Bản sắc anh hùng
Chương 55: Người lính già tốt bụng
Bình Định là một tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, nằm cuối dải Trường Sơn, phía đông giáp biển Đông, tây giáp Gia Lai và một dải cao nguyên rộng lớn, bắc giáp Quảng Ngãi cùng dải đất miền Trung nắng gió, nam giáp Phú Yên. Qua thăng trầm lịch sử vùng đất này đã trở thành một nơi địa linh nhân kiệt. Về địa linh có thể kể ra hàng loạt những danh lam thắng cảnh như: Gành Ráng, Hầm Hồ, bãi biển Quy Hòa, hồ Núi Một, Núi Bà, mũi Vi Rồng; lại có Thành Thị Nại, Tháp Bình Lâm, Tháp Đôi, chùa Sơn Long, chùa Thập Tháp… Ẩm thực thì không thể không kể đến rượu Bầu Đá trứ danh, rồi có Cá chua nước lợ, Bánh tráng nước dừa, bún Song Thần, nem chả Chợ Huyện… Về nhân kiệt thì cũng phong phú chẳng kém, nhắc tới Bình Định ai cũng biết tới Tây Sơn Tam Kiệt, các danh tướng như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; lại có các nhà thơ trứ danh như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Đào Duy Từ…
Vượt trên tất cả, thứ nổi danh nhất của Bình Định đó là nghề võ. Võ Bình Định chia thành bảy võ phái nức tiếng xa gần gồm: dòng họ Trương, dòng họ Đinh, dòng họ Trần, Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh, Quyền An Thái. Với truyền thống võ học lâu đời, có thể xem nơi đây là cái nôi võ thuật của Việt Nam, là xuất phát điểm của vô số các võ phái trên cả nước. Võ đã trở thành một phần của Bình Định, của con người nơi đây, của văn hóa nơi đây. Cứ xem qua những bài ca dao thì rõ:
“Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền”
Tiếng đồn An thái, Bình khê
Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo
Roi Kinh, Quyền Bình Định.
Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh.
Trai An Thái, Gái An Vinh.
…
Cứ thế, tre già măng mọc, lớp này qua đi lớp khác lớn lên, võ thuật Bình Định bao đời vẫn luôn đỉnh cao trong giới võ thuật Việt Nam. Đến ngày nay thì trong toàn cõi Bình Định nổi bật nhất có ba môn phái lớn, lần lượt thống trị trên ba địa hình khác nhau gồm: phái Hải Triều nằm ven biển thuộc huyện Phù Cát, Tây Sơn Quyền Môn nằm trong thành phố Quy Nhơn và Trần Gia Trang nằm trên ngọn Thông Thiên huyện An Lão.
Ba đứa Võ Tài xuống sân bay với vẻ ngơ ngác, vì cả ba chưa đi đâu xa bao giờ. Theo như dự tính thì vì đây là một chuyến đi rất gấp gáp nên sẽ không la cà chơi bời, vậy nên cả ba liền ngoắc một chiếc taxi rồi trọ lại trong một khách sạn gần đó. Cuộc trò chuyện trên taxi với bác tài xế diễn ra khá chật vật vì giọng bác ta rất nặng tiếng địa phương, cả ba thằng trợn mắt há mồm mãi mới dịch được ý bác ta muốn nói. Qua thăm hỏi thì biết huyện An Lão là nơi xa nhất của tỉnh, nằm giáp ranh với Quảng Ngãi. Nơi ấy đồi núi chập trùng, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại rất eo hẹp. Còn như núi Thông Thiên thì bác ta chưa nghe tới bao giờ, nhưng bác cho biết ở An Lão có rất nhiều ngọn núi cao, tên thì chắc chỉ có người địa phương ở đó tự đặt cho nên người ngoài cũng khó lòng mà biết.
Bọn Võ Tài trú lại trong một nhà nghỉ bình dân rồi chạy đi hỏi han lung tung tìm đường lên An Lão. Ngày hôm đó, khi vừa xong bữa trưa, cả ba liền đón xe đi theo quốc lộ 1 ngược lên phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định. Trên chiếc xe Võ Tài lại tình cờ ngồi gần một lão già cũng đã có tuổi, hỏi han qua lại một hồi thì được biết lão ta nguyên là lão thành cách mạng ở huyện An Lão, chuyến này xuống Quy Nhơn là để chia sẻ kỉ niệm kháng chiến với một nhóm đoàn viên thanh niên gương mẫu, giờ đang trên đường về. Biết được điều đó Võ Tài mừng rỡ vô cùng, giọng điệu lại càng lễ phép hơn hỏi chuyện quê nhà. Người lính già tuy tóc đã trắng phau nhưng lời lẽ vẫn còn rất linh hoạt. Khi được hỏi về phong vật vùng An Lão, lão thao thao nói:
“An Lão chung quanh có núi cao bao bọc, địa hình trũng xuống thành lòng chảo, nên còn được gọi là Thung Lũng An Lão. Mấy cậu cứ tưởng tượng nó giống như một thành trì vậy đấy, hết sức kiên cố. Năm xưa đánh Pháp cũng là dựa cả vào địa thế hiểm trở nơi đây. Lối vào An Lão chỉ có hai đường, một là đi đường thủy ngược dòng sông An Lão, hai là đi theo đường 629, đây là con lộ duy nhất cắt dòng sông ngay trong thung lũng. Mấy cậu muốn về đó thì cứ đi theo tôi là được rồi.”
Võ Tài vâng dạ, lại hỏi về núi non vùng An Lão. Người lính già tiếp tục phô diễn kiến thức của mình: “An Lão có mười đỉnh núi cao bố trí ở bốn mặt lần lượt có tên là Triều Thiên, Thông Thiên, Hướng Thiên, Ngạo Thiên, Tọa Thiên, Đẩu Vân, Xích Phong, Trấn Lôi, Quy Vũ, Giáng Vũ. Sở dĩ có những cái tên oai vệ như vậy vì ngày xưa trên mỗi ngọn núi đều có một môn phái tọa lạc, tên núi cũng là do họ đặt ra. Tên nghe phải oai thật là oai thì môn phái mới phát triển được. Trải qua thời gian thì những môn phái này lần lượt bị tan rã, những cái tên núi đó cũng dần đi vào quên lãng chẳng còn ai biết tới. Tính đến thời kỳ kháng Pháp thì chỉ còn lại ba môn phái trên ba ngọn Triều Thiên, Thông Thiên và Xích Phong thôi. Nhưng chiến tranh khốc liệt, bom đạn giặc đã cày nát cả một dải núi rừng hùng vĩ nơi đó, những môn phái này cũng trụ không nổi, hoặc đầu quân đi lính, hoặc tản mác vào nhân gian. Đến nay thì hình như chỉ còn lại Trần Gia Trang trên ngọn Thông Thiên mà thôi. Thế nhưng bọn họ sống cũng rất khép kín, ít khi giao du với người ngoài. Chính quyền cũng nhiều lần tổ chức đoàn lên trên đó thăm hỏi, ta cũng có đi mấy lần.”
Ba đứa Võ Tài nghe tới đây thì đứa nào đứa đấy cũng vui mừng khôn xiết, không thể ngờ được lại gặp đúng người đúng chỗ như vậy. Lão già thấy vẻ kinh dị của mấy đứa thì cũng rất ngạc nhiên bèn hỏi: “Mấy cậu làm gì mà ngạc nhiên quá vậy?”
Thằng Long cất tiếng khen: “Bố kiến thức sâu rộng quá nên bọn con khâm phục. Quân nhân như bố mà đến cả chuyện môn phái bang hộ trên giang hồ cũng nắm vững đến thế.”
Lão già vuốt râu ra vẻ đắc ý, lại tiếp tục nói: “Vậy thì ta cũng chẳng giấu mấy cậu làm gì. Ta ngày xưa vốn là đệ tử của phái Đông Môn nằm trên ngọn Xích Phong. Khi môn phái phải giải tán do chiến tranh, ta có dẫn theo mấy huynh đệ gia nhập quân đội rồi trở thành lính tiên phong đi đánh giặc. Gọi là phái Đông Môn vì ngọn Xích Phong nằm về phía đông của An Lão. Nhớ năm đó phái ta nức tiếng xa gần, trên dưới có tới mấy trăm môn sinh theo học. Sư phụ của ta là lão sư Bảy Quyền. Nhưng khi chiến tranh ập đến gieo rắc thê lương đói kém lên khắp vùng thì chẳng còn ai có tâm trí tu quyền luyện cước nữa, ai cũng chỉ lo giữ mạng nên môn phái càng lúc càng neo người, đời sống càng lúc càng khó khăn. Cuối cùng khi sư phụ ta mất thì cũng tan rã luôn.”
Võ Tài lễ phép nói: “Chẳng giấu gì bác, tụi cháu đang muốn lên ngọn Thông Thiên để gặp lão sư Trần Biền chưởng môn Trần Gia Trang. May quá gặp bác ở đây, liệu bác có thể chỉ đường cho tụi cháu lên đó được không?”
Lão già nhíu mày nói: “Mấy cậu lên đấy làm gì?”
Nó đáp: “Dạ mẹ con có người thân sống trên đó, nay nhà có việc nên sai con lên thăm hỏi. Thế nhưng Trần Gia Trang sống cách biệt với thế giới bên ngoài, điện đóm không có nên ngoài cách tới gặp trực tiếp ra thì không còn cách liên lạc nào khác. Mà tụi con thì mới lần đầu tới đây lạ nước lạ cái, thật chẳng biết phải làm sao!”
Lão già gật gù ra vẻ đã hiểu vấn đề, lão nói: “Ngọn Thông Thiên nằm về phía tây, là nơi xa xôi hẻo lánh nhất vùng, đường xá lên đó cũng rất ghập ghềnh. Lần gần đây nhất ta tới đó là độ ba năm trước. Năm đó ta theo một đoàn cán bộ lên vùng cao thăm hỏi bà con dân bản, rồi nhân tiện ghé qua thăm Trần Gia Trang luôn. Tuy sơn trang nằm trên núi cao nhưng lại được xây dựng rất hoành tráng đồ sộ, trông chẳng khác gì một khu nghỉ dưỡng sinh thái, thật đúng là chốn bồng lai tiên cảnh. Bọn ta được giữ lại chơi mấy ngày, phải nói nơi đó tiếp đãi rất chu đáo, đời sống cũng chẳng có vẻ gì là thiếu thốn như thường thấy ở vùng cao, cứ giống như là đại gia về ẩn cư nơi sơn cốc vậy. Mấy cậu muốn lên đó thì cứ nghỉ lại nhà ta một đêm. Đến sáng hôm sau sẽ có một chuyến xe đi ngang qua nơi ấy, nhưng khi tới gần chân núi rồi thì mấy cậu phải đi bộ thôi.”
Bọn Võ Tài lại rốt rít cảm ơn người lính già tốt bụng, rồi mỗi đứa một câu tiếp chuyện lão, con đường vì thế cũng bớt tẻ nhạt hơn.
Chiếc xe càng đi thì càng vào sâu vùng núi đồi hiểm trở. Con đường lộ uốn mình ngoằn ngèo chạy qua các sườn đồi heo hút quanh co, leo lên những con dốc cao vời vợi. Cảnh vật bên đường bồng bềnh trong nắng chiều đỏ ối. Từ trên xe nhìn ra có thể thấy cả một dải đất đai rừng núi bạt ngàn trải rộng dưới đồng bằng. Đây đó từng đàn chim dập dìu bay về nam, in lên nền trời vàng vọt những vệt đen nho nhỏ. Võ Tài ngắm cảnh buông ra một tiếng thở dài, trong lòng nao nao. Thằng Long thì vẫn nhiệt tình chém gió với lão già, câu chuyện của hai người giờ đã sang những cảnh đổ máu trên chiến trường. Lão già đang thuật lại chi tiết một trận đánh mà lão nói là oanh liệt nhất của lão thời đó. Cứ nghe từng câu từng chữ tuân ra như suối chảy của lão thì đủ biết câu chuyện này lão đã kể chắc không dưới trăm lần rồi.
Chập tối thì người lính già dẫn theo ba thằng xuống xe tại một khúc cua trên đường vắng, xung quanh cảnh vật tối mù chẳng biết là đâu nữa. Võ Tài ngước mắt nhìn lên, trên trời sao giăng mù mịt, mặt đất chìm trong màn đêm. Vùng núi về đêm rất lạnh, gió thổi vù vù lay động những cánh rừng bạt ngàn, phát ra tiếng rì rào bất tận. Thằng Long khép hai tay trước ngực co ro trong tấm áo khoác, nó nói: “Bố ơi, sao mình lại xuống giữa cái nơi rừng hoang núi thẳm này vậy, chung quanh chẳng một bóng người, nhà bố ở đâu?”
Lão già đáp: “Mấy cậu đừng lo, thằng con của tôi đang đánh máy cày ra rước đấy. Khi nãy trên xe tôi đã dặn nó là phải đón tới bốn người lận.”
Thằng Điệp nói: “Từ đây vào nhà bác còn xa không?”
Lão đáp: “Cũng không xa lắm, nhưng phải cái đường hơi khó đi thôi.”
Bốn người lại chờ đợi. Trong lúc rảnh rỗi, người lính già theo thói quen lại kể chuyện chiến tranh: “Nói cho mấy cậu biết, cái đoạn đường này năm xưa là con đường huyết mạch tiếp tế đạn dược trong quân ta, cũng là đường hành quân của bộ đội đi về những căn cứ ở sâu trong rừng. Tất nhiên hồi đó chỉ là đường đất thôi chưa có đổ nhựa phẳng lì như bây giờ. Con đường này đã hứng không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù, chúng cứ phá nát thì quân ta lại đắp lại, đắp lại rồi lại phá nát. Xác người cứ thế nằm lại trên đường, địch có, ta có, dân thường có, dân tộc có, nhiều không sao kể xiết. Nói chung mỗi bước các cậu đi thế nào cũng có xác một người đã nằm xuống. Đồng đội của ta bỏ mạng quanh đây cũng nhiều lắm, nhưng khi chiến tranh kết thúc rồi thì chẳng cách nào tìm ra xương cốt của họ nữa.” Lão nói tới đây thì buông một tiếng thở dài. “Có nhiều bận tôi đi công chuyện về khuya qua nơi này, vẫn thường nghe thấy tiếng kêu gào khóc lóc đau đớn. Hệt như lúc họ bị mất mạng dưới bom đạn kẻ thù, cơ thể bị xé tan thành từng mảnh. Những cảnh tượng khốc liệt đó, đám trẻ sinh ra trong cảnh hòa bình các cậu sao hiểu thấu được.” Lão lại thở dài.
Thằng Long thì đã bắt đầu thấy ớn lạnh, cảm giác như tiếng gió nãy giờ nó nghe vẫn bình thường giờ bỗng nhiên lại giống tiếng người đang khóc lóc. Nó bèn ngắt lời ông già: “Thôi bố ơi, bố làm con khiếp vãi cả ra quần rồi đây này. Chuyện ma hờn quỷ khóc đó thôi để về nhà hãy kể cũng được.”
Vừa lúc đó thì nghe có tiếng động cơ phạch phạch từ phía xa vọng lại, rồi có ánh đèn chiếu qua một khúc quanh. Cuối cùng thì một chiếc xe cũng xuất hiện, là loại xe máy cày thường thấy ở các vùng cao địa hình ghồ ghề. Âm thanh ồn ào của chiếc xe như được nhân lên to gấp mấy lần trong đêm tối, nghe cứ như tiếng trực thăng đang đáp xuống.
Chiếc xe dừng lại trước bốn người, ánh đen pha sáng rực xuyên thủng màn đêm, chiếu rõ cây cối bên đường. Trên xe chỉ có duy nhất tài xế, tuổi chắc khoảng ba mươi. Anh ta gọi người lính già bằng bố. Bọn Võ Tài chào hỏi qua loa rồi kéo cả ra thùng xe ngồi. Chiếc xe lại rồ máy, quay đầu, chầm chậm bò đi.
Đi chưa được bao lâu thì chiếc máy cày rẽ vào một con đường đất. Con đường càng đi vào sâu thì càng ghồ ghề tợn, ổ voi ổ gà chằng chịt như rổ rá khiến chiếc xe sóc lên sóc xuống như cái bập bênh. Thằng Long chóng cả mặt chửi đổng: “Đường với chả xá, xóc bỏ mẹ!”
Ông già cười nói: “Các cậu cứ trên này mấy hôm là quen ngay. Mà nhân tiện lão cũng nói cho mấy cậu biết, chiếc máy cày này là quà nhà nước cho tôi đấy.” Rồi lão lại cười đắc ý.
Vượt qua đoạn đường đất dài thì chiếc xe tiến vào một thôn nhỏ. Hai bên đường Võ Tài thấy nhà cửa thưa thớt nghèo nàn, thỉnh thoảng mới có một vài căn còn sáng đèn.
Cuối cùng thì chiếc xe dừng lại trước một căn nhà như bao căn nhà khác. Khi tất cả xuống xe thì cửa nhà đã có người mở. Đứng ở cửa có ba người, đều là đàn bà. Một bà già, một người trung niên, còn một cô bé chắc chỉ độ hơn mười tuổi. Chẳng để bọn Võ Tài đoán thì lão già hay chuyện đã tươi cười giới thiệu: “Đây là bà nhà tôi với lại đứa con dâu, còn con bé là cháu nội đấy. Tôi còn thằng cháu đích tôn nữa, nhưng giờ này chắc nó ngủ rồi.
Tất cả cùng vào nhà, và sau đó bữa tối cũng khá tươm tất được dọn ra. Bọn Võ Tài được tiếp đãi rất ân cần chu đáo. Võ Tài thầm nghĩ những người miền quê thật thà chất phác này mới đáng quý và đáng phục làm sao. Họ chẳng biết mình là ai mà vẫn nhiệt tình tiếp đón chẳng chút e dè gì cả. Người thành phố còn lâu mới bì kịp được điểm này của người miền núi.
Trong bữa ăn ba đứa cũng học thêm được khối kiến thức về cuộc sống vùng cao, chủ yếu là các tộc người thiểu số sống trên các dãy núi bao quanh An Lão. Người lính già tên là Sơn, nhưng ai cũng gọi là lão Sòn. Khi thằng Long hỏi về cái tên nghe có vẻ ngộ nghĩnh này, lão giải thích rằng là do ngày xưa đóng quân trên bản, dân ở đó cứ gọi tên lão là Sơn thành ra Sòn, vậy nên người ta cứ thế kêu. Lão Sòn là một trong số ít các chiến binh còn sống ở vùng này nên rất được nhà nước hậu đãi. Cứ có dịp kỉ niệm nào, bất kể là cấp xã hay huyện hay tỉnh, là y như rằng lão được mời vào hàng ghế danh dự ngồi. Con trai lão do hưởng ưu đãi gia đình chính sách nên cũng được ăn học tử tế. Tử tế ở đây có nghĩa là đã qua lớp chín, chứ còn thời của anh ta thì biết đọc đã là may lắm rồi. Với trình độ học vấn như thế, lại cộng với lai lịch vẻ vang, nghiễm nhiên anh ta trở thành trưởng thôn ở đây đã mấy năm nay, quán xuyên cái thôn nhỏ chưa đến trăm hộ này. Là trưởng thôn cho nên kiến thức cũng rộng, hiểu biết cũng nhiều, lại thừa kế thói hay chuyện của bố nên anh nói thao thao bất tuyệt, hết kể chuyện trong thôn lại ra tới chuyện ngoài xã, rồi lại lái sang chuyện rừng rú, mồ mả ma quỷ, vốn là những đề tài rất được những người nơi đây ưa thích.
Đêm đó ba thằng được phân cho một căn buồng nhỏ, tuy nói là nhỏ nhưng cũng đã là to nhất trong nhà này. Những âm thanh rừng núi liên hồi vọng tới cộng hưởng với những câu chuyện ma quái trong bữa ăn khiến cả ba phải rất khó khăn mới chợp mắt được. Nhất là thằng Long cứ luôn mồm liên hệ bất cứ thứ âm thanh gì nó nghe được với một nhân vật nào đó mà khi nãy nó nghe kể. Đại khái như nghe tiếng cú kêu thì bảo là có người thắt cổ, nghe tiếng gió thổi lại bảo là linh hồn người chết đang kêu gào… Nhưng rốt cuộc nó vẫn là thằng ngủ trước tiên.
Buổi sáng vùng cao không khí trong lành, gió hiu hiu lạnh. Anh con trai người lính già, cũng là trưởng thôn, đánh máy cày đưa ba thằng đến chỗ bến xe, một bãi đất trống nhỏ bên đường mà nếu không phải người bản xứ thì chẳng ai có thể tưởng tượng nổi đó là bến xe. Sau đó anh đợi cho ba thằng lên xe rồi mới quay về. Ba đứa Võ Tài luôn miệng cám ơn rối rít, còn anh trưởng thôn thì cũng líu ríu tạm biệt, hẹn ngày gặp lại. Nói chung anh ta hiếm hoi mới có dịp tiếp người thành phố lên, cho nên rất quý.
Chiếc xe lướt đi trên những con đường núi ngoằn nghèo. Trên xe ba đứa Võ Tài vẫn còn bàn luận về gia đình người lính già, tự cho rằng phen này mình quá may mắn mới gặp được lão ta, không thì giữa chốn rừng núi bạt ngàn này tìm đâu ra chỗ trú chân. Võ Tài khi đó cũng đã hiểu được ý của mẹ khi bảo rằng nó cũng đã đến lúc phải tự lo mọi thứ rồi. Nói hết chuyện thì cả ba lại chỉ trỏ rừng núi thung lũng bên đường mà luận phong cảnh. Võ Tài say mê ngắm nghía những rặng núi còn được rừng xanh bao phủ. Cứ núi nọ tiếp núi kia chạy dài mãi về chân trời.
Chương 55: Người lính già tốt bụng
Bình Định là một tỉnh Trung Bộ của Việt Nam, nằm cuối dải Trường Sơn, phía đông giáp biển Đông, tây giáp Gia Lai và một dải cao nguyên rộng lớn, bắc giáp Quảng Ngãi cùng dải đất miền Trung nắng gió, nam giáp Phú Yên. Qua thăng trầm lịch sử vùng đất này đã trở thành một nơi địa linh nhân kiệt. Về địa linh có thể kể ra hàng loạt những danh lam thắng cảnh như: Gành Ráng, Hầm Hồ, bãi biển Quy Hòa, hồ Núi Một, Núi Bà, mũi Vi Rồng; lại có Thành Thị Nại, Tháp Bình Lâm, Tháp Đôi, chùa Sơn Long, chùa Thập Tháp… Ẩm thực thì không thể không kể đến rượu Bầu Đá trứ danh, rồi có Cá chua nước lợ, Bánh tráng nước dừa, bún Song Thần, nem chả Chợ Huyện… Về nhân kiệt thì cũng phong phú chẳng kém, nhắc tới Bình Định ai cũng biết tới Tây Sơn Tam Kiệt, các danh tướng như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; lại có các nhà thơ trứ danh như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Đào Duy Từ…
Vượt trên tất cả, thứ nổi danh nhất của Bình Định đó là nghề võ. Võ Bình Định chia thành bảy võ phái nức tiếng xa gần gồm: dòng họ Trương, dòng họ Đinh, dòng họ Trần, Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh, Quyền An Thái. Với truyền thống võ học lâu đời, có thể xem nơi đây là cái nôi võ thuật của Việt Nam, là xuất phát điểm của vô số các võ phái trên cả nước. Võ đã trở thành một phần của Bình Định, của con người nơi đây, của văn hóa nơi đây. Cứ xem qua những bài ca dao thì rõ:
“Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền”
Tiếng đồn An thái, Bình khê
Nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo
Roi Kinh, Quyền Bình Định.
Roi Thuận Truyền, Quyền An Vinh.
Trai An Thái, Gái An Vinh.
…
Cứ thế, tre già măng mọc, lớp này qua đi lớp khác lớn lên, võ thuật Bình Định bao đời vẫn luôn đỉnh cao trong giới võ thuật Việt Nam. Đến ngày nay thì trong toàn cõi Bình Định nổi bật nhất có ba môn phái lớn, lần lượt thống trị trên ba địa hình khác nhau gồm: phái Hải Triều nằm ven biển thuộc huyện Phù Cát, Tây Sơn Quyền Môn nằm trong thành phố Quy Nhơn và Trần Gia Trang nằm trên ngọn Thông Thiên huyện An Lão.
Ba đứa Võ Tài xuống sân bay với vẻ ngơ ngác, vì cả ba chưa đi đâu xa bao giờ. Theo như dự tính thì vì đây là một chuyến đi rất gấp gáp nên sẽ không la cà chơi bời, vậy nên cả ba liền ngoắc một chiếc taxi rồi trọ lại trong một khách sạn gần đó. Cuộc trò chuyện trên taxi với bác tài xế diễn ra khá chật vật vì giọng bác ta rất nặng tiếng địa phương, cả ba thằng trợn mắt há mồm mãi mới dịch được ý bác ta muốn nói. Qua thăm hỏi thì biết huyện An Lão là nơi xa nhất của tỉnh, nằm giáp ranh với Quảng Ngãi. Nơi ấy đồi núi chập trùng, dân cư thưa thớt, đường xá đi lại rất eo hẹp. Còn như núi Thông Thiên thì bác ta chưa nghe tới bao giờ, nhưng bác cho biết ở An Lão có rất nhiều ngọn núi cao, tên thì chắc chỉ có người địa phương ở đó tự đặt cho nên người ngoài cũng khó lòng mà biết.
Bọn Võ Tài trú lại trong một nhà nghỉ bình dân rồi chạy đi hỏi han lung tung tìm đường lên An Lão. Ngày hôm đó, khi vừa xong bữa trưa, cả ba liền đón xe đi theo quốc lộ 1 ngược lên phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định. Trên chiếc xe Võ Tài lại tình cờ ngồi gần một lão già cũng đã có tuổi, hỏi han qua lại một hồi thì được biết lão ta nguyên là lão thành cách mạng ở huyện An Lão, chuyến này xuống Quy Nhơn là để chia sẻ kỉ niệm kháng chiến với một nhóm đoàn viên thanh niên gương mẫu, giờ đang trên đường về. Biết được điều đó Võ Tài mừng rỡ vô cùng, giọng điệu lại càng lễ phép hơn hỏi chuyện quê nhà. Người lính già tuy tóc đã trắng phau nhưng lời lẽ vẫn còn rất linh hoạt. Khi được hỏi về phong vật vùng An Lão, lão thao thao nói:
“An Lão chung quanh có núi cao bao bọc, địa hình trũng xuống thành lòng chảo, nên còn được gọi là Thung Lũng An Lão. Mấy cậu cứ tưởng tượng nó giống như một thành trì vậy đấy, hết sức kiên cố. Năm xưa đánh Pháp cũng là dựa cả vào địa thế hiểm trở nơi đây. Lối vào An Lão chỉ có hai đường, một là đi đường thủy ngược dòng sông An Lão, hai là đi theo đường 629, đây là con lộ duy nhất cắt dòng sông ngay trong thung lũng. Mấy cậu muốn về đó thì cứ đi theo tôi là được rồi.”
Võ Tài vâng dạ, lại hỏi về núi non vùng An Lão. Người lính già tiếp tục phô diễn kiến thức của mình: “An Lão có mười đỉnh núi cao bố trí ở bốn mặt lần lượt có tên là Triều Thiên, Thông Thiên, Hướng Thiên, Ngạo Thiên, Tọa Thiên, Đẩu Vân, Xích Phong, Trấn Lôi, Quy Vũ, Giáng Vũ. Sở dĩ có những cái tên oai vệ như vậy vì ngày xưa trên mỗi ngọn núi đều có một môn phái tọa lạc, tên núi cũng là do họ đặt ra. Tên nghe phải oai thật là oai thì môn phái mới phát triển được. Trải qua thời gian thì những môn phái này lần lượt bị tan rã, những cái tên núi đó cũng dần đi vào quên lãng chẳng còn ai biết tới. Tính đến thời kỳ kháng Pháp thì chỉ còn lại ba môn phái trên ba ngọn Triều Thiên, Thông Thiên và Xích Phong thôi. Nhưng chiến tranh khốc liệt, bom đạn giặc đã cày nát cả một dải núi rừng hùng vĩ nơi đó, những môn phái này cũng trụ không nổi, hoặc đầu quân đi lính, hoặc tản mác vào nhân gian. Đến nay thì hình như chỉ còn lại Trần Gia Trang trên ngọn Thông Thiên mà thôi. Thế nhưng bọn họ sống cũng rất khép kín, ít khi giao du với người ngoài. Chính quyền cũng nhiều lần tổ chức đoàn lên trên đó thăm hỏi, ta cũng có đi mấy lần.”
Ba đứa Võ Tài nghe tới đây thì đứa nào đứa đấy cũng vui mừng khôn xiết, không thể ngờ được lại gặp đúng người đúng chỗ như vậy. Lão già thấy vẻ kinh dị của mấy đứa thì cũng rất ngạc nhiên bèn hỏi: “Mấy cậu làm gì mà ngạc nhiên quá vậy?”
Thằng Long cất tiếng khen: “Bố kiến thức sâu rộng quá nên bọn con khâm phục. Quân nhân như bố mà đến cả chuyện môn phái bang hộ trên giang hồ cũng nắm vững đến thế.”
Lão già vuốt râu ra vẻ đắc ý, lại tiếp tục nói: “Vậy thì ta cũng chẳng giấu mấy cậu làm gì. Ta ngày xưa vốn là đệ tử của phái Đông Môn nằm trên ngọn Xích Phong. Khi môn phái phải giải tán do chiến tranh, ta có dẫn theo mấy huynh đệ gia nhập quân đội rồi trở thành lính tiên phong đi đánh giặc. Gọi là phái Đông Môn vì ngọn Xích Phong nằm về phía đông của An Lão. Nhớ năm đó phái ta nức tiếng xa gần, trên dưới có tới mấy trăm môn sinh theo học. Sư phụ của ta là lão sư Bảy Quyền. Nhưng khi chiến tranh ập đến gieo rắc thê lương đói kém lên khắp vùng thì chẳng còn ai có tâm trí tu quyền luyện cước nữa, ai cũng chỉ lo giữ mạng nên môn phái càng lúc càng neo người, đời sống càng lúc càng khó khăn. Cuối cùng khi sư phụ ta mất thì cũng tan rã luôn.”
Võ Tài lễ phép nói: “Chẳng giấu gì bác, tụi cháu đang muốn lên ngọn Thông Thiên để gặp lão sư Trần Biền chưởng môn Trần Gia Trang. May quá gặp bác ở đây, liệu bác có thể chỉ đường cho tụi cháu lên đó được không?”
Lão già nhíu mày nói: “Mấy cậu lên đấy làm gì?”
Nó đáp: “Dạ mẹ con có người thân sống trên đó, nay nhà có việc nên sai con lên thăm hỏi. Thế nhưng Trần Gia Trang sống cách biệt với thế giới bên ngoài, điện đóm không có nên ngoài cách tới gặp trực tiếp ra thì không còn cách liên lạc nào khác. Mà tụi con thì mới lần đầu tới đây lạ nước lạ cái, thật chẳng biết phải làm sao!”
Lão già gật gù ra vẻ đã hiểu vấn đề, lão nói: “Ngọn Thông Thiên nằm về phía tây, là nơi xa xôi hẻo lánh nhất vùng, đường xá lên đó cũng rất ghập ghềnh. Lần gần đây nhất ta tới đó là độ ba năm trước. Năm đó ta theo một đoàn cán bộ lên vùng cao thăm hỏi bà con dân bản, rồi nhân tiện ghé qua thăm Trần Gia Trang luôn. Tuy sơn trang nằm trên núi cao nhưng lại được xây dựng rất hoành tráng đồ sộ, trông chẳng khác gì một khu nghỉ dưỡng sinh thái, thật đúng là chốn bồng lai tiên cảnh. Bọn ta được giữ lại chơi mấy ngày, phải nói nơi đó tiếp đãi rất chu đáo, đời sống cũng chẳng có vẻ gì là thiếu thốn như thường thấy ở vùng cao, cứ giống như là đại gia về ẩn cư nơi sơn cốc vậy. Mấy cậu muốn lên đó thì cứ nghỉ lại nhà ta một đêm. Đến sáng hôm sau sẽ có một chuyến xe đi ngang qua nơi ấy, nhưng khi tới gần chân núi rồi thì mấy cậu phải đi bộ thôi.”
Bọn Võ Tài lại rốt rít cảm ơn người lính già tốt bụng, rồi mỗi đứa một câu tiếp chuyện lão, con đường vì thế cũng bớt tẻ nhạt hơn.
Chiếc xe càng đi thì càng vào sâu vùng núi đồi hiểm trở. Con đường lộ uốn mình ngoằn ngèo chạy qua các sườn đồi heo hút quanh co, leo lên những con dốc cao vời vợi. Cảnh vật bên đường bồng bềnh trong nắng chiều đỏ ối. Từ trên xe nhìn ra có thể thấy cả một dải đất đai rừng núi bạt ngàn trải rộng dưới đồng bằng. Đây đó từng đàn chim dập dìu bay về nam, in lên nền trời vàng vọt những vệt đen nho nhỏ. Võ Tài ngắm cảnh buông ra một tiếng thở dài, trong lòng nao nao. Thằng Long thì vẫn nhiệt tình chém gió với lão già, câu chuyện của hai người giờ đã sang những cảnh đổ máu trên chiến trường. Lão già đang thuật lại chi tiết một trận đánh mà lão nói là oanh liệt nhất của lão thời đó. Cứ nghe từng câu từng chữ tuân ra như suối chảy của lão thì đủ biết câu chuyện này lão đã kể chắc không dưới trăm lần rồi.
Chập tối thì người lính già dẫn theo ba thằng xuống xe tại một khúc cua trên đường vắng, xung quanh cảnh vật tối mù chẳng biết là đâu nữa. Võ Tài ngước mắt nhìn lên, trên trời sao giăng mù mịt, mặt đất chìm trong màn đêm. Vùng núi về đêm rất lạnh, gió thổi vù vù lay động những cánh rừng bạt ngàn, phát ra tiếng rì rào bất tận. Thằng Long khép hai tay trước ngực co ro trong tấm áo khoác, nó nói: “Bố ơi, sao mình lại xuống giữa cái nơi rừng hoang núi thẳm này vậy, chung quanh chẳng một bóng người, nhà bố ở đâu?”
Lão già đáp: “Mấy cậu đừng lo, thằng con của tôi đang đánh máy cày ra rước đấy. Khi nãy trên xe tôi đã dặn nó là phải đón tới bốn người lận.”
Thằng Điệp nói: “Từ đây vào nhà bác còn xa không?”
Lão đáp: “Cũng không xa lắm, nhưng phải cái đường hơi khó đi thôi.”
Bốn người lại chờ đợi. Trong lúc rảnh rỗi, người lính già theo thói quen lại kể chuyện chiến tranh: “Nói cho mấy cậu biết, cái đoạn đường này năm xưa là con đường huyết mạch tiếp tế đạn dược trong quân ta, cũng là đường hành quân của bộ đội đi về những căn cứ ở sâu trong rừng. Tất nhiên hồi đó chỉ là đường đất thôi chưa có đổ nhựa phẳng lì như bây giờ. Con đường này đã hứng không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù, chúng cứ phá nát thì quân ta lại đắp lại, đắp lại rồi lại phá nát. Xác người cứ thế nằm lại trên đường, địch có, ta có, dân thường có, dân tộc có, nhiều không sao kể xiết. Nói chung mỗi bước các cậu đi thế nào cũng có xác một người đã nằm xuống. Đồng đội của ta bỏ mạng quanh đây cũng nhiều lắm, nhưng khi chiến tranh kết thúc rồi thì chẳng cách nào tìm ra xương cốt của họ nữa.” Lão nói tới đây thì buông một tiếng thở dài. “Có nhiều bận tôi đi công chuyện về khuya qua nơi này, vẫn thường nghe thấy tiếng kêu gào khóc lóc đau đớn. Hệt như lúc họ bị mất mạng dưới bom đạn kẻ thù, cơ thể bị xé tan thành từng mảnh. Những cảnh tượng khốc liệt đó, đám trẻ sinh ra trong cảnh hòa bình các cậu sao hiểu thấu được.” Lão lại thở dài.
Thằng Long thì đã bắt đầu thấy ớn lạnh, cảm giác như tiếng gió nãy giờ nó nghe vẫn bình thường giờ bỗng nhiên lại giống tiếng người đang khóc lóc. Nó bèn ngắt lời ông già: “Thôi bố ơi, bố làm con khiếp vãi cả ra quần rồi đây này. Chuyện ma hờn quỷ khóc đó thôi để về nhà hãy kể cũng được.”
Vừa lúc đó thì nghe có tiếng động cơ phạch phạch từ phía xa vọng lại, rồi có ánh đèn chiếu qua một khúc quanh. Cuối cùng thì một chiếc xe cũng xuất hiện, là loại xe máy cày thường thấy ở các vùng cao địa hình ghồ ghề. Âm thanh ồn ào của chiếc xe như được nhân lên to gấp mấy lần trong đêm tối, nghe cứ như tiếng trực thăng đang đáp xuống.
Chiếc xe dừng lại trước bốn người, ánh đen pha sáng rực xuyên thủng màn đêm, chiếu rõ cây cối bên đường. Trên xe chỉ có duy nhất tài xế, tuổi chắc khoảng ba mươi. Anh ta gọi người lính già bằng bố. Bọn Võ Tài chào hỏi qua loa rồi kéo cả ra thùng xe ngồi. Chiếc xe lại rồ máy, quay đầu, chầm chậm bò đi.
Đi chưa được bao lâu thì chiếc máy cày rẽ vào một con đường đất. Con đường càng đi vào sâu thì càng ghồ ghề tợn, ổ voi ổ gà chằng chịt như rổ rá khiến chiếc xe sóc lên sóc xuống như cái bập bênh. Thằng Long chóng cả mặt chửi đổng: “Đường với chả xá, xóc bỏ mẹ!”
Ông già cười nói: “Các cậu cứ trên này mấy hôm là quen ngay. Mà nhân tiện lão cũng nói cho mấy cậu biết, chiếc máy cày này là quà nhà nước cho tôi đấy.” Rồi lão lại cười đắc ý.
Vượt qua đoạn đường đất dài thì chiếc xe tiến vào một thôn nhỏ. Hai bên đường Võ Tài thấy nhà cửa thưa thớt nghèo nàn, thỉnh thoảng mới có một vài căn còn sáng đèn.
Cuối cùng thì chiếc xe dừng lại trước một căn nhà như bao căn nhà khác. Khi tất cả xuống xe thì cửa nhà đã có người mở. Đứng ở cửa có ba người, đều là đàn bà. Một bà già, một người trung niên, còn một cô bé chắc chỉ độ hơn mười tuổi. Chẳng để bọn Võ Tài đoán thì lão già hay chuyện đã tươi cười giới thiệu: “Đây là bà nhà tôi với lại đứa con dâu, còn con bé là cháu nội đấy. Tôi còn thằng cháu đích tôn nữa, nhưng giờ này chắc nó ngủ rồi.
Tất cả cùng vào nhà, và sau đó bữa tối cũng khá tươm tất được dọn ra. Bọn Võ Tài được tiếp đãi rất ân cần chu đáo. Võ Tài thầm nghĩ những người miền quê thật thà chất phác này mới đáng quý và đáng phục làm sao. Họ chẳng biết mình là ai mà vẫn nhiệt tình tiếp đón chẳng chút e dè gì cả. Người thành phố còn lâu mới bì kịp được điểm này của người miền núi.
Trong bữa ăn ba đứa cũng học thêm được khối kiến thức về cuộc sống vùng cao, chủ yếu là các tộc người thiểu số sống trên các dãy núi bao quanh An Lão. Người lính già tên là Sơn, nhưng ai cũng gọi là lão Sòn. Khi thằng Long hỏi về cái tên nghe có vẻ ngộ nghĩnh này, lão giải thích rằng là do ngày xưa đóng quân trên bản, dân ở đó cứ gọi tên lão là Sơn thành ra Sòn, vậy nên người ta cứ thế kêu. Lão Sòn là một trong số ít các chiến binh còn sống ở vùng này nên rất được nhà nước hậu đãi. Cứ có dịp kỉ niệm nào, bất kể là cấp xã hay huyện hay tỉnh, là y như rằng lão được mời vào hàng ghế danh dự ngồi. Con trai lão do hưởng ưu đãi gia đình chính sách nên cũng được ăn học tử tế. Tử tế ở đây có nghĩa là đã qua lớp chín, chứ còn thời của anh ta thì biết đọc đã là may lắm rồi. Với trình độ học vấn như thế, lại cộng với lai lịch vẻ vang, nghiễm nhiên anh ta trở thành trưởng thôn ở đây đã mấy năm nay, quán xuyên cái thôn nhỏ chưa đến trăm hộ này. Là trưởng thôn cho nên kiến thức cũng rộng, hiểu biết cũng nhiều, lại thừa kế thói hay chuyện của bố nên anh nói thao thao bất tuyệt, hết kể chuyện trong thôn lại ra tới chuyện ngoài xã, rồi lại lái sang chuyện rừng rú, mồ mả ma quỷ, vốn là những đề tài rất được những người nơi đây ưa thích.
Đêm đó ba thằng được phân cho một căn buồng nhỏ, tuy nói là nhỏ nhưng cũng đã là to nhất trong nhà này. Những âm thanh rừng núi liên hồi vọng tới cộng hưởng với những câu chuyện ma quái trong bữa ăn khiến cả ba phải rất khó khăn mới chợp mắt được. Nhất là thằng Long cứ luôn mồm liên hệ bất cứ thứ âm thanh gì nó nghe được với một nhân vật nào đó mà khi nãy nó nghe kể. Đại khái như nghe tiếng cú kêu thì bảo là có người thắt cổ, nghe tiếng gió thổi lại bảo là linh hồn người chết đang kêu gào… Nhưng rốt cuộc nó vẫn là thằng ngủ trước tiên.
Buổi sáng vùng cao không khí trong lành, gió hiu hiu lạnh. Anh con trai người lính già, cũng là trưởng thôn, đánh máy cày đưa ba thằng đến chỗ bến xe, một bãi đất trống nhỏ bên đường mà nếu không phải người bản xứ thì chẳng ai có thể tưởng tượng nổi đó là bến xe. Sau đó anh đợi cho ba thằng lên xe rồi mới quay về. Ba đứa Võ Tài luôn miệng cám ơn rối rít, còn anh trưởng thôn thì cũng líu ríu tạm biệt, hẹn ngày gặp lại. Nói chung anh ta hiếm hoi mới có dịp tiếp người thành phố lên, cho nên rất quý.
Chiếc xe lướt đi trên những con đường núi ngoằn nghèo. Trên xe ba đứa Võ Tài vẫn còn bàn luận về gia đình người lính già, tự cho rằng phen này mình quá may mắn mới gặp được lão ta, không thì giữa chốn rừng núi bạt ngàn này tìm đâu ra chỗ trú chân. Võ Tài khi đó cũng đã hiểu được ý của mẹ khi bảo rằng nó cũng đã đến lúc phải tự lo mọi thứ rồi. Nói hết chuyện thì cả ba lại chỉ trỏ rừng núi thung lũng bên đường mà luận phong cảnh. Võ Tài say mê ngắm nghía những rặng núi còn được rừng xanh bao phủ. Cứ núi nọ tiếp núi kia chạy dài mãi về chân trời.