Hoàn thành Gốm - Hoàn thành - Ô ăn quan

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
8.2

Con đường đến trường vẫn thế, vẫn đầy bụi đất và sỏi đá, cây dại mọc um hai bên đường. Do là đường lớn nên gười đi làm đồng, đi chợ, đi học dần đông lên, không tĩnh mịch như đoạn từ nhà cô ra đến đây, thế mà Phụng vẫn thấy trống trải vô cùng. Sẽ chẳng còn cái cảnh ai đó thắng xe cái kịch bên cạnh cô, đỡ lấy cặp và bảo cô lên để chở nữa. Phụng cúi mặt, cô thấy nhớ anh quá.

- Phụng, chờ tao với!

Tiếng Quyền gọi í ới, Phụng nghe thấy nhưng mặc kệ, cô vẫn cúi mặt đi tiếp.

Quyền bắt kịp, đập tay lên vai cô:

- Sao tao gọi mày không nghe?

Phụng dừng chân, củ khoai trên tay đã nguội ngắt tự lúc nào, cô trễ một bên cặp, bỏ vào, xong tiếp tục đi.

- Ơ…

Quyền sau hồi ngơ ngác cũng đuổi theo. Bình thường hẳn cậu sẽ bực tức lắm, nhưng lần này cậu lại nhẹ giọng hỏi:

- Mày bị sao à?

- …

Hắt xì!

Phụng day day mũi, hít lấy hít để, mũi đỏ ửng. Sáng nay gió nhiều quá, chắc cô nhiễm lạnh rồi. Đang nghĩ đến việc trưa về sẽ vặt mấy quả tắc đem hấp đường phèn hay lấy hoa đu đủ đực chưng với đường uống thì Quyền kéo tay cô.

- Sao mày lằng nhằng thế? – Phụng cáu.

Quyền cởi khăn quàng đỏ ra, trải rộng rồi đội lên đầu Phụng, che kín hai tai, sau đó còn cẩn thận cột thành cái nơ ngay dưới cằm.

- Mày làm gì vậy? – Phụng vừa hỏi vừa đưa tay lên rờ đầu.

- Mẹ tao bảo tai mà ấm thì người cũng ấm.

Phụng nhướng mắt lên cố nhìn, còn tay thì sờ sờ hai tai.

- Trông kì cục không?

Quyền nhíu mày suy nghĩ. Ngay lúc Phụng định gỡ xuống thì cậu nói:

- Trông giống cô bé quàng khăn đỏ.

Rồi Quyền nhe răng, khum các ngón tay lại giơ trước ngực, cào cào trong không khí, giọng lè nhè:

- Ta là sói đây, mau đưa ta cái gì để ăn, không ta sẽ ăn thịt ngươi.

- Ha ha. - Phụng phụt cười khi thấy Quyền làm trò.

Quyền thấy thế lại càng thích, tiếp tục nhập vai:

- Ngươi dám cười ta, ta sẽ nuốt chửng ngươi vào bụng.

Phụng giả vờ sợ hãi, bẻ nửa nắm xôi đưa Quyền, kính cẩn đáp:

- Của ngài đây ạ, xin tha mạng cho tôi!

- Hừ, biết điều đấy, ta sẽ tạm tha mạng cho ngươi, khì khì. – Quyền cầm lấy nắm xôi âm ấm ngoạm một miếng lớn, rồi cười nhăn nhở.

Phụng cũng cắn một miếng nhỏ, liếc bộ dạng vui vẻ của Quyền mà lòng thấy vui lây. Đi học có Quyền, ít ra cũng đỡ buồn.



Vì đi với Quyền mà cô đến lớp hơi trễ, chỉ còn vài chỗ trống xen giữa tụi con trai, và một chỗ duy nhất cạnh Hồng. Dù ba tháng hè đã qua, nhưng không hiểu sao đụng mặt nó vẫn có thấy ngài ngại. Vì thế cô tháo cặp sách rồi mà cứ ôm khư khư phía trước, không biết nên ngồi cạnh nó hay không.

Hồng đang lúi húi làm gì đó trong hộc bàn, không hiểu sao bỗng dung lại ngẩng lên, chạm ngay ánh mắt của Phụng. Khác với Phụng, Hồng chẳng tỏ vẻ bối rối hay ngượng ngùng, nó thản nhiên tiếp tục việc của mình.

Cuối cùng, Phụng xốc cặp xách, mạnh dạn tiến lại chỗ Hồng, ngồi xuống bên cạnh, tim đập thình thịch. Đột nhiên Hồng lôi ra một cục phấn trắng, cẩn thận đo đạc rồi vạch ranh giới. Nó vạch cả lên ghế, hộc bàn lẫn cả chỗ để chân.

Trong lúc chờ cô giáo vào lớp, cả hai đều im thin thít. Thi thoảng Phụng lại liếc chỗ vạch phấn trắng tự nghĩ không biết Hồng có ăn gian không, nhìn sao cũng thấy bên nó rộng hơn bên cô phải đến nửa gang tay.

Cô giáo vào lớp mang theo tin động trời: chia lớp. Điều này Phụng biết từ lâu rồi, tuy nhiên cô không nghĩ lớp bị chọn chia lại là lớp Phụng. Và rồi trong nhóm bị chia sang lớp khác lại có Quyền.

Phụng cúi mặt, lòng buồn thiu. Cô quay xuống xem phản ứng của Quyền thì thấy nó nhe răng cười, cô liền lườm cho nó một cái rồi bực bội quay lên. Lại buồn.

Lúc cắp cặp ngang qua chỗ Phụng, Quyền nán lại, dặn:

- Này, tao ở lớp bên, đứa nào bắt nạt thì bảo tao!

Nói xong thấy con Hồng ngước lên nhìn cậu, trên mặt nó là vết sẹo mờ mờ dài hơn đốt ngón tay, hẳn là vết tích cào cấu kịch liệt của Phụng. Quyền gãi đầu:

- Mà thôi, chắc không cần đâu nhỉ? – Đoạn đá mắt về phía Hồng, sau đó giơ tay ngang trán làm điệu bộ nghiêm chỉnh chào, nhưng cái mặt cà chớn vô cùng.

Bình thường Phụng sẽ bật cười, nhưng lần này thì không. Phụng khẽ nuốt nước bọt, thậm chí khi Quyền đi rồi cô cũng không dám quay qua xem con Hồng phản ứng thế nào.

...

Quyền đi được một lúc, Phụng nghĩ thế nào liền lấy thước xé một góc nhỏ trang vở, hí húi dùng bút chì tô tô vẽ vẽ. Xong xuôi đẩy mảnh giấy qua bên kia ranh giới của Hồng.

Những tưởng nó sẽ xé nát mảnh giấy hoặc vò nát và ném đi… nhưng Hồng lại cầm mảnh giấy nhìn thật lâu. Hồng nhìn cô bé tóc ngắn ngang vai giống nó đang ngồi rửa chén bát, bên cạnh là con mèo mướp mải mê liếm láp chân.

Phụng lấy hết can đảm, nói với Hồng:

- Xin lỗi vì ngày hôm đó đã đánh cậu.

Hồng quay qua nhìn Phụng, ánh mắt nó thật lạ, rồi nó lấy khuỷu tay chùi đi vệt phấn trên bàn.

Thấy thế, Phụng mừng húm, cô buột miệng:

- Huề nhé!

Hồng mím môi, gật đầu:

- Ừ.

- Hì.

- Hì.

Nhìn Hồng cười, lòng Phụng dễ chịu hẳn.

- À! Có cái này… - Phụng vội mở cặp, lấy ra củ khoai mật nguội đưa Hồng:

- Cho cậu đấy!

- Cậu không ăn à?

- Tớ ăn xôi rồi!

- …

Hồng nhận củ khoai, sau đó bẻ làm hai nửa, đưa cho Phụng nửa to hơn:

- Ăn chung đi!

- Không, cậu ăn cả đi, tớ no lắm, xôi nó nở đầy bụng rồi.

Hồng lại đổi tay, chìa nửa nhỏ hơn, bảo:

- Vậy ăn phần nhỏ đi.

- Ừm… - Phụng vui vẻ cầm lấy.

- Hôm đó bố mẹ cậu không hỏi gì à?

- Có.

- …

- Tớ nói dối là mượn xe bạn tập rồi bị ngã.

- Bố mẹ cậu có tin không?

- Tin chứ, vì tớ chưa nói dối bao giờ mà.

- …

Phụng ngây người, Hồng vì cô mà nói dối bố mẹ. Mẹ Hồng nổi tiếng là chua ngoa, phải bà ấy biết ai đánh con bà, chắc bà ấy lôi cả tổ tông người ta lên mà chửi mất. Hôm nhà Hồng bị mất con gà mái đẻ, nghe đâu mẹ nó đứng trước cổng nhà chửi đổng ba ngày ba đêm lận.

...

Phụng xé lịch treo tường, rồi xách giỏ ra ngoài. Vừa quẹo vào đường nhỏ, Phụng đã phải giật mình đứng lại. Không phải bởi mùi cỏ thơm thoang thoảng trong gió mà bởi quang cảnh trước mặt. Con đường này chỉ tháng trước thôi, cỏ vẫn còn mọc um tùm hai bên đường, xõa ra muốn lấp cả lối đi, đến nỗi cô cứ chắc bẩm độ dăm tháng chỗ này sẽ trở thành đồng cỏ hoang vu, nếu muốn đi qua chỉ có nước mang theo con dao nhỏ và cái gậy, dò rắn và phạt cây. Ấy thế mà bây giờ hai bên đường cỏ bị nhổ, xén trụi lủi, để lộ con đường quang quẻ đủ để xe bò đi được.

Là ai đã dọn chỗ này nhỉ? Mấy hộ trong đây thì đã bán đất chuyển đi cả rồi, để lại xác nhà còn tiêu điều hơn cả nhà chị vì chẳng còn ai tới lui quét tước. Phụng cứ tự hỏi như thế khi thấy sân cũng được dọn sạch sẽ, bàn thờ không chút bụi, trên còn có một cái tai heo luộc, ngửi vẫn còn thơm mùi thịt… Ai nhỉ? Là ai thế nhỉ? Không lẽ cụ Áng.

Đúng lúc đó có tiếng ồn ào bên ngoài, Phụng ngó qua cửa sổ. Ồ, là bác Bính gái, bác Dật và bác Năm, hôm chị treo cổ, Phụng cũng gặp họ ở đấy.

Bác Năm lớn tuổi nhất, quay qua nói với hai người kia:

- Ông Thuấn bảo sớm nay đã đem tai heo luộc và nhang trầm qua rồi. Bảo chị em mình lấy thắp cho thơm.

Bác Dật đưa tay bảo:

- Vầng, ông ấy chả bảo tụi em từ bữa đi làm đồng rồi. Chị đưa cả đây em rửa luôn thể.

Bác Năm đưa bịch hoa quả cho bác Dật, đoạn chùi tay vào quần rồi nhìn quanh quất, không biết kiếm gì. Bác Bính thấy thế liền hỏi:

- Chị tìm gì?

- Con Tư bảo chờ nó sang với mà tao thấy lâu quá nên đi với tụi mày trước. Ngó xem nó tới chưa, thì đợi lát về chung cho vui.

- Giời, hơi đâu mà đợi mà chờ, cứ xong ở đây thì về thôi, ối việc đang chờ em ở nhà.

- Thì việc cô cô cứ về, việc tôi tôi cứ chờ. – Bác Năm nói bằng giọng giận dỗi.

Bác Dật đã rửa xong hoa quả, thấy hai người sắp sửa lời qua tiếng lại vội can:

- Thôi chị Bính, chị đưa em cái đĩa để em đựng đồ cúng.

Rồi ba người vừa bày biện vừa tám chuyện này chuyện nọ, chả ai phát hiện ra Phụng ở trong này. Phụng chọn lối cửa sau để rời khỏi nhà chị. Có lẽ cụ Áng đã nói gì với bọn họ, hoặc có lẽ họ tự động tâm, cảm thấy những lời nói trước kia quá cay nghiệt nên đến để xin tha thứ?

Phụng vỗ nhẹ vào đầu, thôi kệ, là gì cũng được, miễn là họ đã nhận ra được điều mình nên làm. Phụng ngoái lại, trong ánh nắng yếu ớt, cô như thấy chị đang mỉm cười, có lẽ dân làng đã thực sự nhận được sự tha thứ của chị.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Collagen

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/8/15
Bài viết
122
Gạo
40,0
. Do là đường lớn nên gười đi làm đồng
Người.
không hiểu sao bỗng dung lại ngẩng lên
Dùng.
Phụng nghĩ thế nào liền dung thước xe một góc nhỏ trang vở
Dùng, xé.
hí húi dung bút chì tô tô vẽ vẽ. Xong xuôi ẩy mảnh giấy qua bên kia ranh giới của Hồng.
Dùng.
Những tưởng nó sẽ xe nát mảnh giấy hoặc vò nát và ném đi
Xé.
ối việc đang chờ em ở nhà.
Cái này là từ địa phương hay là Ô muốn nói từ "khối" vậy?

Mà sao cái chương 8.2 này, nửa đoạn đầu giống chương 8.1 thế Ô? Bộ có chỉnh sửa nội dung hả?
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Mụ, giọng văn chương này trầm hẳn so với 7 chương còn lại. May là hết lai của tui với mụ Ivy.=_= Nhưng mà tui thấy tâm tư của Chức và Phụng phức tạp theo kiểu người lớn thế nhỉ? Nhất là nội dung thư Chức gửi cho Phụng ấy, riêng đoạn đối thoại của Quyền và Phụng tui lại thấy bình thường ngược mụ Ivy. Thắc mắc rất lớn : rốt cuộc mụ để chị đóng vài trò gì trong toàn bộ truyện? Hình ảnh của chị tuy không hẳn là xuyên suốt nhưng khi hiện lên đều ghi một dấu ấn nào đó. Và sorry mụ là tui vẫn không hiểu ý của mụ khi đề cập đến chị!=_=
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Thắc mắc rất lớn : rốt cuộc mụ để chị đóng vài trò gì trong toàn bộ truyện? Hình ảnh của chị tuy không hẳn là xuyên suốt nhưng khi hiện lên đều ghi một dấu ấn nào đó.
Tui cũng đang đặt vấn đề này cho bả trả lời đấy.^^
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Mà sao cái chương 8.2 này, nửa đoạn đầu giống chương 8.1 thế Ô? Bộ có chỉnh sửa nội dung hả?
Ùa Co ơi, phần 1 dài quá Ô tách ra cho dễ đọc ấy. Vội sao mà nhiều lỗi đánh máy quá.
May là hết lai của tui với mụ Ivy.
Mãi mới đọc ra.
rốt cuộc mụ để chị đóng vài trò gì trong toàn bộ truyện?
Tui cũng đang đặt vấn đề này cho bả trả lời đấy.^^
Khà khà, vì thắc mắc của hai mụ, tui đã đi cắt tóc để tập trung dưỡng chất nuôi não :) Và giờ đã có giải pháp.
Mấy chương có chị tui sẽ sửa lại chút tình tiết. Và chị sẽ theo Gốm, theo Phụng tới cùng luôn nha. Và điều này đã kéo số chương Gốm dài tới 30+. Hế hế.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
9.1

Xưởng Gốm dạo gần đây không ai lui tới làm việc nên vắng hoe, chỉ còn mỗi Phụng là chăm tới. Cô đi đi lại lại bên trong, ngắm nghía những chum gốm nâu bóng bẩy nằm im lìm thành hàng chạy dọc theo vách dài của xưởng. Đáng lẽ giờ này chúng phải nằm trên thuyền, vui vẻ tới nơi tiêu thụ. Nhưng vì lí do nào đó, chúng vẫn ở đây, chất chồng lên nhau buồn bã.

Những chú ỉn đất phủ nước áo trắng đục khép nép dựa vào nhau ngay ngắn trên kệ phơi, mắt ngơ ngác nhìn Phụng. Cô nhấc lấy một chú nằm ngoài rìa xuống, phủi đi lớp bụi bám hờ trên đó, lờ mờ tự hỏi không biết khi nào mới được ngắm chúng từ lò chui ra, kiêu hãnh khoe những xoáy cách điệu rực rỡ ở mông.

Nhất định đã có chuyện gì đó mà mọi người không cho cô biết. Phụng thở dài, đặt lợn đất đã phủi bụi sạch sẽ lại chỗ cũ.

Một góc tối, mấy cái bàn xoay chụm vào nhau, có cái còn dính đất sét trắng phớ. Phụng đưa tay chùi vệt đất sét khô ấy, rồi nắm mép bàn xoay kéo nhẹ. Mặt bàn tròn không có thoi đất lặng lẽ xoay tít, có tiếng két két nho nhỏ phát ra. Phụng liền đưa tay chận lại. Âm thanh này khiến cô thèm được đụng tay vào khối đất mịn dẻo mà bóp mà kéo, dù tối nào về lưng cũng đau ê ẩm còn tay thì rã rời.

Khi sáu tuổi, cô chứng kiến người ta lũ lượt phá lò nung gốm. Những khối gạch đồ sộ vỡ toang hoác, đổ sụp xuống, loang lổ vết cháy đen bóng, minh chứng cho thời gian tồn tại của chúng. Khi ấy cô nào biết gì, chỉ thấy tiếc vì chơi trốn tìm mà chạy vào lò gạch núp thì có khi ngủ quên tới tối chẳng đứa nào mò ra. Nằm trong ấy man mát, gió lùa dễ chịu, nhìn lên chóp thấy mây vắt qua, lững lờ trôi, rất yên bình.

Không hiểu sao, những hình ảnh đổ vỡ ấy lại cứ dồn về trong tâm trí cô, có lúc mãnh liệt đến mức cô phải chạy ra khu lò nung, tận mắt nhìn thấy chúng vẫn đứng đó, tận tay chạm vào thân lò cong cong mới yên lòng được.

Đêm cô ngủ cũng không ngon, thi thoảng lại giật mình vì tiếng gốm vỡ trong kí ức. Khi ấy để tìm lại giấc ngủ, cô cuộn trọn, mở mắt nhìn chằm chằm vào tim đèn nhúng trong dĩa gốm sâu lòng. Màu men xanh dịu dàng sẽ khiến cô thấy đầu nhẹ bẫng, tựa như lời ru nhiệm màu của mẹ vậy.



Mưa thu tí tách rơi, từng hạt li ti bám lên đầu tóc, lên cả lớp áo dạ tím lịm của Phụng. Cô đan ngón tay vào nhau đưa lên che đầu, nheo mắt nhìn Quyền. Cậu còn bận ngó quanh quất xem có chỗ trú không, rồi bất chợt kéo tay Phụng chạy lại bụi chuối gần đó.

Quyền dường như đã cao hơn trước nên chỉ cần một cái với tay cũng vin được mấy tàu lá chuối nguyên vẹn đang rung rinh ở trên cao thấp xuống chút, vừa đủ che cho Phụng. Còn cậu đứng chắn ở phía trước, chắn mưa và chắn gió.

Mưa rớt lên mặt trơn láng của lá chuối chẳng đọng lại được lâu nên vội kết tụ với nhau thành giọt nước bự hơn, lăn cả xuống dưới. Mảnh vải chỗ vai Quyền vì thế dần thẫm màu hơn. Nhưng Quyền chẳng cảm thấy gì cả, cậu cười rất tươi.

Phụng ngẩn người nhìn đôi mắt đen láy trong veo đang híp lại, cong như trăng lưỡi liềm. Bất giác đặt tay lên vai cậu, ngón tay đụng nước lạnh theo phản xạ hơi co lại. Cô mở to mắt nhìn Quyền, chưa kịp nói thì Quyền đã nâng bím tóc dài còn vương mùi hoa bưởi lên, cười bảo:

- Mày bện tóc xinh hẳn ra Phụng ạ.

- Hả?

- ...

- ...

Phụng bối rối nhìn ra vệ cỏ ven đường, nơi còn sót lại mấy bông cúc dại trắng xoá lẫn cả vào mưa, nhưng Quyền lại cười. Rồi không hiểu nghĩ gì mà cô có can đảm nắm chặt vai Quyền, kéo cậu sát về phía mình.

- Xích vào đây, ướt hết rồi kìa, lạnh chết cho coi.

Nói xong thấy cũng kì kì sao đó nên cô liền cúi mặt. Xấu hổ càng thêm xấu hổ, hai gò má đỏ ửng.

Quyền tủm tỉm cười, cầm lấy bàn tay lạnh ngắt trên vai cậu kéo xuống, đem bỏ vào túi áo rộng của mình, rồi giữ rịt lấy, bảo:

- Tao không lạnh, mày lạnh thì có!

Phụng không ngẩng lên, cô nhìn chăm chăm vào túi áo Quyền, nơi có tay cô và cả tay Quyền trong đó.

Ừ thì Phụng lạnh đấy. Nhưng, giờ ấm rồi còn đâu...

Phụng cười, cô nhìn trời, tối tối thế này mưa còn lâu mới tạnh. Rồi lại nhìn Quyền, tóc đầu đinh ba phân câng cấc thế thôi nhưng cũng rất biết quan tâm người khác.

- Hay bẻ lá chuối che đầu về nhé? Chứ đợi tạnh có mà đến sáng mai. - Quyền vừa nói vừa đưa tay xoắn chỗ cuống một lá chuối già còn nguyên vẹn mọc ở gần gốc.

- Ừ, vậy cũng được. - Phụng tán thành.

Quyền đưa lá chuối cho Phụng cầm rồi khom người, nói:

- Lên đi tao cõng

- Mấy tuổi rồi mà còn để mày cõng… - Nói xong Phụng chợt nhớ đợt bão cô cũng để cho Chức cõng.

- Mày ngu lắm, chân tao có ủng đỡ trơn, mày đi dép nhựa ngã dập mặt ra chứ chả giỡn.

Phụng nhìn chằm chằm vào cái lưng gầy còm, qua vài ba lớp áo rồi mà xương sống vẫn nhô lên, khác hẳn tấm lưng rộng và vững chãi của Chức.

Quyền sốt ruột, cậu với tay nắm lấy bàn tay lạnh lẽo của Phụng choàng lên cổ mình, dọa:

- Nhanh lên, không tao về trước bây giờ, đường này lắm ao chuông nên tối nhiều ma lắm đấy!

Vừa dứt lời đã thấy lưng mình nằng nặng. Quyền bật cười, xong bĩu môi:

Thấy rồi mà còn sợ, đúng là đồ nhát cáy.

Phụng ôm chặt cổ Quyền, dẩu môi đáp:

- Xì, mạnh mồm, chả biết lúc thấy đứa nào sợ tè ra quần.



Cứ thế suốt đoạn đường về nhà, hai đứa thi nhau lôi bao nhiêu là chuyện từ thời nào ra để xem đứa nào mới là đồ nhát cáy. Đến nỗi mưa tạnh hẳn cũng chẳng đứa nào nhận ra. Mãi đến khi gió nổi lên, thổi cái lạnh kèm theo hơi nước thấm vào da thịt thì Phụng với Quyền mới rùng mình, ngẩng lên nhìn trời.

- Ơ, tạnh mưa rồi mày ạ!

Phụng tụt xuốn, tự bẹo hai má lạnh ngắt của mình.

- Đội vào đi! – Quyền chụp mũ len của mình lên đầu Phụng rồi kéo sụp đến tận mắt.

- Hừ, mày không lạnh à? – Phụng đẩy vành mũ lên cao một chút, run rẩy hỏi.

Quyền nắm chặt tay, cố gắng nói rành mạch:

- Không, tao đâu yếu như mày.

Phụng liếc Quyền một cái, nhưng chẳng phải vì bực mình. Cô bám lấy cánh tay Quyền, đường vẫn còn ướt nên trơn lắm.

- Về thôi!

- Ừ.

- Năm nay lạnh gớm!

Mấy con trâu mình mẩy lấm lem bùn quanh quẩn cạnh cọc gỗ, nghe thế giương đôi mắt to tròn nhìn đôi bạn trẻ, ợm ờ kêu vài tiếng đồng tình. Còn lũ gà thì chỉ ru rú trong chuồng trốn lạnh. Đến cả con Vàng nhà dì Tiến cũng lười biếng, trốn vào nằm trong nhà,chỉ thò độc cái mõm ướt ra ngoài như bảo nó vẫn đang canh nhà đấy, đừng có mà léng phéng.



Độ tháng nay, xưởng Gốm không hoạt động nhiều. Ba bốn mẻ gốm đã nung xong vẫn chất đầy trong kho, người ta vẫn chưa đến lấy. Bác Cả không dám nhập thêm đất sét về ủ nữa, bởi tiền đất sét đợt rồi hẵng còn khất người ta. Tính ra cũng khất dăm ba tháng rồi, tuy họ không nhắc nhưng mình tự thấy ngại.

Ngại cũng chỉ cúi mặt nếu có vô tình gặp họ ngoài đường, chứ cũng chẳng biết gì hơn. Nói dại, ngộ nhỡ người ta không lấy hàng, thì đống gốm ấy biết tính sao? Tiền đâu mà trả nợ đất, nợ củi?

Bác Cả rê điếu thuốc lại gần mồm, rít mạnh rồi phà khói, mắt nheo lại đăm chiêu:

- Mấy nay có một đơn hàng, khách là một ông cụ giàu nứt đố đổ vách, có sở thích sưu tầm gốm quý. Nhưng, lại là thứ mà chúng ta chưa từng làm bao giờ: gốm men hoa đào.

Cô Sương mơ màng nhớ lại lời bà ngoại cô kể. Làng Láng trước đây vốn là nơi sản xuất ra các vật dụng tinh xảo bậc nhất, phục vụ cho tầng lớp vương giả, quan lại trong triều. Về sau, không hiểu sao lại thất truyền, chỉ còn làm ra những đồ dùng thô mộc hàng ngày.

- Men hoa đào, cái đó chẳng phải từng thử rất nhiều lần rồi sao? - Cô Sương thở dài. – Nhưng có lần nào thành công đâu?

Bác Cả đặt điếu thuốc lào sang bên cạnh, nghiêm túc nói:

- Tôi nghĩ có thể do chúng ta quá nôn nóng, lần này phải nghiên cứu kĩ lại. Đơn hàng này mà làm được, biết đâu xưởng gốm sẽ huy hoàng trở lại.

- Rồi mọi người sẽ chẳng phải làm lu, vại bình thường nữa?

- Phải!

- Nhưng nếu không được?

- Hừm…

Bác Cả nhìn vào hoang mang trong mắt cô Sương, nhỏ giọng đáp:

- Thì sẽ chấp nhận để nó tàn lụi. Chúng ta cũng đã cố gắng hết sức có thể rồi.

- Lụi thì lụi, không làm cũng sẽ lụi. – Tiếng bác Cần sang sảng vọng vào.

Bác Cần sấn tới trước mặt cô Sương và bác Cả, hùng hổ nói:

- Tôi xin nói trước là tôi làm, bác Đại không làm thì kệ bác ấy.

- Cậu cứ bình tĩnh ngồi xuống đã. – Bác Cả ôn tồn bảo. – Mình cậu cũng không thể làm được gì…

- Tôi sốt ruột chết được bác à… rồi đến phá xưởng, cắt đất bán trả nợ thôi. – Bác Cần vò đầu, nói như mếu.

Cả cô Sương lẫn bác Cả đều lặng người nhớ lại cảnh hoang tàn đổ nát mươi năm trước. Khi gốm không nơi tiêu thụ phải đập bỏ hết. Những mảnh gốm vỡ vụn mà ai nấy tưởng như từng thớ thịt trên người mình bị xẻo đi, đau cắt tim.

- Bác Đại đi từ hôm nào ấy nhỉ?

- Từ hôm kia anh ạ!

Bác Cần nghĩ một lúc mới quay qua nói bác Cả:

- Đợi bác ấy về xem bên kia người ta trả lời làm sao rồi mình tính tiếp.

Bác Cả gật gù:

- Cũng chỉ biết vậy còn không thì…

- Còn không thì phải liều một phen.

Không ai bảo ai, từng tiếng thở dài não lòng lần lượt vang lên dưới trời chiều nhiều mây u ám. Những đôi mắt già nua đều hướng về nơi xa xăm nào đó những mong tìm hi vọng, tương lai cho xưởng Gốm, và cho chính mình.



Không được xem mọi người làm gốm, Phụng cũng thấy nhớ. Xẩm tối, Phụng tròng thêm áo tơi bên ngoài áo ấm, cầm đèn đi bộ ra khu lò nung. Thường xưởng không nung gốm vào tháng lạnh, nhưng có dạo đơn hàng nhiều, lò đỏ lửa quanh năm. Khi ấy đám con nít choai choai chả ai bảo ai, đứa canh lò hay không canh cũng đều tụ tập cả ở đây, vừa ấm vừa vui. Có đứa còn mang theo cả bộ tam cúc, cứ bốn đứa một chụm lại, chia nhau những lá bài đen đỏ, cười um khi trong tay có “ngũ tử”, “tứ tử”, và buồn thiu khi phải rút bài dập bớt.

Vù… vù…

Phụng dừng chân, cô đưa đèn rọi xung quanh. Gió lùa qua những khoảng trống thông gió trên lò, rít lên thê lương. Phụng xốc lại áo tơi rồi đi tiếp. Thăm đủ năm lò cô mới trở về. Trên đường về cô đi ngang qua chỗ bể ngâm, nhìn xuống đáy bể trống hoác lạnh lẽo bỗng thấy buồn buồn. Thường bể chẳng bao giờ vơi đất.

Đặt đèn dưới chân, Phụng lúi húi tra chìa khóa vào ổ, cô định vào kho xem đồ gốm trong đấy thế nào.

Phụng nhón chân móc đèn lên móc sắt trên cột, lần mò giữa các hàng chum vại chất cao ngất ngưởng. Ôi chao, lạnh! Phụng nhìn sơ một lượt rồi vội cầm đèn trở ra. Cô phải về thôi, lỡ đâu bà giật mình không thấy cô, lại hoảng.



Đống rơm chất trước sân nhà dì Tiến vơi trông thấy, do Phụng xin một ít để lót cho lợn nằm. Hai con lợn mũm mĩm mới nuôi độ dăm ngày trừ lúc ăn cám, còn đâu toàn rúc vào rơm rạ, trưng cái mặt lờ đờ buồn ngủ ra. Hôm nay cô thịt gà, con gà bị rù trước sau cũng chết, bà bảo thôi hóa kiếp cho nó sớm, chứ chữa thuốc vào thịt đắng chả ăn được.

Gà bệnh nên thịt cũng chẳng có bao nhiêu, toàn xương và da. Cô hầm lấy nồi cháo cho cả dì Tiến và thằng cu con ăn. Thằng cu con đã biết đi lững chững, biết nói bi bô vài từ, trông rất đáng yêu.

Vì không có việc ở xưởng gốm nên thời gian rảnh của Phụng nhiều lên. Cô xin quá giang mấy cô bác lên chợ huyện, mua về một cây mận con để trồng trước nhà. Cây mận cao chưa đến cổ cô, nhưng vài năm nữa nó sẽ vượt qua nóc nhà, kiêu hãnh khoe những bông hoa trắng muốt thơm Cô vẫn nhớ mãi cái ngày chớm xuân, bố đi chợ huyện mang về một cành mận già, trên đấy chi chít những bông hoa trắng tinh khôi, giản dị đến nao lòng. Phụng cứ quẩn quanh chơi cạnh lọ hoa trên bàn, cho đến khi chúng tàn úa và rụng hết.

Chức cũng thích màu trắng, nhưng là màu trắng của hoa sưa. Trong thư anh viết về, anh kể rằng hoa sưa đẹp lắm, trắng giản dị và có mùi thơm ngọt lịm. Phụng hỏi anh thấy rồi à thì Chức bảo chưa, giáp hè hoa mới nở. Phụng cười, thế mà anh nói như thật.

Mỗi tháng Phụng đều nhận được một lá thư dày cộm. Thói quen chờ thư của cô theo đó trở lại. Khi tiếng chuông leng keng và tiếng hát trong veo của bọn trẻ ùa đến, Phụng sẽ bỏ tất cả việc đang làm mà chạy ra nhận thư.

Một phong thư thường là mấy tờ giấy vở, giấy đôi đàng hoàng. Mỗi khi biết được cái gì mới mẻ, điều gì hay ho Chức lại biên vào thư như kiểu viết nhật kí. Thành ra những câu chữ không được chắp nối trôi chảy nhưng lại chứa đựng nhiều thông điệp, Phụng đọc chúng một cách say mê và ao ước có ngày được tận mắt chứng kiến.

Tất cả thư của Chức được Phụng cất kĩ trong tráp gỗ hình quả dưa. Phụng xòe tay ép nhẹ xấp thư xẹp xuống nhưng nó vẫn cứng đầu nằm nguyên chỗ cũ, Phụng giật mình nhận ra xấp thư đã dày hơn trước. Mong đợi của Phụng cũng dày lên theo. Cô nhớ tới lời anh nói trong bức thư trước, rằng Tết này anh sẽ về, anh còn có cả quà cho Phụng. Anh bảo quà xinh lắm, đẹp lắm… Phụng đậy nắp tráp lại, cười mơ màng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Collagen

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/8/15
Bài viết
122
Gạo
40,0
Phụng tụt xuốn, tự bẹo hai má lạnh ngắt của mình.
Xuống.
Đến cả con Vàng nhà dì Tiến cũng lười biếng, trốn vào nằm trong nhà,chỉ thò độc cái mõm ướt
Cả cô Sương lẫn bác Cả đều lặng người nhớ lại cảnh hoang tàn đổ nát mươi năm trước.
Mười.
Xẩm tối, Phụng tròng thêm áo tơi bên ngoài áo ấm, cầm đèn đi bộ ra khu lò nung.
Ý Ô muốn nói Sẩm tối: Lúc vừa mới tối.
Hay là tối xẩm: Tối không trông thấy rõ đường?
Hôm nay cô thịt gà, con gà bị rù trước sau cũng chết,
Làm thịt gà?
kiêu hãnh khoe những bông hoa trắng muốt thơm Cô vẫn
Tự nhiên viết bông vậy?
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
9.1

Mưa thu tí tách rơi, từng hạt li ti bám lên đầu tóc, lên cả lớp áo dạ tím lịm của Phụng. Cô đan ngón tay vào nhau đưa lên che đầu, nheo mắt nhìn Quyền. Cậu còn bận ngó quanh quất xem có chỗ trú không, rồi bất chợt kéo tay Phụng chạy lại bụi chuối gần đó.

Quyền dường như đã cao hơn trước nên chỉ cần một cái với tay cũng vin được mấy tàu lá chuối nguyên vẹn đang rung rinh ở trên cao thấp xuống (một) chút, vừa đủ che cho Phụng. Còn cậu đứng chắn ở phía trước, chắn mưa và chắn (cả) gió.

Mưa rớt lên mặt trơn láng của lá chuối chẳng đọng lại được lâu nên vội kết tụ với nhau thành giọt nước bự hơn, lăn cả xuống dưới. Mảnh vải chỗ vai Quyền vì thế dần thẫm màu hơn. Nhưng Quyền chẳng cảm thấy gì cả, cậu cười rất tươi.=> Tách ra chi làm câu văn nó cụt lủn thế mụ?

Phụng ngẩn người nhìn đôi mắt đen láy trong veo đang híp lại, cong như trăng lưỡi liềm. Bất giác đặt tay lên vai cậu, ngón tay đụng nước lạnh theo phản xạ hơi co lại. => Chỗ này kì vậy mụ? rõ ràng Phụng và Quyền tìm chỗ trú mưa chứng tở tay Phụng nhất định cũng đã ướt sao lại giật mình khi chạm vào nước trên vai Quyền? Cô mở to mắt nhìn Quyền, chưa kịp nói thì Quyền đã nâng bím tóc dài còn vương mùi hoa bưởi lên, cười bảo:

- Mày bện tóc xinh hẳn ra Phụng ạ.

- Hả?

- ...

- ...

Phụng bối rối nhìn ra vệ cỏ ven đường, nơi còn sót lại mấy bông cúc dại trắng xoá lẫn cả vào mưa, nhưng Quyền lại cười. Rồi không hiểu nghĩ gì mà cô có can đảm nắm chặt vai Quyền, kéo cậu sát về phía mình.

- Xích vào đây, ướt hết rồi kìa, lạnh chết cho coi.

Nói xong thấy cũng kì kì sao đó nên cô liền cúi mặt. Xấu hổ càng thêm xấu hổ, hai gò má đỏ ửng.

Quyền tủm tỉm cười, cầm lấy bàn tay lạnh ngắt trên vai cậu kéo xuống, đem bỏ vào túi áo rộng của mình, rồi giữ rịt lấy, bảo:

- Tao không lạnh, mày lạnh thì có!

Phụng không ngẩng lên, cô nhìn chăm chăm vào túi áo Quyền, nơi có tay cô và cả tay Quyền trong đó.

Ừ thì Phụng lạnh đấy. Nhưng, giờ ấm rồi còn đâu...

Phụng cười, cô nhìn trời, tối tối thế này mưa còn lâu mới tạnh. Rồi lại nhìn Quyền, tóc đầu đinh ba phân câng cấc thế thôi nhưng cũng rất biết quan tâm người khác.

- Hay bẻ lá chuối che đầu về nhé? Chứ đợi tạnh có mà đến sáng mai. - Quyền vừa nói vừa đưa tay xoắn chỗ cuống một lá chuối già còn nguyên vẹn mọc ở gần gốc.

- Ừ, vậy cũng được. - Phụng tán thành.

Quyền đưa lá chuối cho Phụng cầm rồi khom người, nói:

- Lên đi tao cõng

- Mấy tuổi rồi mà còn để mày cõng… - Nói xong Phụng chợt nhớ đợt bão cô cũng để cho Chức cõng.

- Mày ngu lắm, chân tao có ủng đỡ trơn, mày đi dép nhựa ngã dập mặt ra chứ chả giỡn.

Phụng nhìn chằm chằm vào cái lưng gầy còm, qua vài ba lớp áo rồi mà xương sống vẫn nhô lên, khác hẳn tấm lưng rộng và vững chãi của Chức.

Quyền sốt ruột, cậu với tay nắm lấy bàn tay lạnh lẽo của Phụng choàng lên cổ mình, dọa:

- Nhanh lên, không tao về trước bây giờ, đường này lắm ao chuông nên tối nhiều ma lắm đấy!

Vừa dứt lời đã thấy lưng mình nằng nặng. Quyền bật cười, xong bĩu môi:

Thấy rồi mà còn sợ, đúng là đồ nhát cáy.

Phụng ôm chặt cổ Quyền, dẩu môi đáp:

- Xì, mạnh mồm, chả biết lúc thấy đứa nào sợ tè ra quần.



Cứ thế suốt đoạn đường về nhà, hai đứa thi nhau lôi bao nhiêu là chuyện từ thời nào ra để xem đứa nào mới là đồ nhát cáy. Đến nỗi mưa tạnh hẳn cũng chẳng đứa nào nhận ra. Mãi đến khi gió nổi lên, thổi cái lạnh kèm theo hơi nước thấm vào da thịt thì Phụng với Quyền mới rùng mình, ngẩng lên nhìn trời.

- Ơ, tạnh mưa rồi mày ạ!

Phụng tụt xuống, tự bẹo hai má lạnh ngắt của mình.

- Đội vào đi! – Quyền chụp mũ len của mình lên đầu Phụng rồi kéo sụp đến tận mắt.

- Hừ, mày không lạnh à? – Phụng đẩy vành mũ lên cao một chút, run rẩy hỏi.

Quyền nắm chặt tay, cố gắng nói rành mạch:

- Không, tao đâu yếu như mày.

Phụng liếc Quyền một cái, nhưng chẳng phải vì bực mình. Cô bám lấy cánh tay Quyền, đường vẫn còn ướt nên trơn lắm.

- Về thôi!

- Ừ.

- Năm nay lạnh gớm!

Mấy con trâu mình mẩy lấm lem bùn quanh quẩn cạnh cọc gỗ, nghe thế giương đôi mắt to tròn nhìn đôi bạn trẻ, ợm ờ kêu vài tiếng đồng tình. Còn lũ gà thì chỉ ru rú trong chuồng trốn lạnh. Đến cả con Vàng nhà dì Tiến cũng lười biếng, trốn vào nằm trong nhà,chỉ thò độc cái mõm ướt ra ngoài như bảo nó vẫn đang canh nhà đấy, đừng có mà léng phéng.



Độ tháng nay, xưởng Gốm không hoạt động nhiều. Ba bốn mẻ gốm đã nung xong vẫn chất đầy trong kho, người ta vẫn chưa đến lấy. Bác Cả không dám nhập thêm đất sét về ủ nữa, bởi tiền đất sét đợt rồi hẵng còn khất người ta. Tính ra cũng khất dăm ba tháng rồi, tuy họ không nhắc nhưng mình tự thấy ngại.

Ngại cũng chỉ cúi mặt nếu có vô tình gặp họ ngoài đường, chứ cũng chẳng biết gì hơn. Nói dại, ngộ nhỡ người ta không lấy hàng, thì đống gốm ấy biết tính sao? Tiền đâu mà trả nợ đất, nợ củi?

Bác Cả rê điếu thuốc lại gần mồm, rít mạnh rồi phà khói, mắt nheo lại đăm chiêu:

- Mấy nay có một đơn hàng, đặt bộ chậu tứ linh ngang hai cao một. Cậu Cần và cậu Đại đang lưỡng lự.

Cô Sương mơ màng nghĩ lại mười mấy năm về trước. Khi ấy xưởng Gốm còn hưng thịnh, những bộ chậu kích thước thế này chẳng nhằm nhò gì. Chậu ra lò hoàn hảo đến nỗi nung phòng hờ ba cái mỗi loại nhưng đến lúc dỡ lò thì được hẳn cả ba…

- Em thì không làm được rồi, thợ cả chỉ còn mỗi anh Cần… - Cô Sương thở dài.

Bác Cả đặt điếu thuốc lào sang bên cạnh, nghiêm túc nói:

- Tôi nghĩ nếu đơn hàng này mà làm được, biết đâu xưởng gốm sẽ huy hoàng trở lại.

- Rồi mọi người sẽ chẳng phải làm lu, vại bình thường nữa?

- Phải!

- Nhưng nếu không được?

- Hừm…

Bác Cả nhìn vào hoang mang trong mắt cô Sương, nhỏ giọng đáp:

- Thì sẽ tàn lụi.

- Lụi thì lụi, không làm cũng sẽ lụi. – Tiếng bác Cần sang sảng vọng vào.

Bác Cần sấn tới trước mặt cô Sương và bác Cả, hùng hổ nói:

- Tôi xin nói trước là tôi làm, bác Đại không làm thì kệ bác ấy.

- Cậu cứ bình tĩnh ngồi xuống đã. – Bác Cả ôn tồn bảo.

- Tôi sốt ruột chết được bác à… rồi đến phá xưởng, cắt đất bán trả nợ thôi. – Bác Cần vò đầu, nói như mếu.

Cả cô Sương lẫn bác Cả đều lặng người nhớ lại cảnh hoang tàn đổ nát mươi năm trước. Khi gốm không nơi tiêu thụ phải đập bỏ hết. Những mảnh gốm vỡ vụn mà ai nấy tưởng như từng thớ thịt trên người mình bị xẻo đi, đau cắt tim.

- Bác Đại đi từ hôm nào ấy nhỉ?

- Từ hôm kia anh ạ!

Bác Cần nghĩ một lúc mới quay qua nói bác Cả:

- Đợi bác ấy về xem bên kia người ta trả lời làm sao rồi mình tính tiếp.

Bác Cả gật gù:

- Cũng chỉ biết vậy còn không thì…

- Còn không thì phải liều một phen.

Không ai bảo ai, từng tiếng thở dài não lòng lần lượt vang lên dưới trời chiều nhiều mây u ám. Những đôi mắt già nua đều hướng về nơi xa xăm nào đó những mong tìm hi vọng, tương lai cho xưởng Gốm, và cho chính mình.



Không được xem mọi người làm gốm, Phụng cũng thấy nhớ. Xẩm tối, Phụng tròng thêm áo tơi bên ngoài áo ấm, cầm đèn đi bộ ra khu lò nung. Thường xưởng không nung gốm vào tháng lạnh, nhưng có dạo đơn hàng nhiều, lò đỏ lửa quanh năm. Khi ấy đám con nít choai choai chả ai bảo ai, đứa canh lò hay không canh cũng đều tụ tập cả ở đây, vừa ấm vừa vui. Có đứa còn mang theo cả bộ tam cúc, cứ bốn đứa một chụm lại, chia nhau những lá bài đen đỏ, cười um khi trong tay có “ngũ tử”, “tứ tử”, và buồn thiu khi phải rút bài dập bớt.

Vù… vù…

Phụng dừng chân, cô đưa đèn rọi xung quanh. Gió lùa qua những khoảng trống thông gió trên lò, rít lên thê lương. Phụng xốc lại áo tơi rồi đi tiếp. Thăm đủ năm lò cô mới trở về. Trên đường về cô đi ngang qua chỗ bể ngâm, nhìn xuống đáy bể trống hoác lạnh lẽo bỗng thấy buồn buồn. Thường bể chẳng bao giờ vơi đất.

Đặt đèn dưới chân, Phụng lúi húi tra chìa khóa vào ổ, cô định vào kho xem đồ gốm trong đấy thế nào.

Phụng nhón chân móc đèn lên móc sắt trên cột, lần mò giữa các hàng chum vại chất cao ngất ngưởng. Ôi chao, lạnh! Phụng nhìn sơ một lượt rồi vội cầm đèn trở ra. Cô phải về thôi, lỡ đâu bà giật mình không thấy cô, lại hoảng.



Đống rơm chất trước sân nhà dì Tiến vơi trông thấy, do Phụng xin một ít để lót cho lợn nằm. Hai con lợn mũm mĩm mới nuôi độ dăm ngày trừ lúc ăn cám, còn đâu toàn rúc vào rơm rạ, trưng cái mặt lờ đờ buồn ngủ ra. Hôm nay cô thịt gà, con gà bị rù trước sau cũng chết, bà bảo thôi hóa kiếp cho nó sớm, chứ chữa thuốc vào thịt đắng chả ăn được.

Gà bệnh nên thịt cũng chẳng có bao nhiêu, toàn xương và da. Cô hầm lấy nồi cháo cho cả dì Tiến và thằng cu con ăn. Thằng cu con đã biết đi lững chững, biết nói bi bô vài từ, trông rất đáng yêu.

Vì không có việc ở xưởng gốm nên thời gian rảnh của Phụng nhiều lên. Cô xin quá giang mấy cô bác lên chợ huyện, mua về một cây mận con để trồng trước nhà. Cây mận cao chưa đến cổ cô, nhưng vài năm nữa nó sẽ vượt qua nóc nhà, kiêu hãnh khoe những bông hoa trắng muốt. Cô vẫn nhớ mãi cái ngày chớm xuân, bố đi chợ huyện mang về một cành mận già, trên đấy chi chít những bông hoa trắng tinh khôi, giản dị đến nao lòng. Phụng cứ quẩn quanh chơi cạnh lọ hoa trên bàn, cho đến khi chúng tàn úa và rụng hết.

Chức cũng thích màu trắng, nhưng là màu trắng của hoa sưa. Trong thư anh viết về, anh kể rằng hoa sưa đẹp lắm, trắng giản dị và có mùi thơm ngọt lịm. Phụng hỏi anh thấy rồi à thì Chức bảo chưa, anh nhìn chúng trong sách, giáp hè hoa mới nở.

Mỗi tháng Phụng đều nhận được một lá thư dày cộm. Thói quen chờ thư của cô theo đó trở lại.

Khi tiếng chuông leng keng và tiếng hát trong veo của bọn trẻ ùa đến, Phụng sẽ bỏ tất cả việc đang làm mà chạy ra nhận thư.

Một phong thư thường là mấy tờ giấy vở, giấy đôi đàng hoàng. Mỗi khi biết được cái gì mới mẻ, điều gì hay ho Chức lại biên vào thư như kiểu viết nhật kí. Thành ra những câu chữ không được chắp nối trôi chảy nhưng lại chứa đựng nhiều thông điệp, Phụng đọc chúng một cách say mê và ao ước có ngày được tận mắt chứng kiến.

Tất cả thư của Chức được Phụng cất kĩ trong tráp gỗ hình quả dưa. Phụng xòe tay ép nhẹ xấp thư xẹp xuống nhưng nó vẫn cứng đầu nằm nguyên chỗ cũ, Phụng giật mình nhận ra xấp thư đã dày hơn trước. Mong đợi của Phụng cũng dày lên theo. Cô nhớ tới lời anh nói trong bức thơ trước, rằng Tết này anh sẽ về, anh còn có cả quà cho Phụng. Anh bảo quà xinh lắm, đẹp lắm… Phụng đậy nắp tráp lại, cười mơ màng.
 

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Thấy rồi mà còn sợ, đúng là đồ nhát cáy.
Đây là câu thoại hả chị? Sao em hổng thấy cái dấu gạch ngang vậy kà? :-/

Đọc chương này của chị em khoái khoái đoạn trú mưa của Quyền với Phụng :3, tình "củm" quá =))=)).
- Mày ngu lắm, chân tao có ủng đỡ trơn, mày đi dép nhựa ngã dập mặt ra chứ chả giỡn.
Không biết cuối cùng Phụng sẽ về với ai chị nhỉ :3 :3?
 
Bên trên