Thảo luận Từ tục trong sách

VyTra

Gà cận
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
19/6/15
Bài viết
256
Gạo
585,6
Re: Từ tục trong sách
Có nhiều cách để thể hiện một nhân vật gọi là giang hồ hoặc vô giáo dục, không nhất thiết phải đưa từ vào giống U nói á. Em vẫn còn ba phải lắm, vì mọi người phân tích theo nhiều hướng khác nhau mà @@~.
Ừ, cuộc tranh luận về một bất cứ một vấn đề nào đều có những ngã rẽ, những giới hạn, những định nghĩa, những nhánh mà nếu các bên cứ nhất định theo đuổi những hướng khác nhau thì cuộc tranh luận sẽ rơi vào bế tắc và hỗn loạn.
Ví dụ như từ "Con mẹ nó" ở câu trạng thái bên dưới mình không cho đó là một từ nói tục, mình nghĩ nó là một từ suồng sã. :)
: ". . . Con mẹ nó Kwon Ji Young giờ tôi phải làm sao?"
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
2.822,0
Re: Từ tục trong sách
Có nhiều cách để thể hiện một nhân vật gọi là giang hồ hoặc vô giáo dục, không nhất thiết phải đưa từ vào giống U nói á. Em vẫn còn ba phải lắm, vì mọi người phân tích theo nhiều hướng khác nhau mà @@~.

Không em ạ, trong những tình huống nếu em dùng từ khác đi thì tâm lý nhân vật của em sẽ không còn tính logic. Đơn cử, một ả gái điếm bị tranh mất khách, em nghĩ cô ta sẽ phát ngôn thế nào để bộc lộ cảm xúc thật mà không cần buông ra câu chửi thề? Em đừng bảo là nhân vật chỉ cần nghiến răng, lườm mắt, giậm châm đành đạch rồi bảo: "Mày chờ đó/ Mày hãy đợi đấy!" là được nhé. Vì vậy U muốn nhấn mạnh là U không áp đặt hay cổ xúy nhưng tác giả nên tự định hướng văn phong và dòng viết mình muốn theo, trước khi quyết định viết về hiện thực xã hội. Muốn phản ảnh mặt tối xã hội mà ngại trần trụi thì tác phẩm ấy sẽ trở nên hời hợt vì độc giả không thể hình dung ra sự tàn khốc hay đáng sợ của nó, để còn tránh xa. Em không thể viết đủ về một Châu Phi đói khổ, thiếu văn mình bằng câu chữ ngọt ngào, dịu dàng; hay về một Trung Đông đẫm máu mà thiếu máu, nước mắt, chính trị, tôn giáo. U thà đọc một tác phẩm có vài câu nói tục nhưng đồng cảm được với nhân vật còn hơn đọc xong, chẳng hiểu tác giả muốn gửi thông điệp gì qua hình tượng nhân vật. Thân!
 

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
18.689,0
Re: Từ tục trong sách
"Rhyme lúc này đang ở một mình trong phòng ngủ với Thom, anh ta vừa giúp đỡ Rhyme làm xong những công việc thường lệ buổi sáng – bài tập vật lí trị liệu và cái mà chàng phụ tá tế nhị gọi là “nhiệm vụ vệ sinh”. (Rhyme thì gọi là “chuyện cứt đái”, tuy nhiên thông thường chỉ trước mặt những vị khách không hay bị sốc.)"

"Joanne là bạn gái của gã, chứ đâu phải của Duncan. Mẹ kiếp! Nếu anh ta muốn đ., anh ta hãy tự đi mà tìm lấy một đứa con gái ngon lành…"

Trích tiểu thuyết Trăng lạnh - Jeffery Deaver

Văn chương là tấm gương phản chiếu thực trạng xã hội chứ không phải là giấc mơ chân thiện mĩ xa rời thực tại.
 

Easy Chàn

Gà con
Tham gia
9/8/15
Bài viết
17
Gạo
0,0
Re: Từ tục trong sách
Mình nghĩ thế cũng tốt, miễn sao tác giả không quá lạm dụng vào phong trào đó, nếu không sẽ mất thiện cảm của đọc giả, nhất là lứa tuổi học sinh như mình.
 

KevinK20

Gà con
Tham gia
2/4/20
Bài viết
58
Gạo
0,0
Re: Từ tục trong sách
Còn tùy vào ngữ cảnh nữa. Mình thỉnh thoảng cũng cho một số đại từ kiểu "thằng" cho chân thực truyện. Nhưng ko nên chửi tục hay gì.
 

Cục Tẩy

-Tẩy-
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/12/13
Bài viết
2.246
Gạo
253,0
Re: Từ tục trong sách
Nên hay không nên là quan điểm cá nhân thôi.
Vì nếu đặt trong tình huống bạn sống ở khu ổ chuột sẽ khác. Và người sống ở đó chẳng hạn sẽ thấy chửi tục là điều bình thường và đọc thấy được viết ở đâu đó sẽ xem là bình thường.
Mình nghĩ tự cá nhân mình phải chọn và lọc.
 

CafeBon

Gà cận
Tham gia
25/4/20
Bài viết
951
Gạo
24,0
Re: Từ tục trong sách
Tuỳ theo câu truyện và ngữ cảnh, có thể viết những từ rất bậy. Mình hưởng ứng cách đưa sự thật vào văn chương.
 

reddye

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/11/17
Bài viết
85
Gạo
24,0
Re: Từ tục trong sách
Từ tục thì cũng có năm bảy dạng, có từ rất tục, có từ tục vừa phải. Dù văn chương là thứ phản ánh hiện thực xã hội nhưng đơn thuần chỉ là đưa hiện thực xã hội vào trang viết thì không phải văn chương. Mình nghĩ để thể hiện tính chân thực, phác họa tính cách nhân vật, việc sử dụng từ tục là có thể chấp nhận, nhưng một tác giả, một nhà văn thì phải biết lựa chọn đâu là từ phù hợp đâu là từ không. Mình nhớ có lần tham gia một hội giao lưu văn học Việt - Đức, có bạn tác giả giới thiệu tác phẩm của bạn ở đấy, bạn cao giọng đọc 'cặc' trước mặt biết bao nhiêu người ở đó, có cả các tiền bối đã lớn tuổi và cả những nhà văn, nhà thơ nước ngoài nữa... Bạn ấy cảm thấy bạn đã phản ánh được hiện thực xã hội nhưng mình và những người ngồi ở đó chỉ cảm nhận được sự xúc phạm thôi...
Thật ra để thể hiện tính cách nhân vật hay hoàn cảnh xuất thân của nhân vật có nhiều cách lắm, không nhất thiết phải dùng ngôn ngữ thô tục. Bản thân nhà văn có năng lực làm được việc đó. Nếu không làm được việc đó thì không phải là nhà văn. Viết văn không phải là sao chép hiện thực mà là thể hiện lại hiện thực dưới một góc nhìn khác. Và góc nhìn đó không nhất thiết được tạo nên bởi những từ ngữ thô kệch.
 
Bên trên