Vấn Thiên quyển 1: Thiếu niên ca - Cập nhật - Banhmitrung

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
0,0
30341150650_8fb4cbb652_o.jpg

Vấn Thiên quyển 1
Thiếu niên ca

Tác giả Banhmitrung
Tình trạng truyện: Đang viết
Thể loại truyện nói về một đám ỷ mạnh đánh chém lẫn nhau, giẫm đạp luật pháp, ăn hiếp người yếu, kết bè đánh người mạnh. Yêu đương thì cũng có nhưng không ai biết hát tình ca.


Giới thiệu:

Vấn Thiên vốn không phải là truyện vũ hiệp, nó là một tập hợp tất cả những gì mà trí tưởng tượng của tôi có thể nghĩ tới. Trong thế giới của Vấn Thiên, giống như món lẩu tả bí lù nổi tiếng của miền Nam, có cả thần cả tiên, cả linh thú cả quái vật, cả yêu ma cả quỷ mị. Và dĩ nhiên, rất nhiều người.

Vấn Thiên không kể một câu chuyện, nó là chứa đựng rất nhiều câu chuyện, tựa như một hành lang dài có nhiều cửa sổ. Ước mộng của tôi là xây dựng hành lang đó, bồi tường đắp vách, treo lên thật nhiều những bức tranh khác nhau, để thật nhiều người có thể từ những cánh cửa sổ bên ngoài ấy, nhìn vào những góc khác nhau, và nói về những câu chuyện khác nhau.

Vấn Thiên vốn không phải truyện vũ hiệp thuần túy. Nhưng cốt lõi của nó vẫn mang theo thứ cốt cách tinh thần mà tôi đã đắm mình vào đó hàng chục năm nay, vũ và hiệp. Như thế nào là vũ và như thế nào là hiệp, tôi không dám lạm bàn, chỉ đành để những đứa con của mình lên tiếng thay.

Trong Vấn Thiên có sáu cõi, đứng đầu bởi thần linh. Nhưng thần linh ấy có thật sự là thần linh?

Trong Vấn Thiên có những tồn tại dám nghịch chống lại mệnh trời. Nhưng đó có thật sự là những cuồng ngạo điên rồ, hay chỉ là tiếng hét căm phẫn hướng về phía tự do.

Cuộc chiến nào là khó khăn nhất? Chiến đấu với trời đất, chiến đấu với luân hồi, chiến đấu với thần ma, hay chiến đấu với bản ngã của chính mình?

Kiếm chỉ giang sơn, đao quét vạn dặm, quân kỳ gầm trong gió.

Ngước mặt lên nhìn trời, trời vẫn xanh như thế.

Cúi mặt xuống nhìn đất, đất vẫn hiền như thế.

Bánh xe luân hồi chín vạn vòng quay, vĩnh cữu đời đời.

Đã là người trên thế gian, vốn không ai thoát khỏi vòng luân hồi sống chết ấy.

Thế nhưng vì sao người ta lại vẫn cứ xao lòng bởi một buổi chiều nắng vàng tràn qua khung cửa sổ như thế.

Mục lục:
Chương mở đầu
Chương 1
Chương 02a
Chương 02b
Chương 02c
Chương 03a
Chương 03b
Chương 04a
Chương 04b

Ps: Text editor không thấy thẻ spoiled đúng không các bạn, mình tìm nãy giờ chưa thấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
0,0
01. Trời đất năm thế giới

Thà tin trên đầu có thần minh, dưới chân có ma quỷ, chớ ngợ rằng không.

Bánh xe luân hồi chín vạn vòng quay, mỗi một vòng quay ấy từ lúc sinh ra cho đến khi hủy diệt, tải cả một giới sinh linh. Nếu như quả thật trong cõi trời đất này có thứ gì xứng với hai chữ vĩnh cửu, thì có lẽ chỉ có bánh xe luân hồi ấy mà thôi.

Bảy tầng ma quỷ, mỗi một tầng là chốn chuộc tội của thế gian. Trong tâm tưởng của người đời vốn chuộng cách phân định rạch ròi: người tốt sau khi chết đi sẽ được hưởng phúc nơi cực lạc, kẻ ác thì phải đắm chìm trong chốn địa ngục tăm tối để chuộc lại những tội lỗi của mình.

Thế nhưng thật ra trong vòng quay bất biến của bánh xe luân hồi chẳng có gì gọi là tốt hay xấu. Thần linh hay ma quỷ, bất quá cũng chỉ là tên gọi một thứ siêu hình đã thoát khỏi nhân loại mà thôi, lại càng không phải nơi chốn để con người hưởng phúc hay chuộc tội. Trên đến chín tầng trời, dưới tới bảy tầng ma, chẳng có gì thoát ra khỏi đạo ấy được.

Sách Tả Thần, đã chép như vậy.

Quyển sách chứa đựng nguồn gốc cả thế giới, nằm im lìm trên tầng cao nhất của đài Khổng Tước. Người ta vĩnh viễn không biết được sách Tả Thần từ đâu tới, cũng chẳng biết do ai tạo ra, chỉ biết rằng từ thuở hồng hoang cho đến khi vương triều sụp đổ, tất thảy những sự kiện ấy đều được nó ghi chép lại. Cũng chỉ biết rằng mỗi lần sách Tả Thần mở ra một trang mới, ắt hẳn sẽ có chuyện kinh thiên động địa nào đó xảy ra, xoay chuyển cả năm thế sáu cõi.

Rất ít người biết được rằng vị thần minh tối cao vốn đang ngự trị trên tầng trời thứ bảy kia, cứ năm trăm năm lại tiến vào đài Khổng Tước một lần. Cuốn sách ấy, bất kể việc đang mang trong mình quyền lực lớn nhất trời đất, cứ hàng ngày bình thản ngắm nhìn những vạt nắng vàng ruộm tràn qua ô cửa tháp.

Bao nhiêu năm trước.

Và bao nhiêu năm sau.
ooo​

Thế Thiên, thế Địa, thế Nhân, thế Vô Tướng, thế Vô Ngã.

Cõi thần, cõi ma, cõi người, cõi súc sinh, cõi không tính, cõi dị hình.

Đó là trời đất năm thế sáu cõi, bao gồm tất cả vạn vật chúng sinh, thần ma dị thú, thảo mộc muôn loài.

Truyện này, diễn ra ở một nơi chốn như thế.

02. Thang Lâm

Chính giữa thế Nhân, giáp với hai biển vây quanh, là đất Thang Lâm. Vùng ấy bốn mùa luân chuyển, núi cao chen lẫn sông dài, lại có khí hậu ôn hòa dễ chịu, là nơi dân cư sinh sống đông đúc nhất trên lục địa. Phía nam là vùng sông hồ kênh rạch, nằm tiếp giáp với đất Vân Hoang, được che chắn bởi dãy núi Thiên Lộc, ngoại trừ mười hai con đường nhỏ Sơn Khuyết nối thông hai vùng thì khắp nơi đều là chướng ngại con người không thể vượt qua. Phía tây liền kề vùng đất Ma Lĩnh, ngăn cách bởi đồng cỏ Kiệt Mã rộng như một đại dương. Phía đông và phía bắc đều giáp biển, khí hậu một bên khô nóng cháy da, một bên lạnh giá quanh năm, là nơi ít người sinh sống nhất ở Thang Lâm.

Từ thuở sơ khai, Thang Lâm đã có chiến loạn giữa bảy nước, bá vương nổi dậy khắp nơi. Vùng phía nam lại phải chịu nạn quái thú cùng những bộ lạc thần bí từ đất Vân Hoang nhiều lần tràn vào lục địa, tàn phá giết chóc dân chúng không biết bao nhiêu mà kể. Mãi cho đến khi thủ lĩnh Thần Quân ngang trời xuất thế, thống nhất bảy nước, đánh lui mối họa Vân Hoang, dựng nên vương triều Tinh Đế thống trị Thang Lâm suốt hai trăm tám mươi năm.

Người ta gọi đó là buổi bình minh của vương triều.

Thần Quân khi ấy tự xưng là Thần đế, ở chiến trường phía nam cho xây lên một tòa thành khổng lồ và một quan ải để trấn thủ những cửa ngõ Sơn Khuyết, tên thành gọi là Ly Ca. Thành Ly Ca, ải Thiên Môn, tương truyền đều dựng trên núi xương biển máu của dị tộc thua trận. Sau này khi Thần đế qua đời, nạn hung thú lại một lần nữa vượt qua ải Thiên Môn tràn vào lục địa, dân chúng cô khổ khóc than dậy đất.

Phá Mộng lên nối ngôi, đế hiệu là Chiến, dẫn quân trăm vạn, ác chiến ba năm ròng rã dưới chân thành Ly Ca, cuối cùng cũng đánh lui được nạn hung thú. Thành Ly Ca khi ấy, khắp nơi đều thẫm màu đỏ sậm của máu thịt hai bên, không khí tử vong đến cả năm sau mới nhạt dần. Tòa thành này được Chiến đế gia cố thành một cứ điểm phòng thủ khổng lồ kiên cố nhất lục địa bấy giờ. Vị hoàng đế ấy lại ngại hai chữ Ly Ca có thể làm lòng quân viễn xứ nhung nhớ cửa khuyết, liền đổi tên thành Huyết.

Tây Bắc lúc bấy giờ tuy không vướng phải họa chiến tranh, nhưng vùng Ma Lĩnh lại như một cái miệng không đáy nuốt sạch tất cả những đoàn thám hiểm khám phá của vương triều, ngay cả mười vạn thiết kỵ phái đi hộ tống cũng đột nhiên biến mất không có tung tích. Vị hoàng đế khai quốc Thần Quân hùng mạnh là thế mà cũng không tìm được nguyên do, đành phải chấp nhận biên cương vương triều dừng lại bên cạnh đồng cỏ Kiệt Mã.

Vương triều khi đó đã cho xây dựng trường thành bên cánh đồng Kiệt Mã, dài hơn hai ngàn tám trăm dặm, công trình vĩ đại này kéo dài đến ba mươi tám năm, trải qua đến ba đời đế vương mới thành công. Trường thành nối liền giữa đài Khổng Tước với thành Vấn Thiên, trở thành hàng rào phên dậu chắc chắn nhất ở phía tây bắc.
ooo​

Đầu năm Tinh Đế thứ hai trăm bốn mươi bảy, vua Lệ Tông ban lệnh thảo phạt quận vương Bắc Bình. Đến giữa mùa xuân, mười ba đại tướng ở phía tây dấy cơn binh biến.

Năm Tinh Đế ấy, chiến loạn tựa như cát vàng tung bay theo gió, lại một lần nữa lan tràn khắp cả Thang Lâm.

Năm Tinh Đế ấy, tại hành cung phương nam, trên bậc thềm ngà thấm đẫm ánh trăng tháng bảy, Lệ Tông ban ra chiếu thư cuối cùng của vương triều. Chiếu thư thêu hình rồng vàng, làm bằng thứ lụa mỡ gà trơn bóng, ống trục được đẽo từ gỗ quý Nam Hương, do chính tay quan thượng thư đầu triều chép lại lời chí tôn. Quan thượng thư họ Nhan là bậc con cháu dòng dõi cao quý, tài viết chữ đẹp cũng vang danh khắp bốn phương. Ngài chép xuống chiếu thư, nét bút trông qua thật rõ ràng và đường bệ, tỏ rõ khí phái che chở cả núi sông của vương triều.

Nội dung vỏn vẹn hai chữ sắt máu: cần vương.

Quận vương Bắc Bình dẫn binh về phía Nam, liên minh Tây Tướng dẫn binh về phía Nam, loạn dân rời bỏ kinh thành về phía Nam, vương triều dời đô về phía Nam. Chỉ trong hai tháng ngắn ngủi quân nổi loạn đã tràn vào kinh thành Hoàng Kim từng một thời rực rỡ huy hoàng. Họ diễu binh qua những con phố dài vắng lặng, nơi hàng hiên mái nhà ngoài vẫn còn treo lủng lẳng mấy cái lồng đèn mừng tết Trung Thu, miệng hát vang những bài ca phương bắc mộc mạc.

Năm Tinh Đế ấy, vua Lệ Tông nắm tay vị vương phi được sủng ái nhất của mình, gieo mình từ lầu Vấn Thiên xuống dòng sông Ngự. Áo vàng thêu chín rồng, mũ phượng đính thần châu, tắt lịm giữa hoàng hôn, giữa mênh mông sóng vỗ.

Năm Tinh Đế ấy, là mốc lịch sử đầu tiên của cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa, một cuộc chiến kéo dài ròng rã tận ba mươi bảy năm.

Năm Tinh Đế ấy, là năm giáo thương vung lên khắp cõi Thang Lâm, là năm trường cung căng dây suốt dãy Thập Vạn, là năm của bậc kiêu hùng tuốt gươm, trỏ cờ lập nghiệp. Đế niên đã không còn. Vương thất như một câu chuyện cổ xa xôi. Chí tôn là sự tồn tại danh nghĩa trên ngọn núi Hoàng Kim.

Thiên hạ từ năm Tinh Đế ấy, đã không còn vua nữa.

Mười sáu vị hoàng đế từng ngồi trên đỉnh quyền lực Thang Lâm giờ chỉ còn lại danh tính trên những tấm bài vị cúng bái ở điện Cửu Long. Hậu duệ dòng tộc của Tinh Đế vẫn còn đó, thu nhỏ triều đình danh nghĩa của mình lại trên ngọn núi Hoàng Kim. Bốn phương chư hầu vẫn lấy triều đình ấy làm biểu trưng có danh mà không thực, hàng năm vẫn đều đặn tiến cống những gì cần thiết nhất cho hoàng đế.

Thế nhưng vương triều khi ấy, tựa như chuông khánh đã cũ nát ở trong chùa vàng. Đánh không kêu, chỉ còn lớp thếp vàng son đang rệu rã từng ngày.

03. Thiếu niên ca

Cho đến tận bây giờ, Phá Thần vẫn nhớ như in ánh mặt trời rực rỡ của ngày hôm đó.

Ánh nắng chiều cuối thu dát lên trường thành một mảng vàng rực, ấm áp mà thê lương. Gió chiều lồng lộng, đồng cỏ nổi sóng, dập dờn đuổi nhau chạy ra xa mãi. Lớp này nối lấy lớp kia, mãi không bao giờ trở lại. Cũng tựa như bóng dáng yêu kiều của người con gái ấy. Cũng tựa như lòng người, từng giây từng phút đều là đổi là thay.

Phá Thần biết rằng suốt cả cuộc đời y mãi mãi không nắm giữ được những cơn sóng vàng ấy.

Dù là Sát Dao Quang vũ công vô địch thiên hạ, dù là tiên sinh Mạt Dụng thông tỏ vạn sự của đài Khổng Tước, cũng không thể. Dù là Lâm Vũ của một thời niên thiếu sôi nổi ngày xưa, hay là Phá Thần của một Dạ Phiêu Hương trầm mặc bây giờ, tựu chung lại, cũng chỉ là con người mà thôi.

Tháng năm thăng trầm, thiên hạ xoay chuyển, núi hóa thành sông, sông cạn thành bãi, người thiếu niên tính nóng như lửa ngày nào, giờ đã là một kẻ trầm tĩnh tựa bóng núi xa. Trong lòng y lúc này cũng chỉ còn đọng lại những hoài niệm của xưa cũ xa xôi. Những hoài niệm như vốc nước trong hốc cây cổ thụ già, chờ ngày hóa thành hơi bay đi mất.

Lòng của y đó, cũng như là cổ thụ, vươn những cành lá xum xuê đón hết những dâu bể sóng gió, tận lực che chắn cho những vốc kỷ niệm trốn ở đằng sau. Cho đến khi cành khô tàn gãy, cho đến khi lá khô rụng rơi, cho đến khi chỉ còn là cát bụi.

Và như vết rêu cũ bên tường nhà, những khúc ca phóng túng sôi nổi của một thời tuổi trẻ sẽ cứ vĩnh viễn ở đó, một lúc bất chợt lại vô tình gợn lên, khiến người ta phải mỉm cười, khiến người ta phải lặng người đi.​

ooo​

Có một lần Hỏa Hồ Ly ghé thăm tháp Thiên, đã từng trò chuyện với Sát Dao Quang:

- Ta du lịch trời đất mấy trăm năm, trên tới cung Bạch Ngọc, dưới tới điện Diêm La, nhưng ta không có cách nào nhìn thấy bản thể của ngươi.

Gã trả lời:

- Ta là người.

- Ta chưa bao giờ thấy một người nào giống như ngươi. Ngươi không phải người. Ngươi chẳng phải thần, càng không phải yêu hay là ma quỷ.

Sát Dao Quang bật cười, cặp mắt gã híp lại thành hai đường rãnh nhỏ:

- Dù ta đã là thứ gì trong trời đất, chỉ cần ta muốn là người, thì ta chính là người. Cho dù ngươi có ba ngàn năm đạo hạnh, có thông hiểu trăm ngàn cách hóa hình người, ngươi vẫn không phải là người thật sự. Tận sâu trong tâm trí của ngươi, luôn là hồ.

Y lại chỉ vào ngực mình:

- Loại như chúng ta, vĩnh viễn không thể phản bội lại bản tâm của mình. Sư huynh đã dạy ta như thế.

Con hồ ly ba ngàn tuổi trầm ngâm không nói gì. Khi ấy, Sát Dao Quang mới có hai mươi bảy tuổi.

Khi ấy sư huynh của gã, Dư Lệ, đã sắp năm mươi.​

ooo​

Y là kẻ duy nhất trên Thang Lâm có thể giẫm trên lục đạo luân hồi, bước ngang năm thế sáu cõi. Thanh kiếm trong lòng y, có sức mạnh trấn áp được cả thần ma.

Thế nhưng chẳng ai có thể tỏ tường được bản tâm của y. Tâm tình của y là nghi hoặc hay dửng dưng, máu trong người y là nóng hay lạnh, lòng y là đen hay trắng.

Thời gian tựa nước, cứ từng chút từng chút bào mòn đi tất cả. Đã có lúc người ta nghĩ tấm lòng hành hiệp năm xưa của y, rốt cuộc qua bao nhiêu gió gió mưa mưa như vậy, cũng đã hao mòn đi mất rồi. Thế nhưng chỉ có những kẻ tri kỷ với y mới biết, con người ấy kiên định cứng cỏi đến nhường nào, cố chấp bất biến đến như thế nào.

Giống như ánh kiếm quang đã từng rực rỡ của thời thanh xuân, cứ dần dần thu liễm lại, ẩn mình hoàn toàn vào thế nhân, cho đến khi bộc phát, đủ sức chẻ đôi cả sơn hà.

Con người ấy sinh ra trong buổi ly loạn, trưởng thành giữa ngày giao thời. Giữa đen và trắng, giữa trời và đất, giữa thần và người.

Con người ấy, tên là Dư Lệ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Lần đầu tiên em đọc thể loại này ạ, có phần hỗn loạn :)). Căn bản là do đầu óc em chưa theo kịp. Nhưng em thấy phục văn phong của anh quá, rất mượt mà và có "khẩu khí" (chắc vậy :v).
 

Dieplam

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/9/14
Bài viết
1.094
Gạo
1.200,0
Chương mở đầu (Vấn Thiên – quyển Thiếu niên ca)

01. Trời đất năm thế giới

Thà tin trên đầu có thần minh, dưới chân có ma quỷ, chớ ngợ rằng không.

Bánh xe luân hồi chín vạn vòng quay, mỗi một vòng quay ấy từ lúc sinh ra cho đến khi hủy diệt, tải cả một giới sinh linh. Nếu như quả thật trong cõi trời đất này có thứ gì xứng với hai chữ vĩnh cửu, thì có lẽ chỉ có bánh xe luân hồi ấy mà thôi.

Bảy tầng ma quỷ, mỗi một tầng là chốn chuộc tội của thế gian. Trong tâm tưởng của người đời vốn chuộng cách phân định rạch ròi: người tốt sau khi chết đi sẽ được hưởng phúc nơi cực lạc, kẻ ác thì phải đắm chìm trong chốn địa ngục tăm tối để chuộc lại những tội lỗi của mình.

Thế nhưng thật ra trong vòng quay bất biến của bánh xe luân hồi chẳng có gì gọi là tốt hay xấu. Thần linh hay ma quỷ, bất quá cũng chỉ là tên gọi một thứ siêu hình đã thoát khỏi nhân loại mà thôi, lại càng không phải nơi chốn để con người hưởng phúc hay chuộc tội. Trên đến chín tầng trời, dưới tới bảy tầng ma, chẳng có gì thoát ra khỏi đạo ấy được.

Sách Tả Thần, đã chép như vậy.

Quyển sách chứa đựng nguồn gốc cả thế giới, nằm im lìm trên tầng cao nhất của đài Khổng Tước. Người ta vĩnh viễn không biết được sách Tả Thần từ đâu tới, cũng chẳng biết do ai tạo ra, chỉ biết rằng từ thuở hồng hoang cho đến khi vương triều sụp đổ, tất thảy những sự kiện ấy đều được nó ghi chép lại. Cũng chỉ biết rằng mỗi lần sách Tả Thần mở ra một trang mới, ắt hẳn sẽ có chuyện kinh thiên động địa nào đó xảy ra, xoay chuyển cả năm thế sáu cõi.

Ngày vương triều Tinh Đế còn tồn tại, mỗi một vị hoàng đế trước khi nối ngôi đều phải tự mình đi tới đài Khổng Tước để tham bái sách Tả Thần. Cũng rất ít người biết được rằng vị thần minh tối cao vốn đang ngự trị trên tầng trời thứ bảy kia, cứ năm trăm năm lại bí mật tiến vào đài Khổng Tước một lần. Cuốn sách ấy, bất kể việc đang mang trong mình quyền lực lớn nhất trời đất, cứ hàng ngày bình thản ngắm nhìn những vạt nắng vàng ruộm tràn qua ô cửa tháp.

Bao nhiêu năm trước.

Và bao nhiêu năm sau.

ooo​

Thế Thiên, thế Địa, thế Nhân, thế Vô Tướng, thế Vô Ngã.

Cõi thần, cõi ma, cõi người, cõi súc sinh, cõi không tính, cõi dị hình.

Đó là trời đất năm thế sáu cõi, bao gồm tất cả vạn vật chúng sinh, thần ma dị thú, thảo mộc muôn loài.

Truyện này, diễn ra ở một nơi chốn như thế.


02. Thang Lâm

Chính giữa thế Nhân, giáp với hai biển vây quanh, là đất Thang Lâm. Vùng ấy bốn mùa luân chuyển, núi cao chen lẫn sông dài, lại có khí hậu ôn hòa dễ chịu, là nơi dân cư sinh sống đông đúc nhất trên lục địa. Phía nam là vùng sông hồ kênh rạch, nằm tiếp giáp với đất Vân Hoang, được che chắn bởi dãy núi Thiên Lộc, ngoại trừ mười hai con đường nhỏ Sơn Khuyết nối thông hai vùng thì khắp nơi đều là chướng ngại con người không thể vượt qua. Phía tây liền kề vùng đất Ma Lĩnh, ngăn cách bởi đồng cỏ Kiệt Mã rộng như một đại dương. Phía đông và phía bắc đều giáp biển, khí hậu một bên khô nóng cháy da, một bên lạnh giá quanh năm, là nơi ít người sinh sống nhất ở Thang Lâm.

Từ thuở sơ khai, Thang Lâm đã có chiến loạn giữa bảy nước, bá vương nổi dậy khắp nơi. Vùng phía nam lại phải chịu nạn quái thú cùng những bộ lạc thần bí từ đất Vân Hoang nhiều lần tràn vào lục địa, tàn phá giết chóc dân chúng không biết bao nhiêu mà kể. Mãi cho đến khi thủ lĩnh Thần Quân ngang trời xuất thế, thống nhất bảy nước, đánh lui mối họa Vân Hoang, dựng nên vương triều Tinh Đế thống trị Thang Lâm suốt hai trăm tám mươi năm.

Người ta gọi đó là buổi bình minh của vương triều.

Thần Quân khi ấy tự xưng là Thần đế, ở chiến trường phía nam cho xây lên một tòa thành và một quan ải để trấn thủ những cửa ngõ Sơn Khuyết, tên thành gọi là Ly Ca. Thành Ly Ca, ải Thiên Môn, tương truyền đều dựng trên núi xương biển máu của dị tộc thua trận. Sau này khi Thần đế qua đời, nạn hung thú lại một lần nữa vượt qua ải Thiên Môn tràn vào lục địa, dân chúng cô khổ khóc than dậy đất.

Phá Mộng lên nối ngôi, đế hiệu là Chiến, dẫn quân trăm vạn, ác chiến ba năm ròng rã dưới chân thành Ly Ca, cuối cùng cũng đánh lui được nạn hung thú. Thành Ly Ca khi ấy, khắp nơi đều thẫm màu đỏ sậm của máu thịt hai bên, không khí tử vong đến cả năm sau mới nhạt dần. Tòa thành này được Chiến đế gia cố thành một cứ điểm phòng thủ khổng lồ kiên cố nhất lục địa bấy giờ. Vị hoàng đế ấy lại ngại hai chữ Ly Ca có thể làm lòng quân viễn xứ nhung nhớ cửa khuyết, liền đổi tên thành Huyết.

Tây Bắc lúc bấy giờ tuy không vướng phải họa chiến tranh, nhưng vùng Ma Lĩnh lại như một cái miệng không đáy nuốt sạch tất cả những đoàn thám hiểm khám phá của vương triều, ngay cả mười vạn thiết kỵ phái đi hộ tống cũng đột nhiên biến mất không có tung tích. Vị hoàng đế khai quốc Thần Quân hùng mạnh là thế mà cũng không tìm được nguyên do, đành phải chấp nhận biên cương vương triều dừng lại bên cạnh đồng cỏ Kiệt Mã.

Vương triều khi đó đã cho xây dựng trường thành dài hơn hai ngàn tám trăm dặm, công trình vĩ đại này kéo dài đến ba mươi tám năm, trải qua đến ba đời đế vương mới thành công. Trường thành nối liền giữa đài Khổng Tước với thành Vấn Thiên, trở thành hàng rào phên dậu chắc chắn nhất ở phía tây.

ooo​

Đầu năm Tinh Đế thứ hai trăm bốn mươi bảy, vua Lệ Tông ban lệnh thảo phạt quận vương Bắc Bình. Đến giữa mùa xuân, mười ba đại tướng ở phía tây dấy cơn binh biến.

Năm Tinh Đế ấy, chiến loạn tựa như cát vàng tung bay theo gió, lại một lần nữa lan tràn khắp cả Thang Lâm.

Năm Tinh Đế ấy, tại hành cung phương nam, trên bậc thềm ngà thấm đẫm ánh trăng tháng bảy, Lệ Tông ban ra chiếu thư cuối cùng của vương triều. Chiếu thư thêu hình rồng vàng, làm bằng thứ lụa mỡ gà trơn bóng, ống trục được đẽo từ gỗ quý Nam Hương, do chính tay quan thượng thư đầu triều chép lại lời chí tôn. Quan thượng thư họ Nhan là bậc con cháu dòng dõi cao quý, tài viết chữ đẹp cũng vang danh khắp bốn phương. Ngài chép xuống chiếu thư, nét bút trông qua thật rõ ràng và đường bệ, tỏ rõ khí phái che chở cả núi sông của vương triều.

Nội dung vỏn vẹn hai chữ sắt máu: Cần vương.

Quận vương Bắc Bình dẫn binh về phía Nam, liên minh Tây Tướng dẫn binh về phía Nam, loạn dân rời bỏ kinh thành về phía Nam, vương triều dời đô về phía Nam. Chỉ trong hai tháng ngắn ngủi quân nổi loạn đã tràn vào kinh thành Hoàng Kim từng một thời rực rỡ huy hoàng. Họ diễu binh qua những con phố dài vắng lặng, nơi hàng hiên mái nhà ngoài vẫn còn treo lủng lẳng mấy cái lồng đèn mừng tết Trung Thu, miệng hát vang những bài ca phương bắc mộc mạc.

Năm Tinh Đế ấy, vua Lệ Tông nắm tay vị vương phi được sủng ái nhất của mình, gieo mình từ lầu Vấn Thiên xuống dòng sông Ngự. Áo vàng thêu chín rồng, mũ phượng đính thần châu, tắt lịm giữa hoàng hôn, giữa mênh mông sóng vỗ.

Năm Tinh Đế ấy, là mốc lịch sử đầu tiên của cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa, một cuộc chiến kéo dài ròng rã tận ba mươi bảy năm.

Năm Tinh Đế ấy, là năm giáo thương vung lên khắp cõi Thang Lâm, là năm trường cung căng dây suốt dãy Thập Vạn, là năm của bậc kiêu hùng tuốt gươm trỏ cờ lập nghiệp. Đế niên đã không còn. Vương thất như một câu chuyện cổ xa xôi. Chí tôn là sự tồn tại danh nghĩa trên ngọn núi Hoàng Kim.

Thiên hạ từ năm Tinh Đế ấy, đã không còn vua nữa.

Mười sáu vị hoàng đế từng ngồi trên đỉnh quyền lực Thang Lâm giờ chỉ còn lại danh tính trên những tấm bài vị cúng bái ở điện Cửu Long. Hậu duệ dòng tộc của Tinh Đế vẫn còn đó, thu nhỏ triều đình danh nghĩa của mình lại trên ngọn núi Hoàng Kim. Bốn phương chư hầu vẫn lấy triều đình ấy làm biểu trưng có danh mà không thực, hàng năm vẫn đều đặn tiến cống những gì cần thiết nhất cho hoàng đế.

Thế nhưng vương triều khi ấy, tựa như chuông khánh đã cũ nát ở trong chùa vàng. Đánh không kêu, chỉ còn lớp thếp vàng son đang rệu rã từng ngày.


03. Thiếu niên ca

Cho đến tận bây giờ, Phá Thần vẫn nhớ như in ánh mặt trời rực rỡ của ngày hôm đó.

Ánh nắng chiều cuối thu dát lên trường thành một mảng vàng rực, ấm áp mà thê lương. Gió chiều lồng lộng, đồng cỏ nổi sóng, dập dờn đuổi nhau chạy ra xa mãi. Lớp này nối lấy lớp kia, mãi không bao giờ trở lại.

Cũng tựa như bóng dáng yêu kiều của người con gái ấy.

Cũng tựa như lòng người, từng giây từng phút đều là đổi là thay.

Phá Thần biết rằng suốt cả cuộc đời y mãi mãi không nắm giữ được những cơn sóng vàng ấy.

Dù là Sát Dao Quang vũ công vô địch thiên hạ, dù là tiên sinh Mạt Dụng thông tỏ vạn sự của đài Khổng Tước, cũng không thể. Dù là Lâm Vũ của một thời niên thiếu sôi nổi ngày xưa, hay là Phá Thần của một Dạ Phiêu Hương trầm mặc bây giờ, tựu chung lại, cũng chỉ là con người mà thôi.

Tháng năm thăng trầm, thiên hạ xoay chuyển, núi hóa thành sông, sông cạn thành bãi, người thiếu niên tính nóng như lửa ngày nào, giờ đã là một kẻ trầm tĩnh tựa bóng núi xa. Trong lòng y lúc này cũng chỉ còn đọng lại những hoài niệm của xưa cũ xa xôi. Những hoài niệm như vốc nước trong hốc cây cổ thụ già, chờ ngày hóa thành hơi bay đi mất.

Lòng của y đó, cũng như là cổ thụ, vươn những cành lá xum xuê đón hết những dâu bể sóng gió, tận lực che chắn cho những vốc kỷ niệm trốn ở đằng sau. Cho đến khi cành khô tàn gãy, cho đến khi lá khô rụng rơi, cho đến khi chỉ còn là cát bụi.

Và như vết rêu cũ bên tường nhà, những khúc ca phóng túng sôi nổi của một thời tuổi trẻ sẽ cứ vĩnh viễn ở đó, một lúc bất chợt lại vô tình gợn lên, khiến người ta phải mỉm cười, khiến người ta phải lặng người đi.

ooo​

Có một lần Hỏa Hồ Ly ghé thăm tháp Thiên, đã từng trò chuyện với Sát Dao Quang:

- Ta du lịch trời đất mấy trăm năm, trên tới cung Bạch Ngọc, dưới tới điện Diêm La, nhưng ta không có cách nào nhìn thấy bản thể của ngươi.

Gã trả lời:

- Ta là người.

- Ta chưa bao giờ thấy một người nào giống như ngươi. Ngươi không phải người. Ngươi chẳng phải thần, càng không phải yêu hay là ma quỷ.

Sát Dao Quang bật cười, cặp mắt gã híp lại thành hai đường rãnh nhỏ:

- Dù ta đã là thứ gì trong trời đất, chỉ cần ta muốn là người, thì ta chính là người. Cho dù ngươi có ba ngàn năm đạo hạnh, có thông hiểu trăm ngàn cách hóa hình người, ngươi vẫn không phải là người thật sự. Tận sâu trong tâm trí của ngươi, luôn là hồ.

Y lại chỉ vào ngực mình:

- Loại như chúng ta, vĩnh viễn không thể phản bội lại bản tâm của mình. Sư huynh đã dạy ta như thế.

Con hồ ly ba ngàn tuổi trầm ngâm không nói gì. Khi ấy, Sát Dao Quang mới có hai mươi tuổi.

Khi ấy sư huynh của gã, Dư Lệ, đã sắp năm mươi.

ooo​

Người ta gọi y là kẻ giẫm trên lục đạo luân hồi, bước ngang năm thế sáu cõi. Thanh kiếm trong lòng y, có sức mạnh trấn áp cả thần ma.

Thế nhưng người ta chẳng bao giờ tỏ tường được bản tâm của y. Tâm tình của y là nghi hoặc hay dửng dưng, máu trong người y là nóng hay lạnh, lòng y là đen hay trắng. Giữa những tiếng thở than của sinh linh khắp sáu cõi, vì sao y chỉ cúi xuống che chở một nhành hoa bên vệ đường.

Thời gian như nước, từng chút từng chút bào mòn đi tất cả. Có những người nghĩ tấm lòng hành hiệp của y, rốt cuộc qua bao nhiêu bể dâu như vậy, cũng đã bào mòn đi mất rồi. Thế nhưng chỉ có những kẻ tri kỷ mới biết, thực ra lòng y kiên định cứng cỏi đến nhường nào, mới cố chấp bất biến đến như thế nào.

Con người ấy sinh ra trong buổi ly loạn, trưởng thành giữa những giao thời.

Con người ấy, tên là Dư Lệ.
Chương mở đầu (Vấn Thiên – quyển Thiếu niên ca)

01. Trời đất năm thế giới

Thà tin trên đầu có thần minh, dưới chân có ma quỷ, chớ ngợ rằng không.

Bánh xe luân hồi chín vạn vòng quay, mỗi một vòng quay ấy từ lúc sinh ra cho đến khi hủy diệt, tải cả một giới sinh linh. Nếu như quả thật trong cõi trời đất này có thứ gì xứng với hai chữ vĩnh cửu, thì có lẽ chỉ có bánh xe luân hồi ấy mà thôi.

Bảy tầng ma quỷ, mỗi một tầng là chốn chuộc tội của thế gian. Trong tâm tưởng của người đời vốn chuộng cách phân định rạch ròi: người tốt sau khi chết đi sẽ được hưởng phúc nơi cực lạc, kẻ ác thì phải đắm chìm trong chốn địa ngục tăm tối để chuộc lại những tội lỗi của mình.

Thế nhưng thật ra trong vòng quay bất biến của bánh xe luân hồi chẳng có gì gọi là tốt hay xấu. Thần linh hay ma quỷ, bất quá cũng chỉ là tên gọi một thứ siêu hình đã thoát khỏi nhân loại mà thôi, lại càng không phải nơi chốn để con người hưởng phúc hay chuộc tội. Trên đến chín tầng trời, dưới tới bảy tầng ma, chẳng có gì thoát ra khỏi đạo ấy được.

Sách Tả Thần, đã chép như vậy.

Quyển sách chứa đựng nguồn gốc cả thế giới, nằm im lìm trên tầng cao nhất của đài Khổng Tước. Người ta vĩnh viễn không biết được sách Tả Thần từ đâu tới, cũng chẳng biết do ai tạo ra, chỉ biết rằng từ thuở hồng hoang cho đến khi vương triều sụp đổ, tất thảy những sự kiện ấy đều được nó ghi chép lại. Cũng chỉ biết rằng mỗi lần sách Tả Thần mở ra một trang mới, ắt hẳn sẽ có chuyện kinh thiên động địa nào đó xảy ra, xoay chuyển cả năm thế sáu cõi.

Ngày vương triều Tinh Đế còn tồn tại, mỗi một vị hoàng đế trước khi nối ngôi đều phải tự mình đi tới đài Khổng Tước để tham bái sách Tả Thần. Cũng rất ít người biết được rằng vị thần minh tối cao vốn đang ngự trị trên tầng trời thứ bảy kia, cứ năm trăm năm lại bí mật tiến vào đài Khổng Tước một lần. Cuốn sách ấy, bất kể việc đang mang trong mình quyền lực lớn nhất trời đất, cứ hàng ngày bình thản ngắm nhìn những vạt nắng vàng ruộm tràn qua ô cửa tháp.

Bao nhiêu năm trước.

Và bao nhiêu năm sau.

ooo​

Thế Thiên, thế Địa, thế Nhân, thế Vô Tướng, thế Vô Ngã.

Cõi thần, cõi ma, cõi người, cõi súc sinh, cõi không tính, cõi dị hình.

Đó là trời đất năm thế sáu cõi, bao gồm tất cả vạn vật chúng sinh, thần ma dị thú, thảo mộc muôn loài.

Truyện này, diễn ra ở một nơi chốn như thế.


02. Thang Lâm

Chính giữa thế Nhân, giáp với hai biển vây quanh, là đất Thang Lâm. Vùng ấy bốn mùa luân chuyển, núi cao chen lẫn sông dài, lại có khí hậu ôn hòa dễ chịu, là nơi dân cư sinh sống đông đúc nhất trên lục địa. Phía nam là vùng sông hồ kênh rạch, nằm tiếp giáp với đất Vân Hoang, được che chắn bởi dãy núi Thiên Lộc, ngoại trừ mười hai con đường nhỏ Sơn Khuyết nối thông hai vùng thì khắp nơi đều là chướng ngại con người không thể vượt qua. Phía tây liền kề vùng đất Ma Lĩnh, ngăn cách bởi đồng cỏ Kiệt Mã rộng như một đại dương. Phía đông và phía bắc đều giáp biển, khí hậu một bên khô nóng cháy da, một bên lạnh giá quanh năm, là nơi ít người sinh sống nhất ở Thang Lâm.

Từ thuở sơ khai, Thang Lâm đã có chiến loạn giữa bảy nước, bá vương nổi dậy khắp nơi. Vùng phía nam lại phải chịu nạn quái thú cùng những bộ lạc thần bí từ đất Vân Hoang nhiều lần tràn vào lục địa, tàn phá giết chóc dân chúng không biết bao nhiêu mà kể. Mãi cho đến khi thủ lĩnh Thần Quân ngang trời xuất thế, thống nhất bảy nước, đánh lui mối họa Vân Hoang, dựng nên vương triều Tinh Đế thống trị Thang Lâm suốt hai trăm tám mươi năm.

Người ta gọi đó là buổi bình minh của vương triều.

Thần Quân khi ấy tự xưng là Thần đế, ở chiến trường phía nam cho xây lên một tòa thành và một quan ải để trấn thủ những cửa ngõ Sơn Khuyết, tên thành gọi là Ly Ca. Thành Ly Ca, ải Thiên Môn, tương truyền đều dựng trên núi xương biển máu của dị tộc thua trận. Sau này khi Thần đế qua đời, nạn hung thú lại một lần nữa vượt qua ải Thiên Môn tràn vào lục địa, dân chúng cô khổ khóc than dậy đất.

Phá Mộng lên nối ngôi, đế hiệu là Chiến, dẫn quân trăm vạn, ác chiến ba năm ròng rã dưới chân thành Ly Ca, cuối cùng cũng đánh lui được nạn hung thú. Thành Ly Ca khi ấy, khắp nơi đều thẫm màu đỏ sậm của máu thịt hai bên, không khí tử vong đến cả năm sau mới nhạt dần. Tòa thành này được Chiến đế gia cố thành một cứ điểm phòng thủ khổng lồ kiên cố nhất lục địa bấy giờ. Vị hoàng đế ấy lại ngại hai chữ Ly Ca có thể làm lòng quân viễn xứ nhung nhớ cửa khuyết, liền đổi tên thành Huyết.

Tây Bắc lúc bấy giờ tuy không vướng phải họa chiến tranh, nhưng vùng Ma Lĩnh lại như một cái miệng không đáy nuốt sạch tất cả những đoàn thám hiểm khám phá của vương triều, ngay cả mười vạn thiết kỵ phái đi hộ tống cũng đột nhiên biến mất không có tung tích. Vị hoàng đế khai quốc Thần Quân hùng mạnh là thế mà cũng không tìm được nguyên do, đành phải chấp nhận biên cương vương triều dừng lại bên cạnh đồng cỏ Kiệt Mã.

Vương triều khi đó đã cho xây dựng trường thành dài hơn hai ngàn tám trăm dặm, công trình vĩ đại này kéo dài đến ba mươi tám năm, trải qua đến ba đời đế vương mới thành công. Trường thành nối liền giữa đài Khổng Tước với thành Vấn Thiên, trở thành hàng rào phên dậu chắc chắn nhất ở phía tây.

ooo​

Đầu năm Tinh Đế thứ hai trăm bốn mươi bảy, vua Lệ Tông ban lệnh thảo phạt quận vương Bắc Bình. Đến giữa mùa xuân, mười ba đại tướng ở phía tây dấy cơn binh biến.

Năm Tinh Đế ấy, chiến loạn tựa như cát vàng tung bay theo gió, lại một lần nữa lan tràn khắp cả Thang Lâm.

Năm Tinh Đế ấy, tại hành cung phương nam, trên bậc thềm ngà thấm đẫm ánh trăng tháng bảy, Lệ Tông ban ra chiếu thư cuối cùng của vương triều. Chiếu thư thêu hình rồng vàng, làm bằng thứ lụa mỡ gà trơn bóng, ống trục được đẽo từ gỗ quý Nam Hương, do chính tay quan thượng thư đầu triều chép lại lời chí tôn. Quan thượng thư họ Nhan là bậc con cháu dòng dõi cao quý, tài viết chữ đẹp cũng vang danh khắp bốn phương. Ngài chép xuống chiếu thư, nét bút trông qua thật rõ ràng và đường bệ, tỏ rõ khí phái che chở cả núi sông của vương triều.

Nội dung vỏn vẹn hai chữ sắt máu: Cần vương.

Quận vương Bắc Bình dẫn binh về phía Nam, liên minh Tây Tướng dẫn binh về phía Nam, loạn dân rời bỏ kinh thành về phía Nam, vương triều dời đô về phía Nam. Chỉ trong hai tháng ngắn ngủi quân nổi loạn đã tràn vào kinh thành Hoàng Kim từng một thời rực rỡ huy hoàng. Họ diễu binh qua những con phố dài vắng lặng, nơi hàng hiên mái nhà ngoài vẫn còn treo lủng lẳng mấy cái lồng đèn mừng tết Trung Thu, miệng hát vang những bài ca phương bắc mộc mạc.

Năm Tinh Đế ấy, vua Lệ Tông nắm tay vị vương phi được sủng ái nhất của mình, gieo mình từ lầu Vấn Thiên xuống dòng sông Ngự. Áo vàng thêu chín rồng, mũ phượng đính thần châu, tắt lịm giữa hoàng hôn, giữa mênh mông sóng vỗ.

Năm Tinh Đế ấy, là mốc lịch sử đầu tiên của cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa, một cuộc chiến kéo dài ròng rã tận ba mươi bảy năm.

Năm Tinh Đế ấy, là năm giáo thương vung lên khắp cõi Thang Lâm, là năm trường cung căng dây suốt dãy Thập Vạn, là năm của bậc kiêu hùng tuốt gươm trỏ cờ lập nghiệp. Đế niên đã không còn. Vương thất như một câu chuyện cổ xa xôi. Chí tôn là sự tồn tại danh nghĩa trên ngọn núi Hoàng Kim.

Thiên hạ từ năm Tinh Đế ấy, đã không còn vua nữa.

Mười sáu vị hoàng đế từng ngồi trên đỉnh quyền lực Thang Lâm giờ chỉ còn lại danh tính trên những tấm bài vị cúng bái ở điện Cửu Long. Hậu duệ dòng tộc của Tinh Đế vẫn còn đó, thu nhỏ triều đình danh nghĩa của mình lại trên ngọn núi Hoàng Kim. Bốn phương chư hầu vẫn lấy triều đình ấy làm biểu trưng có danh mà không thực, hàng năm vẫn đều đặn tiến cống những gì cần thiết nhất cho hoàng đế.

Thế nhưng vương triều khi ấy, tựa như chuông khánh đã cũ nát ở trong chùa vàng. Đánh không kêu, chỉ còn lớp thếp vàng son đang rệu rã từng ngày.


03. Thiếu niên ca

Cho đến tận bây giờ, Phá Thần vẫn nhớ như in ánh mặt trời rực rỡ của ngày hôm đó.

Ánh nắng chiều cuối thu dát lên trường thành một mảng vàng rực, ấm áp mà thê lương. Gió chiều lồng lộng, đồng cỏ nổi sóng, dập dờn đuổi nhau chạy ra xa mãi. Lớp này nối lấy lớp kia, mãi không bao giờ trở lại.

Cũng tựa như bóng dáng yêu kiều của người con gái ấy.

Cũng tựa như lòng người, từng giây từng phút đều là đổi là thay.

Phá Thần biết rằng suốt cả cuộc đời y mãi mãi không nắm giữ được những cơn sóng vàng ấy.

Dù là Sát Dao Quang vũ công vô địch thiên hạ, dù là tiên sinh Mạt Dụng thông tỏ vạn sự của đài Khổng Tước, cũng không thể. Dù là Lâm Vũ của một thời niên thiếu sôi nổi ngày xưa, hay là Phá Thần của một Dạ Phiêu Hương trầm mặc bây giờ, tựu chung lại, cũng chỉ là con người mà thôi.

Tháng năm thăng trầm, thiên hạ xoay chuyển, núi hóa thành sông, sông cạn thành bãi, người thiếu niên tính nóng như lửa ngày nào, giờ đã là một kẻ trầm tĩnh tựa bóng núi xa. Trong lòng y lúc này cũng chỉ còn đọng lại những hoài niệm của xưa cũ xa xôi. Những hoài niệm như vốc nước trong hốc cây cổ thụ già, chờ ngày hóa thành hơi bay đi mất.

Lòng của y đó, cũng như là cổ thụ, vươn những cành lá xum xuê đón hết những dâu bể sóng gió, tận lực che chắn cho những vốc kỷ niệm trốn ở đằng sau. Cho đến khi cành khô tàn gãy, cho đến khi lá khô rụng rơi, cho đến khi chỉ còn là cát bụi.

Và như vết rêu cũ bên tường nhà, những khúc ca phóng túng sôi nổi của một thời tuổi trẻ sẽ cứ vĩnh viễn ở đó, một lúc bất chợt lại vô tình gợn lên, khiến người ta phải mỉm cười, khiến người ta phải lặng người đi.

ooo​

Có một lần Hỏa Hồ Ly ghé thăm tháp Thiên, đã từng trò chuyện với Sát Dao Quang:

- Ta du lịch trời đất mấy trăm năm, trên tới cung Bạch Ngọc, dưới tới điện Diêm La, nhưng ta không có cách nào nhìn thấy bản thể của ngươi.

Gã trả lời:

- Ta là người.

- Ta chưa bao giờ thấy một người nào giống như ngươi. Ngươi không phải người. Ngươi chẳng phải thần, càng không phải yêu hay là ma quỷ.

Sát Dao Quang bật cười, cặp mắt gã híp lại thành hai đường rãnh nhỏ:

- Dù ta đã là thứ gì trong trời đất, chỉ cần ta muốn là người, thì ta chính là người. Cho dù ngươi có ba ngàn năm đạo hạnh, có thông hiểu trăm ngàn cách hóa hình người, ngươi vẫn không phải là người thật sự. Tận sâu trong tâm trí của ngươi, luôn là hồ.

Y lại chỉ vào ngực mình:

- Loại như chúng ta, vĩnh viễn không thể phản bội lại bản tâm của mình. Sư huynh đã dạy ta như thế.

Con hồ ly ba ngàn tuổi trầm ngâm không nói gì. Khi ấy, Sát Dao Quang mới có hai mươi tuổi.

Khi ấy sư huynh của gã, Dư Lệ, đã sắp năm mươi.

ooo​

Người ta gọi y là kẻ giẫm trên lục đạo luân hồi, bước ngang năm thế sáu cõi. Thanh kiếm trong lòng y, có sức mạnh trấn áp cả thần ma.

Thế nhưng người ta chẳng bao giờ tỏ tường được bản tâm của y. Tâm tình của y là nghi hoặc hay dửng dưng, máu trong người y là nóng hay lạnh, lòng y là đen hay trắng. Giữa những tiếng thở than của sinh linh khắp sáu cõi, vì sao y chỉ cúi xuống che chở một nhành hoa bên vệ đường.

Thời gian như nước, từng chút từng chút bào mòn đi tất cả. Có những người nghĩ tấm lòng hành hiệp của y, rốt cuộc qua bao nhiêu bể dâu như vậy, cũng đã bào mòn đi mất rồi. Thế nhưng chỉ có những kẻ tri kỷ mới biết, thực ra lòng y kiên định cứng cỏi đến nhường nào, mới cố chấp bất biến đến như thế nào.

Con người ấy sinh ra trong buổi ly loạn, trưởng thành giữa những giao thời.

Con người ấy, tên là Dư Lệ.
Đọc truyện em như lạc vào chốn nào ấy!:x
 

Trích Tiên

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.900
Gạo
2.000,0
^^ Nhìn tên chủ đề đã thấy hấp dẫn rồi. Mới đầu em còn tưởng là cổ đại cơ, đọc thể loại truyện thấy thật ấn tượng!
Hóa ra là huyền huyễn. ^^ Dự là một dự án dài hơi và đồ sợ. Cố lên anh!:-bd
 

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
0,0
Cảm ơn mọi người đã ủng hộ, truyện này mỗi chương dài thoòng gần vạn chữ nên chắc tốc độ đưa lên không nhanh được vì soát lại rất mệt, he he. Cố gắng tuần 1 chương.
 

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
0,0
Thiếu niên ca chương 01

00. Lời dẫn

Chiến tranh đã kết thúc được bảy năm.

Những chư hầu hùng mạnh thu lại móng vuốt, tranh thủ thời gian này để dưỡng sức và tích lũy lực lượng. Những địa bàn lớn cũng đã được bọn họ phân chia xong xuôi. Mấy mươi năm binh hoang mã loạn, giờ là cơ hội cho mảnh đất Thang Lâm này nghỉ ngơi để hồi phục lại phần nào.

Nhưng xung đột dường như chưa bao giờ ngừng lại một giây phút nào, và bóng mây chiến tranh vẫn đang lởn vởn nơi chân trời. Các thế lực vẫn ngày đêm tranh chấp, mọi lúc mọi nơi, tựa như những cơn sóng ngầm cuồn cuộn ngang dọc dưới mặt sông yên ả.

Như một lời nhắc nhở với người dân Thang Lâm, họ vẫn đang ở trong thời kỳ loạn thế.

Không sai, là loạn thế.

Vương triều đã sụp đổ, uy vọng huy hoàng một thời nay chập chờn như ngọn nến đầu mưa gió. Thiếu đi kỷ cương và pháp luật kiềm hãm, nhân tính bắt đầu phô bày hết mọi mặt tốt xấu của nó, chỉ vài đốm tàn nhỏ cũng sẽ dễ dàng bùng lên thành một trận bão lửa quét bay đi tất cả. Không ai đoán được khi nào thì những năm tháng yên bình mong manh này sẽ tan vỡ, nhưng ai cũng biết rằng đây vốn chỉ là một quãng lặng tạm thời trong bản nhạc chiến chinh.


01. Báo Rừng

Hồ Cạn, nơi duy nhất có nguồn nước trong chu vi bốn trăm dặm cát trắng, nằm dưới sự thống trị của trại Ngạc. Khu trại nhỏ vốn chỉ có mười mấy nóc lều, được bao quanh bằng một hàng rào thấp ngang lưng người, lại là một trong những địa điểm trung chuyển nô lệ quan trọng trong vùng. Mười mấy bang hội buôn người hoành hành suốt một vùng đất lớn từ sông Thị Tầm đến dãy núi Bà Đen chập chùng, đã liên kết với nhau dựng thành tám trại trung chuyển. Mỗi trại được xây dựng cách nhau không quá ba trăm dặm.

Đó là nơi thu nhận và phân loại tất cả nguồn hàng đến từ vùng Đông Nam Thang Lâm, rồi sau đó đưa đến những tòa thành lớn có chợ buôn người để bán lại. Hàng hóa của họ chỉ có một loại: nô lệ.

Những nô lệ đến từ khắp nơi, có dân tộc thiểu số bản địa, có dị tộc quái nhân, có nạn nhân của chiến tranh, có người bị bắt cóc, có kẻ tự bán mình, thậm chí có cả bại binh từ chiến trường. Do chiến loạn kéo dài không dứt, người trở thành một mối hàng hóa nhiều nhất và dễ dàng nhất. Ở những khu trại này họ sẽ được phân loại, dưỡng sức, huấn luyện và chờ đợi đến ngày trở thành một món hàng hóa được rao bán ở một khu hội chợ nào đó.

Chế độ sở hữu nô lệ ở Thang Lâm có một lịch sử lâu đời, thậm chí còn bắt đầu trước cả ngày vương triều ra đời. Nó bắt nguồn từ trước khi cuộc chiến bảy nước thuở hồng hoang, khi hình thức bộ tộc vẫn còn tồn tại và kéo dài không dứt đến tận vương triều Tinh Đế. Chế độ này chỉ kết thúc trên danh nghĩa khi Chiến đế trả tự do cho mười tám ngàn nô lệ, những người đã sát cánh cùng với vương triều chinh chiến ba năm dưới chân thành Ly Ca. Kể từ đó sở hữu nô lệ ở Thang Lâm là một chuyện bất hợp pháp.

Thế nhưng ngay cả những vị đế vương hùng mạnh của vương triều Tinh Đế cũng không thể kiểm soát hoàn toàn những dòng họ quý tộc dưới tay mình. Có đôi khi, một dòng họ kiểu như vậy có lịch sử còn lâu đời hơn cả vương triều.

Và khi cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa bùng nổ, nô lệ lại trở thành một tài sản mà ai cũng có thể mua bán. Ba mươi bảy năm chiến loạn, nô lệ trở thành món hàng đắt đỏ nhất của Thang Lâm.

Hoàn cảnh sinh tồn ở những khu trại người như thế này rất nguy hiểm. Rất ít trẻ nhỏ và người già có thể tồn tại, hầu hết đều bỏ mạng dưới sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn ác của đồng loại. Phụ nữ là một món hàng đắt giá, và họ được bọn chủ nô tách biệt ra khỏi cộng đồng nô lệ nhằm tránh thất thoát. Vì thế trong trại Ngạc, toàn bộ gần sáu trăm người đều là nam tính, trừ một số hầu gái của giới chủ nô.

ooo​

Dưới ánh mặt trời chói chang của mùa hè, mặt cát tỏa ra hơi nóng đến cháy da cháy thịt, hầu như không một ai muốn bước chân ra ngoài mái lều vải. Ngay cả những tên bảo vệ đang ở phiên trực cũng tìm đủ mọi cách thu mình vào trong bóng râm, giương mắt nhìn cảnh mấy thằng bé nô lệ nhỏ tuổi bị sai ra múc nước ở bờ hồ.

Ngay cả là trong một cộng đồng dưới chót của xã hội như vậy, cũng có phân ra trên dưới, cũng có ngược đãi và bất công, cũng có ỷ mạnh hiếp yếu. Trẻ con đồng tuổi với Dư Lệ trong trại chẳng có mấy, đều là đối tượng bị chèn ép nhiều nhất. Và có lẽ ở đây chỉ có vài lão già đã sắp xuống lỗ là không thể ức hiếp được bọn nó nữa mà thôi.

Suốt cả cuộc đời về sau này, Dư Lệ sẽ chẳng bao giờ quên được quãng thời gian lăn lộn dưới làn roi, bị tàn phá bởi nhân tính, được rèn luyện bởi sự tàn bạo ở Hồ Cạn.

Và thằng bé cũng sẽ chẳng bao giờ quên được cảnh tượng nơi vùng cát ngày hôm ấy, khi trại Ngạc bị xé nát bởi cuộc tấn công do trại Long Hổ phát động.

Chẳng phải là nó chưa nhìn máu chảy, chưa thấy đầu rơi, chưa nghe tiếng thét chết. Năm năm trời lăn lộn ở khu trại buôn người vốn xem nhân mạng như rác rưởi này, chuyện tàn nhẫn dã man nào mà nó chẳng phải nhìn qua kia chứ. Đứa trẻ mới vừa chín tuổi ấy, vốn đã sớm quen với chuyện người ăn sống người rồi.

Nhưng, đó là lần đầu tiên nó thấy cảnh chiến đấu thực sự, ở khoảng cách một tầm tay với.

Những thanh mã tấu vung cao, phản chiếu ánh sáng lòa lòa, mỗi nhịp vung lên hạ xuống là kèm theo máu đỏ bắn tung tóe khắp nơi. Bọn chủ nô và bảo vệ ở Hồ Cạn ngày thường hống hách cậy mạnh, nay dưới tay những kẻ còn mạnh mẽ hơn, tàn bạo hơn, từng đám từng đám rã ra như tuyết tan dưới nắng.

Lúc ấy Dư Lệ đang đứng bên cạnh hàng rào gỗ, khi người kỵ mã đầu tiên thúc ngựa nhảy vọt qua. Bóng dáng cao lớn của người ngựa hợp lại làm một, tựa như một bóng đen khổng lồ che lấp hết ánh mặt trời đang thiêu đốt trên đầu nó. Người kỵ mã ấy không phí thời giờ vung mã tấu trong tay, chỉ kéo cương ngựa một nhịp thì hai vó trước đã bổ vào đầu gã canh gác đứng đằng sau. Sức nặng của con chiến mã cộng với đà lao đến ngay lập tức vùi gã lính gác xui xẻo ấy vào cát, không kịp kêu lấy một tiếng nào. Máu và óc của gã văng tung tóe, bắn cả vào mặt Dư Lệ, khiến cho cảnh vật trước mắt thằng bé bỗng nhuộm thành màu đỏ.

Dư Lệ nghiến răng lùi lại, cố gắng nép mình thật sát vào hàng rào gỗ thấp phía sau. Đám kỵ sĩ trại Long Hổ thúc ngựa vọt qua hàng rào, miệng gầm lên những tiếng la hét chói tai, tay vung cao mã tấu. Trong nháy mắt mọi thứ trong mắt Dư Lệ như trôi chậm hẳn lại, nhòa nhòa. Giống như từng đám mây đang lừ lừ trôi qua bầu trời, kèm theo đó là những ánh chớp lóa tử vong.

Mây đỏ. Mang mùi máu tươi.

Cuộc tấn công diễn ra cực kỳ chớp nhoáng. Không một ai trong trại Ngạc đề phòng rằng họ sẽ bị tấn công ngay giữa ban ngày ban mặt. Không một ai phát hiện kẻ địch đã tới gần. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Dư Lệ mới biết sáu trạm canh gác vòng ngoài của trại Ngạc đã bị nhổ đi cùng một lúc, đến cả báo động cũng không kịp.

Khi người cuối cùng của trại Long Hổ xông qua hàng rào thì hàng đầu tiên của họ đã đánh tới khu lều trại chính. Những người đi đầu vung tay ném mấy sợi dây thừng to chắc như bắp tay lên nóc lều, chỉ vung tay là đã giật sập lều xuống. Đám chủ nô vốn chưa nắm bắt được tình hình chiến đấu, lại bị vướng trong đám vải lều bùng nhùng không thoát ra được, trong nháy mắt đã bị đâm chém trọng thương hoặc bị vó ngựa dẫm nát nhừ. Cảnh tượng ấy diễn ra khắp nơi, chủ yếu do tốc độ của người trại Long Hổ quá nhanh và cuộc tấn công quá bất ngờ.

Cũng có một số lính gác ở trong phiên trực cố gắng tụ lại thành nhóm để chống cự. Thế nhưng do thời tiết nóng bức, rất ít người đeo theo đao kiếm và giáp trụ nặng nề, trong tay chỉ có ngọn roi da. Dưới ánh sáng lạnh lẽo của mã tấu, những kẻ này rất nhanh ngã gục xuống, máu tươi chảy thành dòng, đỏ rực trên cát trắng.

Trại Ngạc thật ra không thiếu kẻ vũ dũng.

Nguyễn Hổ, người to như tháp sắt, cơ bắp cuồn cuộn, đội phó đội bảo vệ trại Ngạc là một kẻ như vậy. Gã phản ứng cực nhanh, quơ lấy mã tấu trong tay chặt đứt chân hai người nô lệ đang bị xích ở cạnh bên, rồi túm lấy đoạn xích sắt dài sáu thước vung lên vù vù. Tay đao tay xích, chỉ nháy mắt gã đã đánh gãy chân hai con ngựa, đập nát đầu một chiến binh trại Long Hổ, chém đoạn một tay người còn lại.

Thế nhưng người của trại Long Hổ rất nhanh đã tụ thành một đội bốn người, xoay quanh gã như đèn kéo quân. Ngọn giáo trong tay họ thò ra thụt vào như lưỡi của một bầy rắn độc. Đến khi họ tản ra thì Nguyễn Hổ đã trở thành một cái xác thủng nát ngã quỵ xuống.

Sức chiến đấu quá chênh lệch của hai bên đã nhanh chóng biến trận chiến thành cuộc tàn sát.

Đám nô lệ còn sống đến lúc này, về cơ bản đều là người từng trải. Bọn họ rất nhanh đã quỳ úp mặt xuống, hai tay giơ cao lên trời, bất chấp bên dưới là mặt cát nóng bỏng. Chỉ có như vậy họ mới có hy vọng giữ được mạng sống. Dù hai phe ai thắng ai thua, cũng sẽ không liên lụy tới bọn nô lệ, đó là luật sắt của các trại buôn người vùng cát trắng này.

ooo​

Dư Lệ không bỏ chạy.

Bởi vì trong lúc hộn quân hỗn quan ấy nó đã thấy Văn Sửu, gã thanh niên hai mươi bảy tuổi cường tráng nhất trại nô lệ. Gã xui xẻo bị vó ngựa xéo gãy chân, lăn lộn trên chiến trường. Thế nhưng ý chí cầu sinh mãnh liệt và sức mạnh hơn người đã giúp gã cố gắng lê người ra ngoài rìa trận chiến để bảo toàn mạng sống. Đoạn đường chỉ có vài chục trượng, ngày thường gã nhún mình vài cái là qua, giờ đã biến thành một hành trình lăn lộn giữa sanh tử hai đường. Hai vệt máu đỏ tươi nổi bần bật trên mặt cát trắng, ngoằn ngoèo khúc khuỷu.

Dư Lệ nhổm dậy, thân hình nhỏ nhắn lom khom gần như dán sát vào mặt đất, xuyên qua xuyên lại giữa trận chém giết hỗn loạn. Bằng vào một phép màu nào đó, nó đã tiến tới gần Văn Sửu. Gã thanh niên đang lê lết bỗng dưng thấy hai cánh tay nhỏ bé mà rắn chắc, luồn vào dưới nách và một mạch kéo gã ẩn nấp vào đống thùng gỗ đổ nát sát hàng rào.

Cho đến khi nhìn thấy gương mặt đỏ bừng và hơi thở hổn hển vì quá sức của Dư Lệ, Văn Sửu vẫn không thể tin vào mắt mình, sững sờ đến nỗi thốt không nên lời.

Và gã cũng không có cơ hội đó.

Dư Lệ thở hào thở hển tựa như sắp đứt hơi, nhưng vẫn nhe răng ra cười một nụ cười méo mó. Nó xoay người, quỳ lên bụng Văn Sửu, vung tay cắm luôn một thanh dao găm vào ngực gã. Thanh dao cực kỳ sắc bén ấy nó đã lấy cắp được từ thi thể của gã canh gác ban nãy.

Văn Sửu thét lên một tiếng xé ruột, vung tay đấm vào đầu Dư Lệ. Thằng bé ngửa người né ra, một tay cong lên nện mạnh vào đoạn chân gãy, một tay nắm lấy cán dao xoáy một vòng, đầu gối vẫn vững vàng đè chặt trên ngực gã thanh niên. Văn Sửu đau đến chết ngất, hai tay vung loạn lên, thế nhưng ngày càng vô lực giãy dụa, bị thằng bé vốn chỉ hơn bảy mươi cân đè nghiến xuống đất.

Dư Lệ nhe ra hàng răng trắng ởn, một tay nắm tóc Văn Sửu, một tay rút dao đâm thêm mấy lỗ trên người gã, vừa đâm vừa hào hển đếm:

- Cái này cho Dần, cái này cho Tính, cái này là của bác Một, cái này, cái này là của bác Vân đi.

Văn Sửu lúc này đã lịm đi, bên tai vẫn nghe từng cái tên tựa oan hồn đòi mạng. Mấy người này, phần lớn đều do sự chèn ép ngược đãi của gã mà phải chết đấy.

ooo​

Cho đến khi Dư Lệ báo thù xong, thì Văn Sửu đã chết cứng. Thằng bé lúc này đã thoát lực, chẳng ngần ngại ngồi bệt ngay bên cạnh vũng máu chảy từ cái xác nát nhừ mà thở. Dù đối thủ đã gãy chân và bị đâm lén thì sức lực của một thằng nhóc chưa đủ mười tuổi vẫn không thể sánh bằng người trưởng thành. Trong lúc hai bên vật lộn nó bị đấm mấy cái thật nặng vào đầu choáng váng. Thậm chí trong lúc vung dao đã tự cắt vào cánh tay mình một đường thật dài, máu vẫn đang chảy ra ngoài thành dòng. Lúc nãy đánh nhau kịch liệt thì không thấy gì, giờ mới thấy đau rát.

Ngoài kia trận tàn sát vẫn chưa kết thúc. Dư Lệ không bỏ chạy. Kinh nghiệm mấy năm ở vùng cát này cho nó biết nếu không có chuẩn bị, trên người lại mang thương thế thì chạy vào hoang dã thì cũng chỉ có chết sớm hơn mà thôi. Việc đầu tiên mà nó phải làm là tìm cách băng bó vết thương trên tay đang rỉ máu đã. Ở nơi thiếu thốn thuốc men này, một vết thương nhỏ cũng có thể lấy đi mạng người.

Thế nhưng trong lúc đang lúi húi xé áo để băng vết thương, một cảm giác rờn rợn đột nhiên chạy dọc khắp sống lưng khiến Dư Lệ ngẩng phắt lên. Một gã đàn ông cưỡi trên con chiến mã, chẳng biết đã đứng cạnh hàng rào từ bao giờ, đang chăm chú nhìn nó.

Đó là một người cao lớn và vạm vỡ. Ngay cả khi đã giấu mình trong tấm áo choàng lữ hành dày cộm, vẫn có thể thấy được những đường nét cơ bắp của y hằn lên sau lằn vải. Y cao lớn khiếp người, so với Văn Sửu chỉ sợ còn cường tráng hơn một vòng. Gương mặt y giấu sau tấm khăn che, chỉ để lộ ra đôi mắt đen nhánh dưới hàng lông mày rậm rạp xếch ngược.

Bên hông y gài một thanh mã tấu trần, so với loại mã tấu thường thấy ở vùng này thì hơi ngắn và cong hơn. Thanh mã tấu ấy thoạt trông thì giống như được dắt rất tùy ý, thế nhưng cán của nó luôn nằm trong vùng khống chế của cả hai tay người đàn ông, đảm bảo luôn có thể rút ra với tốc độ cực nhanh. Cán mã tấu tiện bằng gỗ, phía cuối khảm một lớp vỏ kim loại sáng bóng, khắc mấy hoa văn hình lá lạ lẫm.

Con chiến mã của y cưỡi cũng cực kỳ cao lớn, Dư Lệ đoán chừng với tầm vóc của nó, thậm chí chỉ cần hơi cao chân là đã có thể vượt qua hàng rào gỗ này. Người đàn ông cũng không có cử động hay nói năng gì, chỉ đơn giản ghìm ngựa đứng đó. Cả người y toát ra khí thế hào hùng mà thản nhiên, thậm chí gần như chẳng buồn để mắt đến cuộc chiến đấu vẫn đang diễn ra sôi nổi trong trại Ngạc.

Thằng bé cũng không nói lời thừa nào, từ từ quỳ xuống, cúi đầu, hai tay giơ lên cao.

Trong mắt người đàn ông xoẹt qua một tia nửa hứng thú, nửa bất nhẫn. Y lỏng cương, dường như chẳng buồn để ý đến tình cảnh máu tanh trước mắt, chỉ hỏi:

- Thằng nhóc, ở đây lâu chưa?

Dư Lệ trả lời:

- Thưa thủ lĩnh, năm năm rồi.

Ngươi đàn ông hỏi lại:

- Mày biết ta là thủ lĩnh?

Y rất ngạc nhiên. Bởi lẽ thoạt nhìn thoáng qua thì y trông cũng không khác gì những kỵ mã đang tung hoành bên trong là mấy. Áo choàng lữ hành, khăn che kín mặt, mã tấu giắt hông, tựa hồ là phục trang chung của toàn bộ đám thổ phỉ vùng này. Y cũng không có dẫn theo hộ vệ, không có dắt cờ dắt quạt gì trên ngựa, không biết vì sao thằng bé nô lệ này lại nhận ra mình.

Dư Lệ chỉ chỉ vào đôi giày dưới chân y:

- Đây là giày làm từ da tê tê, rất quý giá. Năm ngoái ta thấy có hai vị thủ lĩnh trại Ngạc mang loại giày giống như vậy. Chỉ những người mạnh nhất mới có thể mang nó.

Ánh mắt người đàn ông càng lúc càng tỏ ra hứng thú:

- Mày lanh lẹ đấy, mắt cũng rất độc nha.

Dư Lệ bĩu bĩu môi, nghĩ thầm trong bụng:

“Đánh nhau ầm ầm trong kia, ngươi một người một ngựa thong dong lững thững ngoài này, đồ vật trên người toàn là thứ đắt tiền, lại khinh người ta không biết mình là thủ lĩnh à.”

Người đàn ông vỗ nhẹ vào gù yên ngựa, từ tốn nói:

- Ta là Trần Công Minh, trại chủ trại Long Hổ. Nhóc con, mày rất được, từ rày theo bọn ta đi.

Tuy y không biết vì lý do gì mà thằng bé con lem luốc này lại ra tay tàn nhẫn với gã thanh niên đến như vậy, thế nhưng y không có ý định quản chuyện này. Ở trại Long Hổ, có ai là không liếm máu đầu đao để sống kia chứ.

Đó là lần đầu tiên Dư Lệ gặp Trần Công Minh.

Đó cũng là lần đầu tiên Công Minh nói với thằng bé ba chữ: mày rất được.

Khi Dư Lệ theo chân đám người trại Long Hổ ra khỏi trại Ngạc, nó không kềm được mà quay lại nhìn lưỡi lửa hừng hực đang nuốt lấy những tàn tích còn sót lại kia mấy lần. Lửa đỏ, máu tươi, xác người chất đống, tiếng gào thét của thương binh bị vất bỏ, tiếng cười ha hả của phe chiến thắng. Tất cả giống như một bức tranh xưa cũ nào đó, thoáng lạ thoáng quen, lởn vởn trong đầu thằng bé.

Vỏn vẹn trong tám ngày, trại Long Hổ chia binh nhổ bật tám trại nô lệ trong vùng, triệt để hủy diệt toàn bộ cơ nghiệp của mười mấy bang hội buôn người từ nhỏ đến lớn. Số nô lệ được giải thoát lên đến vài ngàn, có quá nửa đều đến nương tựa vào trại Long Hổ.

Đó cũng là bước đầu tiên, mở màn cho cuộc chinh phạt tứ phương tám hướng kéo dài bốn năm của trại Long Hổ. Thằng bé chín tuổi Dư Lệ, từ trong máu lửa mà từ từ trưởng thành, từ trong chém giết mà trui rèn. Cho đến khi trại Long Hổ vững vàng ở vị trí một trong ba bang hội mạnh nhất vùng Ma Lãnh, thì nó cũng đã thành danh.

Người ta gọi nó là Báo Rừng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên