Biến cái của người ta thành cái của mình, mang đặc trưng của dân tộc mình không dễ đâu em.
Chuyện này, mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Cái khó ở chỗ là biến cái người ta thành cái của mình. Đó không phải là hình thức lượm lặt theo nghĩa ăn cắp ý tưởng mà em
cuquayngoc đang cố ý nhấn mạnh.
Văn chương là kết tinh, kết tinh của lịch sử, kết tinh của lịch sử văn chương qua bề dày lịch sử, người đi sau nối tiếp người đi trước, dựa vào cái sẵn có tìm ra cái mới, sáng tạo nên cái mới trên cái nền đã cũ theo hiện thực xã hội.
Nếu em nghĩ, việc tìm ra cái mới trong cái đã cũ là việc của người trẻ, chị không chấp nhận. Đúng là em có thể tìm ra, em có thể sáng tạo, nhưng em có chắc mình đủ trưởng thành để sáng tạo cái mới trên cái cũ thành cái của mình và được đánh giá cao. Ừ, Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là một ví dụ đó.
Nếu em nghĩ, "các anh chị chỉ biết tìm kiếm cái mới ở nhà bên cạnh" thì em cần đọc nhiều hơn nữa, em cần nhiều thời gian hơn ở lứa tuổi chưa đủ trưởng thành như em. Chị xin nhấn mạnh, cái mới ở nhà bên cạnh chính là cái hiện thực cuộc sống đang bày ra trước mắt, một xã hội hiện đại với lắm thứ, không phải là xã hội phong kiến hay thực dân nửa phong kiến... Hơn nữa, các anh chị trong miệng em còn biết tìm kiếm cái mới trong những tác phẩm văn học nước ngoài, trong những tác phẩm của nhau, đồng lứa, khác lứa, những tác giả trẻ...
Nếu em nghĩ, chị đang áp đặt rằng em còn nhỏ, còn các anh chị đã lớn, em chưa đủ trưởng thành để nhìn nhận thấu đáo mọi vấn đề thì em đúng rồi đấy. Đến chị đây còn chưa chắc mình đã đúng thì sao dám bảo em đúng.
Cuối cùng, chị mong rằng với tâm thế sẵn có, em sẽ không chỉ đọc và học những tác phẩm trong sách giáo khoa bằng cách học đủ ý theo phương pháp dạy của giáo viên. Em có thể học, nhưng nếu muốn phát triển hơn, hãy tập cảm nhận văn chương theo ý nghĩ của bản thân mình, không rập khuôn, không giáo điều, không áp đặt.