Kiếm hiệp Võ Lâm Tĩnh Hải - Tạm Dừng - Phong Nhi

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Chương 5: Cầm Thánh


Ngô Xương Tỷ trong lúc bị truy sát được Thiền sư Vân Phong cứu thoát, nhưng bọn sát thủ vẫn lùng sục đuổi theo, Thiền sư đành phải đưa cậu bé về lánh ở Thiên Linh Tự

Thiên Linh Tự nằm giữa thành Đại La, là ngôi chùa linh thiêng nhất của Trấn Quốc Tự ở phía Bắc. Xưa nay dù quan lại, vương tộc hay thiên tử họa khi đến trước điện đều giữ phép tôn kính, trang nghiêm.

Sau trận hỗn chiến trên hẻm Tử Phong, được chứng kiến tốc độ khinh công và võ thuật xuất chúng của vị tăng nhân lạ mặt, bọn sát thủ quyết định gửi tín thư bằng chim bồ câu về Cổ Loa xin Tam Kha ứng chiến. Sáu tên sát thủ đuổi theo vị thiền sư trong đêm đến gần Đại La thì mất dấu. Bọn chúng liền chia ra làm hai nhóm vào thành do la tin tức.


Nhóm thứ nhất truy tìm phía Nam dẫn đầu là Trịnh Minh. Người này gốc Hoa di cư xuống Tĩnh Hải, là công tử một thế gia bậc trung ở Đại La, nhờ có võ công xuất chúng lại có tài ăn nói nên sớm đã lọt vào mắt Tam Kha, được y bồi đắp nhiều năm và cho cầm đầu nhóm sát thủ.


Hai người còn lại là Triệu An, người gốc Mê Linh, còn có danh xưng là Hắc Sát Bá Đao, một trong bốn đại đệ tử của Triệu Tông Thuận Nhất Vương Đao. Triệu An võ học tinh thông, đao pháp hoan biến chỉ có điều tư chất tham lam, ích kỷ nên không được Nhất Vương Đao truyền cho tuyệt nghệ. Người còn lại là Lê Hân, người châu Hoan. Lê Hân vốn là bạn tâm giao của Trịnh Minh khi du hý ở Đại La, hắn võ công chỉ biết dăm ba chiêu phòng thân nhưng lại có tài dùng độc vô cùng lợi hại. Tuy nhát gan luôn đi sau nhưng bản thân vô cùng hám lợi, khi nghe Trịnh Minh nói đến khoản tiền lớn của vị vương gia kia chi trả làm hắn hoa mắt nhận lời ngay.


Nhóm thứ hai do Nguyễn Khanh Thành tạm thời dẫn đầu, tên này gốc Phù Liệt là đệ tử tinh tú của Thiên Quân Môn. Nguyễn Khanh Thành là kẻ ngạo mạn luôn cho rằng mình mới xứng đáng Giáo đầu Thiên Quân Môn, chứ không phải một tên thư sinh như Nguyễn Siêu. Nên hắn thường xuyên qua lại bợ đỡ Dương Tam Kha nhằm được y che chở.


Đi cùng hắn có Lý Mân còn gọi là Thất Tuyệt Kiếm công tử, là công tử thứ bảy Lý gia trang, em dưới Lý Khuê. Người này tính tình trăng gió, ăn chơi sa đọa, ngày thường vẫn đàm đúm với bọn công tử hư hỏng làm chuyện thị phi. Hắn là nỗi ô nhục của Lý Gia. Lý Khuê nhiều lần muốn trừng trị thói ngông cuồng của y nhưng Thất Tuyệt Kiếm gia này lại thường lui tới Dương Phủ được Tam Kha hậu ái, nên đành nhắm mắt cho qua.


Kẻ còn lại tên Khúc Thừa Tuyên. Sau cuộc binh biến năm Đồng Quang thứ nhất, thế lực họ Khúc ở Tĩnh Hải nằm trên bờ vực thẳm, việc lấy lòng Tam Kha để có một chốn dung thân là dễ hiểu.

Hai bên hẹn ước lấy pháo tiêu làm hiệu nếu dò ra manh mối.

***

Trên đại lộ từ kinh đô Cổ Loa đến thành Đại La, một chiếc xe song mã lặng lẽ lướt trong màn đêm tĩnh mịch. Người kỵ phu thân hình vạm vỡ, khuôn mặt chai sạn vì sương gió, trên mặt còn có một vết sẹo dài chéo ngang sống mũi, nhìn tướng mạo người này không giống những phu đánh xe bình thường. Một tay hắn giữ dây cương, tay còn lại liên tục dùng roi da vụt xuống lưng ngựa. Chiếc xe lao vun vút trong đêm, chỉ nghe được tiếng gió rít, tiếng sương tan trong đêm thu.


Lúc này cơn u tịch trên bầu trời đã lắng dịu, ánh trăng sương chiếu mờ ảo xuống cả vùng đồng bằng rộng lớn.


Cách đó không xa, trên mái đình cổng Đông Bắc thành Đại La, một tà áo dài phiêu dật đứng trong gió thu. Nàng đứng đó bất động hai tay ôm chặt một cây Cổ Cầm. Bao nhiêu ánh trăng mờ nhạt như đọng trên tà áo trắng của nàng. Người thiếu phụ thả mắt vào màn đêm vô tận, ánh thu ba như ẩn chứa nỗi cô đơn. Mặc dù được che bởi tấm khăn lụa nhưng khuôn mặt nàng vẻ đẹp vẫn tỏa sáng như ngọc châu.

Chiếc xe tiến gần về phía cổng thành, người thiếu phụ lạnh lùng buông Cổ Cầm ra gảy một khúc nhạc. Đôi bàn tay uyển chuyển dạo từng phím trên cây Cổ Cầm đang bay lơ lửng trước ngực nàng. Cùng lúc ấy bỗng nhiên trời chuyển gió lạ, trong tiếng gió có thanh âm sắc bén, len lỏi phi thẳng về phía chiếc song mã, rồi biến chuyển thành ảnh đao chém lên lưng hai con kỵ mã.


Đường ảnh đao sắc ngọt như nước, hai con đại mã gục xuống không kịp kêu lên một tiếng. Người kỵ phu chưa hết kinh hoàng, đã bị một luồng kình khí khác ập đến đẩy văng ra xa trên mặt đất, ngất lịm đi. Càng xe ngựa theo quán tính tì xuống mặt đường trượt dài trong khói bụi.

Từ trong xe một bóng người khinh công bay vút ra ngoài, thân thủ xuất thần phút chốc đã băng đến phía mái vọng lâu đối diện cầm nữ.

Người đàn ông khuôn mặt trắng hồng, áo lụa điểm sương không ai khác chính là Dương Tam Kha. Hắn chỉ kiếm về phía cầm nữ kia quát lớn:

- Cầm Thánh phu nhân! Ta với ngươi xưa nay không thù không oán. Vì cớ gì lại muốn ám toán ta?

Cầm nữ tên gọi Cầm Thánh vẫn không quay lại, chỉ thấy âm thanh trong trẻo ngân trong gió.

- Ác giả ác báo! Gieo gió thì gặp bão. Ta khuyên ngươi chớ gây thêm nghiệp chướng!

Tam Kha thần sắc có chút biến đổi, sát khí lộ tràn trên mặt, hắn cười lớn:

- Thiên hạ trong tay ta, ngươi cản được chăng?

Nói vừa dứt lời liền phi thân xuất kiếm đâm thẳng về phía cầm nữ, thân thủ vô cùng linh hoạt chỉ trong một khắc đường kiếm đã đâm tới sau lưng thiếu phụ, xuyên qua cơ thể cô…
Nhưng cũng đúng lúc này hắn phát hiện đó chỉ là cái bóng ảo ảnh. Mồ hôi trên trán hắn bắt đầu toát ra, hắn quay vội sang phía tả, đã thấy cầm nữ kia phiêu dật bên mái vọng lâu đối diện.

Tam Kha tung người xoay một vòng lăng không, thân ảnh phút chốc như vô hình vụt lại phía cầm nữ, chiêu mà hắn dùng là Vô Ảnh Đoạt Hồn Kiếm, nhưng cũng như lần trước khi đến gần cầm nữ kia vẫn chỉ là một ảo ảnh.

Không từ bỏ, y xuất chiêu mỗi lúc một gia tăng, nhưng Cầm Thánh vẫn như làn gió ẩn hiện.
...
Năm
Sáu
Bảy
Tám… chín chiêu mà vẫn không sao tiếp cận được. Đột nhiên Tam Kha dừng lại, khóe miệng hé một nụ cười nhạt nói:

- Mộng Ảnh Cầm thật kỳ tuyệt, nhưng với ta nó chỉ là trò trẻ con.

Nói vừa dứt lời, hắn liền cắm cây đoản kiếm trong tay xuống miệng đọc một câu chú, tức thì xung quanh phát sáng một luồng hồng quang.

- Khinh Hồng Trường! - Một ý nghĩ vụt qua đầu thiếu phụ.

Ngay lúc cô chưa kịp phản ứng, đã thấy Dương Tam Kha áp sát đến gần một thước.


Nhanh như thanh âm truyền đi trong gió, bàn tay cầm nữ điêu luyện gảy một cung cầm. Lập tức từ trên Cổ Cầm phát ra một vòng sáng bạc che trước đường kiếm của Dương Tam Kha, đồng thời ngay khắc đó đẩy nàng lùi về sau đến chừng hơn hai chục thước né khỏi đường sát kiếm trong gang tấc.

Rắc... rắc… rắc

Những viên ngói âm dương dưới chân nàng vỡ vụn. Cuối cùng trên mép mái vọng lâu thiếu phu chấn trụ dừng lại, mồ hôi cũng bịn rịn thấm ướt trước trán.


Cầm nữ trong lòng thoáng chút hoang mang nhưng miệng vẫn cười nói:


- Hảo công phu!
- Đa tạ! Đa tạ! - Dương Tam Kha ánh mắt có phần thêm ngạo nghễ: - Ngươi kỳ cầm tuyệt luân nhưng tâm không tịnh, hơn nữa với ta Cửu Âm Thần Công đã quá quen thuộc. Ta thấy thiên hạ gọi ngươi là Cầm Thánh kỳ thực còn dưới một người.

Bản thân Tam Kha cũng chỉ vô tình nói ra câu này nhưng trong thâm tâm hắn có chút chột dạ. Cầm cung này! Kỳ chiêu này! Hắn đã quá quen thuộc, trong tâm hắn, trong ký ức tuổi thơ của hắn. Hắn đứng lặng ở đó chìm trong hồi ức, xung quanh thời gian như ngừng lại.

"Hắn nhận ra ta rồi sao?"

Cầm nữ cũng hoang mang do dự, nàng chờ đợi, chờ đợi lương tâm của một đứa trẻ ngây thơ tốt bụng hai mươi năm trước. Nàng muốn thốt ra những lời từ sâu trong tim:

"Tam Kha của hai mười năm trước đâu rồi."

Lúc này đứng đối diện với nàng, Dương Tam Kha ngạo nghễ vẫn chìm trong dòng suy tưởng. Hẳn trong đầu hắn lúc này là thời gian của hai mươi năm trước đang trở về. Ngày ấy hắn là đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, một tiểu vương Tĩnh Hải nhân từ đến một con kiến cũng không nỡ giết. Hắn sống yên bình trong tình yêu của phụ thân, của thân mẫu và một đại tỷ luôn luôn vì hắn mà làm tất cả. Đại tỷ là bức tượng nữ thần trong lòng hắn, hắn luôn muốn bản thân giống đại tỷ… nhưng…


Ánh mắt hắn lúc này dường như đỏ lên vì thù hận, hắn đứng đó giữa trăm ngàn hận thù đè lên tấm thân bé nhỏ của hắn. Điều gì đã xảy ra vào đêm trăng đó: Phụ thân hắn bị kẻ thù sát hại, mẫu thân bị chúng làm ô nhục phải tự vẫn, gia quyến nhà hắn bị giết sạch từ người già đến trẻ nhỏ. Hắn sợ hãi đến mức thất kinh, chỉ còn nhớ khi tỉnh lại đã nằm trong lòng đại tỷ với toàn thân bị thương tích. Kể từ đó suốt hai mươi năm không đêm nào hắn không mơ thấy cơn ác mộng trở về.

Hắn đứng yên đó toàn thân đang bốc nộ hận thù, ánh mắt băng lạnh, miệng bỗng nhiên cười lớn:

- Dương Tam Kha của hai mươi năm trước đã chết rồi! - Dứt lời quay ánh mắt hận thù nhìn về cầm nữ.

Một dòng ngân lệ chảy xuống chiếc khăn che mặt, nàng cất tiếng nói như khẩn cầu.

- Không lẽ ngươi muốn thảm cảnh năm xưa lặp lại một lần nữa?

- Ngươi là ai? – Dương Tam Kha có phần do dự hỏi lại – Ngươi biết chuyện của hai mươi năm trước? Ngươi …

Tà tâm trong lòng hắn lên đến cùng cực, bất thường chĩa kiếm phi thân đến bên cầm nữ quát lớn:

- Trả mạng cho thân mẫu ta, đền mạng cho muội muội ca ca ta… đền mạng cho hơn hai trăm gia quyến Dương gia ta..

Mỗi câu hắn nói đường kiếm càng như cuồng nộ, sát khí mỗi lúc một dâng lên, Cầm nữ kia vẫn né tránh, nước mắt nàng mỗi lúc lại rơi nhiều thêm.

- Cuồng Phong Nộ Kiếm! Soát Mệnh Chi Tâm! – Lời chú vừa dứt đường kiếm cũng đâm tới.

Chiếc ngân trâm cài khăn che mặt trên đầu cầm nữ rơi xuống mái ngói đỏ…

Cạch... cạch…

Khuôn mặt cẩm nữ hiện rõ trước mắt hắn trong sáng như ngọc giữa đêm trăng. Hai má ướt đẫm vì lệ rơi…


Đường kiếm trên tay của Tam Kha chấn động dừng lại, hắn theo bản năng lùi lại một bước… hai bước… ba bước.

- Là... tỷ sao!

Cầm Thánh ấy không ai khác chính là Dương hậu Dương Phương Lan, trong ngân lệ lời nói quở trách:

- Tam đệ! Đệ truy sát Xương Ngập đã đành, cớ gì lại nhẫn tâm tàn sát cả gia quyến người ta. Nghiệp chướng lớn như vậy thử hỏi ngày sau đệ còn mặt mũi nào đứng trong thiên hạ. Ta khuyên đệ nên dừng lại, danh dự của Dương gia bao đời, ta không muốn nó bị hủy trong tay đệ.

Dương Tam Kha ngửa mặt lên nhìn trời, cười một tràng lớn, lạnh lùng quay lại nói:

- Thiên hạ ư! Thiên hạ này vốn của họ Dương, vì cớ gì đệ phải nhường nó cho họ Ngô. Cổ nhân có câu “diệt cỏ phải diệt tận gốc” để tránh hậu họa về sau.

Phương Lan dịu giọng khẩn cầu.

- Đệ hãy tha cho Xương Tỷ đi, nó chỉ là một đứa trẻ đâu có tội tình gì?

Dương Tam Kha có chút do dự nói:

- Đệ làm tất cả cũng vì đại nghiệp của Xương Văn, mong tỷ hiểu cho. Giờ đệ đã leo lên lưng cọp, xuống ắt mất mạng.

Phương Lan biết không thể can gián, nàng thu Cổ Cầm cương nghị nói:

- Muốn giết Xương Tỷ, đệ hãy giết ta trước.

Thấy tâm ý đại tỷ đã quyết hắn không còn cách nào đành nói:

- Tỷ đã nói vậy, đệ đành mạn phép! - Nói vừa dứt lời thân thủ đã như vô ảnh tiến nhập phía sau phong tỏa huyệt đạo.
Loại kỳ pháp thần tốc này nàng chưa bao giờ thấy Tam Kha sử dụng, nhất thời không kịp phòng bị khiến toàn thân không sao cử động được.

- Tỷ chịu thiệt thòi trước, đệ xong việc sẽ về tạ lỗi với tỷ.

Nói dứt lời thân ảnh đã mất hút sau bóng trăng.

Chương 4 <--- ... Mục Lục ---> Chương 6
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Chương 6: Kỳ Phùng Địch Thủ


Thiên Linh Tự.

Thiền sư Tịnh Dạ đang ngồi tọa trên bồ đoàn trước điện phật, hương trầm thoang thoảng bay trong chính đường.

Bên ngoài lư hương lớn còn bốc khói trong sương đêm. Trong yên tĩnh chỉ nghe những âm thanh rì rào của hàng trúc xanh đang ngủ gục dưới bóng trăng, ngân xa là tiếng mõ kinh.

Lắng tai nghe từ phía xa, ẩn trong bầu tĩnh mịch có vài ngọn gió lay chuyển khác thường. Ba người áo đen băng trên ngọn trúc, đáp xuống trước thềm điện.

Đôi hàng mi trắng như cước của Thiền sư lay nhẹ, âm công phát ra trong gió:

- Cửa thiền hưu quạnh, cố khánh đêm hôm ghé qua không biết có gì chỉ giáo?

Ba kẻ lạ mặt đưa mắt nhìn nhau có chút kinh hoàng, Nguyễn Khanh Thành lên tiếng:

- Đại sư! Nửa đêm quấy quả cửa thiền yên tĩnh mong được đại xá, bọn tiểu nhân phụng sự quý nhân đến để tìm người, mong quý thiền tự giúp đỡ.


Lời vẫn vang trong gió đáp lại:

- Người các vị tìm không có ở đây! Xin hãy trở về cho.

Bên ngoài Lý Mân có phần sốt ruột, nóng nảy nói chen vào:

- Huynh cần gì phải nói lý lẽ với lão! Chúng ta cùng xông vào.

Hai anh em Thừa Tuyên và Thừa Khánh nghe vậy cũng hăm hở xông lên, Khanh Thành ra hiệu dừng lại, nói giục vào:

- Quý nhân nhà ta muốn mạng của người này, mong đại sư thứ lỗi! - Nói dứt lời cả bọn liền đẩy cửa xông vào.

Khói hương trong điện lờ mờ dưới ánh nến, cả căn chính đường rộng lớn chỉ duy có một vị sư già đang niệm kinh bên bồ đoàn. Thần thái của nhà sư và sự uy nghiêm của điện Phật khiến bọn chúng đều có phần hoang mang.

Khúc Thừa Tuyên nôn nóng hơn cả rút kiếm chĩa về phía nhà sư hỗn xược nói:

- Lão già mau giao thằng nhóc Xương Tỷ ra đây bằng không chúng ta sẽ san phẳng ngôi chùa này.

Phật dạy không được nói dối, hơn nữa ở tình huống hiện tại, có nói gì thì những kẻ này cũng không chịu bỏ đi. Tịnh Dạ thiền sư vẫn điềm tĩnh ngồi bên bồ đoàn không quay lại, giọng trầm ấm vang lên:

- Quốc có quốc pháp! Phật có phật quy! Tiểu thí chủ ấy giờ đã quy y cửa phật là đệ tử của phật môn, Ngô Xương Tỷ bây giờ không còn nữa. Bốn vị thí chủ đây nếu vẫn kiên quyết không chịu ra về thì phải vượt qua cửa ải này.

Nguyễn Khanh Thành nghe nói vậy bèn vái qua một cái nói:

- Vậy thì bọn ta không khách sáo! - Dứt lời liền rút nhị đoản kích xông tới.

Lý Mân vung trường kiếm theo sát phía sau. Thừa Tuyên cũng chia hai bên tả hữu với Lý Mân truy kiếm xông vào.

Kiếm thuật nhà họ Khúc được truyền xuống từ phương Bắc, vốn dĩ có bát kiếm trận đồ vô cùng chặt chẽ và ba mươi hai đường diệu thủ. Chỉ tiếc là đến đời của Thừa Tuyên thì cái tinh túy ảo diệu đã vi lạc hết, có điều trong kiếm trận còn chút uy thế.

Ba tên sát thủ đã áp sát bồ đoàn mà Tịnh Dạ vẫn điềm nhiên niệm kinh, càng khiến những kẻ tấn công không khỏi đề phòng, mồ hôi đã thấm ra ướt trán.

Ngay khi ba thanh vũ khí chạm đến tấm áo cà sa mới phát hiện ra quanh vị Thiền sư có một vòng kình khí màu vàng mỏng. Nhìn thấy thì đã không kịp ba tên sát thủ lập tức đã bị đẩy văng lại đến hơn chục thước.

Lúc này Thiền sư Tịnh Dạ mới đứng dậy quay mặt lại chắp tay niệm:

- Nam Mô A Di Đà Phật.

Mấy kẻ áo đen không chịu thua cuộc vẫn liên thủ xông tới. Bốn người tiến lui chưa được hai chục chiêu, phía Nguyễn Khanh Thành đã tỏ ra thất thế, cả ba đều đã bị La Hán trận đánh cho tơi bời, phải lùi lại thủ thế phòng bị.

Còn chua hết kinh hãi, bỗng nghe từ bên ngoài thiền viện tiếng vó ngựa hí vang, ánh đuốc rực sáng một vùng trời. Một đạo cung binh đã vây kín quanh tự, hơn năm chục thương binh khác xếp thành thương trận xông vào.

- Thiên Môn Trận! – Khanh Thành bàng hoàng kêu lên.

Đoàn thương binh nhanh chóng vây quanh ba kẻ áo đen. Một vị tướng quân thân hình cao lớn, mặt vuông chữ điền vội vã tiến vào, phục xuống trước vị thiền sư già nghiêm trang thưa:

- Vãn sinh Nguyễn Siêu đến ứng cứu chậm trễ rồi!

Vị Thiền sư già cúi đầu đáp tạ một cái không nói thêm gì.
Bên ngoài chính đường, trong bóng tối Trịnh Minh, Triệu An và Lê Hân cũng theo pháo hiệu vừa đến. Triệu An toan rút đao xông vào giải cứu thì Trịnh Minh đã níu tay lại thì thào nhắc:

- Rời khỏi đây chúng ta giải cứu bọn họ cũng chưa muộn.

Ánh trăng mờ ảo lẫn trong ánh đuốc, giữa lúc này một tà áo trắng, thân ảnh xuất thần lướt nhanh vào từ cửa chính thiền tự. Chỉ nhìn tốc độ khinh công cũng biết nội lực vô cùng thâm hậu.

Người này không ai khác chính là Dương Tam Kha, hắn lập tức phóng ra ám khí liên hoàn về phía ba kẻ hắc y vì quá bất ngờ lại đang bị khống chế ba tên này cơ bản không có cơ hội né tránh. Trong ám khí lại có tẩm kịch độc, ba tên này lập tức thổ huyết tắt thở. Cả vị Thiền Sư và Nguyễn Siêu đều không kịp phản ứng gì.

Bên ngoài chứng kiến Lê Hân sợ run bần bật đến mức đã tè cả ra quần, Triệu An giận đỏ mặt toan vung đao xông vào nhưng Trịnh Minh kịp giữ y lại.

Bên trong Nguyễn Siêu tỏ ý bất bình hỏi:

- Dương Chủ Công ngươi giết nhân chứng là có ý gì?

Dương Tam Kha trả lời lạnh nhạt:

- Bọn chúng mưu sát hoàng thân tội không phải đáng chết sao?

- Người ra tay tàn độc như vậy… phải chăng có điều muốn che giấu?

Hắn điềm nhiên nói:

- Ta đường đường là Dương công đại thần, sao có thể làm mấy chuyện bất nhân thông thiên hại lý như vậy!

Nguyễn Siêu biết mình không đủ lý lẽ để buộc tội y, đành hừ một tiếng khinh thị lùi về sau.

Tam Kha quay sang cung kính tạ lễ với vị thiền sư già:

- Vị cao tăng đây chắc hẳn là Tịch Đà phương trượng? Thứ lỗi cho tại hạ đã mạo phạm sự thanh vắng chốn thiền môn.

- A Di Đà Phật! Bần tăng chính là Tịch Đà! - Vị Thiền sư trả lời.

Dương Tam Kha cung kính hành lễ một lần nữa nói:

- Nghe danh phương trượng đã lâu nay mới được diện kiến!

Thiền sư Tịch Đà tạ lễ đáp:

- Thí chủ quá đa lễ rồi, chữ danh này thật không dám nhận.

- Thiền sư Vân Phong của quý tự không lâu trước đây có cứu một vị tiểu vương gia. – Tam Kha dè dặt hỏi. - Nay bản cung phục mệnh Thái tử đến đón tiểu vương gia hồi cung. Mong Thiền sư chiếu cố!

Tịch Đà phương trượng cúi đầu thở dài một tiếng, lại ôn tồn trả lời:

- Đại sư huynh hành tẩu giang hồ đã lâu không về qua bản tự, chuyện này lão tăng không giúp được gì cho thí chủ rồi.

Tam Kha phẩy tay quan bào vẻ mặt tức giận quát:

- Lão phương trượng, ta đã nói hết lời. Hôm nay dù bất cứ giá nào Trấn Quốc Tự cũng phải giao người, bằng không chớ trách bản cung ta cạn nghĩa.

- Dương Tam Kha! - Nguyễn Siêu nãy giờ im lặng nhưng khi nghe Dương Tam Kha xấc láo trên điện phật, nộ ý bốc lên liền quát chen vào:

- Ngươi thân là đại thần đương triều vậy mà trước cửa thiền môn nói lời xàm bậy, không biết liêm sỉ, thử hỏi có xứng là một bậc quân tử không?

Tam Kha chả thèm nhìn hắn đến nửa cái, giọng vẫn lạnh lùng nói:

- Một kẻ vô danh tiểu tốt như ngươi mà cũng bày đặt nói chuyện quân tử với ta sao!

Nguyễn Siêu nghe nói đến đây nộ khí càng thêm phần sôi sục, tức thì vung trường thương quát lớn:

- Để kẻ vô danh tiểu tốt như ta hôm nay dạy ngươi một bài học! – Nói vừa dứt lời liền nhằm Tam Kha xông tới.

Dương Tam Kha dường như không có chút động thái nào. Khoảng cách đã gần đến chừng bốn thước, chỉ thấy hắn quan y chuyển động, bàn tay phải có hai luồng kình khí xanh đỏ bốc lên ngùn ngụt, thình lình phóng thẳng kình khí đó về phía Nguyễn Siêu.

Nguyễn Siêu còn chưa kịp định thần, đã thấy toàn thân bị hai luồng khí nóng lạnh luân chuyển, như muốn đâm xuyên qua cơ thể, đẩy hắn dội ngược trở về phía sau. Đúng khi hắn cảm giác như cơ thể mình sắp nổ tung ra thì từ phía sau có bàn tay đỡ lấy hắn. Một luồng khí ấm áp được truyền vào người hắn chống lại hai luồng khí nóng lạnh đang xuyên thấu qua cơ thể.

Hai làn khí vụt ra bên ngoài va chạm thành một tiếng nổ lớn.

Uỳnh…

Mấy chục tên lính xung quanh đều chấn động ngã bổ nhào xuống đất, Nguyễn Siêu miệng thổ ra một ngụm máu tươi ướt cả tấm áo giáp trước ngực. Toàn thân vô lực khụy xuống mặc dù cảm giác đau đớn đã giảm đi tới chín phần.

Thì ra ban nãy Tịnh Dạ Thiền sư nãy đã dùng nội lực truyền qua người hắn, giúp hắn chịu một chưởng của Tam Kha. Bây giờ trên khóe miệng già nua cũng rỉ một vệt máu tươi, hẳn cũng chịu nội thương không hề nhẹ. Nguyễn Siêu toan hỏi một câu nhưng miệng không sao mở lời được, chỉ nhìn thấy vị Thiền sư khẽ lắc đầu tỏ ý không sao.

Bên kia, trên trán Tam Kha cũng lấm tấm mồ hôi. Hắn không khỏi bội phục cất lời:

- Bồ Đề Tâm Kinh thật lợi hại! Bội phục! Bội phục!

- A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! – Giọng kinh vang ra từ trong bảo tọa.


Một vị Thiền sư bước ra, toàn thân như có ánh phật quang chiếu sáng, thân hình cao lớn, tuổi chừng đã ngoại thất tuần nhưng làn da vẫn trắng hồng, dung mạo quả là một vị thần tăng. Giọng nói trầm ấm:

- Dương Chủ Công đoái thăm tệ thiền quả lấy làm vinh hạnh. Bần tăng không kịp ra tiếp đón, mong Chủ Công lượng thứ. - Vừa nói vùa nhanh chóng đả thông huyệt đạo cho Nguyễn Siêu, Đoạn quay sang nói với Tịnh Dạ:

- Đã làm phiền sư đệ rồi!

Tịnh Dạ Thiền sư lúc này sự tình đã thọ thương không nhẹ, vẻ mặt có chút biến sắc, dù vậy vẫn cúi xuống tạ lễ:

- Sư huynh quá lời rồi!

Vân Phong nãy giờ từ trong bảo tọa cũng đã theo dõi đầu đuôi sự việc, thấy thương thế của Tịnh Dạ tuy không nhỏ, nhưng cũng không đến mức nghiêm trọng ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng. Chẳng qua do nội lực xuất ra gặp phản chấn quá mạnh nhất thời không thể điều tức dẫn tới thụ tổn kinh mạch, chỉ cần thời gian nghỉ ngơi tĩnh tọa là có thể hồi phục liền bảo:

- Sư đệ hãy vào trong thị thương, việc ở đây ta sẽ lo liệu.

Tịnh Dạ chắp tay thụ ý, lùi vào trong. Lúc này bên cạnh, Nguyễn Siêu cũng thấy bản thân hội phục được một phần khí lực mới chắp tay hương về phía tăng nhân đáp:

- Cảm tạ ơn cứu mạng của đại sư.

Vân Phong mỉm cười nói:

- Vị thí chủ này căn cơ thật hơn người nếu không đã sớm mất mạng rồi, tuy hiện giờ tâm cơ vô lực, nhưng nghỉ ngơi vài ngày sẽ phục hồi lại.

Tam Kha thần nhãn có phần kinh dè, tăng nhân này sáu năm trước trong đại chiến hồng thủy, mặc dù tuổi đã ngoại lục tuần vẫn phong thái úy nghi giữa vạn quân, giúp sức cho Ngô Quyền lấy lại xã tắc. Sáu năm sau gặp lại không ngờ ông ta võ công đã tiến xa như vậy, quả không thể xem thường liền vòng tay làm lễ đáp lại:

- Vân Phong thần tăng đã lâu không gặp. Thần thái vẫn uy nghiêm như xưa, thật lấy làm bội phục.

Vân Phong khiêm tốn đáp:

- Bần tăng tuổi đã già rồi, Dương Chủ Công quá bộ đường xá xa xôi, từ kinh thành tới đây tìm kẻ già này không biết có chuyện gì dạy bảo?

- Thật không dám giấu đại sư, chính kinh xảy ra đại biến, Đại vương thọ mệnh băng hà, hạ chiếu nhường ngôi cho nhị hoàng tử Ngô Xương Văn, Ngô Xương Ngập vì điều này không phục dấy binh mưu phản. Tiểu vương có lệnh sai ta bắt chúng về sử tội. Theo mật báo Ngô Xương Tỷ con trai của Xương Ngập đang ở chỗ đại sư, mong đại sư chiểu theo mệnh lệnh thiên tử giao người, tránh việc can qua không đáng có.

Dương Tam Kha nói một hồi, thực trong tâm ý hắn đa phần vẫn là đe dọa, Vân Phong tọa xuống bảo tọa, im lặng khoảng đến thời gian uống nửa chung trà mới quay lại đáp:

- Quả là bần tăng mấy hôm trước du ngoạn tứ hải, gặp chuyện thương tâm, cơ duyên hội ngộ, có thu nạp một tiểu đồ đệ pháp hiệu là Chân Lưu. Liệu có phải người Chủ Công nói tới?

- Đại sư có thể cho ta gặp mặt y không?

- Đương nhiên có thể! - Vân Phong trầm mặc gọi vọng vào trong bảo tọa:

- Chân Lưu, dâng trà.

Trong Tháp một tiểu hòa thượng chừng chín tuổi bưng khay trà bước ra, tiến đến trước thảm tọa quỳ xuống lễ phép nói:

- Sư phụ dùng trà.

Dương Tam Kha nhìn Chân Lưu mỉm cười mỉa mai nói:

- Tiểu sư phụ đây chẳng phải Ngô Xương Tỷ vương gia sao!

Tiểu hòa thượng vái chào Tam Kha dõng dạc thưa lại:

- Tiểu tăng pháp hiệu Chân Lưu, Ngô Xương Tỷ mà thí chủ tìm đã không còn trên thế gian này nữa!

Tam Kha cười nhạt nói:

- Bất kể ngươi nói ngươi là Chân Lưu hay Xương Tỷ, hôm nay cũng phải theo ta về kinh một chuyến. - Nói vừa dứt lời Long Trảo Công đã lao tới toan bắt lấy Chân Lưu.

Ngồi trên thảm tọa Vân Phong phất tay áo tăng bào, nhanh như chớp đã đẩy chung trà trên bàn tọa về phía trảo thủ. Trảo thủ của Tam Kha đón được chung trà đồng thời bị dư lực đẩy lùi đi vài thước.

- Mời Dương Chủ Công dùng trà trước đã. - Vân Phong Thiền sư giọng điềm tĩnh nói.

Dương Tam chấn trụ nộ khí bừng trên mặt quát:

- Trấn Quốc Tự định tạo phản sao?

Vân Phong lắc đầu nói:

- Việc này do bần tăng tự chủ, không liên can đến Trấn Quốc Tự.

Dương Tam Kha vẫn tỏ ra nhẫn nại.

- Đại Sư! Người tu hành không làm việc trái với đạo lý.

Vân Phong ôn tồn nói:

- Ngã Phật từ bi. Xương Tỷ nay đã đoạn tuyệt hồng trần gia nhập phật môn, từ nay không còn quan tâm tới ân oán thị phi giang hồ. Bần tăng xin lấy thân này ra đảm bảo.

Dương Tam Kha nộ khí bốc lên lớn tiếng nói tiếp:

- Nói đi nói lại vẫn là đại sư không muốn giao người, vậy thì chớ trách ta không niệm tình.

Nói vừa dứt lời hai luồng kình khí xanh đỏ đã bốc trên tay, khác với lần trước lần này Tam Kha dùng đến cả tám thành công lực, ánh sáng trong tọa điện dường như bị hai luồng sáng xanh đỏ ấy làm cho lu mờ đi.

- Băng Hỏa Thiên Di Chưởng! - Lời chú vừa phát ra, hai luồng kình khí cũng nhằm thẳng Vân Phong Đại sư đánh tới.

- Vạn Phật Quy Tàng! Đại Lực Kim Cang Chưởng! – Lời chú cũng vang lên, Vân Phong toàn thân ánh kim quang chiếu rực, thân thủ tiến về phía trước đỡ chưởng.

Nguyễn Siêu thoáng chút kinh hoàng dùng chút sức lực cuối cùng lấy thân lao ra che cho tiểu tăng Chân Lưu.

Hai luồng kình khí va chạm giữa không trung phát ra những tiếng nổ lớn.

Uỳnh… uỳnh.

Ánh sáng chiếu rực cả bảo tọa.

Chương 5 <--- ... Mục Lục ---> Chương 7
 
Chỉnh sửa lần cuối:

PhongThiêmĐao

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/2/17
Bài viết
94
Gạo
0,0
- Ta là nam tử hán đầu đội trời chân đạp đất, thân là hoàng tử, giữa lúc phụ vương lâm trọng bệnh, vận nước nguy nan sao dám nghĩ cho bản thân!
Mình hơi băn khoăn đoạn này, chữ "hán" ở đây có nhiều nghĩa khác nhau. Có trường chỉ dân tộc Hán, người Hán; có trường hợp lại mang nghĩa khác. Tất nhiên phiên âm "hán" trong trung văn thì có nhiều từ, tương ứng với nhiều ngữ nghĩa. Mình không nhớ đọc ở đâu nhưng đoạn giải thích: "nam tử" chỉ người đàn ông, "hán" cũng chỉ người đàn ông, "đại trượng phu" cũng chỉ đàn ông nốt; ý đặt ba từ mang nghĩa "đàn ông" cạnh nhau để nhấn mạnh thêm. Nhưng theo mình thì nói phiên âm "hán" chỉ người đàn ông có phần không hợp lí. Đa phần đều hiểu "hán" chỉ dân tộc Hán, người hán.

Vì thế theo ngu ý của mình, ở đây nếu được, bạn nên bỏ chữ "hán" đi. Đổi thành "nam tử đại trượng phu" chắc cũng không mất đi ý đồ về ngữ nghĩa của tác giả.

Một ý kiến nhỏ sau khi đọc chương 3. Thân!
 

chuyencuangan

Duyệt quyền tác giả
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/3/16
Bài viết
1.202
Gạo
0,0
Chị không thích thể loại võ lâm lịch sử lắm, nhưng mà cũng ghé qua cho đông vui này.
Nhìn chung văn phong của em thì khỏi chê rồi. Miêu tả rất cẩn thận tỉ mỉ. Các nhân vật đều rất là dũng mãnh oai phong nhé.
Thanh niên khoác cẩm y này không ai khác chính là đương kim đại hoàng tử Ngô Xương Ngập – Con trai cả của Ngô Quyền, năm nay hai mươi sáu tuổi
Câu trên thiếu dấu kết câu.
nhưng bảo kiếm trên tay chưa rút đến phân nửa thì hai thị vệ kia đã nhanh tay dương thương trước ngực.đoạn quả quyết ngăn cản:
Có lỗi câu ở trên kìa em.
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Mình hơi băn khoăn đoạn này, chữ "hán" ở đây có nhiều nghĩa khác nhau. Có trường chỉ dân tộc Hán, người Hán; có trường hợp lại mang nghĩa khác. Tất nhiên phiên âm "hán" trong trung văn thì có nhiều từ, tương ứng với nhiều ngữ nghĩa. Mình không nhớ đọc ở đâu nhưng đoạn giải thích: "nam tử" chỉ người đàn ông, "hán" cũng chỉ người đàn ông, "đại trượng phu" cũng chỉ đàn ông nốt; ý đặt ba từ mang nghĩa "đàn ông" cạnh nhau để nhấn mạnh thêm. Nhưng theo mình thì nói phiên âm "hán" chỉ người đàn ông có phần không hợp lí. Đa phần đều hiểu "hán" chỉ dân tộc Hán, người hán.

Vì thế theo ngu ý của mình, ở đây nếu được, bạn nên bỏ chữ "hán" đi. Đổi thành "nam tử đại trượng phu" chắc cũng không mất đi ý đồ về ngữ nghĩa của tác giả.

Một ý kiến nhỏ sau khi đọc chương 3. Thân!
Ý kiến của bạn quả thật là tuyệt. Hiện mình cũng đang tìm những từ Hán Việt giàu chất Việt hơn. Cảm ơn bạn rất nhiều.
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Chị không thích thể loại võ lâm lịch sử lắm, nhưng mà cũng ghé qua cho đông vui này.
Nhìn chung văn phong của em thì khỏi chê rồi. Miêu tả rất cẩn thận tỉ mỉ. Các nhân vật đều rất là dũng mãnh oai phong nhé.

Câu trên thiếu dấu kết câu.

Có lỗi câu ở trên kìa em.
Cảm ơn chị ạ. Thể loại này chắc em bị cô đơn dài dài rồi.
 
Bên trên