Chuyện chưa kể của Tuyên Phi - Cập nhật - Ivy_Nguyen

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Ss muốn viết về văn hoá thời này thì đọc Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, người thời Lê trung hưng.
Tỷ đang ở nước ngoài, hôm nay tìm toét mắt không thấy bản olnine, thậm chí thấy có 1 bài ngắn trong SGK lớp 9, lục cả sách ngữ văn lớp 9 trên mạng mà không có. Em có file hoặc nguồn không gửi cho ss thì ss thank củi em nhiều lắm...
 

Bí Bứt Bông

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/14
Bài viết
163
Gạo
40,0
Ủa ss đang ở nước ngoài à, em cứ tưởng ss đang ở HN chứ.
 

Đính kèm

  • VuTrungTuyBut_PDH_ETV.prc
    350,5 KB · Xem: 158

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Đổi tên truyện hả? Tên cũ nghe gay cấn hơn. :)
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Đổi tên truyện hả? Tên cũ nghe gay cấn hơn. :)
Uhm nhưng mình đang hướng tới việc giảm bớt bi kịch cho câu chuyện nên bắt đầu luôn bằng cái tên. Thêm nữa mình có 1 truyện bắt đầu bằng hai chữ Bí Mật rồi. :P
 

Đinh Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/8/14
Bài viết
579
Gạo
0,0
Con mụ này! Một đống hố. Thiệt muốn giết mụ quá đi.
Hay em đào một cái hố rồi đẩy chị vô, thiên hạ khỏi ngỏng cổ mong tới ngày chị lấp hố vì tác giả đã nằm dưới ba tầng đất?
Cơ mà đọc qua thấy văn phong là lạ, thấy giống giống kiểu Ngô Tất Tố viết truyện ngày xưa nhỉ? Hay là vi cách xưng hô? Vừa chửi mụ ý ở trên, giờ lị bảo bao giờ có chương mới tag tên thì xấu hổ nhỉ?
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 2: Thi Hương[1] (1)

- Cô Sáu đang làm gì thế?

Nghe tiếng gọi, Hân quay lại nhìn thấy Hến thì ngạc nhiên hỏi:

- Hến à? Tưởng chị nghỉ vài ngày chứ?

Hến năm nay đã mười sáu tuổi, ở đợ Đỗ phủ vừa hết sáu năm nên xin được về nhà lấy chồng. Vốn định nghỉ hẳn nhưng nhà chồng nghèo quá, ruộng đất ít, nên cưới xong Hến lại xin bà lớn cho đi ở đợ tiếp, chỉ là tối không ở lại Đỗ Phủ nữa mà về nhà mà thôi. Bà Thìn già yếu rồi nên hai năm nay phòng bếp là chị Lá và Hến quản. Hân thân với Hến nên hàng ngày hay ngồi trong bếp cùng với Hến. Hến kéo cái ghế đẩu nhỏ ngắn chân và ngồi sán lại phía Hân.

- Nghỉ nhiều để xúc đất mà ăn hả cô Sáu? Mà có đất để xúc ăn đã đành, nhà tôi chỉ có mỗi nửa sào đất, ăn thì lấy gì mà trồng lúa?

Hân cười hì hì đáp lại, tay vẫn thoăn thoắt may vá. Hến thấy Hân không nói gì thì nhìn vào rổ đồ đang may dở của Hân.

- Ủa, mảnh vải này tưởng bà lớn cho cô may quần áo mà, cô may cái gì đấy?

Hến tròn mắt nhìn kĩ hình dạng mảnh vải đã cắt trong rổ thấy tay áo và vạt áo đều rất dài so với Hân, rồi lại nhìn thấy một đoạn vải cùng màu với thân áo được cắt ra làm khăn chít đầu thì nhận ra ngay là quần áo cho đàn ông, cô kêu lên:

- Cô làm áo cho cậu Vũ?

Hân vội vàng bịt miệng Hến lại. Tốt xấu gì Hân cũng mười ba tuổi, là cô gái chưa gả, may quần áo cho đàn ông con trai không phải cha với anh mình rõ ràng là việc không nên để người khác biết. Hến giãy mấy cái mới thoát ra, giọng nhỏ đi nhưng vẫn lẩm bẩm liên hồi:

- Hôm rồi đức ông nhìn thấy cô trông nhếch nhác quá mới rày la bà lớn, bà ấy mới chịu cho cô một mảnh vải để may đồ. Mười mấy năm rồi cô toàn mặc đồ mặc tới rách của cô Cả với cô Ba, lần đầu có được mảnh vải để may đồ mới thì lại đi may cho cậu Vũ là sao?

Hân lại thoăn thoắt đưa kim, khẽ cười nhẹ giọng giải thích:

- Tháng sau anh ấy thi Hương rồi, sao có thể ăn mặc tuềnh toàng được. À Hến, tôi xin được một ít vải thừa chỉ đủ làm một đôi giày cho anh ấy, chị giúp tôi xin đồ làm đế giày nhé? Tôi định bện thêm một đôi dép cói, nhưng chị rành làm cái này hơn tôi nên chị phải giúp tôi đấy nhé!

Hến bĩu môi nói nhỏ:

- Từ đây tới trường thi, đi bộ có một hai canh giờ chứ mấy, cô làm như là đi tận đâu ấy…

Hến hết thở vắn than dài kêu sao có người tốt như cô Sáu, rồi tốt như cô mà số khổ, cả đức ông và bà lớn đều không thích, đã mười ba mười bốn tuổi rồi, nếu ông bà vẫn bỏ bê không để ý rồi hôn sự sẽ thế nào đây. Hân phải bỏ rổ khâu vá xuống, bới củ khoai lang từ trong bếp ra, dúi vào tay Hến để chị ta bóc ăn thì cái miệng mới thôi không than thở. Im lặng được một chút đột nhiên Hến lại hỏi:

- Cậu Vũ thi ở trấn ta (trấn Sơn Nam) hay thi ở trấn Nghệ An?

Câu hỏi của Hến làm Hân giật mình đâm mũi kim vào ngón tay khiến máu chảy ra lem vào tấm vải màu thiên thanhmới tinh. Hến sợ quá, buông cả khoai ra rịn máu cho Hân, nhưng vết châm kim đó không khiến Hân để ý chút nào. Sao Hân lại không nghĩ tới điểm này nhỉ? Năm đó dì (mẹ Vũ) đưa Vũ tới đây thì nhà ở trấn Nghệ An cũng đã bán để thuốc men cho dì rồi, dì mất là cũng mất ở trấn Sơn Nam này. Nhưng ngần ấy năm hình như mẹ Cả vẫn chưa nhập tịch cho Vũ vào nhà thì phải. Không có hộ tịch thì không thi được. Nghĩ đến đây Hân vội vàng đặt rổ đồ may vá xuống đất, chạy như bay đi tìm Vũ. Trong lúc đi tìm, cô nghe mấy đứa ở xì xào bàn tán việc cậu Vũ mới bị bà lớn mắng.

Không hiểu sao Hân lại có cảm giác Vũ không theo hầu anh Năm mà đang ở nhà. Quả nhiên lúc Hân gõ cửa liên hồi thì thấy Vũ mở cửa. Hắn thấy người tới là Hân thì vội dùng vạt áo dài che một bên má, lúng túng không biết phải nói gì. Hân kéo Vũ ra ngoài sân hỏi vội:

- Mẹ Cả không cho anh nhập tịch?

Vũ thở dài, sao con bé này lúc nào cũng thông minh, nhanh trí như thế. Biết không giấu được, hắn gục gặc gật đầu.

- Sao lại thế chứ?

Ánh mắt Hân toát lên vẻ không tin được. Sáu, bảy năm nay được Vũ kèm cặp nên Hân biết tài học của anh cực kì cao, đến cả ông Cử[2] họ Nguyễn Đăng được vời* tới Đỗ phủ dạy cho cậu Hai, cậu Năm, cậu Chín cũng phải kinh ngạc. Vì lí gì mà mẹ Cả lại không đồng ý nhập tịch cho Vũ đi thi? Hân sốt ruột vì không nghe thấy trả lời, lấy tay định kéo vạt áo hắn để hắn quay đối diện với mình thì mới nhìn ra bộ dáng kì cục của Vũ. Hân kéo tay đang che má của hắn xuống thì hoảng hốt che miệng a lên một tiếng.

*Vời: mời

Trên má trái trắng trẻo của Vũ là vết năm ngón tay đỏ ối, hằn rõ, đủ để thấy người tát cực kì tức giận và mạnh tay. Hân lắp ba lắp bắp hỏi:

- Sao… sao… sao lại thế này? Là mẹ Cả đánh anh?

Đi theo hầu cậu Năm nhưng cậu Năm rất hiếm khi đánh Vũ, một phần vì Vũ rất thông minh biết tính cậu Năm để lắt léo tránh đi cơn giận của cậu, một phần khác Vũ thực sự thông minh và hiếu học nên cũng được thầy đồ (ông Cử họ Nguyễn Đăng) yêu quý, giúp đỡ bao biện. Nếu trên mặt Vũ xuất hiện dấu bầm tím, thầy đồ hẳn sẽ hỏi cậu Năm. Thời này việc dạy dỗ con cái đã giao cho thầy đồ thì cha mẹ ít can thiệp vì rất tôn trọng thầy. Chỉ thỉnh thoảng mới thỉnh thầy tới hỏi han tình hình và kiểm tra bài vở của con cái. Vì thế mà cậu Năm rất sợ thầy đồ. Hơn nữa mấy đứa con trai đánh nhau thì dùng nắm đấm, ít ai lại tát như thế này.

- Vì sao mẹ Cả đánh anh?

Hân vừa xót xa vừa giận dữ giật áo Vũ hỏi lớn. Vũ thở dài, thả tay áo xuống.

- Mẹ Cả em biết chuyện tôi thường xuyên làm bài tập cho cậu Năm, biết cả chuyện tôi học tốt hơn cậu Năm nên…

- Sao mẹ Cả em biết chuyện này? Chẳng phải anh che giấu rất tốt sao?

- Mẹ Cả em hỏi thầy đồ.

Hân buông thõng hai tay, thở dài. Cô rành tính mẹ Cả nên cũng đoán được phần nào. Bà ta làm sao mà chịu đựng được việc con mình kém cạnh người khác, nhất là lại kém một đứa cháu họ mà bà vốn đã không vừa mắt. Hẳn bà ta cho rằng mình nuôi ong tay áo, dưỡng ra một đứa có thể uy hiếp con mình. Nhưng thầy đồ yêu quý Vũ như vậy, chẳng lẽ không nói đỡ? Có điều ngẫm lại, thầy đồ cũng là nhận tiền nhà họ Đỗ để dạy con cái nhà họ Đỗ, ấy vậy mà lại đi dạy và che giấu cho một đứa khác họ, khiến nó còn giỏi hơn học trò thực sự của mình thì đúng là không ngẩng đầu lên để nhìn mẹ Cả được. Thầy đồ có cái khó của thầy, nên cũng không thể cầu thầy tiến cử Vũ tới đức ông được.

Vũ nhìn bộ dạng ủ rũ của Hân, nhìn cô bé còn chán nản hơn cả mình thì thấy lòng chợt ấm lại. Hắn xoa đầu Hân, nhẹ giọng an ủi:

- Đức ông là trọng người tài. Tôi đi cầu đức ông, hẳn ông ấy có thể cho tôi một cơ hội.

Hân lắc lắc đầu, mắt đỏ hoe. Cha cô với mẹ Cả là người thế nào cô còn lạ sao? Cha sao có thể phí thời gian để gặp anh, hơn nữa mẹ Cả đã biết chuyện nên sẽ sai đầy tớ giám sát anh, anh làm sao mà gặp được cha. Nếu cha biết anh học tốt còn hơn cả con trai ông ấy thì chắc mẹ Cả sẽ bị rầy la vì không đốc thúc cho mấy anh lớn trong nhà học tập. Còn lâu mẹ Cả mới để cho anh có cơ hội gặp cha. Trở về quê của Vũ xin nhập tịch thì thời gian cũng không đủ, hơn nữa một người xa xứ gần chục năm trời thì ở quê ai dám đứng ra đảm bảo tư cách thi cho Vũ đây? Nhưng như thế hơn mười năm đọc sách của Vũ, chẳng nhẽ chỉ vì việc không nhập tịch được mà cứ như thế vứt đi sao?

Đang miên man suy nghĩ thì thằng Ốc ở đâu hớt hải chạy lại:

- Cậu Vũ, cậu Vũ, bà lớn gọi cậu lên nhà trên…

Hân như phản xạ vội nắm chặt vạt áo Vũ. Vũ nở nụ cười, lại xoa đầu Hân.

- Không sao, chắc quở mắng thêm vài câu vì vừa nãy còn mắng chưa đã thôi.

Nói rồi Vũ rảo bước đi theo thằng Ốc. Hân quay lại định đóng cửa phòng cho Vũ thì nhìn thấy sách vở, bút nghiên trong phòng bay toán loạn. Cảnh này khiến đôi mắt đang ngân ngấn nước của Hân khẽ híp lại và suýt nữa thì cô cười thành tiếng. Rõ ràng trong bụng tức tới phát điên thế mà còn làm bộ đạo mạo. Với cô mà anh vẫn phải lạ giả bộ bình tĩnh sao. Nhìn đi, nhìn đi, nhìn cái phòng là biết anh ta giận thế nào rồi. Hân bước vào phòng, nhanh tay dọn dẹp, tin chắc lúc về nhìn thấy phòng ốc sạch sẽ tinh tươm anh ta sẽ xấu hổ vì biết Hân nhận ra việc giả vờ bình tĩnh kia.

Hân xếp được chồng sách, tiếp đó là đến đống giấy viết, chữ viết của Vũ đẹp lắm. Hồi đầu dạy Hân viết, thấy chữ Hân như gà bới trên trang giấy khiến Vũ cứ thở ngắn than dài là… tốn giấy, tốn mực. Cuối cùng Hân phải nhúng bút lông vào nước viết lên bảng đá hai năm trời thì cái đồ nho sinh cổ hủ kia mới đồng ý cho cô viết trên giấy. Nhưng viết xong chả bao giờ Hân dám để chữ mình cạnh chữ của Vũ, chữ còn đẹp hơn cả bảng chữ mẫu thế kia, ai mà dám so sánh.

Bất chợt bàn tay Hân đụng phải một bài luận nói về thương nghiệp và một bài nói về dụng binh. Chữ viết trên đó rắn rỏi đẹp đẽ, ngữ khí hào hùng, dẫn chứng sâu rộng, có đúc kết ý kiến cá nhân. Văn chương quả thực vô cùng xuất sắc. Tài học của Hân không cao nhưng ít ra cũng đánh giá được nó tốt hay xấu. Thật đáng tiếc, nhân tài bậc này mà… Đột nhiên một ý tưởng lóe lên trong đầu Hân. Cô lẳng lặng gập tập giấy đó cho vào tay áo, dọn dẹp xong đống hỗn độn thì đóng cửa phòng trở về.

[1] Thi Hương là một khóa thi cử về nho học do triều đình phong kiến tổ chức để tuyển chọn người có tài, học rộng ở các địa phương. Người thi đỗ được cấp bằng và có thể nhờ đó mà được vào làm quan chức trong triều chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi sơ khởi nhất. Sau khi đỗ thi Hương thì năm sau mới được dự thi kỳ thi cao cấp hơn là thi Hội (cao hơn nữa là thi Đình) – Theo Wiki, từ khóa: Thi Hương.

[2] Ông Cử: đỗ cả bốn kì thi Hương gọi là đỗ Cử Nhân (Thời Lê trung hưng gọi là Hương Cống), người dỗ Hương Cống được gọi là ông Cử.



Chương 1 << >> Chương 3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ánh Tuyết Triều Dương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/11/14
Bài viết
457
Gạo
20,0
Ha, tiểu thuyết sử Việt ạ, cho em nhảy hố với. Chị viết về Tuyên phi Đặng Thị Huệ phải không? Em mới đọc về nhân vật này trong đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn" từ sách giáo khoa văn hồi xưa, chỉ nhớ bà này chết thảm. :(
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Con mụ này! Một đống hố. Thiệt muốn giết mụ quá đi.
Hay em đào một cái hố rồi đẩy chị vô, thiên hạ khỏi ngỏng cổ mong tới ngày chị lấp hố vì tác giả đã nằm dưới ba tầng đất?
:tho10::tho10::tho10:
Tình nó thế thì biết làm sao? Viết theo hứng mà. Tha đừng giết chị để chị từ từ hoàn...
Cơ mà đọc qua thấy văn phong là lạ, thấy giống giống kiểu Ngô Tất Tố viết truyện ngày xưa nhỉ? Hay là vi cách xưng hô? Vừa chửi mụ ý ở trên, giờ lị bảo bao giờ có chương mới tag tên thì xấu hổ nhỉ?
Chương mới rồi đó. ;;)
 
Bên trên