Chuyện chưa kể của Tuyên Phi - Cập nhật - Ivy_Nguyen

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 12: Xem đám rước dâu

Hai tên lính lệ trong đoàn chạy lên đầu đoàn hô gào dân cư tản ra để cho đoàn đi tiếp khiến cho tốc độ không bị chậm lại. Nhìn đoàn người ngày một tiến gần khu Hoàng Thành, rời xa phố xá nhộn nhịp, Huệ có chút tiếc rẻ vì đi nhanh thế này chẳng ngắm được cái gì hết. Dù sao Huệ cũng là một cô gái trẻ nên cô vẫn có bản tính ham vui và thích cái đẹp được chưa nào?

Một tên lính lệ, bên hông có đeo kiếm, chạy tới một bên cáng:

- Bẩm bà Tiệp Dư, chúng ta vào cổng nào ạ?

Sở dĩ lính lệ phải hỏi vậy vì cổng vào phủ chúa gần nhất là Chính Môn nhưng hôm nay là ngày đón dâu của quận chúa em gái Chúa thượng nên quan khách ra vào chắc vô cùng náo nhiệt. Cân nhắc một chút Thị Vịnh bèn nói:

- Thôi đi cửa phụ đi.

Huệ rõ ràng nghe nói là vào cửa bằng cửa phụ thế mà cái “cửa phụ” ấy cũng khiến cô choáng ngợp. Từ khi bước vào phủ Chúa, Huệ thấy nơi nơi có cây xanh tươi tốt, rất nhiều loài cây đẹp đẽ quý hiếm, khiến mấy người mới bọn cô trầm trồ xuýt xoa vì chưa từng được thấy bao giờ. Khuôn viên thì nơi nào cũng có hoa tươi nở rộ, các tòa nhà với kiến trúc và xây dựng hoành tráng cứ nối tiếp nhau khiến càng Huệ nhìn càng muốn mở to hai mắt. Lính tráng, người hầu qua lại nhộn nhịp vô cùng.

Huệ tốt xấu gì cũng tiểu thư con quan cũng không đến mức hoa mắt chóng mặt với cảnh tượng trước mắt. Có điều Đỗ Minh tuy nhỉ là quan tứ phẩm nhưng lại là người yêu thích cái đẹp, thế nên Đỗ phủ cũng được xưng tụng là phủ đệ đẹp có tiếng, vậy mà so Đỗ phủ với phủ Chúa thì thật giống so nhà tranh vách đất của cha con cô ở xã Phù Đổng với Đỗ phủ.

upload_2015-7-6_20-10-56.png

(Ảnh phủ Chúa – Nguồn Wiki)

Thấy Huệ mải ngây người nhìn ngắm hết cái này đến cái khác nên bước chân chậm lại, Nụ phải dừng lại choàng tay kéo đi, cô ta còn không khách sáo che miệng cười khúc khích. Huệ không lấy gì làm xấu hổ, tình huống này mà cô không ngạc nhiên không xoay ngược xoay ngang nhìn thêm vài cái mới là bất bình thường.

Nụ ghé tai cô nói nhỏ:

- Nhanh về cung của lệnh bà, lệnh bà còn phải chuẩn bị để chiều tham gia lễ thân nghinh của quận chúa. Rồi chiều tôi cũng dẫn cô tới chỗ đó, đảm bảo náo nhiệt và có nhiều thứ để xem hơn nhiều.

Huệ nhớ ra là sáng nay phải khởi hành rất sớm vì bà Tiệp Dư phải dự lễ thân nghinh của quận chúa, em gái Chúa thượng. Liệu có phải vì việc của Huệ mà bà ta phải trì hoãn cả lịch hồi cung? Nếu quả thực như vậy thì sự coi trọng tới mức này khiến Huệ có phần sợ hãi. Biết mình có thể là lí do cả đoàn bị chậm trễ, Huệ đành lưu luyến thu lại ánh mắt thích thú và cắm cúi đi theo đoàn người vào nội cung.

Vịnh cung của Tiệp Dư Trần Thị Vịnh hẳn là được Chúa tặng và đặt tên trong khoảng thời gian hai người còn mặn nồng. Nhìn tòa kiến trúc tinh xảo làm toàn bộ bằng gỗ lim trong Vịnh cung, Huệ nghĩ hồi đầu hẳn Chúa thượng yêu thích Tiệp Dư lắm, mãi về sau khi ngắm những cung khác còn đẹp và hoa lệ hơn Huệ mới thay đổi suy nghĩ ban đầu của mình.

Hầu gái trong Vịnh cung dẫn Huệ về phòng riêng, dặn dò nghỉ ngơi, đừng đi lại lung tung, có việc bà Tiệp Dư sẽ gọi. Huệ khép cửa, nằm xuống giường nghỉ ngơi một chú. Cô nhớ lại ánh mắt sung sướng, phấn khích của ba cô gái đi cùng mình từ xã Phù Đổng khi họ nhìn thấy khung cảnh vàng son đẹp đẽ như tiên cảnh nơi này. Khi đó cảm xúc của cô là gì nhỉ? Cô có kích động có thích thú không? Nếu nói không thì là nói dối. Nhưng nếu chỉ một mình cô ở nơi này thì cô thà ngồi thềm nhà ăn cháo cám lợn với Vũ hoặc húp bát cháo khoai với thầy và thằng Lân, còn nếu được sống cùng cả ba người ấy thì còn Huệ không cầu gì hơn.



Vừa nghỉ được một lát thì Huệ được gọi dậy ăn cơm. Đãi ngộ cho cô khá tốt, vì dù sao cô tới đây với thân phận bạn trò chuyện với Tiệp Dư chứ không phải là cung tỳ. Gần cuối chiều thì y hẹn, Nụ tới phòng kéo cô đi.

Đường lối trong phủ Chúa khiến Huệ hoa cả mắt. Nơi nào cũng được trang trí hoa cỏ, hòn non bộ, hồ nước, cá cảnh. Kiến trúc thì nơi nào cũng lộng lẫy xa hoa. Khi đó Huệ nghĩ nhiều chỗ thế này thì Chúa thượng ngắm cảnh cũng hết ngày, lấy thời gian đâu mà làm chính sự nhỉ? Sau này cô mới biết, xa hoa thế nhưng có những nơi chúa Thượng cả đời còn không đặt chân tới.

Chẳng biết Nụ dẫn Huệ đi qua bao nhiêu hành lang và bao nhiêu tòa nhà thì cuối cùng cũng tới nơi-mà-Nụ-muốn-dẫn-tới, kì thực Huệ muốn gọi nó bằng một cái tên nhưng khổ nỗi cô vừa mới tới đây, cô đâu có biết nơi nào với nơi nào. Lúc bắt đầu đi thì Nụ kéo tay Huệ, nhưng mà đi được một lát thì là Huệ bám chặt lấy Nụ, bởi vì nếu buông tay Huệ chắc chắn là mình bị lạc. Hơn nữa Huệ cũng háo hức muốn xem hôn lễ trong cung thì khác gì dân thường.

Đỗ Minh rất sính người Tàu, Đỗ phủ trước đây có rất nhiều sách Tàu và bài trí nhà cửa cũng mang hơi hướng Tàu. Hồi trước Huệ tưởng bình thường người ta ăn cơm là phải ngồi bàn nhưng đến khi theo thầy đồ Đặng về nhà, cô mới biết kì thực người Việt đa phần ăn cơm ngồi sập gỗ, chiếu hoa. Lại nói sách Tàu ở Đỗ phủ cô đọc nói đám cưới phải có sáu lễ, nó dài dòng và rắc rối quá khiến Hân nghĩ: cưới xin sao mệt mỏi thế? Nhưng thầy đồ Đặng lại dạy cô rằng đám cưới Việt chỉ có ba lễ mà thôi. Thứ nhất là lễ ăn hỏi, nhà trai đến xin cưới, nhà gái nếu đồng ý sẽ trả lời với người làm mai đồng thời thách cưới luôn. Nhà trai nếu đồng ý với thách cưới thì sẽ đến lễ thứ hai là lễ nạp tài, nhà trai mang sính lễ đến. Cuối cùng là lễ thân nghinh hay dân gian gọi là lễ rước dâu. Thực ra trong dân chúng, nghèo đói khổ sở quá thì lễ nghĩa đôi khi cũng khó vẹn toàn. Như gã thương nhân tới xin hỏi cưới Huệ thì hắn tự cho rằng sính lễ rất hậu rồi, nhà gái không có lí do gì để từ chối nên đã tự động bỏ qua cái lễ thứ nhất là lễ ăn hỏi, chỉ chờ ông đồ đồng ý là làm lễ rước dâu.

Tới nơi mà đám rước dâu sẽ đi qua, Nụ kéo Huệ tới một một cái cây có thân to đủ để hai đứa bọn cô ẩn lấp. Nụ nói đứng ở đây có thể nhìn được toàn cảnh đám rước. Hai người vừa tới thì đã nghe thấy tiếng pháo đì đùng cách đó không xa, đi đầu đoàn là phường hát, phường trống và hai người cầm sào tre treo pháo đốt. Khung cảnh quả là khiến Huệ phải mở to mắt ra mà nhìn. Tiếp theo đó là nhóm lính với nghi trượng trong tay xếp hàng chỉnh tề và đi theo thứ tự, nhìn rất uy nghiêm nhưng có chút là lạ so với một đám cưới. Đám cưới chẳng phải là nên vui vẻ và náo nhiệt mới phải chứ?

Nụ cười giải thích:

- Hì hì, đám đó bình thường là lính lệ, nhưng vì chú rể là quan võ nên thay bằng binh lính đó. Kể cả trang phục chú rể đang mặc cũng là triều phục đó Huệ.

Theo hướng tay chỉ của Nụ, Huệ nhìn thấy đằng sau đám binh lính đi đều bước kia nổi bật lên một thân ảnh cao lớn mặc áo khoác ngoài vạt chéo màu đỏ, cưỡi ngựa trắng. Huệ không biết được quy định cho trang phục của chú rể trong trường hợp này phải thế nào mới đúng nên Nụ nói gì cô cũng gật. Có điều đoàn rước hãy còn ở xa nên chưa nhìn rõ được mặt mũi chú rể.

Nối tiếp phía sau chú rể là bốn lính lệ mặc trang phục đỏ khênh một kiệu vuông[1], kiệu được phủ gấm đỏ tươi. Chú rể phải thả ngựa rất chậm để đội kiệu theo kịp. Phía sau kiệu là cả trăm người đưa rước.

- Tôi phải tới tận đây vì muốn nhìn thấy mặt chú rể đấy, nghe nói ngài ấy rất đẹp. - Nụ vừa nói vừa đỏ hồng cả mặt. – Tí nữa nhìn xong chúng ta sẽ hòa cùng đám người đưa rước đằng sau kia nhé.

Đến đây Huệ mới à lên một tiếng, hóa ra có thể đường đường chính chính mà đi xem rước, nhưng chỉ được đi đằng sau nên cô Nụ này mới bày ra trò rình rập này để được xem mặt chú rể. Huệ thật muốn cười thật to trêu ghẹo nhưng đám rước đang đến gần nên đành nhịn lại.

Nhìn đoàn người dài cả trăm thước và khung cảnh phú quý náo nhiệt trước mắt, rồi nhìn lại mười mấy năm ăn cháo khoai của mình, Huệ không khỏi cảm thán: thì ra đám cưới có thể làm to như vậy, thì ra con người có thể sống xa hoa đến thế. Huệ bỗng thấy chạnh lòng nghĩ tới bản thân, hình như từ khi rời xa người đó cô chưa từng nghĩ tới việc sẽ gả cho ai. Người đó luôn đỏ mặt mỗi lần cô nói muốn gả cho anh, thường cười bảo: gả cho anh thì có gì tốt? Gả cho anh không có sính lễ, cũng chẳng có một đám rước lớn và náo nhiệt như ngày chị Cả lấy chồng. Huệ khi đó ngây ngô còn chưa hiểu sự đời, chỉ biết muốn gả thì gả thôi. Đến khi cô hiểu ra và có thể trả lời anh rằng, đám rước có lớn cỡ nào cũng chỉ có một ngày mà thôi, còn bàn tay anh nắm lấy tay cô sẽ là cả đời thì người cô muốn gả đã chẳng còn nữa rồi.

upload_2015-7-6_20-11-28.png

(Tranh vẽ đám cưới bà Trịnh Thị Ngọc Trúc lấy vua Lê)

Nụ đứng sát bên Huệ, miệng liên tục xuýt xoa khen ngợi đám rước, chốc chốc lại chỉ cho Huệ cái này cái nọ khiến cho cảm xúc bi thương trong lòng Huệ vừa dấy lên lại bị đè xuống. Cô khẽ thở dài, ép chặt bàn tay vào nơi ngực trái và lắc nhẹ đầu cố xua cảm giác buồn bã. Đã chạy hết hơi đến đây vậy thì phải xem cho thật đã, không nghĩ tới chuyện không vui nữa. Huệ bắt chước Nụ, cũng rướn người lên nhìn về phía trước, căng mắt nhìn chú rể. Ôi chao, cô không hám giai như Nụ nhé, chẳng qua cô dâu ngồi kiệu nên cô chỉ có thể ngắm chú rể thôi.

Đoàn rước càng đến gần thì Huệ càng cảm thấy sao dáng chú rể lại quen thuộc thế nhỉ? Dáng lưng thẳng tắp khi ngồi ngựa kia lại khiến Huệ liên tưởng tới một người đã rất xa rồi. Huệ cảm thấy bứt rứt và bồn chồn, cô căng mắt ra nhìn đoàn rước đang đến gần. Chú rể mặc áo cưới đỏ thẫm đang nhích gần tới phía Huệ, anh ta đang quay đầu sang phải nói gì đó với một tên lính, chỉ cần anh ta quay đầu lại là Huệ có thể nhìn rõ khuôn mặt đó. Khi đó những người đầu tiên của đám rước đã đi tới gần cái cây, Huệ không để ý khi dây pháo đang nổ văng về phía cô. Nụ kéo Huệ lùi lại nhưng một mảnh xác pháo vẫn bay vào mắt. Huệ vội vàng kéo vạt áo lên dụi mắt. Lúc mở được mắt thì đoàn rước đã đi xa.

Huệ nhìn theo đám rước và bật cười, cô nghĩ: Nhớ nhung nhiều quá thành bệnh rồi, sao có thể nghĩ chú rể của người ta là người của cô chứ?

Huệ không biết rằng sau này mỗi khi nhớ lại khoảng khắc ấy cô lại bật khóc. Bởi nếu có thể quay trở lại giây phút ấy, Huệ chắc chắn sẽ lao ra chắn ngang đoàn kiệu để rồi mặc kệ bánh xe vận mệnh muốn xoay vần thế nào cũng được, bởi cô sẽ được gặp lại anh khi anh vẫn là anh của cô và cô vẫn là cô của anh.



Trên đường quay về, Nụ cứ trách móc cô mãi:

- Tại Huệ mà tôi không kịp nhìn mặt chú rể đấy.

Huệ cười xin lỗi, rồi tò mò hỏi:

- Chú rể là ai thế?

- Hả?

Nụ ngạc nhiên nhìn Huệ sau đó à lên.

- Mọi người mấy tháng nay đều bàn luận về chú rể nên tôi không nghĩ lại có người không biết ngài ấy. Quên mất là hôm nay cô mới vào phủ Chúa. Đó là Hoàng Đình Bảo, con nuôi của tướng quân Hoàng Ngũ Phúc đó. Nhưng giờ phải gọi họ là Huy quận công và Việp quận công rồi.

Huệ gật đầu, cô mới vào phủ Chúa nên cái gì cũng không biết, cô không giấu dốt, hỏi tiếp:

- Ủa sao lại được gọi là quận công vậy?

- Hoàng Đình Bảo cưới quận chúa Ngọc Dung nên thành quận mã, được phong Huy quận công.

- Ồ, thế tướng quân Hoàng Ngũ Phúc cưới vị quận chúa nào vậy?

Đến đây thì Nụ ôm bụng cười ngặt nghẽo.

- Ôi mẹ tôi ơi, Việp quận công xuất thân thái giám, thế nên mới phải nhận con nuôi đó.

Huệ tròn mắt.

- Ô, thế không phải lấy quận chúa mới được gọi là quận công sao?

- Tướng quân là vì có nhiều công lao nên mới được phong làm quận công đó.

Huệ ồ lên một tiếng rồi cảm thán.

- Vậy cái vị Huy quận công kia cũng tốt số nhỉ? Còn trẻ như thế mà cưới quận chúa là được phong quận công liền.

Sở dĩ Huệ nói vậy thì thời này đàn ông mười bảy, mười tám tuổi đã bắt đầu tính chuyện lấy vợ. Nụ cười hì hì.

- Đấy là cô chưa biết thôi, Huy quận công cũng không trẻ lắm, ông ấy sinh năm Cảnh Hưng thứ 3, giờ cũng hai mươi lăm hai mươi sáu tuổi rồi. Nhưng ông ấy tài giỏi lắm, năm cảnh hưng thứ 24 thì thi đậu Hương Cống, năm sau thì đậu Tạo Sĩ[2]. Trong triều hiếm có người văn võ song toàn như ông ấy, thế nên Chúa Trịnh Doanh (cha của Chúa thượng hiện nay) mới chỉ hôn ông ấy cho quận chúa.

Đột nhiên Nụ thần thần bí bí hỏi Huệ.

- Cô có biết vì sao chỉ hôn từ lâu rồi mà sao bây giờ mới kết hôn không?

Huệ nhún vai lắc đầu. Nụ mủm mỉm cười, đè thấp giọng xuống nói:

- Nghe nói là quận chúa gặp Huy quận công trong một đêm hội, rồi nằng nặc đòi gả cho người ta khiến người ta sợ quá chạy một mạch ra trận đánh giặc mấy năm rồi mới chịu về làm đám cưới đó.

Huệ nghe đến đây thì phụt cười. Cô quận chúa “cọc đi tìm trâu” này chắc thú vị phải biết.

---

Chú thích:

[1] Kiệu vuông: Có dạng thế này cả nhà ạ. Ivy không tìm được cái nào con gái ngồi kiệu vuông cả (Hu…hu…)
upload_2015-7-6_20-11-54.png

[2] Tạo sĩ: tiến sĩ võ, tương đương tiến sĩ văn.
Trích Wikipedia, từ khóa: Võ học Đàng Ngoài thời Lê Trung Hưng.
“Năm 1721 chúa Trịnh Cương định mở Võ học sử (trường Võ học) tại Thăng Long và đặt chức quan giáo thụ dạy võ học, chính thức khởi đầu cho sự nghiệp đào tạo võ học, và từ đây bắt đầu có các nhà khoa bảng võ nghiệp Đại Việt
Sự kiện này mở đầu cho một thời kỳ nở rộ võ học chính quy của nước Đại Việt không chỉ có trình độ võ nghệ giỏi mà còn thông thạo võ kinh (lý thuyết quân sự) bài bản. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chính thức công nhận và vinh danh các nhà khoa bảng võ học với danh xưng là Tạo sĩ (Tiến sĩ võ), nâng tầm võ nghiệp lên ngang hàng với văn nghiệp.”

---
Chương 11 << >> Chương 13
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Giờ đến lượt em bị bơ không trả lời kìa. Độ giả trung thành bị khinh em ạ, chúng ta bỏ đi, không thèm đọc nữa đi em. :))
Đi cả tháng mà được mỗi 1 chương thôi hả chị? Truyện này chị rùa bò thật, ngang cái truyện của em á.
Ấy đừng thế, chẳng qua topic này không bấm theo dõi nên tin nhắn báo tới không biết, phải vào kiểm tra mới biết, thành ra...
 

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Câu này sai ở đâu em? Thường người ta cũng hay nói kiểu: Tôi là tôi thích cậu lắm đấy. Hoặc: Hắn là ghét cậu nên mới thế....
Em thấy để thế thì hơi tối nghĩa, sao tỷ không đổi thành: Đức ông vốn rất trọng người tài hay Đức ông là người trọng người tài,...
bay toán loạn
Từ này tỷ cũng hơm thấy sai. :3
tán loạn nhé tỷ.
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Câu này sai ở đâu em? Thường người ta cũng hay nói kiểu: Tôi là tôi thích cậu lắm đấy. Hoặc: Hắn là ghét cậu nên mới thế... :3
Câu này sai mười mươi mà. Bà đọc ngôn tình bản convert nhiều quá nên mới lầm tưởng nó đúng đấy.
"tán loạn", không phải "toán loạn".
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Câu này sai mười mươi mà. Bà đọc ngôn tình bản convert nhiều quá nên mới lầm tưởng nó đúng đấy.
Hai người nhắc chắc sai thiệt. Để tui sửa, hự hự...
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Ôi ôi ôi, thật là trớ trêu quá, buồn cho tương lai của Huệ quá, không biết có như trong truyện của chị Dưa không? :(
 

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Chương ba nhé tỷ, hai ngày qua em có tí việc bận nên Beta bị gián đoạn. :3
Em thấy nội dung ổn nhưng một vài câu văn tỷ viết hơi lê thê, dàn trải, mà em nghĩ nguyên nhân chính là việc tỷ sử dụng từ "thì" trong khi dẫn truyện khá nhiều, em đơn cử như mấy đoạn này...
Thấy đầu lông mày của ông ban đầu thì nhướn lên sau đó cau lại, ánh mắt ông chợt sắc lạnh thì Hân vội vàng cúi gằm mặt không dám nhìn nữa.
thằng Ốc có quà tặng người thương thì vội vàng gật đầu mang dược tới và phụ Vũ xức thuốc. Đang miên man nghĩ thì Hến đi vào bếp, nhấc cái vung nồi canh hầm lên thì giật mình the thé nói:
Vẫn nhận xét cũ nhé tỷ, thêm dấu phẩy vào để ý văn rõ ràng hơn và không tạo cảm giác lan man:
Mẹ Cả sợ mang tiếng khinh sư nên giữ họ ở lại nhưng chỉ cho mời thầy lang tới một lần sau đó thì chẳng ngó ngàng gì nữa.
Bị Hến gạt ra, Hân càng nôn nóng bám riết, cuối cùng không nhịn được Hến phì cười.
Câu này đọc lòng vòng quá tỷ ơi! Mà tỷ nên kết câu ở chữ mập mạp, sau đó viết câu nối, dạng như: Khuôn mặt đầy đặn ấy trông sẽ phúc hậu hơn nếu không có đôi mắt sắc như dao cau kia phá hỏng vẻ phúc hậu đó...
Thừa Ty Đỗ Minh năm này ngoài bốn mươi, trông khá mập mạp vì thế khuôn mặt đầy đặn có vẻ phúc hậu nếu như không có đôi mắt sắc như dao cạo kia phá hỏng vẻ phúc hậu đó.
Ngoài ra còn một số lỗi chính tả và đánh máy nhé tỷ: trên môi còn nụ cười lạnh nhạt, ném cho quận vải, nhấm ngụm trà, con là cô sáu của Thừa Ty...
 
Bên trên