9.2
Bờ vai Phụng bị ai đó lay mạnh, tuy không đau nhưng đủ khiến cô choàng tỉnh. Hôm nay chủ nhật, không phải đi học, cộng thêm đêm qua thức khuya nên sáng Phụng định ngủ nướng thêm một chút.
Bà Tỉnh mặt đầy lo lắng, luống cuống kéo Phụng ra khỏi giường trong khi cô vẫn đang đưa tay dụi mắt. Lúc này Phụng mới để ý đến tiếng người lao xao trước cổng, không phải cổng nhà cô mà là cổng nhà dì Tiến. Phụng ngay lập tức trở nên tỉnh táo, cô nhận ra vì sao bà lại vội vã gọi cô dậy như thế. Phụng bảo bà đứng đấy rồi băng tắt qua hàng rào cây lùn xủn ngăn giữa hai nhà, dáo dác tìm dì Tiến. Lẫn trong tiếng chửi tru tréo và tiếng ồn ào phụ họa từ đám đông, Phụng nghe thấy tiếng thút thít rất khẽ của dì.
Dì ngồi bệt dưới đất, khuất sau chân mấy người đàn bà béo ục ịch khác, mái tóc đen bóng thường ngày xổ cả ra, xơ xác và rối bù, một ít nằm gọn trong tay bác Nàn, vợ bác Đại.
- Á à con nặc nô, mày rù quến con bà để nó gánh cái của nợ nhà mày à?
Phụng ngước mắt, lướt qua hết đám người nhiều chuyện ở đây, những cái miệng đủ khuôn hình đua nhau mấp máy, người nói to người nói nhỏ, cô không nghe được hết. Bỗng dưng cô thấy lạnh người, cái cảnh này sao quen quá.
- Cái thứ sát chồng, mày muốn hại chết con bà nữa phỏng? – Bác Nàn miệng chửi, còn tay thì túm tóc dì siết chặt rồi vặn xoắn kéo thẳng lên.
Dì Tiến chắc hẳn đau lắm, dì hơi nhấc mông nương theo chiều tay của bác Nàn, mặt giấu sau mái tóc xõa, năm ngón tay xương xẩu run run đưa lên, nửa như muốn cầu xin, nửa như muốn gỡ bàn tay múp míp khỏe mạnh kia ra. Nhưng rồi không rõ sợ hãi điều gì, lại vội vàng thu tay xuống, buỗng thõng trên nền đất lạnh, cam chịu.
Phụng mím chặt môi, đông người thế nhưng chẳng ai giúp dì can người đàn bà kia cả.
- Bác bỏ tay ra, sao bác lại bắt nạt dì Tiến?
Phụng dùng cả hai tay để giữ lấy bàn tay hộ pháp đang định xoắn tóc dì nhấc lên lần nữa, giận dữ nhìn thẳng mặt bác Nàn.
Bác Đại gái thấy thế, liền dùng nốt bàn tay rảnh rỗi đang chống nạnh kia mà túm lấy tóc Phụng giật cô ngã ngửa về sau, cất giọng the thé:
- Á à, con ranh con, gần mực thì đen gần đèn thì rạng, mày lớn lên rồi cũng giống dì mày thôi, một con đĩ già, một con đĩ non…
Phụng ngã đập lưng xuống nền đất, cơn đau chạy dọc xuơng sống túa lên thái dương, sém nữa bật khóc. Nhưng một chữ đĩ hai chữ đĩ cay độc khiến cô quên cả đau, bật dậy như con lật đật, tức nước vỡ bờ, gân cổ lên cãi:
- Bác bảo ai là đĩ? Bác thấy dì làm đĩ bao giờ? Bác thấy cháu làm đĩ bao giờ? Bác quá đáng lắm!
Đến nước này thì Phụng khóc, cô hướng ra phía đám đông, chỉ tay từng người:
- Bác Kế, bác Nhung, chú Điểm, chị Nương... bình thường có chuyện đều chạy qua nhờ dì giúp, dì đều giúp mọi người. Vậy mà khi dì bị đánh, mọi người lại trơ mắt ra xem. Mấy người cũng quá đáng lắm…
Những người bị Phụng điểm tên tự nhiên nín bặt, xấu hổ nhìn nhau. Đám đông lại xì xào, người này nói nhỏ với người kia, nghe như ve sầu kêu trên các bụi nhãn vào mùa hè đổ lửa, nhức tai và khó chịu vô cùng.
Bên kia sân, thấy cháu khóc, bà Tỉnh ú ớ kêu lên, nhưng tiếng chỉ thoát ra khỏi cổ họng rồi nằm im trong miệng. Bà quẳng cả gậy, run run đi từng bước ra cổng.
- Bà kia buông Tiến ra mau!
- Mẹ, mẹ làm cái gì thế?
Hai tiếng quát lớn khiến ai cũng giật mình.
Từ trong đám đông, Tiến và Mạnh cùng lao ra với bộ mặt giận dữ tột độ. Nhưng nửa chừng thì Mạnh khựng lại, chỉ còn Tiến phăng phăng đi tới.
- Mẹ còn không buông cô ấy ra?
Anh Tiến dĩ nhiên khỏe hơn mẹ mình, gỡ được tóc của dì ra khỏi tay mẹ, ngồi xuống cạnh dì Tiến. Dì vẫn cúi gằm mặt, không dám ngẩng lên. Anh nhìn mu bàn tay ướt đẫm nước mắt bám hờ lên vai anh mà cảm tưởng như chính mình vừa trải qua cái chuyện đau đớn này. Anh Tiến xót dì một thì buồn bác Nàn mười, một bên là người anh thương, một bên là đấng sinh thành.
Bác Nàn thấy mình rơi vào thế yếu, liền ngồi phịch xuống, giãy đành đạch:
- Ối làng nước ơi, làng nước ơi, ra mà xem, nuôi ong tay áo, nuôi cho nó đủ lông đủ cánh để giờ nó đối xử với tôi thế này đây…
- Mẹ có thôi ngay không? Mẹ không cần gọi thì người ta cũng đến đông đủ rồi kia kìa. Đẹp mặt mẹ chưa? – Anh Tiến lớn tiếng nói.
- Ối giời ơi, con với cái, nó chửi vào mặt mẹ nó đây này, giời ơi… - Bác Nàn ôm mặt khóc tu tu.
- Thôi con xin mẹ, mẹ đừng làm thế nữa, xấu hổ lắm rồi. – Anh Tiến khổ sở vò đầu.
Ở một khoảng trống giữa sân, Mạnh đứng trơ trọi, không nhúc nhích, tay nắm chặt, run run, mắt ngầu đỏ nhìn chằm chằm vào những ngón tay tím tái không ngừng run rẩy của dì Tiến. Anh muốn nắm lấy những ngón tay ấy mà an ủi, mà chở che… lắm.
Nhưng, những điều ấy dì Tiến không biết, mà có biết dì cũng không để ý. Trong lòng dì chỉ có anh Tiến thôi.
Một người phụ nữ trẻ có công ruộng sát công ruộng của dì Tiến sau một lúc chần chừ, liền vào trong nhà lấy cái chăn mỏng giũ bung ra rồi quấn quanh người dì Tiến, sau đó đỡ dì vào trong nhà.
- Mẹ về đi. - Anh Tiến lúc này mới hạ giọng.
Lại có tiếng xì xào rộ lên trong đám đông, mặt ai nấy đều dè chừng nhìn anh Tiến với bác Nàn.
- Mẹ, về đi! – Anh Tiến thở dài, rồi xoay người đi vào trong.
Một bác lớn tuổi, vỗ tay gây chú ý, giọng sang sảng nói:
- Thôi giải tán, giải tán, ai về nhà nấy hết đi, hàng xóm với nhau cả rồi sau nhìn mặt nhau lại khó…
Đám đông nghe vậy cũng lũ lượt kéo nhau về. Bác Đại gái thấy mọi người đi hết, một mình mình ngồi giữa sân thì tẽn tò quá nên cũng đứng dậy, trở về tìm bác Đại trai để trút uất ức.
Mạnh cũng theo dòng người đi về, nhưng được vài bước anh lại qua trở lại, nấp sau bờ rào ngó vào trong.
Anh Tiến ôm dì ngồi trên giường, lúc này dì mới khóc thành tiếng. Dì khóc nức nở, tiếng khóc ai oán thê lương. Phụng ngồi ở cuối giường cùng bà Tỉnh, nước mắt cũng tự nhiên rơi. Anh Tiến khi thì vỗ nhẹ vai chị an ủi, khi thì lau nước mắt cho chị. Không ai nói với ai câu nào.
Trong nhà chỉ còn tiếng khóc và tiếng ơ hờ.
…
Xế trưa, sương tan và nắng lên, nhưng sự yếu ớt của nó không khiến cho không khí trở nên ấm được. Vậy là lạnh vẫn hoàn lạnh, trời cứ tôi tối, cũ cũ và mốc meo thế nào ấy, khiến tâm trạng Phụng cứ rơi xuống mãi.
Phụng ngồi lặt rau muống trước nhà, mấy nay dì Tiến không ra ngoài, nên Phụng đi chợ và nấu luôn cho dì ăn cùng. Rau muống trồng trên ao nên thân xốp và giòn, ngắt kêu tanh tách.
- Chết rồi, chết rồi Phụng ơi! - Quyền chạy xộc vào nhà, la oai oái.
- Sao thế? – Phụng ngẩng lên, tay vẫn bẻ rau muống.
- Đánh nhau to rồi?
- Ở đâu?
- Xưởng gốm! - Quyền vừa vuốt ngực vừa nói, xem chừng cậu đã chạy rất nhanh.
Tách!
Phụng sững sờ nhìn Quyền, ngọn rau muống bẻ nửa chừng tự đứt gãy rơi tõm vào chậu nước kế bên rồi chìm nghỉm.
…
- Thằng nào đòi đập gốm của bố, thằng nào? Bố mày đập chết mẹ hết chúng mày, đừng ở đấy mà bố láo mắt toét với bố! – Bác Cần huơ khúc tre khô trong tay, trừng mắt chửi.
- Mả cha cái thứ quỵt tiền còn to mồm, mày trả tiền cho bố thì bố đứng đây lắm lời với mày làm gì?
- Đ. cụ mày nói ai quỵt tiền? Ai quỵt nhà mày tiền? Hử? Hử?
Cứ thế, bên năm người bên bốn người, chửi nhau ỏm tỏi cả lên. Ai cũng lăm le gậy gộc trong tay, mặt đỏ tía tai, kiểu như sắp nhảy bổ vào choảng nhau đến nơi rồi.
Phụng nắm chặt tay Quyền, bất giác buột miệng bảo:
- Sắp đánh nhau rồi.
- Không đánh nhau đâu đừng sợ! – Quyền nói chắc nịch.
- Sao mày biết?
- Chó sủa là chó không cắn. – Quyền ra vẻ hiểu đời đáp.
Phụng há hốc miệng nhìn Quyền. Đợt xóm bắt được mấy tên trộm chó, bác Cần chửi cũng nhiều mà đập bọn ấy cũng nhiều.
- Dưng mà sao mấy cô bác này lại qua đây gây sự thế?
- Ai biết, tao chạy qua nhà mày liền nên đâu có hỏi được.
- …
Trong bốn người tới xưởng, Phụng nhận ra bác Công. Bác với xưởng là mối làm ăn lâu dài với nhau. Chắc hẳn phải có chuyện gì to tát mới kéo đến gây gổ thế này.
- Nợ sáu chuyến đất rồi, khất lần khất lữa cả nửa năm rồi, mấy người ăn cơm thì cũng cho người ta ăn cháo với chứ! – Bác Công ôn tồn nói.
- Khổ lắm. – Cô Sương lúc này mới lên tiếng. – Chúng tôi cũng bị người ta quỵt hàng bác ạ. Hàng hóa làm ra đấy nhưng họ bảo chưa đến lấy được, kho đầy. Tiền cũng không thanh toán cho chúng tôi, thì chúng tôi lấy đâu…
- Kệ mẹ mấy người nhé! Tôi không cần biết hàng hóa mấy người đi hay ở, mấy người mua đất thì phải trả tiền. Không trả tôi báo chính quyền, gông cổ hết vào tù. – Gã thanh niên với cánh tay xăm trổ trợn mắt chửi.
- Báo đi, giỏi đi báo đi, bà đây sợ chúng mày chắc. Chúng mày biết báo, bà đây không biết báo chắc. – Bác Nàn sưng xỉa thách thức.
- Địt cụ mày, mày vênh mặt với ai thế? Mày muốn vênh mặt với ông mày không? – Gã lao tới túm tóc bác Nàn dúi đầu xuống.
Bác Đại thấy vợ bị đánh, miệng chửi thề còn tay thì cầm gậy vụt tới tấp lên lưng gã thanh niên.
Chỉ chờ có thế, hai bên lập tức xông vào, gậy gộc khua loạn xạ, gậy chạm gậy thì nghe lộc cộc, gậy chạm thịt thì nghe bụp bụp… Trên trời, mây đen ùn ùn kéo đến, xem chừng sắp đổ mưa to.
Một cái chân răng còn dính máu tươi văng tới trước mặt Phụng khiến cô hoảng, siết chặt tay Quyền lùi lại.
- Sợ gì, bữa mày đánh con Hồng cũng thế này chứ mấy!
Một câu của Quyền khiến Phụng hết hoảng tức thì, cô trừng mắt với Quyền:
- Làm thế nào mà giống được?
Rồi quay qua quay lại xem có ai để ý mình không mới nói tiếp:
- Đã bảo không được nhắc đến chuyện đó rồi mà cái thằng đần.
- Hừ. – Quyền lừ mắt. – Có gan ăn trộm mà không có gan nhận.
- Có gan ăn cắp mà không có gan chịu đòn, đừng xuyên tạc.
- Trộm với cắp có khác nhau không?
- Có.
- Khác gì?
- Mày đánh vần đi.
- …
Trong lúc Phụng với Quyền tranh luận thì dân làng kéo đến ngày một đông hơn. Vài thanh niên trai tráng tuy không làm việc trong xưởng, nhưng thấy người làng mình bị đánh thì cũng xông vào.
- Chết người rồi, trời ơi, đánh chết người rồi…
Tiếng la thất thanh của người làng bên khiến Phụng giật mình. Cô xanh mặt nhìn vũng máu dưới chân bác Cần. Một thanh niên đang ôm đầu, máu từ tai người này cứ thế chảy ra.
Máu!
Phụng cúi xuống chân cột nôn khan. Quyền đã chạy ra chỗ bố từ lúc nào, dùng hết sức mà ôm chặt ông từ phía sau, không cho ông cựa quậy tay nữa.
- Can hai bên ra, trời ơi, cũng là dân lao động với nhau cả, hết tình còn nghĩa, làm chi cho thù hằn vậy trời! – Một cụ già đeo kính lão, hết lời can ngăn.
- Chuyện đâu còn có đó, đánh nhau sứt đầu mẻ trán cũng có giải quyết được gì? Chi bằng bình tĩnh ngồi lại, rồi ta nói chuyện phải quấy. – Một người khác lại khuyên nhủ.
Mọi người bắt đầu ùa vào tách hai bên ra, tước hết gậy gộc, rồi giang tay, chắn trước mặt mỗi người, không cho họ sáp lại nhau. Vũng máu tươi nhanh chóng bị đất hút xuống, khô dần và chuyển màu nâu bạc.
Không đánh được thì họ chửi. Mặt mũi, tay chân máu me, thâm tím cũng vẫn chửi. Dường như họ không biết đau là gì. Hoặc, họ đem hết nỗi đau ra để chửi. Giữa cái rét căm căm của ngày đầu đông, xưởng gốm huyên náo bởi tiếng gốm vỡ, tiếng chửi rủa và cả tiếng khóc lóc.
Phụng nhìn vài đứa trẻ núp sau lưng bố mẹ, mắt ươn ướt sợ hãi thì tự hỏi, tại sao những khuôn mặt hiền lành, những con người chất phác thô kệch thường ngày có thể bỗng chốc hóa quỷ dữ, chỉ chực xông vào xé nát nhau ra, bằng cả miệng lưỡi và chân tay thế này.
Bờ vai Phụng bị ai đó lay mạnh, tuy không đau nhưng đủ khiến cô choàng tỉnh. Hôm nay chủ nhật, không phải đi học, cộng thêm đêm qua thức khuya nên sáng Phụng định ngủ nướng thêm một chút.
Bà Tỉnh mặt đầy lo lắng, luống cuống kéo Phụng ra khỏi giường trong khi cô vẫn đang đưa tay dụi mắt. Lúc này Phụng mới để ý đến tiếng người lao xao trước cổng, không phải cổng nhà cô mà là cổng nhà dì Tiến. Phụng ngay lập tức trở nên tỉnh táo, cô nhận ra vì sao bà lại vội vã gọi cô dậy như thế. Phụng bảo bà đứng đấy rồi băng tắt qua hàng rào cây lùn xủn ngăn giữa hai nhà, dáo dác tìm dì Tiến. Lẫn trong tiếng chửi tru tréo và tiếng ồn ào phụ họa từ đám đông, Phụng nghe thấy tiếng thút thít rất khẽ của dì.
Dì ngồi bệt dưới đất, khuất sau chân mấy người đàn bà béo ục ịch khác, mái tóc đen bóng thường ngày xổ cả ra, xơ xác và rối bù, một ít nằm gọn trong tay bác Nàn, vợ bác Đại.
- Á à con nặc nô, mày rù quến con bà để nó gánh cái của nợ nhà mày à?
Phụng ngước mắt, lướt qua hết đám người nhiều chuyện ở đây, những cái miệng đủ khuôn hình đua nhau mấp máy, người nói to người nói nhỏ, cô không nghe được hết. Bỗng dưng cô thấy lạnh người, cái cảnh này sao quen quá.
- Cái thứ sát chồng, mày muốn hại chết con bà nữa phỏng? – Bác Nàn miệng chửi, còn tay thì túm tóc dì siết chặt rồi vặn xoắn kéo thẳng lên.
Dì Tiến chắc hẳn đau lắm, dì hơi nhấc mông nương theo chiều tay của bác Nàn, mặt giấu sau mái tóc xõa, năm ngón tay xương xẩu run run đưa lên, nửa như muốn cầu xin, nửa như muốn gỡ bàn tay múp míp khỏe mạnh kia ra. Nhưng rồi không rõ sợ hãi điều gì, lại vội vàng thu tay xuống, buỗng thõng trên nền đất lạnh, cam chịu.
Phụng mím chặt môi, đông người thế nhưng chẳng ai giúp dì can người đàn bà kia cả.
- Bác bỏ tay ra, sao bác lại bắt nạt dì Tiến?
Phụng dùng cả hai tay để giữ lấy bàn tay hộ pháp đang định xoắn tóc dì nhấc lên lần nữa, giận dữ nhìn thẳng mặt bác Nàn.
Bác Đại gái thấy thế, liền dùng nốt bàn tay rảnh rỗi đang chống nạnh kia mà túm lấy tóc Phụng giật cô ngã ngửa về sau, cất giọng the thé:
- Á à, con ranh con, gần mực thì đen gần đèn thì rạng, mày lớn lên rồi cũng giống dì mày thôi, một con đĩ già, một con đĩ non…
Phụng ngã đập lưng xuống nền đất, cơn đau chạy dọc xuơng sống túa lên thái dương, sém nữa bật khóc. Nhưng một chữ đĩ hai chữ đĩ cay độc khiến cô quên cả đau, bật dậy như con lật đật, tức nước vỡ bờ, gân cổ lên cãi:
- Bác bảo ai là đĩ? Bác thấy dì làm đĩ bao giờ? Bác thấy cháu làm đĩ bao giờ? Bác quá đáng lắm!
Đến nước này thì Phụng khóc, cô hướng ra phía đám đông, chỉ tay từng người:
- Bác Kế, bác Nhung, chú Điểm, chị Nương... bình thường có chuyện đều chạy qua nhờ dì giúp, dì đều giúp mọi người. Vậy mà khi dì bị đánh, mọi người lại trơ mắt ra xem. Mấy người cũng quá đáng lắm…
Những người bị Phụng điểm tên tự nhiên nín bặt, xấu hổ nhìn nhau. Đám đông lại xì xào, người này nói nhỏ với người kia, nghe như ve sầu kêu trên các bụi nhãn vào mùa hè đổ lửa, nhức tai và khó chịu vô cùng.
Bên kia sân, thấy cháu khóc, bà Tỉnh ú ớ kêu lên, nhưng tiếng chỉ thoát ra khỏi cổ họng rồi nằm im trong miệng. Bà quẳng cả gậy, run run đi từng bước ra cổng.
- Bà kia buông Tiến ra mau!
- Mẹ, mẹ làm cái gì thế?
Hai tiếng quát lớn khiến ai cũng giật mình.
Từ trong đám đông, Tiến và Mạnh cùng lao ra với bộ mặt giận dữ tột độ. Nhưng nửa chừng thì Mạnh khựng lại, chỉ còn Tiến phăng phăng đi tới.
- Mẹ còn không buông cô ấy ra?
Anh Tiến dĩ nhiên khỏe hơn mẹ mình, gỡ được tóc của dì ra khỏi tay mẹ, ngồi xuống cạnh dì Tiến. Dì vẫn cúi gằm mặt, không dám ngẩng lên. Anh nhìn mu bàn tay ướt đẫm nước mắt bám hờ lên vai anh mà cảm tưởng như chính mình vừa trải qua cái chuyện đau đớn này. Anh Tiến xót dì một thì buồn bác Nàn mười, một bên là người anh thương, một bên là đấng sinh thành.
Bác Nàn thấy mình rơi vào thế yếu, liền ngồi phịch xuống, giãy đành đạch:
- Ối làng nước ơi, làng nước ơi, ra mà xem, nuôi ong tay áo, nuôi cho nó đủ lông đủ cánh để giờ nó đối xử với tôi thế này đây…
- Mẹ có thôi ngay không? Mẹ không cần gọi thì người ta cũng đến đông đủ rồi kia kìa. Đẹp mặt mẹ chưa? – Anh Tiến lớn tiếng nói.
- Ối giời ơi, con với cái, nó chửi vào mặt mẹ nó đây này, giời ơi… - Bác Nàn ôm mặt khóc tu tu.
- Thôi con xin mẹ, mẹ đừng làm thế nữa, xấu hổ lắm rồi. – Anh Tiến khổ sở vò đầu.
Ở một khoảng trống giữa sân, Mạnh đứng trơ trọi, không nhúc nhích, tay nắm chặt, run run, mắt ngầu đỏ nhìn chằm chằm vào những ngón tay tím tái không ngừng run rẩy của dì Tiến. Anh muốn nắm lấy những ngón tay ấy mà an ủi, mà chở che… lắm.
Nhưng, những điều ấy dì Tiến không biết, mà có biết dì cũng không để ý. Trong lòng dì chỉ có anh Tiến thôi.
Một người phụ nữ trẻ có công ruộng sát công ruộng của dì Tiến sau một lúc chần chừ, liền vào trong nhà lấy cái chăn mỏng giũ bung ra rồi quấn quanh người dì Tiến, sau đó đỡ dì vào trong nhà.
- Mẹ về đi. - Anh Tiến lúc này mới hạ giọng.
Lại có tiếng xì xào rộ lên trong đám đông, mặt ai nấy đều dè chừng nhìn anh Tiến với bác Nàn.
- Mẹ, về đi! – Anh Tiến thở dài, rồi xoay người đi vào trong.
Một bác lớn tuổi, vỗ tay gây chú ý, giọng sang sảng nói:
- Thôi giải tán, giải tán, ai về nhà nấy hết đi, hàng xóm với nhau cả rồi sau nhìn mặt nhau lại khó…
Đám đông nghe vậy cũng lũ lượt kéo nhau về. Bác Đại gái thấy mọi người đi hết, một mình mình ngồi giữa sân thì tẽn tò quá nên cũng đứng dậy, trở về tìm bác Đại trai để trút uất ức.
Mạnh cũng theo dòng người đi về, nhưng được vài bước anh lại qua trở lại, nấp sau bờ rào ngó vào trong.
Anh Tiến ôm dì ngồi trên giường, lúc này dì mới khóc thành tiếng. Dì khóc nức nở, tiếng khóc ai oán thê lương. Phụng ngồi ở cuối giường cùng bà Tỉnh, nước mắt cũng tự nhiên rơi. Anh Tiến khi thì vỗ nhẹ vai chị an ủi, khi thì lau nước mắt cho chị. Không ai nói với ai câu nào.
Trong nhà chỉ còn tiếng khóc và tiếng ơ hờ.
…
Xế trưa, sương tan và nắng lên, nhưng sự yếu ớt của nó không khiến cho không khí trở nên ấm được. Vậy là lạnh vẫn hoàn lạnh, trời cứ tôi tối, cũ cũ và mốc meo thế nào ấy, khiến tâm trạng Phụng cứ rơi xuống mãi.
Phụng ngồi lặt rau muống trước nhà, mấy nay dì Tiến không ra ngoài, nên Phụng đi chợ và nấu luôn cho dì ăn cùng. Rau muống trồng trên ao nên thân xốp và giòn, ngắt kêu tanh tách.
- Chết rồi, chết rồi Phụng ơi! - Quyền chạy xộc vào nhà, la oai oái.
- Sao thế? – Phụng ngẩng lên, tay vẫn bẻ rau muống.
- Đánh nhau to rồi?
- Ở đâu?
- Xưởng gốm! - Quyền vừa vuốt ngực vừa nói, xem chừng cậu đã chạy rất nhanh.
Tách!
Phụng sững sờ nhìn Quyền, ngọn rau muống bẻ nửa chừng tự đứt gãy rơi tõm vào chậu nước kế bên rồi chìm nghỉm.
…
- Thằng nào đòi đập gốm của bố, thằng nào? Bố mày đập chết mẹ hết chúng mày, đừng ở đấy mà bố láo mắt toét với bố! – Bác Cần huơ khúc tre khô trong tay, trừng mắt chửi.
- Mả cha cái thứ quỵt tiền còn to mồm, mày trả tiền cho bố thì bố đứng đây lắm lời với mày làm gì?
- Đ. cụ mày nói ai quỵt tiền? Ai quỵt nhà mày tiền? Hử? Hử?
Cứ thế, bên năm người bên bốn người, chửi nhau ỏm tỏi cả lên. Ai cũng lăm le gậy gộc trong tay, mặt đỏ tía tai, kiểu như sắp nhảy bổ vào choảng nhau đến nơi rồi.
Phụng nắm chặt tay Quyền, bất giác buột miệng bảo:
- Sắp đánh nhau rồi.
- Không đánh nhau đâu đừng sợ! – Quyền nói chắc nịch.
- Sao mày biết?
- Chó sủa là chó không cắn. – Quyền ra vẻ hiểu đời đáp.
Phụng há hốc miệng nhìn Quyền. Đợt xóm bắt được mấy tên trộm chó, bác Cần chửi cũng nhiều mà đập bọn ấy cũng nhiều.
- Dưng mà sao mấy cô bác này lại qua đây gây sự thế?
- Ai biết, tao chạy qua nhà mày liền nên đâu có hỏi được.
- …
Trong bốn người tới xưởng, Phụng nhận ra bác Công. Bác với xưởng là mối làm ăn lâu dài với nhau. Chắc hẳn phải có chuyện gì to tát mới kéo đến gây gổ thế này.
- Nợ sáu chuyến đất rồi, khất lần khất lữa cả nửa năm rồi, mấy người ăn cơm thì cũng cho người ta ăn cháo với chứ! – Bác Công ôn tồn nói.
- Khổ lắm. – Cô Sương lúc này mới lên tiếng. – Chúng tôi cũng bị người ta quỵt hàng bác ạ. Hàng hóa làm ra đấy nhưng họ bảo chưa đến lấy được, kho đầy. Tiền cũng không thanh toán cho chúng tôi, thì chúng tôi lấy đâu…
- Kệ mẹ mấy người nhé! Tôi không cần biết hàng hóa mấy người đi hay ở, mấy người mua đất thì phải trả tiền. Không trả tôi báo chính quyền, gông cổ hết vào tù. – Gã thanh niên với cánh tay xăm trổ trợn mắt chửi.
- Báo đi, giỏi đi báo đi, bà đây sợ chúng mày chắc. Chúng mày biết báo, bà đây không biết báo chắc. – Bác Nàn sưng xỉa thách thức.
- Địt cụ mày, mày vênh mặt với ai thế? Mày muốn vênh mặt với ông mày không? – Gã lao tới túm tóc bác Nàn dúi đầu xuống.
Bác Đại thấy vợ bị đánh, miệng chửi thề còn tay thì cầm gậy vụt tới tấp lên lưng gã thanh niên.
Chỉ chờ có thế, hai bên lập tức xông vào, gậy gộc khua loạn xạ, gậy chạm gậy thì nghe lộc cộc, gậy chạm thịt thì nghe bụp bụp… Trên trời, mây đen ùn ùn kéo đến, xem chừng sắp đổ mưa to.
Một cái chân răng còn dính máu tươi văng tới trước mặt Phụng khiến cô hoảng, siết chặt tay Quyền lùi lại.
- Sợ gì, bữa mày đánh con Hồng cũng thế này chứ mấy!
Một câu của Quyền khiến Phụng hết hoảng tức thì, cô trừng mắt với Quyền:
- Làm thế nào mà giống được?
Rồi quay qua quay lại xem có ai để ý mình không mới nói tiếp:
- Đã bảo không được nhắc đến chuyện đó rồi mà cái thằng đần.
- Hừ. – Quyền lừ mắt. – Có gan ăn trộm mà không có gan nhận.
- Có gan ăn cắp mà không có gan chịu đòn, đừng xuyên tạc.
- Trộm với cắp có khác nhau không?
- Có.
- Khác gì?
- Mày đánh vần đi.
- …
Trong lúc Phụng với Quyền tranh luận thì dân làng kéo đến ngày một đông hơn. Vài thanh niên trai tráng tuy không làm việc trong xưởng, nhưng thấy người làng mình bị đánh thì cũng xông vào.
- Chết người rồi, trời ơi, đánh chết người rồi…
Tiếng la thất thanh của người làng bên khiến Phụng giật mình. Cô xanh mặt nhìn vũng máu dưới chân bác Cần. Một thanh niên đang ôm đầu, máu từ tai người này cứ thế chảy ra.
Máu!
Phụng cúi xuống chân cột nôn khan. Quyền đã chạy ra chỗ bố từ lúc nào, dùng hết sức mà ôm chặt ông từ phía sau, không cho ông cựa quậy tay nữa.
- Can hai bên ra, trời ơi, cũng là dân lao động với nhau cả, hết tình còn nghĩa, làm chi cho thù hằn vậy trời! – Một cụ già đeo kính lão, hết lời can ngăn.
- Chuyện đâu còn có đó, đánh nhau sứt đầu mẻ trán cũng có giải quyết được gì? Chi bằng bình tĩnh ngồi lại, rồi ta nói chuyện phải quấy. – Một người khác lại khuyên nhủ.
Mọi người bắt đầu ùa vào tách hai bên ra, tước hết gậy gộc, rồi giang tay, chắn trước mặt mỗi người, không cho họ sáp lại nhau. Vũng máu tươi nhanh chóng bị đất hút xuống, khô dần và chuyển màu nâu bạc.
Không đánh được thì họ chửi. Mặt mũi, tay chân máu me, thâm tím cũng vẫn chửi. Dường như họ không biết đau là gì. Hoặc, họ đem hết nỗi đau ra để chửi. Giữa cái rét căm căm của ngày đầu đông, xưởng gốm huyên náo bởi tiếng gốm vỡ, tiếng chửi rủa và cả tiếng khóc lóc.
Phụng nhìn vài đứa trẻ núp sau lưng bố mẹ, mắt ươn ướt sợ hãi thì tự hỏi, tại sao những khuôn mặt hiền lành, những con người chất phác thô kệch thường ngày có thể bỗng chốc hóa quỷ dữ, chỉ chực xông vào xé nát nhau ra, bằng cả miệng lưỡi và chân tay thế này.
Chỉnh sửa lần cuối: