Yêu phải bọ cạp - Cập nhật - A Thụy

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Chương 3: “3”


Mỗi ngày tôi sẽ ra công viên, tới cái ghế đá bạc màu năm tháng “của mình” để ngẩng đầu ngắm mây. Đây là thói quen có từ thời học cấp ba, chỉ trừ những hôm trời mưa là ở nhà, còn không lại ra đây ngửa cổ lên trời. Đều đặn như người ta dắt chó đi dạo vậy.


Vừa nghĩ đến chó liền trông thấy một người một chó đi lại.


“Phật viết, kiếp trước năm trăm lần ngoái đầu nhìn lại mới đổi được kiếp này một lần gặp thoáng qua”.


Ba lần năm mười lăm, một ngàn năm trăm cái ngoái đầu. Chết tiệt, ngoái như vậy có mệt không hả?


Trân hường phấn hôm nay lại mặc màu hồng. Khác chăng lần này cô nàng mặc chân váy tennis, áo thun. Tôi là người khô khan, không giỏi dùng ngôn từ hoa mĩ để tả ai đó. Chỉ cảm thấy cô nàng có vẻ thích hợp với màu sắc kia. Nếu không phải tôi dị ứng màu hồng, có lẽ sẽ cảm thấy người con gái đang tiến lại gần cũng khá xinh đẹp. Nhưng, tôi đặc biệt không thích màu hồng. Nên, tôi đặc biệt không thích cô nào mặc màu này. Càng không thích “ba lần tình cờ gặp gỡ”, chả khác gì cảm giác liên tiếp giẫm phải phân chó.


Có lẽ trông thấy ánh mắt “thiếu thân thiện” của tôi, cũng có thể cô nàng vẫn nhớ đến những lời “cực kì thiếu thân thiện” hôm trước tôi nói, Trân hường phấn còn cách tôi ba mét thì mím môi, vẻ mặt phân vân. Chắc cô nàng đang không biết nên tiến tới chào hỏi, hay quay phắt người bỏ đi cho rảnh nợ. Tôi là người không có thói quen chủ động bắt chuyện, chỉ cần đối phương không mở miệng, tôi cũng sẽ ngậm chặt mồm “thủ khẩu như bình”.


Sau khoảng một phút, cô nàng cuối cùng đưa ra quyết định, dùng tốc độ nước rút chạy tới trước mặt tôi:


“Chào anh, Quân Soạn”.


Sách tâm lý học có viết, một người nếu gọi thẳng tên của bạn thường có hai khả năng: hoặc là người ta đang nổi điên với bạn (như trường hợp của “công công” mỗi lần kêu gào tên tôi qua điện thoại), hoặc là người ta muốn rút ngắn khoảng cách mối quan hệ với bạn.


Tôi có ba lựa chọn để giải quyết tình huống trước mắt.


Một, không nói năng gì đứng dậy bỏ đi. Có lẽ cô nàng sẽ cảm thấy tôi là kẻ thô lỗ cộc cằn, về sau sẽ tránh xa tôi ra.


Hai, đáp cho lệ. Sau đó nói có việc bận, nhanh chóng kết thúc đối thoại trong vòng một nốt nhạc.


Ba…


Tôi còn chưa kịp nghĩ xong, đã trông thấy hai “bàn tay” bé nhỏ đang đặt lên hai đầu gối của mình, kẻ đó lại còn rướn người muốn… hôn trộm tôi. Thời thế đúng là hỗn loạn, đàn ông ra đường cũng bị “yêu râu xanh” tấn công. Tôi còn đang nhướn mày ngạc nhiên, chưa biết nên “đối phó” thế nào thì đồng phạm của kẻ háo sắc lên tiếng:


“A… xin lỗi anh. Lốm Đốm, con làm bẩn quần chú Quân Soạn rồi kìa. Mau nhận lỗi với người ta, nhanh lên!”.


Kẻ có biệt danh Lốm Đốm đứng thẳng trên hai chân sau, hai “tay” khoanh lại, ánh mắt ra vẻ đáng thương nhìn tôi, lí nhí “gâu gâu” hai tiếng. Tôi ngắm nghía rồi bật cười:


“Thì ra là một cô bé háo sắc”.


Tôi lắc lắc đầu, trong bụng nhủ thầm con chó nhỏ này cũng thật lanh lợi, đáng yêu. Ngẩng đầu lên vừa vặn trông thấy Trân hường phấn đang… đỏ mặt.


Thường thì con gái đỏ mặt khi được khen, hoặc khi xấu hổ. Có người còn đỏ mặt vì tức giận, hoặc vì… nghẹn đồ ăn. Tôi hiện tại vừa khen vừa trêu, nhưng tôi đâu có khen cô ta.



Nếu đây là lần đầu gặp gỡ, có thể tôi sẽ trêu Trân hường phấn giống buổi chiều mưa hôm ấy. Nhưng đây không phải lần gặp đầu, mà là sau khi “gặp lại” rồi “lại gặp” lần nữa. Lần thứ ba rồi. Nên tôi chẳng còn hứng thú trêu chọc.

Tôi nhấc mông đứng dậy, xoay người định rời đi. Trân hường phấn gọi tôi lại hỏi:


“Anh có ác cảm với em sao? Lần nào trông thấy em cũng như nhìn thấy quỷ vậy…”.


Tôi giơ tay trái, lắc lắc cổ tay đang đeo đồng hồ:


“Mỗi ngày tôi chỉ ở đây mười lăm phút. Đã hết giờ rồi”.


Cô nàng bĩu môi:


“Cũng đâu phải đi làm, giờ giấc là do anh quyết định mà”.


Câu này không sai. Thời gian của tôi dùng vào việc gì đương nhiên do tôi định đoạt. Mà tôi đâu có muốn dùng thời gian của mình để nói chuyện với cô ta. Tôi nhìn thẳng, dùng giọng nghiêm túc nói:


“Tôi là người sống và làm việc theo nguyên tắc. Con người tôi có rất nhiều ưu điểm, một trong số những vô vàn ưu điểm ấy là: yêu công việc. Giờ tôi phải trở về để làm việc chính đáng”.


Tôi nói xong định bỏ đi ngay, vừa xoay lưng đằng sau đã có tiếng phản bác:


“Việc chính đáng là tưới cây phải không?”.


Lần thứ hai quay lại đối mặt với cô nàng, tôi nheo mắt hỏi:


“Làm sao em biết?”.


Tôi không tin cô gái này có giác quan thứ sáu hay biết tiên tri, tài năng đặc biệt gì đó. Khả năng duy nhất là phe tôi có kẻ phản bội. Quả nhiên, Trân hường phấn cúi đầu nói:


“Em hỏi anh Đông”.


Tên “công công” này chưa gì đã bị mua chuộc rồi. Thật là kẻ “mê sắc bỏ bạn”, dám ăn hối lộ! Bán đứng ông đây, để xem tôi tính sổ với cậu ta thế nào.

Cô nàng lại ngẩng đầu tiếp tục:


“Những lời lần trước của anh khiến em mất ngủ cả đêm. Em không phục nên mới bảo Ngọc Quỳnh cho số điện thoại của anh Đông. Em hỏi anh ấy, tại sao anh lại ghét màu hồng? Anh Đông nói, anh chỉ thích màu trắng. Nên màu nào đối nghịch với trắng, anh đều ghét”.


Tôi buồn cười nhìn cô nàng:


“Đối nghịch với trắng là đen”.


Trân hường phấn lắc đầu:


“Trên đời có vô số màu sắc, không có màu nào thật sự đối nghịch với màu nào. Sự tương phản chẳng qua dựa vào cảm giác của con người. Đối với em, đen và trắng đều khiến em có cảm giác buồn bã rất rõ ràng. Nên em thích màu sắc tươi sáng, màu hồng khiến em vui vẻ. Như vậy có gì sai? Sao lại khiến anh ghét em?”.


Lý luận cũng thật “đao to búa lớn”. Đã vậy, tôi cũng không khách sáo nữa:


“Tôi ghét em lúc nào? Tôi chỉ không có hứng thú. Màu hồng khiến em vui, nhưng không khiến tôi vui. Đây gọi là “không cùng chí hướng, không chung đường”. Chẳng có gì là sai hay đúng, là sở thích khác nhau thôi”.


Cô nàng định lên tiếng phản kích, tôi cười cười chờ đợi xem đối phương còn có lời lẽ hay ho gì. Không đợi được cô nàng mở miệng, thì đã có kẻ khác “phun nước bọt” đột ngột. Tôi ngẩng đầu nhìn trời khó hiểu. Dự báo thời tiết trong điện thoại bảo rằng hôm nay khó có mưa. Thế này là thế nào? Nhất định là trời cao đố kị người tài. Tôi chưa kịp tức giận thì cổ tay đã bị nắm lấy, cô nàng một tay dắt Lốm Đốm, một tay dắt tôi chạy. Tôi không thích tiếp xúc thân mật thế này, cũng cảm thấy tình cảnh hiện tại đúng là mất hình tượng. Nhưng tình huống bất đắc dĩ, nên đành cắn răng bỏ qua vậy.


Trân hường phấn kéo tôi chạy đến quán cà phê trong công viên. Cô nàng giũ giũ tóc, chun mũi quở trách: “Đang yên đang lành sao tự dưng lại mưa nặng hạt thế nhỉ?”. Giọng nói lại không hề có vẻ bực bội.


Hôm nay cô nàng cột tóc kiểu đuôi ngựa, trông rất khỏe khoắn. Lúc này khuôn mặt nhỏ dính những hạt nước mưa to tròn trong suốt đang chảy xuống. Làn da trắng tự nhiên không đánh phấn, tôi có cảm giác như đang nhìn thấy sương đậu trên những khóm hoa chớm nở.


Tôi kéo ghế ngồi xuống, đã vào đây cũng không thể không gọi gì. Chủ quán mang menu tới, nhìn bọn tôi mỉm cười:


“Dạo này buổi chiều thỉnh thoảng lại mưa đột ngột, chẳng biết đâu mà lần”.


Trần hường phấn tươi cười đáp: “Thế nên chị vô tình có thêm khách đó, hi hi”. Rồi cúi đầu chọn đồ uống.


Đợi cô nàng chọn xong món, tôi đưa trả menu cho chủ quán, gọi sinh tố bơ cho cô nàng, bản thân như cũ, một ly cà phê đá.


Chủ quán mang menu trở lại quầy pha chế, Trân hường phấn le lưỡi hỏi:


“Lần nào anh cũng không xem menu, chỉ uống cà phê đen không đường nhỉ?”.


Tôi cười:


“Em muốn “khen” tôi là kẻ khô khan?”.


Cô nàng lắc lắc đầu, tóc đung đưa:


“Đâu có. Em nghĩ anh là người chung thủy và có chút… cố chấp thôi”.


Có lẽ vậy. Tôi cười cười không nói gì. Chủ quán mang đồ uống tới. Nhấp một ngụm cà phê, chỉ chỉ gói thuốc, tôi hỏi:


“Không phiền em chứ?”.


Cô nàng chớp chớp mắt:


“Nếu em nói có thì anh sẽ không hút à?”.


Tôi gật đầu. Trần hường phấn cười nói:


“Thế thì em nên bảo là em thấy phiền để anh không hút, như vậy mới tốt. Thuốc lá hại sức khỏe mà. Nhưng anh sẽ thấy không vui, lại càng ghét em”.



Tôi kín đáo nhả khói sang một bên, bắt bẻ:


“Đã bảo là tôi không ghét em”.


Cô nàng nghiêng đầu suy nghĩ, một lát lại làm bộ thở dài:


“Người ta nói Hổ Cáp yêu ghét rất rạch ròi. Đúng là áp dụng với anh không sai nhỉ?”.


Tôi nhếch môi:


“Em dò hỏi cũng được không ít nhỉ?”.


Không chỉ hỏi ngày sinh, sở thích của tôi, còn nắm được thời gian tôi ra công viên lẫn sau khi về sẽ tưới cây. Nếu Trần Đông Đông giống như thái giám, biết hoàng thượng của anh ta “đi nặng” giờ nào, có khi cũng báo cáo chi tiết luôn ấy chứ! Có lẽ ngượng ngùng nên cô nàng im lặng. Tôi cũng ngồi yên đợi mưa tạnh.



Qua một lúc lâu, Trân hường phấn lại hỏi:


“Anh đang nghĩ gì vậy?”.


Tôi nhẹ nhàng đáp:


“Không nghĩ gì”.


Chỉ nhớ thôi.


Cô nàng nhìn tôi chăm chú:


“Ánh mắt xa xăm, buồn bã. Giống như hiện thực đối với anh không quan trọng. Lần trước trong quán cà phê anh cũng ngẩng đầu nhìn trời, ánh mắt giống hệt. Em có nghe anh Đông kể một chút, có phải anh đang nhớ…”.


Tôi ngắt lời:


“Mưa tạnh rồi. Về thôi”.


Tôi gọi tính tiền, trông thấy ly sinh tố trên bàn vẫn còn quá nửa. Trong đầu lại nhớ tới chuyện đã xảy ra rất lâu.


“Tiết kiệm là đức tính tốt. Không nên lãng phí, nên cậu phải uống hết chai nước này mới được”.


Mặc dù chai nước vốn là của cậu ấy, người nào đó uống không nổi nữa, lại đùn đẩy cho tôi. Nhưng tôi vẫn cầm lấy uống không chừa một giọt. Đừng nói là nước lọc, cho dù nước hồ tôi cũng không ngại uống. Miễn là cậu ấy vui vẻ.


“Nước tăng lực đã uống đủ rồi, cậu nhất định phải giành huy chương vàng đấy nhé!”.


Chỉ là hội thể thao giao lưu giữa mấy trường cấp hai, làm gì có trao huy chương. Nhưng tôi vẫn gật mạnh đầu. Trước mặt là đối thủ to cao đến đáng sợ, toàn mấy thằng mặt như gấu chó của trường bán trú xã khác. Bên cạnh là nụ cười rạng rỡ như hướng dương đón nắng của cậu ấy. Đừng nói 1500m, cho dù 15km tôi cũng không ngán! Cậu ấy không thể chạy, không sao, tôi thay cậu ấy chạy!


Tôi thắng giải nhưng không thắng mãi, thắng được con người chẳng thắng được số mệnh.


Cúi người xoa xoa đầu Lốm Đốm, tôi nhẹ giọng nói: “Tạm biệt”. Sau đó xoay người đi bộ về nhà.


Hi vọng đừng có thêm lần “tình cờ” nào nữa.
Ôi má ơi... mình không thích con trai hút thuốc. Mà tự nhiên đọc Quân Soạn hút thuốc... sao mà đẹp trai thế. À... thật sự nhé, mình có ông anh họ tên là Soạn, bố a ấy tên là Quân...
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Cảm ơn bạn đã ghé cái hố nhà tôi. b-)
Mong bạn đọc truyện vui vẻ, đừng ghét bỏ vứt Quân Soạn nhà tôi giữa đường tội nghiệp. :))
Thích lắm, chắc là vứt k nổi rồi. Tự nhiên thấy cái tên tr hay hay, bảo là vài thử mà nghe chừng khó dứt.
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Chương 4: Hai kẻ phiền toái


Tôi vừa bước ra khỏi phòng tắm thì nghe thấy tiếng chuông điện thoại di động của mình đang reo. Tôi mặc kệ, thản nhiên lau khô tóc. Một tháng vùi đầu trong đống ảnh và tư liệu, không chỉ chân tay, mà cả người chỗ nào cũng mỏi. Chỉ muốn ngủ bù một giấc.


Điện thoại reo chán rồi im họng. Mấy giây sau lại tiếp tục kêu gào. Tôi lẩm bẩm chửi “khốn kiếp”, trên đời này kẻ không biết điều như vậy chỉ có một. Cái tên thái giám này, không biết lại muốn gây rắc rối gì cho tôi đây. Nhìn hai chữ “cục cưng” trên màn hình, tôi cau mày. Lát nữa phải đổi ngay! Tên dở người đó phải gọi cậu ta là “cục shit” mới thích hợp. Tôi nhấn nút xanh:


“Tôi vừa mới về, có chuyện gì để hôm khác nói đi”.


Dứt câu liền nhấn nút đỏ. Kết thúc cuộc gọi. Còn chưa kịp đặt điện thoại xuống bàn, chuông lại reo. Tôi kiếp trước mắc nợ tên này chắc? Ngán ngẩm, lại nhận cuộc gọi lần nữa:


“Đã bảo là không có tâm trạng. Trừ khi cậu chết, còn không thì mấy ngày này đừng kiếm tôi”.


Trần Đông Đông gào lên:


“Sao cậu dám rủa tôi hả? Có biết tôi mà chết sẽ có hàng trăm hàng ngàn cô gái đau lòng, khóc lụt cái Sài Gòn này không?”.


Tôi cười mỉa:


“Ừ, người người khóc, nhà nhà khóc… ăn mừng đó. Sài Gòn nóng quanh năm, tôi thấy mưa một trận cũng tốt lắm! Vậy nhé”.


Cậu ta gấp giọng la lên:


“Khoan đã, cậu bỏ cái tính đang nói chuyện điện thoại lại cúp giữa chừng đi. Bất lịch sự lắm biết không hả?”.


Tôi “hừ” một tiếng:


“Cái từ “lịch sự” này từ miệng cậu nói ra mới khiến người khác hoảng sợ đó. Có ai lịch sự mà điện thoại gọi liên tiếp mấy cuộc không hả? Cậu tự kiểm điểm đi. Tôi đi ngủ đây”.


“Công công” rống lên bằng chất giọng the thé y hệt thái giám, vừa chua vừa sắc:


“Thì ra lúc nãy cậu nghe thấy mà cố tình không bắt máy!”.


Mặc dù cậu ta không trông thấy, nhưng tôi vẫn gật đầu thừa nhận:


“Biết là cậu gọi nên tôi mới không nghe mà”.


“Công công” tức lên xổ một tràng:


“Được lắm, Trần Quân Soạn. Tôi có lòng đối tốt với cậu mà lại bị đối xử tệ bạc thế này đây. Đúng là ở hiền thì hay bị bắt nạt. Một tiếng nữa cậu có mặt ở quán bar “Sờ Cây” bên quận 4 cho tôi. Địa chỉ là 300D Nguyễn Tất Thành. Cậu dám không đi thì sau này đừng có nhìn mặt Trần Đông Đông này nữa”.


Cậu ta lại còn ra tối hậu thư cơ đấy! Cho dù có muốn ăn mừng tôi kiếm được số tiền lớn, cũng đâu cần lôi tôi đến quán bar để mừng. Cậu ta thừa biết tôi không ưa mấy nơi ồn ào phức tạp ấy rồi mà. Nhưng công công đến tên họ bản thân còn lôi ra dùng, không đi không được.


Tôi cũng chỉ có mình cậu ta là bạn. Trần Đông Đông thực ra không tệ. Cậu ta háo sắc, lắm mồm, hay gây chuyện. Nhưng với vai trò là một người bạn, cậu ta không tệ. Còn nhớ lúc học năm ba đại học, tôi muốn thực hiện mục tiêu của mình, quyết chí kiếm tiền. Tôi gom toàn bộ tiền tích góp được, mua một cái máy tính và đống tài liệu không thể tải được ở trên mạng. Dọn từ phòng trọ tiện nghi sang phòng trọ tồi tàn để tiết kiệm tiền. Cái phòng đó giống như nằm trong “khu ổ chuột” vậy, chỉ cần rải cơm trắng, nhất định có chuột lớn chuột bé chạy ra. Cả dãy phòng chỉ có một toilet xài chung, rác lổm ngổm nào bịch xà phòng, túi ni long, còn có cả BVS dành cho phái nữ và BCS dành cho đàn ông. Nửa đêm viết bài bên ngoài sẽ vang lên tiếng mèo rên, hoặc… người rên. Tôi ở đó nửa tháng thì Trần Đông Đông chạy tới, vừa vào phòng đã vừa thở vừa mắng như tát nước:


“Cậu có muốn kiếm tiền thế nào cũng không cần ngược đãi bản thân thế này chứ? Nói đi, cậu cần bao nhiêu, tôi cho cậu mượn. Không đủ tôi đi bán máu!”.


Tôi nói, tôi kiếm tiền không phải để tiêu. Tôi có lời hứa phải giữ.


Trần Đông Đông nhìn tôi cả mấy phút đồng hồ, sau đó chạy về. Hôm sau mang đến toàn bộ số tiền tiêu vặt của cậu ta, hùng hổ nói cậu ta có nhà, có thể về ăn bám bố mẹ. Lúc ấy lại đúng dịp thi cuối kỳ, cậu ta bỏ thi hai môn, chạy khắp nơi giúp tôi liên hệ gửi bản thảo. Nhờ Trần Đông Đông, cuối cùng sau ba tháng vùi đầu, chôn thây trong phòng trọ bốc mùi, tôi kiếm được số tiền đầu tiên. Còn không bằng một phần ba số tiền bỏ ra, nhưng bước ngoặt đó với tôi rất quan trọng. Tôi bắt đầu được biết đến, đơn đặt hàng tăng lên, nhuận bút cũng càng ngày càng cao. Sau ba năm thì mua được căn nhà, cũng coi là tiện nghi. Gần mười năm quen biết Trần Đông Đông, những chuyện tương tự như vậy cậu ta làm không ít. Nên mặc dù tôi không thích kết giao, cũng không có ý định làm bạn với bất kỳ ai, lại trở thành bạn của cậu ta.


Chuyện cậu ta tiết lộ bút danh của tôi cho hai cô nàng kia, hay kể bí mật của tôi cho Trân, tôi không vui nhưng cũng chẳng mở miệng ra trách. Cho dù xuất phát từ ý định muốn gán ghép cho tôi, hay muốn cưa cẩm Ngọc Quỳnh đều chẳng sao cả. Vì tôi biết, cậu ta sẽ không bao giờ hại mình.


À, vô tình gây hại thì có thể…


Tôi thở dài thay đồ, gọi xe đến chỗ hẹn. Tôi rất hay thất thần, nên chạy xe rất nguy hiểm. Trước nay muốn đi đâu đều ngồi xe người khác chở. Tôi bước xuống từ chiếc taxi màu xanh, ngẩng đầu nhìn tấm biển “Sky” chớp nháy ánh đèn chói mắt, thở dài một tiếng rồi đi vào. Chọn một chỗ khuất nhất, được che chắn bởi mấy cây cột lớn. Tôi gọi một ly Black Russian, ngồi đợi “công công” đến.


Uống hết ly rượu vẫn chưa thấy cậu ta đâu, lại gọi thêm một ly nữa. Cô gái mặc váy ngắn đến không thể ngắn hơn khi mang rượu ra còn nhìn tôi mỉm cười. Gương mặt cô nàng dưới ánh đèn trang điểm quá đậm, chẳng nhìn ra nổi là đẹp hay xấu. Tôi lịch sự nói “cảm ơn”. Đúng lúc này có tiếng người tranh cãi ồn ào từ đằng xa, tiếng nói rất lớn, nên giữa tiếng nhạc đinh tai nhức óc mà vẫn nghe rõ mồn một:


“Làm cao cái gì, đi chơi với bọn anh một đêm, đảm bảo cưng sướng đến phát điên”.


Liền sau là một tràng cười của đám đàn ông đi cùng. Tôi chặc lưỡi, mấy giọng cười này, chọn một giọng ngẫu nhiên mang đi lồng tiếng phim kinh dị hoặc phim cổ trang cho vai phản diện đảm bảo không chê vào đâu được. Tôi lơ đãng chống cằm, không quan tâm lắm. Con gái hiểu biết thì không nên đến những chỗ này, càng không nên đi một mình. Những cô gái đã biết nơi đặt chân đến là nguy hiểm lại vẫn dấn thân đi vào, thì không cần sự thông cảm của người khác. Tôi cầm ly rượu của mình định nhấp một ngụm, khóe mắt trông thấy cô gái đang trở thành tiêu điểm là người một tháng trước hỏi tôi, em thích màu hồng thì có gì sai. Mẹ ơi, sao cô ta lại ở đây?


Tôi nhìn ba, bốn gã đàn ông ăn mặc rất “gấu”, chỗ nào trên người bọn họ lộ da thịt thì lại chi chít những hình xăm đen đỏ. Trân hường phấn bị mấy gã này vây ở giữa, sợ hãi đến co rúm người. Tôi vẫy vẫy tay gọi cô gái lúc nãy mang rượu cho mình, hỏi thăm:


“Em có biết những người đó là ai không?”.


Cô gái thuận thế ngồi xuống bên cạnh tôi, khum tay bên miệng nói:


“Mấy người đó là dân đua xe, cá độ. Hung dữ lắm, bảo kê cũng không đuổi được bọn họ. Ông chủ của bọn em cũng không dám làm căng quá. Bọn họ đều là người ở khu vực gần đây cả…”.


Tôi cau mày. Cô gái thấy vậy thì hỏi:


“Cô gái kia anh quen hả? Bị bọn họ nhắm tới thì không thoát được đâu. Bị ép uống rượu, sau đó say ngất đi rồi bị mang đi đâu cũng chẳng ai quản được nữa…”.


Chuyện trêu chọc phụ nữ thời nào cũng có, nơi nào cũng có. Nhưng ngang tàng đến độ này thì những gã đó đúng là không thể dây vào được. Bảo tôi dùng câu chữ mắng người khác thì được, bảo tôi đụng tay đụng chân để đánh người thì xin lỗi, chớ có đặt hi vọng. Bừa bãi xông lên không phải anh hùng, mà là anh khùng. Tôi quay đầu nhìn cô gái bên cạnh mỉm cười:


“Cho tôi mượn mấy thỏi son của em dùng một chút”.


Cô ta ngơ ngẩn mất mấy giây, không rõ vì nụ cười dịu dàng của tôi hay vì những lời vừa nghe được. Mẹ kiếp, sống hai mươi lăm năm, không ngờ có ngày phải dùng đến chiêu này. Nam nhân kế trong truyền thuyết! Cô gái vén tóc có vẻ ngượng ngùng rồi gật đầu cười:


“Anh đợi em một chút”.


Tôi nhận được “đồ nghề” rồi liền phóng ngay vào nhà vệ sinh, cũng may từng học chút kĩ thuật của dân vẽ. Tôi tạo mấy nốt lở loét lên khắp cánh tay và cổ, vò nhàu áo rồi mặc lại, giật tung hai cúc áo trên cùng, phanh ngực. Lại bôi thêm vết lở lên vùng da trên ngực, màu son cô gái kia đưa rất thích hợp, tôi lại quệt lên trên lớp son bóng, cắn ngón tay lấy ít máu bôi lên trên cùng. Trông tôi chả khác gì thằng si đa ghẻ lở khắp người, vừa mưng mủ vừa chảy máu. Tôi vò rối tóc thành cái tổ chim. Ra bên ngoài trả son cho cô gái, nhìn cô ta cười chân thành nói “cảm ơn”. Cô gái lo lắng thì thầm:


“Anh cẩn thận nhé!”.


Tôi gật đầu, cầm lấy ly rượu đổ lên người. Cả người bốc lên mùi nồng nặc, bộ dạng nhếch nhác. Tôi móc điện thoại vào trang đặt xe.


Bên kia Trân hường phấn đang bị ép uống rượu. Tôi một đường “giết thẳng tới”. Không thèm đếm xỉa đến mấy gã kia, chộp lấy tay cô nàng kéo tới sát người mình, chân đá mạnh cái ghế cô nàng vừa ngồi, tức giận quát:


“Con điếm, cuối cùng tao cũng tìm thấy mày”.


Trân hường phấn kinh ngạc mở to mắt nhìn. Tôi bấm vào tay cô nàng ra hiệu, miệng tiếp tục mắng:


“Con chó cái này, mày “đóng kịch” giỏi lắm. Dám lừa bố mày. Tiên sư nhà mày, gái điếm mà dám bảo gái nhà lành, sinh viên gì cái ngữ như mày. Đi theo tao, để xem bố tính sổ với mày thế nào”.


Tôi cố tình nhấn mạnh hai từ “đóng kịch”. Hi vọng cô nàng không đến nỗi quá ngốc. Gã đàn ông lúc nãy lên tiếng, chộp lấy vai tôi:


“Mày là thằng nào? Muốn gì? Định giành gái với tụi tao hả? Chán sống à, thằng ranh con?”.


Tôi hất mạnh gã ra:


“Giành cái đệt. Cái con điếm si đa này, bố đếch thèm”. Tôi đưa cánh tay “lở loét” tới trước mặt từng gã đàn ông, ngực phập phồng: “Sống cái cức gì nữa, tao bị con điếm si đa này hại thành ra vầy. Bọn mày muốn chơi nó hả? Chán sống rồi thì cứ việc nhào vô”.


Dưới ánh đèn loang loáng, cánh tay tôi trông như của sinh vật gớm ghiếc, hệt như thứ ôn dịch. Mấy gã đàn ông lùi lại, giống như sợ tôi lây HIV.


Trân hường phấn cuối cùng cũng phản ứng, vùng vẫy la lên:


“Bỏ ra, đồ biến thái. Đồ… gay! Tôi không đi đâu hết, bỏ tôi ra”.


Tôi nổi cơn điên:


“Con mẹ mày, cút ra đây với bố. Để tao cho mày xem tao có gay hay không!”.


Tôi mạnh tay lôi cô nàng đi ra cửa. Lại trông thấy một cô gái trẻ ăn mặc hở hang đang dùng điện thoại quay video. Tôi chộp lấy dùng hết sức ném mạnh xuống sàn, điện thoại vỡ nát tắt ngúm. Tôi chỉ tay vào mặt cô ta quát:


“Quay cái chó gì. Muốn xem thì đi với tao, chơi chung cho sướng. Đi không?”.


Cô gái lùi sâu vào trong ghế lia lịa lắc đầu, mặt hoảng sợ. Mấy kẻ này, nhìn người khác gặp chuyện còn muốn bày trò để thiên hạ cùng vui. Tôi cũng không cần khách khí làm gì. Nếu clip mà phát tán trên mạng, thì Trân hường phấn gặp phiền phức to.


Tôi quay đầu nhìn xung quanh thấy không có ai khác quay quay chụp chụp thì mới yên tâm, lại trông thấy cô gái phục vụ ban nãy nhìn tôi mỉm cười, tôi kín đáo nháy mắt một cái. Ở lâu sẽ sinh chuyện, tôi dứt khoát kéo Trân hường phấn một mạch ra tới cửa. Taxi đã đợi sẵn bên ngoài, vào xe rồi tôi mới nổi giận:


“Em một mình tới chỗ đó làm gì? Muốn chơi bời gì thì đến chỗ khác, chán đời rồi chắc?”.


Trân hường phấn cúi đầu lí nhí:


“Anh Đông nói anh mới đi công tác về, nên em…”.


Mẹ kiếp. Tên ấm đầu kia! Tôi gọi cho cậu ta, điện thoại vừa thông liền chửi:


“Cái đồ điên nhà cậu. Bảo con gái nhà người ta đến bar làm gì hả? Có đi bar cũng lựa quán chứ, khu đó toàn dân anh chị, cậu lên cơn gì vậy?”.


“Công công” lắp bắp hỏi có chuyện gì? Tôi tức giận mắng thêm một tràng rồi dập máy. Ông về tính sổ với mi sau. Taxi dừng bên ngoài công viên. Tôi đưa cô nàng tới quán cà phê bên trong, gọi cho cô nàng cốc nước lọc. Đợi cô nàng uống mấy ngụm cho bình tĩnh mới chất vấn:


“Không phải tôi đã nói rõ rồi sao? Em thích tôi đến thế à? Làm bao nhiêu chuyện vớ vẩn, em rảnh lắm hả?”.


Cô nàng giận dỗi nói:


“Nếu em là đàn ông, anh sẽ không nói như vậy đúng không? Con gái chủ động theo đuổi người mình thích thì là sai, là vớ vẩn, là rảnh rỗi đi kiếm chuyện sao?”.


Tôi bưng trán:


“Vấn đề không phải là nam hay nữ. Em lý trí một chút xem. Em quen tôi được bao lâu, gặp tôi được mấy lần? Hiểu gì về tôi, hiểu rõ tình cảm của bản thân không? Em ở nhà giở tính trẻ con với ba mẹ em là được, ra đường cứ giữ cái tính ấy thì có ngày rước họa vào thân. Hôm nay nếu tôi không đến hoặc đến trễ, em biết giờ này em đang ở đâu, ở với những kẻ nào không hả?”.


Tưởng mắng như vậy cô nàng sẽ tỉnh táo. Không ngờ đối phương còn bật lại:


“Em trẻ con đấy, thì sao! Anh cũng cố chấp đấy thôi. Không phải ai cũng may mắn có được tình cảm thanh mai trúc mã như anh. Em chưa hiểu anh nên mới muốn tìm hiểu. Em thích anh nên muốn làm bạn gái anh. Em thích anh đến phát điên đấy, được chưa? Em chưa từng thích một ai cả, anh là người đầu tiên em có tình cảm. Em muốn trân trọng, anh không cho cơ hội, em tự tìm cơ hội. Anh không biết để theo đuổi anh, em phải bỏ ra bao nhiêu dũng khí đâu. Đồ bọ cạp đáng ghét!”.


Cô nàng quệt nước mắt bỏ đi. Tôi đần mặt. Cứu người không có tiếng cảm ơn thì thôi, lại còn bị mắng xối xả là cớ gì? Tôi ớn nhất là nhìn thấy con gái khóc lóc đấy…


Tôi đặt tiền nước lên bàn, nhanh chóng đuổi theo, tóm tay cô nàng. Nhìn con mèo trước mắt, mặt mũi tèm lem, lại còn quay mặt không thèm nhìn tôi. Cũng không thể để cô nàng đi lung tung ngoài đường, tôi lôi điện thoại gọi taxi. Xong mới hít sâu một hơi, nhìn cô nàng nghiêm túc nói:


“Thích ai là quyền của em. Nếu muốn em cứ việc thích tôi. Thích bao nhiêu, thích bao lâu thì tùy. Nhưng tôi sẽ không thích em. Bây giờ không, sau này cũng sẽ không”.


Ngoài cậu ấy ra, ai tôi cũng đều không thích.


Trân hường phấn còn muốn cãi, tôi liền nói tiếp:


“Tôi không biết Trần Đông Đông, cậu ta kể gì với em. Nhưng tôi sẽ không có tình cảm với một ai khác”. Tôi chỉ vào tim mình: “Nơi này, chỉ dành cho một mình cậu ấy”.


Cô nàng cắn môi:


“Nhưng chị ấy… đã mất rồi”.


Tôi lạnh nhạt nhìn cô nàng:


“Thế thì sao? Trong tim tôi, cậu ấy vĩnh viễn còn sống. Thanh mai trúc mã ư? Không phải. Với tôi, là khắc cốt ghi tâm”.


Tôi không nhìn cô nàng nữa. Đưa cô nàng lên taxi, hỏi địa chỉ nhà rồi thanh toán tiền cho tài xế, dặn kĩ:


“Phiền anh đưa cô gái này về thẳng địa chỉ trên. Cô ấy uống say, đừng cho cô ấy xuống đâu cả. Nếu cô ấy muốn dừng giữa đường, anh gọi cho tôi”. Tôi viết số điện thoại di động của mình cho tài xế, lại quay sang cô nàng: “Chắc em có số di động của tôi rồi. Về tới nhà an toàn thì gọi tôi”.


Câu sau là để tài xế kia nghe. Tôi đóng cửa xe lại, xem biển số xe rồi gật đầu với tài xế taxi.


Bản thân gọi một chiếc xe khác, cả một ngày mệt mỏi, tôi chỉ muốn về nhà nghỉ ngơi. Tên thái giám kia, hôm sau phải “quán triệt tư tưởng” cho cậu ta mới được. Cùng là kẻ ế đến bốc mùi, cậu ta lại còn muốn làm nguyệt lão! Muốn bị thiến thành thái giám thật rồi chắc?
Tình huống giải quyết như vậy mà cũng nghĩ ra được.
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Nói chuyện giống bạn gái cũ của tôi. Bảo là không thích con trai hút thuốc lắm, nhưng ấn tượng đầu tiên lại là dáng vẻ tôi lúc hút thuốc trông đặc biệt thu hút nàng.



Bạn thích thì tốt quá! :">
Cực k thích hút thuốc ý chứ. Mà tự nhiên đọc thấy thích. Hihi
 

gumiho_lanh_lung

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/11/14
Bài viết
488
Gạo
0,0
Kh
chuyencuangan Hàng về. :">


Chương 5: Hai cô cậu bé


Bình minh rót những tia nắng đầu tiên trong ngày lên cánh đồng cỏ xanh ngát. Hai cô cậu bé sóng vai ngồi cạnh nhau. Cô bé chừng mười một, mười hai tuổi, mặc một bộ váy trắng dài qua đầu gối. Mắt trong veo như viên bi thủy tinh nhìn cậu bé trạc tuổi bên cạnh mỉm cười:


“Còn bốn năm nữa chúng mình lấy nhau đúng không?”.


Cậu bé thân hình hơi gầy bọc trong chiếc áo sơ mi đơn giản màu trắng, vẻ mặt cố tỏ ra chững chạc, lắc lắc cái đầu với mái tóc ngắn củn:


“Bốn năm nữa bọn mình mới mười sáu, chưa đủ tuổi. Phải đợi cậu mười tám, tớ hai mươi thì mới có thể kết hôn”.


Cô bé phồng má, ngây thơ nói:


“Chị họ của cậu mười sáu tuổi cũng lấy chồng rồi mà. Tớ phải đợi tám năm à, lâu lắm. Không chịu đâu”.


Cậu bé áo trắng gãi gãi cái cằm nhẵn thín chẳng có cọng râu nào:


“Chị ấy là tảo hôn. Bây giờ pháp luật nghiêm lắm, tảo hôn sẽ bị phạt đó! Tám năm qua lẹ cực, sau này chúng ta sống cùng nhau tám chục năm, cho cậu ngán tới cổ luôn!”.


Cô bé bật cười khúc khích.


“Không ngán đâu. Tớ thích cậu nhiều thế này này…”.


Hai cánh tay trắng ngần như ngọc dang rộng hết cỡ, cô bé đứng dậy xoay tròn như muốn ôm hết cả quả đất. Đột nhiên cậu bé hốt hoảng hô lên:


“Cậu chảy máu kìa!”.


Cô bé khựng lại, quay đầu nhìn theo ngón tay đang chỉ của cậu bé, mặt tái mét sợ hãi. Cậu bé gấp gáp hỏi:


“Có đau không? Có phải bị con gì cắn không?”.


Cô bé lắc đầu nguầy nguậy bảo không đau, lại bật khóc. Cậu bé nắm tay cô, dịu dàng xoa dịu:


“An ơi đừng khóc. Để tớ xem”.


Cô bé hít hít mũi, gật đầu. Cậu bé xoay cô lại, vén váy lên cao, bên trong chiếc quần con bé xíu, máu đỏ từng giọt nhỏ xuống cỏ non. Trên đùi cô bé không có vết thương nào. Cậu bé đột nhiên ngẩn người rồi reo lên:


“Cậu có kinh rồi!”.


Gương mặt hai đứa trẻ rạng rỡ nhuộm trong tầng nắng vàng. Cậu bé xoay người ngồi trước mặt cô bé, đập đập vào lưng mình:


“Mau lên, tớ cõng cậu về”.


Cô bé lại lau nước mắt không chịu:


“Không lên đâu. Bẩn áo của cậu mất. Tớ đi bộ về…”.


Cậu bé nhớ ra áo sơ mi trắng tinh trên người là quà sinh nhật cô bé tặng, liền cởi ra, gấp lại đưa tới tay cô bé:


“An cầm áo, tớ cõng. Lẹ nào”.


Cô bé lúc này mới ngoan ngoãn cầm áo vòng tay qua cổ để cậu bé nâng lên cao. Cậu bé gầy gò nhưng bước chân thoăn thoắt, cậu cười nhìn cảnh vật trước mắt, cảm thấy thế giới thật xinh đẹp. Trong sách có viết, con gái có kinh nguyệt, tức là đã dậy thì rồi, sẽ mau chóng lớn lên. Cô bé gác cằm nhỏ trên vai cậu, môi hồng như hoa đào hé mở:


“Cậu có vui không?”.


Cậu bé gật mạnh đầu, cười khoe răng trắng:


“Có. Vui cực í”.


Bên tai giọng nói non nớt róc rách như suối lại hỏi:


“So với đoạt giải nhất thi điền kinh thì có vui hơn không?”.


Cậu bé cười ha ha:


“Ngốc, tớ đoạt giải để cậu vui mà. Hôm nay vui hơn cơ”.


Cô bé cũng cười, dụi dụi đầu vào hõm vai cậu. Một lát lại ngẩng dậy hào hứng nói:


“Từ hôm nay tớ sẽ là thiếu nữ rồi đúng không? Là thiếu nữ rồi sau này có thể sinh con cho cậu. Cậu muốn mấy đứa? Soạn thích con trai hơn hay con gái hơn?”.


Cậu bé xốc người, ôm cô bé đang trượt dần xuống kéo sát lưng mình. Vừa chạy vừa suy nghĩ xem sau này có con trai hay con gái thì tốt hơn. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng chịu thua.


“Chúng mình cứ sinh hai đứa đi. Con trai con gái gì cũng được tuốt. Nhưng mà mười năm nữa mới có con được”.


Cô bé nghe thấy liền thắc mắc:


“Tám năm chứ, sao lại mười năm!”.


Cậu bé kiên quyết nói:


“Kết hôn rồi tớ phải đi làm kiếm tiền nuôi cậu chứ. Hai hai tuổi chúng mình hẵng sinh con”.


Cô bé dịu dàng “ừm” một tiếng, sau đó cũng bắt chước cậu ra vẻ người lớn:


“Tớ cũng đi làm kiếm tiền nuôi con”.


Cậu bé nhe răng cười:


“Cậu có em bé sẽ mệt lắm, tớ đi làm nuôi mấy mẹ con”.


Cô bé cười hì hì. Cậu cõng cô về nhà, tới tận cửa phòng tắm nhỏ trong nhà cô bé. Sau đó hộc tốc chạy ra tạp hóa gần nhất.


“Cô Thúy ơi, má con tới kỳ kinh nguyệt mà quên mua đồ. Cô bán cho con một bịch…”.


Chủ sạp hàng “à” một tiếng.


“Loại có cánh hay không cánh hả con?”.


Cậu bé đọc rất nhiều sách, nhưng “cánh” này là cánh gì? Chưa từng nghe qua…


“Cả hai đi cô”.


Cậu mang hai gói một cánh, một không cánh chạy ùa về nhà cô bé, vào phòng cô lấy khăn sạch, một bộ váy vải mịn và cả đồ con. Ba của An thường xuyên đi xa, mẹ thì mất sớm. Từ nhỏ hai đứa trẻ đều cùng ăn, cùng chơi. Hai nhà sát vách, một năm mười hai tháng, cậu bé đến đây ngủ hết sáu tháng. Nửa năm còn lại, cô bé đến nhà cậu bé ngủ. Hai đứa trẻ dần trưởng thành, người lớn thấy vậy thì nhắc nhở, muốn cậu bé giữ ý, dù sao cũng là một nam một nữ. Cậu bé nghe xong thẳng thừng phản bác:


“Nếu chỉ vì người khác bàn tán linh tinh mà con để An một mình, vậy sau này lớn lên sẽ có thể vì sĩ diện ngay cả lương tâm cũng vứt đi được. Con trai hay con gái thì sao. Là con người phải sống sao không thẹn với lòng”.


Mẹ cậu bé còn đắn đo, hỏi lại:


“Nhưng người khác nói khó nghe sẽ khiến bé An buồn, con không sợ ư?”.


“Sao phải sợ! Hoàn cảnh của An ai mà không biết, người nào ác tâm đến mức nói năng hàm hồ thì không đáng để bọn con quan tâm”.


Ba cậu bé nhìn con trai cười gật đầu:


“Không uổng công ba đẻ mày ra!”.


“Anh à, là em đẻ con mà”.


“Thì anh góp công một nửa còn gì!”.


Ba của Soạn vốn là một tay giang hồ ở đất Sài Gòn, mười ba năm trước “về hưu non”, đến thị trấn nhỏ này cất đất dựng nhà. Gặp mẹ cậu bé là cô giáo làng, hai người quen nhau ba ngày, lập tức quyết định kết hôn. Ông ngoại cậu bé không vừa mắt thằng con rể ở đâu dẫn xác tới, mới mấy ngày đã dụ dỗ con gái rượu, đâu chịu cái đám này. Ba cậu bé quỳ trong sân nhỏ, bảy ngày bảy đêm, không quản nắng mưa, không uống một giọt nước. Lưng vẫn thẳng tắp. Đêm thứ bảy thành công, chính thức được nhận làm con rể. Trước lúc ngất đi, ngoác miệng cười nói một câu: “Cảm ơn ba”.


Cậu bé thừa hưởng tính cách của ba mình, một khi đã quyết ý chuyện gì, ai cũng không làm lung lay được!



Cô bé từ phòng tắm bước ra, nhảy chân sáo cười:


“Chúng ta qua nhà Soạn đi, báo tin cho dì Phấn biết”.


Cậu bé nhéo mũi cô:


“Mấy ngày này cậu không được chạy nhảy. Để tớ về đào mấy củ gừng, nấu cho cậu uống”.


“Có kinh rồi thì phải uống nước gừng à?”.


“Ừ, tháng nào ba tớ cũng ra sau nhà đào củ gừng nấu cho mẹ tớ”.


“Sau này mình lấy nhau, Soạn có đi đào củ gừng giống bác Sáo không?”.


“Ngốc quá, từ bây giờ, tháng nào tớ cũng đi đào gừng!”.


“Vậy tớ phải đi bắt trăn cho Soạn ăn hả? Ông Năm nói cao trăn là thần dược dành cho đàn ông í!”.


“Đừng nghe ông già đó nói linh tinh, dùng cao bậy bạ, “thằng nhỏ” của ổng sẽ bị liệt luôn đấy!”.


“Á! Vậy chú Trung bị liệt rồi sao?”.


Chú Trung mà cô bé nói, là con trai ông Năm…


Cậu bé lắc đầu nguầy nguậy, chỉ vào đũng quần của mình:


“Thằng nhỏ trong này cơ. Không phải chú Trung”.


Cô bé hiểu ra, bụm miệng cười. Cậu bé cũng cười, nắm tay cô bé cùng đi về nhà mình.
Khiếp, sao mà chân thật thế. ^^
 

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Chương 6: Trần Đông Đông


“Quân Soạn!”.


“Quân Soạn!”.


Bên tai có tiếng ai đang gọi, tôi cố gắng mở mắt ra. Đông Đông ngồi bên giường thở ra một hơi.


“Cậu còn không tỉnh chắc tôi phải khiêng cậu đi bệnh viện”.



Tôi sờ khăn ướt trên trán, giọng có chút khàn hỏi:



“Cậu tới lúc nào? Làm thế nào vô nhà được?”.



“Trèo tường, cạy cửa”.



Tôi chỉ chỉ vào cổ họng mình:



“Rót cho tôi cốc nước. Đang yên lành cậu đột nhập vào nhà tôi làm gì? Sao không gọi điện?”.



Cậu ta rót nước đưa tôi rồi mới trỏ tay về phía chiếc di động đang được sạc pin.



“Điện thoại hết pin cậu cũng không thèm để ý, lại còn hỏi. Đói bụng không? Cháo đã hâm nóng rồi, tôi đi múc cho cậu”.



Nhớ đến mùi vị bát cháo “nhớ mãi không quên” năm ngoái, tôi liền xua tay:



“Thôi, cháo cậu nấu tôi ăn vào lại phải chạy đi tìm bác sĩ”.



“Tôi đích thân xuống bếp, trượng nghĩa cỡ nào! Cậu còn dám chê! Khỏi lo, cháo này là tôi mang sẵn từ nhà tới. Năm nào tới ngày này cậu cũng phát sốt, tôi sớm đã có chuẩn bị rồi”.



Tôi cười cười, cháo mẹ cậu ta nấu thì tôi mới yên tâm mà dùng. Đợi tôi ăn xong bát cháo, Đông Đông thở dài nhìn tôi hỏi:



“Cậu lại mơ thấy An à? Khóc ướt cả gối thế kia…”.



Tôi lườm cậu ta. Làm gì có chuyện thằng Soạn này khóc lóc? Cả đêm qua cũng nhờ cậu ta chăm sóc, người mới ra mồ hôi. Cả gối và chăn đều ướt sũng. Nếu không cơn sốt không lui, lại phiền phức.



“Chuyện bữa trước, xin lỗi nhé! Tôi không chọn quán kĩ lưỡng, làm hại cậu gặp rắc rối”.



Tôi nhìn Đông Đông. Sắc mặc cậu ta vì thức trắng đêm nên trông rất mệt mỏi, trong bụng thật ra cũng chẳng giận gì. Tôi cũng chẳng lạ gì tính cách tên ngốc này.



“Tôi với cậu thì khỏi khách sáo đi. Nhưng người ta dù sao cũng là con gái, cậu nên cẩn thận, đừng có hành động tùy tiện”.



“Cậu cũng biết người ta là con gái? Sao chẳng động lòng chút nào vậy? Tôi thấy cô bé đó cũng tốt lắm mà. Xinh xắn, học giỏi, con nhà gia giáo. Lại mê cậu như điếu đổ”.



Tôi nhàn nhạt hỏi:



“Thế tôi không tốt à?”.



Cậu ta liền cắn câu:



“Tốt! Tốt ơi là tốt! Thế nên hai người lại càng xứng đôi chứ sao! Trai tài gái sắc, là một chuyện tình đẹp động lòng người…”.



Tôi ngắt lời:



“Cậu có tốt không?”.



Đông Đông há miệng mắc quai, muốn nói tốt không được nói xấu không xong. Cậu ta đâu dám tự nhận mình tốt, như thế khác nào “chuyện tình động lòng người” liền trở thành “tình tay ba kinh thiên động địa”. Tôi lại nói tiếp:



“Cô ta tốt hay không chẳng can hệ gì đến tôi. Cậu cũng bớt rỗi hơi đi. Cậu thích Ngọc Quỳnh? Lần trước đi cà phê, cũng là cậu cố ý sắp xếp đúng không?”.



Bị nói trúng tim đen, cậu ta ngượng ngùng gãi tai.



“Ngọc Quỳnh nói có cô bạn thân chưa biết yêu đương gì, tôi lại thấy cậu cả ngày vùi đầu vào công việc, nên mới hẹn thử xem thế nào. Chẳng ngờ cô bé đó thích cậu quá trời, chuyện gì của cậu cũng quan tâm hỏi. Quân Soạn à, cũng mười năm rồi còn gì. Cậu định cả đời cứ tiếp tục đau khổ như vậy sao?”.



“Tôi không thấy đau, cũng chẳng thấy khổ”.



Đông Đông vụt đứng dậy, ngực phập phồng.



“Cậu nhìn lại mình xem. Có chỗ nào là ổn chứ hả? Tôi quen biết cậu cũng không phải ngày một ngày hai. Mười năm rồi! Con người sống phải hướng tới tương lai, cậu cứ ôm chặt quá khứ không buông ra, làm sao lại nói là không đau khổ? An… nếu thấy cậu thế này liệu có vui không?”.



Phải, đã hơn mười năm rồi… Suốt mười năm, không lúc nào tôi không nhớ cậu ấy. Những năm đầu, tôi cố gắng ngủ thật nhiều. Chỉ hi vọng có thể mơ thấy cậu ấy nhiều hơn một chút, nghe cậu ấy lanh lảnh gọi “Soạn ơi”. Có những đêm giật mình tỉnh dậy, xung quanh yên lặng đến đáng sợ. Có cậu ấy ở bên, thế giới tràn đầy âm thanh và màu sắc. Chỉ cần ngắm nhìn nụ cười của An, lòng thấy yên bình như tắm trong nắng thiên đàng. Tôi quen thuộc từng tấc da thịt, từng cử chỉ, thói quen của cậu ấy. Giọng nói của cậu ấy là thanh âm đẹp đẽ nhất trên đời. Mùi hương thanh khiết như cỏ non khiến tôi không nỡ xa rời nửa bước. Lúc ngủ cậu ấy hệt như chú mèo con, rúc vào ngực tôi vừa cọ vừa dụi. Lúc thức dậy mở mắt ra có thể nhìn thấy cậu ấy nằm sát cạnh người mình, không có điều gì trên đời hạnh phúc hơn thế…



Tôi thích một người con gái khác, cùng cô gái đó sinh con dưỡng cái, sớm tối bên nhau? Vậy An của tôi thì sao? Ngay cả tôi cũng quên cậu ấy, An sẽ không vui đâu. Trần Đông Đông không biết, tôi có thể tiếp tục sống, kiên cường sống. Là vì An! Tôi không hề cảm thấy đau khổ. Ngược lại, có cậu ấy trong tim mình, tôi mới đủ sức để mở mắt ra nhìn thế giới mỗi ngày. Lúc rời khỏi giấc ngủ, bên tai sẽ có giọng nói nhắc nhở: “Soạn phải tiếp tục sống!”. Đó là câu nói cuối cùng của cậu ấy. Mười năm qua, ngày nào cậu ấy cũng lặp đi lặp lại câu ấy. Đó là sợi dây duy nhất liên kết sinh mệnh tôi với thế giới này. Nếu không như thế, tôi đã sớm đi cùng cậu ấy. Không có tôi ở bên, An lạnh thì sao? Khóc thì sao?



“Tương lai là gì? Mọi người đều hướng đến cuộc sống ổn định, có vợ chồng con cái. Là để bản thân mỗi người không phải cô đơn, có được hạnh phúc. Có người để chia sẻ gánh nặng trong lòng, san sớt buồn vui. Nhưng tôi đã có hạnh phúc của mình. Tôi không cô đơn, cũng chẳng đau đớn khổ sở gì cả. Tôi muốn giữ niềm hạnh phúc đó. Cậu có hiểu không?”.



Trần Đông Đông nhìn tôi chăm chú rồi đột nhiên nói:



“Còn nhớ lúc cậu mới vào trong này không? Lúc đó cậu mười lăm, bọn tôi cũng mười lăm. Bọn con gái trước mặt hay sau lưng đều hâm mộ cậu. Vừa đẹp trai, thành tích học tập luôn dẫn đầu, lại còn lạnh lùng ít nói. Đám con trai thì ban đầu ghen tị, về sau đều xem cậu như anh cả. Vì cậu không giống kiểu công tử chảnh chọe thích ra vẻ. Tụi nó trốn học lẻn đi chơi, cậu thì trốn học bỏ lên sân thượng ngắm mây ngó trời. Thằng Quang B kéo mấy đứa khác bắt nạt cậu, nhưng thầy chủ nhiệm hỏi tới, cậu chỉ thản nhiên nói do trời mưa đường trơn không cẩn thận trượt ngã. Lúc tan học một mình cậu tẩn cho cả đám kia một trận”.



Tôi không hiểu “công công” bỗng dưng nhắc chuyện này làm gì? Lần đó tôi đánh nhau xong cả người không chỗ nào không bầm da tím thịt, tay cầm viết run run chẳng chép nổi bài. Là Trần Đông Đông chủ động bắt chuyện, giật lấy vở tôi mà chép lấy chép để. Một mình chép hai cuốn tập, một của tôi, một của cậu ta.



“Từ dạo đó không chỉ Quang B mà con trai cả lớp đều rất nể phục cậu. Nhưng tôi ấn tượng với cậu là ngày đầu tiên của tuần thứ hai sau khi cậu chuyển tới. Khoảnh khắc cậu lặng im ngắm nhìn mấy cây hướng dương phía sau dãy phòng học, tôi có cảm giác cậu không giống bọn tôi. Không phải một thằng học sinh cuối cấp hai, mà như một người đàn ông trưởng thành hơn bọn tôi cả chục tuổi vậy. Hình ảnh đó vừa đẹp đẽ lạ lùng vừa khiến tôi sợ hãi. Sợ bọn tôi không giữ nổi cậu, sợ cả thế giới này không giữ nổi cậu. Ngần ấy năm, đến bây giờ tôi vẫn còn lo sợ điều đó. Có lẽ tôi vĩnh viễn cũng không hiểu được tình cảm giữa cậu và An, nhưng cậu còn có tôi mà”.



Tôi gật mạnh đầu, trêu chọc:



“Không phải cậu định nói tôi không lấy vợ, cậu cũng sẽ ở vậy cả đời đấy chứ?”.



Cậu ta lắc đầu nguầy nguậy:



“Lấy chứ! Thằng con một tôi đây mà không lấy vợ, mẹ tôi còn không khóc ngập hết mấy cái nóc nhà cao tầng ở Sài Gòn này mới lạ! Nhưng vợ là vợ, anh em là anh em. Lúc cậu cần tới, cho dù đang ngủ với vợ tôi cũng sẽ chạy đến với cậu”.



Nếu An là sợi chỉ đỏ nối tôi với cuộc đời, thì có lẽ Đông Đông là sợi dây thừng. Thỉnh thoảng cậu ta lại gây cho tôi không ít rắc rối, nhưng hễ tôi nản lòng, khi tôi khó khăn cậu ta lại xuất hiện thả cho tôi sợi dây, kéo tôi lên khỏi đáy vực tăm tối. Bố tôi từng nói, ông có một người anh em thân như tay chân. Cũng vì người bạn đó qua đời, ông mới thoát ly giang hồ, bỏ đất Sài thành mà đi. Ông siết vai tôi, giọng nói nghiêm túc:



“Con trai, bố con gặp được chú Quân là may mắn thứ nhất, gặp mẹ con là niềm hạnh phúc thứ hai. Con có bé An là may mắn thứ nhất, sau này nếu có thể gặp được một người bạn khiến con tin tưởng, nhớ phải trân trọng!”.



Chữ Quân trong Quân Soạn tên tôi, là để bố tôi tưởng niệm người đàn ông đó. Đấy là một trong những lần hiếm hoi bố gọi tôi là “con”, bình thường ông đều gọi “mày” hay “thằng Sáo con”.



Năm An đi, tôi vừa bước sang tuổi mười lăm. Sau tang lễ một tháng, tôi vẫn giam mình trong phòng của An. Chỉ rời nhà buổi chiều một tiếng đồng hồ, ra mộ đất trò chuyện với cậu ấy. Buổi tối vùi mặt vào gối cậu ấy, muốn thân thể khắc ghi mùi hương của An. Tôi sợ lớn lên sẽ dần quên đi mất. Quên hình dáng An, quên giọng nói, quên mùi hương như cỏ non trên người An. Tôi còn có thể lớn lên, An từ ngày hôm ấy mãi mãi dừng lại ở tuổi mười lăm…



Tôi vẫn ăn đủ ngày ba bữa, cố gắng nghe lời An. Nhưng cân nặng vẫn xuống dốc không phanh. Sinh nhật năm nào, An cũng tặng tôi một chiếc sơ mi trắng, vừa khít thân hình. Sơ mi vẫn thế, khi mặc lên người giờ lại càng ngày càng rộng. Mẹ không dám khóc trước mặt tôi, nhưng đôi mắt sưng húp khiến tôi không nỡ đi theo An…



Lại qua thêm một tháng, bố tôi gói ghém quần áo tôi vào cái ba lô “hành quân” của ông. Đặt lên bàn hai tờ vé xe. Điểm đến là Sài Gòn. Tôi ngẩng đầu khó hiểu nhìn ông. Mẹ ở bên muốn nói lại thôi, mắt nhìn tôi đầy lưu luyến.



“Em đừng lo. Anh năm tuổi bị vứt ra đường còn sống được. Thằng Soạn hơn anh những mười tuổi. Để nó đi thôi. Người khác không đốn ngã được nó. Cứ để thế này nó sẽ tự khô héo mà chết”.



Tôi theo chân ông đến thành phố phương Nam xa lạ, cố hương của ông.



“Thằng đàn ông không được làm người phụ nữ của mình thất vọng. Soạn, phải hoàn thành tâm nguyện của bé An. Có chú Phong ở cạnh, bé An đã có người chăm sóc rồi. Phải sống, mẹ mày ở nhà đã có bố lo. Chỉ cần mày sống tiếp thôi!”.



Ông sợ tôi quyết định giống chú Phong, bố của An. Chú Phong ra ngoài cật lực làm việc để kiếm đủ tiền chữa bệnh cho con gái. An cần tiền viện phí không nhỏ, cần một trái tim khỏe mạnh thích hợp. Chú Phong không kịp nhìn con lần cuối, lúc trở về chú như cây khô sắp đổ. Chú mua một cái quan tài thật lớn. Ngày hôm sau bố tôi đờ đẫn cầm tờ di chúc từ nhà An trở về. Cả tờ giấy chỉ vỏn vẹn một câu: “Chôn tôi cùng bé An”.



Bố tôi nói, An đã có chú Phong chăm sóc. Tôi có sứ mệnh riêng của mình. Tâm nguyện của An, muốn tôi tiếp tục sống.



Tôi ở thành phố, vùi đầu vào học. Mỗi năm gửi về cho An một xấp bằng khen, huy chương. Cậu ấy từng nói, muốn tôi giành huy chương. Tôi không bỏ qua bất kì cuộc thi nào. Toán Lí Hóa, Văn Sử Địa. Điền kinh, bơi lội. Có lúc ở giữa đường bơi, cảm thấy như chìm dưới đáy biển, mấy lần suýt không thắng nổi suy nghĩ trong đầu. Nhưng lòng lo lắng, nếu đi gặp An theo cách này, khẳng định cậu ấy sẽ không thèm nhìn mặt tôi. Lại cắn răng bơi tiếp, sống tiếp.



Năm tôi mười bảy, bố vào thăm. Nhìn gói thuốc lá bên bàn học, thở dài một hơi.



“Có thói quen xấu cũng tốt. Mất mát quá lớn, nếu không thể đào thải khổ đau trong lòng, giải tỏa cho vơi đi vậy”.



Tôi cụp mắt không dám đối diện với ông. Tôi không cần sự giải tỏa nào hết. Tôi chỉ muốn đốt cháy sinh mệnh nhanh một chút, sớm gặp lại cậu ấy. Chỉ vậy mà thôi…



Nếu sống quá lâu, đến lúc gặp lại, sợ An không thể nhận ra tôi là Soạn của cậu ấy. Tôi sợ cậu ấy giận, không dám vứt bỏ chính mình. Nhưng lòng không ngăn được khao khát của bản thân. Muốn đi tìm An.



“Lại thừ người rồi. Cậu ra đường mà cứ cái kiểu này, tụi xe lớn nhỏ sẽ giành nhau để tông phứt cậu đi đấy!”.



Đông Đông kéo tôi về thực tại. Cậu ta lắc đầu nhìn tôi, chịu thua.



“Cậu không thích yêu đương, tôi không quản nữa. Chỉ cần cậu sống khỏe mạnh, bình an cũng tốt rồi”.



Tôi cười.



“Tôi rất khỏe, cũng rất ổn. Cậu bớt sắm vai bà thím già đi”.



Cậu ta suốt ngày lải nhải, tôi muốn trốn chạy cũng chẳng xong.



“Mỗi năm đúng ngày lại lên cơn. Lần nào cũng sốt hơn bốn mươi độ. Cậu nói xem, khỏe ở chỗ nào hả? Cơ thể cậu sao lại giống đồng hồ vặn dây cót thế không biết? Đừng có cãi tôi!”.



Tôi nhìn cậu ta trợn mắt, xắn tay áo làm như sắp đánh nhau tới nơi.



“Làm gì vậy?”.



Đông Đông liếc tôi, tay nhanh nhẹn lột vỏ gối, vỏ chăn.



Tôi mủm mỉm cười.



“Chà, cục cưng muốn động phòng hoa chúc với anh à?”.



Cậu ta đẩy ngã tôi xuống giường, ôm đống vỏ chăn gối ướt mồ hôi, hung hăng nói:



“Ông không hầu mi, ông đi giặt đồ”.



Tôi nhìn bóng lưng cậu ta, lắc đầu nhếch môi, xoay người nhắm mắt.

chuyencuangan
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên