02. Nghịch Ngũ Hành (a)
Vùng Đông Bắc, núi Khâu Vại.
Ngọn núi ba ngàn thước cao này đáng lý là một cảnh đẹp nhất của vùng Đông Bắc.
Đỉnh núi cao chạm đỉnh trời, mỗi buổi cuối ngày mây hạ chiều buông, ánh nắng lấp lóa nhuộm muôn trùng sóng trắng thành một vùng đỏ tía rực rực rỡ rỡ. Vào những ngày xuân, mận trắng chen với đào hồng, sắc xanh hòa vào sắc đỏ quyện thành một vùng tựa tiên cảnh nhân gian. Vào những ngày đông, tuyết lông ngỗng theo gió phấp phới phủ xuống, bốn phương khi ấy lại thấm đẫm vẻ tiêu điều cô mạc.
Thế nhưng phong cảnh ấy chẳng ai dám thưởng thức, lại càng không ai dám leo đến đỉnh Khâu Vại để ngắm trời nhìn mây.
Khách du ngoạn thập phương hầu như chẳng bao giờ nghe thấy tên núi, lại càng đừng nói tới dân chúng quanh vùng hay bọn sơn tràng sống bằng nghề rừng nơi đây. Ngay cả những tay thám hiểm có tiếng sừng sỏ nhất vùng này, thỉnh thoảng nghe ai đó vô tình hay cố ý nhắc tới đỉnh Khâu Vại đều phải lắc đầu xua tay. Cái sự kiêng kỵ ấy rõ rệt tới mức khóa chặt cả lời nói của bọn họ lại.
Bởi lẽ trên núi có quỷ.
Hàng chục năm trước, đã có những người dân tận mắt chứng kiến ráng đỏ ráng hồng chớp nhóa trên đỉnh Khâu Vại, ngay cả khi trời không mây không mưa. Chớp lóa có khi kéo dài hơn tháng, có khi soi rõ được mặt người mãi tận chân núi. Có những đêm mấy làng quanh đó nghe những tiếng gầm rống tràn đầy uất ức và thê lương, cứ quanh quẩn mãi nơi sườn núi mà không tán, vọng đi vọng lại, khủng bố đến cùng cực.
Rồi chuyện gì đến cũng đã đến, trong một đêm bốn làng gần núi Khâu Vại nhất đã bị đốt trụi. Cả một vùng chân núi rộng hơn tám mẫu, vốn xum xuê um tùm cây cối, lúc ấy chỉ còn lại mặt đất nám đen, khô khốc. Người may mắn sống sót kể lại, họ thấy lửa trời từ núi hạ xuống, hạ đến đâu thiêu tàn đến đó, đến cả giếng nước đào trong làng cũng khô nứt bốc hơi sạch.
Rồi đến mùa đông tiếp theo, người ta kinh hoàng phát hiện ra một vết nứt dài đến mười trượng, rộng tới tám thước, xẻ mặt tuyết ra thành một cái rãnh khổng lồ. Vết nứt ấy còn ăn vào vách đá của núi, tạo thành một hang động sâu hút. Hai thành vết nứt nhẵn nhụi gọn ghẽ như một vết búa đập xuống, giữa trời đất bổ thành một đường chém thẳng băng. Chẳng ai dám tiến vào cái hang động ấy để xem xét cả. Họ bảo rằng đó là sức mạnh của thần, chứ chẳng có một người phảm nào có thể tạo thành quang cảnh như vậy. Hoặc là sức mạnh của quỷ.
Mãi cho đến mùa xuân tuyết tan, vết nứt vẫn còn đó đến vài tháng sau thì mới bị cây cỏ dại phủ lấp đi. Súc vật trong làng không một con nào dám đến gần vết nứt trong vòng ngàn thước. Nếu cưỡng ép lôi bọn chúng tới thì tất thảy đều khuỵu chân, gục đầu run rẩy, kể cả con trâu đực ngang ngạnh nhất làng.
Kế sau đó là mười mấy đội sơn tràng kiếm ăn dựa vào sản vật của rừng, tất thảy đều đột nhiên mất tích không tìm thấy xác, bỏ lại vợ con nheo nhóc. Người thân làng xóm tổ chức đội tìm kiếm, lại chỉ có đi vào mà không có đi ra.
Cho đến khi bốn trăm lính chiến của một thế lực quân phiệt trong vùng xông lên núi, để rồi từ lính tới quan đều thành xương trắng, thì không một ai dám mạo phạm tiến vào núi Khâu Vại nữa. Ở cửa ngõ con đường mòn lên đỉnh núi vẫn còn cắm một cây cờ xí, xơ xác tả tơi theo năm tháng, vật cỏn sót lại duy nhất của đoàn quân năm xưa.
Ngọn núi đó, đã trở thành thiên hạ của quỷ ma.
Ở khoảng lưng chừng núi Khâu Vại có một căn nhà đá, hai mặt dựa vào vách núi, hai mặt còn lại dựng bằng thép ròng, chắn ngang con đường độc đạo lên đỉnh núi. Tòa nhà ấy không lớn, mái lợp bằng ngói, ngang dọc cũng chỉ vỏn vẹn chưa tới mười thước. Thế nhưng nhìn vào vách tường ghép bằng ba bốn tấm thép lá, khảm sâu vào vách đá bên dưới thì ai cũng phải giật mình. Để đưa những tấm thép ấy vượt qua mấy ngàn thước cao núi rừng, chẳng biết đã phải đổ bao nhiêu máu và mồ hôi.
Dị Nhân đã sống ở nơi này tròn bốn mươi sáu năm.
Đã đi qua gần hết một đời người. Đã trải qua cả một cuộc chiến chinh. Cậu bé sáu tuổi ít nói ngày xưa đã trở thành một người đàn ông tóc xám muối tiêu, bàn tay đã nhăn nheo, vai đã hơi co lên, lưng đã hơi khòm xuống.
Cuộc sống của y ngày càng lặng lẽ, ngày càng trầm mặc. Có lúc hơn mười tháng trời, y không mở miệng nói lấy một câu. Mà có muốn nói, cũng chẳng có ai để nói cùng.
Dị Nhân vẫn nhớ rõ ngày hôm ấy, khi điện Thần bị tấn công. Hai mươi bảy môn phái, ba tòa thành lớn, quân đội vương triều, vô số cao thủ. Lực lượng hùng mạnh như vậy, không một ai ở Thang Lâm có thể kháng cự được. Y và mấy mươi đứa trẻ nữa được đưa ra khỏi điện Thần, một đường hướng bắc bỏ chạy miết. Đám trẻ con ngày thường sạch sẽ trắng trẻo, ăn sung mặc sướng, nay vất vưởng tựa như chó nhà tang. Nếu không phải để giữ gìn chút nguyên khí cuối cùng của điện Thần, chỉ e đám Thần Nô này đều đã bị sớm vất bỏ.
Không sai, Dị Nhân là một trong đám trẻ được tuyển chọn kỹ càng, vượt quá mười chọn một, để trở thành Thần Nô. Nghe Thần Sứ nói rằng bọn họ là những kẻ có khả năng cảm ứng được sự hiện diện của Thần, một ngày nào đó sẽ được truyền xuống sức mạnh thần linh.
Dị Nhân khi đó quá nhỏ để có thể hiểu được Thần là gì. Mãi về sau này, trong những đêm cô đơn buồn chán ở đỉnh núi không người, y ngước lên nhìn bầu trời sao nhấp nháy trên đầu, tự hỏi rằng bao giờ thần tích sẽ lại phủ xuống mảnh đất này, quét đi hết những hắc ám độc ác trong cõi người. Để trả lại những ngày tháng vinh quang vô thượng của điện Thần.
Y sẽ sống, để tận mắt chứng kiến ngày hôm đó.
Lúc ấy khi đến chân núi Khâu Vại, nhóm người bọn họ chỉ còn hơn ba trăm người. Các Thần Sứ đã tổ chức một dàn hiến tế cho các Thần Nô, nhằm giúp bọn chúng lấy được sức mạnh của thần. Mười đứa trẻ được đưa lên đài, chỉ có ba đứa ngồi dậy.
Cửa ải của thần thật quá nghiêm khắc.
Ba đứa trẻ nhận được thần lực đưa xuống được lưu lại ở núi Khâu Vại cùng với hai gã Thần Sứ. Nhiệm vụ của bọn họ chỉ có một, khóa chặt con đường lên núi này. Những người khác phải bỏ trốn vào đồng cỏ Kiệt Mã. Dù núi Khâu Vại cũng là một nơi hẻo lánh, nhưng nó nằm quá gần thành Vấn Thiên. Lực lượng của điện Thần lúc này đã không thể chống lại bất kỳ một cuộc tập kích nào của vương triều nữa.
Chỉ một năm sau đó cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa bùng nổ, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa điện Thần và núi Khâu Vại. Dị Nhân lúc ấy chỉ nghe nói nhân mã điện Thần đã vượt qua trường thành, trong thời gian ngắn sẽ không thể quay về.
Không có ai hủy bỏ nhiệm vụ của họ. Không có ai bảo bọn họ hai chữ: Dừng lại.
Tuy chiến tranh rốt cuộc cũng không lan đến nơi hẻo lánh này, nhưng năm con người ấy lại phải đối phó với đủ mọi thứ côn trùng thú dữ trong hoàn cảnh rừng thiêng nước độc nơi đây. Và hơn tất cả là sự cô độc cùng cực, cô độc đến mức có thể khiến con người ta phát điên phát rồ.
Kể cả những kẻ mang trong người sức mạnh của thần.
Tận mười năm sau, khi điện Thần trở lại núi Khâu Vại lần đầu tiên, căn nhà vách đất dựng tạm khi đó chỉ còn lại duy nhất một người. Hai người đã chết, hai người đã bỏ chạy. Chỉ còn một mình Dị Nhân ở lại nơi này, cùng với niềm tin kiên định của mình.
Thần, sẽ quay lại thế gian này một ngày nào đấy.
Khi ấy Võ Trường Tâm, một trong bảy trưởng tràng điện Thần còn sống sót, đã đặt tay lên vai Dị Nhân và bảo rằng:
- Ngươi, rồi sẽ trở thành một kẻ vĩ đại.
Ngọn núi ba ngàn thước cao này đáng lý là một cảnh đẹp nhất của vùng Đông Bắc.
Đỉnh núi cao chạm đỉnh trời, mỗi buổi cuối ngày mây hạ chiều buông, ánh nắng lấp lóa nhuộm muôn trùng sóng trắng thành một vùng đỏ tía rực rực rỡ rỡ. Vào những ngày xuân, mận trắng chen với đào hồng, sắc xanh hòa vào sắc đỏ quyện thành một vùng tựa tiên cảnh nhân gian. Vào những ngày đông, tuyết lông ngỗng theo gió phấp phới phủ xuống, bốn phương khi ấy lại thấm đẫm vẻ tiêu điều cô mạc.
Thế nhưng phong cảnh ấy chẳng ai dám thưởng thức, lại càng không ai dám leo đến đỉnh Khâu Vại để ngắm trời nhìn mây.
Khách du ngoạn thập phương hầu như chẳng bao giờ nghe thấy tên núi, lại càng đừng nói tới dân chúng quanh vùng hay bọn sơn tràng sống bằng nghề rừng nơi đây. Ngay cả những tay thám hiểm có tiếng sừng sỏ nhất vùng này, thỉnh thoảng nghe ai đó vô tình hay cố ý nhắc tới đỉnh Khâu Vại đều phải lắc đầu xua tay. Cái sự kiêng kỵ ấy rõ rệt tới mức khóa chặt cả lời nói của bọn họ lại.
Bởi lẽ trên núi có quỷ.
Hàng chục năm trước, đã có những người dân tận mắt chứng kiến ráng đỏ ráng hồng chớp nhóa trên đỉnh Khâu Vại, ngay cả khi trời không mây không mưa. Chớp lóa có khi kéo dài hơn tháng, có khi soi rõ được mặt người mãi tận chân núi. Có những đêm mấy làng quanh đó nghe những tiếng gầm rống tràn đầy uất ức và thê lương, cứ quanh quẩn mãi nơi sườn núi mà không tán, vọng đi vọng lại, khủng bố đến cùng cực.
Rồi chuyện gì đến cũng đã đến, trong một đêm bốn làng gần núi Khâu Vại nhất đã bị đốt trụi. Cả một vùng chân núi rộng hơn tám mẫu, vốn xum xuê um tùm cây cối, lúc ấy chỉ còn lại mặt đất nám đen, khô khốc. Người may mắn sống sót kể lại, họ thấy lửa trời từ núi hạ xuống, hạ đến đâu thiêu tàn đến đó, đến cả giếng nước đào trong làng cũng khô nứt bốc hơi sạch.
Rồi đến mùa đông tiếp theo, người ta kinh hoàng phát hiện ra một vết nứt dài đến mười trượng, rộng tới tám thước, xẻ mặt tuyết ra thành một cái rãnh khổng lồ. Vết nứt ấy còn ăn vào vách đá của núi, tạo thành một hang động sâu hút. Hai thành vết nứt nhẵn nhụi gọn ghẽ như một vết búa đập xuống, giữa trời đất bổ thành một đường chém thẳng băng. Chẳng ai dám tiến vào cái hang động ấy để xem xét cả. Họ bảo rằng đó là sức mạnh của thần, chứ chẳng có một người phảm nào có thể tạo thành quang cảnh như vậy. Hoặc là sức mạnh của quỷ.
Mãi cho đến mùa xuân tuyết tan, vết nứt vẫn còn đó đến vài tháng sau thì mới bị cây cỏ dại phủ lấp đi. Súc vật trong làng không một con nào dám đến gần vết nứt trong vòng ngàn thước. Nếu cưỡng ép lôi bọn chúng tới thì tất thảy đều khuỵu chân, gục đầu run rẩy, kể cả con trâu đực ngang ngạnh nhất làng.
Kế sau đó là mười mấy đội sơn tràng kiếm ăn dựa vào sản vật của rừng, tất thảy đều đột nhiên mất tích không tìm thấy xác, bỏ lại vợ con nheo nhóc. Người thân làng xóm tổ chức đội tìm kiếm, lại chỉ có đi vào mà không có đi ra.
Cho đến khi bốn trăm lính chiến của một thế lực quân phiệt trong vùng xông lên núi, để rồi từ lính tới quan đều thành xương trắng, thì không một ai dám mạo phạm tiến vào núi Khâu Vại nữa. Ở cửa ngõ con đường mòn lên đỉnh núi vẫn còn cắm một cây cờ xí, xơ xác tả tơi theo năm tháng, vật cỏn sót lại duy nhất của đoàn quân năm xưa.
Ngọn núi đó, đã trở thành thiên hạ của quỷ ma.
ooo
Ở khoảng lưng chừng núi Khâu Vại có một căn nhà đá, hai mặt dựa vào vách núi, hai mặt còn lại dựng bằng thép ròng, chắn ngang con đường độc đạo lên đỉnh núi. Tòa nhà ấy không lớn, mái lợp bằng ngói, ngang dọc cũng chỉ vỏn vẹn chưa tới mười thước. Thế nhưng nhìn vào vách tường ghép bằng ba bốn tấm thép lá, khảm sâu vào vách đá bên dưới thì ai cũng phải giật mình. Để đưa những tấm thép ấy vượt qua mấy ngàn thước cao núi rừng, chẳng biết đã phải đổ bao nhiêu máu và mồ hôi.
Dị Nhân đã sống ở nơi này tròn bốn mươi sáu năm.
Đã đi qua gần hết một đời người. Đã trải qua cả một cuộc chiến chinh. Cậu bé sáu tuổi ít nói ngày xưa đã trở thành một người đàn ông tóc xám muối tiêu, bàn tay đã nhăn nheo, vai đã hơi co lên, lưng đã hơi khòm xuống.
Cuộc sống của y ngày càng lặng lẽ, ngày càng trầm mặc. Có lúc hơn mười tháng trời, y không mở miệng nói lấy một câu. Mà có muốn nói, cũng chẳng có ai để nói cùng.
Dị Nhân vẫn nhớ rõ ngày hôm ấy, khi điện Thần bị tấn công. Hai mươi bảy môn phái, ba tòa thành lớn, quân đội vương triều, vô số cao thủ. Lực lượng hùng mạnh như vậy, không một ai ở Thang Lâm có thể kháng cự được. Y và mấy mươi đứa trẻ nữa được đưa ra khỏi điện Thần, một đường hướng bắc bỏ chạy miết. Đám trẻ con ngày thường sạch sẽ trắng trẻo, ăn sung mặc sướng, nay vất vưởng tựa như chó nhà tang. Nếu không phải để giữ gìn chút nguyên khí cuối cùng của điện Thần, chỉ e đám Thần Nô này đều đã bị sớm vất bỏ.
Không sai, Dị Nhân là một trong đám trẻ được tuyển chọn kỹ càng, vượt quá mười chọn một, để trở thành Thần Nô. Nghe Thần Sứ nói rằng bọn họ là những kẻ có khả năng cảm ứng được sự hiện diện của Thần, một ngày nào đó sẽ được truyền xuống sức mạnh thần linh.
Dị Nhân khi đó quá nhỏ để có thể hiểu được Thần là gì. Mãi về sau này, trong những đêm cô đơn buồn chán ở đỉnh núi không người, y ngước lên nhìn bầu trời sao nhấp nháy trên đầu, tự hỏi rằng bao giờ thần tích sẽ lại phủ xuống mảnh đất này, quét đi hết những hắc ám độc ác trong cõi người. Để trả lại những ngày tháng vinh quang vô thượng của điện Thần.
Y sẽ sống, để tận mắt chứng kiến ngày hôm đó.
Lúc ấy khi đến chân núi Khâu Vại, nhóm người bọn họ chỉ còn hơn ba trăm người. Các Thần Sứ đã tổ chức một dàn hiến tế cho các Thần Nô, nhằm giúp bọn chúng lấy được sức mạnh của thần. Mười đứa trẻ được đưa lên đài, chỉ có ba đứa ngồi dậy.
Cửa ải của thần thật quá nghiêm khắc.
Ba đứa trẻ nhận được thần lực đưa xuống được lưu lại ở núi Khâu Vại cùng với hai gã Thần Sứ. Nhiệm vụ của bọn họ chỉ có một, khóa chặt con đường lên núi này. Những người khác phải bỏ trốn vào đồng cỏ Kiệt Mã. Dù núi Khâu Vại cũng là một nơi hẻo lánh, nhưng nó nằm quá gần thành Vấn Thiên. Lực lượng của điện Thần lúc này đã không thể chống lại bất kỳ một cuộc tập kích nào của vương triều nữa.
Chỉ một năm sau đó cuộc chiến Năm Vua Chín Chúa bùng nổ, cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa điện Thần và núi Khâu Vại. Dị Nhân lúc ấy chỉ nghe nói nhân mã điện Thần đã vượt qua trường thành, trong thời gian ngắn sẽ không thể quay về.
Không có ai hủy bỏ nhiệm vụ của họ. Không có ai bảo bọn họ hai chữ: Dừng lại.
Tuy chiến tranh rốt cuộc cũng không lan đến nơi hẻo lánh này, nhưng năm con người ấy lại phải đối phó với đủ mọi thứ côn trùng thú dữ trong hoàn cảnh rừng thiêng nước độc nơi đây. Và hơn tất cả là sự cô độc cùng cực, cô độc đến mức có thể khiến con người ta phát điên phát rồ.
Kể cả những kẻ mang trong người sức mạnh của thần.
Tận mười năm sau, khi điện Thần trở lại núi Khâu Vại lần đầu tiên, căn nhà vách đất dựng tạm khi đó chỉ còn lại duy nhất một người. Hai người đã chết, hai người đã bỏ chạy. Chỉ còn một mình Dị Nhân ở lại nơi này, cùng với niềm tin kiên định của mình.
Thần, sẽ quay lại thế gian này một ngày nào đấy.
Khi ấy Võ Trường Tâm, một trong bảy trưởng tràng điện Thần còn sống sót, đã đặt tay lên vai Dị Nhân và bảo rằng:
- Ngươi, rồi sẽ trở thành một kẻ vĩ đại.
Chỉnh sửa lần cuối: