Chuyện chưa kể của Tuyên Phi - Cập nhật - Ivy_Nguyen

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Chương 10: Báo ân hay báo hiếu
Chương này bà viết tốt đấy. Chỉ có chỗ thằng Lân hơi không ổn, bà thêm vào cái lí do lêu lổng do bất mãn với thầy hay chị đó chẳng hạn cho nó hợp lí hơn nhé.
Còn cái việc Huệ thành người nói chuyện với bà Tiệp Dư hay người hầu thì thực ra tính chất nó như nhau, cái tui mong chờ là âm mưu bà lập phía sau í. :3
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
tui mong chờ là âm mưu bà lập phía sau í. :3
Tui quả thật chả biết nên viết kiểu tả thực, yêu yêu đương đương thôi hay bày ra một âm mưu hầm hố nào đó. Không có tí "thuyết âm mưu" thì quả thực truyện sẽ khá nhàm.
Thôi viết đến đâu tính đến đó vậy.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 11: Hướng về kinh đô

Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí – Ngô Gia Văn Phái.

Lại nói, lúc ấy chúa đã có thế tử là Trịnh Tông, do thái phi họ Dương đẻ ra. Thái phi tên là Ngọc Hoan, người ở làng Long Phúc, huyện Thạch Hà. Từ sau khi vào cung, nàng vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, nàng nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên quan hầu là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh.
Hôm sau, chúa cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu. Khê trung hầu cố ý giả làm nghe lầm, đưa ngay thái phi Ngọc Hoan đến. Thấy nàng, chúa có vẻ không thích, nhưng đã chót gọi đến, không nỡ đuổi ra. Sau đó chúa đòi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện thái phi nằm mơ cho chúa nghe. Chúa cũng nín lặng không nói sao cả.
Thái phi trải qua một trận mưa móc, liền có thai ngay.
Chúa tự nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng là rồng vẽ không phải rồng thật, mà lại chỉ có đầu không có đuôi, như vậy chưa hẳn đã là điềm tốt cả. Vả lại ở triều trước, Trịnh Cối, Trịnh Lệ cũng do người Long Phúc đẻ ra và đều mưu sự phản nghịch mà không thành.
Do đó, chúa có ý không vui. Các quan văn võ vào chúc mừng, chúa lấy cớ rằng đứa con ấy không phải là vợ cả đẻ ra, từ chối không nhận lời mừng
.”
---

- Cậu Chỉnh*, cậu Chỉnh…

*Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787): Tướng dưới trướng Hoàng Ngũ Phúc

Sáng sớm tinh mơ, thằng Tửu hớt hơ hớt hải quên cả phép tắc chạy vào phòng bẩm báo làm cho ả đào đang nằm trên ngực Chỉnh thét to, vội vàng kéo chăn lên che người. Chỉnh bực mình vớ cái gối mây ném một phát vào người thằng Tửu. Nó cũng biết mình vô ý nên không dám kêu đau, chạy ngược trở ra, đến tận khi thấy ả đào quần áo tươm tất õng ẹo đi ra mới dám quay lại phòng. Chỉnh khoác hờ bên ngoài một cái áo choàng, biếng nhác hỏi:

- Có chuyện gì mà mới sáng ngày ra mày đã gào như cha chết mẹ chết thế?

Thằng Tửu vẫn ngượng, gãi gãi cổ thưa:

- Bẩm cậu, con vừa qua phòng cậu Bảo tìm thằng Túy thì thấy nó bảo cậu ấy đi ra ngoài từ sớm, con sợ…

Còn chưa nói hết câu thì Tửu lại bị ném cho một cái gối mây vào người, Chỉnh mặt mũi hầm hầm, không quan tâm sống áo, đi chân đất chạy ra cửa, vừa đi vừa mắng thằng Tửu.

- Chết tiệt! Chuyện thế này mà nãy không thưa luôn là sao hả?

Chỉnh đi như chạy tới phòng Bảo, thằng Túy chuyên theo hầu Bảo vừa nhìn thấy Chỉnh thì cái mặt tái xanh càng thêm xanh mét, lắp bắp mãi không nói được câu nào.

Chỉnh nhìn thấy trong phòng đúng là không có Bảo, liếc thấy bộ áo giáp, hành lí của y vẫn còn trong phòng thì cũng bớt lo, vội hỏi:

- Cậu Bảo rời đi từ khi nào?

- Bẩm… bẩm, con dậy đã không thấy cậu đâu rồi.

Chỉnh hung dữ đẩy Tửu một cái ngã lăn ra đất, thằng ở mà còn dậy muộn hơn cả chủ, giọng hắn thêm vài phần bực tức:

- Chúng mày kiểm tra chuồng ngựa chưa? Ngựa cậu Bảo còn hay mất?

Khổ thân thằng Túy mới theo hầu cậu Bảo không lâu, trong quân doanh cậu Bảo không cho theo hầu nên nó rất hiếm khi gặp cậu Chỉnh nên đương nhiên không rành tính ccậu Chỉnh. Tửu thấy Túy sợ đến không mở được miệng thì đáp thay.

- Bẩm cậu, còn ạ. Ngay cả túi tiền cũng không thấy cậu Bảo cầm theo.

Nghe đến đây Chỉnh mới thở ra một hơi, may quá không phải gã Bảo này trốn mất. Tối qua khi vừa tới trấn Sơn Nam, cái gã tướng như hộ pháp, bất cứ lúc nào cũng có thể một mình quật ngã năm người khỏe mạnh như Bảo lại tự dưng kêu… mệt và nhức đầu, đòi ở lại tĩnh dưỡng vài hôm. Chỉnh biết thừa là Bảo muốn trì hoãn việc hồi kinh, nhưng cũng hiểu trong lòng y không thoải mái nên hắn không gò ép quá đáng, vì thế đồng ý ở lại Tràng An hai ngày. Bảo cũng biết đây là sự nhân nhượng cuối cùng của Chỉnh rồi nên cũng không kì kèo thêm.

Chẳng qua vì thái độ gay gắt của Bảo đối với việc hồi kinh lần này cùng với sự kiên trì chống đối của y hơn ba năm nay khiến cho Chỉnh lo lắng không thôi. Trên đường hồi kinh mắt không dám rời y một giây, chỉ sợ y trốn mất. Nhưng nghĩ kĩ lại, dù không muốn về kinh thì đường đường một tướng quân ai lại làm cái việc mất mặt là bỏ trốn kia chứ, thêm nữa Bảo là người rất có tránh nhiệm, y đã nhận lời với Việp quận công thì sẽ không dám trái ý đâu.

Nghĩ thông suốt rồi Chỉnh chắp tay sau lưng, lững thững về phòng, bụng nghĩ, thôi tin tưởng y vậy. Hai ngày nữa không ngoan ngoãn theo về Kinh thì cứ trói y lại rồi lôi đi như lời Việp quận công dặn dò là được.



Trong lúc đó Bảo đang bước chậm rãi trên những con phố thành Tràng An. Hắn tự hỏi bản thân là đã bao lâu rồi nhỉ? Năm năm hay sáu năm rồi? Khi Bảo rời quán trọ, trên đường mới thưa thớt vài người đi lại, còn bây giờ mặt trời đã lên cao, phố xá người qua lại như mắc cửu. Những con phố này dường như đông vui nhộn nhịp hơn trong trí nhớ của hắn nhưng sao lòng hắn lại lạnh lẽo và cô đơn đến vậy? Ban đầu Bảo chẳng nhận ra được đường nào với đường nào, nhưng càng đi lại càng thấy thân quen. Trong quá khứ đã có một cô gái nhỏ nắm bàn tay hắn kéo hắn chạy khắp những con phố lớn nhỏ này mỗi lần em ấy buồn hay mỗi lần cậu Năm bắt nạt hắn.

Bảo dừng lại ở tửu lâu lớn nhất thành Trường An, hắn giật mình khi nghe thấy tiếng cười trong trẻo thân quen nên vội ngoảnh đầu lại, từ ngõ Hiên bất ngờ chạy ra hai đứa trẻ, cô bé gái độ mười tuổi nắm tay cậu bé trai hơn cô vài tuổi kéo tới trước cửa tửu lâu. Bé gái nói:

- Sau này anh đỗ ông Nghè, nhất định phải mời em tới đây ăn một trận thật lớn!

Cậu bé trai cười có chút ngượng ngùng nhưng ánh mắt đầy kiên định.

- Ừ, nhất định!

Giờ đây Bảo có thể mua cả tửu lâu này rồi nhưng cô bé ấy đâu còn nữa? Tiếng cười và độ ấm bàn tay em ấy dường như vẫn còn đây, mà chớp mắt đã như ảo ảnh biến mất, chỉ còn mình Bảo đứng cô độc trên con đường thênh thang trước cửa tửu lâu. Bảo đờ đẫn bước chân vào ngõ Hiên, nơi mà hắn nghĩ sẽ chẳng bao giờ quay trở lại. Cánh cổng son đỏ quen thuộc dần hiện ra trong mắt hắn. Đằng sau cánh cửa son đỏ này từng có niềm hạnh phúc, và sự ấm áp duy nhất của Bảo. Tưởng như chỉ cần Bảo bước qua ba bậc đá tổ ong, mở cửa, đi qua con con đường lát gạch đỏ, rẽ trái đi về phía Tây sẽ có một cô bé ngồi bên hiên nhà, dưới tán cây xoài chờ hắn với nụ cười rạng rỡ. Hắn sẽ ngồi xuống, húp bát cháo rau mà em ấy vừa nấu, nghe em ấy ríu rít kể những chuyện xảy ra trong phủ ngày hôm ấy. Hạnh phúc giản đơn là được nhìn em ấy cười và nghe em ấy nói mà sao xa xôi quá vậy?

folk-art-painting-home_LRG.jpg

(Ảnh internet)​

- Thưa cậu? Cậu tìm ai?

Tên gác cổng thấy Bảo nhìn chằm chằm vào cổng nhà, phải người khác y đã đuổi đi rồi nhưng nhìn cách ăn mặc và tác phong của Bảo thì không dám. Có điều đợi mãi không thấy Bảo lên tiếng, y đành phải mở lời trước. Bàn tay đang siết chặt chiếc đai lưng cũ mèm đột nhiên thả lỏng, Bảo như giật mình tỉnh dậy từ trong giấc mộng. Hắn cẩn thận gập gọn lại chiếc đai lưng và nhét nó vào vạt áo trước ngực, bàn tay trái cách lớp áo đè xuống và vuốt nhẹ, chẳng biết là để vuốt phẳng lại vạt áo hay vuốt ve con tim đang nhói đau của mình. Bảo nhìn lại cánh cổng son đỏ, lại đưa mắt nhìn về hướng kinh thành rồi khẽ lắc đầu và trầm mặc rời đi.



Đi một hồi trời mới dần sáng rõ, hai tên lính lệ* đi đầu đã tắt đèn lồng từ nãy. Vừa rồi còn chìm đắm trong không khí lưu luyến không lỡ chia tay nên Huệ không để ý nhiều tới đoàn người đang tiến về kinh. Huệ và cô hầu gái của bà Tiệp Dư đang đi sát bên cáng của bà ấy.

*Lính lệ: Lính hầu.

Đoàn người của bà Tiệp Dư có khoảng hai mươi người. Trong đó hầu gái không tính Huệ là bốn cô, một cô là người đã tới nhà Huệ hai lần, ba cô còn lại có vẻ như là bà Tiệp Dư mới chọn được đem đi theo giống như Huệ. Ngoài ra còn có bọn lính lệ và thái giám. Có hai lính lệ khênh cáng, hai lính lệ mang lọng xanh, hai lính lệ cầm cờ xí, hai tên lính còn lại trông nghiêm trang hơn vì có đeo kiếm bên hông. Vài tên thái giám thì bê theo không chỉ hành lí mà còn có cả trà nước, cau trầu, ống nhổ,… để bà Tiệp Dư muốn nghỉ chỗ nào cũng được.

Đỗ Minh trước đây là quan tứ phẩm, Huệ nhiều lần thấy ông ta xuất phủ bằng cáng. Cáng của ông ta không có mái che, cũng không phủ chiếu hoa hay vải lụa như cáng bà Tiệp Dư. Đi theo hầu cáng thường chỉ có hai tên lính lệ khênh cáng, một tên cầm lọng đen che nắng, một tên cầm cờ xí, một hoặc hai tên cầm nghi trượng và thêm một tên lính hầu sai vặt nữa. Chức quan của Đỗ Minh cũng không tính là nhỏ vậy mà đoàn đưa rước so với một bà Tiệp Dư thất sủng của Chúa thượng cũng không bằng đủ thấy được sự xa hoa trong phủ chúa. Điều này khiến Huệ không khỏi cảm thán nghĩ thuế má nặng nề mà người nông dân đang phải quẳn lưng gánh chịu hàng năm.

Sở dĩ Huệ đoán bà Tiệp Dư bị thất sủng bởi ba nguyên nhân. Thứ nhất khuôn mặt bà ấy dù rất đẹp và luôn trang điểm tinh tế nhưng không giấu được nỗi buồn phảng phất, khóe mắt mỏi mệt và ánh nhìn buồn bã. Huệ đã bắt gặp khuôn mặt có biểu cảm như thế từ mẹ Hai, mẹ Ba, mẹ Sáu… khi còn ở phủ họ Đỗ, họ và bà Tiệp Dư này giống nhau, đều là những người phụ nữ không được yêu thương hay đúng hơn là không còn được yêu thương nữa. Thứ hai nếu được sủng ái thì vì sao chưa được phong phi mà vẫn chỉ là một Tiệp Dư, lớn không lớn, nhỏ không nhỏ? Nghe như đã từng được sủng ái nhưng thời gian hẳn là không lâu và có vẻ cũng chưa con cái gì nên phi vị mới chỉ dừng lại ở Tiệp Dư dù rằng với tuổi bà ấy thì chắc đã phải vào cung được nhiều năm rồi. Thứ ba bà ấy lại cần một cô gái trẻ đẹp như Huệ để làm gì? Một người như Huệ sẽ uy hiếp vị trí của bà ấy nếu bà ấy đang được sủng ái, vậy thì chỉ có thể là một người thất sủng mới phải tìm đến một quân cờ như Huệ?

Hầu gái của bà Tiệp Dư tên Nụ, rất nhanh nhẹn và mau miệng. Mới đi được một chặng đường đã ríu rít làm quen và chuyện trò thân mật với Huệ. Thấy Huệ hiền lành ít nói, Nụ cho rằng Huệ là gái quê không biết gì vì thế tận tình giảng giải cho Huệ. Ban đầu nói cho cô về sự xa hoa trong phủ chúa, rồi lại nói tới sự sầm uất của chốn kinh kì. Thấy Huệ chỉ cười thì cô ta níu tay Huệ lại nói nhỏ:

- Cô không biết chứ thời này Chúa thượng mới thực có quyền hành, vua Lê chỉ làm cảnh thôi. Thế nên được chọn vào phủ Chúa là phúc đức của chúng ta, cô biết chưa?

Huệ gật gật đầu, cười với vẻ cảm kích vô cùng vì những giảng giải của Nụ. Được khuyến khích Nụ lại thao thao bất tuyệt nói về tình hình hậu cung nơi phủ chúa. Hậu cung của phủ chúa hiện giờ có ba người làm chủ. Người thứ nhất là Nguyên phi Dương Thị Ngọc Hoan, bà là mẹ đẻ của thế tử Trịnh Tông nhưng cả hai mẹ con bà đều không được Chúa thượng yêu mến. Cô nàng Nụ kia còn thần thần bí bí kéo tay áo Huệ kể về “sự tích” ra đời của vị thế tử kia cho Huệ nghe.

Huệ liếc mắt qua cáng, thấy bà Tiệp Dư trở người, có vẻ như bà ta không ngủ. Vậy mà cô Nụ này chẳng sợ gì mà mồm năm miệng mười kể chuyện. Không lẽ là bà Tiệp Dư dặn cô ta kể cho Huệ nghe chuyện hậu cung? Nghĩ đến đây Huệ lại cảm thấy đau đầu, chốn giàu sang muốn sống được đều phải căng tai căng mắt ra mà để ý, Huệ vô cùng thấm thía điều ấy từ khi còn là một con bé ngốc sống trong Đỗ phủ.

Nụ không nhìn ra cái nhíu mày của Huệ nên cứ tiếp tục kể.

- Chị gái của Nguyên phi là ái phi của Minh Đô Vương Trịnh Doanh, cha của Chúa thượng bây giờ. Nhờ chị gái mà Nguyên phi được đưa vào cung của Chúa Thượng bây giờ, nhưng Chúa thượng lại ghét sự sắp đặt đó nên không mặn mà yêu thích gì bà ta. Bà ta vì muốn được chúa thượng ân sủng nên đã qua lại thân thiết với một viên quan chuyên phục trách chăm sóc ngài là Kê Trung Hầu. Người ta đồn rằng bà ấy mơ thấy thần cho bà ta một bức vẽ rồng. Rồi bà ấy nói với Kê Trung Hầu, ông này cho rằng đây là điểm báo sinh thánh nên khi Chúa thượng cho gọi Hoàng phi Ngọc Khoan thì ông ta lại cho gọi Nguyên phi Ngọc Hoan và vờ vệt rằng là do nghe nhầm tên hai người.

Nụ kể rất rời rạc, Huệ phải tập trung lắm mới nhặt ra điểm chính. Vậy là người chủ thứ hai của hậu cung này hẳn phải là bà Hoàng Phi Ngọc Khoan rồi. Và cái vị Kê Trung Hầu kia dù là một thái giám nhưng lại rất có thể diện trước mặt Chúa, nếu không sao dám vuốt râu rồng?

Kể đến đây Nụ lại níu áo Huệ rỉ tai nói thì thầm:

- Tôi thì cho là Nguyên phi thông đồng với Kê Trung Hầu, giả cái vụ nằm mơ vớ vẩn ấy. Cô có nghĩ vậy không?

Huệ lắc đầu tỏ vẻ không biết, cô làm sao mà biết được bà ta có nằm mơ hay không chứ. Nhưng nhìn vẻ háo hức kể chuyện của Nụ thì đành cố gắng bày ra vẻ tò mò muốn nghe tiếp.

- Tôi đoán chắc bà ấy gặp được Chúa thì khóc nóc ỉ ôi, Chúa thương tình lưu bà ta lại ba hôm rồi từ đó đến nay không truyền thêm một lần nào nữa. Ấy vậy mà số bà ta lại may mắn chứ, lệnh bà nhà chúng ta tốt xấu gì cũng được chúa sủng ái nửa năm trời mà không thể hoài thai, còn bà ta chỉ có ba ngày đã mang thai rồng rồi sinh ra thế tử Trịnh Tông. Cả Hoàng phi Ngọc Khoan cũng đáng giận nữa, bà ta xuất hiện thì chúa liền quên ngay lệnh bà nhà chúng ta. Cũng may bà ta cố gắng thế mà sinh ra được mỗi một quận chúa chứ nếu sinh được con trai thì không biết lệnh bà nhà ta sẽ bị chèn ép thế nào nữa.

Huệ ra vẻ đồng tình với sự giận dữ của Nụ, nhưng trong lòng thì chầm chậm điểm lại những gì Nụ vừa nói và cô gần như đoán được hết nội tình. Người chủ thứ ba của hậu cung hẳn là bà Tiệp Dư này rồi, nhưng bà ta đang ở tình thế khó chịu nhất: không có con dựa dẫm mà cũng chẳng được chúa yêu thương. Vị Nguyên phi có con nối dõi lại bị chúa chán ghét, còn người chúa sủng ái lại không có con trai. Vậy là trong cái thế chân vạc này điểm yếu nhất là bà Tiệp Dư. Đó là lí do bà ta muốn có Huệ?

Huệ lắc đầu ngao ngán, cô không muốn nghĩ nữa, không muốn mới ngày đầu tiên tới phủ chúa đã phát điên lên vì phải suy tính trước sau.

Trời bắt đầu nắng to, Nụ không biết kiếm đâu được cái nón dâu đưa cho Huệ. Huệ Cám ơn và đội lấy, che đi cái nắng gắt đến hoa mắt đầu hạ. Đi được gần hai canh giờ thì cũng tới được vùng kinh kì. Năm năm qua Nụ chỉ quanh quẩn trong làng và đi xa nhất là tới làng khác, chưa từng rời khỏi xã Phù Đổng. Những năm trước nữa, nhờ thân phận chủ chẳng ra chủ tớ chẳng ra tớ của mình nên cô và Vũ không bị quản lí nghiêm, cả hai đã không ít lần trốn khỏi phủ và dạo chơi. Vì thế mà cảnh sầm uất nơi này không khiến Huệ ngây người ngạc nhiên, nhưng dù sao thành Tràng An cũng đâu thể so với chốn kinh kì, và đã lâu lắm rồi cô mới lại được nhìn thấy cái cảnh người đi lại tấp nập và hàng hóa nhiều tới lóa mắt nên không khỏi bị cuốn hút, bước chân vì thế mà chậm lại.

Nụ nhìn vẻ háo hức của Huệ thì chẳng che giấy nụ cười tự đắc, còn giật ống tay áo Huệ rồi chỉ về phía trước:

- Này, cô nhìn thấy phủ Chúa chưa?

Huệ nhìn theo ngón tay chỉ của Nụ về phía xa xa, nổi bật giữa khu Hoàng Thành là một khu kiến trúc đồ sộ, nhưng vì khá xa nên cô mới chỉ nhìn ra được cổng lớn Chính Môn, cao lớn, sừng sững. Nụ lại tiếp tục nói:

- Rất nhiều người muốn bước qua cánh cửa ấy, nhưng bà Tiệp Dư lại chọn cô. Cô nên biết ơn vì điều đó.

Huệ cúi đầu làm bộ như hiểu ý, ánh mắt khi cúi xuống vô tình lướt qua khuôn mặt bừng lên nét vui sướng và háo hức của ba cô gái cùng xã cũng được bà Tiệp Dư lựa chọn đem theo cùng. Ánh mắt ấy hình như cũng giống ánh mắt của Mẹ Mười Ba, Mẹ Mười Lăm khi bước qua cánh cổng son đỏ vào Đỗ phủ trong ngày gả cho Đỗ Minh làm lẽ. Nhưng sau đó, trong đám vợ lẽ của cha, có ai còn giữ lại được nét cười ngây thơ, hạnh phúc ấy? Còn Huệ, sau khi bước qua cánh cổng lớn kia, cuộc đời cô rồi sẽ ra sao? Huệ khẽ thở dài, ngước mắt nhìn phố xá đông vui để cố gắng đè nèn đi cảm giác bất an trong lòng.
---

Chú thích:

1. Cáng: phương tiện đi lại của giới quyền quý thời xưa.

upload_2015-6-14_23-59-15.png

(Nguồn ảnh: Internet)​
2. Miêu tả về cáng trong chương này là tổng hợp tài liệu ở hai trang:
http://hotanminh.com/2011/02/17/chiec-ca/
https://www.ttxva.net/ngan-nam-vong/

3. Miêu tả phủ Chúa là “ăn cắp” một số hình ảnh trong Thượng Kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và mô tả của Wikipedia với từ khóa Phủ Chúa Trịnh.

Chương 10 << >> Chương 12
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Phong Vu

Gà cận
Tham gia
13/9/14
Bài viết
387
Gạo
600,0
Đợi mãi man chính mới lên sàn. Đọc vẫn thấy hay, nhưng cái hay này kì lắm nha. Chẳng hạn tản văn anh trai-em gái, tui thấy tag là lập cập nhảy vô đọc liền à. Còn truyện này, để đó đã, lúc nào thoải mái nhất thì đọc. Ý tui là nó không thôi thúc tui đến mức thấy thông báo là phải nhảy vô đọc ngay. Giọng văn trầm, nhưng có nét, không quá nhàm chán. Nhưng nếu bà không ném tí gia vị tình tiết gay cấn vô thì nó sẽ trở thành nhàm chán đấy.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Nhưng tuy quần áo cũ kĩ, đơn giản vẫn được giữ gọn gàng, sạch sẽ.
-> "Nhưng tuy" sau đó... tui thấy chẳng ăn nhập với nhau bà ạ, còn hơi ngang nữa. Thà bà viết bình thường như" Quần áo tuy cũ kĩ đơn giản nhưng vẫn được giữ gọn gàng sạch sẽ. Hoặc: Tuy quần áo cũ kĩ, đơn giản nhưng vẫn được giữ gọn gàng, sạch sẽ. Đại loại thế ấy. Còn nếu là tui tui sẽ thay từ "giữ" bằng từ "trông". Nhưng có lẽ bà muốn đề cập đến thói quen của Hân, thể hiện thần thái của một tiểu thư, khác biệt với người hầu, nên xài như bà cũng được.
Ông Đỗ nhớ bà Bẩy không biết nịnh ông, lại luôn chống đối việc ông đòi ân ái vì vốn dĩ là bà bị ông ép cưới.
Thỉnh thoảng con bé Tám với Bảy nũng nịu ông cũng ngẩn ra tự hỏi: có Năm, có Bẩy, có Tám, thế Sáu là đứa nào sao không thấy?
Xét đến cùng thì trong đám vợ lớn bé thì bà Bảy đẹp nhất, thế nên
-> cuối cùng là "bảy" hay "bẩy", tui nghĩ bà nên xài một trong hai từ đầu cho đến cuối ấy.
Con là cô sáu của Thừa Ty xứ Sơn Nam, sao có thể ở cùng đám người tôi tớ?
-> Sao chỗ này bà không dùng từ "trấn" cho thuận miệng?
Chính vì vậy Hân không thể ngờ được hành động này của cô chính là khởi nguồn cho tấn bi kịch cuộc đời cô và Vũ sau này.
-> Kết chương làm tắt luôn nụ cười bà. Nghe bi kịch là thấy sợ rồi. Không phải là Vũ sẽ chết chứ?
Ps: hình không coi được bà .
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
-> "Nhưng tuy" sau đó... tui thấy chẳng ăn nhập với nhau bà ạ, còn hơi ngang nữa. Thà bà viết bình thường như" Quần áo tuy cũ kĩ đơn giản nhưng vẫn được giữ gọn gàng sạch sẽ. Hoặc: Tuy quần áo cũ kĩ, đơn giản nhưng vẫn được giữ gọn gàng, sạch sẽ. Đại loại thế ấy. Còn nếu là tui tui sẽ thay từ "giữ" bằng từ "trông". Nhưng có lẽ bà muốn đề cập đến thói quen của Hân, thể hiện thần thái của một tiểu thư, khác biệt với người hầu, nên xài như bà cũng được.



-> cuối cùng là "bảy" hay "bẩy", tui nghĩ bà nên xài một trong hai từ đầu cho đến cuối ấy.

-> Sao chỗ này bà không dùng từ "trấn" cho thuận miệng?

-> Kết chương làm tắt luôn nụ cười bà. Nghe bi kịch là thấy sợ rồi. Không phải là Vũ sẽ chết chứ?
Ps: hình không coi được bà .
Tui đọc kĩ lắm rồi mới đăng vậy mà vẫn còn bát ngát lỗi nhở? Để tui sửa lại, thank bà nhiều nha.
-> Sao chỗ này bà không dùng từ "trấn" cho thuận miệng?
Ừ, lúc viết tui phải tra WIki về cách gọi các đơn vị hành chính địa phương thời xưa, lúc là Trấn, lúc là Xứ, tùy theo thời gian, ban đầu tui bị nhầm nên một số chỗ sửa còn bị sót ấy mà.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Được cái bà có hình ảnh với chú thích đầy đủ, nên dễ tưởng tượng ra bối cảnh truyện, khắc phục được tính khô khan của dòng truyện này. Riêng vụ áo quần ấy, thấy bà miêu tả bám sát ghê.
Vụ tên Nghêu sò ốc hến gì đấy... nghe chân chất và đúng thực tế bà ạ. Thời xưa hay chọn tên xấu đặt cho con cái, để không bị "bắt" đi ấy. Có Khoai, Đất, Rơm... nên bà chọn tên thế hợp lí quá rồi, lại còn giải quyết được vụ bí tên kinh điển của bà. He he.
 

Trích Tiên

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.900
Gạo
2.000,0

Đinh Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/8/14
Bài viết
579
Gạo
0,0
Đi cả tháng mà được mỗi 1 chương thôi hả chị? Truyện này chị rùa bò thật, ngang cái truyện của em á.
 
Bên trên