ Thụy, gọi hắn là "tứ gia", bọn họ trước đây đều là thổ phỉ. Sự bất đắc dĩ của một đám nam nhân vốn xuất thân danh môn thế gia, vì bậc trưởng bối bị hàm oan, uất hận mới bỏ vào núi chôn vùi tài năng. Ai nấy đều tuyệt vọng với triều đình, với thế tục đáng ngao ngán. Không ngờ người hiểu bọn họ, đem ánh sáng hi vọng đến với họ khi ấy lại là một đứa bé.


Sáu năm về trước, một đứa bé tầm mười tuổi, tay cầm trường kiếm một mình vượt qua trận pháp như mê cung mà tiến vào Thất Sơn. Bảy ngọn núi hợp thành một dãy, chính là căn cứ của đám thổ phỉ, nơi mà người bình thường không ai dám dẫn xác tới. Đứa bé nọ mặc một bộ áo vải màu đỏ. Chỉ là một bộ y phục vải thô đơn giản lại giống như người nhà trời giáng xuống, một thanh trường kiếm đánh bại toàn bộ đầu lĩnh của đám thổ phỉ Thất Sơn. Đứa bé lai lịch không rõ ấy dõng dạc nói với bọn họ:


"Ta là Tứ Thụy. Ai trong các ngươi nguyện ý trở thành huynh đệ của Tứ Thụy này, giờ này ngày mai xuống chân núi gặp ta. Kẻ nào muốn tiếp tục làm con rùa rụt cổ, tự vùi dập chí khí nam nhi của mình thì cứ ở lại Thất Sơn mà làm phỉ".


Một câu nói đánh cho bọn họ tỉnh ngộ. Ngày hôm sau, thổ phỉ trên dãy Thất Sơn toàn bộ "giải nghệ", nguyện ý đi theo đứa bé áo đỏ kia.


Người được gọi là "Lão Thập Thất" nhếch môi nhớ lại hình ảnh Tứ Thụy năm đó, một chữ "oai phong" không đủ diễn tả hết. Mặc dù bị Tứ Thụy đánh cho "nằm sấp không được, nằm ngửa chẳng xong", nhưng tất cả bọn họ đều cảm thấy chưa từng có lúc nào bị kẻ khác đánh bại lại khiến họ mừng rỡ như vậy.


Trông thấy Tứ Thụy xoay lưng, trở về chỗ bọn họ, Trương Khanh cầm áo choàng trong tay đi đến, cung kính khoác lên người hắn. Tứ Thụy khẽ siết vai Trương Khanh rồi nói với những người còn lại:


"Đi thôi. Gọi các huynh đệ tập hợp".


Người có thân hình to lớn, tính tình nóng nảy trước đó đề nghị đến hỏi ý Tứ Thụy, nghe vậy lập tức sốt sắng:


"Tứ gia, chúng ta làm gì?".


Tứ Thụy nhẹ nhàng đáp:


"Làm phỉ. Chúng ta đi đánh cướp".


Lão Thập Thất phì cười, tứ gia vẫn thú vị như vậy. Làm phỉ? Chẳng phải là nghề cũ của bọn họ hay sao? Lâu rồi không "đánh người cướp của", tay chân đúng là có chút ngứa ngáy. Bọn họ muốn xử lý đám tham quan dám xem thường tứ gia của bọn họ, thay dân chúng nơi này trút giận.


Đầu giờ Tỵ, Lữ Hách chỉ mới thức dậy, vừa đặt mông xuống ghế chưa kịp thưởng thức bữa sáng "đậm đà hương vị, ngon nhưng không ngấy" của mình thì có tiếng kêu hô hốt hoảng từ bên ngoài vọng vào:


"Đại nhân, cứu mạng!".


"Kẻ nào mới sáng ngày ra đã la như lợn bị thiến vậy? Chẳng có ngày nào các ngươi để bản quan được yên".


Một nô tài chạy vào liếc mắt sợ sệt bẩm báo:


"Lão gia, Ôn đại nhân cầu kiến".


Lữ Hách nhăn mặt.


"Ôn Dịch? Người chưa thấy, tiếng đã chạy tới trước rồi. Toàn những kẻ chẳng được tích sự gì. Hừ, bảo hắn vào đi".


Rất nhanh chóng, viên quan họ Ôn ba chân bốn cẳng chạy vào. Người này so với tình trạng "tứ vương gia" ngày hôm qua còn thê thảm hơn. Ôn Dịch mặt mũi bầm dập, chỗ xanh chỗ tím, y phục xộc xệch, đáng chú ý nhất là trên áo còn có dấu giày trông thật buồn cười. Ông ta vừa chạy vào đã quỳ sụp xuống khóc toáng lên:


"Đại nhân, ngài phải làm chủ cho hạ quan. Ngài xem bọn chúng đánh hạ quan ra nông nỗi này. Hạ quan dù sao cũng là mệnh quan triều đình, những kẻ đó thật chẳng coi vương pháp ra gì".


Lữ Hách kinh ngạc nhìn người trước mặt hàm răng trước kia nguyên vẹn nay rơi ở đâu mất hai cái, lại nghe đối phương kể lể thì nhức đầu, ông ta chán ghét hỏi:


"Ôn đại nhân, ngươi cũng biết bản thân là mệnh quan triều đình, có chút chuyện thôi đã chạy đến làm phiền bản quan. Ngươi nói xem, rút cục là có chuyện gì?".


Ôn Dịch vừa mới há miệng chuẩn bị tố khổ, ngoài cửa lại có một giọng nói khác vang lên dồn dập kèm theo tiếng xuýt xoa đau đớn:


"Đại nhân, đại nhân! Ai ui... ngươi cẩn thận một chút...".


Cơ mặt Lữ Hách co giật, sắc mặt tối sầm. Người vừa la đau từ bên ngoài được một nô tài đỡ, khập khiễng đi vào. Mặt so với Lữ Hách còn đen hơn, chỉ có điều trên nền đen lại được tô điểm thêm vệt đỏ của máu, nhìn là biết ngay mới bị kẻ khác đánh cho một trận. Người này khoa trương hơn cả người trước, đẩy nô tài đang dìu mình ra, đi cà nhắc bước nhanh đến ôm chân Lữ Hách.


"Đại nhân, ngài xem hạ quan. Bọn chúng đánh hạ quan thành ra thế này, đã thế còn cướp sạch lương thực trong phủ, vàng bạc tư trang cũng không chừa, ngay cả y phục cũng bị bọn chúng lấy mang đi hết. Lũ thổ phỉ đó còn nói cái gì mà thay trời hành đạo, thay dân... đánh chó. Thật tức chết người mà!".


Đánh chó? Nói thế có khác nào không xem Lữ Hách ông ta ra gì. Đánh chó phải nể mặt chủ, ông ta làm tri phủ Hồ Bắc bao nhiêu năm, chưa từng xảy ra tình trạng thế này. Kẻ nào dám ở dưới mí mắt ông ta nhiễu loạn như vậy? Lữ Hách hất vị quan nọ ra, vỗ bàn đứng dậy, chỉ tay lần lượt vào hai "bao cát" đang quỳ:


"Mau nói, rút cục bọn chúng có lai lịch gì? Sao trong thành lại xuất hiện phỉ? Bọn chúng là thổ phỉ, không ở trên núi, chạy đến đây giễu võ giương oai là cớ làm sao?".


Hai viên quan nhìn nhau, bọn họ cũng không biết nguyên do nằm ở đâu. Nếu lũ phỉ kia vì thiếu tiền nên xuống núi hành nghề thì sao lại nhắm vào bọn họ? Ai chẳng rõ người giàu có nhất là tri phủ đại nhân, làm nhiều việc ác nhất cũng là tri phủ đại nhân thân hình mập mạp, béo tốt? Tất nhiên, lời này có cho tiền bọn họ cũng không dám nói ra. Nhưng nghĩ thế nào những viên quan này cũng không rõ vì sao bọn họ lại bị thổ phỉ nhắm tới? Hơn nữa còn không phải lũ giặc cỏ tép riu. Đám người đó hung hăng như cọp, dũng mãnh như gấu, hùng hổ xông vào. Lính trong phủ gần hai chục người chưa đầy một khắc đã bị đánh nằm lăn cả ra đất không cựa mình nổi. Chẳng lẽ lũ phỉ đó biết được Lữ phủ có cơ quan nên không dám lẻn vào, mới chạy tới chỗ bọn họ cướp cho dễ?


Ôn Dịch, Ôn đại nhân hai tay bưng má, mếu máo nói:


"Đại nhân, ngài cũng biết, gần Kinh Châu này làm gì có phỉ. Những kẻ đó chẳng biết ở đâu dẫn xác tới, tên nào tên nấy hung hăng càn quấy. Đặc biệt là tên cầm đầu cứ như hung thần ác sát, sẹo chằng chịt khắp mặt...".


Đột nhiên một giọng nói ẻo lả la lên:


"Chính là hắn, chính là những kẻ đó cướp đi ái thiếp của bản vương".


Những người trong phòng đồng loạt hướng mắt về phía cửa, một tiểu công tử gương mặt non nớt, đang phồng mang trợn má vẻ tức giận. Người vừa xuất hiện không ai khác chính là "tứ vương gia ăn hại" hôm qua mới náo loạn một phen ở công đường phủ nha. Lữ Hách thở dài trong bụng, ông ta còn chưa kịp cho người thông báo việc tứ vương gia đến và "làm khách" trong phủ của mình cho những viên quan khác biết.


Ôn Dịch nghe người nọ tự xưng "bản vương" thì rất lấy làm kinh ngạc, vội hỏi:


"Đại nhân, vị này là...?".


Lữ Hách vẫn còn bực mình vì những người dưới làm việc thất bại, không ám sát nổi một tên tiểu bạch kiểm vô dụng. Ông ta kín đáo lừ mắt, hắng giọng nói:


"Còn không mau bái kiến tứ vương gia". Bản thân cũng làm bộ ra vẻ sốt sắng: "Vương gia đêm qua ngủ có ngon không? Lũ nô tài hầu hạ có chỗ nào không chu đáo, vương gia cứ thẳng tay trừng phạt, hạ quan sẽ an bài đứa khác tháo vát hơn".


Hai viên quan trong bụng đánh thót, bọn họ đương nhiên nhận ra cái lừ mắt khó chịu của Lữ Hách, dù vậy làm quan đã lâu, khả năng ứng biến cũng không hề chậm chạp, nhanh chóng xoay người dập đầu với "tứ vương gia":


"Hạ quan bái kiến vương gia".


Mà Sử Tĩnh đứng ở bên này nãy giờ đang cố nhịn cười. Nàng nhìn hai kẻ dưới đất, một người máu mũi còn chưa khô, một người răng cửa bỏ nhà ra đi; đương nhiên biết đây là tác phẩm của ai. Những kẻ này, đáng đánh! Sử Tĩnh phất tay áo vẻ mất kiên nhẫn, vừa nói vừa bước vào trong phòng:


"Đứng dậy cả đi. Lữ đại nhân, lũ thổ phỉ mà bọn họ nhắc tới nhất định là những kẻ chặn đường bản vương đánh cướp. Ngươi còn không mau phái người truy bắt bọn chúng?".


Dư Mông là viên quan mặt đen, lau máu mũi, liếc nhanh về phía Lữ Hách một cái rồi nói với tứ vương gia:


"Vương gia có điều chưa biết. Lũ đạo tặc đó hành tung quỷ dị, thân thủ không tầm thường. Bọn chúng hành động bất ngờ, ra tay ngoan độc, cướp xong liền nhanh chóng biến mất dạng. Toàn bộ đều là những kẻ có võ công cao cường".


Sử Tĩnh giậm chân mắng ngay:


"Bản vương không cần biết. Đây là địa phương của các ngươi, một đám thổ phỉ đầu trộm đuôi cướp còn không đánh lại được thì còn ra thể thống gì. Nói cho các ngươi hay, trong tay ta có thánh chỉ của hoàng thượng, được phép toàn quyền xử phạt quan lại tam phẩm trở xuống. Ái thiếp của bản vương mà có mệnh hệ gì, ta biếm hết quan lại thành này làm thứ dân. Nghe rõ không?".


Ba người Lữ Hách âm thầm trao đổi tín hiệu. Bọn họ nghe đồn tứ vương gia không tài lắm tật, không ngờ vương gia bao cỏ này lại còn có thêm cái thói "hách dịch". Chẳng qua là kẻ như vậy, chỉ cần nịnh nọt mấy câu, không hề khó đối phó. Lữ Hách vỗ ngực cái phạch, nói lời cam kết:


"Vương gia an tâm. Hạ quan lập tức phái người truy bắt đám thổ phỉ đó, trừng trị thích đáng. Để bọn chúng biết vương pháp không được phép khinh nhờn".


"Bản vương không quan tâm vương pháp thế nào, mau chóng tìm thấy ái thiếp cho bản vương. Trời ơi, ta nhớ nàng chết mất. Nàng là nữ nhi yếu ớt, sao chịu đựng nổi đánh đập hành hạ của đám thô bỉ kia. Đáng thương thay, tâm can bảo bối của ta...".


Không chỉ mấy người trong phòng mà những nô tài đứng hầu bên ngoài nghe "tứ vương gia" than khóc ỉ ôi cũng lấy làm ngao ngán, vương gia này thật là hết thuốc chữa rồi...


Ở một nơi hẻo lánh trong thành Kinh Châu, Tứ Thụy mặt sẹo, chân mày sâu róm lau kiếm hỏi Trương Khanh bên cạnh:


"Trương thúc, thu hoạch thế nào?".


Trương Khanh vừa vui vừa giận đáp:


"Những kẻ này làm quan quá sung túc rồi. Số bạc và lương thực cướp được của hai phủ đã đủ cho dân chúng thành này ăn đến mấy tuần. Còn chưa kể số bạc bọn chúng bí mật giấu giếm trong tiền trang là không cướp được".


Tứ Thụy tra kiếm vào vỏ, hừ một tiếng nói:


"Vốn dĩ đều là của dân chúng. Hiện tại chưa đến lúc, nhưng số bạc kia dù giấu kĩ đến đâu ta cũng sẽ bắt chúng nôn ra sạch sẽ. Thúc bảo các huynh đệ đêm nay bí mật phân phát những thứ cướp được cho dân, đồng thời thăm dò bên hai phủ Tôn, Quách. E rằng bọn chúng đã có chuẩn bị, nhớ dặn mọi người cẩn thận".


Trương Khanh gật đầu:


"Được. Để ta thuê phòng trọ, tứ gia nghỉ ngơi một chút nhé. Miếu hoang này không sạch sẽ, bọn hắn quen lăn lộn ngoài đường không đáng ngại, tứ gia nếu nghỉ ngơi không tốt, A Hạnh sẽ lại nổi giận với ta...".


Hắn ngắt lời, nhẹ nhàng đáp:


"Các huynh đệ ở đâu, ta ở đó. Thúc đi làm việc đi, ta chuẩn bị chút "lễ" để tặng cho đám quan lại. Lần này chúng ta không dùng kiếm, vài gói thuốc xổ là được rồi".


Trương Khanh trong lòng lo lắng. Tứ gia giục ngựa ngày đêm chạy đến Hồ Bắc, suốt mấy ngày nay nếu không ẩn nấp trong rừng thì cũng trú tạm miếu hoang. Trong thành không có hàng quán nào mở cửa kinh doanh, tứ gia mỗi bữa chỉ ăn lương khô, mỗi ngày chợp mắt chưa đến một canh giờ. Ông biết tứ gia không phải hạng yếu đuối không chịu được chút khổ, nhưng cứ nghĩ đến sự vất vả kia người đời không hay không biết thì lại cảm thấy thương cảm thay hắn.


Giống như Trương Khanh dự liệu, dân chúng Kinh Châu sáng sớm mở cửa nhìn thấy những bọc đồ nào lương thực, quần áo, còn có cả vàng bạc thì kinh hỉ vô cùng. Sau đó tin tức thổ phỉ đánh cướp phủ quan lại truyền đi, còn có tin tức tứ vương gia từ kinh thành đến, hiện đang ở trong phủ của tri phủ đại nhân. Dân chúng người cảm tạ Bồ Tát, kẻ biết ơn thổ phỉ. Trong mắt bọn họ, vị vương gia cao cao tại thượng kia so với những tham quan quen hạch sách, bóc lột dân chúng thì cũng là cá mè một lứa, đáng khinh như nhau. Ai chẳng biết Lữ Hách chính là có họ hàng với vương gia nên mới chễm chệ ngồi vào ghế quan lớn, mạnh tay đàn áp dân đen bọn họ? Có người còn ngao ngán nghĩ, vương gia bao cỏ hay vương gia bao phân thì chẳng qua cũng là kẻ sinh ra trong nhà quyền quý, sao hiểu được dân chúng đói khổ lầm than? Hạn hán vừa mới xảy ra, Lữ Hách và bè lũ tham quan đã nhân cơ hội vét đầy túi tham, lấy cớ thu tiền mua lương thực cứu hạn mà thẳng tay cướp bóc. Biết đâu được, số bạc ấy lại không rơi vào túi vị vương gia mới vác mặt tới kia? Chẳng phải có lời đồn đại, tứ vương gia là kẻ tham tiền hám lợi còn gì? Một kẻ như vậy, thà không đến còn tốt hơn.


Người của Tứ Thụy theo sự phân phó của hắn, đều viết giấy ghi rõ trong những bọc đồ, dặn dân chúng giữ bí mật, chớ nên kinh động quan phủ. Vì lo lắng có nhà không có người biết chữ, nên bọn họ âm thầm chia ra quan sát động tĩnh, phòng trường hợp cần ra mặt để dặn dò. Thế nên những lời thầm thì của người dân trong nhà, bọn họ đều nghe thấy. Bọn họ không nỡ giận dân chúng, nhưng ai nấy đều buồn bã, tứ gia của bọn họ, một lần nữa lại bị hiểu lầm, gánh thêm danh xấu. Bọn họ rất muốn để cả thiên hạ này đều biết, không phải vương gia nào cũng ỷ quyền ỷ thế. Tứ gia của họ không như vậy. Ngược lại, vương gia khác có thể dựa vào địa vị mưu đoạt quyền lợi, được triều thần nâng đỡ, tung hô lớn tiếng. Còn tứ gia, cũng là vương gia, lại chẳng hề nhận được cái lợi của chức vị "cao cao tại thượng" đó. Đáng tiếc, điều bọn họ mong mỏi, có lẽ cả đời này bọn họ không thể nhìn thấy được...


Tứ Thụy lặng lẽ thở dài. Song không phải vì sự hiểu lầm của dân chúng hay tiếng than vãn của những người bên cạnh. Hắn dõi mắt nhìn về một nơi trong thành, lòng lo lắng, không biết nàng có ổn hay không? Trước đây chỉ cho rằng nữ tử hắn lấy có vẻ ngoài xinh đẹp, tính tình vừa dịu dàng vừa kiên cường. Lúc ở bãi săn phát hiện thêm nàng ấy còn có chút thông minh, chu đáo. Vài ngày trước, hắn mới biết, thì ra nàng cũng có lúc cứng đầu đến vậy. Nàng luôn bảo, nàng chẳng giúp gì được cho hắn. Ánh mắt nàng lúc nói ra điều đó có sự hổ thẹn và tự trách khiến hắn không đành lòng. Thật ra nàng không biết, nàng rất tốt, khiến hắn rất an tâm. Nói đến bổn phận, là hắn không làm trọn bổn phận của mình mới phải. Tứ Thụy cụp mắt, một người con gái tốt như nàng, lại bị hắn làm liên lụy.


"Cho ta thêm chút thời gian, ta sẽ trả tự do cho nàng". Hắn khẽ thì thầm, giọng nói mang theo sự bất đắc dĩ và xót xa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên